Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Xây dựng 1 tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích, cá nhân chết và xác định hậu quả pháp lý của các tuyên bố đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.37 KB, 4 trang )

Đề bài :Xây dựng 1 tình huống thỏa mãn các
điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích, cá nhân
chết và xác định hậu quả pháp lý của các
tuyên bố đó.
Bài làm
Chế định về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết là một chế định đặc biệt của
luật dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng như những chủ thể
có liên quan khác.“Năng lực pháp luật dân sự của công dân chấm dứt khi
người đó chết”,cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lý làm chấm dứt tư
cách chủ thể của các nhân.Nhưng cái chết đó phải được xác định một
cách đích xác và theo quy định của pháp luật phải “khai tử”(Điều 30
BLDS). Do trong thực tế có những trường hợp , vì lí do khác nhau đã
không thể xác định được cá nhân đó còn sống hay đã chết. Trong những
trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ, của
những người có quyền, lợi ích liên quan , pháp luật quy định những điều
kiện , trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân
dưới hai hình thức :Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết.
Sau đây là một tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất
tích, cá nhân chết và xác định hậu quả pháp lý của các tuyên bố đó:
Anh Nguyễn Văn A, có vợ là chị Nguyễn Văn B. Ngày 20/7/1992, chị
Nguyễn Văn B qua đời khi sinh hạ đứa con út .Ngày 30/4/2003, anh
Nguyễn Văn A đi khỏi nhà không rõ lý do, từ đó không còn nghe tin tức
nào về anh. Đến tháng 2/ 2006, tòa án tuyên bố anh Nguyễn Văn A mất
tích. Đến tháng 1/2010, do các con anh chị đã lớn, vẫn sống tại ngôi nhà
do hai anh chị để lại, cần phân chia ngôi nhà để đảm bảo cuộc sống. Để
phân chia ngôi nhà, họ phải làm thủ tục để yêu cầu tòa án xác nhận là ông
Nguyễn Văn A đã chết. Đầu năm 2011, tòa án tuyên bố anh Nguyễn Văn
A đã chết và cấp giấy chứng tử.
Tại điều Điều 78 BLDS quy định:
1- Khi một người biệt tích đã hai năm mà không có tin tức xác thực về việc
người đó còn sống hoặc đã chết, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp


thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố
người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức
cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối
cùng, thì thời hạn hai năm được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo
tháng có tin tức cuối cùng;nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức
cuối cùng, thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm
có tin tức cuối cùng.
Như vậy, trường hợp trên đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tòa án
tuyên bố mất tích, với thời gian biệt tích từ tháng 4/2003 đến tháng
2/2006. Sau đó,đến tháng1/2010 những người con của anh Nguyễn Văn
A và chị Nguyễn Văn B có quyền , lợi ích liên quan đến tài sản của hai
người để lại, có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố anh Nguyễn Văn A đã
chết.
Tại điểm a, khoản 1 Điều 81 BLDS quy định:
1- Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định
tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có
hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức là còn sống;
Do đó, đã sau 3 năm từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có
hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức gì, Tòa án có thể tuyên bố anh
Nguyễn Văn A đã chết.
Việc tuyên bố mất tích và tuyên bố chết kéo theo những hậu quả pháp lý
nhất định: Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất
tích, chấm dứt tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết. Hậu quả
pháp lý này có liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của
người bị tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết . Theo Điều 79 , Tài sản
của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quyết định của tòa án
được quy định tại các điều :75,76,77,79 BLDS về quản lý tìa sản của
người vắng mặt, của người bị tuyên bố là mất tích; quyền và nghĩa vụ của

người quản lí tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố là mất tích.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin li
hôn, thì Tòa án giải quyết cho li hôn. Theo Điều 82, BLDS quy định :
1. Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực
pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân
khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải
quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết
theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy , ở trường hợp trên, những người con của anh Nguyễn Văn A và
chị Nguyễn Văn B, sau khi được cấp giấy chứng tử của anh Nguyễn Văn
A có thể tiến hành thỏa thuận phân chia giá trị ngôi nhà do cha mẹ để lại.
Việc một người bị Toà án tuyên bố là đã chết chỉ là sự kiện pháp lý làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa
người bị tuyên bố chết với những người có quyền, lợi ích liên quan.

×