Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Định tội danh đối với hành vi phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.15 KB, 4 trang )

BÀI 03:
K và P có mâu thuẫn gay gắt. Ngày 04 tháng 05 năm 2008, K và P cãi nhau,
xông vào vật lộn, đấm đá nhau. Thấy bố mình bị đánh, con của K là H đã sử dụng
chiếc đục của thợ mộc xông vào nhằm P đâm bừa một nhát trúng sườn phải của P.
Nhát đâm sâu tới 9cm làm thủng gan, chảy máu trong, P được đưa đến bệnh viện
tỉnh cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên P đã chết.
Có 2 ý kiến khác nhau về vấn đề tội danh của H:
(1) H phạm tội giết người (Điều 93) và (2) H phạm tội cố ý gây thương tích
dẫn đến chết người (Khoản 3, điều 104 BLHS).
Anh/chị hãy:
1. Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H.
2. Phản bác ý kiến nêu trên mà mình cho là không đúng.
3. Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có thay
đổi không? Tại sao?
- 1 -
BÀI LÀM:
1. Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H.
H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo quy định tại khoản
3 điều 104 BLHS. Vì:
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/89/ HĐTPTANDTC ngày 19/04/89 tình
tiết phạm tội thoả mãn 3 điều kiện sau thì phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến
chết người (trường hợp phạm tội mà can phạm chỉ cố ý với hậu quả thương tích
mà vô ý với hậu quả chết người)
* Phải có thương tích nặng là thương tích có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.
Ví dụ: Tổn thương động mạch, tĩnh mạch, não, cột sống, các bộ phận nội tạng
trong cơ thể nạn nhân. Căn cứ Thông tư số 12, thông tư liên bộ Bộ Y tế- Bộ Lao
động Thương binh Xã hội ban hành ngày 26/07/1995.
* Phải có hậu quả chết người xây ra trên thực tế.
* Giữa hậu quả thương tích nặng và hậu quả chết người phải có mối quan
hệ nhân quả với nhau.
• Xét mặt khách quan của tội phạm H:


- Hành vi khách quan: H sử dụng chiếc đục của thợ mộc xông vào nhằm đâm
P, hành vi này có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe của P.
- Hậu quả của tội phạm: P chết vì vết thương quá nặng (sâu tới 9cm, thủng gan).
- Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn thương
khác của nạn nhân: Hậu quả P chết là vì vết thương do H gây ra cho P quá nặng
(sâu tới 9cm, thủng gan). Như vậy hành vi dùng đục thợ mộc đâm P của H đã gây
ra cái chết cho P.
• Mặt chủ quan của tội phạm:
H cố ý cầm đục thợ mộc xông vào P, nhưng H chỉ nhằm P mà đâm bừa nên
khi thực hiện hành vi phạm tội này H chỉ có ý thức về hậu quả của hành vi gây
thương tích cho P. Khi cầm đục xông vào P, H có lỗi cố ý. H xông vào P, đâm
bừa với mục đích ngăn cản hành vi xâm phạm tới sức khỏe của bố mình là K. H
- 2 -
nhằm P đâm bừa theo phản xạ tự nhiên khi thấy người thân của mình bị xâm hại,
H cũng không thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra hay tất nhiên sẽ
xảy ra sau hành vi của mình. Do đó với hậu quả chết người H chỉ có lỗi vô ý. Ở
đây có ý kiến cho rằng P có lỗi cố ý gián tiếp giết người vì H cầm hung khí là cái
đục thợ mộc - một vật sắc nhọn lại nhằm P đâm bừa, H đã thấy trước được hậu
quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng H chấp nhận hậu quả
đó để bảo vệ bố mình. Căn cứ vết thương của P thì chứng tỏ H đã dùng một lực
khá mạnh, với hung khí nguy hiểm mà không mong muốn hậu quả chết người
nhưng lại dùng một lực mạnh. Điều này rất vô lý, như vậy chỉ có thể là lỗi cố ý
trực tiếp nhưng H đâm bừa nhằm chống lại P để bảo vệ bố mình, thể hiện khi thực
hiện hành vi H cũng chưa ý thức rõ về mức độ nguy hiểm của hành vi.
Do vậy H chỉ phải chịu hình phạt ở khung tăng nặng thứ hai của tội cố ý gây
thương tích tại Khoản 3 Điều 104 BLHS quy định: “Phạm tội gây thương tích,
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc
dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ
năm năm đến mười lăm năm.”

2. Phản bác ý kiến nêu trên mà mình cho là không đúng.
Ý kiến kết luận H phạm tội giết người theo Điều 93 là không đúng. Như
phân tích ở trên H chỉ cố ý gây thương tích cho P để nhằm ngăn chặn hành vi P
gây tổn hại tới sức khỏe của K (bố H) chứ không có mục đích tước đoạt tính
mạng của P. Như vậy đối với hậu quả cái chết của P thì lỗi của H là vô ý. Hậu quả
cái chết của P không phải do lỗi cố ý của H. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa
nhận có thể định nghĩa tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của
người khác. Với tội giết người quy định tại điều 93 thì lỗi cố ý của tội phạm là
dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm này. Nếu là lỗi vô ý làm chết
người sẽ xử theo Điều 98 BLHS. Đục thợ mộc thì thường có trong các xưởng
mộc, có thể khi xảy ra vụ việc, trước tình thế bố mình là K bị đánh, H cầm đục
- 3 -
sẵn trên tay và theo phản xạ tự nhiên xông vào phía P nên khó có thể kết luận H
có lỗi cố ý gián tiếp gây ra cái chết của P.
3. Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có
thay đổi không? Tại sao?
Nếu P chết do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H sẽ thay đổi, cụ
thể là chuyển từ tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo khoản 3 Điều
104 BLHS thành tội cố ý gây thương tích mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%
theo khoản 2 của Điều luật này. Vì ở giả thiết này, kết quả cái chết của P không
phải do nguyên nhân vết thương mà H gây ra cho P, như vậy sẽ không có mối
quan hệ nhân quả giữa thương tích nặng với hậu quả chết người và sẽ không thỏa
mãn điều kiện cấu thành tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Theo quy
định tại Thông tư số 12, thông tư liên bộ Bộ Y tế- Bộ Lao động Thương binh Xã
hội ban hành ngày 26/07/1995, P bị thủng gan, tỷ lệ thương tật vào khoảng 35-
40%.
- 4 -

×