Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN CỦA PHOIƠBẮC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI TRIẾT HỌC MÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.67 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Viện Đào Tạo Sau Đại Học
  
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài 11:
CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN CỦA PHOIƠBẮC
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI TRIẾT HỌC MÁC
TP Hồ Chí Minh
Tháng 12/ 2014
GVHD : TS. Bùi Văn Mưa
Học viên: Nguyễn Văn Kế
STT : 44
Nhóm : 6
Tiểu luận triết học
I. TỔNG QUAN
1. Giới thiệu
L. Phoiơbắc (Ludwig Feuerbach, 1804 P- 1872) là nhà triết học duy vật nổi tiếng
duy nhất trong nền triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối của triết học Mác. Đại biểu
cuối cùng của một trào lưu triết học đặc sắc, Người đã viết chương cuối cùng hùng
tráng trên cơ sơ của chủ nghĩa duy vật và vô thần để kết thúc bản giao hưởng “Triết
học cổ điển Đức”. Chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là chủ nghĩa nhân bản.
Triết học của ông đã làm sống lại chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII và làm
sinh động thế giới quan duy vật khoa học bấy giờ. Phoiơbắc cho rằng mình có sứ
mạng phải xây dựng một nền triết học mới – triết học về chính con người để tạo cho
con người một cuộc sống hạnh phúc thật sự trên trần gian. Xuất phát từ quan điểm
này mà Phoiơbắc đã coi con người là đối tượng nghiên cứu của triết học. Ông cho
rằng, xưa nay triết học nghiên cứu quan hệ giữa tư duy và tồn tại, nhưng đây lại là
vấn đề thuộc về bản chất của con người; bởi vì, chỉ có con người đang sống, đang tồn
tại mới có tư duy. Ông luôn nhấn mạnh, chỉ khi xuất phát từ gốc độ đó thì vấn đề về


quan hệ giữa tư duy và tồn tại mới được giải quyết một cách đúng đắn và có ý nghĩa
thật sự. Do khoa học nghiên cứu bản chất của con người là nhân bản học, và con
người là đối tượng của triết học mới, nên triết học mới đó – triết học tương lai nhất
thiết phải là triết học nhân bản. Như vậy, theo ông, nhân bản học phải là khoa học cơ
sở và chung nhất mà mọi ngành khoa học khác, kể cả triết học, phải dựa vào. Triết
học mới mà Phoiơbắc đã xây dựng là triết học duy vật nhân bản đó là cơ sở lý luận
đầu tiên có “vai trò ảnh hưởng to lớn của Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc
đối với triết học Mác”
2. Mục đích đề tài
Mục đích đề tài nguyên cứu bao gồm các vấn đề về Triết học cổ điển Đức mà
chủ yếu là những quan điểm của Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Triết học Phoiơbắc
và vai trò ảnh hưởng của chúng đối với sự hình thành và phát triển của Triết học Mác.
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN
PHOIƠBẮC
2.1. Giới thiệu sơ lược về Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc
L. Phoiơbắc là một trong những nhà triết học tiền bối trực tiếp của Mac và Enghen
F. (F. Engels) chống lại triết học duy tâm và thần học, khôi phục lại địa vị xứng đáng
cho chủ nghĩa duy vật. Phoiơbắc chứng minh thế giới là vật chất, tự nhiên là nguyên
nhân của bản thân nó. Triết học nhân bản của Phoiơbắc cho rằng con người là đối
tượng duy nhất chân chính của triết học. Nhưng trong quan niệm của Phoiơbắc, con
người là con người trừu tượng, ở bên ngoài những quan hệ xã hội, lịch sử cụ thể.
Phoiơbắc trình bày, bảo vệ những nguyên lí cơ bản của cảm giác luận duy vật, đồng
thời khẳng định sự cần thiết của tư duy trừu tượng. Tuy nhiên, Phoiơbắc không nhận
ra mối liên hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, cũng không
biết đến mối liên hệ của nhận thức với thực tiễn xã hội và với sự biến đổi cách mạng
của đời sống hiện thực. Phoiơbắc rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi cố gắng áp dụng các
nguyên lí của chủ nghĩa duy vật nhân bản vào việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội,
các quá trình lịch sử. Chủ nghĩa duy tâm của Phoiơbắc biểu hiện đặc biệt rõ trong

quan niệm của ông về tôn giáo, về đạo đức. Phoiơbắc không thấy rằng bản thân "tình
cảm tôn giáo cũng là một sản phẩm xã hội" (Mac). Đạo đức học cũng được Phoiơbắc
xây dựng theo những nguyên lí của chủ nghĩa nhân bản. Phoiơbắc tuyên bố đạo đức
phải dựa trên ước vọng của con người muốn thoả mãn nhu cầu, muốn được hưởng
hạnh phúc. Theo Phoiơắc, bất bình đẳng xã hội là hiện tượng ngẫu nhiên, đi chệch
"bản chất" chân thật của con người, và có thể khắc phục được bằng cách thấm nhuần
thứ tôn giáo mới - "tôn giáo của tình yêu". Sự phê phán của Phoiơbắc đối với triết
học duy tâm Hêghen và tôn giáo có tác dụng giải phóng tư tưởng lớn lao, nhưng
Phoiơbắc lại loại bỏ luôn cả phép biện chứng của Hêghen G. W. F. (G. W. F. Hegel)
và sau này Mac và Enghen kế thừa phát huy giá trị to lớn triết học phép biện chứng
của Hêghen và Chủ nghĩa duy vật nhân bản của triết học Phoiơbắc.
2.2. Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc
Triết học của Hêghen tin rằng tôn giáo, các khái niệm của tinh thần tuyệt đối
thống trị thế giới hiện thực. Thời này triết học Hêghen chia làm hai phái, phái Hêghen
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
già ủng hộ sự thống trị đó, thì những người theo phái Hêghen trẻ trong đó có
L.Phoiơbắc, ngược lại, chống lại sự thống trị trên, coi chúng là những xiềng xích trói
buộc con người. Về sau, chịu ảnh hưởng của các nhà Khai sáng Pháp thế kỉ XVIII,
Phoiơbắc quay sang phê phán người thầy của mình và ngày càng ngả sang lập trường
duy vật. Hạn chế cơ bản nhất của triết học Hêghen, theo Phoiơbắc là bởi tính duy tâm
của nó trong việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên, coi toàn bộ
thế gới hiện thực chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối được hiểu như một lực lượng
siêu nhiên.
Đối lập với Hêghen, Phoiơbắc cho rằng con người không phải là nô lệ của
thượng đế hay tinh thần tuyệt đối, mà là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá
trình phát triển của tự nhiên, là cái cao quý nhất mà giới tự nhiên có được. Phải giải
quyết vấn đề quan hệ tư duy – tồn tại trên lập trường duy vật. Tư duy là chức năng
của một dạng vật chất có tổ chức cao, là cơ thể con người, coi con người là sự thể
hiện hoàn hảo mối quan hệ tư duy – tồn tại. Phoiơbắc khẳng định chỉ có thể giải

quyết được vấn đề tinh thần – vật chất trong nhân bản học, quy các vấn đề triết học
thành các vấn đề quan hệ giữa các ngành khoa học nghiên cứu giải phẫu và sinh lý,
cấu trúc và chức năng. Và Phoiơbắc khẳng định: “Chân lí, theo Phơbách, không phải
là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý học hay tâm lý
học, chân lí chỉ có thể là nhân bản học”, tức học thuyết về con người.
2.2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người
Cải cách triết học của Phoiơbắc thể hiện trước hết trong việc giải quyết một
cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tư
duy và tồn tại. Trong khi giải quyết vấn đề này, Phoiơbắc đã đưa thuyết nhân bản đến
gần chủ nghĩa duy vật. Luận điểm xuất phát của triết học Phoiơbắc là giới tự nhiên
tồn tại không lệ thuộc vào ý thức, nó là cơ sở của tồn tại người, ngoài tự nhiên và con
người, không có gì cả, bản chất của Thượng đế chẳng qua là sự phản ánh hư ảo bản
chất con người.
Tự nhiên không phải là bản thể được nhào nặn từ cái tuyệt đối, thượng đế nào
đó, mà là bản thể độc lập, không cần đến bất kỳ giá đỡ thần thánh nào. Sự hình thành
thế giới nói chung, Trái đất, Mặt trời là quá trình tự nhiên. Hêgen xác lập ranh giới
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
không thể vượt qua giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, tự nhiên và tinh thần, thì
Phoiơbắc lại từ lập trường của chủ nghĩa duy vật mà khẳng định rằng, không có cái
gì, kể cả sự sống, lại không hình thành từ vật chất. Bên cạnh đó những dữ liệu do hoá
học, sinh vật học và sinh lý học đem đến đều được Phoiơbắc sử dụng thành công
trong việc phê phán cả chủ nghĩa duy tâm sinh lý học lẫn chủ nghĩa duy vật tầm
thường (Môlesốt, Vôgơtơ).
Phoiơbắc xem không gian và thời gian là điều kiện cơ bản, là phương thức của
tồn tại (ngầm hiểu là tồn tại vật chất). Không gian và thời gian cũng đồng thời là
phương thức của tư duy, bởi lẽ tư duy cần phản ánh trung thực tồn tại khách quan.
Vật chất vận động và phát triển trong không, thời gian hiện thực. Tính khách quan
của không gian và thời gian được Phoiơbắc xem như tiêu chuẩn đầu tiên của thực
tiễn.

Phê phán chủ nghĩa duy tâm Hêgen trong nhận thức, Phoiơbắc cho rằng,
không phải cuộc sống diễn ra theo đồ thức luận tư duy sẵn có, mà ngược lại, đồ thức
luận ấy cần được làm mới, điều chỉnh thường xuyên bằng chất liệu của cuộc sống,
chịu sự phán quyết của những điều kiện sống. "Chân lý - Phoiơbắc viết, không nằm
trong tư duy và trong tri thức như cái tự thân tự tại. Chân lý ở ngay trong cuộc sống
và trong bản chất con người". Do đó, Phoiơbắc vạch ra nhiệm vụ của triết học là, từ
sự "nhận thức cái đang có", nhận thức bản chất sự vật như nó thể hiện ra cho chủ thể,
cần suy nghĩ về cái cần có trong tương lai. Khi triết học hướng đến thực tiễn nó thể
hiện mình như triết học của con người và vì con người, đồng thời đặt con người trong
sự thống nhất hài hoà với tự nhiên. Phoiơbắc nhấn mạnh: "Triết học là khoa học về
thực tiễn, song tổng thể thực tiễn là tự nhiên. Sự hoang tưởng đối lập với tự do tự
nhiên, nhưng tự nhiên không đối lập với tự do hợp lý trí".
Mỗi thời đại chỉ có thể giải quyết những nhiệm vụ phù hợp với khá năng hiện
có, song không vì thế mà đào hố sâu ngăn cách giữa khả năng thực tế và khát vọng
của con người. Phoiơbắc khẳng định: "Những gì chúng ta còn chưa nhận thức được,
con cháu chúng ta sẽ nhận thức". Theo ông, con người cần bắt đầu từ tính cảm giác
như từ cái đơn giản, rõ ràng và dễ bộc lộ nhất. Cảm giác là điểm khởi đầu của nhận
thức, liên kết con người với thế giới xung quanh. Cảm giác mang tính chủ quan,
nhưng cơ sở và nguyên nhân của nó lại mang tính khách quan. Sự khái quát hoá, trừu
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
tượng hoá từ các dữ liệu cảm tính ở nấc thang cao nhất lý tính, nhận thức của con
người trở nên hoàn thiện hơn. Thực ra, trong phê phán lý tính thuần tuý. Cantơ đã
trình bày vấn đề này khá sâu sắc, đã vạch ra sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và
tư duy giác tính (trực quan thiếu tư duy sẽ mù quáng, tư duy thiếu trực quan sẽ trống
rỗng).
Phoiơbắc cũng phê phán chủ nghĩa duy tâm về con người, theo Phoiơbắc con
người bằng xương, bằng thịt - sản phẩm hoàn thiện tưởng cải cách trong lý luận về
con người - vấn đề chủ đạo của thuyết nhân bản, hay nhân loại học. Phoiơbắc cho
rằng thuyết nhân bản vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, vì nó xuất

phát từ con người bằng xương, bằng thịt, chứ không phải từ con người - cỗ máy và
con người - lý tính tư biện. Sự ngộ nhận này có thể thông cảm được, nếu căn cứ vào
những diễn biến của cuộc tranh luận triết học nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ
XIX tại Pháp và Đức, cũng như những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật máy móc
- siêu hình.
Con người, theo Phoiơbắc, là sự kết tinh toàn bộ giá trị người, mà những giá
trị người đó được tích luỹ trong quá trình vươn đến tự do, và được thể hiện trong tư
tưởng của các vĩ nhân lý trí (triết gia). Hợp nhất các giá trị mang tính loài đặc thù ấy
của con người cũng có nghĩa là xác định tồn tại người trong tổng thể các tính quy
định của nó. Phoiơbắc viết: "Con người là tồn tại tự do, tồn tại của nhân cách, tồn tại
của pháp quyền. Chỉ trong con người mới tồn tại cái Tôi của Phíchtơ, đơn tứ của
Lépnít, cái tuyệt đối". Triết học mới vừa có tính phủ định, vừa có tính thống nhất,
triết học của tương lai không phải là phép cộng hay sự chiết trung tư tưởng từ ngày
hôm qua, mà là thuyết nhân bản (nhân loại học) có định hướng thực tiễn, phát huy
cao nhất quan hệ chân chính, khắc phục tình trạng phân đôi bản chất của con người.
Phoiơbắc xem tình yêu, từ tình yêu như kết quả và sự thể hiện của quan hệ hôn nhân,
gia đình, đến tình yêu nhân loại (tình yêu phổ quát) là quan hệ chân chính, quy sự đố
kỵ và thù địch về quan hệ không chân chính, bị tha hoá.
2.2.2. Quan niệm về nhận thức
Phoiơbắc đã chỉ ra nguồn gốc tự nhiên của ý thức, của tư duy. Ông cho rằng ý
thức là sự phản ánh thế giới vào đầu óc con người và phê phán kịch liệt những người
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
theo chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết. Phoiơbắc đã thừa nhận khả năng
nhận thức của con người, theo quan điểm cảm giác luận. Tuy đấu tranh chống lại việc
tuyệt đối hoá vai trò của tư duy trừu tượng, nhưng ông không hạ thấp vai trò của tư
duy trừu tượng, với ông tư duy trừu tượng có vai trò gắn kết những tri thức rời rạc do
cảm giác đem lại. Theo ông, thế giới này là hiện thực được tri giác nhờ cảm giác và
chỉ nhờ vào tri giác cảm tính, chúng ta mới có khả năng nhận thức thế giới.
L.Phoiơbắc kiên quyết phủ nhận sự tồn tại của các khách thể mà không thể nào

được tri giác cảm tính. Theo bản chất của mình, tri giác cảm tính là trực tiếp nhưng
cũng có thể là gián tiếp, nghĩa là nó đem lại sự minh chứng gián tiếp về cái mà ta
không thể nhìn, không thể nghe và không thể sờ mó được. Chủ thể nhận thức cũng
không phải là lý tính lô gich trừu tượng mà là con người sống động, tồn tại trong thực
tế, có cảm giác và lý trí. Nhờ vào năng lực cảu cảm giác và lý trí mà con người có
khả năng nhận thức được đầy đủ giới tự nhiên.
2.2.3. Quan niệm về tôn giáo
Tôn giáo, theo Phoiơbắc là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và bản chất
con người. Người ta ai cũng sợ chết, cần có niềm tin và an ủi. Bản chất của thần học,
do vậy, được chứa đựng trong nhân bản học, là sản phẩm của sự tưởng tượng phong
phú của con người. Tôn giáo thể hiện sự mềm yếu, bất lực của con người đối với các
vấn đề xã hội, là sự thể hiện bản chất con người như thế. Thực ra Phơbách khẳng
định, bản chất thần thánh không là cái gì khác, mà là bản chất của con người, nhưng
đã được tinh chế, khách quan hóa, tách rời với con người hiện thực bằng xương bằng
thịt. Tóm lại, tôn giáo, trong quan niệm của nhà duy vật Đức, là bản chất con người
đã bị tha hóa.
Những quan niệm trên đây của Phoiơbắc đã vạch ra được nguồn gốc tâm lý,
tình cảm và tâm linh của con người đối với tôn giáo, cũng như nội dung nhân bản
trong các quan niệm thần thánh, nhưng chưa đề cập đến những cơ sở kinh tế, chính trị
- xã hội và văn hóa. Đây cũng là hạn chế chung của các nhà tư tưởng trước Mác trong
việc giải quyết nguồn gốc và bản chất của tôn giáo. Thực tế Phoiơbắc chỉ phê phán
Cơ đốc giáo. Còn tôn giáo theo ông vẫn là điều cần thiết đối với đời sống con người.
Cho nên thay vào Cơ đốc giáo, con người “cần một tôn giáo mới”, vì chỉ có tín
ngưỡng, niềm tin mới an ủi được chúng ta khỏi những nỗi bất hạnh trong cuộc đời
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
con người. Đúng như Ph.Ănghen nhận xét “Phoiơbắc hoàn toàn không muốn xóa bỏ
tôn giáo, ông muốn hoàn thiện tôn giáo. Theo Phoiơbắc, tôn giáo là mối quan hệ
thương yêu giữa người với người…trong tình thương yêu giữa Tôi và Anh”. Thứ tôn
giáo mà Phoiơbắc đề cao và hiểu theo nghĩa của ông, đó là tôn giáo tình yêu, là quan

hệ thân thiện giữa người với người. Vì vậy, nó cần thiết phải tồn tại chừng nào xã hội
loài người còn tồn tại.
2.2.4. Quan niệm về đạo đức
Phoiơbắc nhấn mạnh giá trị con người, "tố chất người" nói chung, song chưa
nêu ra được những tính quy định xã hội thực sự làm nên bản chất con người. Ông đề
cao tình yêu phổ quát, huyền thoại về tình yêu, và cũng chỉ dừng lại ở huyền thoại ở
Phoiơbắc, chủ nghĩa duy tâm xã hội đan xen với chủ nghĩa không tưởng chính trị về
một Nhà nước "của tất cả và dành cho tất cả", thể hiện sự trọn vẹn, hiện thực, phát
triển, trực tiếp của bản chất con người. Ông phê phán một ảo tưởng để hướng đến thứ
ảo tưởng khác - "tôn giáo của Tình yêu’ phi lịch sử. Như thế, sự tiến bộ xã hội được
nhà tư tưởng nhân bản xem xét qua lăng kính của sự thay thế các hình thức sinh hoạt
tinh thần, chứ không phải hoạt động thực tiễn - vật chất của con người.
Đạo đức học của Phoiơbắc, theo Ph.Ăngghen, tỏ ra nghèo nàn hơn Hêghen do
tính dung tục hoá, tính đơn giản và tính ảo tưởng của nó. Phoiơbắc lấy con người làm
điểm xuất phát, nhưng đó không phải là con người sống trong một thế giới hiện thực
với những quan hệ phức tạp, mà là con người trừu tượng, phi lịch sự mặc dù đôi khi
ông cũng đưa ra hình ảnh tương phản: "trong một cung điện người ta suy nghĩ khác
trong một túp lều tranh". Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng, tư tưởng đạo đức của Phoiơbắc đầy
ắp những giấc mơ đẹp, nhưng ông lại không vạch ra từ đâu và bằng cách nào đề biến
chúng thành hiện thực. "Đối với Phoiơbắc, Ph.Ăngghen viết, thì tình yêu ở đâu và
bao giờ cũng là một ông thần lắm phép lạ có thể giúp vượt mọi khó khăn của đời
sống thực tiễn và điều đó diễn ra trong một xã hội chia thành những giai cấp có
những lợi ích đối lập hắn với nhau! hãy yêu nhau đi, hãy ôm hôn nhau đi, không cần
phân biệt nam nữ và đẳng cấp, thật là giấc mơ thiên hạ thuận hoài". Quan niệm thiện
- ác, hạnh phúc - đau khổ, tình yêu - thù địch ở Phoiơbắc bị chia cắt một cách siêu
hình, thiếu hẳn yếu tố tác động và chuyển hoá. Đây là bước thụt lùi so với Hêghen.
Ngay cả đem so sánh với Cantơ, Phoiơbắc vẫn quá đơn điệu. Ph.Ăngghen viết: "Học
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
thuyết của Phoiơbắc về đạo đức được gọt dũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân

tộc, mọi hoàn cảnh và chính vì thế mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở
đâu cả”.
III. NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC MÁC
3.1. Những giá trị của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc
Phoiơbắc là bậc tiền bối của triết học C.Mác, Phoiơbắc phê phán triết học
Hêghen, Bản chất của đạo cơ đốc giáo. Luận cơ sơ bộ về cải cách triết học, cơ sở của
triết học tương lai, bản chất của tôn giáo, bản chất nhận thức của giới tự nhiên và con
người…đã làm sống lại chủ nghĩa duy vật và làm sinh động thế giới quan duy vật
khoa học bấy giờ, trong hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm thống trị đời sống tinh thần ở
phương Tây để phát triển chủ nghĩa duy vật them một bước ngoặc lớn trong lịch sử.
Ông đã trình bày sang rõ nhiều quan điểm duy vật, phê phán triệt để chủ nghĩa duy
tâm và cơ đốc giáo, Phoiơbắc đặt con người vào đúng đúng tâm điểm phân tích triết
học. Triết học của ông chất chứa nhiều tính duy vật và nhân bản, là cội nguồn của
triết học Mác.
Triết học cổ điển Đức không chỉ là thành tựu to lớn của tư tưởng nhân loại mà
nó còn là tiền đề lý luận của triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung. Là
phương pháp biện chứng duy vật, linh hồn của chủ nghĩa Mác là kết quả cải biến chủ
nghĩa duy vật của Phoiơbắc và phát triển phép biện chứng của Hêghen.
3.2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc
Tư tưởng duy vật của phơiơbắc có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới triết học
của C.Mác và Ph.Ăngghen. Khi chỉ ra vai trò to lớn của Phơiơbắc trong cuộc đấu
tranh chóng lại chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật nhưng
theo C.Mác và Ph.Ăngghen triết học của ông chưa vượt khỏi những hạn chế của lịch
sử của chủ nghĩa duy vật.
C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra ba hạn chế lớn là: thứ nhất là, Chủ nghĩa duy vật
ở thời kỳ đó chủ yếu là có tính máy móc, thứ hai là chủ nghĩa duy vật đó có đặt trưng
siêu hình tức là không phải là biện chứng, thứ ba là chủ nghĩa duy vật đó không triệt
để, duy tâm trong cách hiểu về các hiện tượng xã hội.
Nguyễn Văn Kế

Tiểu luận triết học
Trong quan hệ với triết học của Hêghen C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng,
Phơiơbắc có công lao rất lớn phê phán chủ nghĩa Hêghen, xong thiếu xót rất lớn trong
vấn đề là không biết kế thừa hạt nhân hợp lý cuả triết học Hêghen là phép biện chứng
và sau này C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo và biến chúng thành phép biện chứng
duy vật, biến chủ nghĩa duy vật thành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
Phơiơbắc phê phán chủ nghĩa duy tâm, coi nó là tư biện, trừu tượng nhưng
sang địa hạt lịch sử ông xem con người và xã hội cũng trừu tuộng không kém. C.Mác
và Ph.Ăngghen cũng nhận thấy rằng vấn đề hạn chế con người, tôn giáo và đạo đức.
Về vấn đề con người, L.Phoiơbắc đã xem xét con người một cách trừu
tượng, con người phi lịch sử, phi giai cấp, nghĩa là xem xét con người với tư cách
một cá nhân thuần tuý, biệt lập, tách khỏi cơ sở tồn tại hiện thực của nó – phương
thức sản xuất. Hạn chế lớn của ông là không xem xét con người trong mối quan hệ
xã hội nhất định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt hiện có của họ, những điều
kiện làm cho họ trở thành những con người đúng như họ đang tồn tại trong thực tế.
Nghĩa là, L.Phoiơbắc không bao giờ tới được những con người hành động đang tồn
tại thực sự, mà ông vẫn cứ dừng lại ở một sự trừu tượng. Thực tế, L.Phoiơbắc đã
không phê phán những điều kiện sinh hoạt hiện tại và cũng “không bao giờ hiểu
được rằng, thế giới cảm giác được là tổng số những hoạt động sống và cảm giác
được của những cá nhân họp thành thế giới ấy”. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra
kết luận rằng, “Khi Phoiơbắc là nhà duy vật thì ông không bao giờ đề cập tới lịch sử;
còn khi ông xem xét đến lịch sử thì ông không phải là nhà duy vật. Ở L.Phoiơbắc,
lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau”
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, sự phân công lao động là một bước ngoặt
quan trọng trong lịch sử xã hội loài người dẫn tới sự hình thành nhân cách của con
người nói chung, cá tính của mỗi cá nhân nói riêng. Nó gắn liền với phương thức sản
xuất – yếu tố cơ bản, quyết định đời sống tinh thần của con người. Sự tồn tại của mỗi
cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng, vì đây là môi trường sống, môi trường hoạt
động, môi trường sản xuất của chính cá nhân. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội

giống như mối quan hệ giữa cái riêng, cái đặc thù, cái ngẫu nhiên với cái chung, cái
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
phổ quát – tất yếu, trong đó yếu tố xã hội đóng vai trò quyết định. Nếu không hiểu
mối quan hệ biện chứng này thì dễ rơi vào quan điểm duy tâm, siêu hình – không
hiểu thực chất của tính đa dạng trong đời sống xã hội. Do không hiểu được mối quan
hệ giữa đời sống của mỗi cá nhân với đời sống của xã hội nói chung, đặc biệt là sự
phân công lao động, nên “quan niệm của L.Phoiơbắc về thế giới cảm giác được chỉ
giới hạn một mặt ở sự ngắm nhìn thế giới đó và mặt khác, ở cảm giác đơn thuần.
L.Phoiơbắc nói “con người với tính cách là con người”, chứ không nói “con người
lịch sử, hiện thực”, “con người với tính cách là con người”
L.Phoiơbắc chỉ nhìn thấy sự khác biệt cơ bản giữa con người và các loài
động vật khác về phương diện nhận thức mà không thấy rằng, sự khác biệt đó được
bắt đầu từ hành vi sản xuất vật chất. Đây là một hạn chế mang tính phổ biến của chủ
nghĩa duy vật trước Mác, mà điển hình là chủ nghĩa duy vật của L.Phoiơbắc. Vận
dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc xem xét lịch sử, C.Mác
và Ph.Ăngghen cho rằng, “tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên
là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Hành động lịch sử đầu tiên của
những cá nhân đó, hành động mà nhờ đó họ khác với loài vật, không phải là việc họ
tư duy mà là việc họ bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho họ…
Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng
bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay
khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước
tiến do tổ chức cơ thể con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình,
như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Theo đó,
sự khác biệt giữa con người và con vật về phương diện tư duy như quan niệm của
L.Phoiơbắc chỉ là sự khác biệt mang tính phái sinh mà thôi, còn nguyên nhân cơ bản
của sự khác biệt đó nằm ngay trong đời sống vật chất của con người.
L.Phoiơbắc không nhìn thấy mối quan hệ biện chứng giữa đời sống vật chất
và đời sống tinh thần, chính vì vậy, ông không thể lý giải được một cách duy vật quá

trình bộ óc của con người sản sinh ra ý thức và tư duy như thế nào. Phê phán quan
điểm này của L.Phoiơbắc, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định một cách dứt khoát
rằng, “sự sản xuất ra những ý niệm, những quan niệm và ý thức thì lúc đầu là trực
tiếp gắn liền mật thiết với hoạt động vật chất và sự giao tiếp vật chất của con người –
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
ngôn ngữ của cuộc sống hiện thực. Chính con người là sản xuất ra những quan niệm,
ý niệm của mình là những con người hiện thực, đang hành động, đúng như họ bị
quy định bởi một sự phát triển nhất định của những lực lượng sản xuất của họ và bởi
sự giao tiếp phù hợp với sự phát triển ấy. Như vậy, chúng ta thấy rằng, giữa
L.Phoiơbắc và các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác có sự khác biệt cơ bản trong
quan niệm về con người.
L.Phoiơbắc cho rằng, tư duy, ý thức là sản phẩm trực tiếp, tất yếu của bộ óc
con người. C.Mác và Ph.Ăngghen không phủ nhận ý kiến này khi nhấn mạnh rằng,
“những cá nhân nhất định, hoạt động sản xuất theo một phương thức nhất định, đều
nằm trong những quan hệ xã hội và chính trị nhất định” do vậy, tư duy, ý thức còn là
sản phẩm của những mối quan hệ đó, là sự phản ánh sinh động đời sống xã hội. Từ
đó, có thể kết luận rằng, “những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào
những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ”.
L.Phoiơbắc cho rằng “hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người”,
L.Phoiơbắc đã đi đến kết luận duy tâm rằng, động lực vận động của lịch sử xã hội là
sự thực hiện những khát vọng cá nhân, mà cụ thể là tính ích kỷ của con người; còn
lịch sử nhân loại chính là sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tôn giáo. Như vậy,
L.Phoiơbắc đã dành cho chủ nghĩa duy tâm và thần học nơi ẩn nấp khá an toàn. Mác
và Ph.Ăngghen nhận thấy rằng, lịch sử không phải là sự thay thế lẫn nhau của các
hình thức tôn giáo, mà là sự thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội và động lực
của lịch sử chính là đấu tranh giai cấp. Các ông khẳng định: “Cách mạng mới là
động lực của lịch sử, của tôn giáo, của triết học và của mọi lý luận khác”. Quan niệm
đó chỉ ra rằng lịch sử không kết thúc bằng việc tự quy thành “Tự ý thức” mà rằng
mỗi giai đoạn của lịch sử đều gặp một kết quả vật chất nhất định, một tổng số nhất

định những lực lượng sản xuất”. Như vậy, lịch sử không phải được thực hiện bằng
các khát vọng cá nhân mà lịch sử chính là một quá trình hiện thực vật chất, vì “sự
biến đổi lịch sử thành lịch sử toàn thế giới không phải là hành vi trừu tượng nào đó
của “tự ý thức”, của tinh thần thế giới hay mà là một hành động hoàn toàn vật chất.
Về vấn đề tôn giáo, Phơiơbắc không đặt ra xóa bỏ tôn giáo mà muốn hoàn
thiện nó triết học cũng phải hòa vào tôn giáo. Ông còn coi các triều đại loài người
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
chỉ khác nhau ở sự thay đổi về phương diện tôn giáo. Tôn giáo theo ông là ở mối
quan hệ thương yêu giữa người với người và tình yêu nam nữ là hình thức cao nhất.
Như vậy, chủ nghĩa duy tâm của Phơiơbắc, theo C.Mác và Ph.Ăngghen là ở chỗ ông
coi mối quan hệ thuần túy giữa người với người là tôn giáo, dựa trên cảm tính đối
với nhau….Đối với ông, điều chủ yếu không phải là quan hệ thuần túy giữa người
với người tồn tại, mà là ở chỗ những quan hệ đó phải được coi là một thứ tôn giáo
mới, chân chính. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng phê phán luận điểm sai lầm của
phoiơbắc coi các triều đại loài người chỉ khác nhau về phương diện tôn giáo.
Trong vấn đề đạo đức, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, Phơiơbắc hoàn toàn duy
tâm khi coi lòng mong muốn hạnh phúc là bẩm sinh của con người, do đó nó phải là
cơ sở của đạo đức. Để thực hiện lòng mong muốn hạnh phúc đó, ông đòi hỏi phải có
sự tự hạn chế hợp lý của bản thân và tình yêu giữa người với người lại trở thành
những quy tắc cưa đạo đức. Bằng sự bóc lột giai cấp trong xã hội có sự đối kháng
giai cấp và sự bất bình đẳng xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen phê phán về đạo đức của
Phơiơbắc “ nó được giọt giũa cho thích hợp với mọi thời đại, mọi dân tộc, mọi hoàn
cảnh và chính vì thế mà nó không bao giờ có thể đem áp dụng được ở đâu cả, cả đối
với thế giới hiện thực”. Như vậy, quan điểm về đạo đức của Phơiơbắc vẫn chưa
thoát khỏi sự trừu tượng, vì ông hiểu con người một cách trừu tượng phi lịch sử,
không thấy con người là sản phẩm của xã hội, của lịch sử và con người là chủ thể
của hoạt động. Điều đó thể hiện rất chính xác sự nhận xét của C.Mác và Ph.Ăngghen
rằng, Phơiơbắc “Bám hết sức chặt lấy hết tự nhiên và con người. Ông không biết nói
với chúng ta một cách gì chính xác về tự nhiên hiện thực cũng như con người hiên

thực”
Trên cơ sở phê phán một cách khoa học về triết học của Hêghen, và triết học của
Phơiơbắc, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ cho chúng ta thực chất cuộc cách mạng
trong lịch sử triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện.
3.3. Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với triết học Mác
Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, thời kỳ mà chủ
nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu và giai
cấp vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử như một lực lượng chính trị độc lập.
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
Sự ra đời của triết học Mác trước hết có kế thừa những thành quả hạt
nhân hợp lý, đó là phép biện chứng, đồng thời cải tạo và xây dựng lại phép
biện chứng trên lập trường duy vật của Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân bản
Phoiơbắc của triết học cổ điển Đức. C.Mác và Ph.Ăngghen luôn thừa nhận
rằng trong sự phát triển trí tuệ của mình, hai ông đã chịu ơn nhiều nhà triết học
Đức.
Đánh giá về Phoiơbắc, Mác và Ăngghen cho rằng chính nhờ đọc được
các tác phẩm của ông mà họ đã cương quyết đoạn tuyệt với triết học Hêghen.
Công lao của Phoiơbắc là ở sự phê phán quyết liệt chủ nghĩa duy tâm-tôn giáo
(nhất là phê phán Hêghen), là sự khẳng định cương quyết tính đúng đắn của
các nguyên lý duy vật, là việc giải thích trên lập trường duy vật bản chất con
người, bản chất tôn giáo và đề cao chủ nghĩa nhân đạo. Nhưng Phoiơbắc cũng
có những hạn chế lớn, đó là phương pháp tư duy siêu hình, (khi phê phán
Hêghen, ông đã không thấy được phép biện chứng là hạt nhân hợp lý nên đã
bác bỏ và chuyển sang quan điểm siêu hình); quan điểm trực quan, trừu tượng,
phi lịch sử về bản chất con người, duy tâm trong lĩnh vực xã hội. Vì vậy khi
sáng lập ra triết học của mình, Mác và Ăngghen cũng không kế thừa toàn bộ
triết học Phoiơbắc mà chỉ kế thừa hạt nhân cơ bản đúng đắn đó là nguyên lý
duy vật, đồng thời cải tạo và xây dựng lại chủ nghĩa duy vật dựa trên quan
điểm biện chứng.

Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với triết học Mác có
một vai trò rất lớn đến sự ra đời của triết học Mác không chỉ do ảnh hưởng của
triết học Phoiơbắc mà còn triết hoc Hêghen. Mác và Ăngghen khi tham gia tích
cực vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã rút ra những tài liệu thực tiễn
phong phú cho những kết luận duy vật-biện chứng của mình. Ngoài ra, việc
hai Mác và Ăngghen đi sâu nghiên cứu kinh tế-chính trị học cổ điển và chủ
nghĩa xã hội không tưởng phê phán, đã góp phần không nhỏ cho sự hình thành
và hoàn thiện thế giới quan triết học của mình.
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
IV. KẾT LUẬN
L.Phoiơbắc Là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất thời kỳ trước
C.Mác. Công lao vĩ đại của Phoiơbăc là ở chỗ trong cuộc đấu tranh chống lại chủ
nghĩa duy tâm và thần học, khôi phục lại địa vị xứng đáng của triết học duy vật, đã
giáng một đòn rất nặng vào triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói
chung. Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc là xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần
và thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tao ra.
Tuy nhiên, triết học nhân bản của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Khi
ông đòi hỏi triết học mới - triết học nhân bản - phải gắn liền với tự nhiên thì đồng
thời đã đứng luôn trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng
thuộc về con người và xã hội. Phoiơbắc nói răng, bản tính con người là tình yêu, tôn
giáo cũng là một tình yêu. Vì vậy, cần xây dựng một tôn giáo mới phù hợp với tình
yêu của con người. Phoiơbắc cho rằng càn phải biến tình yêu thương của con người
thành quan hệ chi phối mọi quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội. Trong điều
kiện của xã hội tư sản Đức thời đó, với sự phân chia giai cấp thì chủ nghĩa nhân đạo
về tình yêu thương con người trở thành chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, duy tâm.
Nhưng công lao to lớn của Phoiơbắc còn ở chỗ, ông không chỉ đấu tranh
chống chủ nghĩa duy tâm mà còn đấu tranh chống lại những người duy vật tầm
thường. Phoiơbắc công nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới.
Phoiơbắc đã kịch liệt phê phán những người theo chủ nghĩa hoài nghi và thuyết

không thể biết. Trong sự phát triển lý luận nhận thức duy vật, Phoiơbắc đã biết dựa
vào thực tiễn là tổng hợp những yêu cầu về tinh thần, về sinh lý mà chưa nhận thức
được nội dung cơ bản của thực tiễn là hoạt động vật chất của con người, là lao động
sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp và hoạt động thực tiễn của nó là cơ sở của nhận
thức cảm tính và lý tính.
Tuy nhiên trong lúc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen,
Phoiơbắc lại vứt bỏ luôn phép biện chứng của Hêghen. Cũng như các nhà triết học
giai đoạn trước Mác, Phoiơbăc rơi vào duy tâm khi giải quyết các vấn đề xã hội.
Mặc dù triết học của Phoiơbắc có những hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh của ông
chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung đã có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Phoiơbắc đã có công khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII, XVIII.
Vì vậy, triết học của Phoiơbắc trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ
nghĩa Mác.
Nguyễn Văn Kế
Tiểu luận triết học
Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó đã
tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học. Thành quả lớn nhất của nó là
những tư tưởng biện chứng đã đạt tới trình độ một hệ thống lý luận – điều mà phép
biện chứng cổ đại Hy Lạp đã chưa đạt tới và chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII
cũng không có khả năng tạo ra.
Những hạn chế và thành quả của triết học cổ điển Đức đã được triết học Mác
khắc phục, kế thừa và nâng lên một trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Triết Học phần 1 : Đại cương về lịch sử triết học – Khoa lý luận chính trị tiểu
ban triết học trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Ts Bùi Văn Mưa
( chủ biên )
2. Giáo trình triết học Mác - Lênin ( Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo
trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh),
NXB CTQG, H, 1999.

3. Giáo trình triết học Mác - Lênin ( Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB CTQG, H,
2002.
Nguyễn Văn Kế

×