Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 QUAY PHẢI, QUAY TRÁI ĐÚNG HƯỚNG, ĐÚNG GÓC QUAY.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.72 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĂN QUAN
TRUỜNG TIỂU HỌC TRẤN NINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT QUAY PHẢI,
QUAY TRÁI ĐÚNG HƯỚNG, ĐÚNG GÓC QUAY

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Thể Dục
Họ và tên người thực hiện : Hứa Văn Đồng
Chức vụ : Giáo viên
Sinh hoạt tổ chuyên môn : Tổ 1

TRẤN NINH THÁNG 11 NĂM 2012,

12/2010
Trường Tiểu Học Trấn Ninh
I / TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 QUAY
PHẢI, QUAY TRÁI ĐÚNG HƯỚNG, ĐÚNG GÓC QUAY
II / ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Ở nước ta, từ lâu thể dục đã trở thành môn khoa học giáo dục, bởi vì nó
được hình thành trên cơ sở các nguyên lý giáo dục của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh “Con người là vốn quý nhất của xã hội, bảo vệ và tăng
cường sức khỏe cho con người là nhiệm vụ trung tâm, nhiệm vụ hàng đầu của
thể dục thể thao…”
- Môn thể dục nói chung và nội dung Đội hình đội ngũ nói riêng được đưa
vào chương trình giảng dạy chính thức ở tất cả các trường phổ thông từ mẫu
giáo đến Đại học. Tập luyện đội hình đội ngũ là gồm những động tác hiệp đồng
nhất trí của một tập thể theo một đội hình nhất định và cách sắp xếp, bố trí người
tập luyện hoặc biểu diễn dưới sự điều khiển của người chỉ huy. Tập thể hiệp
đồng thực hiện các yếu lĩnh kỹ thuật về xếp hàng ngay ngắn, về vị trí, thời
gian…Đội hình đội ngũ có liên quan khăng khít với nhau, tập luyện đội hình đội


ngũ nhất thiết phải tuân theo những điều lệnh đã được quy định, không được tuỳ
tiện thay đổi, do vậy mà sự liên hệ giữa đội hình và đội ngũ trong thể dục kết
hợp rất chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Thông qua Đội hình đội ngũ làm
cho học sinh hiểu được tác dụng của điều lệnh tổ chức tập luyện thể dục thể thao
làm tiền đề cho các hoạt động thể dục thể thao khác.
- Đội hình đội ngũ là một nội dung quan trọng của chương trình thể dục
lớp 1. Bởi vì nếu không có nó, giáo viên không thể nào tổ chức được một giờ
dạy học thể dục và đặc biệt động tác “quay phải, quay trái” của học sinh là động
tác xuyên suốt ở tất cả các khối lớp và các cấp học từ lớp một cho đến đại học
các lực lượng vũ trang… và làm nền tảng cơ bản cho bố trí đội hình tập luyện ở
những nội dung học khác. Là học sinh lớp một các em còn bỡ ngỡ, bước đầu
làm quen với trường mới, bạn mới, cô giáo mới, việc quay phải, quay trái tưởng
chừng rất quen thuộc nhưng để cho các em xác định đúng hướng là cả một quá
trình, điều đó làm biết bao giáo viên thể dục phải suy nghĩ. Mỗi lần sinh hoạt
chuyên môn, chúng tôi thường trao đổi về vấn đề này nhưng rồi cũng chưa có
Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
2
Trường Tiểu Học Trấn Ninh
biện pháp cụ thể nào để khắc phục. Là giáo viên dạy thể dục lâu năm ở cấp tiểu
học, tôi suy nghĩ phải làm thế nào để giúp “học sinh lớp 1 quay trái quay phải
đúng hướng, đúng góc quay”.
III / CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nan phát triển toàn diện,
hiện nay chúng ta đang đổi mới về nội dung, chương trình dạy học cho phù hợp.
Phải đổi mới phương pháp giảng dạy để kích thích và phát huy vai trò chủ động,
tích cực của người học. Khơi dậy cho học sinh ý thức tự học. Muốn thực hiện
được những điều đó thì việc nắm vững kiến thức của từng bài học là hết sức
quan trọng.
- Lý luận về thể dục được hoàn thiện trong sự thống nhất với thực tiễn.
Thực tiễn luôn vận động và biến đổi do sử dụng đựơc thành tựu của khoa học

kỹ thuật hiện đại và do tích luỹ được những kinh nghiệm nên lý luận thể dục
cũng không ngừng đổi mới, phương pháp giảng dạy thể dục cũng có ý nghĩa
quan trọng dựa trên những yêu cầu của cuộc sống cũng như phương pháp dạy
học ngày càng đổi mới và nâng cao cho nên lý luận và phương pháp giảng dạy
thể dục đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư, suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm để
đưa ra các biện pháp tích cực mới giảng dạy có hiệu quả.
IV / CƠ SỞ THỰC TẾ :
- Hiện nay trường TH Trấn Ninh có 4 điểm trường (1 điểm trường chính
và 3 phân trường), tổng số lớp trong toàn trường là : 17 lớp/152 em, phân bổ
trên địa bàn rộng. Sân bãi nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản về tập
luyện cho học sinh (sân không đủ kích thước, chưa được bê tông hóa nên bụi
bặm , đồ dùng dạy học còn thiếu, đặc biệt môn thể dục trong tập luyện cần
nhiều đồ dùng và trang thiết bị phụ trợ, các điều kiện phục vụ cho các hoạt động
giáo dục trong nhà trường còn thiếu thốn. Nhìn chung, nhà trường còn rất khó
khăn về mọi mặt.
- Trong năm học 2012 - 2013 tôi được phân công giảng dạy khối 1, khối
2, khối 3, khối 4, khối 5 tại điểm trường chính và phân trường Phiêng Lầy. Với
tổng số lớp là: 9 lớp, tổng số tiết /tuần là 17 tiết.
Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
3
Trường Tiểu Học Trấn Ninh
- Ở lứa tuổi 6 của học sinh lớp 1 cho thấy, chức năng cơ thể học sinh
đang trên đà phát triển và hoàn thiện nhưng chưa có được sức mạnh, độ dẻo dai,
hệ vận động, hệ thần kinh chưa linh hoạt mà quay phải ( trái) chủ yếu vận động
chi dưới.
- Đa số các em học sinh đều muốn đến giờ học thể dục để được tự do,
không gian thoải mái nhưng ý thức học tập chưa cao, chưa có nề nếp, bên cạnh
đó một số phụ huynh và học sinh còn quan niệm thể dục là môn học phụ không
quan trọng, kết quả không ảnh hưởng tới việc đánh giá xếp loại của các em nên
phụ huynh cũng ít quan tâm đầu tư và nhắc nhở con em mình tập luyện ở nhà.

- Thời gian giảng dạy, tiếp cận học sinh ít.
- Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sân bãi chật hẹp, dụng cụ để tập
luyện vừa thiếu vừa kém chất lượng. Giáo viên phải phụ thuộc nhiều vào điều
kiện môi tường, sân bãi, thời tiết trong giảng dạy…
V / NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
1. Thực trạng:
- Trước đây, khi dạy nội dung quay phải (trái) đối với học sinh lớp 1, lớp
2, lớp 3 thậm chí với học sinh lớp 4, 5, nhiều lúc các em cũng rất lúng túng,
nhầm lẫn trong khi thực hiện động tác quay phải, trái.
Ví dụ: Đối với lớp1 khi khẩu lệnh phát ra “Bên phải… quay” ở đây chưa
yêu cầu về kỹ thuật nhưng rất nhiều em quay sai hướng, có em quay đúng
hướng nhưng đó cũng là theo bản năng hoặc quay theo bạn bè. Số học sinh thật
sự nhận biết được bên phải, bên trái và quay đúng hướng thì rất ít.
- Điều đó làm cho tôi rất trăn trở phải khắc phục tình trạng này như thế
nào đây? Đây không phải là câu trả lời của riêng bản thân tôi mà là câu hỏi
chung của các bạn đồng nghiệp ở các trường khác.
- Đội hình đội ngũ thường được tiến hành tập luyện ngoài sân bãi trống
trãi, không gian rộng nên học sinh hay mất tập trung, những em ở phía sau (hàng
sau) nếu không chú ý thì không theo dõi bao quát khi giáo viên thị phạm động
tác và không nghe rõ khẩu lệnh…
-Từ tư thế đứng nghiêm giáo viên hô khẩu lệnh “ Bên phải( trái)… quay”
đối với học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu quay đúng hướng, góc quay.
Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
4
Trường Tiểu Học Trấn Ninh
- TTCB: Đứng nghiêm
- Khẩu lệnh: “ Bên trái (hoặc bên phải) …quay!”.
- Động tác: Lấy gót chân trái và nửa trên của bàn chân phải làm trụ quay
người sang trái, sau đó đưa bàn chân phải về với cùng với bàn chân trái thành
hình chữ V ở tư thế đứng nghiêm. Khi quay 2 tay áp sát xuống hai bên hông,

thân người thẳng, đầu thẳng, quay đúng hướng, không để mất thăng bằng.
- Trong quá trình quay học sinh phải định hướng nên giữ thăng bằng một
chân không tốt hay để nghiêng người, lão đảo và vung tay, muốn đạt hiệu quả
cao cần có sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận cơ thể liên quan nhiều đến cơ sinh
học của con người. Chỉ nghe phân tích như thế rất trừu tượng đối với các em lớp
1 nên khi quay học sinh thường dùng cả 2 gót chân làm trụ do đó không giữ
được trọng tâm cơ thể dẫn đến vung tay và đảo người.
- Tình trạng đó lặp lại rất nhiều lần trong một buổi học làm cho các em
mất tự tin và đội hình rất lộn xộn, ồn ào, không tập trung dẫn đến chán nản trong
học tập.
2. Giải pháp:
Trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao việc làm quen với dụng cụ,
sân bãi, môi trường là vô cùng quan trọng nó tạo cho người tập có cảm giác với
dụng cụ, phương hướng, cự ly, tốc độ…. Trong dạy học nội dung đội hình đội
ngũ, cụ thể động tác quay phải, quay trái cũng vậy. Để việc truyền thụ kiến thức
cũng như giúp học sinh có kỹ năng quay phải, quay trái đúng hướng, tôi đã áp
dụng biện pháp giúp học sinh xác định giữa cơ thể mình và hướng quay, góc
quay cụ thể như sau:
a, Chuẩn bị:
Vẽ một vòng tròn xung quanh lớp và đánh 4 mũi tên chỉ theo chiều kim
đồng hồ. Trên vòng tròn chia đều thành 4 điểm: 1, 2, 3, 4 tương đương với 4
hướng. (hình vẽ)
Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
5
Trường Tiểu Học Trấn Ninh
3


2 4
1

b, Áp dụng vào thực tế.
- Ngay những tiết học thể dục đầu tiên của học sinh lớp một sau khi dẫn
cả lớp ra sân giáo viên cho học sinh tập hợp theo một hướng nhất định phía
trước đội hình là số 1 , bên phải số 2, đằng sau số 3, bên trái số 4
- Trên hình tròn có 4 mũi tên tại chỉ cùng một hướng theo chiều quay của
kim đồng hồ, mục đích giúp học sinh bước đầu xác định hướng quay của cơ thể
với hướng sân trường. 4 điểm 1,2,3,4 là để xác định góc quay.
- Kết hợp việc xác định hướng quay trên sân trường thầy giáo nhắc học
sinh biết bên tay cầm bút là tay phải, tay giữ vở là tay trái, vì các em đều viết
bằng tay phải là tay cùng chiều quay của mũi tên, tay trái là tay ngược chiều mũi
tên, như vậy các em có thể xác định hướng phải, trái và góc quay dễ dàng, mặt
khác lại có những phụ trang làm cho học sinh lớp một rất thích, việc xác định
đúng hướng và góc quay từ đó đạt kết quả nhanh và tốt hơn.
- Khi học nội dung quay phải (trái) giáo viên hô khẩu lệnh cho học sinh
quay về bên phải là bên có mũi tên chỉ hướng và góc quay là từ điểm 1 lên đến
điểm 2, ngược lại bên trái là quay ngược lại với mũi tên.
- Dùng vòng tròn có mũi tên chỉ hướng và điểm định góc quay cho học
sinh lớp 1: Bởi các em là đối tượng mới từ mẫu giáo lên nên với bạn bè, thầy cô
các em chưa quen biết, còn lạ lẫm với nội dung bài học, hay mất tập trung và
chưa quen xác định hướng của sân trường với không gian rộng, nên đội hình đội
ngũ mà bước đầu quay phải (trái) là nội dung tập luyện rất khó khăn nên những
tuần đầu giáo viên dùng vòng tròn có mũi tên chỉ hướng và điểm định góc quay
như trên thì hiệu quả dạy hoc sẽ cao hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
6


Trường Tiểu Học Trấn Ninh
- Khi các em đã định hình thực hiện quay tương đối thuần thục và phân
biệt được bên phải, trái rồi thì lúc này chúng ta có thể bỏ vòng tròn địn hướng và

góc quay.
VI / KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy quay
phải, quay trái ở khối lớp 1 tôi đã theo dõi và nhận thấy chất lượng thay đổi theo
từng tiết dạy, hiệu quả được nâng lên và thống kê như sau:
Khối lớp 1: Khi chưa áp dụng sáng kiến
Quay không đúng hướng, góc quay 77%
Quay đúng hướng, góc quay 23%
Khối lớp 1: Sau khi áp dụng sáng kiến.
Quay không đúng hướng, góc quay 8%
Quay đúng hướng, góc quay 92%
Thông qua việc tổ chức áp dụng dạy thực tế tôi thấy:
- Học sinh hăng say tập luyện, giúp các em nhận biết được hướng bên trái
(phải) nhanh và dễ dàng, các em tham gia tạp luyện hào hứng, tự giác, định hình
nhanh kỹ thuật động tác và nghiêm túc.
- Với phương pháp và phương tiện tập luyện mới thì đa số học sinh thực
hiện quay phải, quay trái rất tự tin, không chán nản mệt mỏi. Sự hướng dẫn cụ
thể sinh động, động viên khích lệ tinh thần của giáo viên nên trong tập luyện học
sinh chủ động hơn.
VII / KẾT LUẬN
- Giáo viên phải nắm vững và nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình trong
từng giai đoạn, từng đối tượng học sinh cụ thể. Áp dụng phương pháp giảng dạy
phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường,
của địa phương.
Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
7
Trường Tiểu Học Trấn Ninh
- Sử dụng đồ dùng dạy học phải hợp lí, có tính khoa học.
- Tự làm đồ dùng phù hợp với các nội dung giảng dạy giúp học sinh nắm
bắt nội dung kiến thức chắc chắn và chủ động.

VIII / ĐỀ NGHỊ :
- Đầu tư trang thiết bị, tài liệu, sân bãi, dụng cụ cho môn thể dục.
Qua thực tế giảng dạy, học hỏi bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo
các tài liệu đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm trên mong được sự đóng góp
nhiệt tình của hội đồng khoa học trường và ngành để sáng kiến kinh nghiệm của
tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm!
Người thực hiện

Hứa Văn Đồng
Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
8
Trường Tiểu Học Trấn Ninh
PHẦN PHỤ LỤC
Mục Trang


I TÊN ĐỀ TÀI : 1
II ĐẶT VẤN ĐỀ : 1

III CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

IV CƠ SỔ THỰC TIỄN 2

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1 Thực trạng 3
2 Giải pháp 4

VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6


VII KẾT LUẬN 6

VIII ĐỀ NGHỊ 7

Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
9
Trường Tiểu Học Trấn Ninh
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Luật giáo dục
2 . Điều lệ trường phổ thông

3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ở Tiểu học

4. Sách giáo khoa thể dục lớp 1
5 . Các tài liệu ,số liệu trong báo cáo hàng năm của Trường Tiểu học Trấn
Ninh.
Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
10
Trường Tiểu Học Trấn Ninh
Sáng kiến kinh nghiệm Hứa Văn Đồng
11

×