ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trần Thị Huyền
QUN L TI CHNH THEO MÔ HNH CÔNG TY M CÔNG
TY CON TI TNG CÔNG TY XÂY DNG THĂNG LONG
Chuyên ngành: Tài chính &ngân hàng
Mã số : 60 34 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Nguyễn Văn Định
Hà Nội – Năm 2013
1
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong mấy năm gần đây kể từ khi nước ta gia nhập WTO, nền kinh
tế nước ta đã có sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ngoài sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thì còn có sự thâm nhập,
chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy các
doanh nghiệp đã có sự phân cực, trạnh tranh gay gắt và quyết liệt
hơn. Để tồn tại, phát triển và khẳng định thương hiệu của mình thì
các doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một chiến lược đúng
đắn, bởi một chiến lược sai lầm thì hậu quả của doanh nghiệp phải
gánh là rất nặng nề.
Việc hoạch định chiến lược phải tính đến nhiều yếu tố khách quan
bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp, phân tích có hệ thống
các thông tin để làm căn cứ hoạch định hoạt động của doanh nghiệp
trong ngắn hạn và trong dài hạn, tập trung mọi nỗ lực và các nguồn
lực vào các mục tiêu chính sao cho có hiệu quả nhất, ứng phó với
những tình huống bất định, thích nghi với sự thay đổi.
Là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng Cầu, hầm (được kiểm
chứng bằng các sản phẩm đã khai thác và đưa vào sử dụng và chiếm
thị phần khá lớn so với các đơn vị cùng ngành). Qua quá trình nhìn
lại, đằng sau những thành công và lợi nhuận của doanh nghiệp thì
Tổng công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa tận dụng được thế
mạnh của mình để vượt lên hẳn so với doanh nghiệp cùng ngành. Các
kết quả kinh doanh vẫn chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có cũng
như ngành mũi nhọn mà Tổng công ty đang hoạt động.
Sau khi gia nhập WTO, trong xu thế hội nhập, hợp tác và cạnh tranh
với các tổ chức, tập đoàn cùng ngành trong nước, khu vực và thế giới
2
thì lợi thế cạnh tranh của ngành mũi nhọn ( cầu, hầm) của tổng công
ty ngày càng rút ngắn hơn so với các đơn vị cùng ngành khác bởi các
đơn vị cùng ngành kia cũng đang được hội tụ và tích lũy đầy đủ các
thế mạnh mà tổng công ty đang có.
Trước bối cảnh trên, việc tìm kiếm và xây dựng một giải pháp ổn
định, một chiến lược quản lý tài chính cho Tổng công ty xây dựng
Thăng Long thực sự cần thiết. Quản lý tài chính hiệu quả không chỉ
giúp Tổng công ty phát triển ổn định, bền vững, mang lại lợi ích cho
Doanh nghiệp mà còn nằm trong Chiến lược phát triển của Chính
Phủ về quy hoạch Tổng công ty là một tập đoàn, một hạt nhân lớn
của nền kinh tế đất nước.
Điều này đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự thành công của
doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty xây dựng Thăng Long nói
riêng, nó vạch ra con đường để cho các doanh nghiệp/Tổng công ty
Thăng Long phát triển. Bản thân tổng công ty xây dựng Thăng Long
hiện tại chưa tiến hành phân tích, xây dựng và lựa chọn chiến lược
kinh doanh cũng như quản lý tài chính cho mình một cách bài bản, hệ
thống. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu, phân tích để xây dựng và
lựa chọn chiến lược quản lý tài chính sao cho phù hợp với Tổng công
ty là điều hết sức cần thiết.
Với các tiêu chí nêu trên, đề tài: "Quản lý tài chính theo mô
hình Công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty Xây Dựng Thăng
Long" được tác giả lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn
vận dụng các kiến thức đã học để góp phần vào sự phát triển bền
vững của Tổng Công ty trong tình hình hiện nay.
3
2. Tình hình nghiên cứu của luận văn
Về mặt cơ sở lý thuyết của công tác quản lý tài chính tác giả
vận dụng những kiến thức đã học trong quá trình học tập bộ môn
“Tài chính công ty nâng cao” tại nhà trường. Về mặt thực tiễn tác giả
sử dụng các nghiên cứu luận văn của nhiều học viên các trường đại
học trong cả nước về một số vấn đề liên quan như:
“Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại
Công ty Cổ phần Sông Đà 10”;“ Công tác lập dự án đầu tư tại Tổng
công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex):
Thực trạng và giải pháp”; “Đổi mới tổ chức, quản lý ở Công ty Vận
tải đa phương thức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con”.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mới đề cập sơ lược về việc
quản lý vốn hoặc quản lý dự án đầu tư mà chưa đi sâu vào nghiên
cứu quy trình quản lý tài chính và việc áp dụng như thế nào cho mô
hình công ty mẹ- công ty con.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận của công tác quản lý tài chính
và xây dựng khung phân tích áp dụng cho các doanh nghiệp áp dụng
mô hình công ty mẹ- công ty con. Phân tích thực trạng và đánh giá
về công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty xây dựng Thăng
Long. Xác định được các hạn chế và những khó khăn trong công tác
này và đề xuất các giải pháp thực tế nhằm nâng cao chất lượng công
tác quản lý tài chính tại công ty.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
a. Đối tượng :
4
Công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty xây dựng Thăng
Long
Các doanh nghiệp áp dụng mô hình công ty mẹ- công ty con
b. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long& 1 số công ty
xây dựng nói riêng cũng như các công ty sử dụng mô hình công ty
mẹ- công ty con nói chung.
- Tập trung vào phân tích, xây dựng công tác quản lý tài chính cho
Tổng công ty xây dựng Thăng Long giai đoạn 2009-2011 và kế
hoạch 5 năm
c. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác quản lý tài chính theo mô
hình công ty mẹ công ty con.
- Áp dụng khung lý thuyết vào phân tích công tác quản lý tài chính và
chỉ ra các điểm hạn chế tại công ty
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
quản lý tài chính tại tổng công ty.
d. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, vận dụng
quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ
Tổng công ty xây dựng Thăng Long, đồng thời nghiên cứu hình thức
chuyển đổi tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con của Tổng
5
công ty xây dựng Thăng Long. Trong đó coi trọng phương pháp đúc
kết các bài học từ việc tham khảo kinh nghiệm về công tác quản lý tài
chính theo mô hình công ty mẹ- công ty con tại các công ty khác.
Nguồn dữ liệu chủ yếu sử dụng là Bản báo cáo thường niên
của Tổng công ty, của các Tổng công ty khác trong cùng ngành. Từ
đó, sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp chuyên gia
e. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính theo mô hình công ty
mẹ- công ty con
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính của Tổng công ty xây dựng
Thăng Long
Chương 3: Giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính ở Tổng công
ty xây dựng Thăng Long theo mô hình công ty mẹ công ty con
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ L LUẬN VỀ QUN L TI CHNH THEO
MÔ HNH CÔNG TY M - CÔNG TY CON
6
1.1 KHÁI QUÁT VỀ MÔ HNH CÔNG TY M - CÔNG TY CON
1.1.1Khái niệm
Theo diễn giải của chuẩn mực kế toán quốc tế ISA (International
Accounting Standard):
Công ty mẹ (Parent company) là một thực thể pháp lý có ít nhất một
đơn vị trực thuộc – công ty con (Subsidiary)
Công ty con là thực thể pháp lý bị kiểm soát bởi công ty mẹ.
Kiểm soát ở đây được hiểu là:
(1) sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều hơn 50% số phiếu bầu;
(2) sở hữu 50% số phiếu bầu hoặc ít hơn nhưng nắm quyền đối với
hơn 50% số phiều
1.1.2Phân loại
- Mô hình kiên kết chủ yếu bằng vốn
- Mô hình liên kết theo dây chuyền sản xuất-kinh doanh
- Mô hình liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất - kinh
doanh
- Liên kết theo chiều dọc
- Liên kết theo chiều ngang: Là sự liên kết giữa các công ty lớn.
- Liên kết Conglomerat:
Một số mô hình Công ty mẹ - công ty con
Cartel, Syndicate,Trust, Consrtium, Concern, Conglomrate
7
Trong đó Concern và Conglomerate là hai hình thức tổ chức phổ biến
của TNC hiện đại và có những đặc thù khác nhau như sau:
1.1.3Đặc điểm mối quan hệ mô hình công ty mẹ- công ty con:
Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập
Công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của
công ty con
Công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan của công ty con
là quan hệ giữa hai bên và mang tính tương đối (không can thiệp vào
công ty cháu)
Mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong
nhóm có chiều sâu không hạn chế
Sự khác biệt mô hình công ty mẹ- công ty con với mô hình
tổng công ty- đơn vị thành viên
1.2 QUN L TI CHNH TRONG MÔ HNH CÔNG TY M
CÔNG TY CON
1.2.1 Khá niệm quản lý tài chính doanh nghiệp(TCDN)
“Quản lý tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối hợp và
bố trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
của doanh nghiệp. Quản lý tài chính bao gồm các hoạt động làm cho
luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch”[7, 8, 9].
1.2.2 Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp(TCDN)
Quản lý tài chính doanh nghiệp (TCDN) tập trung vào 3 quyết định:
- Quyết định đầu tư
- Quyết định tài trợ- quyết định về nguồn vốn
8
- Quyết định hoạt động tác nghiệp (thanh toán ngắn hạn)
1.2.3Quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con
Họat động kinh doanh thông thường
Hoạt động đầu tư và sở hữu các công ty con
1.2.3.1 Quản lý tài chính của công ty mẹ
• Quản lý đầu tư:
- Đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố định phục vụ SXKD:
-Đầu tư tài chính vào công ty con
- Công ty mẹ còn tham gia vào các quyết định đầu tư của công ty con
với tư cách phối hợp
• Họat độnghuy động vốn:
- Huy động vốn chủ sở hữu
- Huy động vốn vay
• Quản lývốn lưu động
a. Quản lý tiền mặt
b. Quản lý các khoản phải thu
c. Quản lý hàng tồn kho
1.2.3.2 Quản lý tài chính của các công ty con
Công ty con là 1 pháp nhân độc lập, có báo cáo tài chính riêng và vì
vậy cách thức quản lý tài chính của công ty con cũng cần tuân thủ
quy trình của doanh nghiệp thông thường và thêm một số yêu cầu
khác.
9
Các Công ty con độc lập tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
theo ngành nghề
Công ty con độc lập thông qua luận chứng kinh tế kỹ thuật có thể đề
nghị công ty mẹ đầu tư
Công ty con độc lập quản lý, sử dụng linh hoạt nguồn vốn của Công
ty mẹ giao và chịu trách nhiệm trước Công ty mẹ về nguồn vốn đó
1.2.3.3 Mối quan hệ quản lý tài chính của công ty mẹ và công ty con
Các quyết định đầu tư lớn nhỏ của các công ty con nhà nước vẫn lệ
thuộc vào các quyết định của ban lãnh đạo các công ty mẹ
Công ty hạch toán phụ thuộc vào tổng công ty về hạch toán kinh tế :
báo cáo tài chính hàng năm được hợp nhất với báo cáo tài chính công
ty mẹ.
Các công ty con có quyền sử dụng hợp lý số vốn của mình, thực hiện
các kế hoạch kinh doanh theo mục tiêu
Công ty mẹ và các Công ty con là các pháp nhân độc lập (trừ các
Công ty hạch toán phụ thuộc và báo sổ
Công ty mẹ là hạt nhân có thực lực kinh tế mạnh, có chức năng quy
hoạch phát triển chung, khống chế và điều chỉnh mức độ chi phối
vốn, tài sản vào các Công ty con. Hầu hết các Công ty con hiện nay
thuộc loại liên kết tương đối chặt chẽ với Công ty mẹ.
1.3 YẾU TỐ NH HƯỞNG ĐẾN QUN L TI CHNH THEO
MÔ HNH CÔNG TY M- CÔNG TY CON
- Sự tích tụ và tập trung tư bản
10
- Yếu tồ về vị trí: vai trò của ngành, lĩnh vực hoạt động đối với
những ngành nghề then chốt
- Nhu cầu phát triển về cạnh tranh
- Điều kiện về tính chặt chẽ trong liên kết giữa các doanh
nghiệp
- Khả năng thu hút sự tham gia rộng rãi và có hiệu quả của các
thành phần kinh tế khác, kể cả đầu tư nước ngoài.
- Điều kiện về qui mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUN L TI CHNH
THEO MÔ HNH CÔNG TY M- CÔNG TY CON
Học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trong đổi
mới sắp xếp DNNN là chuyển tổng công ty, công ty nhà nước độc lập
sang mô hình Công ty mẹ - công ty con
Chúng ta cần đổi mới tư duy và xác lập yếu tố thị trường
trong việc chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con
Một vấn đề cần lưu ý là, mặc dù công ty mẹ và công ty con là
hai thực thể pháp lý độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách
nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn
góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng có trường hợp phải xét
trách nhiệm liên đới
11
1.4.2 Mô hình
Tổng công ty đã có các thành viên hạch toán phụ thuộc và
thành viên hạch toán độc lậpđều là đơn vị trực thuộc tổng công ty,
do đó chỉ có tổng công ty mới có tư cách pháp nhân, còn các công
ty thành viên thì không có tư cách pháp nhân độc lập.
Còn theo mô hình Công ty mẹ- công ty con thì tổ hợp công
ty mẹ và các công ty con đều có tư cách pháp nhân riêng, quan hệ
giữa công ty mẹ và công ty con là bình đẳng như giữa các pháp
nhân kinh tế với nhau.
1.4.3 Cấu trúc
Công tác tổ chức hoạt động và chuyển đổi các tổng công ty, DNNN
theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con nhằm chuyển từ liên kết
hành chính, cơ chế giao vốn sang cơ chế đầu tư tài chính, tạo sự liên
kết bền chặt, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích
kinh tế giữa các công ty có tư cách pháp nhân thì vấn đề quản lý tài
chính càng phải đặt lên hàng đầu vì nếu không sẽ rơi vào tình trạng
mất kiểm soát gây khó khăn cho việc tạo đà phát triển thành các tập
đoàn.
12
CHƯƠNG 2: THC TRNG T CHỨC QUN L TI CHNH
CỦA TNG CÔNG TY XÂY DNG THĂNG LONG
2.1 KHÁI QUÁT TNH HNH QUN L TI CHNH CỦA CÔNG
TY TRƯỚC KHI ÁP DỤNG MÔ HNH CÔNG TY M- CÔNG TY
CON
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty:
2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý của Công ty
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Thăng
Long
2.1.4 Sự phân cấp và tính tập trung trong quyết định quản lý tài chính
2.1.5 Kết quả hoạt động quản lý đầu tư
* Năng lực công nghệ và thiết bị
*Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng
được phát triển
Công ty đã chiếm lĩnh dần các thị trường và các dự án đầu tư
lớn trên thị trường miền Bắc và trong cả nước
Lực lượng lao động lành nghề, tinh thông nghiệp vụ, đủ trình
độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại
Kết quả sản xuất kinh doanh trên khẳng định Công ty luôn
bảo tồn và phát triển nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước, doanh
thu, lợi nhuận tăng với nhịp độ ngày càng cao.
13
2.1.6 Kết quả hoạt động huy động vốn và hoạt động thanh
khoản(trước đổi mới)
Doanh nghiệp đã tạo thế vững chắc trên thương trường đủ
sức cạnh tranh với những công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực
cầu đường
Nhưng có một thực tế chung, do các công ty sử dụng
nguồn vốn Ngân sách nên Ban lãnh đạo Công ty chưa đặt trách
nhiệm cao trong việc nâng cao hiệu quả quản lý
2.2 THC TRNG QUN L TI CHNH CỦA TLG KHI ÁP
DỤNG MÔ HNH CÔNG TY M - CÔNG TY CON
2.2.1 Tổ chức bộ máy của TLG theo mô hình Công ty mẹ - công ty
con
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức tại công ty mẹ theo phương án chuyển đổi
Ngày 25/6/2010, Bộ GTVT đã ra quyết định chuyển Công ty
Mẹ Tổng công ty xây dựng Thăng Long thành Công ty Trách nhiệm
hữu hạn 1 thành viên. Hiện nay, Tổng công ty tiếp tục thực hiện các
thủ tục theo lộ trình để cổ phần hoá Tổng công ty.
2.2.1.2 Quá trình lựa chọn mô hình tổ chức của các đơn vị trực thuộc
Công ty mẹ và các công ty con độc lập
Tổng công ty xây dựng Thăng Long đang áp dụng theo mô
hình hoạt động công ty Mẹ Công ty con.Tổng công ty trong quá trình
lựa chọn đầu tư vào công ty con đã tập trung trọng điểm vào ngành
nghề cốt lõi là công trình giao thông, chuyên môn cao, giúp tập trung
14
lực lượng và sức mạnh về kỹ thuật cũng như công nghệ.Các doanh
nghiệp tham gia mô hình đều trên nguyên tắc hình thành một chuỗi
cung ứng giúp tổng công ty đủ sức giành được tổng thầu lớn với giá
thầu có thể chấp nhận
2.2.1.3 Chức năng quản lý tài chính của Công ty mẹ
TLG vừa là đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời có chức năng chỉ
đạo và hợp tác với các Công ty con về thị trường và định hướng phát
triển để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Bộ Giao
thông vận tải giao hàng năm.
TLG thực hiện quản lý các công ty con độc lập thông qua
Người đại diện phần vốn
Mặt khác, các Công ty con hoạt động trên nguyên tắc độc lập
với TLG, nhưng TLG phải thực hiện công tác kiểm soát các hoạt
động của Công ty con
2.2.2 Thực trạng quản lý tài chính
2.2.2.1 Quản lý đầu tư:
- Lập kế hoạch tài chính
- Quản lý dự án đầu tư, mua sắm tài sản cố định, biểu hiện ra
ngòai qua các chỉ tiêu:
Về sức sản xuất của tài sản
Về sức sinh lợi của tài sản
Quản lý suất hao phí của tài sản:
Khả năng sinh lời của vốn
Đầu tư tài chính vào các công ty con
Tham gia phối hợp với các công ty con
15
2.2.2.2 Thực trạng huy động vốn và phương án điều Ÿa nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp được huy động từ các nguồn cần tuần
thủ theo:
- Quản lý tài chính
- Quản lý vốn
- Lợi nhuận sau thuế
2.2.2.3. Khả năng quản lý thanh khoản
Tổng công ty vẫn chưa thể đáp ứng sự chủ động về tài chính
trong kinh doanh và tính thanh khoản là không cao vì vậy các cấp
quản lý ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề này.
Nguyên nhân:
Đáp ứng được nhu cầu thanh khoản là khó khăn chung của
ngành xây dựng
Việc thu hồi vốn diễn ra chậm
2.2.2.4. Quản lý vốn lưu động
Quản lý tiền mặt:
Một là, khả năng xử lý khoản phải thu chuyển hóa thành tiền mặt của
doanh nghiệp ngày càng cao và hiệu quả
Hai là, số tiền mặt đó có khả năng trang trải cho nợ ngắn hạn
Quản lý khoản phải thu tại TLG:
16
TLG đã sớm phát hiện được những khách hàng nào có thể sẽ không
thanh toán các khoản phải thu đúng hạn
Áp dụng thời hạn thanh toán linh hoạt đi kèm phương pháp định giá
phù hợp và quy trình đã được hoàn thiện
Công ty không nên áp dụng một kỳ hạn thanh toán chung cho tất cả
đối tác của mình
Quản lý hàng tồn kho
TLG có tỷ trọng hàng tồn kho khá lớn nguyên vật liệu thô phục vụ
cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành
phẩm.
Cần đẩy nhanh tiến độ bàn giao dự án
2.2.3 Đánh giá công tác quản lý tài chính
Nhà quản trị tại TLG cần có cái nhìn tỉnh táo và thận trọng hơn trong
cách quản lý nguồn vốn lưu động.
TLG bị giữ rất nhiều vốn vào các khoản phải thu và hàng tồn kho cần
có chính sách quản lý nguồn vốn lưu động hợp lý.
Chúng ta cần tránh sai lầm qua việc chỉ quản lý tài chính bằng việc
quản lý bằng báo cáo thu nhập và các phương pháp tính toán hiệu quả
sinh lợi đang được sử dụng.
17
2.2.3.1. Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn:
Quản lý cơ cấu vốn là việc phức tạp, tùy theo năng lực của nhà quản
trị và đặc thù của từng ngành, không áp dụng một bài tóan chung cho
tất cả các doanh nghiệp.
2.2.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt Tổng công ty đã
thực hiện khá tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh
* Sản lượng - Doanh thu:
- Các chỉ tiêu sản lượng và doanh thu có sự thay đổi tích cực
qua các năm
- Tỉ trọng doanh thu trên giá trị sản lượng qua các năm tăng
* Lợi nhuận:
- Cùng với tốc độ tăng sản lượng và doanh thu thì lợi nhuận
cũng gia tăng
- Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng qua các
năm.Nếu căn cứ vào lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động thì có
thể
thấy nhận xét Tổng công ty từ năm 2010 đã có sự thay đổi đáng kể
trong công tác quản lý tài chính
2.2.3.3 Đánh giá kết quả đạt được của công ty so với chuẩn mực yêu
cầu
* Tình hình tài chính giữa các Tổng công ty:
18
Các Tổng công ty trên có tổng số nợ phải trả trên nguồn vốn
chủ sở hữu là cao, hệ số tự tài trợ thấp điều đó chứng tỏ vốn chủ sở
hữu các doanh nghiệp là ít, các tổng công ty đều bị sức ép từ các
khoản nợ vay.
Tổng công ty có có tỉ suất vốn tự tài trợ cao hơn các tổng
công ty khác. Tuy vậy, vẫn là quá thấp so với mức cần thiết như số
liệu trong bảng trên.
2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CÔNG TÁC QUN L TI
CHNH TI CÔNG TY HIỆN NAY
2.3.1 Việc sử dụng các nguồn tài trợ dài hạnvà công tác lập kế hoạch
tài chính
Hiện tại công ty ít có cơ hội sử dụng nguồn tài trợ dài hạn từ
TTCK
Công ty tồn tại và phát triển tốt cần phải cổ phần hoá và
nâng cao tính minh bạch trên các báo cáo tài chính gần với thực
tế hoạt động sản xuất của Công ty mới có thể tham gia niêm yết
trên thị trường chứng khoán nhờ đó có khả năng sử dụng các
nguồn tài trợ dài hạn
2.3.2 Về sức cạnh tranh và điều kiện để hội nhập khu vực và quốc tế
Hiện nay vẫn xảy ra tình trạng công ty mẹ thực hiện kiểm
soát quá chặt chẽ các công ty con làm hạn chế sức mạnh của tính chủ
động
19
Việc thực hiện mô hình tổ chức mới chưa có tiền lệ ở Công
ty, đội ngũ cán bộ vừa mới lại thiếu kinh nghiệm nên nhận thức và
biện pháp xử lý các vấn đề mới phát sinh trong quản lý điều hành
không có sự đồng nhất
Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện tương đối lớn về công việc
và khối lượng xây lắp tại Việt Nam và có nhiều ưu thế muốn giành
tổng thầu cần tập trung toàn bộ sức mạnh tổng hợp TLG thực hiện
theo mô hình mẹ- con nhằm mục đích đó.
CHƯƠNG 3: GII PHÁP CHỦ YẾU ĐI MỚI QUN L
TI CHNH Ở TNG CÔNG TY XÂY DNG THĂNG LONG
THEO MÔ HNH CÔNG TY M CÔNG TY CON
20
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA TLG TRONG THỜI
GIAN TỚI
3.1.1 Tái cấu trúc doanh nghiệp
3.1.2 Áp dụng triệt để tính minh bạch& hiệu quả quản lý tài chính
3.2 NHỮNG GII PHÁP CHỦ YẾU ĐI MỚI T CHỨC QUN
L TI TNG CÔNG TY XÂY DNG THĂNG LONG
3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo mô hình Công ty mẹ
- công ty con
Đầu tư tài chính vào công ty con đi kèm kiểm soát tài chính,
hiệu quả sử dụng vốn, hiệu suất kinh doanh không phải là kiểm soát
hành chính
* Giải pháp huy động vốn
- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn
- Công ty con cần được nâng cao hơn nữa tính tự quyết
- Công ty mẹ hỗ trợ khi có sự đề xuất hợp lý của công ty con
* Cơ chế quản lý và điều hòa vốn
- Phát triển vốn
- Bảo toàn vốn
- Nâng cao tính tự quyết của công ty con
3.2.2. Hoạt động tài trợ
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động quản lý vốn
21
3.2.3. Quản lý đầu tư
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
• Nâng cao chất lượng lập kế hoạch tài chính ngắn hạn
• Biện pháp quản lý dự án Đầu tư, tài sản cố định
• Quản lý đầu tư tài chính vào công ty con
• Biện pháp quản lý các khoản nợ phải trả
• Biện pháp quản lý thu nợ của Công ty
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
• Giải pháp quản lý tiền mặt: Cần xác định và quản lý lưu
lượng tiền mặt:
Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt
• Giải pháp quản lý khoản phải thu:
Sắp xếp theo nhóm ‘tuổi’ của các khoản phải thu
Xác định số dư khoản phải thu
Kiểm tra nợ tồn đọng của khách hàng và nợ doanh nghiệp
Điều chỉnh chính sách tín dụng thương mại
• Giải pháp quản lý hàng tồn kho:
3.2.5. Tăng cường khả năng kiểm soát tài chính nội bộ
KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
Luận văn đã làm rõ một số vấn đề:
- Thứ nhất, đưa ra cách thức quản lý tài chính phân tích và lựa chọn
các phương án đầu tư, vận dụng các cách thức để quản lý đầu tư,
22
quản lý nguồn vốn và quản lý tài sản lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu
thanh khoản của doanh nghiệp
- Thứ hai, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Tổng công ty xây
dựng Thăng Long, đồng thời khảo sát nghiên cứu tổng quát tình hình
tài chính của một số doanh nghiệp xây dựng trong những năm qua.
Trên cơ sở đó đã phân tích sâu hơn về khả năng cạnh tranh của Tổng
công ty xây dựng. Đề tài đã chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu cũng
như những có hội và thách thức thật sự đối với Tổng công ty làm cơ
sở cho các giải pháp
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp quản lý tài sản lưu động (tiền mặt,
khoản phải thu, hàng tồn kho)
B.KIẾN NGHỊ
Với quản lý tài chính nhằm tập trung cho việc đẩy mạnh hiệu
quả xây dựng và quảng bá thương hiệu, tăng cường đầu tư máy móc
thiết bị thì Tổng công ty cần:
- Tập trung đảm bảo chủ động về tài chính phục vụ công tác đầu tư.
Trong đó đặc biệt chú trọng đến các giải pháp minh bạch tài chính,
nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn. Tiếp cận với các đối tác
cho vay vốn không chỉ là các tổ chức ở trong nước mà mở rộng ra cả
nước ngoài.
- Kiến nghị Bộ Chủ Quản (Bộ Giao thông vận tải) chỉ đạo đẩy mạnh
cổ phần hoá công ty để có thể thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư tài
chính tăng vốn điều lệ và từ thị trường chứng khoán.
23
- Chủ trương về khai thác tiềm năng về đất đã được khởi động, nhưng
chưa mang lại những kết quả vì còn vướng mắc rất nhiều về cơ chế
chính sách. Nhiều nhà đầu tư có ý định tham gia nhưng chưa quyết
liệt. Vấn đề này nằm ngoài khả năng của Tổng công ty cần sự hỗ trợ
từ Bộ Giao thông vận tải.
- Khi tham gia đấu thầu, phải có sự nghiên cứu kỹ thực hiện đúng
quy trình dự toán, quy trình quản lý tài chính. Kiên quyết không nhận
công trình giá thấp, chỉ nhận công trình khi có giá cả đảm bảo, nguồn
vốn đầy đủ, đảm bảo mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
24