Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích và bình luận các quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.54 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị
trường nước ta cũng có những chuyển biến rõ rệt, hoạt động thương mại
ngày càng phát triển, số lượng giao dịch thông qua hợp đồng trong lĩnh vực
thương mại ngày càng phổ biến. Những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán
có thể xảy ra khiến cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được nghĩa
vụ của mình dẫn đến vi phạm hợp đồng. Trong một số điều kiện nhất định,
bên có hành vi vi phạm được miễn trách nhiệm, không phải chịu các chế tài
do hành vi vi phạm gây ra. Khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005
quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hay
nói cách khác là bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các
trường hợp sau đây:
-Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
-Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
-Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
-Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao
kết hợp đồng.
Để đi sâu hơn về vấn đề này và phục vụ cho yêu cầu bài tập học kì,
em đã chọn đề tài “phân tích và bình luận các quy định về các trường hợp
miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm” để tìm hiểu. Sau đây là phần
nội dung của bài:
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI, CHẾ TÀI DO
VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM
ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1. Hợp đồng thương mại – hình thức pháp lý chủ yếu của quan hệ
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hình thức pháp lý chủ yếu của các quan
hệ tài sản nói chung và các quan hệ kinh doanh nói riêng chính là hợp đồng.


“Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ
thể nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trên cơ sở
tự do, tự nguyện và bình đẳng”. Tuy nhiên, một thỏa thuận nhằm xác lập,
thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ được coi là hợp pháp khi được
Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện, nghĩa là phải đảm bảo các yêu
cầu về thẩm quyền giao kết; mục đích, đối tượng giao kết; hình thức của sự
thỏa thuận…Một thỏa thuận đáp ứng được các yêu cầu trên là một hợp đồng
hợp pháp.
Pháp luật hiện hành ở nước ta không đưa ra định nghĩa về hợp đồng
thương mại mà chỉ quy định khái niệm chung về hợp đồng dân sự. Điều 388
BLDS quy định “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Với quy định tại
điều 1 Bộ luật dân sự năm 2005 về phạm vi áp dụng của Bộ luật dân sự có
đoạn: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách
ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ
thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động…” ta có thể hiểu các quy định về hợp
2
đồng dân sự được áp dụng cho hợp đồng nói chung, trong đó bao gồm cả
hợp đồng trong lĩnh vực hoạt động thương mại.
Như vậy, hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân
sự. Tuy nhiên, nó có những đặc điểm riêng nhất định, khác với những hợp
đồng dân sự thông thường theo cách hiểu truyền thống. Nó chỉ chịu sự điều
chỉnh bởi pháp luật dân sự và không khác biệt với các hợp đồng dân sự
thông thường ở những vấn đề cơ bản như: giao kết hợp đồng, nguyên tắc và
các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp
đồng vô hiệu…Còn lại, xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt động
thương mại, một số vấn đề về hợp đồng thương mại được quy định có tính
chất là sự phát triển tiếp tục những quy định truyền thống về hợp đồng trong
luật Dân sự đó là: vấn đề chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên,

chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng…
Hiện nay, khái niệm hoạt động thương mại được quy định tại khoản 1
điều 3 Luật thương mại năm 2005 “là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Do đó, có thể hiểu khái
quát “hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh
với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm
dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại”.
2. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại
Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là một loại chế tài phát sinh
trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Trong đó:
Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện
pháp tác động mà Nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực
hiện nghiêm minh. Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy
phạm pháp luật sẽ được áp dụng đối với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm
3
pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận
quy định của quy phạm pháp luật. Hay nói cách khác, chế tài là những hậu
quả pháp lý bất lợi đối với bên vi phạm pháp luật.
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không
đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên
hoặc theo quy định của luật này” (khoản 12 điều 3 Luật thương mại năm
2005).
Như vậy, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là hình thức chế tài
áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện hay thực hiện không đúng,
không đầy đủ các cam kết theo hợp đồng thương mại, theo đó bên có hành vi
vi phạm phải gánh chịu một hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm của
mình gây ra.
3. Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại là việc bên vi

phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không bị áp dụng các hình thức
chế tài.
Về bản chất, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những
trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Cơ sở để miễn trách nhiệm
cho bên vi phạm hợp đồng chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực
hiện, thực hiện không đúng hợp đồng. Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả
năng lựa chọn xử sự nào khác ngoài xử sự gây thiệt hại mà không lựa chọn
thì bị coi là có lỗi và ngược lại, nếu không có khả năng lựa chọn xử sự nào
khác thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi
vi phạm của mình.
Các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trong
hợp đồng thương mại được quy định trong khoản 1 điều 294 Luật thương
mại năm 2005.
4
Mặt khác, để được áp dụng các căn cứ miễn trách nhiệm thì bên có
hành vi vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ phải chứng minh mình không có lỗi.
Nếu không chứng minh được, bên vi phạm coi như là có lỗi và phải chịu các
chế tài do pháp luật quy định. Ngoài ra, khi xảy ra trường hợp được miễn
trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng
văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu
quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không
kịp thơig cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN
TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM
1. Trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
Pháp luật thương mại đã giành quyền chủ động rất cao cho các bên
tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng như hết sức coi trọng
nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng. Theo
nguyên tắc chung, các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận,
nếu không trái với pháp luật thì đều có giá trị pháp lý. Do vậy, các bên được

quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng
thương mại. Xuất phát từ đó, luật thương mại năm 2005 đã quy định “các
bên sẽ không phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại nếu có
sự thỏa thuận của các bên về trường hợp đó được miễn trách nhiệm” tại
điểm a khoản 1 điều 294.
Về vấn đề này, pháp luật nhiều nước cũng có những quy định. Pháp
luật Anh coi thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm có hiệu
lực pháp lý, tuy nhiên, những thỏa thuận miễn trách nhiệm do vi phạm
những điều kiện cơ bản của hợp đồng thì được coi là không có hiệu lực pháp
lý. Pháp luật dân sự Đức quy định, bên vi phạm không thể được miễn trừ
trách nhiệm trong tương lai do cố ý vi phạm hợp đồng.
5
Chỉ mới tạm dừng ở việc so sánh qua những quy định trên đây của
pháp luật các nước với quy định của pháp luật nước ta đã thấy sự khác biệt
tương đối lớn. Có thể thấy rằng quy định của pháp luật nước ta mới chỉ dừng
lại ở mức độ chung chung, không đưa ra điều kiện để công nhận thỏa thuận
miễn trừ trách nhiệm hợp đồng giữa các bên. Thêm nữa, nếu so sánh với quy
định trong điều 276 của Bộ luật dân sự Đức về việc bên vi phạm không thể
được miễn trừ trách nhiệm trong tương lai do cố ý vi phạm hợp đồng. Ta có
thể thấy quy định này của pháp luật Đức nhằm hướng tới mục đích đảm bảo
sự bình đẳng giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, nhất là hướng tới mục
đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Vậy còn pháp luật nước ta thì sao? Rõ
ràng đã có sự thiếu xót ở đây bởi quy định này của nước ta mới chỉ đơn giản
là công nhận trường hợp miễn trừ trách nhiệm hợp đồng đã được các bên
thỏa thuận trước mà không lưu ý tới trường hợp một trong các bên lợi dụng
sự tồn tại của điều khoản miễn trừ trách nhiệm để vi phạm hợp đồng, để họ
không phải chịu biện pháp chế tài nào, hậu quả là sự bất bình đẳng giữa các
bên trong hợp đồng thương mại không thể tránh khỏi.
2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng
Theo quy định của điểm b khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm

2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra
sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy định hay
không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng,
bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm.
Tuy nhiên, quy định trên lại chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn
cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả
kháng và điều kiện áp dụng. Định nghĩa sự kiện bất khả kháng chỉ được quy
định chung trong Bộ luật dân sự năm 2005. Theo khoản 1 điều 161 Bộ luật
dân sự, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
6
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Từ quy định này cho thấy, một sự
kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ miễn trách nhiệm hợp
đồng cần phải thỏa mãn các dấu hiệu sau: (i) Xảy ra sau khi các bên đã giao
kết hợp đồng; (ii) Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước
được và không thể khắc phục được;(iii) Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm
hợp đồng. Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể bao
gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách,
pháp luật của Nhà nước…Tuy nhiên, để được áp dụng miễn trừ do sự kiện
bất khả kháng thì bên có hành vi vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn
đến vi phạm hợp đồng đã thỏa mãn cả 3 điều kiện trên.
Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài
thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc
không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính
thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với
thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả theo quy định tại điều 296 Luật
thương mại năm 2005.
Ngoài ra, Luật thương mại chỉ quy định chung chung “trường hợp xảy
ra sự kiện bất khả kháng” là một căn cứ để miễn trách nhiệm đối với hành vi
vi phạm mà không có quy định làm rõ sự kiện này sẽ được thừa nhận là căn

cứ miễn trách nhiệm nếu nó xảy ra đối với các bên tham gia quan hệ hợp
đồng hay đối với cả bên thứ ba trong quan hệ hợp đồng như quy định tại
điều 40 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Trường hợp này được Công ước viên
1980 (CISG) quy định rất rõ, theo đó, khoản 2 điều 79 quy định bên không
thực hiện hay thực hiện không đúng sẽ không phải chịu trách nhiệm mà việc
không thực hiện hay thực hiện nghĩa vụ không đúng do trường hợp bất khả
kháng. Quy định này của CISG là hoàn toàn hợp lý bởi thực tế trong hoạt
7
động thương mại, rất nhiều hợp đồng được kí kết giữa các bên nhằm mua đi
bán lại để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch. Trong trường hợp này, việc thực
hiện mỗi một hợp đồng riêng biệt liên quan mật thiết đến việc thực hiện các
hợp đồng khác. Ví dụ, người bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của
mình cho người mua theo hợp đồng mua bán hàng hóa do bên gia công
không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bán theo hợp đồng gia
công sản phẩm (đối tượng của hợp đồng mua bán chỉ có thể là sản phẩm của
bên gia công và không sản phẩm nào thay thế được). Đối với trường hợp
này, khoản 2 điều 79 Công ước viên 1980 đã quy định rõ, người bán không
chịu trách nhiệm với người mua do không thực hiện hay thực hiện không
đúng nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ trong trường hợp, nếu
người gia công không thực hiện nghĩa vụ của mình với người bán theo hợp
đồng gia công sản phẩm là do trường hợp bất khả kháng.
Về vấn đề một bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người
thứ ba không thực hiện được nghĩa vụ của mình do gặp bất khả kháng) có
được coi là căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm không còn có quan
điểm khác. Tác giả Quachs Thúy Quỳnh trong luận văn thạc sĩ về vấn đề:
“Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh –
thực trạng và phương hướng hoàn thiện” cho rằng: coi đây là căn cứ miễn
trách nhiệm là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn doanh thương.
Do xét về bản chất, căn cứ miễn trách nhiệm này hoàn toàn không phù hợp
với nguyên tắc chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp giữa các bên trong quan hệ

hợp đồng. Các bên tham gia quan hệ phải tự mình gánh chịu các nghĩa vụ
cũng như lợi ích về mặt tài sản phát sinh từ quan hệ đó. Nếu bên thứ ba được
miễn trách nhiệm trước bên có hành vi vi phạm thì đó là vấn đề nằm trong
khuôn khổ hợp đồng của hai bên đó và họ phải tự giải quyết. Hợp đồng đó
được xác lập vì lợi ích của họ nên đương nhiên trách nhiệm cũng do họ
8
ghánh chịu, không thể yêu cầu bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu hoặc
chia sẻ ghánh nặng đó.
3. Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia
Trường hợp miễn trách nhiệm này được quy định tại điểm c, khoản 1,
điều 294 Luật thương mại năm 2005. Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp
đồng nhưng việc vi phạm đó không phải do lỗi của bên vi phạm mà là do lỗi
của bên bị vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối
với vi phạm đó. Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này
là phải do lỗi của bên bị vi phạm. Lỗi này có thể là hành động hoặc không
hành động của bên bị vi phạm.
Ví dụ: Công ty A kí kết với công ty B hợp đồng gia công 1000 đôi
giày. Theo đó, công ty A phải giao toàn bộ vật liệu gia công cho công ty B
để công ty B tiến hành sản xuất. Tuy nhiên, công ty A đã giao vật liệu chậm
hơn 10 ngày so với thỏa thuận dẫn đến việc đình trệ sản xuất khiến cho việc
giao hàng của công ty B bị trậm chễ. Trong trường hợp này, nếu như trong
hợp đồng không có thỏa thuận khác về việc chậm giao vật liệu và việc chậm
giao vật liệu của công ty A không phải do bất khả kháng hoặc do quyết định
của cơ quan có thẩm quyền thì xem như công ty A đã có lỗi khiến cho công
ty B không thể thực hiện đúng hợp đồng nên công ty B được miễn trách
nhiệm.
Ngoài ra, điều 80 công ước viên 1980 cũng có quy định tương tự:
“một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia
trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi

hay sơ xuất của chính họ”. Như vậy, có thể thấy Luật thương mại Việt Nam
9
năm 2005 đã đảm bảo sự tương thích với pháp luật thương mại quốc tế trong
việc quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà việc
vi phạm đó hoàn toàn do lỗi của bên kia.
4. Trường hợp vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể
biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Điểm d khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005 quy định: trường
hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do thực hiện quyết định của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được
vào thời điểm giao kết hợp đồng là một căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng thương mại.
Ví dụ: Công ty A chuyên sản xuất và cung cấp trứng gà cho công ty B
làm nguyên liệu để sản xuất bánh ngọt. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của công
ty A bị tuyên bố thuộc vùng dịch bệnh. Theo quyết định của UBND cấp
Tỉnh, công ty A phải hủy toàn bộ cơ sở sản xuất để tránh lây lan dịch bệnh.
Thực hiện quyết định này khiến cho công ty A không thể cung cấp trứng gà
cho công ty B theo hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp này, công ty A
được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình.
Từ quy định trên đây, có thể thấy việc miễn trách nhiệm chỉ được áp
dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết
hợp đồng. Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn
đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm.
Tuy nhiên, quy định này của luật thương mại còn chưa thực sự rõ ràng.
Thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, không có quy định hướng dẫn cụ thể cơ quan
quản lý nhà nước trong trường hợp này ra quyết định nhằm mục đích gì,
10

những điều kiện cụ thể để một quyết định có thể trở thành căn cứ miễn trách
nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng; Thứ hai, nếu xảy ra trường hợp việc thực
hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước mang lại lợi ích cho bên vi
phạm và gây thiệt hại cho bên bị vi phạm hợp đồng thì sao?. Đến nay, vẫn
chưa có một văn bản pháp luật nào được ban hành để hướng dẫn thi hành
quy định này.
IV. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI
VỚI HÀNH VI VI PHẠM
1. Quy định cụ thể về các điều kiện để xác định một sự kiện là căn cứ
miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Có thể thấy các quy định pháp luật hiện hành mới chỉ đi vào liệt kê các
sự kiện là căn cứ miễn trách nhiệm mà không đưa ra các điều kiện áp dụng
cụ thể, điều này gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật và giải
quyết các tranh chấp hợp đồng.
Do đó, cần quy định tất cả các sự kiện là căn cứ miễn trách nhiệm đều
phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định, bao gồm:
-Thứ nhất, sự kiện này phải xảy ra sau khi các bên đã kí kết hợp đồng;
-Thứ hai, ở thời điểm kí kết hợp đồng các bên không biết và không thể
biết sự kiện đó sẽ xảy ra;
-Thứ ba, sự kiện đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm hợp
đồng;
-Thứ tư, khi các sự kiện này xảy ra, các bên đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết trong khả năng nhưng không thể khắc phục được.
Việc ghi nhận các điều kiện này vừa đảm bảo nguyên lý về mối quan hệ
nhan quả và nguyên tắc xác định lỗi, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan có
11
thẩm quyền vận dụng một cách linh hoạt khi đánh giá các sự kiện là căn cứ
để miễn trách nhiệm hợp đồng.
2. Bổ sung quy định điều kiện để công nhận thỏa thuận miễn trừ

trách nhiệm hợp đồng giữa các bên
Luật thương mại năm 2005 cũng như các văn bản quy định chi tiết thi
hành chưa có quy định cụ thể nào về điều kiện công nhận thỏa thuận miễn
trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, cần bổ sung những quy định mang
tính nguyên tắc như: “Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách
nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên
bị vi phạm áp dụng chế tài. Thỏa thuận này chỉ có giá trị pháp lý nếu như nó
không phải là vi phạm do cố ý”…để vừa đảm bảo tôn trọng sự tự do thỏa
thuận giữa các bên, vừa hạn chế việc một bên lợi dụng căn cứ này để trốn
tránh trách nhiệm hợp đồng. Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng,
cơ quan có thẩm quyền cũng cần phải đánh giá tính hợp lý của thỏa thuận
này, cần phải phân tích sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, phân tích nội dung
của hợp đồng.
3. Bổ sung quy địnhvề căn cứ miễn trách nhiệm do người thứ ba có
quan hệ với một bên trong hợp đồng thương mại gặp trường hợp
bất khả kháng
Theo em, việc bổ sung quy định về căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi
phạm do người thứ ba có quan hệ hợp đồng với bên vi phạm gặp bất khả
kháng là phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Bởi vấn đề này đã được
quy định trong Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế cũng như
quy định tại nhiều quốc gia khác.
Để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong trường hợp này
thì cần quy định cụ thể về điều kiện để sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn
12
trách nhiệm với bên thứ ba trở thành căn cứ miễn trách nhiệm cho một bên
hợp đồng thương mại đó là:
-Thứ nhất, sự kiện bất khả kháng mà bên thứ ba gặp phải phải đáp ứng
đủ các điều kiện quy định tại điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005;
-Thứ hai, hợp đồng của bên vi phạm với bên thứ ba có quan hệ mật
thiết với hợp đồng thương mại giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm;

-Thứ ba, việc bên thứ ba vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến việc vi phạm hợp đồng của bên vi phạm và bên vi phạm không thể
khắc phục được.
4. Quy định cụ thể về trường hợp thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền là căn cứ miễn trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng
Cần có quy định hướng dẫn cụ thể cơ quan quản lý nhà nước trong
trường hợp này ra quyết định nhằm mục đích gì, những điều kiện cụ thể để
một quyết định có thể trở thành căn cứ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm
hợp đồng. Theo em, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước phải làm phát
sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện
một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng. Chỉ những
quyết định mang tính chất bất khả kháng, bên vi phạm không thể có lựa
chọn nào khác ngoài việc vi phạm hợp đồng mới có thể là căn cứ miễn trừ
trách nhiệm. Ví dụ như quyết định thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh,
quốc phòng…
Ngoài ra, nếu việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước
mang lại lợi ích cho bên vi phạm và gây thiệt hại cho bên bị vi phạm hợp
đồng thì cần có cơ chế phù hợp để đảm bảo lợi ích cho các bên. Điều này có
ý nghĩa quan trọng trong quan hệ thương mại, đặc biệt trong quan hệ quốc
tế.
13
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Bản chất của miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm là việc
bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu chế tài mà pháp luật
quy định phải áp dụng với hành vi vi phạm đó, tuy nhiên, vì thiệt hại xảy
ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ
được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm. Đây là một trong
những vấn đề có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đảm bảo quyền lợi củacác
bên giao kết hợp đồng, đảm bảo sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà

còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trừ trách
nhiệm để trốn tránh trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, vấn đề này chưa
được pháp luật thương mại quy định cụ thể và toàn diện dẫn tới việc áp
dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn và không thống nhất. Hi
vọng, trong khoảng thời gian không xa tới, các cơ quan chức năng sẽ đưa
ra những quy định bổ sung và văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để pháp luật
thương mại nói chung, pháp luật quy định về vấn đề miễn trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại được hoàn chỉnh hơn. Bài
viết dựa trên cơ sở tài liệu tham khảo trong giáo trình, trong các bài luận
văn thạc sĩ của Thầy Cô, các bài viết trên mạng, kèm thêm một số ý kiến
quan điểm cá nhân. Do kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn bài làm còn
nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được sự cảm thông và góp ý của Thầy,
cô. Em xin chân thành cảm ơn.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giaó trình Luật thương mại tập 2 – trường ĐH Luật Hà Nội,
nxb CAND, HN – 2012;
2. Luật thương mại năm 2005
3. Bộ luật dân sự năm 2005
4. Hoàng Thị Hà Phương, Chế tài do vi phạm hợp đồng thương
mại – những vấn đề lý luận và thực tiễn – luận văn thạc sĩ luật
học, Hà Nội – 2012
5. Nguyễn Thị Thu Huyền, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, luận văn thạc sĩ
luật học. HN – 2013
6. Bài viết: “miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng thương
mại” trên trang web />vi-pham-hop-dong-thuong-mai
7. Bài viết “một vài suy nghĩ về định hướng sửa đổi luật thương
mại2005” trên trang web :
/>ve-dinh-huong-sua-doi-luat-thuong-mai-2005-211.html

15

×