Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HEGEL VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MARX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.69 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
oOo
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HEGEL VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI
VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MARX
Học viên: DƯƠNG TRẦN MINH.
STT: 62.
Nhóm: 1.
Lớp: K22_DEM1.
Khóa : K22.
Giảng viên phụ trách: TS. BÙI VĂN MƯA.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
2
LỜI MỞ
ĐẦU
Nền triết học cổ điển Đức là nền triết học được tạo nên từ cuối thế kỷ XVIII -
đầu thế kỷ XIX

thành tựu rực rỡ của nền văn minh Tây Âu và thế giới. Đây là đỉnh
cao của thời kỳ triết học Tây
Âu,
đồng thời có ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện
đại. Vì vậy, nó trở
thành
một trong ba nguồn gốc hình thành chủ nghĩa Marx - nguồn
gốc triết học (cùng với kinh tế chính
trị
học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng
Pháp).
Đặc biệt là tư tưởng


biện
chứng của triết học cổ điển Đức được thể hiện thông
qua một số đại biểu tiêu biểu như: Canter,
Hegel,
Feurbach.
Tuy đứng trên lập trường duy tâm nhưng các nhà triết học cổ điển Đức đã xây
dựng nên các
hệ
thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, logic biện
chứng, học thuyết về các
quá
trình phát triển. Với
cách
nhìn tổng quát về phương pháp
biện chứng, các nhà triết học cổ điển Đức có ý đồ hệ thống hóa
toàn
bộ tri thức và
thành tựu mà nhân loại đã đạt được. Trong số các nhà triết học vĩ đại nhất đó
không
thể không kể tới George Wilhelm Friedrich Hegel. Ông là nhà biện chứng lỗi lạc, phép
biện
chứng

của
ông là một tiền đề lý luận quan trọng của triết học Marx. Không chỉ là
đại biểu tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức mà Hegel đã đem lại cho triết học địa
vị
vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh thần nhân loại. Với những luận cứ
sâu sắc


có cơ sở khoa học, Hegel đã làm sáng tỏ đối tượng, chức năng và
phương pháp của triết
học,
mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua
đó, trình bày một cách súc tích,
đúng
đắn bản chất của triết
học.
Triết học của Hegel có
ảnh
hưởng

rất
mạnh đến tư tưởng của nước Đức và cả Châu Âu đương thời, triết học
của ông được gọi là
"tinh
thần Phổ". Phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng
duy tâm, tức là phép biện chứng về
sự

vận
động và phát triển của các khái niệm được
ông đồng nhất với biện chứng sự
vật.
Phương pháp tư duy biện chứng của triết học Hegel được Marx, Engels, Lenin và
các nhà duy vật macxit sau này tiếp thu và phát triển.
3
I

.


BỐI CẢNH



L

ỊCH

SỬ RA ĐỜI

V

À

HỆ THỐNG

TRI Ế

T

H ỌC HEGEL

:



1. Bối cảnh lịch sử :
Triết học cổ điển Đức ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt. Nước Đức
vào cuối

thế
kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn còn là một quốc gia phong kiến điển
hình với 360
tiểu
quốc độc lập trong một liên bang Phổ chỉ còn là hình thức, lạc hậu về
kinh tế và
chính
trị. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình đốn. Lúc này
vương triều
Phổ
Phriđrich VinHem vẫn tăng cường quyền lực duy trì chế độ quân chủ,
cản trở đất nước
phát
triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cả đất nước bao trùm bầu
không khí bất bình
của
đông đảo quần
chúng.
Trong khi đó ở nước Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản. Ở nước Anh
thực hiện
cuộc
cách mạng công nghiệp làm rung chuyển châu Âu, đưa châu Âu bước
vào nền
văn
minh công nghiệp. Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần
cách mạng
của
giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ khác của xã hội Đức.
Nhưng vì giai cấp



sản
Đức lúc này tỏ ra hèn kém, những lực lượng tiến bộ khác nằm
rải rác ở những
vương
quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh
tế và chính trị nên
không

thể
tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn mà chỉ tiến
hành cách mạng về phương
diện
tư tưởng. Họ muốn
thỏa
hiệp với tầng lớp phong kiến
quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải
quyết
những vấn đề phát triển đất
nước. Nhưng với tinh thần cách mạng của mình, giai cấp tư
sản
Đức phải tìm cách nào
đó để thể hiện tinh thần đó và đã gửi gắm vào trong triết học cổ
điển
Đức. Đồng thời,
trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản ở
các
nước Tây Âu,
khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: phát hiện ra điện, phát hiện
ra

ôxy và
bản chất sự cháy của Lavoadie Những thành tựu đó chứng tỏ sự hạn chế
của
phương
pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất của các hiện tượng tự nhiên

thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó đòi hỏi cần có cách nhìn mới, phương pháp
mới,
quan
niệm mới về vai trò và khả năng của con người. Triết học cổ điển Đức ra đời
nhằm đáp
ứng
nhu cầu
đó.
4
2. Hệ thống triết học Hegel:
2.1. Tóm tắt tiểu sử Hegel:
G.Ph.Hegel (1770 - 1831) sinh ra trong một gia đình quan chức cao cấp ở Đức,
Thời trẻ ông học khoa khoa học triết học và thần học ở Trường Đại học Tubingen. Sau
khi tốt nghiệp đại học, Hegel làm giáo sư dạy tư trong các gia đình, về sau ông được bổ
nhiệm làm giáo sư hiệu trưởng trường trung học và sau đó làm giáo sư ở Trường Đại học
Heidelberg; cuối đời ông là giáo sư ở Trường Đại học Berlin. Theo đánh giá các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Marx: Hegel không chỉ là một thiên
tài
sáng tạo mà còn là nhà
triết học có tri thức bách khoa nên tất cả mọi lĩnh vực, Hegel đều


người
của mọi thời

đại. Triết học của Hegel là tinh hoa của triết học cổ điển Đức và là
nguồn
gốc lý luận
trực tiếp của cổ điển Marx. Hegel đã để lại cho đời sau rất nhiều tác phẩm nổi
tiếng.
Hệ thống của Hegel rất khó đọc. Thời kỳ nước Đức lên cơn sốt Hegel chứng tỏ trình
độ tư
duy
của người Đức rất cao. Lúc bấy giờ nước Đức hình thành hai phái: một
Hegel già và Hegel
trẻ,
đều ảnh hưởng trực tiếp của Hegel. Hegel từng tuyên bố: triết
học của Hegel là cuối cùng
trong
lịch sử, về sau này sẽ không tìm được bộ óc nào vĩ
đại hơn Hegel. Sự tuyên bố đó tất
nhiên
là không đúng nhưng có cơ sở của nó. Tư
tưởng của Hegel bao bọc bởi duy tâm huyền
bí.
Các tác phẩm lớn của Hegel gồm:
+ Hiện tượng học tinh thần (1807) trình bày quá trình phát sinh phát triển của nhận
thức cá thể và nhận thức loài.
+ Khoa học logic học(1812 – 1814) trình bày những quy luật và phạm trù của
phép biện chứng.
+ Bách khoa toàn thư các khoa học triết học (1817) là các bài giảng về lịch sử triết
học, triết học pháp quyền, triết học mỹ học, tôn giáo do học trò của Hegel tập hợp lại.
2.2. Hệ thống triết học của Hegel: gồm ba phần chủ yếu.
a. Phần thứ nhất: Hegel trình bày ở cuốn “logic học” ông hình dung “ý niệm tuyệt
đối” còn họat động trong dạng nguyên chất của tư duy thuần túy, ở dạng sơ khai đúng

như nó tồn tại. Theo ông, “ý niệm tuyệt đối” này biểu hiện ra là một hệ thống các quy
luật phổ biến của vận động, và phát triển, về các nguyên tắc lý tính dùng làm cơ sở cho
mọi cái đang tồn tại.
5
b. Phần thứ hai: Là học thuyết duy tâm về tự nhiên được Hegel trình bày trong
“triết học tự nhiên”. Ở đây giới tự nhiên được hiểu là “sự tồn tại khác” của tinh thần hay
ý niệm đã trở thành kẻ sáng tạo ra giới tự nhiên. Vấn đề này Engels nhận xét: “trong khi
chủ nghĩa duy vật coi tự nhiên là hiện thực duy nhất, thì trong hệ thống Hegel, tự nhiên
chỉ là “sự tha hóa” của ý niệm tuyệt đối, có thể nói là sự hạ mình xuống của ý niệm tuyệt
đối”. Như vậy, về thực chất triết học tự nhiên của Hegel đã đem lại sự phát triển của giới
tự nhiên dưới hình thức duy tâm.
c. Phần thứ ba: Là lý luận duy tâm về đời sống xã hội, phần này được Hegel trình
bày chủ yếu trong “Triết học tinh thần”. Trong triết học này, dưới hình thức là lịch sử của
tinh thần, Hegel trình bày lịch sử của con người và sự tự nhận thức của con người. Ở đây
Hegel thừa nhận con người có khả năng phản ánh giới tự nhiên và khi con người phản
ánh được đầy đủ giới tự nhiên cũng có nghĩa là ý thức của con người đã quay trở về điểm
khởi đầu của nó là ý niệm tuyệt đối. Như vậy, điểm khởi đầu là ở tinh thần và điểm kết
thúc của sự phát triển cũng là tinh thần, chỉ có khác điểm khởi đầu là “tinh thần thế giới”,
còn điểm kết thúc là “tinh thần tuyệt đối” tồn tại ở mỗi cá nhân con người.
Xét toàn bộ thì hệ thống triết học của Hegel là chủ nghĩa duy tâm khách quan
mang nặng tính chất thần bí phục vụ đắc lực cho tôn giáo. Tuy nhiên nếu nghiên cứu kỹ
toàn bộ hệ thống triết học này, đặc biệt là logic học của Hegel ta có thể tìm thấy những
“hạt nhân hợp lý”, những tư tưởng thiên tài về phép biện chứng đó chính là chỗ mà ông
vượt xa các tiền bối của mình.
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HEGEL:
1. Hiện tượng học tinh thần - nguồn gốc và tinh hoa của triết học Hegel:
“Hiện tượng học tinh thần” (1807) đánh dấu sự chín muồi trong thế giới quan triết
học của ông: về cơ bản, ông đã thoát khỏi ảnh hưởng của Senlinh và trên cơ sở kế thừa
những tư tưởng hợp lý của Senlinh, ông bắt đầu đề ra những nguyên lý cơ bản nhằm xây
dựng hệ thống triết học độc lập của mình.

- Ý niệm tuyệt đối là phạm trù xuất phát và trung tâm của triết học Hegel.
Một người uyên bác và vĩ đại như Lenin, khi nghiên cứu triết học Hegel nhiều lúc
cũng phải thốt lên: “thần bí”, “cực kỷ khó hiểu” và có lúc đã nói đùa: “Biện pháp làm
6
nhức đầu tốt nhất là đọc triết học Hegel”. Nghiên cứu triết học Hêgen đương nhiên là
phải đụng đến phạm trù “ý niệm tuyệt đối” đầy bí hiểm.
Ý niệm tuyệt đối (hay còn gọi là tinh thần tuyệt đối, tinh thần thế giới, ý thức
thượng đế ) là điểm xuất phát và nền tảng trong quan niệm về hiện thực. Tiếp thu những
quan niệm của Senlinh về cái Tuyệt đối, Hegel coi nền tảng thế giới quan triết học của
mình là ý niệm tuyệt đối được hiểu như đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con
người. Đối với ông, tư duy (ý niệm tuyệt đối, lý tính tuyệt đối) là nguồn gốc duy nhất của
mọi cái đang tồn tại. Thế giới tự nhiên là tư duy đã tha hoá, là tư duy tồn tại dưới dạng
vật chất. Ông nhấn mạnh rằng, tư duy là tiền đề của mọi sự vật hiện tượng.
Tư duy không phải là một bản nguyên bất động, mà là một quá trình nhận thức
không ngừng phát triển từ thấp đến cao. Theo Hegel, thế giới vật chất chính là con người
vô cơ, con người còn ở giai đoạn chưa hình thành, còn con người chúng ta bằng xương
bằng thịt là con người đã phát triển đầy đủ, là con người trở về chính bản thân nó với tất
cả những đặc tính vốn có của mình. Giai đoạn phát triển cao nhất của tư duy (ý niệm
tuyệt đối) là tư duy con người, là lịch sử nhân loại.
Như vậy điểm xuất phát của triết học Hegel là ý niệm tuyệt đối, là sự đồng nhất
(thống nhất) giữa tư duy và tồn tại một cách duy tâm. Ông quy mọi quá trình của hiện
thực về quá trình tư duy, quy lịch sử hiện thực về lịch sử nhận thức. Ngay cả hoạt động
vật chất thực tiễn của con người cũng bị quy về quá trình tự ý thức, tự nhận thức. Quan
niệm này được trình bày khá rõ trong "Hiện tượng học tinh thần" và được triển khai trong
toàn bộ hệ thống triết học của Hegel. Vì vậy, "Hiện tượng học tinh thần" được coi là cội
nguồn của triết học Hegel.
- Nguyên lý phát triển.
Nguyên lý khẳng định tinh thần tuyệt đối là điểm xuất phát và nền tảng của hiện
thực gắn liền với nguyên lý phát triển. Khác với các nhà siêu hình, Hegel coi sự phát triển
không chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng, hay sự dịch chuyển vị trí của vật về

không gian. Ông hiểu sự phát triển là một quá trình phủ định biện chứng, trong đó liên
tiếp diễn ra sự thay thế cái cũ bằng cái mới, đồng thời kế thừa những yếu tố tích cực của
cái cũ mà vẫn có khả năng thúc đẩy phát triển: cái nụ hoa biến mất khi hoa nở, và có thể
7
nói rằng nó bị hoa phủ định; và tương tự như vậy có thể nói khi quả xuất hiện thì sự tồn
tại của hoa bị coi là vô lý, thay thế cho sự hợp lý trước đây của hoa thì giờ đây là quả.
Những hình thái trên đây không chỉ khác nhau mà còn bài trừ không dung hợp nhau. Tuy
nhiên bản chất làm chúng trở thành những yếu tố của một chỉnh thể hữu cơ, trong đó
chúng không những không mâu thuẫn nhau mà cái này cũng tất yếu như cái kia. Đó là
thực chất của sự phát triển theo quan niệm của Hegel, tư tưởng của Hegel cho rằng không
thể hình dung (hiểu được) kết quả của sự phát triển nếu thiếu lịch sử của nó.
Sự phát triển diễn ra theo xu hướng từ trừu tượng đến cụ thể, từ khái niệm còn
nghèo nàn, phiến diện đến khái niệm phong phú hơn về nội dung trong một sự thống nhất
chỉnh thể. Cần đặc biệt lưu ý rằng, Hegel rất coi trọng tính cụ thể của khái niệm. Lần đầu
tiên ông coi nguyên lý đi từ trừu tượng tới cụ thể là một trong những nguyên lý cơ bản
trong vận động các khái niệm logic học. Như vậy, trừu tượng và cụ thể, theo Hegel là hai
cấp độ nhận thức, hai cấp độ phát triển khác nhau của ý niệm tuyệt đối. Sự vận động của
ý niệm tuyệt đối từ trừu tượng tới cụ thể là quá trình vận động từ đơn giản, sơ khai tới
phức tạp, tới sự hoàn thiện hơn.
Xuất phát từ quan niệm phát triển như một quá trình vận động liên tục theo quy
luật phủ định của phủ định, Hegel cố gắng luận chứng rằng: cơ sở sâu xa nhất của mọi sự
vật là ý niệm tuyệt đối (tinh thần tuyệt đối) phát triển theo nguyên tắc tam đoạn thức:
chính đề - phản đề - hợp đề, trong đó giữa các yếu tố đều có mối liên hệ hữu cơ, chuyển
hoá lẫn nhau.
Ý thức con người là sản phẩm của lịch sử: Trong “Hiện tượng học tinh thần”
Hegel đã tiếp cận được quan niệm coi nhân cách, ý thức con người là sản phẩm của lịch
sử. Sự phát triển của lịch sử luôn mang tính kế thừa, mỗi thời đại lịch sử là kết quả của cả
một tiến trình phát triển trước đó. Vì vậy, quá trình phát triển ý thức của mỗi người là sự
khái quát lại, sự lặp lại và thu gọn toàn bộ những gì mà lịch sử ý thức nhân loại đã trải
qua. Hoạt động của con người càng phát triển bao nhiêu thì ý thức càng mang bản chất xã

hội bấy nhiêu. Marx nhìn thấy tầm vóc của “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel ở chỗ
nhà triết học đã “tóm được bản chất của lao động”, hiểu con người “như là sản phẩm của
lao động của chính mình”.
8
- Phép biện chứng duy tâm về triết học.
Hegel là người có công khôi phục lại quan điểm triết học là khoa học của mọi
khoa học. Hegel muốn xây dựng triết học mang tính vạn năng, đóng vai trò nền tảng cho
tất cả các ngành khoa học, nghĩa là toàn bộ khoa học cụ thể phải nằm trong triết học.
Quan điểm này là quan điểm sai lầm và sau này đã gợi mở cho Marx và Engels một cách
hiểu mới về vai trò của triết học với khoa học cụ thể. Trong tư tưởng của Hegel có một
điểm đáng lưu ý là triết học là khoa học của tất cả mọi khoa học. Nó có tham vọng giải
thích tất cả lĩnh vực khoa học cụ thể mà trong thời kỳ đó còn mang tính chất tản mạn và
sơ khai. Thời kỳ đó, khoa học chưa phân ngành, người ta không thể tìm thấy tri thức về
khoa học tự nhiên trong khoa học cụ thể như ngày hôm nay mà chỉ có thể tìm thấy những
tư tưởng khoa học tự nhiên trong hệ thống triết học tự nhiên của các nhà triết học. Từ đó
nảy sinh quan điểm cho rằng triết học là khoa học của tất cả mọi khoa học, còn các nhà
triết học là các nhà thông thái, không chỉ am hiểu một lĩnh vực mà am hiểu mọi lĩnh vực
khác nhau của nhận thức. Chính từ đó, người ta đã biến triết học thành đặc quyền của một
số nhà thông thái, tách lý luận ra khỏi thực tiễn và biến lý luận thành nhận thức để nhận
thức, tư duy để tư duy, tức là nhận thức tự thân.
Triết học là tinh hoa của thời đại thể hiện ở dạng tinh thần. Lịch sử triết học đã
khái quát lại toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại. Hệ thống triết học cuối cùng trong lịch sử
là kết quả của các hệ thống triết học trước đó. Trong quan điểm này phảng phất sự ngạo
mạn của Hegel. Theo Hegel, triết học là sự thể hiện thời đại mình ở dạng tinh thần và là
tinh hoa của thời đại. Ông đặc biệt đề cao vai trò của triết học theo nghĩa rộng. Ông nói
các trường phái triết học tưởng là khác nhau nhưng thật ra là một vì tất cả chúng đều là
triết học và mang tính kế thừa. Từ đó khẳng định hệ thống triết học cuối cùng trong lịch
sử là kết quả của toàn bộ hệ thống triết học trước đó, đồng thời Hegel tuyên bố: “Bộ óc
của Hegel là vĩ đại nhất trong lịch sử và nhân loại không thể nào tìm bộ óc nào vĩ đại hơn
Hegel được, đồng thời triết học của ông là cuối cùng trong lịch sử”. Chính quan điểm này

mâu thuẫn với phép biện chứng của Hegel. Sau đó chính triết học của Marx và Engels đã
phủ định triết học của Hegel. Đó cũng là lẽ đương nhiên theo tinh thần biện chứng mà
Hegel đã chỉ ra.
9
2. Khoa học logic:
Logic học là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống Hegel bởi đối tượng của nó là
ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhất, nhưng là điểm xuất phát và nền tảng của toàn
bộ hệ thống. Thế giới quan duy tâm là cơ sở để Hegel giải quyết các vấn đề trong logic
học của ông.
Logíc là khoa học về tư duy, về những phạm trù và quy luật của tư duy. Từ quan
điểm xuất phát về sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, Hegel coi logic học là bộ phận
quan trọng nhất trong hệ thống triết học của ông bởi ông cho rằng quy luật của tư duy mà
logic học nghiên cứu cũng chính là quy luật đích thực của tồn tại, của giới tự nhiên, của
lịch sử nhân loại và của cả nhận thức.
Tư duy với tư cách là đối tượng của khoa học logic được Hegel hiểu là tư tưởng
thuần túy, là tinh thần tuyệt đối hay dưới khía cạnh tôn giáo đó là Chúa. Hegel không
hiểu tư duy theo nghĩa hẹp, bó gọn trong phạm vi ý thức cá nhân như một khả năng nhận
thức chủ quan của con người mà theo nghĩa rộng. Đó là ý niệm tuyệt đối sáng tạo ra cả
giới tự nhiên và con người. Tư duy con người là giai đoạn phát triển cao nhất, trong đó ý
niệm tuyệt đối có khả năng ý thức được bản thân nó.
Ông xem ý niệm tuyệt đối là đối tượng của logic học còn hiện thực chỉ xem như
một quá trình của logic. “logic học”, theo Hegel, là “sự mô tả thượng đế như nó hiện hữu
trong bản chất vĩnh hằng của mình, trước khi sáng tạo ra giới tự nhiên và bất kỳ một tinh
thần hữu hạn nào”. Logic học đem lại cho chúng ta các tính quy định đặc trưng của
Thượng đế dưới dạng thuần tuý. Còn triết học tự nhiên và triết học tinh thần mô tả quá
trình tự hiện thực hoá của Thượng đế.
Phù hợp với tiến trình nhận thức đi từ hiện tượng tới bản chất, từ nhận thức cảm
tính tới nhận thức lý tính, khái niệm, Hegel chia logic học của mình thành ba học thuyết
(học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và học thuyết về khái niệm) nghiên cứu ba
giai đoạn tương ứng của tinh thần tuyệt đối: tồn tại - bản chất - khái niệm.

Logic học của Hegel đã nghiên cứu và tìm ra những mối liên hệ và sự chuyển hoá
lẫn nhau giữa các khái niệm chung nhất, giữa các phạm trù của tư duy lý luận khoa học.
Các khái niệm, phạm trù được hình thành trong quá trình phát triển của nhận thức nhân
10
loại, chẳng hạn như tồn tại, hư vô, sinh thành, chất, lượng, độ, bản chất, hiện tượng, đồng
nhất, khác biệt, mâu thuẫn, tất yếu, ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực được Hegel
nghiên cứu trong quá trình vận động không ngừng của chúng, trong sự biến đổi, chuyển
hoá lẫn nhau giữa chúng. Ông đã phát hiện ra những mâu thuẫn nội tại vốn có là động lực
cho sự phát triển của mọi sự vật. Sự phát triển diễn ra theo hướng từ trừu tượng tới cụ
thể. Ông phê phán mạnh mẽ quan niệm siêu hình về các mặt đối lập và nhấn mạnh rằng,
các mặt đối lập không phải là có tính tuyệt đối mà là tương đối. Tất cả chúng chỉ tồn tại
trong mối liên hệ, chuyển hoá từ cái này đến cái kia trong sự phát triển.
Khi nghiên cứu về bản chất với tư cách là một phạm trù triết học, Hegel cho rằng
phải quy về bản chất tất cả những gì phân biệt các hiện tượng với nhau, và cả những gì là
giống nhau, là đồng nhất trong các hiện tượng ấy. Nhưng theo Hegel, đồng nhất và khác
biệt không tồn tại tách rời nhau, mà đối lập nhau nhưng gắn bó với nhau của bản chất.
Khác với quan niệm siêu hình về đồng nhất như là đồng nhất trừu tượng, loại bỏ sự khác
biệt, quan niệm biện chứng hiểu đồng nhất là đồng nhất cụ thể bao hàm trong nó sự khác
biệt. Mỗi vật là một sự đồng nhất cụ thể, hàm chứa trong nó cái đối lập, cái phủ định của
nó, hàm chứa trong nó cái sẽ có. Theo Hegel, nhận thức về quan hệ giữa đồng nhất và
khác biệt sẽ phát hiện ra mâu thuẫn chứa trong cơ sở của sự đồng nhất và khác biệt ấy.
Ông nhấn mạnh rằng, không nên coi mâu thuẫn là một cái gì xấu đối với các sự vật; phải
coi mâu thuẫn là mối liên hệ qua lại, là sự lệ thuộc, quy định lẫn nhau của các mặt đối
lập, là nguyên tắc của mọi sự tự thân vận động.
Gắn liền với mâu thuẫn là quan niệm của ông về phủ định. Hegel phân biệt phủ
định trừu tượng (phủ định sạch trơn) với phủ định cụ thể. Phủ định cụ thể không chỉ đơn
giản xoá bỏ cái cũ mà còn giữ lại những yếu tố mầm mống, tạo khả năng sống cho sự vật,
tức là phủ định có kế thừa và chọn lọc. Chính sự phủ định đó là một nấc thang trong quá
trình phát triển nên bản thân nó cũng phải chịu sự phủ định trong tiến trình tiếp theo của
sự vật. Đó chính là phủ định của phủ định mà kết quả dường như quay về cái cũ nhưng

trên cơ sở mới cao hơn. Bản thân sự giải quyết mâu thuẫn cũng chính là sự phủ định của
cái mới đối với cái cũ, là sự phá vỡ độ dẫn đến sự hình thành chất mới.
11
Với những nghiên cứu về các quy luật chung nhất của sự biến đổi và phát triển của
mọi sự vật, Hegel đã bác bỏ quan niệm siêu hình về tính bất biến của mọi sự vật. Ông
khẳng định quá trình phát triển là sự biến đổi không chỉ vẻ bề ngoài, mà cả bên trong,
không chỉ về hiện tượng mà cả về bản chất với tất cả những tính quy luật vốn có của nó
(nguyên nhân, kết quả, tất yếu, ngẫu nhiên ). Ông giải thích quá trình đó một cách duy
tâm, coi quá trình phát triển của mọi sự vật là sự phát triển của tư duy, của ý niệm tuyệt
đối, của khái niệm.
Học thuyết về khái niệm là nội dung thứ ba, kết thúc logic học của Hegel. Trong
khi chúng ta coi khái niệm là hình thức thể hiện tư duy lý luận, được coi như sự phản
ánh, nhận thức thế giới khách quan, thì Hegel coi sự triển khai khái niệm trong các dạng
phán đoán và suy lý như sự bộc lộ sức mạnh sáng tạo vốn có của khái niệm với tư cách là
cơ sở bên trong của tất thảy mọi vật trong tự nhiên cũng như trong xã hội (Hegel hiểu
khái niệm là hình thức thể hiện tinh thần tuyệt đối).
Hegel chia khái niệm thành: khái niệm chủ quan, khái niệm khách quan và khái
niệm tuyệt đối (ý niệm).
Trong phần khái niệm tuyệt đối, Hegel cũng đã đặt vấn đề về mối quan hệ thống
nhất và tác động lẫn nhau giữa nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn. Theo ông, logic
cũng xét đến vấn đề đời sống vì những hình thức của logic đều có nội dung. Hegel đặt ra
một loạt các vấn đề như: vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, bởi vì ở nhà duy tâm, thì
thực tiễn, các hoạt động chính trị, tôn giáo kể cả các hoạt động sản xuất vật chất cho xã
hội rốt cuộc cũng chỉ là các dạng hoạt động tinh thần, là hoạt động của ý niệm tuyệt đối,
là quá trình vận động và tự nhận thức chính bản thân mình của ý niệm tuyệt đối.
3. Triết học tự nhiên của Hegel:
Triết học tự nhiên, theo Hegel, là sự nghiên cứu lý luận về giới tự nhiên được hiểu
như sự tồn tại của tinh thần dưới dạng các sự vật vật chất. Vì vậy, quá trình hình thành
giới tự nhiên đồng thời cũng là quá trình tinh thần ngày càng biểu hiện ra thành giới tự
nhiên.

Giới tự nhiên, theo cách hiểu của Hegel, là một chỉnh thể thống nhất trong đó mọi
sự vật đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau, đều không ngừng vận động và phát triển. Sự
12
phát triển của giới tự nhiên diễn ra dưới nhiều cấp độ khác nhau về chất như cơ học, vật
lý, hoá học, địa chất, sự sống với bản chất và đặc tính vận động tương ứng. Phê phán
quan niệm cơ học về thế giới thống trị trong khoa học tự nhiên thời đó, Hegel khẳng định
đặc thù riêng của từng giai đoạn phát triển của tự nhiên. Hegel có ý đồ muốn đem lại một
cái nhìn lịch sử về tự nhiên, về thế giới. Vũ trụ của chúng ta không phải ngay từ đầu đã
có trạng thái như hiện nay. Tuy nhiên, nhà biện chứng Hegel lại diễn tả tư tưởng đó một
cách duy tâm. Ông khẳng định là chỉ có ý niệm mới có thể chuyển hoá thành giới tự
nhiên. Và sự chuyển hoá này diễn ra liên tục, không ngừng: “Thế giới được tạo ra, hiện
đang được tạo ra, và sẽ vĩnh viễn được tạo ra bởi tinh thần tuyệt đối”.
Tuy triết học tự nhiên của Hegel chứa đựng một số tư tưởng quý giá nhưng theo ý
kiến của nhiều nhà nghiên cứu, nó vẫn là khâu yếu nhất trong hệ thống của ông bởi vì thứ
nhất, hơn bất cứ lĩnh vực nhận thức nào khác, khoa học tự nhiên sớm thoát khỏi các quan
niệm duy tâm thần bí về tự nhiên. Thứ hai, Hegel dã không tổng kết được, nói cách khác,
không lĩnh hội được những phát kiến của khoa học tự nhiên đương thời. Toàn bộ triết học
tự nhiên duy tâm của Hegel đưa đến một cấu tạo giả tạo về giới tự nhiên, lấy ý niệm thay
thế cho sự nghiên cứu khoa học về cơ sở vận động và phát triển của thế giới đó. Nó mâu
thuẫn với những tài liệu của khoa học tự nhiên. Và vì theo quan điểm của ông, trong giới
tự nhiên, tinh thần không thể có sự toàn vẹn thống nhất, đặc điểm của hiện tượng tự nhiên
là tản mạn và hữu hạn cho nên muốn đạt đến sự toàn vẹn của nó, tinh thần thế giới phải
trở lại lĩnh vực của nó nhưng trở lại mà càng phong phú thêm do sự lưu lại ở những lĩnh
vực tồn tại khác. Để phù hợp với hệ thống triết học của mình, ông chuyển sang vấn đề
triết học tinh thần.
4. Triết học tinh thần:
Đây là một thành tựu to lớn của triết học Hegel. Thực chất đây là học thuyết duy
tâm bàn về sự phát triển ý thức cá nhân và ý thức xã hội. Hegel lý giải tiến trình phát
triển của xã hội theo tinh thần duy tâm. Các quan niệm về lịch sử, xã hội và con người
của Hegel được trình bày trong “Hiện tượng học tinh thần”, trong “Bách khoa toàn thư

các khoa học triết học”.
13
Hegel thể hiện những quan điểm cơ bản của mình về các vấn đề phát triển xã hội,
trong đó đặc biệt quan tâm nghiên cứu bản chất và nguồn gốc của nhà nước, vì theo ông
“chỉ có nhà nước là thực hiện tự do”. Nhờ nó, gia đình và xã hội công dân được bảo tồn,
đời sống xã hội cũng như những mâu thuẫn giữa các đẳng cấp, tầng lớp xã hội mới được
điều hoà.
Khác với các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII đấu tranh vì một xã hội đem lại tự
do, bình đẳng cho mọi người, Hegel cho rằng luận điểm khẳng định mọi người về bản
tính vốn bình đẳng là không đúng mà phải nói ngược lại rằng con người về bản tính vốn
là bất bình đẳng. Từ đó ông coi bất công, tệ nạn xã hội là những hiện tượng tất yếu của
sự phát triển xã hội xuất phát từ bản tính con người. Bởi vậy trong xã hội thường xuyên
xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa các giai cấp, giữa cá nhân và xã hội. Và chính sự nảy
sinh không ngừng và giải quyết những mâu thuẫn giữa các quan hệ xã hội đó là một trong
những động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Và cũng chính vì những mâu thuẫn đó mà nhà
nước xuất hiện. Nhà nước ra đời nhằm dung hoà các mâu thuẫn giữa người giàu và người
nghèo, giữa các đẳng cấp và định hướng cho xã hội phát triển. Nhà nước, theo Hegel
không chỉ là cơ quan hành pháp mà là tổng thể các quy chế, kỷ cương, chuẩn mực của
mọi lĩnh vực đạo đức, pháp quyền, chính trị, văn hoá.v.v. của xã hội, nhờ đó mỗi quốc gia
mới có thể phát triển bình thường. Vì thế nhà nước tồn tại trong bất kỳ giai đoạn nào của
lịch sử.
Lập trường giai cấp và tư tưởng dân tộc hẹp hòi đã đưa ông đến một số mâu thuẫn
trong lập luận. Chẳng hạn, theo quan niệm biện chứng, mâu thuẫn xã hội được coi là
động lực phát triển của lịch sử. Ông cho rằng nhờ có các cuộc chiến tranh mà thể trạng
đạo đức của các dân tộc được bảo toàn chiến tranh bảo vệ các dân tộc tránh khỏi sự thối
nát. Song mặt khác, nhằm bảo vệ sự thống trị của nhà nước quý tộc Phổ, Hegel lại chủ
trương dung hoà các mâu thuẫn đối kháng của xã hội Đức thời đó. Hegel đề cao chế độ
quân chủ Phổ, coi nó như đỉnh cao của sự phát triển nhà nước và pháp luật. Ông coi chiến
tranh là hiện tượng tự nhiên, vĩnh viễn và tất yếu trong lịch sử. Học thuyết chiến tranh
của ông chứa đầy quan điểm sôvanh phản động, đề cao dân tộc Đức, cho dân tộc đức là

bậc thầy của các dân tộc phương Tây. Hegel chủ trương thoả hiệp với hiện thực chứ
14
không nên thực hiện cách mạng vì theo ông “tất cả cái gì là hiện thực đều là hợp lý và tất
cả cái gì là hợp lý thì đều là hiện thực”.
Quan niệm của Hegel về lịch sử cũng có một số tư tưởng có giá trị. Ông cho lịch
sử là phương thức tồn tại của con người, là kết quả hoạt động của con người nhưng nó
diễn ra theo quy luật khách quan và tất yếu. Tiến trình lịch sử là sự thống nhất giữa tính
khách quan và tính chủ quan trong hoạt động của con người. Vai trò của các vĩ nhân, theo
Hegel, là ở chỗ họ là “những người suy nghĩ và hiểu được những gì là cần thiết và những
gì là hợp thời, tức là hoạt động phù hợp với xu hướng của thời đại mình”. Bản thân mỗi
con người là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định. Không ai có thể nhảy ra khỏi
thời đại mình tựa như nhảy ra khỏi cửa sổ vậy, cũng không ai có quyền phán xét lịch sử
phải diễn ra như thế này hay thế khác. Lịch sử các dân tộc cũng đều phát triển trong
khung cảnh lịch sử thế giới, trong dòng lịch sử chung.
Hegel khẳng định con người là chủ thể, đồng thời là kết quả quá trình lao động của
mình. Ông đã tiếp cận được tư tưởng đề cao vai trò tích cực của hoạt động thực tiễn và
nền tảng kinh tế đối với sự phát triển của đời sống xã hội cũng như tiến trình lịch sử. Ông
đã thấy được vai trò của phân công lao động xã hội cũng như tính xã hội của lao động.
Tuy nhiên, dưới góc độ duy tâm, bản thân hoạt động thực tiễn của con người thực chất
vẫn bị Hegel coi là dạng hoạt động tinh thần.
Khẳng định “lịch sử toàn thế giới là sự tiến bộ trong ý thức tự do” Hegel coi sự
phát triển về tự do là chuẩn mực cơ bản đánh giá sự ưu việt của thời đại này so với thời
đại khác. Hegel hiểu tự do dưới góc độ duy tâm, coi đó là sự nhận thức và thực hiện
những quy luật tất yếu của tự nhiên với tư cách là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, hay
dưới góc độ tôn giáo, “tự do con người thể hiện trong sự hiểu biết và làm theo ý Chúa”.
III. Vai trò của “phép biện chứng duy tâm” đối với sự ra đời của Triết học Marx:
1. Mâu thuẫn trong triết học Hegel:
Nói đến phép biện chứng của Marx và Engels không thể không nói đến phép biện
chứng của Hegel. Marx không những đã phê phán một cách sâu sắc phép biện chứng của
Hegel mà còn cải tạo phép biện chứng đó, xây dựng nên phép biện chứng duy vật duy

nhất và thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt vời của nó là tác phẩm chủ yếu của ông - bộ
15
“Tư bản”. Marx viết: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay
Hegel tuyệt nhiên không ngăn cản Hegel trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao
quát và có ý thức những hình thái vận động chung”. Phép biện chứng của Hegel nếu đặt
trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật giống như con người đi bằng hai chân vậy, nhưng vì
đặt trên nền tảng của chủ nghĩa duy tâm, bao bọc bởi những lời thông thái thông thường
giống một người lộn ngược đầu xuống đất, chân chổng ngược lên trời. Nhiệm vụ của
Marx là dựng ngược lại, tìm hạt nhân hợp lý, đó chính là phép biện chứng. Trong triết
học của Marx phép biện chứng duy vật, nội dung gồm hai nguyên lý, ba quy luật và sáu
phạm trù. Người đầu tiên khái quát nên những nguyên lý, quy luật và phạm trù đó không
phải là Marx mà là Hegel. Hegel là nhà bác học có tri thức bách khoa, là một thiên tài
sáng tạo, chỉ có điều phép biện chứng của Hegel bị ông đặt trên nền tảng của chủ nghĩa
duy tâm nên vai trò khám phá chân lý của nó bị giảm đi. Nhà sáng lập chủ nghĩa Marx
không bao giờ coi công việc của mình nhằm chỉnh lý và cải tạo một cách duy vật đối với
phép biện chứng của Hegel đã hoàn tất. Trái lại, cho đến tận cuối đời, các ông vẫn không
ngừng nhắc nhở rằng cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu và những khái quát mới
về phép biện chứng của Hegel.
Mặc dù Hegel là một cái đầu bách khoa nhất của thời đại mình song ông vẫn bị
hạn chế bởi những giới hạn không thể tránh được của sự hiểu biết của bản thân ông, bởi
những kiến thức và những quan niệm của thời đại ông cũng có tính chất hạn chế. Hegel
còn là một nhà duy tâm, nghĩa là đối với Hegel, những tư tưởng trong đầu óc của mình
không phải là những phản ánh trừu tượng của những sự vật và quá trình hiện thực, mà
ngược lại, đối với ông, những sự vật và phát triển của chúng chỉ là những phản ánh vốn là
hiện thân của một “ý niệm” tồn tại ở một nơi nào đó ngay trước khi có thế giới.
Hệ thống triết học Hegel chứa đựng một mâu thuẫn rất lớn bên trong, tiền đề cơ
bản của nó là một quan điểm lịch sử cho rằng lịch sử nhân loại là một quá trình phát triển
mà xét về bản chất thì không thể tìm được đỉnh cao của nó về mặt trí tuệ trong việc phát
hiện ra cái gọi là chân lý tuyệt đối. Mặt khác, hệ thống Hegel lại khẳng định rằng nó là
hiện thân của chính ngay chân lý tuyệt đối ấy. Một hệ thống nhận thức về tự nhiên và lịch

sử bao quát tất cả và hoàn tất một lần là xong vĩnh viễn, là mâu thuẫn với những quy luật
16
cơ bản của hệ tư duy biện chứng, nhưng điều đó hoàn toàn không loại trừ mà trái lại còn
bao hàm việc cho rằng sự hiểu biết có hệ thống về toàn bộ thế giới bên ngoài có thể đạt
được những bước tiến khổng lồ từ thế hệ này qua thế hệ khác.
2. Tiền đề cho sự ra đời triết học Marx:
Với tư cách là một khoa học, triết học Marx đã kế thừa tất cả những tinh hoa di
sản lý luận quý báu mà loài người đã đạt được. Đặc biệt Marx - Engels đã kế thừa chủ
nghĩa duy vật của Feurbach và phép biện chứng của Hegel trong triết học cổ điển Đức.
Đây là nguồn gốc lý luận trực tiếp của Triết học Marx.
Công lao của Hegal là ở chỗ ông là người đã phê phán mạnh mẽ phương pháp tư
duy siêu hình, và ông là người đầu tiên đã diễn đạt được những quy luật của phép biện
chứng với tư cách là hệ thống lý luận. Nghĩa là ông coi toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và
tinh thần nằm trong quá trình liên hệ, vận động, phát triển tuân theo quy luật. (quy luật
mâu thuẫn, lượng – chất, phủ định của phủ định). Nhưng khi trình bày các quy luật của
phép biện chứng, Hegel lại cho rằng các quy luật ấy cũng chỉ là sản phẩm của sự sáng tạo
của ý niệm tuyệt đối. Do đó phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm. Hệ
thống triết học của Hegel là hệ thống triết học duy tâm.
Marx và Engels đã vận dụng những tư tưởng cách mạng trong phép biện chứng
của Hegel để luận giải cho những khát vọng dân chủ cách mạng của mình. Đồng thời,
Marx và Engels cũng đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hegel biểu hiện trong học
thuyết về “Ý niệm tuyệt đối” trong quan niệm về nhà nước và pháp quyền. Để sửa chữa
những hạn chế trên của Hegel, Marx đã kết hợp những ưu điểm của triết học Hegel để tạo
ra triết học của mình, đó là triết học duy vật biện chứng. Như thế, triết học duy vật biện
chứng không những khắc phục được hạn chế của triết học duy tâm biện chứng mà còn
phép biện chứng lên một tầm cao mới vĩ đại - phép biện chứng duy vật.
IV. Kết luận:
Phép biện chứng duy tâm của Hegel là một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển
Đức. Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hegel song không thể phủ
nhận được rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất trong triết học của ông

chính là phép biện chứng duy tâm. Hegel là người có công phê phán tư duy siêu hình và
17
ông cũng là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng
một quá trình, nghĩa là trong sự liên hệ, vận động, biến đổi và phát triển không ngừng.
Trong khuôn khổ hệ thống triết học duy tâm của mình, Hegel không chỉ trình bày các
phạm trù như: chất, lượng, phủ định, mâu thuẫn mà ông còn là người diễn đạt được các
quy luật theo khuôn khổ của phép biện chứng, nghĩa là ông coi sự liên hệ, vận động phát
triển của thế giới tuân theo các quy luật như “Lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”,
“Phủ định của phủ định” với tư cách là sự phát triển diễn ra theo hình “Xoáy ốc” và quy
luật mâu thuẫn với tư cách là nguồn gốc động lực của sự phát triển.
Như vậy, những vấn đề cốt lõi nhất đã được Hegel đề cập một cách bao quát nhất.
Nhưng khi trình bày quy luật của phép biện chứng Hegel lại cho rằng “Tất cả những quy
luật đó chỉ là sản phẩm của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối”. Do đó, phép
biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, hệ thống triết học của ông là hệ thống
triết học duy tâm.
Trái với các nguyên tắc xuất phát của mình, Hegel đã đặt ra một giới hạn cho sự
phát triển của nhân loại, kể cả cho sự phát triển của triết học sau khi tuyên bố rằng học
thuyết của mình là sự kết thúc tuyệt đối hoàn thiện của tư tưởng triết học. Hegel quan
niệm lịch sử toàn cầu là sự tiến bộ trong nhận thức về tự do. Cho dù bản chất của tự do có
được hiểu khác nhau xong việc thừa nhận nó vẫn trở thành một trong những tiêu chuẩn
quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo và về sự công bằng xã hội.
Gần hai thế kỷ đã trôi qua kể từ khi hệ thống triết học Hegel ra đời, song ảnh
hưởng của nó trong đời sống tinh thần nhân loại vẫn không ngừng tăng lên. Bởi lẽ như
Engels đã khẳng định: “Hệ thống Hegel bao trùm một lĩnh vực hết sức rộng hơn bất cứ hệ
thống nào trước kia và phát triển trong lĩnh vực đó”. Một sự phong phú về tư tưởng mà
ngày nay người ta vẫn còn ngạc nhiên Vì Hegel không những chỉ là một thiên tài sáng
tạo mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa nên những phát biểu của ông tạo
thành thời đại Nói chung, với Hegel, triết học đã đi đến điểm tận cùng. Trong hệ thống
của ông, ông đã tổng kết một cách hết sức hùng vĩ toàn bộ sự phát triển của triết học. Tuy
vậy, Hegel dù không có ý thức cũng đã chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi cái mớ

bòng bong những hệ thống triết học để đi tới sự nhận thức thực sự tích cực về thế giới.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học (tập 1) – TS. Bùi Văn Mưa (Chủ biên) – Trường Đại học
kinh tế Tp Hồ Chí Minh
2. Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển đức - Friedrich Engels
3. “Hạt nhân duy lý” trong triết học Hegel – Trần Đức Thảo - 1956
4. Hiện tượng Luận Tinh Thần - G. W. G. Hegel - Bùi Văn Nam Sơn (dịch và chú
giải) - Nxb. Văn học, 2006
19
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I.Bối cảnh lịch sử ra đời và hệ thống triết học Hegel 2
1.Bối cảnh lịch sử 2
2.Hệ thống triết học Hegel 3
2.1.Tóm tắt tiểu sử Hegel 3
2.2.Hệ thống triết học của Hegel 3
II.Phép biện chứng duy tâm của Hegel 4
1.Hiện tượng học tinh thần - nguồn gốc và tinh hoa của triết học Hegel 4
2.Khoa học logic 8
3.Triết học tự nhiên của Hegel 10
4.Triết học tinh thần 11
III.Vai trò của “phép biện chứng duy tâm đối với sự ra đời của triết học Marx 13
1.Mâu thuẫn trong triết học Hegel 13
2.Tiền đề cho sự ra đời triết học Marx 15
IV.Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 17
20

×