C hương 3 : Các giải pháp và kiến nghị
3.1 Môi trường kinh doanh:
3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội hiện nay:
Cùng với những sự kiện trọng đại của đất nước, tổ chức thành công hội nghị
APEC, chính thức gia nhập WTO và Quốc hội Mỹ thông qua quy chế thương mại bình
thường vĩnh viễn với Việt nam (PNTR), trong năm 2006 nước ta tiếp tục thành công trên
nhiều lĩnh vực, tình hình kinh tế xã hội phát triển ổn định.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng năng lượng năm vừa qua, sự tăng giá đột ngột
của vàng, dầu mỏ, dịch cúm gia cầm đe dọa,…tất cả đã và đang tàn phá nền kinh tế của các
nước trong khu vực, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam
nói riêng. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động XNK của các doanh nghiệp
cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thiên tai xảy ra liên tiếp ảnh hưởng rất lớn đến lưu
thông hàng hóa trong thời gian qua, gây trở ngại cho việc sản xuất và tái sản xuất của các
doanh nghiệp trong nước.
Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam vốn chưa được lớn mạnh và đang trong quá
trình phát triển để tiến kịp với khu vực và thế giới thì lại phải chống chọi với nạn tham ô,
tham nhũng, lãng phí. Qua những vụ án kinh tế gần đây, ta nhận thấy có sự tiếp tay của
nhân viên nhà nước trong phạm vi các doanh nghiệp. Điều này càng làm cho môi trường
kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Trong tương lai chắc chắn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Đó là sự lớn mạnh
của thị trường chứng khoán Việt Nam làm cho thị trường tài chính nước ta sẽ nóng hơn và
sôi động hơn, sẽ có thêm nhiều ngân hàng, công ty cổ phần lớn tiếp tục lên niêm yết, góp
phần mở rộng quy mô phát triển của nền kinh tế, đáp ứng sự kỳ vọng của công chúng đầu
tư.
Năm 2006 ngành ngân hàng nước ta tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao trên
nhiều lĩnh vực hoạt động và thị trường tài chính – tiền tệ nhìn chung ổn định, tổng nguồn
vốn huy động tăng 35% và dư nợ cho vay của nền kinh tế tăng 21,4% so với năm 2006.
SVTH: Lê Thị Kim Cúc
Trang
48
C hương 3 : Các giải pháp và kiến nghị
Do đó việc nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế xã hội trong hiện tại và dự
đoán cho tương lai để có chiến lược kinh doanh, chiến lược tín dụng hợp lý là công việc
cần thiết và mang nhiều ý nghĩa thiết thực đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
3.1.2 Sự cạnh tranh của các ngân hàng đối thủ :
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn tự thân vận động, giữa các
doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh khốc liệt. Bản thân ngân hàng cũng là một loại hình
doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh để kiếm lời, do đó cũng không loại trừ ra khỏi cuộc cạnh
tranh này. Các ngân hàng luôn tìm cách thu hút và giữ chân khách hàng của mình. Nếu như
doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng bao bì,…thì ngân
hàng kinh doanh sản phẩm đặc biệt là tiền tệ. Do đó, cạnh tranh trong ngân hàng là vấn đề
cạnh tranh về lãi suất, thái độ phục vụ, uy tín ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân hàng.
Đặc biệt là vấn đề lãi suất, trong thời gian qua các ngân hàng đua nhau hạ lãi suất đầu ra và
tăng lãi suất đầu vào. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn khi các ngân hàng
đều ý thức được rằng cần phải giữ gìn những mối quan hệ cũ và không ngừng mở rộng, lôi
kéo khách hàng mới, khách hàng tiềm năng để dần chiếm lĩnh thị trường.
Cường độ cạnh tranh tăng lên không chỉ làm thay đổi nghiệp vụ mà giờ đây các
ngân hàng phải thực hiện những chiến lược mới như phân khúc thị trường, phát triển sản
phẩm mới.
Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng đó là sự đoàn kết trong nội
bộ ngân hàng. Chỉ khi nào trên dưới một lòng, đồng tâm hiệp sức cùng nhau tháo gỡ những
khó khăn và tồn tại thì lúc đó sẽ tạo nên sức mạnh đối chọi lại sự cạnh tranh với các ngân
hàng và tổ chức tài chính khác. Chắc chắn sẽ có một cuộc chảy máu nhân lực cấp cao và
chuyên nghiệp từ các Ngân hàng Việt Nam sang Ngân hàng nước ngoài bởi hiện tại nhu
cầu về nhân lực (đặc biệt là các NHTMCP), mỗi năm tăng tối thiểu 50%”. Các NHTM
trong nước phải có lực lượng kế cận và thay thế khi cần thiết. Khi đó, nguồn lực nếu bị
“chảy máu” sang Ngân hàng ngoại cũng sẽ không ào ào, mà dịch chuyển từ từ.
SVTH: Lê Thị Kim Cúc
Trang
49
C hương 3 : Các giải pháp và kiến nghị
Trong thời kỳ tới, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn và sẽ có nhiều thay
đổi khi các hiệp định, cam kết song phương, đa phương có hiệu lực thi hành. Trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng giai đoạn độc quyền về thu hút vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh
tế, xã hội và dân cư của hệ thống ngân hàng trong nước sẽ không còn. Bên cạnh đó, sự phát
triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cùng với các định chế tài chính khác đang giành
giật thị phần, chia xẻ thị trường với hệ thống ngân hàng. Do vậy, giai đoạn tới chắc hẳn sự
cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn hiện nay, nhất là khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được
phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam thì sự cạnh tranh không cân sức sẽ là một thách
thức lớn đối với toàn hệ thống ngân hàng và cả Sacombank.
3.2 Những thuận lợi và khó khăn của Sacombank:
3.2.1 Thuận lợi:
o Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tương đối cao đối với hệ thống các Ngân hàng
TMCP trong nước.
o Mạng lưới chi nhánh trong nước và hệ thống đại lý nước ngoài khá rộng khắp.
o Lực lượng nhân viên đại bộ phận là trẻ và rất năng động, đội ngũ cán bộ viên
trung cao cấp luôn vững vàng - trung kiên - trong sạch - và đầy tâm huyết.
o Quan hệ hợp tác – liên kết – liên doanh trong và ngoài nước khá rộng và khá đa
dạng.
o Thương hiệu Sacombank đã có chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường tài chính
– tiền tệ trong nước và trong khu vực.
3.2.2 Khó khăn:
Bên cạnh những lợi thế so sánh như đã nêu trên, Sacombank cũng gặp phải các
mặt yếu kém và những điểm bất cập sau:
o Tính chuyên nghiệp nhìn chung là chưa cao.
o Trình độ hiện đại hóa tuy được đầu tư thích đáng nhưng chậm phát huy tác dụng.
SVTH: Lê Thị Kim Cúc
Trang
50
C hương 3 : Các giải pháp và kiến nghị
o Năng lực quản lý tập trung của hội sở hãy còn mặt hạn chế.
o Cơ cấu sản phẩm chưa thật sự phong phú và hiệu quả hoạt động dịch vụ cũng
chưa thật sự ngang tầm.
o Năng lực quản lý rủi ro và quản lý tài sản có – tài sản nợ chưa được điều chỉnh
tương xứng.
o Quy mô tổng tài sản chưa cân xứng với quy mô vốn chủ sở hữu và kênh phân
phối hiện có.
o Công tác tổ chức cán bộ chưa thật sự ổn định.
o Kế hoạch nghiên cứu thị trường, quản lý khách hàng, quảng bá thương hiệu,
quan hệ công chúng tuy đã được quan tâm nhưng chưa thật sự bài bản, chưa góp phần thiết
thực vào quá trình gầy dựng cho Sacombank một hình ảnh đặc trưng và một vị thế riêng
đầy ấn tượng trong lòng mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp.
3.3 Một số giải pháp:
Trong những năm gần đây, các ngân hàng rất quan tâm đến công tác phòng ngừa và
xử lý rủi ro. Vì vậy công tác quản trị rủi ro trong họat động tín dụng của ngân hàng có tính
chất quyết định để nâng cao chất lượng tín dụng, giúp ngân hàng chủ động phòng ngừa,
hạn chế và xử lý rủi ro, đảm bảo họat động kinh doanh của ngân hàng an tòan và hiệu quả.
Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng:
Phòng ngừa trước khi phát tiền vay:
+ Phân loại khách hàng: hàng năm Sacombank thường xuyên phân loại khách hàng
dựa trên mối quan hệ giao dịch vay trả nợ của khách hàng.
+ Tập trung quyền phán quyết những món cho vay lớn lên Hội sở chính là biện pháp
hạn chế lạm dụng quyền lực của các cấp chính quyền đối với chi nhánh Ngân hàng. Chính
quyền tỉnh có thể ra chỉ thị với NHTM tỉnh, song khó ra chỉ thị với Hội sở chính. Biện pháp
SVTH: Lê Thị Kim Cúc
Trang
51
C hương 3 : Các giải pháp và kiến nghị
này cũng hạn chế động cơ xấu của cán bộ Ngân hàng: cho vay dự án của địa phương để lấy
thành tích, được bầu vào cấp ủy…
Biện pháp phòng ngừa sau khi phát tiền vay:
Ngân hàng ngăn ngừa những khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn bằng cách
thường xuyên kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất việc sử dụng vốn của khách hàng xem
vốn có được sử dụng đúng mục đích không, có hiệu quả không, tình hình tài sản thế chấp
cũng được kiểm tra thường xuyên. Nếu khoản vay có vấn đề thì CBTD cùng với cán bộ
kiểm soát nội bộ bàn bạc có biện pháp điều chỉnh kịp thời và kết hợp với khách hàng khắc
phục khó khăn như tư vấn cho khách hàng về các vấn đề trong sản xuất kinh doanh, vấn đề
tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu tổ chức,…Khi khoản vay có vấn đề thì Ngân hàng càng phải
quan tâm hơn và khai thác trịệt để nhằm tránh những tổn thất cho khách hàng và an toàn
vốn cho Ngân hàng, để Ngân hàng vừa thu được nợ vừa giữ được khách hàng.
Biện pháp xử lý khi rủi ro xảy ra:
Khi rủi ro tín dụng đã xảy ra, có nghĩa khoản vay đã chuyển sang nợ quá hạn, thì
Ngân hàng tiến hành họp hội đồng xử lý rủi ro để phân tích tìm ra nguyên nhân và xem xét
trách nhiệm của CBTD. Hội đồng xử lý rủi ro tiến hành phân loại rủi ro tín dụng để đề ra
biện pháp giải quyết thích hợp với từng khoản nợ.
+ Đối với những khoản nợ có thể thu hồi: là những khoản nợ quá hạn bình thường
mang tính chất tạm thời do khách hàng chưa tiêu thụ được hàng hóa hoặc tiêu thụ được
nhưng chưa thu được tiền bán hàng, hợp đồng thi công sửa chữa đã hoàn thành nhưng chưa
quyết toán thì Ngân hàng tiến hành thu nợ bình thường trên cơ sở bám sát nguồn thu.
+ Đối với những khoản nợ do nguyên nhân khách quan đưa tới nợ quá hạn như thiên
tai, hỏa hoạn, lũ lụt, thay đổi chính sách của nhà nước thì xem xét cho gia hạn nợ, đồng
thời Ngân hàng kết hợp với khách hàng tháo gỡ những khó khăn như tìm kiếm hợp đồng,
cho vay thêm vốn,…để khách hàng vượt qua những khó khăn sản xuất để có tiền trả nợ.
+ Đối với những khoản nợ khó thu hồi có thể mất vốn: Ngân hàng giám sát chặt chẽ
các nguồn thu và tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để tận thu cho Ngân hàng. Đối với tài
SVTH: Lê Thị Kim Cúc
Trang
52