Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bài tập nhóm chủ nghĩa duy vật nhân bản phoiobac và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.09 KB, 17 trang )


1


Bài tập nhóm

Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac và vai
trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác


2
LỜI MỞ ĐẦU




Trong lịch sử triết học nói chung và triết học phương Tây nói riêng, vần đề bản chất con
người là một trong những vấn đề được đặt ra rất sớm. Cùng với quá trình phát triển lâu
dài với nhiều biến động của lịch sử, tùy thuộc vào lập trường quan điểm và phương pháp
tiếp cận, các triết gia đ cĩ những cu trả lời khc nhau về vấn đề này.
Trong dòng chảy xuyên suốt của lịch sử tư tưởng nhân loại, triết học cổ điển Đức đã
khẳng định mình với những đặc trưng rất riêng so với những trường phái triết học khác
trong lịch sử về nhiều phương diện. Trong đó, L.Feuerbach được xem là một nhà duy vật
điển hình, đặc biệt với quan niệm về bản chất con người của ông, đã tạo ra một dấu ấn
riêng của thời đại, đồng thời đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng đối
với sự hình thành của triết học Mác – đó là chủ nghĩa duy vật nhân bản.
Với những điều phân tích trên, nghiên cứu triết học của L.Feuerbach về bản chất con
người là một việc làm cần thiết, góp phần vào quá trình tiếp cận việc nghiên cứu chuyên
sâu vấn đề bản chất con người trong triết học Mác – Lênin sau này, đặc biệt là tinh thần
nhân văn hay tính nhân bản, lấy con người làm trung tâm của nghiên cứu triết học.
Những quan điểm của Feuerbach nó có ảnh hưởng đến sự ra đời của triết học Mác và đối


với con người trong xã hội ngày nay thì nó có ảnh hưởng như thế nào. Bài viết này tôi sẽ
tìm hiểu một chút gì đó mối liên hệ giữa quan điểm nhân bản của L.Feuerbach với con
người trong xã hội ngày nay.
Trong bài viết này em đã tham khảo tài liệu Giáo trình triết học và các bài giảng của thầy
Bùi Văn Mưa. Các tài liệu thu thập được trên internet. Do đó bài viết có thể là chưa sâu
lắm và đó cũng là một vài quan điểm của em, mong thầy có thể góp ý cho bài viết có thể
hoàn thiện hơn.



3
I) Sơ lược về xã hội Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
1) Kinh tế:
Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Đức đã trở thành một nước thống nhất,
Đức đã áp dụng được những kinh nghiệm và phát minh kỹ thuật mới nhất trong sản xuất.
nền kinh tế nước Đức lớn lên nhanh chóng. Từ một nước nông nghiệp, Đức dần dần trở
thành một nước công nghiệp quan trọng ở Châu Âu. Và thế giới. sản lượng các nghành
công nghiệp nặng tăng lên nhanh chóng, chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng sản lượng thế
giới, các nghành công nghiệp mới như điện, hóa chất tăng mạnh mẽ, chiếm vị trí hàng đầu
Châu Âu.
Sự phát trển nhanh chóng của công nghiệp đưa tới hiện tượng tập trung sản xuất và
hình thành các tổ chức lũng đoạn sớm hơn các nước khác. Hình thức lũng đoạn phổ biến
nhất là các ten và xanhđica.
Bên cạnh công nghiệp hiện đại, Đức còn duy trì thủ công nghiệp trong thời gian
khá lâu. Nông nghiệp nước Đức cũng có những bước tiến bộ, nhưng chậm chạp vì sự tiến
hành không triệt để của cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Đến đầu thế kỉ XX, tốc độ phát triển của công nghiệp Đức có những bức chuyển
biến mạnh mẽ, về tổng sản lượng cũng như về những nghành cơ bản, Đức đứng vào hàng
đầu châu âu và thứ hai trên thế giới.
2) Chính trị:

Cuối thế kỉ XIX ở nước Đức lúc này hình thành ra các Đảng. Đảng bảo thủ đại
diện cho quyền lợi của địa vị quý tộc địa chủ vùng đông phổ.một bộ phận của Đảng bảo
thủ tách ra thành Đảng đế quốc hay Đảng bảo thủ tự do, đại diện cho lợi ích của đại địa
chủ, tổ chức nhà thờ thành lập Đảng, “trung tâm cơ đốc giáo” các Đảng trên đều đứng
trên lập trường của giai cấp bóc lột, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
Cuối thế kỉ XIX giai cấp công nhân Đức bị bốc lột năng nề, đồng lương thấp, điều
kiện lao động khắc khổ, phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống phát triển mạnh,
nhưng mang lại ít hiệu quả.
Năm 1875, phái Aidơ Năc và phái Lat Xan đã họp đại hội ở thành phố Gôta thành
lập ra một chính Đảng thống nhất lấy tên là Đảng thống nhất lấy tên “Đảng công nhân xã

4
hội dân chủ Đức” đưa ra cương lĩnh Gôta, những cương lĩnh nó thể hiện tính chất cơ hội
chủ nghĩa bị phê phán.
Phong trào công nhân và đảng của gia cấp công nhân Bix Mac đại diện cho sự cấu
kết của hai tập đoàn tư bản và Gioongke tấn công mạnh và người lãnh đạo Đảng tuyên bố
giải tán Đảng, năm 1890 Đảng xã hội dân chủ lại ra hoạt động công khai, nhiều cuộc biểu
tình nổ ra và họ thông qua cương lĩnh mới tiến bộ hơn cương lĩnh Gota.
Đầu thế kỉ XX, phong trào công nhân Đức đạt tới đỉnh cao mới. Nhiều cuộc bãi
công nổ ra và số lượng người tham gia tăng. Những tin tức của cuộc Cách mạng Nga
01/1905 lan truyền nhanh sang Đức, làn sóng đấu tranh ở nước Đức lại bùng lên mạnh
mẽ.
3) Xã hội:
Nhà nước đế quốc Đức được thành lập sau khi cuộc đấu tranh thống nhất thắng lợi.
Vua là người đứng đầu nhà nước. Nhà vua có quyền rất lớn như thống lĩnh quân độ, bổ
nhiệm và cách chức chức thủ tướng, ký ước, ngoại dao, tuyên chiến…vua có quyền triệu
tập, giải tán và hoãn các phiên họp của hội đồng liên bang và quốc hội…
Vai trò của quý tộc Giooke (quý tộc tư sản hóa)còn rất lớn, thế lực kinh tế của quý
tộc khá mạnh, nhất là miền đông phổ. Hầu hết đất đai ở trong tay họ, sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản làm cho nông thôn phân hóa sâu sắc, phần lớn nông dân nghèo túng hay phá

sản phải đi làm thuê. Cho các địa chủ, phú nông hoặc đi làm ăn ở các cơ sở công nghiệp,
do vậy giai cấp công nhân Đức rất lớn mạnh.
Đại đa số quần chúng nhân dân bị bóc lột nặng nề, bị tước đoạt quyền tuyển cử, bị gạt ra
ngoài sinh hoạt chính trị của nhà nước. Giai cấp tư sản công nghiệp lớn mạnh, có vai trò
rất lớn trong nền kinh tế và chính trị của nước Đức.







5
II) Feuerbach và triết học nhân bản:
1) Sơ lược về triết gia Feuerbach:
L.Feuerbach sinh trưởng trong một gia đình trí thức có tên tuổi. Người cha - một luật
sư – muốn con trở người hữu ích cho chế độ đương thời, vì thế đã khuyên Feuerbach
chọn một nghề có khả năng thành đạt trong cuộc sống. Năm1823 với mục đích nghiên cứu
tôn giáo, Feuerbach vào học tại khoa thần học của trường đại học Heidelberg, nhưng sau
một năm laị rời khoa thần học và chuyển đến Berlin, nơi Hegel đang giảng triết học.
Chẳng mấy chốc Feuerbach trở thành người học trò nghiêm túc của Hegel. Hai năm ròng
Feuerbach nghe các bài giảng của nhà triết học lừng danh này, nghe một cách say sưa và
thích thú. "Nhờ Hegel, - Feuerbach công nhận, - tôi đã ý thức được chính mình, ý thức
được thế giới. Hegel trở thành người cha thứ hai của tôi…”. Năm 1828 Feuerbach gởi cho
Hegel bản luận án của mình mang tên “Về lý tính đơn nhất, phổ biến và vô hạn” trong đó
ông nói thẳng ý nguyện triển khai tiếp tục chủ nghĩa duy tâm khách quan
Năm 1829 Feuerbach lúc đó 25 tuổi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình tại trường
đại học Erlangen . Tại đây Feuerbach trình bày logic học và siêu hình học, đồng thời nhen
nhóm tư tưởng nhân bản mà về sau trở thành nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật đặc
trưng – chủ nghĩa duy vật nhân bản .Khái niệm trung tâm –tình yêu.

Năm 1830 Feuerbach xuất bản tác phẩm đầu tiên "Quan điểm về cái chết và bất tử".
Một lần nữa chủ đề tình yêu lại được nêu ra. Feuerbach nói về tình yêu thiên đường và
tình yêu trần tục, tình yêu thần thánh và tình yêu con người.Ông khẳng định: con người
yêu con người cần phải yêu, yêu là hiến dâng. Đề cập đến sự bất tử, Feuerbach cho rằng
chỉ cần những hành vi vĩ đại của lý tính con người mới bất tử, nhưng nhìn chung ông bác
bỏ tư tưởng phổ biến về sự bất tử của linh hồn. Sách của Feuerbach bị tịch thu, còn vị phó
giáo sư bị thì mất việc. Cũng từ năm ấy Feuerbach bắt đầu cuộc sống đơn độc, thậm chí
ẩn dật ở vùng quê, công bố những tác phẩm đánh dấu cách nhìn khác đối với triết học
Hegel.
Năm 1836 Feuerbach cưới vợ, trong suốt 25 năm hầu như không rời khỏi ngôi nhà nhỏ
của mình, mặc dù năm 1848 trúng cử đại biểu quốc hội vùng Frankfurt. Năm 1839
Feuerbach đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm. Trong tác phẩm “Góp phần phê
phán triết học Hegel", Feuerbach giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo hướng duy
vật và xem xét giới tự nhiên, tồn tại, vật chất, như thực tại sinh ra lý tính tư duy. Vượt qua
khỏi giới hạn triết học Hegel và Schelling, Feuerbach viết:"Thực tại của tồn tại cảm tính
đơn nhất là chân lý". Thuật ngữ "chân lý” trong lối diễn đạt này có nghĩa là “thực tiễn",

6
“tính có trước”. Ở chỗ khác Feuerbach nói thêm: "Chân lý, thực tiễn, tính cảm giác đồng
nhất với nhau. Chỉ bản chất cảm tính mới là bản chất chân lý thực tiễn”.
Năm 1841 Feuerbach cho ra mắt tác phẩm chính “Bản chất đạo Cơ đốc”, ấn tượng mà
nó đem lại thật to lớn. Những năm tiếp theo ông viết “Luận cương khởi đầu về cải cách
triết học” (1842), “Các luận điểm triết học cơ bản của tương lai" (1843).
Ông mất năm 1872, tức là sau công xã Paris (1871) thất bại.
2) Triết học nhân bản của Feuerbach:
Trước khi tìm hiểu nội dung của triết học nhân bản của Feuerbach chúng ta sẽ tìm hiểu sơ
về 1 số đặc trưng về chủ nghĩa duy vật của ông:
a. Công lao lịch sử to lớn của Feuerbach ở chỗ, Feuerbach khôi phục, và phát triển
truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm và thần bí thắng
thế ở Đức. Khác với các bậc tiền bối của triết học cổ điển Đức, Feuerbach là nhà duy vật

chiến đấu ở bình diện này.
b. Với tham vọng xây dựng một triết học thoát li khỏi tính tư biện, Feuerbach xem
Con Người là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Feuerbach xem triết học của mình như sự
khắc phục học thuyết của Hegel và các bậc tiền bối khác. Nếu như Hegel khách quan hóa
lí tính, bản thể luận hóa tư duy, tách khỏi họat động cảm tính và những nhu cầu của họ,
thì “Triết học mới", hay "triết học tương lai”(thuật ngữ của Feuerbach), xuất phát từ chỗ
con người và chỉ có con người mới là chủ thể hiện thực của lí tính.
c. Mặc dầu nội dung học thuyết của ông về cơ bản là duy vật, nhưng ông không sử
dụng thuật ngữ đó. Điều này có lí do sâu xa: Các học thuyết duy vật trước đây không xuất
phát từ con người vì thế dễ rơi vào tính khập khiểng. Feuerbach viết: “Chân lý không phải
là chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lí học lẫn tâm lí học; chân
lí - chỉ có thuyết nhân bản…”
Feuerbach viết về bản thân như sau: "… Feuerbach không phải là nhà duy tâm, không
phải là nhà duy vật! Đối với Feuerbach Thượng đế, tinh thần, linh hồn, cái Tôi là những
cái trừu tượng trống rỗng, nhưng chính những cái trừu tượng trống rỗng ấy đối với anh ta
là vật thể, vật chất, sự vật. Chân lí, bản chất, thực tiễn đối với anh ta chỉ ở trong cảm
giác”.

7
d. Feuerbach phê phán chủ nghĩa duy tâm Hegel nhưng không hiểu đầy đủ vai trò
của phép biện chứng trong việc lí giải thế giới, phê phán Cơ đốc giáo để thay thế nó bằng
tôn giáo tình yêu. Ông khắc phục một ảo tưởng, nhưng lại hướng đến ảo tưởng khác.
e. Feuerbach phân tích các hiện tượng tự nhiên muôn vẻ từ quan điểm duy cảm.
Do không nắm bắt kịp thời, đầy đủ các chất liệu có giá trị của khoa học tự nhiên đương
thời, nên sự phân tích của ông thường không sâu sắc, thiết chặt chẽ, thiếu sức thuyết phục.
f. Quan điểm chính trị- xã hội của Feuerbach chịu ảnh hưởng của phong trào khai
sáng và chủ nghĩa duy vật Pháp, tức quan điểm về xã hội công dân và nhà nước pháp
quyền.
g. Chủ nghĩa nhân bản Feuerbach hàm chứa trong mình những mầm mống của
quan niệm khoa học về lịch sử. Tiếc thay ông hiểu cuộc sống hiện thực ấy một cách trừu

tượng nằm bên ngoài mối liên hệ lịch sử - xã hội nhất định, với sự phân hóa xã hội và
cuộc đấu tranh hiện thực vì tiến bộ xã hội.
h. Triết học tự nhiên của Feuerbach là chủ nghĩa duy vật nhất nguyên.
2.1 Về cải cách triết học của L. Feuerbach:
Trong số các nhà triết học cổ điển Đức, L.Feuerbach là một chân dung đặc biệt. Triết
học của ông được gọi là chủ nghĩa duy vật nhân bản, vì ở đó có sự kết hợp giữa chủ nghĩa
duy vật và thuyết nhân bản, là học thuyết lấy con người làm nền tảng, đối tượng nghiên
cứu chủ yếu. Trong Cương lĩnh cải cách của mình Feuerbach nhấn mạnh: Thông qua con
người đưa tất cả những gì siêu nhiên về với tự nhiên, và thông qua tự nhiên đưa tất cả
những gì siêu nhân về với con người. Như vậy, khác với Kant và Hegel, Feuerbach loại
bỏ Thượng đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu, chỉ còn lại tự nhiên và con người – bộ phận
ưu tú, hoàn thiện nhất của nó. Với tinh thần cải cách đó, Feuerbach từng bước khôi phục
truyền thống triết học tự nhiên của chủ nghĩa duy vật thế kỷ trước. Feuerbach phê phán
những cơ sở của chủ nghĩa duy tâm Hegel, xem đó là thứ triết học tư biện, học thuyết của
tư duy thuần túy (tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Hegel”, năm 1839). Dưới ảnh
hưởng của Đại cách mạng Pháp, Feuerbach đề cao khát vọng tự do và dân chủ, mô hình
xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, ông không tham gia vào những
chuyển biến chính trị đang diễn ra tại Đức. Từ sau 1841, Feuerbach bắt đầu cuộc sống ẩn
dật tại một vùng quê hẻo lánh.
Feuerbach gọi triết học của mính là thuyết nhân bản, và lập luận như sau: nếu chúng
ta xem vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề quan hệ giữa tồn tại và tư duy, thì cần phải

8
bắt đầu từ con người, vì chỉ con người mới biết tư duy. Trong khi tư duy về thế giới, con
người cũng đồng thời tư duy về chính bản thân mình. Nhờ có con người mà những gì kỳ vĩ
nhất của tự nhiên được bộc lộ ra.
2.2 Triết học nhân bản và quan điểm về con người của L.Feuerbach:
Quan niệm về con người đã phát sinh và tồn tại từ khi triết học mới hình thành, nhưng
phải đợi đến cuối thế kỷ XIX, khi xuất hiện hệ thống triết học phê phán của nhà triết học
cổ điển Đức, I.Kant (1724- 1804) thì các quan niệm đó mới được hệ thống hóa và trình

bày dưới dạng một học thuyết triết học với tên gọi là chủ nghĩa nhân bản. Tiếp thu những
giá trị tư tưởng trong nhân bản học của Kant, đồng thời dựa trên những thành tựu mới của
khoa học tự nhiên đương thời, L. Feuerbach (1804-1872) có tham vọng vươn tới việc thiết
lập một nền triết học mới - triết học tương lai, lấy con người và đời sống tâm - sinh lý của
nó làm đối tượng nghiên cứu cơ bản. Triết học mới - Feuerbach viết: “Biến con người, kể
cả giới tự nhiên với tư cách là nền tảng của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ
biến, cao nhất của triết học, do đó cũng biến nhân bản học, kể cả sinh lý học thành khoa
học phổ quát”.
Nền triết học mới mà Feuerbach đề cập đến ở đây là triết học phản ánh chân lý của
thời đại, nó đặt ra và lý giải những vấn đề xã hội đương thời mà chủ nghĩa duy vật hay
chủ nghĩa duy tâm trước ông đều bất lực: “Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật hay
chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý học hay tâm lý học. Chân lý là nhân bản học”.
Theo Feuerbach, triết học mới hay triết học tương lai sẽ khắc phục được sự khác biệt của
mình đối với tôn giáo, sẽ không còn là thứ triết học nhận thức tư biện, mà trở thành nhân
bản học - một học thuyết toàn diện về con người, về mối quan hệ của nó với thế giới.
Trong triết học mới (triết học nhân bản), hình ảnh con người sẽ được trình bày cả trên cơ
sở của các dữ liệu khoa học cũng như trên cơ sở của học thuyết về Chúa. Con người trong
nhân bản học không chỉ được hiểu như là một bộ phận của giới tự nhiên mà còn là một
sinh thể tự nhiên toàn năng. Triết học mới có sức mạnh truy tìm lời giải đáp hiện thực để
giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Triết học cũ là hệ thống triết học gắn liền
với thần học, chứng minh cho sự tồn tại hợp lý của Chúa trời, còn triết học mới kết hợp
chặt chẽ với khoa học tự nhiên, thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là giúp con người: 1)
nhận diện chính mình như một bộ phận, như là con đẻ của giới tự nhiên, 2) nhận ra chân
giá trị của cuộc sống, 3) nhằm nỗ lực phấn đấu cho hạnh phúc ngay trong thế giới trần
gian. Và để thực hiện được sứ mệnh lịch sử thiêng liêng đó thì “triết học cần thiết phải
liên hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên còn khoa học tự nhiên phải liên hệ chặt chẽ với
triết học”.

9
Vốn là người có tư tưởng cách tân, Feuerbach mơ tới việc thiết kế những đồ án cho

việc cải cách triết học và ông thực sự đã làm như vậy trong 2 tác phẩm: Những luận điểm
dự thảo cho cuộc cải cách triết học (1842), Những luận đề cơ bản của triết học tương lai
(1843). Trong các tác phẩm đó ông đã khai mở một hướng đi mới cho các nhà triết học
hậu thế, đó là truy tìm bí mật của triết học ngay trong giới tự nhiên và con người: “Hãy
quan sát giới tự nhiên và con người, bạn sẽ thấy trong đó những bí mật của triết học”.
“Quan điểm của tôi chỉ có thể biểu đạt trong hai từ: Giới tự nhiên và con người”.
Từ việc quan sát hình thể bên ngoài của con người cho đến mọi hoạt động lao động
sản xuất cũng như hoạt động tinh thần của nó, Feuerbach cho rằng, con người là một sinh
vật có hình thể vật lý - sinh lý ở trong không gian và thời gian, nhờ vậy nó có năng lực
quan sát và suy nghĩ vượt trội so với các loài sinh vật khác. Bản chất con người là một cái
gì đó thống nhất toàn vẹn giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và tinh thần (tư duy). Sự
thống nhất toàn vẹn này đảm bảo cho con người có thể tồn tại và phát triển như một sinh
vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật hiện có.
Phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa nhị nguyên
trong việc tách đôi thể xác và tinh thần, tồn tại và tư duy, Feuerbach đã thừa nhận một
cách dứt khoát rằng quan hệ thực sự của tồn tại đối với tư duy là tồn tại - chủ thể, tư duy -
thuộc tính. Tư duy xuất phát từ tồn tại, chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy… Cơ sở
của tồn tại nằm ngay trong tồn tại chính là cảm tính, là nguyên lý trí tuệ, là sự tất yếu và
chân lý Bản chất của tồn tại với tư cách một tồn tại chính là bản chất của giới tự nhiên.
Tuy nhấn mạnh tính cá thể của con người, song Feuerbach cũng hé mở một ý tưởng
cho rằng, trong quá trình sống, con người có thể giao tiếp với những người khác, với cộng
đồng xã hội. Do tiếp xúc với xã hội mà "từ một tồn tại thuần tuý vật lý, con người trở
thành một tồn tại chính trị, nói chung trở thành một cái gì đó khác với tự nhiên, tồn tại đó
chỉ quan tâm đến bản thân mình"
Vấn đề quan trọng hơn là bản chất đích thực của con người, tức là những yếu tố quy
định sự tồn tại của nó với tư cách là một sinh thể có tính loài hay nói theo cách của Mác là
tính xã hội của con người. Bởi vì "khi con người sinh ra từ giới tự nhiên, nó mới chỉ là
một sinh vật tự nhiên đơn thuần chứ không phải là người Con người là sản phẩm của văn
hoá và của lịch sử". Như vậy, theo Feuerbach, khi nói về con người, nhất thiết phải giả
định rằng, có những người khác và chỉ có trong mối quan hệ đó thì con người mới là con

người với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Từ việc công nhận con người như là sản phẩm của
văn hoá, của lịch sử, Feuerbach đi đến quan điểm cho rằng, tính ích kỷ không chỉ mang

10
tính cá nhân như các nhà tư tưởng, các nhà đạo đức học trước ông (đặc biệt là những
người theo eudaimonism - chủ nghĩa duy hạnh) tuyên bố, mà nó còn mang tính xã hội.
"Không chỉ có một tính ích kỷ đơn độc hay là tính ích kỷ cá nhân - Feuerbach viết - mà
còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích kỷ của gia đình, của tập thể, của cộng đồng,
một tính ích kỷ yêu nước. Tất nhiên, tính ích kỷ là nguyên nhân của mọi điều ác, nhưng
cũng là nguyên nhân của mọi điều thiện, bởi vì không cái gì khác ngoài tính ích kỷ đã tạo
nên sự chiếm hữu ruộng đất, nên thương nghiệp, cũng vì tính ích kỷ mà có nghệ thuật, có
khoa học Tính ích kỷ ngăn cấm sự trộm cướp, dối trá, làm hạn chế sự ngoại tình". Đây
là một quan điểm hoàn toàn mới so với lịch sử đương thời, khi đọc những lời này của
Feuerbach, V. I. Lenin cho rằng, đây là "phôi thai của chủ nghĩa duy vật lịch sử". Tiến xa
hơn bước nữa, nhà triết học mang nặng tinh thần nhân đạo coi tính ích kỷ của con người
như là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. "Trong lịch sử, một thời đại
mới bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ chỗ, đông đảo quần chúng bị áp bức đưa ra tính ích kỷ
chính đáng của mình chống lại tính ích kỷ cực đoan của thiểu số người khác Tính ích kỷ
của đa số nhân loại đang bị áp bức phải và sẽ thực hiện quyền của mình và mở ra một thời
đại lịch sử mới không thể để cho thiểu số người là cao thượng, có tài sản, còn số khác là
thấp hèn, là chẳng có gì. Tài sản phải có ở tất cả mọi người". Những lời lẽ có tính tuyên
chiến với xã hội tư bản này được Feuerbach nói ra vào thời điểm lịch sử khi Tuyên ngôn
Đảng cộng sản của Mác và Ăngghen mới ra đời đã phần nào phản ánh tư tưởng chủ nghĩa
xã hội của Feuerbach và được Lênin đánh giá cao trong Bút ký triết học”.
Nhìn nhận con người vừa như là một cá thể chứa đầy tham vọng cá nhân, vừa như là sản
phẩm của con người, sản phẩm của văn hoá và lịch sử chính là cơ sở lý luận để Feuerbach
xem xét mối quan hệ giữa người và thần. Feuerbach cho rằng, việc nghiên cứu nguồn gốc và
bản chất của tôn giáo phải xuất phát từ việc nghiên cứu bản chất của con người và đời sống
hiện thực của nó.
Phân tích một cách toàn diện về nguồn gốc phát sinh của tôn giáo, Feuerbach có cơ sở

khoa học để đi đến kết luận: "Không phải Thượng đế đã sáng tạo nên con người theo hình
dáng của mình như đã miêu tả trong Kinh thánh, mà chính con người đã sáng tạo nên
Thượng đế theo hình dáng của mình Chính sức mạnh của tư tưởng đã hướng vào những
tính chất cơ bản của con người. Con người u sầu, ốm yếu phản ánh tâm trạng của mình
trong hình ảnh một Thượng đế tương tư, con người vui vẻ thì ngược lại, họ miêu tả
Thượng đế với bộ mặt tươi tỉnh, sáng ngời. Tính đa dạng của con người quy định tính đa
dạng của Thượng đế". Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn rằng, Feuerbach đã truy
tìm bản chất của tôn giáo trong bản chất của con người.

11
Quan điểm về cải cách tôn giáo được Feuerbach trình bày khá rõ trong đoạn kết của
Tập bài giảng về bản chất của tôn giáo: "Thưa các bạn, bằng những lời này, tôi kết thúc
các bài giảng của mình, tôi mong muốn rằng sẽ đạt được nhiệm vụ đã đặt ra trong các bài
giảng này, mà chính là: Từ bạn của thượng đế, trở thành bạn của con người, từ những tín
đồ trở thành người duy lý, từ những người luôn cầu nguyện Thượng đế rủ lòng thương trở
thành người lao động, từ những nghiên cứu sinh ở thế giới bên kia trở thành những người
nghiên cứu viên ở thế giới trần gian, từ những tín đồ Kitô giáo theo sự thừa nhận, theo ý
thức của chính họ, “là nửa súc vật, nửa thiên thần" trở thành những con người hoàn thiện.
Những lời trên cũng có thể được coi như bức thông điệp hoà bình của ông gửi đến các thế
hệ mai sau với ngụ ý rằng, con người trước hết phải thương yêu nhau thực sự ở chốn trần
gian, bởi đây mới là những tình yêu chân chính theo đúng nghĩa của từ này.
Quan niệm về con người trong triết học Feuerbach như đã trình bày ở trên theo đánh
giá của A.G.Spirkin: "Chính là điểm xuất phát cho những lập luận của Mác về con người
và bản chất con người". Bởi vì, bằng những quan niệm đó, người khai mở con đường cho
chủ nghĩa duy vật nhân bản đã giáng một đòn phá tan mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và
chỉ nghĩa duy tâm khách quan của Hêgen, "đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở
lại ngôi vua", ông đã khẳng định một cách dứt khoát rằng "tự nhiên tồn tại độc lập đối với
mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta, bản thân chúng ta cũng là một sản
phẩm của tự nhiên đã sinh trưởng”. Marx và Engels luôn đánh giá cao triết học của
Feuerbach nói chung, chủ nghĩa duy vật nhân bản của ông nói riêng.

Tuy đánh giá cao Feuerbach như vậy, nhưng hai ông cũng nhận thấy rằng hạn chế cơ
bản xuyên suốt toàn bộ triết học nhân bản của Feuerbach là chủ nghĩa nhân đạo trừu
tượng và chủ nghĩa duy tâm về lịch sử. "Lấy con người làm xuất phát điểm, song ông
hoàn toàn không nói đến thế giới trong đó con người ấy sống. Vì vậy, con người mà ông
nói luôn là con người trừu tượng Con người đó không ra đời từ trong bụng mẹ, mà lại
sinh ra từ ông thần của các tôn giáo độc thần Con người đó cũng không sống trong thế
giới hiện thực".
Trung tâm thế giới quan mới do Mác và Ăngghen đặt nền móng là chủ nghĩa duy vật
về lịch sử. Theo ý kiến của họ, con người không phải bước ra từ sâu thẳm của giới tự
nhiên thành một sinh thể tự nhiên phổ quát như Feuerbach nhận định, mà nó trở thành
như vậy trong tiến trình lịch sử. Con người khác với động vật, trước hết, không phải bởi
nó có ý thức như Feuerbach nói, mà bởi sự bắt buộc phải lao động sản xuất nhằm tạo ra
cho mình các phương tiện sống. Trong quá trình sản xuất đó, con người khám phá ra sức
mạnh tự nhiên, chuyển nó thành lực lượng lao động xã hội, tạo nên nội dung của lịch sử

12
thế giới. Sự khám phá đó được tiến hành bởi các cá nhân có những nhu cầu tự nhiên - xã
hội xác định và những năng lực hoạt động của họ trong phạm vi những hình thái kinh tế -
xã hội được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.Với nghĩa như vậy, Marx và
Engels viết: "Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tuỳ tiện,
không phải là giáo điều, đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong
trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của họ tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên
là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều cụ thể đầu tiên cần phải xác
định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra
giữa họ với phần còn lại của tự nhiên". Những năm cuối đời, F. Engels đã dành phần lớn
thời gian cho việc nghiên cứu triết học Feuerbach, kết quả cụ thể của việc nghiên cứu đó
là tác phẩm Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Trong tác
phẩm nổi danh này, người kế tục sự nghiệp của Mác phê phán quan điểm duy tâm về lịch
sử của Feuerbach: "Chủ nghĩa duy tâm thực sự của Feuerbach - Engels viết, là ở chỗ ông

xét các mối quan hệ giữa người và người dựa trên cảm tình đối với nhau, như tình yêu
nam nữ, tình bạn, lòng thương xót, tinh thần tự hy sinh Feuerbach cho rằng, những quan
hệ ấy chỉ có giá trị đầy đủ, khi người ta đem lại cho chúng một sự tôn phong tối cao bằng
cái tên là tôn giáo". Do dựa trên một quan niệm duy tâm sai lầm như vậy, nên "học thuyết
của Feuerbach về đạo đức thì cũng giống như tất cả những học thuyết trước đó. Nó được
gọt giũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế mà
không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả. Và đối với thế giới hiện thực, nó
cũng bất lực như cái mệnh lệnh tuyệt đối của Kant vậy". Sự bất lực đó của nhà triết học
trước thực trạng xã hội Đức đương thời đã làm cho ông "không tìm thấy con đường thoát
khỏi vương quốc của sự trừu tượng, mà bản thân ông ghét cay ghét đắng để đi tới hiện
thực sinh động. Ông bám hết sức chặt lấy giới tự nhiên và con người, song đối với ông,
tất cả tự nhiên lẫn con người vẫn chỉ là những danh từ mà thôi. Ông không biết nói với
chúng ta một cái gì chính xác về tự nhiên hiện thực, cũng như về con người hiện thực".
Nhưng lịch sử phát triển của nhận thức loài người có tính logic của nó, những gì mà
Feuerbach chưa thực hiện đã được Mác triển khai và hoàn thiện trong các tác phẩm của mình.
III) Vài nhận xét về mối liên hệ giữa triết học nhân bản của Feuerbach đến con người
trong xã hội ngày nay :
Từ lập trường của chủ nghĩa nhân bản, Feuerbach cho rằng, trong con người luôn có
những ham muốn, nhu cầu, khát vọng và thái độ ích kỷ. Những nhu cầu sinh học và trạng
thái tâm sinh lý này có thể được đáp ứng hoặc có thể không được đáp ứng, từ đó gây nên

13
trong con người hai xu hướng trạng thái tâm lý: hoặc sợ hãi, bất lực, nỗi buồn chán, đau
khổ (nếu con người gặp những điều bất hạnh) hoặc sự ngưỡng mộ, kính phục, lòng biết
ơn (nếu con người gặp những thuận lợi).
Ở đây không phải tôi muốn nói đến việc kêu gọi mọi người có nên từ bỏ tôn giáo hay
không nhưng đó là những gì tôi muốn chia sẻ, bày tỏ quan điểm của mình về con người có
tôn giáo dựa trên những gì mà mình biết được qua triết học nhân bản của Feuerbach.
Như feuerbach đã cho rằng trong con người luôn có những ham muốn, nhu cầu, khát
vọng và thái độ ích kỷ. Những nhu cầu sinh học và trạng thái tâm sinh lý này có thể được

đáp ứng hoặc có thể không được đáp ứng, từ đó gây nên trong con người hai xu hướng
trạng thái tâm lý: hoặc sợ hãi, bất lực, nỗi buồn chán, đau khổ (nếu con người gặp những
điều bất hạnh) hoặc sự ngưỡng mộ, kính phục, lòng biết ơn (nếu con người gặp những
thuận lợi). Tôi có thể cho rằng điều này rất đúng với mọi người trong xã hội từ trước cho
tới giờ. Con người ta cứ hay tin rằng là có thần thánh sẽ giúp đỡ cho ta nếu như chúng ta
cầu nguyện sự giúp đỡ của họ. Và cho đến nay mọi người cứ thấy rằng khi gặp một sự
việc bất trắc nào đó hoặc một điều không may thì ta sẽ trở nên sợ hãi, buồn chán và đau
khổ, cho rằng những đấng thần thánh đã không giúp đỡ ta do ta đã không cầu nguyện
trước đó và không tin vào sự tồn tại của Người nên mới gặp những điều không may như
vậy. Còn nếu như chúng ta gặp một điều gì đó may mắn thì chúng ta sẽ cảm thấy ngưỡng
mộ, lòng biết ơn đến Người đã giúp đỡ ta mặc dù điều đó do chính bản thân ta tạo ra,
không phải do bất cứ một đấng siêu nhiên nào chạm tay vào để có thể đạt được nó. Đó là
cách suy nghĩ của đa số bộ phận những người cho rằng sự tồn tại của một bộ phận huyền
bí nào đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống của mọi người. Nhưng đó là những suy
nghĩ mà tôi cho rằng đó chỉ là một sự ngụy biện cho những hành động góp phần làm thần
thánh hóa cuộc sống của con người và nó vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay trong
một xã hội được coi là rất phát triển. Có thể điều này sẽ không có ảnh hưởng gì đến
những người không theo đạo nhưng đối với những người theo đạo thì có thể họ cho quan
điểm này là những lời nói ảnh hưởng đến quyền của họ đó chính là quyền tín ngưỡng. Dù
đúng hay không nhưng con người cần phải sống và hành động đúng với những gì mà bản
thân mọi người cho là đúng trong suy nghĩ và hành động kể cả cho dù đó là những thành
công hay thất bại thì cũng chính do quyết định và hành động của chính bản thân ta tạo ra
mà thôi.
Một quan điểm nữa của Feuerbach mà tôi quan tâm đó là ông cho rằng tính ích kỷ
không chỉ mang tính cá nhân như các nhà tư tưởng, các nhà đạo đức học trước ông (đặc
biệt là những người theo eudaimonism - chủ nghĩa duy hạnh) tuyên bố, mà nó còn mang

14
tính xã hội. "Không chỉ có một tính ích kỷ đơn độc hay là tính ích kỷ cá nhân - Feuerbach
viết - mà còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích kỷ của gia đình, của tập thể, của cộng

đồng, một tính ích kỷ yêu nước.
Thật vậy, trong xã hội ngày nay dường như tính ích kỷ nó đã ăn sâu vào trong mỗi con
người. Nói con người không ích kỷ là sẽ không đúng mà tùy thuộc vào tính ích kỷ đó
được họ thể hiện như thế nào ra bên ngoài thôi. Xã hội ngày nay con người trở nên vô
cảm phần lớn là do tính ích kỷ trong mỗi con người đang trỗi dậy, nhưng tùy vào thời
điểm, tùy vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà tính ích kỷ có thể phát huy được lợi ích
của nó. Chẳng hạn như vào thời điểm nước ta còn bị đàn áp bởi các thế lực đế quốc đàn
áp nhân dân ta, muốn chiếm đất nước ta. Nếu như không có lòng yêu nước (mà theo tôi
lòng yêu nước ở đây chính là tính ích kỷ của dân tộc, muốn giữ gìn dân tộc độc lập không
thể nào giao đất nước của mình cho bọn xâm lược đó) thì có lẽ chúng ta cũng sẽ không có
cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Tuy nhiên trong thời gian gần đây cũng chính tính
ích kỷ này mà dẫn đến sự bất ổn trong khu vực cũng như tạo sự cản trở trong mối quan hệ
giữa các nước. Đó chính là việc Trung Quốc tìm mọi cách để thống trị khu vực biển đông.
Chính cái sự ích kỷ dân tộc nhỏ nhen đó đã làm cho mối quan hệ giữa các nước trở nên
xấu đi. Do đó cái tính ích kỷ trong con người khi chúng ta xem xét nó cần phải đặt nó
trong một hoàn cảnh, một điều kiện cụ thể từ đó mới thấy được bản chất thực sự của nó
như thế nào từ đó ta mới có thể đánh giá được nó.
Do đó, tìm hiểu triết học nhân bản của L.Feuerbach - những luận điểm cơ bản của ông,
góp phần hiểu sâu sắc hơn quan niệm về con người của triết học Mac – một học thuyết về
bản chất con người được xây dựng trên nền tảng duy vật lịch sử. Quán triệt quan điểm
này sẽ tạo nên cơ sở lý luận cho hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực quản lý và giáo dục
con người, cải tạo con người từ những mối quan hệ mang tính xã hội.







15


KẾT LUẬN



Việc kết hợp thuyết nhân bản với chủ nghĩa duy vật ở triết học L.Feuerbach đã khắc
phục phần nào tính chất phiến diện của chủ nghĩa duy vật thế kỷ trước trong quan niệm về
con người (“con người – cỗ máy”). Hình ảnh con người sống động, bằng xương bằng thịt
do Feuerbach xây dựng là con người nhân loại, con người nói chung, thiếu những tính quy
định xã hội, và chưa được đặt trong những điều kiện lịch sử cụ thể, nói cách khác, vẫn là con
người trừu tượng, phi lịch sử, in đậm dấu ấn của những đặc điểm tự nhiên, sinh học. Tương
tự như vậy, “tình yêu lớn” mà ông suy tưởng là thứ tình yêu thiếu bản sắc, vì nó không gắn
liền với những điều kiện xã hội của thời đại mình.
Feuerbach góp phần xứng đáng vào sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, đã khôi
phục những nội dung cơ bản của nó trong bối cảnh chủ nghĩa duy tâm và thần bí đang còn
khá phổ biến tại Đức. Trong quá trình đó, Feuerbach phê phán chủ nghĩa duy tâm, nhất là
chủ nghĩa duy tâm Hegel (Feuerbach từng là học trò và môn đệ của Hegel), vạch ra mối
liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Tuy nhiên, Feuerbach đã không hiểu được hạt
nhân hợp lý của phép biện chứng Hegel, vì vậy, sự phê phán của ông tỏ ra không sâu sắc
và thiếu sức thuyết phục. Thêm nữa, mặc dù nội dung của triết học Feuerbach về cơ bản
là duy vật (đặc biệt trong triết học tự nhiên và ly luận nhận thức), nhưng ông tránh sử
dụng thuật ngữ đó. Điều này có lý do sâu xa từ lịch sử chủ nghĩa duy vật: nếu chủ nghĩa
duy vật chất phác, thô sơ “quên” con người, thì chủ nghĩa duy vật thếkỷ XVII – XVIII,
trong khi vẫn đề cao các giá trị người, lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, lại đưa ra cách
giải thích máy móc về cơ thể người, vận dụng cả các nguyên lý cơ học và xu thế toán học
hóa tư duy vào cách thức đánh giá các chuẩn mực xã hội. Feuerbach viết: “Chân lý không
phải là chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý học lẫn tâm lý học.
Chân lý chỉ có một: thuyết nhân bản”.

MỤC LỤC


16




Lời mở đầu 1
I. Sơ lược về xã hội Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 2
1. Kinh tế 2
2. Chính trị 2
3. Xã hội 3
II. Feuerbach và triết học nhân bản 4
1. Sơ lược về triết gia Feuerbach 4
2. Triết học nhân bản của Feuerbach 5
2.1 Về cải cách triết học của L.Feuerbach 6
2.2 Triết học nhân bản và quan điểm về con người của L.Feuerbach 7
III. Vài nhận xét về mối liên hệ giữa triết học nhân bản của Feuerbach đến
con người trong xã hội ngày nay 11
Kết luận 14








17

TÀI LIỆU THAM KHẢO




1. Giáo trình triết học Mác-Lenin – NXB Chính trị quốc gia
2. Phoiobac và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức – Chủ nghĩa Mác
3. Ts. Bùi Văn Mưa – PGS.TS. Lê Thanh Sinh – TS. Trần Nguyên Ký – TS. Nguyễn
Ngọc Thu – TS. Bù i Bá Lin h – TS. Bùi Xuân Thanh, Triết học phần II –
các chuyên đề về triết học Marx – Lênin, 2010.
4.
/>doi-lap-giua-quan-diem-duy-tam-va-quan-diem-duy-vat-phan-1-a.html



×