Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài giảng về tai nạn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.74 KB, 13 trang )

Bài : Tai nạn giao thông
YHP-YTCC, Dương Thị Hương
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được dịch tễ học tai nạn giao thông
2. Phân tích được các yếu tố nguy cơ
3. Trình bày các biện pháp dự phòng
NỘI DUNG:
1. Dịch tễ học và phạm vi ảnh hưởng của tai nạn giao thông
1.1 Trên thế giới
1.1.1. Tổng quan về tai nạn giao thông trên thế giới
Trên 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm trên thế giới, khoảng 20-
50 triệu người chịu gánh nặng thương tích. ở hầu hết các khu vực trên thế giới, tai
nạn giao thông vẫn gia tăng [5].
Tại các nước thu nhập thấp và trung bình có tỷ lệ chết do TNGT (21,5 và
19,5/100.000 dân) cao hơn so với các nước có thu nhập cao (10,3/100.000 dân).
Trên 90% trường hợp tử vong do TNGT xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình, mà chỉ có 48% các phương tiện giao thông đăng kí trên thế giới.
Hình 1: Phân bố dân số, số chết do TNGT và phương tiện giao thông đăng ký theo
thu nhập
*
HIC: nước có thu nhập cao, LIC: nước có thu nhập thấp, MIC: nước có thu nhập trung bình
WHO dự báo, chết do TNGT sẽ tăng lên ở hàng thứ 5 các nguyên nhân tử vong
dẫn đầu vào năm 2030.
Tỷ lệ chết do TNGT giảm dần trong vòng 4-5 thập kỉ trở lại đây tại các nước thu
nhập cao. Ngay tại các nước này thì TNGT vẫn duy trì tỷ lệ chết, thương tật và
mất khả năng.
Hơn nửa trường hợp chết do TNGT là người đi bộ, xe đạp và xe động cơ hai bánh,
nhóm người này được coi là “nhóm người tham gia giao thông dễ bị tổn thương”.
Ví dụ trong khi tại các nước thu nhập cao của khu vực châu Mỹ, 65% tai nạn giao
thông chết người được báo cáo là do xe cơ giới, tỷ lệ này rất khác ở các nước thu
nhập thấp và trung bình tại các nước khu vực Tây Thái Bình Dương, 75% chết


TNGT là ở nhóm người tham gia giao thông dễ bị tổn thương
Bảng 1. Nguyên nhân tử vong hàng đầu năm 2004 và 2030 [5]
TT Nguyên nhân chết 2004 % TT Nguyên nhân chết 2030 %
1 Thiếu máu cơ tim 12,2 1 Thiếu máu cơ tim 12,2
2 Bệnh mạch não 9,7 2 Bệnh mạch não 9,7
3 Viêm đường HH dưới 7,0 3 VP tắc nghẽn mạn 7,0
4 VP tắc nghẽn mạn 5,1 4 Viêm đường HH dưới 5,1
5 Tiêu chảy 3,6 5 Thương tích Giao thông 3,6
6 HIV/AIDS 3,5 6 Ung thư khi, phế quản phổi 3,5
7 Lao 2,5 7 Tiểu đường - Insulin 2,5
8 Ung thư khi, phế quản phổi 2,3 8 Bệnh tim-huyết áp cao 2,3
9 Thương tích Giao thông 2,2 9 Ung thư dạ dày 2,2
10 Đẻ non và thiếu cân 2,0 10 HIV/AIDS 2,0
11 Nhiễm khuẩn sơ sinh và
nguyên nhân khác
1,9 11 Viêm thận và bệnh thận 1,9
12 Tiểu đường – Insulin 1,9 12 Tự gây thương tích 1,9
13 Sốt rét 1,7 13 Ung thư gan 1,7
14 Bệnh tim-huyết áp cao 1,7 14 Ung thư đại và trực tràng 1,7
15 Ngạt và chấn thương khi
sinh
1,5 15 Ung thư thực quản 1,5
16 Tự gây thương tích 1,4 16 Bạo lực 1,4
17 Ung thư dạ dày 1,4 17 Alzheimer và bệnh tâm thần 1,4
18 Xơ gan 1,3 18 Xơ gan 1,3
19 Viêm thận và bệnh thận 1,3 19 Ung thư vú 1,3
20 Ung thư đại và trực tràng 1,1 20 Lao 1,1
Nguồn: WHO health statistics 2008
( />Các thương tích không tử vong cũng là nguyên nhân quan trọng đối với mất khả
năng.

1.1.2. Chi phí tiêu hao
Thương tích do TNGT cũng ảnh hưởng đáng lo ngại đến kinh tế nhiều nước đặc
biệt là tại các nước thu nhập thấp và trung bình vẫn còn chật vật với các nhu cầu
phát triển khác. Chi phí toàn cầu mất đi do TNGT ước tính là 515 tỷ usd và chi phí
1%-3% tổng sản phẩm quốc gia, lớn hơn cả chi phí mà các quốc gia này nhận này
được nhận được hộ trợ phát triển.
Tầng lớp kinh tế xã hội thấp bị ảnh hưởng do TNGT không cân đối, thậm chí ngay
cả ở các nước thu nhập cao. Nghiên cứu tại Hà Lan và Australia cho thấy trẻ em
thuộc tầng lớp xã hội nghèo có nguy cơ cao nhất đối với thương tích TNGT.
Tương tự, nghiên cứu của Bangalor, Ấn độ cho thấy tỷ lệ chết do TNGT là
13,1/100.000 và 48,1/100.000 dân ở tầng lớp kinh tế xã hội thấp của khu vực đô
thị và nông thôn so với 7,8/100.000 và 26,1/100.000 ở nhóm kinh tế xã hội cao
hơn của đô thị và nông thôn
1.2 Tại Việt Nam
1.1.1 Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết
Số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết Việt Nam có tỉ lệ các vụ tử
vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày, trong số
hơn 12,300 nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông trong năm 2006 [2].
Hình 2: Tỷ lệ tử vong do tại nạn giao thông theo năm [4]
Bộ y tế báo cáo 14690 chết do tai nạn giao thông và hơn 430 727 trường hợp
thương tích. TNGT có xu hướng gia tăng trong vòng thập kỉ trước [4].
Bảng 2. 10 nguyên nhân gây chết hàng đầu ở các lứa tuổi tại Việt Nam
10 nguyên nhân chết hàng đầu Chết DALYs
(000) % %
Tỷ lệ chết thô 515 100 100
Thiếu máu cơ tim 66 13 8
Bệnh mạch não 55 11 5
Tắc nghẽn phổi mạn tính 11 8 3
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới 26 5 6
Lao 19 4 5

Chêt chu sinh 18 4 9
Tiểu đường phụ thuộc insulin 12 2 2
TNGT 12 2 4
Ung thư dạ dày 12 2 2
Tiêu chảy 10 2 5
Nguồn: đánh giá nguyên nhân chết và DALYs, 2002,
hptt://www.who.int/entity/healthinfo/statistics.
1.1.2 Chi phí tai nạn giao thông
an toàn trên đường bộ không chỉ là vấn đề về sức khỏe mà còn là vấn đề kinh tế xã
hội, ông đã trích dẫn thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy hàng năm Việt
Nam thiệt hại khoảng 850 triệu đô la vì các vụ tai nạn giao thông.
S


t
r
ư

n
g

h

p

c
h
ế
t


d
o

T
N
G
T
1.1.3 Yếu tố nguy cơ
- Hạn chế các cảnh báo về nguy cơ an toàn giao thông và luật còn hạn chế:
không tuân thủ luật lệ giao thông và lái xe quá tốc độ thường xuyên xảy ra trên
khắp đất nước [2] [4].
Việc cấp giấy phép lái xe chưa thực sự nghiêm minh về chất lượng thi, và thực
hành đủ điều kiện cấp bằng lái xe
- Hệ thống đường giao thông
Hệ thống đường bộ chưa đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật: về độ nghiêng, độ bám dính
mặt đường, tầm nhìn hạn chế, hệ thống cảnh báo thiếu, không đồng bộ [1]
- Phương tiện giao thông
95% của gần 32 triệu phương tiện giao thông đăng kí là xe cơ giới hai bánh và 3
bánh [4].
một số liệu từ một cuộc thăm dò của bệnh viện Chợ Rẫy ở TP. Hồ Chí Minh cho
biết khoảng 85% những vụ tại nạn giao thông đều có liên quan đến những người
điều khiển xe máy.
Phương tiện giao thông cũ lưu hành, không được kiểm định hàng năm, nhiều loại
phương tiện cùng tham gia,
Gia tăng số phương tiện trong khi cơ sở hạ tầng của hệ thống giao thông không cải
tiện kịp
- Tuổi của người tham gia giao thông
Số lượng người tham gia giao thông nhiều và đủ các lứa tuổi
40% số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đều do thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến
24 gây nên, số thanh niên ở độ tuổi này chiếm 20% dân số của Việt Nam

2. Các yếu tố nguy cơ TNGT
2.1. Phương tiện giao thông
Quá tải về số lượng xe tham gia giao thông và phương tiện giao thông công cộng
không an toàn đã góp phần vào thương tích và chết do TNGT đặc biệt tại các nước
có thu nhấp thấp và trung bình.
Lựa chọn cách thức vận tải liên quan tới tình trạng kinh tế xã hội, những người có
khả năng chi trả họ tránh sử dụng các phương tiện không thường xuyên và không
an toàn. Gia tăng các phương tiện giao thông có động cơ tại nhiều nước nhìn
chung không gây được chú ý cần thiết cho nhóm người tham gia giao thông dễ bị
tổn thương
2.2. Môi trường, cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông
Số lượng xe đăng kí tham gia tăng lên không tương đương với tình trạng đường.
Năm 2000 số lượng xe đăng kí tại Bangkok là 4,5 triệu xe tăng 113% so với năm
1991.Sự gia tăng phương tiện giao thông tại Bangkok không tương đương sự gia
tăng hệ thống giao thông dẫn đến tắc nghẽn và ô nhiễm không khí tại các nút giao
thông [6], [3]
2.3. Luật an toàn giao thông
Một điều tra toàn cầu, trong số 58% (n=103 nước) báo cáo có chiến lược quốc gia
về an toàn giao thông chỉ có 86 nước (48% trong tổng số) có sự tham gia của
chính phủ vào các chiến lược này. Hơn nữa chỉ có 34% (n=64) có chính phủ tham
gia vào chiến lược và có xác định đối tượng can thiệp và dành kinh phí đầu tư.
Luật an toàn giao thông chưa bảo phủ hết và chưa toàn diện ở nhiều nước
Hiểu biết về luật và thực thi luật an toàn giao thông phụ thuộc vào luật lệ của từng
nước, trình độ, thói quen tham gia giao thông của người dân
2.3.1. Tốc độ xe tham gia giao thông
Chỉ có 9% số nước báo cáo, chính phủ đã có nỗ lực trong việc giới hạn tốc độ ở
mức 7 trong thang tốc độ 0-10.
Tốc độ an toàn liên quan tới loại đường, loại va chạm, người tham gia giao thông
và bản chất gắn liền với nhóm người tham gia giao thông dễ bị tổn thương
Tốc độ 30km/h khuyến cáo cho giảm va chạm và giảm mức độ nặng của tai nạn

tại các vùng nhóm người tham gia giao thông dễ bị tổn thương phơi nhiễm nguy
cơ đặc biệt
Gia tăng tốc độ trung bình liên quan trực tiếp tới tỷ lệ tai nạn và mức độ trầm
trọng của tai nạn
Gia tăng tốc độ trung bình 5% tương đương với tăng 10% va chạm gây thương
tích và 20% va chạm gây chết
Đối với người đi bộ có khả năng sống sót 90% nếu va chạm xe ở tốc độ ≤30km/h
nhưng cơ hội sống sót dưới 50% với va chạm xe tốc độ từ 45km/h
29% các nước có giới hạn tốc độ tại đô thị 50km/h và cho phép chính quyền địa
phương giảm tốc độ trong khu vực [5]
2.3.2. Uống rượu và lái xe
Uống rượu và lái xe làm tăng nguy cơ gây va chạm tai nạn và tăng mức độ nguy
hiểm của thương tích
Nguy cơ TNGT tăng có ý nghĩa khi mức độ cồn trong máu (BACs)là 0,04g/dl
Luật, qui định mức BACs (0-0,02g/dl) cho người lái trẻ/mới lái có thể làm giảm số
lượng va chạm TNGT từ 4-24% vụ tại nạn giao thông gây ra do người trẻ tuổi.
Nỗ lực kiểm tra nồng độ cồn qua hơi thở một cách ngẫu nhiên liên quan giảm tai
nạn tới 20% và cho thấy là một chi phí hiệu quả.
Điều tra toàn cầu 96% (n=171) các nước thàm gia báo cáo có điều luật quốc gia
hoặc khu vực về uống rượu và lái xe. Tuy nhiên chỉ có 88 nước 49% có qui định
về uống rượu và lái xe sử dụng giới hạn BACs≤0,05g/dl
Hình 3: tỷ lệ uống rượu liên quan tới TNGT chết người [2]
2.3.3. Sử dụng mũ bảo hiểm
Mang mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy làm giảm nguy cơ chết 40% và tai nạn
nặng 70%
Khi việc mang mũ bảo hiểm được luật qui định bắt buộc một cách hiệu quả làm
gia tăng tỷ lệ mang mũ bảo hiểm tới 90%
Theo kết quả điều tra toàn cầu hơn 90% (n=163 nước) tham gia có luật qui định ở
mức quốc gia hoặc vùng qui định mang mũ bảo hiểm đối với người sử dụng xe
máy hai bánh, tuy nhiên luật định chưa toàn diện ở rất nhiều nước. Chỉ có 40% các

nước luật đội mũ bảo hiểm toàn diện và qui định chất lượng mũ bảo hiểm theo tiêu
chuẩn
Hình 4: % Mức mang mũ bảo hiểm đối với người điều khiển xe máy tại 60 nước
[5]
2.3.4. Sử dụng dây an toàn tại ghế ngồi
Mang dây an toàn giảm nguy cơ chết cho hành khách ghế trước tới 40-50%. Các
điều tra ước tính mang dây an toàn làm giảm nguy cơ chết tai nạn cho hành khách
ngồi ghế sau từ 25-75%
Qui định của luật pháp, bắt buộc mang mũ bảo hiểm và chiến dịch vận động cảnh
báo tai nạn và khuyến cáo mang dây an toàn trong cộng đồng đã làm gia tăng tỷ lệ
mang dây an toàn
Luật qui định mang dây an toàn trên phạm vi rộng. 88% (n=156) nước báo cáo có
luật qui định về mang dây an toàn ở mức quốc gia và khu vực, và ở nhiều nước
luật không áp dụng đối với xe chở hành khách. Chỉ có 57% (n=101) nước yêu cầu
xe chở khách có mang dây an toàn ở ghế trước và ghế sau. Qui định này khá cao ở
các nước thu nhập cao (76%) so với nước thu nhập trung bình (54%) và ở nước
thu nhập thấp là (38%). 12% (n=21) nước hoàn toàn không có qui định về mang
dây an toàn
Hình 5: % mức mang dây an toàn tại 95 nước [5]
2.3.5. Sử dụng ghế ngồi an toàn cho trẻ em
Trẻ em không cố định trong xe, có nguy cơ chết và thương tích nặng khi có tai nạn
va chạm xảy ra.
Nếu có ghế ngồi đúng, sử dụng cố định trẻ trong xe làm giảm tỷ lệ chết ở nhũ nhi
70% và giảm tỷ lệ chết ở trẻ nhỏ 54%-80%.
Hơn 90% các nước thu nhập cao có luật quốc gia qui định ghế cố định trẻ trong xe
trong khi tỷ lệ này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 20%
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng tai nạn
2.4.1. Trạng thái sức khỏe của người tham gia giao thông
Người điều khiển phương tiện giao thông ở trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ kết
hợp với các yếu tố nguy cơ. 3 nhóm nguy cơ được xác định

- Nhóm người trẻ, nam giới, tuổi từ 16-29
- Lao động vận tải, thường lao động về đêm, giờ thất thường, ngủ ngắt quãng
- Người mất ngủ trường diễn do lo lắng, không điều trị
Yếu tố nguy cơ tai nạn đặc biệt tăng lên với
- Lái xe trong trạng thái buồn ngủ
- Lái xe ngay sau khi ngủ 5 tiếng
- Thời gian lái xe lúc 2-5 giờ
2.4.2. Lái xe vận chuyển hàng thương mại
Chủ các phương tiện vận chuyển hàng và vận chuyển hành khách bị thúc ép về lợi
nhuận, tăng chuyến, tăng tốc độ
2.4.3. Nghe điện thoại khi điều khiển xe
Kết quả nghiên cứu về mất tập trung và mất làm chủ cho thấy phản ứng của người
lái xe tăng lên 0,5-1,5 giây khi nói chuyện sử dụng điện thoại cầm tay [2]
2.4.4. Nhìn không rõ
Tại các nước thu nhập thấp và trung bình tình trạng người đi bộ và xe không nhìn
được nguy hiểm thường xảy ra: chiếu sáng không đủ, phương tiện không có đèn
2.5. Chăm sóc trước khi nhập viện
Việc chăm sóc trước khi chuyển bệnh viện, và chăm sóc tổn thương xuyên suốt
trước khi nhập viện, bệnh viện và trung tâm phục hồi chức năng làm giảm gánh
nặng chết, thương tật và mất khả năng
Điều tra toàn cầu cho thấy 76% trong số 178 nước có hệ thống chăm sóc trước khi
nhập viện. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống chăm sóc này chưa được đánh giá.
Sự ứng cứu nhanh của đội đáp ứng khẩn cấp đóng vai trò quan trọng trong giảm
hậu quả không mong đợi của va chạm TNGT
3. Các biện pháp dự phòng
3.1. Hệ thống pháp luật, qui định an toàn khi tham gia giao thông
- Xây dựng và thực thi giám sát mức độ còn với người tham gia giao thông,
sử dụng nồng độ cồn trong máu BACs, qui định BACs≤ 0,02 g/dl [4]. [7].
- Xây dựng và thực thi nghiêm việc cấp bằng lái xe
- Qui định sử dụng các thiết bị an toàn trong xe, dây an toàn, ghế cố định cho

trẻ
- Qui định mang mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe máy, xe đạp
- Xây dựng và giám sát thực thi tốc độ đặc biệt ở gần trường học, khu dân cư
- Xây dựng tiêu chuẩn xe an toàn, thực hiện và kiểm định nghiêm việc đăng
kí xe lưu hành đảm bảo tiêu chuẩn an toàn
3.2. Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng của hệ thống giao thông
- Mở rộng tuyến đường và chất lượng mặt đường bám dính
- Xây dựng qui định phân chia làn đường, đường dành cho người đi bộ và
cầu vượt qua các điểm nút giao thông
- Xây dựng hệ thống biển báo tốc độ, an toàn, qui định tốc độ, dừng đỗ …
3.3. Giáo dục và nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người tham gia giao
thông
- Học luật an toàn giao thông và thi kiểm tra nghiêm khi thi cấp bằng lái
- Xử phạt nghiệm minh những trường hượp vi phạm luật an toàn giao thông
- Xây dựng ý thức an toàn giao thông ngay từ khi còn đi học, giới thiệu và
làm quen với luật an toàn giao thông tại các trường học
- Đảm bảo sức khỏe, thị giác khi tham gia giao thông
3.4. Xây dựng hệ thống ứng cứu tai nạn
- Xây dựng hệ thống ứng cứu tai nạn giao thông, hệ thống thông báo
- Có trang bị phương tiện sơ cứu tại chỗ
- Đào tạo đối ứng cứu có khả năng tiếp cận nhanh, sơ cứu TNGT
Câu hỏi lượng giá cuối bài
1. Trình bày một số đặc điểm dịch tễ của an toàn giao thông
2. Nêu các yếu tố nguy cơ chính làm gia tăng TNGT
3. Trình bày các biện pháp dự phòng TNGT và giảm thiểu gánh nặng bệnh tật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Anh Minh, (2007), Thực trạng giao thông ở Việt Nam và giải pháp,
BGTVT & UB AT GT QG. />2. WHO, (2007), Tại nạn giao thông tại Việt Nam đã trở thành đại dịch.
/>3. Dinesh Mohan, Geetam Tiwari, Meleckidzedeck Khayesi et all, (2006), Road
traffic injury prevention: trainning manual, WHO, p: 9-61

4. WHO, (2009), Global status report on road safety,
/>m/en/
5. WHO (2009), Global status report on road safety: time for action.
www.who.int/violence_injury_prevetion/road_safety_status/2009, p: 8-12.
6. WHO. (2001), Bangkok state of the environment 2001. Air pollution.
/>7. WHO, (2008), “Trẻ em và tai nạn giao thông”, Báo cáo thế giới về phòng
chống thương tích ở trẻ em

×