Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.83 KB, 12 trang )

Bài tập lớn học kỳ - Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khởi tố vụ án hình sự.
1. Khái niệm.
2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
3. ý nghĩa
II. Người bị hại
III. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
1. Về các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.
2. Về chủ thể yêu cầu khởi tố.
3. Về hình thưc thể hiện của yêu cầu ,khởi tố.
4. Về trường hợp rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa.
5. Một số vướng mắc khác trong thực tiễn.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUYỄN THỊ CẨM TÚ – K340112
Bài tập lớn học kỳ - Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
Đề số 9: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này.
LỜI MỞ ĐẦU
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là một trong những giai đoạn có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình TTHS. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là xác định
xem sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không để từ đó tạo cơ sở cho các
giai đoạn tố tụng tiếp theo được tiến hành một cách thuận lợi. Có thể nói khởi tố
vụ án hình sự không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý là giai đoạn khởi động và có
tính định hướng cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo mà còn có ý nghĩa thiết thực
trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm khiến cho mọi tội phạm đều bị
phát hiện và được xử lý nghiêm minh. Để đạt được điều đó khởi tố vụ án hình sự


đòi hỏi phải có căn cứ, đúng thẩm quyền và theo đúng trình tự thủ tục tố tụng mà
pháp luật quy định.
Trong TTHS, người bị hại đóng vai trò quan trọng trong thành phần những
người tham gia tố tụng. Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
hại khi tham gia TTHS là một yêu cầu đang được đặt ra. Hiện nay, việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân đã
được ghi nhận trong Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính
trị và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005
như “tôn trọng và bảo vệ quyền con người”, “tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân tham gia tố tụng…”
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là một trong những quy định quan trọng
để việc khởi tố vụ án hình sự đạt hiệu quả. Trong đó, quyền yêu cầu khởi tố vụ
án của người bị hại là một trong những vấn đề cần được quan tâm nên em xin đi
nghiên cứu vấn đề về: “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và
việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.”
NGUYỄN THỊ CẨM TÚ – K340112
Bài tập lớn học kỳ - Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
NỘI DUNG
IV. Khởi tố vụ án hình sự.
1. Khái niệm.
Hiện nay có nhiều quan điểm về khái niệm khởi tố vụ án hình sự. Theo Từ
điển Luật học thì “Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố
tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm” Theo
đó khởi tố vụ án hình sự là một hoạt động tạo cơ sở để tiến hành điều tra.
Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự - Trường đại học Luật Hà Nội thì
“Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan
có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi
tố hoặc không quyết định khởi tố vụ án hình sự”
Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều
tra. Quyết đinh này làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan

có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng
Mục tiêu cụ thể của khởi tố vụ án hình sự là xác định các dấu hiệu của tội
phạm, bảo đảm phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội thông qua những
hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm, góp phần ngăn
ngừa xử lý kịp tời tội phạm và người phạm tội.
Như vậy, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình
tố tụng hình sự tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ xác định
tội phạm và người phạm tội ở các giai đoạn tiếp theo, góp phần bảo đảm không
một tội phạm nào không bị phát hiện không một tội phạm nào bị truy cứu trách
nhiệm hình sự oan. Hay nói một cách khác khởi tố vụ án hình sự là một giai
đoạn tố tụng độc lập làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình
giải quyết vụ án hình sự.
NGUYỄN THỊ CẨM TÚ – K340112
Bài tập lớn học kỳ - Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
Có 3 nhiệm vụ chính trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
- Phát hiện và tiếp nhận các thông tin về tội phạm kịp thời chính xác.
- Sử dụng mọi biện pháp luật định tiến hành các hoạt động kiểm tra
nhằm nhanh chóng xác định các dấu hiệu tội phạm.
- Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ
án hình sự có căn cứ và hợp pháp.
3. Ý nghĩa.
- Là cơ sở pháp lý khởi động giai đoạn điều tra vụ án
- Có tính chất định hướng cho giai đoạn tố tụng tiếp theo .
Ý nghĩa chính trị xã hội.
- Thể hiện sự kiên quyết cũng như quan tâm của Nhà nước trong việc đấu
tranh phòng chống tội phạm.
- Thể hiện tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có chức năng chuyên
trách nói riêng và các cơ quan, tổ chức khác nói chung trong công tác phòng
chống tội phạm.

- Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
II. Người bị hại
Pháp luật TTHS của các nước không có sự thống nhất trong việc sử dụng
thuật ngư người bị hại. chẳng hạn luật TTHS cộng hòa Pháp, Liên bang Nga hay
Việt Nam dùng thuật ngữ “Người bị hại”, trong khi đó luật TTHS Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa thì dùng thuật ngữ “người tố cáo”. Ngoài ra người bị hại
còn được gọi là “người bị thiệt hại”, hay gọi là “nạn nhân”, hay là “dân sự
nguyên cáo”.
Ở Việt Nam, khái niệm người bị hại lần đầu tiên xuất hiện trong Thông tư
số 16/TATC ngày 27/09/1974 của TANDTC. Theo đó, người bị hại được định
nghĩa: “là công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản,
NGUYỄN THỊ CẨM TÚ – K340112
Bài tập lớn học kỳ - Luật tố tụng Hình sự Việt Nam
hoặc xâm phạm về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa đào…)”.
Tại khoản 1 Điều 39 BLTTHS năm 1988 quy định: “người bị hại là người bị
thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra”. Khoản 1
Điều 51 BLTTHS năm 2003 quy định: “Người bị thiệt hại là người bị thiệt hại
về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Tóm lại, các quy định của
pháp luật việt Nam về người bị hại thay đổi theo từng giai đoạn. Người bị hại
được hiểu thống nhất là chỉ con người cụ thể, cá nhân bị tội phạm gây thiệt hại
trực tiếp về tinh thần, thể chất hoặc tài sản chứ không thể là pháp nhân hay cơ
quan, tổ chức.
III. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thể hiện sự quan tâm
của nhà nước tạo điều kiện cho người bị hại được cân nhắc tính toán xem việc
khởi tố vụ án hình sự có gây bất lợi cho họ hay không.
1. Về các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.
Trong BLTTHS 2003 quy định 11 tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của
người bị hại và đều thuộc khoản 1 của các điều: 104, 105, 106, 108, 109, 111,

113, 121, 122, 131 (đã bị bãi bỏ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLHS năm 2009), 171 của BLHS.
Thực tiễn cho thấy, có những hành vi thuộc một số loại tội lẽ ra nên trao
cho người bị hại quyền yêu cầu khởi tố nhưng luật lại không quy định. Cụ thể
như:
- Trong tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác trong khi thi hành công
vụ (giống như tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác
nhưng chỉ khác chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn và phạm tội trong lúc thi
NGUYỄN THỊ CẨM TÚ – K340112

×