Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.08 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TRIẾT HỌC
Đề tài:
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN VÀ VAI
TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT
HỌC MÁC
GVPT: TS. Bùi Văn Mưa
HVTH: Phan Nhật Huy
STT: 43
Nhóm: 1
Lớp: QTKD Đêm 1
Khóa: 22
TP. HCM, tháng 12 năm 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học cổ điển Đức – một trào lưu tương đối ngắn từ thế kỷ thứ XVIII đến
nữa đầu thế kỷ XIX – đã tạo ra những thành quả kỷ diệu trong lịch sử triết học.
Triết học cổ điển Đức là đỉnh cao của nên triết học Tây Âu và có ảnh hưởng lớn
đến nền triết học hiện đai, là một trong những nguồn gốc cơ bản hình thành Triết
học Mác – Lênin.
Hêghen là một trong năm đại diện tiêu biểu của nền triết học này. Ông là một
nhà duy tâm khách quan, quan điểm triết học của ông là hệ thống duy tâm cổ điển
cuối cùng, đạt đến trình độ và sự phát triển nhất của phép biện chứng duy tâm. Sự
mâu thuẫn trong triết học của ông một bên giữa phương pháp biện chứng khoa học
và một bên là hệ thống triết học duy tâm đã trở thành một trong những nguồn gốc
của triết học Mác.
Với đề tài “Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời
của triết học Mác”, học viên muốn khái quát và có cái nhìn tổng quan về những
thành tựu đạt được của phép biện chứng duy tâm, những mâu thuẫn nội tại trong
hệ thống triết học của Hêghen và sự ảnh hưởng, vai trò của phép biện chứng duy


tâm đối với sự ra đời của triết học Mác.
Để thực hiện được bài viết này, học viên đã sử dụng giáo trình “Triết học phần
I, II dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết
học của trường Đại học Kinh Tế TP.HCM” là tài liệu tham khảo chính. Ngoài ra
tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, “Giáo
trình triết học Mác – Lênin của NXB Chính trị quốc gia” là những tài liệu được
học viên sử dụng để thực hiện bài viết này.
Do phạm vi kiến thức còn hạn chế, nên bài viết này vẫn có những sai sót, chưa
thể đi sâu phân tích vai trò quan trọng của triết học Hêghen và sự ảnh hưởng đối
với sự ra đời của triết học Mác.Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy!
2
1. Hêghen và hệ thống triết học Hêghen:
1.1 Giới thiệu về Hêghen:
Phieđrích Hêghen (1770 – 1831) sinh ra trong một gia đình qua chức cao cấp ở
thành phố Stuttgart. Do chịu ảnh hưởng bởi Senlinh mà Hêghen say mê nghiên
cứu triết học, và ông đã trở thành nhà triết học duy tâm khách quan - đại biểu xuất
sắc của triết học cổ điển Đức, người hoàn chỉnh nền triết học duy tâm biện chứng
cổ điển Đức, bậc tiền bối của Mác. Triết học của Hêghen là đỉnh cao của chủ
nghĩa duy tâm Đức cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.
1.2 Bối cảnh ra đời của triết học Hêghen:
Vào thời cận đại (thế kỷ XVII – XVIII) phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
đã phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự phân hóa và xung đột trong các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, chính trị và tinh thần. Từ những mâu thuẫn và xung đột này đã làm nổ ra
các cuộc cách mạng tư sản trên khắp các nước Tây Âu, trong đó phải kể đến cuộc
cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) – một cuộc cách mạng tư sản toàn diện và
triệt để đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, xác lập chế độ cộng hòa tư sản.
Các cuộc cách mạng đã đưa giai cấp tư sản lên vũ đài quyền lực chính trị, tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Cuối thế kỷ XVIII, dù chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Châu
Âu như Anh, Pháp, Ý… nhưng Đức vẫn duy trì chế độ phong kiến lạc hậu và phân

quyền với nhà nước Phổ mạnh mẽ. Giai cấp tư sản Đức, ít về số lượng lại bị phân
tán, yếu về kinh tế, nhược về chính trị nhưng có đời sống tinh thần rất phong
phú… Họ muốn làm cách mạng nhưng lực bất tòng tâm. Bấy giờ, tầng lớp trí thức
Đức đã chịu nhiều những ảnh hưởng về văn hóa và nghệ thuật cũng như tinh thần
của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Cũng như giai cấp tư sản Đức, tầng lớp trí thức
Đức cũng không đủ sức làm cuộc cách mạng trong hiện thực, vì vậy, họ đã làm
cuộc cách mạng trong tư tưởng. Chính những điều kiện như thế đã tạo cho triết
3
Căntơ
Phíchtơ Senlinh Hêghen
n
Phoiơbắc
Chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy vật
Căntơ (Immanuel Kant,
1724-1804)
Phíchtơ (Johann
Gottlieb Fichte, 1762-
1814)
Senlinh (Friedrich
Wilhelm Joep Schelling,
1775-1854)
Hêghen (Friedrich
Heùgel, 1770-1831)
Phoiơbắc (Ludwig
Feuerbach, 1804-
1872)
học cổ điển Đức có những nét đặc thù hiếm thấy. Đó là nền triết học của người
Đức phản ánh cuộc cách mạng của người Pháp.
Triết học cổ điển Đức đã tiếp tục phát huy truyền thống duy lý của Phương Tây,

khôi phục lai quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học. Tuy nhiên, do
cố khắc phục những hạn chế siêu hình và máy móc trong nền triết học duy vật thế
kỷ XVII - XVIII mà triết học cổ điển Đức rơi vào chủ nghĩa duy tâm, thần bí.
Các đại diện tiêu biểu của triết học cổ điển Đức
4
Đại diện tiêu biểu cho nền triết học cổ điển Đức thời kỳ đầu là Căntơ (1724-
1804). Tư tưởng của Căntơ, như ông tự nhận, thực sự là một “cuộc đảo lộn
Côpécníc” xảy ra trong lĩnh vực triết học. Nó hướng triết học từ nghiên cứu tự
nhiên tới nghiên cứu con người như một chủ thể, từ nghiên cứu sự tồn tại đến
nghiên cứu quá trình hoạt động. Triết học Căntơ không chỉ là cơ sở lý luận ban
đầu của nền triết học cổ điển Đức mà còn là tiền đề lý luận của triết học mácxít
sau này, khi hoạt động thực tiễn của con người được coi là nền tảng của đời sống
xã hội.
Xuất phát từ triết học tiên nghiệm của Căntơ, Phíchtơ (1762-1814) là người kế
tục sự nghiệp triết học của Căntơ. Ông muốn xây dựng triết học thành một khoa
học luận hay khoa học về khoa học để nó thực hiện sứ mệnh vĩ đại là mang cho
con người một cách nhìn mới và đúng đắn về chính bản thân mình, làm con người
sống với chính mình và cuối cùng trở thành con người thất sự. Triết học của
Phíchtơ thực chất là chủ nghĩa duy tâm khách quan tuyệt đối nên nó không thể
tránh được mâu thuẫn nội tại.
Quan niệm về cái tuyệt đối là nội dung của triết học Senlinh nói chung và, triết
học đồng nhất của ông nói riêng. Dựa trên triết học đồng nhất của mình, Senlinh
chống lại quan niệm máy móc siêu hình thời cận đại chia cắt tự nhiên và tinh thần,
chia cắt vô cơ và hữu cơ, chia cắt vạn vật và con người. Triết học đồng nhất là cơ
sở lý luận để ông xây dựng các quan điểm về lịch sử và nghệ thuật. Càng về sau,
thế giới quan của Senlinh càng mang màu sắc tôn giáo; ông coi đấng tự nhiên là
sản phẩm sáng tạo của Thượng đế và đặt niềm tin vào vào ý chí. Triết học Senlinh
thời kỳ đầu có ảnh hưởng lớn đến Hêghen.
5
KH Lôgích

(YNTĐ trong chính nó)
KH Lôgích
(YNTĐ trong chính nó)
BKTT của KHTH
TH-KH của mọi KH-LGH
(Học thuyết về YNTĐ)
BKTT của KHTH
TH-KH của mọi KH-LGH
(Học thuyết về YNTĐ)
TỒN TẠI
TỒN TẠI
BẢN CHẤT
BẢN CHẤT
Ý NIỆM
Ý NIỆM
TH tự nhiên
(YNTĐ tự tha hóa -> cái khác
nó)
TH tự nhiên
(YNTĐ tự tha hóa -> cái khác
nó)
TH tinh thần
(YNTĐ quay về với chính
nó)
TH tinh thần
(YNTĐ quay về với chính
nó)
CƠ HỌC
CƠ HỌC
VẬT LÝ HỌC

VẬT LÝ HỌC
SINH THỂ
HỌC
SINH THỂ
HỌC
TH CHỦ QUAN
TH CHỦ QUAN
TH KHÁCH
QUAN
TH KHÁCH
QUAN
TH TUYỆT ĐỐI
TH TUYỆT ĐỐI
PHÁP QUYỀN
(Chủ quan)
PHÁP QUYỀN
(Chủ quan)
NHÂN LOẠI HỌC
(Linh hồn CN)
NHÂN LOẠI HỌC
(Linh hồn CN)
HIỆN TƯỢNG
HỌC
(Ý thức CN)
HIỆN TƯỢNG
HỌC
(Ý thức CN)
TÂM LÝ HỌC
(Tri thức)
TÂM LÝ HỌC

(Tri thức)
NGHỆ THUẬT
(Hình ảnh)
NGHỆ THUẬT
(Hình ảnh)
TÔN GIÁO
(Biểu tượng)
TÔN GIÁO
(Biểu tượng)
TRIẾT HỌC
(Khái niệm)
TRIẾT HỌC
(Khái niệm)
ĐẠO ĐỨC HỌC
(Hành vi)
ĐẠO ĐỨC HỌC
(Hành vi)
PHONG HÓA
HỌC (Nhà
nước)
PHONG HÓA
HỌC (Nhà
nước)
“Bách khoa toàn thư của các khoa học triết học” - hệ thống triết học Hêghen
Phrieđrích Hêghen (1770-1831) là nhà triết học – một trong những bộ bách
khoa toàn thư vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại – đã xây dựng hệ thống triết học
duy tâm khách quan biện chứng nổi tiếng. Trong “Hiện tượng luận tinh thần”, ông
nêu lên những nền tảng của triết học mới và ông đã thoát khỏi sự ràng buộc mình
6
với tư tưởng của Senlinh. Còn trong “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học”,

ông trình bày một cách chi tiết toàn bộ nội dung hệ thông triết học mới của mình.
Trong tác phẩm “Hiện tượng luận tinh thần”, Hêghen đã đưa ra 4 nền tảng của
Triết học mới:
• Thừa nhận tồn tại ý niệm tuyệt đối: Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối chứ
không phải là cái Tuyệt đối (Senlinh) là nền tảng của hiện thực. Ý niệm
tuyệt đối là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, là thống nhất giữa tinh thần
và vật chất, là đấng tối cao sáng tạo ra cái tự nhiên, con người và lịch sử
nhân loại. Hình thức cao nhất của ý niệm tuyệt đối là tư duy lôgích.
• Thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối: Phát triển được Hêghen hiểu
như một chuỗi của các hành động phủ định biện chứng, trong đó, cái mới
liên tục thay thế cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố hợp lý của
cái cũ. Quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối diễn ra theo tam đoạn thức
“chính đề - phản đề - hợp đề”.
• Thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử: Hêghen coi lịch sử là
hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là đỉnh cao của sự phát triển ý niệm tuyệt
đối trên trần gian. Lịch sử nhân loại có được nhờ vào hoạt động có ý thức
của mỗi cá nhân cụ thể, nhưng nó lại là nền tảng quy định ý thức của mỗi cá
nhân. Ý thức nhân loại là hiện thần của ý niệm tuyệt đối.
• Triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt đối: Hêghen thừa nhận ba hình thức
thể hiện ý niệm tuyệt đối trên trần gian là nghệ thuật, tôn giáo và triết học.
Trong đó triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn nhất của ý niệm
tuyệt đối. Theo Hêghen triết học là khoa học của mọi ngành khoa học, là
khoa học vạn năng đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ thế giới quan và tư
tưởng con người.
Triết học của Hêghen – khoa học về ý niệm tuyệt đối được chia làm 3 quyển
chính trong tác phẩm “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học” là: khoa học
lôgích, triết học tự nhiên, triết học tinh thần; ứng với ba giai đoạn phát triển của ý
7
niệm tuyệt đối là ý niệm tuyệt đối trong chính nó, ý niệm tuyệt đối trong sự tồn
tại khác của nó (tự tha hóa), ý niệm tuyệt đối khắc phục sự tha hóa quay về với nó

• Khoa học lôgích: Nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai, nhưng
lại là xuất phát điểm của hệ thống. Khoa học lôgích thể hiện quá trình tự
thân vận động phát triển của ý niệm tuyệt đối trong chính nó và cho nó.
• Triết học tự nhiên: là học thuyết về giới tự nhiên với tính cách là một dạng
tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối dưới dạng các sự vật chất. Hêghen xem
giới tự nhiên là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối.
• Triết học tinh thần: Hêghen xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối cùng
trên con đường diễu hành nơi trần gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự
tha hóa và quay về lại chính mình. Triết học tinh thần là một thành tựu to
lớn của triết học Hêghen.
Triết học Hêghen là một hệ thống triết học tương đối hoàn chỉnh, chứa những
tri thức bách khoa và đã nâng Hêghen thành nhà triết học lớn nhất thời bấy giờ. Dù
vẫn có những hạn chế nhưng thành tựu mà nó mang lại – phép biện chứng duy tâm
– một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại.
2. Phép biện chứng duy tâm:
Qua tác phẩm “khoa học lôgích”, Hêghen đã đưa ra phép biện chứng để làm cở
sơ lý luận cho mọi khoa hoc. Phép biên chứng duy tâm là một cống hiến vĩ đại của
triết học Hêghen. Nó không chỉ là lý luận biện chứng về sự phát triển của thế giới
ý niệm, mà còn là phương pháp biện chứng nghiên cứu về thế giới ý niệm. Thông
qua phép biện chứng về ý niệm, Hêghen đã đoán được phép biện chứng của sự vật,
vì vậy, nó là phép biện chứng duy tâm.
2.1 Những nguyên tắc xây dựng lôgích học:
Hêghen vạch ra hạn chế của lôgích học cũ là chỉ nghiên cứu tư duy chủ quan
trong phạm vi ý thức cá nhân mà không chỉ ra được ranh giới giữa lôgích học với
8
các ngành khoa học khác cùng nghiên cứu tư duy, là chỉ dựa trên những phạm trù
bất động, tách rời ý thức ra khỏi hình dung của nó. Hêghen đã khởi thảo một
lôgích học mới giúp vạch ra bản chất đích thực của tư duy, và đóng vai trò như
một phương pháp luận triết học làm cơ sở cho mọi khoa học. Lôgích học – Siêu
hình học của Hêghen được xây dựng dựa trên luận điểm “Cái gì hợp lý thì hiện

thực” và “cái gì hiện thực thì hợp lý”. Hêghen cho rằng phép biện chứng phải là
một linh hồn uyển chuyển của lôgích học; và lôgích học phải là cơ thể sống động,
chứ không phải là nhưng phạm trù sơ cứng. Do là một cơ thể sống động nên lôgích
học luôn đào thải những phạm trù không thể hiện bản chất sống động của tư duy,
đồng thời trang bị cho con người một phong cách tư duy biện chứng để khám phá
ra chân lý, để đến tự do.
Tư tưởng xuyên suốt để xây dựng lôgích học là nghịch lý về sự phát triển.
Nghịch lý này cho rằng, phát triển là quá trình vận động tiến lên phía trước, nhưng
nó cũng chính là quá trình vận động quay về điểm khởi đầu. Tư tưởng đồng nhất
về cái khởi đầu và cái cuối cùng (của hệ thống phát triển) được Hêghen hiểu: Cái
khởi đầu là cái cuối cùng dưới dạng tiềm tàng. Cái cuối cùng chính là cái khởi đầu
dưới dạng khai triển đầy đủ. Vi vậy, việc xác định cái khởi đầu có ý nghĩa rất quan
trọng. Do nhận thức rõ điều này mà cái khởi đầu được Hêghen xác định dựa trên
các nguyên tắc sau đây:
• Nguyên tắc về tính khách quan: Cái khởi đầu phải là cái khách quan, nghĩa
là nó phải được xác định không dựa vào ý thích của nhà nghiên cứu.
• Nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy, từ đơn giản đến phức
tạp: cái khởi đầu phải là cái đơn giản nhất, trừu tượng nhất để phù hợp với
xu thế phát triển của quá trình nhận thức.
• Nguyên tắc mâu thuẫn: Cái khởi đầu phải chứa mẫu thuẫn căn bản của toàn
bộ hệ thống; bởi vì, nếu không chứa mâu thuẫn cơ bản thì cái khởi đầu
không thể phát triển thành hệ thống, và cuối cùng không phải là cái khởi
đầu được triển khai đầy đủ.
9
• Nguyên tắc thống nhất tính lôgích với tính lịch sử: Cái khởi đầu vừa là cái
lịch sử đầu tiên vừa là cái lôgích tất yếu; bởi vì, phát triển không chỉ xảy ra
theo trình tự thời gian mà còn là quá trình kế thừa, vượt bỏ những cái ngẫu
nhiên để liên tục tiến lên
2.2 Kết cấu của lôgích học và phép biện chứng duy tâm:
Dựa trên những nguyên tắc trên, Hêghen xây dựng tác phẩm “Khoa học

lôgích”. Qua tác phẩm này, Hêghen cố vạch rõ linh hồn uyển chuyển của lôgích
học là phép biện chứng. “Khoa học lôgích” gồm ba phần, mỗi phần nghiên cứu
một trong ba giai đoạn tương ứng của tư duy thuần túy trong chính nó. Đó là học
thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và học thuyết về khái niệm.
Trong học thuyết về tồn tại, Hêghen vạch ra tính quy định lẫn nhau giữa lượng
và chất. Những thay đổi liên tục về lượng sẽ dẫn đến những gián đoạn về chất và
ngược lại. Sự quy định này nói lên cách thức tồn tại của sự vật. Chất quy định bên
trong của sự vật. Lượng là quy định bên ngoài của nó. Độ là sự thống nhất giữa
chất và lượng với nhau trong sự vật để sự vật là nó. Khi lượng của sự vật thay đổi
vượt quá độ, tức qua điểm nút thì chất này thành chất khác, tức bước nhảy xảy ra.
Trong học thuyết về bản chất, Hêghen bàn về bản chất – hiện tượng – hiện thực,
nghĩa là bàn về sự vận động phát triển của các phạm trù: đồng nhất – khác biệt –
đối lập – mâu thuẫn, bản chất – hiện tượng, nội dung – hình thức, khả năng – hiện
thực, nguyên nhân – kết quả. Ông vạch ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển của sự vật. Theo
Hêghen, trong bản thân cái khái niệm vốn có sẵn cái khác biệt được sinh ra từ cái
đồng nhất. Lúc đầu là khác biệt nhỏ, sau đó tích lũy dần dẫn đến khác biệt cơ bản
(đối lập); từ đây mâu thuẫn hình thành và phát triển dẫn đến chuyển hóa.
Trong học thuyết về khái niệm, Hêghen bàn về sự tự vận động phát triển của ý
niệm tuyệt đối thông qua các hình thức tồn tại chủ quan của nó. Ông vạch ra con
đường phát triển của khái niệm theo xu hướng phủ định của phủ định, nghĩa là
khái niệm phát triển theo đường xoắn ốc. Hêghen cho rằng, khái niệm không bất
10
động mà nó trải qua các giai đoạn khác nhau của quá trình nhận thức. Đó là giai
đoạn trực quan cảm tính với cảm giác, tri giác, biểu tượng và giai đoạn lý tính với
khái niệm, phán đoán, suy tính. Do khái niệm luôn biến đổi, mà phán đoán được
xây dựng trên khái niệm hoàn toàn sâu sắc hơn, và suy lý được xây dựng trên phán
đoán ngày càng sáng tạo, năng động hơn.
2.3 Tính duy tâm của phép biện chứng Hêghen:
Phép biện chứng là linh hồn sống động của hệ thống triết học Hêghen. Tư tưởng

về mối liên hệ phổ biến (mọi cái đều là hiện thân, là các giai đoạn khác nhau
nhưng liên hệ lẫn nhau của của ý niệm tuyệt đối) và tư tưởng về phát triển (quá
trình phủ định biện chứng của ý niệm tuyệt đối) là những tư tưởng cơ bản xuyên
suốt, là mạch suối ngầm chảy qua toàn bộ hệ thống triết học Hêghen.
Phát triển là quá trình thay đổi từ thấp lên cao, bằng cách chuyển hóa qua lại
giữa lượng và chất, do sự giải quyết mâu thuẫn nội tại trong các hình thức của ý
niệm tuyệt đối tạo nên. Trên cơ sở mổ xẻ quá trình tự vận động của ý niệm tuyệt
đối, Hêghen đã phát hiện ra các quy luật cơ bản của phép biện chứng và các quy
luật không cơ bản – các cặp phạm trù.
Tính biện chứng trong phép biện chứng của Hêghen thể hiện rõ ràng trong ba
luận điểm của phép biện chứng khái niệm:
• Mỗi khái niệm đều nằm trong mối quan hệ liên hệ với những khái niệm
khác và làm “trung giới” cho nhau
• Mỗi khái niệm đều có mối quan hệ nội tại, đều chứa đựng mâu thuẫn nội
tại, chúng thâm nhập lẫn nhau.
• Mỗi khái niệm đều phải trải qua một quá trình không ngừng vận động, phát
triển và chuyển hóa qua lại lẫn nhau…
Vận động trở về cái khởi đầu cũng là tiến lên phía trước là tư tưởng chủ đạo
xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống Hêghen. Luận điểm này đã vạch rõ linh hồn
biện chứng của toàn bộ triết học Hêghen – lôgích học Hêghen. Nhưng xét về bản
chất, phép biện chứng khái niệm của Hêghen là biện chứng duy tâm. Bởi vì thế
11
giới quan duy tâm là thế giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung triết học Hêghen.
Mọi sự vật, quá trình dù là vật chất hay tinh thần đều là hiện thân của ý niệm tuyệt
đối. Ý niệm tuyệt đối chi phối mọi sự sinh thành tồn tại và tiêu vong của hết thảy
mọi cái trong thế giới. Vật chất, giới tự nhiên chỉ là một sự tha hóa, một sự tồn tại
khác, một sản phẩm sơ cứng bất động của ý niệm tuyệt đối mà thôi. Đề cao cái
tinh thần, khẳng định tính quyết định của nó trong việc đưa ra các phương thức
giải quyết cho các vấn đề thuộc về lý luận cũng như thực tiễn là tư tưởng chủ đạo
được trình bày trong toàn bộ nội dung triết học Hêghen. Do bản chất duy tâm nên

phép biện chứng này đầy tính tư biện, không triệt để và chứa nhiều yếu tố thần bí.
3. Vai trò của phép biện chứng duy tâm đối với sự ra đời của Triết học Mác:
3.1 Sự mâu thuẫn trong triết học Hêghen:
Phép biện chứng của Hêghen, về thực chất, là tích cực và cách mạng, nhưng nó
lại giam hãm trong hệ thống triết học duy tâm thần bí của ông. Vì vậy, trong triết
học Hêghen, bên cạnh những nội dung biện chứng, tiến bộ, vạch thời đại, khoa học
và cách mạng lại có không ít quan điểm siêu hình, phản động, phản khoa học và
bảo thủ, tự biện; nghĩa là trong nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn:
• Hêghen đã phủ nhận sự phát triển trong giới tự nhiên. Ông bất chấp hay phủ
nhận nhiều thành tựu khoa học tự nhiên bấy giờ nếu chúng không dung hợp
với ý niệm tuyệt đối.
• Hêghen coi nhà nước Đức, văn minh Đức là đỉnh cao hiện thân tinh thần
tuyệt đối trên trần gian, là chuẩn mực cuối cùng mà mọi dân tộc trên thế
giới phải vươn tới.
• Thừa nhận tính phổ biến và khách quan của mâu thuẫn; nhưng lại coi triết
học của mình như là một hệ thống hoàn toàn hài hoà, không còn mâu thuẫn.
Khi có mâu thuẫn thì chủ trương điều hoà, dung hoà mâu thuẫn.
• Hêghen coi, trong triết học Đức – triết học Hêghen, ý niệm tuyệt đối đã
khám phá ra chính mình từ cái không phải là mình để quay về với chính
mình; do đó, tại đây, mọi sự phát triển đều chấm dứt. Chính quan điểm này
12
mâu thuẫn với phép biện chứng của Hêghen. Vì nếu là biện chứng thì
không thể cuối cùng được, không tìm ra nguyên nhân đầu tiên và kết quả
cuối cùng.
Dù còn nhiều hạn chế không nhỏ nhưng thành tựu mà triết học Hêghen mang
lại – phép biện chứng tư duy – một cống hiến vĩ đại cho kho tàng của nhân loại.
Triết học Hêghen là một cội nguồn của triết học Mác. Cứu lấy phép biện chứng,
giải phóng hạt nhân biện chứng ra khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí của hệ thống triết
học Hêghen là một yêu cầu cấp bách của triết học mà sau này Mác đã thực hiện.
3.2 Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện:

3.2.1 Tiền đề sự ra đời của triết học Mác:
Trong tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”
(1886 - 1888), Ph.Ăngghen đề cập đến các vấn đề cơ bản, đánh giá về triết học cổ
điển Đức, bàn về phương pháp luận triết học biện chứng, vạch ra thực chất của
cuộc cách mạng trong lịch sư do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện. Đối với vấn đề
cơ bản của triết học, Ph.Ăngghen đã xác định “Vấn đề cơ bản của mọi triết học,
đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” và chỉ ra
hai mặt của nó: Mặt thứ nhất là: “Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh
thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học… xem cái nào có trước,
tinh thần hay tự nhiên? Vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình thức gay
gắt: thế giới là do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay?” và
“Cách giải đáp vấn đề ấy đã chia triết học ra làm hai phe lớn. Những người quả
quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên… thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn những
người cho rằng tự nhiên là cái có trước thì thuộc các học phái khác nhau của chủ
nghĩa duy vật”. Mặt thứ hai là: “Tư duy của chúng ta có thể nhận thức được giới tự
nhiên hay không? Trong các quan niệm và các khái niệm của chúng ta về thế giới
hiện thực, chúng ta có thể phản ánh được một hình ảnh đúng đắn của thế giới hiện
thực không?”. Ph.Ăngghen cho rằng phần lớn các nhà triết học thừa nhận con
người có thể nhận thức được thế giới, còn một số nhà triết học như Hium và Căntơ
13
lại phủ nhận khả năng nhận thức của con người. Theo Ph.Ăngghen thì sự phát
triển của lịch sử triết học là cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm xung quanh vấn đề cơ bản của triết học.
Sự ra đời của triết học Mác là tổng hợp biện chứng của toàn bộ quá trình phát
triển của tư tưởng triết học của nhân loại. Nó là hình thức cao nhất của chủ nghĩa
duy vật và phép biện chứng. Đó là kết quả của sự phát triển của triết học duy vật
trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, đồng thời cũng là kết quả của sự phát
triển của phép biện chứng trong cuộc đấu tranh với phép siêu hình, trong lịch sử
triết học. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng tiền đề lý luận trực tiếp cho sựu ra
đời của triết học Mác là triết học cổ điển Đức, mà tiểu biểu là triết học Hêghen và

triết học Phoiơbắc.
Khi xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan – đỉnh cao của nền triết
học cổ điển Đức, Hêghen đã trình bày đầy đủ và chặt chẽ hệ thống tư tưởng biện
chứng theo tinh thần duy tâm. Xuất phát từ quá trình tự vận động phát triển của “ý
niệm tuyệt đối”, Hêghen đã triển khai các quy luật và các cặp phạm trù của phép
biện chứng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã triệt để phê phán tính chất duy tâm, thần bí
trong triết học Hêghen, nhưng đồng thời cũng đánh giá cao tư tưởng biện chứng
của ông. “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hêghen
tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách
bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở
Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ
phát hiện được hạt nhân hợp lý của nó đằng sau cái vỏ thần bí của nó”. Bằng thiên
tài của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm
thành phép biện chứng duy vật để nó đóng vai trò công cụ tinh thần nhận thức các
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
3.2.2 Cuộc cách mạng triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen:
Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử
triết học nhân loại. Nó thể hiện giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn của học
14
thuyết Mác. Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
đã đem lại những thành tựu to lớn
• Thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng: Triết học trước
Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng tách rời nhau. Tư tưởng biện
chứng đã đạt được những thành tựu lớn lao trong triết học Hêghen, nhưng
nó lại phát triển trong hệ thống triết học duy tâm thần bí. Triết học Mác ra
đời đã kế thừa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học cổ điển
Đức, C.Mác đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình thức phát
triển cao nhất của phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật, với tính
cách là khoa học về sự phát triển của thế giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài
người và tư duy.

• Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử: một đặc điểm có ý nghĩa to lớn của
cuộc cách mạng trong triết học Mác là mở rộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh
vực lịch sử xã hội loài người, hình thành nên chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác đã chỉ ra quy luật vận động của
lịch sử xã hội loài người, sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là
một quá trình lịch sử - tự nhiên.
• Thống nhất lý luận với thực tiễn: C.Mác chỉ ra khuyết điểm chủ yếu của
toàn bộ chủ nghĩa duy vật trước Mác là sự vật, hiện thực, cái cảm giác
được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan,
chứ không nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn,
không được nhận thức về mặt chủ quan. Triết học Mác không chỉ là lý luận
khoa học phản ánh bản chất, quy luật của sự vận động và phát triển thế giới,
mà quan trọng hơn, đó là học thuyết nhằm cải tạo thế giới. Vì vậy, sự thống
nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của
triết học Mác.
• Thống nhất tính khoa học với tính cách mạng: Bản chất khoa học của triết
học Mác đã bao hàm trong mình bản tính cách mạng của nó; và bản tính
15
cách mạng của triết học Mác cũng đã thể hiện trong bản tính khoa học của
nó. Tính khoa học càng sâu sắc, tức phản ảnh càng đúng quy luật khách
quan chi phối sự phát triên của thế giới, thì khi quá trình vận dụng nó vào
hiện thực đề cải tạo thế giới càng diễn ra hiệu quả, tức tính cách mạng được
thể hiện càng cao, càng triệt để.
• Xác định đúng mối quan hệ giữa triết học với khoa học cụ thể: Sự ra đời
của triết học Mác đã đoạn tuyệt với quan niệm xem triết học là khoa học
của mọi ngành khoa học, nhưng đồng thời cũng không cho phép chủ nghĩa
thực chứng cô lập, tách triết học ra khỏi khoa học cụ thể Thực tiễn khoa
học chứng minh rằng, những thành tựu nghiên cứu của các khoa học tự
nhiên và xã hội là tiền đề, cơ sở khoa học cho hệ thống phạm trù, quy luật
triết học; đồng thời ngược lại, hệ thống phạm trù, quy luật triết học định

hướng cho sự phát triển hợp quy luật của các lĩnh vực khác nhau.
KẾT LUẬN
Triết học Hêghen là một hệ thống triết học tương đối hoàn chỉnh, dù còn nhiều
hạn chế nhỏ nhưng thành tựu mà triết học Hêghen mang lại – phép biện tư duy –
một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại. Đánh giá về triết học
của Hêghen, Ph.Ăngghen cho rằng không nên dừng lại ở những mâu thuẫn của hệ
16
thống triết học này mà phải vạch ra được hạt nhân hợp lý của nó là phép biện
chứng. Ông viết: “Nhưng tất cả điều đó không ngăn trở Hêghen bao trùm một lĩnh
vực hết sức rộng lớn hơn bất kỳ hệ thống triết học nào trước kia, và phát triển,
trong lĩnh vực đó, một sự phong phú về tư tưởng mà ngày nay người ta vẫn còn
ngạc nhiên. Hiện tượng học tinh thần…, lôgích học, triết học tự nhiên, triết học
tinh thần…, triết học lịch sử, triết học pháp quyền, triết học tôn giáo, lịch sử triết
học, mỹ học,v.v…, trong từng lĩnh vực khác nhau ấy, Hêghen cố gắng phát hiện ra
và chỉ rõ sợi chỉ đỏ của sự phát triển xuyên suốt các lĩnh vực ấy. Vì Hêghen không
chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một bác học có tri thức bách khoa, nên
những phát biểu của ông ta tạo thành thời đại”. Học thuyết của Hêghen khép lại
một giai đoạn triết học đầy sôi động, đồng thời mở ra một giai đoạn triết học mới
trong lịch sử triết học – giai đoạn gắn với thực tiễn cách mạng.
Phép biện chứng duy tâm của Hêghen có vai trò quan trọng đối với sự ra đời
của triết học Mác. C.Mác kế thừa phép biện chứng Hêghen và chủ nghĩa duy vật
trong triết học cổ điển Đức để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình
thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng duy vật, với
tính cách là khoa học về sự phát triển của giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người
và tư duy. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong triết học của C.Mác và
Ph.Ăngghen là cơ sở hình thành nên hệ thống triết học vĩ đại nhất trong lịch sử :
triết học Mác – Lênin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Mưa - TS. Trần Nguyên Ký – PGS TS. Lê Thanh Sinh – TS.
Nguyễn Thu – TS. Bùi Bá Linh – TS. Bùi Xuân Thanh, Triết học phần I - Đại

cương về lịch sử triết học, 2011
17
2. TS. Bùi Văn Mưa - TS. Trần Nguyên Ký – PGS TS. Lê Thanh Sinh – TS.
Nguyễn Thu – TS. Bùi Bá Linh – TS. Bùi Xuân Thanh, Triết học phần II – Các
chuyên đề về triết học Mác – Lênin, 2010
3. Giáo trình triết học Mác – Lênin của NXB Chính trị quốc gia
4. Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức
MỤC LỤC
LỜI MỞ
ĐẦU
Error: Reference source not found
1. Hêghen và hệ thống triết học Hêghen. Error: Reference source not found
1.1 Giới thiệu về Hêghen Error: Reference source not found
1.2. Bối cảnh ra đời của Triết học Hêghen Error: Reference source not found
18
2. Phép biện chứng duy tâm Hêghen 6
2.1. Những nguyên tắc xây dựng lôgích học
.
7
2.2. Kết cấu của lôgích học và phép biện chứng duy tâm 8
2.3. Tính duy tâm của phép biện chứng Hêghen
.
9
3.Vai trò của PBC duy tâm đối với sự ra đời của Triết học Mác-Lênin. 10
3.2. Sự mâu thuẫn trong Triết học Hêghen 10
3.2. Cuộc cách mạng trong Triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện . 11
3.2.1. Tiền đề sự ra đời của triết học Mác . 11
3.2.2. Cuộc cách mạng triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen . 13
KẾT
LUẬN

Error: Reference source not found
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error: Reference source not found
19

×