Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.08 KB, 20 trang )

Phần 1
Giới thiệu về chuyên đề:
Trong những năm gần đây hòa chung với xu thế hội nhập và phát triển
của đất nước tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lạng Giang nói riêng đã đạt
được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực ví như: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nhân dân được cải
thiện và đảm bảo hơn trước.Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển về kinh tế trên địa
bàn huyện tệ nạn xã hội cũng gia tăng,tình hình tội phạm diễn biến khá phức tạp
đặc biệt là tình hình trộm cắp tài sản. Đây là vấn đề nhức nhối của địa phương vì
không những loại tội này thuyên giảm mà ngày càng gia tăng, diễn ra một cách
thường xuyên, tinh vi trên các xã, thôn của huyện.
Nhận thức được tính thời sự đó nên từ khi được phân công về Toà án nhân
dân huyện Lạng Giang thực tập em đã định hướng ngay cho mình đề tài “Tội
trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương” làm chuyên
đề thực tập. Vì mới được va chạm với thực tế, trong khi kiến thức và kinh
nghiệm còn thiếu và hạn chế, việc nghiên cứu thu thập tài liệu có giới hạn nên
đề tài này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót, nên em rất mong nhận được sự
quan tâm góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài này của em được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Phần 2
Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin:
1. Thời gian thu thập thông tin:
Được sự giới thiệu của trường Đại học Luật Hà Nội, sự phân công của
Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, em về thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Lạng
Giang từ ngày 04/01/2010 đến 23/4/2010. Ngay từ những ngày đầu của khoá
thực tập em đã chú trọng việc thu thập, nắm bắt những thông tin về tình hình tội
trộm cắp tài sản tại địa phương như đọc hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đọc các
số liệu báo cáo thống kê cũng như tham dự các phiên toà. Mặc dù khoảng thời
gian thực tập không phải là dài nhưng cũng đủ để em nắm bắt được một cách


khá đầy đủ những thông tin để lấy số liệu cho chuyên đề thực tập nói riêng và
phục vụ cho việc học tập nói chung.
2. Phương pháp thu thập thông tin
Để có được những thông tin, những ví dụ thực tế và những con số thống
kê cụ thể về tội trộm cắp tài sản nhằm phục vụ cho việc hoàn thành tốt chuyên
đề trên, trong bài viết của mình em đã sử dụng một số phương pháp cơ bản như:
nghiên cứu lý thuyết; điều tra xã hội học, thống kê, phân tích và tổng hợp cùng
một số phương pháp khác để tất cả các thông tin được đầy đủ, khách quan và
bao quát mọi vấn đề cần nêu.
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Với lượng thời gian ngắn em đó tập trung vào nghiên cứu những hồ sơ vụ
án trộm cắp tài sản đã có hiệu lực; xem xét báo cáo tổng kết các năm, báo cáo
thi đua của ngành toà án năm 2007, năm 2008, năm 2009 để từ đó nắm bắt được
những số liệu sát thực, bản chất và thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn
huyện. Đây là một phương pháp quan trọng giúp em nhanh chóng hoàn thành
chuyên đề của mình.
2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Em sử dụng chủ yếu là cách thức phỏng vấn, tọa đàm, trực tiếp tìm hiểu ý
kiến đề xuất từ những người trực tiếp thụ lý, giải quyết các vụ án trộm cắp tài
2
sản cũng như các đối tượng phạm tội nhằm củng cố và bổ sung thêm các thông
tin đảm bảo tính khách quan trong chuyên đề thực tập.
2.3. Phương pháp thống kê
Thông qua phương pháp lý thuyết em đó rút ra được các hành vi, đối
tượng, tính chất…của từng vụ trộm cắp tài sản và trên cơ sở đó tiến hành thống
kê cụ thể từng vụ việc một cách rõ ràng.
Thu thập các tài liệu cần thiết về loại tội phạm này xảy ra theo thời gian
và lãnh thổ từ đó phân loại các dấu hiệu đặc điểm, nhân thân người phạm tội.
Tiến hành phân loại thành từng nhóm như: Thời gian phạm tội; đặc điểm phạm
tội; phương pháp và cách thức phạm tội…

Với cách làm như vậy giúp em nhận biết rừ diễn biến và tính chất của
từng vụ án trộm cắp tài sản.
2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Trên cơ sở của sự phân loại tội phạm thành các nhóm tương đối cụ thể
qua phương pháp thống kê em đó tiến hành phân tích, so sánh và tổng hợp các
tài liệu và số liệu đó thu thập được.
Qua phương pháp này các số liệu cần thiết đó được cụ thể hoá giúp em
nhận xét tình hình phạm tội trộm cắp tài sản được khách quan, chính xác và
đúng đắn hơn khi vận dụng những thông tin thu thập vào bài viết.
2. Nguồn thu thập tư liệu
Được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang,
em đã tiếp cận và tìm hiểu hồ sơ các vụ án được xét xử từ năm 2007-2009 về
tội trộm cắp tài sản nói riêng và các số liệu thống kê tình hình xét xử của đơn vị
nói chung. Bên cạnh đó, các báo cáo thống kê của ngành cũng như các bài báo
liên quan đến hoạt động xét xử cũng là những nguồn tư liệu quan trọng.
3. Các thông tin thu thập được
* Tại sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự trong 3 năm 2007, 2008, 2009
của Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang cho thấy:
- Đối với năm 2007:
3
+ Tòa án đã thụ lý mới 88 vụ án hình sự với 136 bị cáo trong đó trộm cắp
tài sản là 22 vụ với 46 bị cáo chiếm 25% số vụ, 33,8% số bị cáo và đã giải
quyết đủ số vụ trên.
+ Về mức hình phạt áp dụng với các vụ trộm cắp tài sản: Chủ yếu là án
treo có 30 bị cáo, tù dưới dưới 7 năm có 16 bị cáo. Không có bị cáo nào phải
chịu mức án trên 7 năm.
+ Trong số 46 bị cáo có 5 bị cáo tái phạm, 3 bị cáo từ 16 đến 18 tuổi, 38
bị cáo từ 18 đến 30 tuổi.
- Đối với năm 2008:
+ Tòa án đã thụ lý mới 97 vụ án hình sự với 138 bị cáo trong đó trộm cắp

tài sản là 33 vụ với 50 bị cáo chiếm 34% số vụ, 36,2% số bị cáo và đã giải quyết
đủ số vụ trên.
+ Về mức hình phạt áp dụng với các vụ trộm cắp tài sản: Án treo có 35 bị
cáo, tù dưới 3 năm 11 bị cáo, tù dưới 7 năm có 4 bị cáo.
+ Trong số 50 bị cáo 13 bị cáo từ 16 đến 18 tuổi, 37 bị cáo từ 18 đến 30
tuổi, không có ai tái phạm.
- Đối với năm 2009:
+ Tòa án thụ lý mới 100 vụ án hình sự với 154 bị cáo trong đó trộm cắp
tài sản là 38 vụ với 54 bị cáo chiếm 38 % số vụ, 35% số bị cáo và đã giải quyết
đủ số vụ trên.
+ Trong số 54 bị cáo 16 bị cáo từ 16 đến 18 tuổi, 33 bị cáo từ 18 đến 30
tuổi, 5 bị cáo tái phạm.
+ Trong số 38 vụ án có 2 vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
4
Phần 3
Kết quả xử lý thông tin
I. Tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang
Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự “trộm cắp tài sản” xét tính
chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chúng ta thấy rằng: Mọi hành
vi xâm phạm đến tài sản riêng của công dân nếu không được pháp luật cho phép
đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, có như vậy mới không làm ảnh
hưởng đến tình hình an ninh xã hội, trật tự công cộng tại địa phương và đồng
thời sẽ tạo cho người dân tâm lý yên tâm lao động sản xuất …
1. Một số nhận xét chung:
1.1. Đặc điểm địa bàn huyện Lạng Giang
Lạng Giang là một huyện miền núi của tỉnh Bắc giang , có 20 xã và 2 trị
trấn. Với tổng diện tích là 28.710 ha, dân số 182.788 nghìn người (số liệu năm
2009). Nhân dân nơi đây sống chủ yếu là nhờ vào sản xuất nông nghiệp và
dường như không có nghề phụ, chính vì vậy mà nơi đây được biết đến là một
huyện nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với những chính sách về

kinh tế xã hội đúng đắn của Đảng và Nhà nước Lạng Giang đã từng bước đổi
mới và phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá tiến kịp xu hướng
phát triển của cả nước, từ đó đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy vậy, địa
phương còn phải đối diện với rất nhiều khó khăn thử thách đó là: Tỷ lệ thất
nghiệp cao, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, số dân sống ngụ cư trên địa
bàn còn khá nhiều…(trong số đó chủ yếu là thanh niên). Đó là một trong những
điều kiện phát sinh tội phạm.
Vấn đề đặt ra với chính quyền nơi đây cần phải tích cực phát huy những lợi thế
của huyện và đề ra những biện pháp đúng đắn khắc phục khó khăn để quản lý
trật tự an toàn xã hội được tốt nhất và giải quyết triệt để những tồn tại.
1.2 Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Lạng Giang
Nhìn chung trong những năm gần đây tình hình tội phạm hình sự trên địa
bàn huyện Lạng Giang ngày càng tăng và phức tạp hơn.(bảng 1). Nhìn vào số
liệu trong bảng 1 ta thấy từ năm 2007 đến năm 2009 số lượng vụ án, bị cáo tăng
5
lên. (năm 2007 là 88 vụ, 136 bị cáo đến năm 2008 là 97 vụ, 138 bị cáo. Tăng 9
vụ, 2 bị cáo, đến năm 2009 là 100 vụ,154 bị cáo. Tăng 3 vụ, 16 bị cáo). Nguyên
nhân là do một bộ phận trong nhân dân suy đồi đạo đức, nghiện hút, có lối sống
không lành mạnh, không được học hành đã tham gia vào các tệ nạn xã hội. Số
vụ án tập trung chủ yếu vào các tội: Đánh bạc điều 248; vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ điều 202…; Tội trộm cắp tài sản
điều 138; Tội cố ý gây thương tích điều 104….
* Bảng 1:
Năm
Mới thụ lý
Vụ án bị cáo
2007 88 136
2008 97 138
2009 100 154
* Tổng số các vụ án hình sự trên địa bàn huyện Lạng Giang từ năm 2007

đến năm 2009 (Báo cáo công tác Toà án và Hội thẩm nhân dân huyện Lạng
Giang).
2. Tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng
Giang
2.1. Tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang
Qua số liệu thu thập trong thời gian thực tập tại Toà án nhân dân huyện
Lạng Giang, em thấy tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện
không có chiều hướng giảm mà ngày càng gia tăng (bảng 2). Từ số liệu trên
bảng ta có thể thấy tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn có những
biến đổi khá rõ nét số vụ án và số bị cáo tăng lên một cách rõ rệt ( năm 2007 là
22 vụ, 46 bị cáo đến năm 2008 đã là 33 vụ, 50 bị cáo; tăng 10 vụ, 4 bị cáo. Năm
2009 là 38 vụ, 54 bị cáo tăng 5 vụ, 4 bị cáo). Tính chất của tội trộm cắp tài sản ở
một số vụ án trên địa bàn ngày càng phức tạp, tội phạm hoạt động ngày một tinh
vi hơn trước. Tuy vậy nhìn chung tội trộm cắp tài sản nơi đây tương đối giản
đơn, bởi lẽ loại tội phạm này chủ yếu là lợi dụng sơ hở của người dân để phạm
tội và những tài sản trộm cắp có giá trị không lớn. Dẫu vậy nó cũng gây không ít
6
những khó khăn cho hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm của các cơ
quan chức năng và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện.
*Ví dụ: Tại bản án số 40/2007/HSST ngày 06/12/2007. Bị cáo Đào Ngọc
Khanh, sinh ngày 27/01/1983; Trú tại Thôn Sơn Lập,Thị trấn Vôi, huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang. Đã bị Viện kiểm sát truy tố cùng một lúc nhiều tội: Lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trộm cắp tài sản.
áp dụng khoản 1 điều 140, khoản 1 điều 139, khoản 1 điều 138, điểm g khoản 1
điều 48, điểm h, p khoản 1 điều 46 BLHS. Xử phạt Đào Ngọc Khanh: 9 (chín)
tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; 15 (mười lăm) tháng tù về
tội về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 9 (chín) tháng tù về tội trộm cắp tài sản.
Tổng hình phạt áp dụng đối với Đào Ngọc Khanh cho cả 3 tội là 33 (ba mươi
ba) tháng tù ….
Bảng 2:

Năm
Mới thụ lý
Vụ án Bị cáo
2007 22 46
2008 33 50
2009 38 54
* Tổng số vụ án mới thụ lý về tội trộm cắp tài sản của TAND huyện Lạng
Giang từ năm 2007 đến năm 2009.
2.2. Đặc điểm của đối tượng
Đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Lạng Giang chủ
yếu là người trong địa bàn huyện. Hơn nữa các bị cáo hầu hết ở độ tuổi 18 đến
30 tuổi. Những đối tượng phạm tội này chủ yếu có trình độ văn hoá và địa vị xã
hội thấp, thường không có nghề nghiệp hoặc có nhưng không ổn định dẫn đến
không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, trong khi rất cần tiền để phục vụ nhu cầu,
cho các tệ nạn xã hội… Có nhiều vụ án mà tuổi đời của bị cáo còn trẻ, một số vụ
án tội phạm là những học sinh, thích ăn chơi đua đòi, lười lao động, đã liên tục
phạm tội, có nhiều tiền án. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến hành vi
trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện.
7
Chẳng hạn như tên Hoàng Thanh Lâm sinh năm 1990 trú tại: Thị trấn
Kép, Huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang.Tuy là học sinh nhưng do bản tính
lười nhác, lại thích ăn chơi, đua đòi đã nên có hai tiền án về tội “ Trộm cắp tài
sản”.
Tại bản án số 06/2008/HSST ngày 29/03/2008, Tòa án nhân dân huyện
Lạng Giang đã tuyên phạt Hoàng Thanh Lâm 15 tháng tù treo về tội “ Trộm cắp
tài sản” thời gian thử thách 24 tháng.
Tại bản án số 20/2009/HSST ngày 28/09/2009, Tòa án nhân dân huyện
Lạng Giang đã tuyên phạt Hoàng Thanh Lâm 30 tháng tù giam. Tổng hợp với 15
tháng tù treo tại bản án số 06/2008/HSST ngày 29/03/2008, Tòa án nhân dân
huyện Lang Giang, buộc Lâm phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 bản án

là 45 tháng tù.
2.3. Về thời gian, địa điểm, phương pháp, thủ đoạn của trộm cắp tài sản
Các bị cáo thường lợi dụng vào ban đêm khi mọi người đã yên giấc ngủ
hoặc ban ngày các gia đình đi vắng cậy cửa trộm cắp tài sản. Chúng theo dõi,
tiếp cận tài sản, thủ đoạn chủ yếu là phá cửa, cắt phá khoá, trèo tường vào nhà…
Hoạt động theo tổ chức, liên kết nhau để dễ bề thực hiện hành vi trộm cắp tài
sản. Trong vụ án hình sự thụ lý số 08/HSST ngày 21/03/2008, các tên Nguyễn
Duy Dần, Nguyễn Viết Sơn, Nguyễn Viết Nam, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn
Liên, Phan Hữu Linh, Hoàng Anh Ngọc đã lợi dụng đêm khuya, nhân dân mất
cảnh giác để phá khoá, cạy cửa, đột nhập các ki ốt đại lý bánh kẹo lấy đi của anh
Nguyễn Văn Trà 10 triệu đồng, anh Nguyễn Văn Tuấn 16 triệu đồng ...
2.4. Nguyên nhân thực trạng
Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình hình loại tội phạm này ngày càng
gia tăng. Mỗi vụ án, mỗi bị cáo lại có một đặc điểm riêng về nhân thân, động cơ,
mục đích phạm tội. Không trường hợp nào hoàn toàn giống trường hợp nào. Tuy
nhiên, nhìn một cách khái quát, ta có thể nhận thấy một số nguyên nhân chung
sau đây:
8

×