Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận triết học CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.16 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
“CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC ”
Giảng viên phụ trách:TS. Bùi Văn Mưa
Học viên thực hiện: Tạ Minh Kiều Phương
STT: 79 - Nhóm: 6
Lớp: QTKD Đ1 - Khóa: 23
TP.HCM, tháng 12/2014
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước công nguyên nhiều thế kỷ, các quốc gia Âu Á cổ đại đã đạt được
sự phát triển cao về đời sống kinh tế – xã hội và văn hóa – tinh thần. Sự xuất hiện
của tầng lớp trí thức cùng với ngôn ngữ viết đã làm nảy sinh nhu cầu quản lý xã
hội bằng tư tưởng và phát triển tư duy lý luận. Theo đó triết học ra đời và tồn tại
cho đến tận ngày nay.
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, triết học mang nhiều hình thức và
màu sắc khác nhau. Các triết gia tựu chung đều xoay quanh mong muốn lý giải
mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người, giữa vật chất và ý thức. Những
trường phái triết học khác nhau đem đến cái nhìn phong phú về thế giới quan,
đóng góp hiểu biết to lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại, mở ra con đường
xây dựng một hệ thống triết học hoàn thiện và đúng đắn.
Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Mác và Ăngghen đã thực hiện quá
trình tập hợp, nghiên cứu, phân tích và phát triển những giá trị của các hệ thống
triết học đi trước. Bằng tài quan sát tuyệt vời, trí thông minh và hiểu biết sâu
rộng, hai ông đã tạo nên hệ thống triết học Mác.
Triết học Mác là sự kế thừa xuất sắc quan điểm của những nhà triết học
tiền bối. Mác và Ăngghen đã biết tiếp thu cái hay, mặt tích cực đồng thời phê
phán cái dở, mặt hạn chế để hoàn thiện triết học của mình.
Trong số những tư tưởng được tiếp nhận, phải kể đến chủ nghĩa duy vật
nhân bản Phoiơbắc – một thành phần của hệ thống triết học cổ điển Đức.


Vậy chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đã được hình thành như thế
nào? Các quan niệm của nó về giới tự nhiên ra sao? Những mặt tích cực và hạn
chế của nó cũng như vai trò của chủ nghĩa này đối với sự ra đời của triết học Mác
là gì?
Tiểu luận Triết học “Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc” sẽ đi vào giải
đáp những câu hỏi trên, thông qua việc tham khảo tài liệu triết học do TS. Bùi
Văn Mưa chủ biên cùng bài viết của nhiều tác giả.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 2
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
1. Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc
1.1. Giới thiệu sơ lược về Phoiơbắc
Lútvích Phoiơbắc (1804 – 1872) sinh ra trong một gia đình luật sư nổi
tiếng, từng tham gia phái Hêghen trẻ, là nhà triết học duy vật duy nhất trong nền
triết học cổ điển Đức.
Một số tác phẩm tiêu biểu: “Phê phán triết học Hêghen”, “Bản chất của
đạo Cơ đốc”, “Luận cương sơ bộ về cải cách triết học”, “Cơ sở của triết học
tương lai”, “Bản chất của tôn giáo”…
1.2. Bối cảnh ra đời triết học Phoiơbắc
Triết học của Phoiơbắc ra đời trong bối cảnh triết học cổ điển Đức tiếp tục
phát huy truyền thống duy lý của phương Tây, khôi phục quan niệm coi triết học
là khoa học của mọi khoa học. Các triết gia ra sức xây dựng những hệ thống triết
học vạn năng, bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người để làm cơ sở cho
những hoạt động đó.
Về mặt kinh tế – chính trị, đây là thời kỳ giai cấp tư sản Đức nắm quyền
thống trị, vốn yếu kém về kinh tế, bạc nhược về chính trị nhưng có đời sống văn
hóa tinh thần khá phong phú, nơi tàn tích phong kiến còn quá nặng nề.
Để giải quyết vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, Phoiơbắc đã lấy con
người làm đối tượng nghiên cứu của triết học.
Triết học mà Phoiơbắc xây dựng là triết học duy vật nhân bản, do nó xuất
phát từ quan điểm coi triết học mới phải là triết học về chính con người và cho

rằng vật chất có trước ý thức. Theo đó, triết học mới có nhiệm vụ mang lại cho
con người một cuộc sống hạnh phúc thật sự nơi trần gian; đồng thời khoa học
nghiên cứu bản chất của con người – nhân bản học phải là khoa học cơ sở và
chung nhất cho mọi ngành khoa học.
1.3. Quan niệm về giới tự nhiên và con người
1.3.1. Quan niệm về giới tự nhiên
− Giới tự nhiên vật chất có mặt trước ý thức, tồn tại đa dạng, phong phú và tự nó.
− Giới tự nhiên không ngừng vận động, phát triển trong không gian – thời gian và
tuân theo các quy luật khách quan nội tại.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 3
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
− Quá trình phát triển trong những điều kiện nhất định của giới tự nhiên dẫn đến sự
ra đời của đời sống sinh học, gồm có con người và đời sống xã hội của con
người.
1.3.2. Quan niệm về con người
Con người là sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, còn giới tự
nhiên là cơ sở không thể thiếu của đời sống con người. Giới tự nhiên ảnh hưởng
đến tâm tư, tình cảm, đam mê, khát vọng, suy nghĩ, hiểu biết của mỗi con người.
Do đó, Phoiơbắc cho rằng con người vừa mang bản tính cá nhân vừa mang bản
tính cộng đồng.
− Bản tính cá nhân: mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt, là con người
đang hiện hữu chứ không phải con người trừu tượng. Với bản tính cá nhân, mỗi
con người tiềm tàng năng lực sáng tạo bắt nguồn từ cá tính cá nhân của mỗi con
người, chứ không phải xuất phát từ Thượng đế.
− Bản tính cộng đồng: thể hiện qua sự ràng buộc của mỗi cá nhân với những người
khác. Hạnh phúc của mỗi cá nhân là hạnh phúc được tìm kiếm trong sự hòa hợp
với mọi người. Với bản tính cộng đồng, mỗi con người tiềm tàng một tình yêu
bao la dành cho con người, tình yêu này không phải bắt nguồn từ Thượng đế.
− Bản tính vừa cá nhân vừa cộng đồng của con người là cơ sở của tính ích kỷ hợp
lý – thống nhất tính ích kỷ cá nhân với tính ích kỷ cộng đồng xã hội. Phoiơbắc

cho rằng tình yêu giữa con người với nhau vừa là phương tiện vừa là mục đích
của sự hòa hợp xã hội, hơn nữa nó còn là động lực tiến bộ xã hội. Đối với
Phoiơbắc, con người và tình yêu chỉ là một, cả hai không thể tách rời nhau.
1.4. Quan niệm về nhận thức
− Chính giới tự nhiên và con người là khách thể của nhận thức.
− Chủ thể nhận thức là con người sống động, tồn tại trong thực tế, có cảm giác và
lý trí.
− Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý luận còn tư duy lý luận xử lý tài
liệu cảm tính để khám phá ra chân lý.
− Con người trải qua một quá trình lâu dài để có thể nhận thức đầy đủ giới tự
nhiên, nhờ vào năng lực của cảm giác và lý trí thông qua các cá nhân và các thế
hệ khác nhau.
− Thực tiễn là hoạt động bản năng mang tính thấp hèn nên cần được loại ra khỏi
nhận thức, trục xuất khỏi hệ thống triết học.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 4
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
1.5. Quan niệm về tôn giáo
− Theo quan điểm của Phoiơbắc, tôn giáo không chỉ là những ảo tưởng hoang
đường, phi lý mà còn là những mơ ước, khát vọng đời thường của con người. Vì
phải đối mặt với những đau khổ trong cuộc sống, bất lực trong nhận thức, bế tắc
trong hành động, mơ ước về những điều tốt đẹp và hạnh phúc hơn, con người đã
sản sinh ra các tôn giáo. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là sự tha hóa bản chất của
con người; Thượng đế chỉ là tập hợp những giá trị, mơ ước và khát vọng mà con
người muốn có. Từ đây, Phoiơbắc cho rằng tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm
lý và nhận thức nơi con người; chính con người chúng ta đã sinh ra Thượng đế.
− Chính tôn giáo đã hình thành nên thế giới trần tục và thế giới thiên đường, nơi
mà con người không còn đau khổ, bệnh tật và bất hạnh. Tôn giáo làm cho con
người tin và mơ tưởng về một thế giới không có thực, kìm hãm và tước đi ở con
người tính năng động sáng tạo, sự tự do và năng lực độc lập phán xét.
− Với những lý do này, Phoiơbắc phê phán kịch liệt tôn giáo, đặc biệt là Cơ đốc

giáo. Nhưng càng phê phán tôn giáo, ông càng nhận thức rằng con người sẽ khó
sống nếu thiếu tôn giáo, vì họ thiếu nơi để đặt niềm tin, thiếu một nguồn an ủi
tinh thần (dù là giả tạo) trước cuộc sống đầy rẫy đau thương, mất mát. Vì vậy
Phoiơbắc ra sức xây dựng một thứ tôn giáo mới, đó là tôn giáo của tình yêu vĩnh
cửu giữa con người (trước hết là tình yêu nam nữ) dựa trên tính nhân bản mà
trong đó vai trò Thượng đế sẽ do chính con người đảm trách. Trong tôn giáo mới,
tình yêu vừa là cơ sở vừa là cứu cánh của con người, giúp con người sống đúng
với bản tính của mình, nhằm biến trần gian thành thiên đàng trên mặt đất.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 5
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
1.6. Nhận xét chung về hệ thống triết học Phoiơbắc
Ưu điểm:
− Triết học Phoiơbắc đã khôi phục được truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong
hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm thống trị đời sống tinh thần ở phương tây và phát
triển chủ nghĩa duy vật thêm một bước.
− Phoiơbắc đã trình bày sáng rõ nhiều quan điểm duy vật, đồng thời phê phán
mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và Cơ đốc giáo.
− Phoiơbắc đã thể hiện quan điểm vô thần qua việc bác bỏ Thượng đế là một đấng
tối cao có thật, đề cao vai trò cá nhân cùng năng lực sáng tạo riêng biệt của mỗi
con người. Ông xây dựng triết học mới xoay quanh con người, nghiên cứu con
người chủ yếu về mặt tự nhiên – sinh học.
− Triết học của ông chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, tạo tiền đề lý luận
cho triết học Mác sau này.
Hạn chế:
− Trong quá trình phủ nhận hệ thống triết học duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc đã
phạm sai lầm khi phủ nhận luôn phép biện chứng; ông cũng hiểu rất hời hợt về
biện chứng – phép biện chứng không phải là sự độc thoại của một nhà tư tưởng
với bản thân mình mà là sự đối thoại giữa Tôi và Anh…
− Phoiơbắc đã tuyệt đối hóa tình yêu, xem đây là bản chất con người, cho rằng tình
yêu là động lực tiến bộ xã hội mà chưa chú ý đến các điều kiện chính trị - xã hội

mà con người sống trong đó. Quan niệm về con người của ông không mang tính
lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.
− Phoiơbắc không thấy được hoạt động khoa học là hoạt động thực tiễn, chưa nhìn
được vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức và đối với đời sống xã
hội. Ông không nhận thức được vai trò to lớn của thực tiễn đối với sự hoàn thiện
con người, thúc đẩy sản xuất nói riêng và xã hội nói chung. Phoiơbắc đề cao vai
trò của sức mạnh tinh thần, trước hết là giáo dục, đạo đức, pháp luật… mà chưa
xem xét vai trò của nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội.
− Phoiơbắc phê phán mạnh mẽ tôn giáo, đặc biệt là Cơ đốc giáo nhưng thừa nhận
vai trò cần thiết của tôn giáo đối với đời sống tinh thần con người, không đề cập
đến phương thức xóa bỏ nó, đồng thời lại ra sức xây dựng một thứ tôn giáo mới
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 6
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
thay cho Cơ đốc giáo. Điều này thể hiện thái độ thiếu nhất quán của ông đối với
tôn giáo.
Tuy triết học Phoiơbắc còn chứa đựng trong nó nhiều khiếm khuyết
nhưng cũng chẳng thể phủ nhận những mặt tích cực mà nó đem đến. Phoiơbắc đã
khôi phục triết học duy vật thế kỷ XVIII, đem đến nhiều luận điểm xác đáng,
đóng góp vào kho tàng thành tựu to lớn của tư tưởng nhân loại, từ đây mở đường
cho triết học Mác mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo.
2. Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với sự ra đời của
triết học Mác
2.1. Điều kiện ra đời của triết học Mác
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
− Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở các nước Tây Âu.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng tỏ ra ưu việt hơn so với các
chế độ xã hội khác trong lịch sử. Châu Âu, đặc biệt là Tây Âu, đã trở thành trung
tâm của sự phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo cơ sở kinh tế cho
sự phát triển mọi mặt trong đời sống xã hội.

− Chủ nghĩa tư bản phát triển làm sản sinh một lực lượng đối lập là giai cấp vô sản
công nghiệp, hiện đại có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của chủ
nghĩa tư bản. Quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản công nghiệp là biểu
hiện cho sự mâu thuẫn về mặt kinh tế giữa trình độ phát triển cao và tính chất xã
hội hóa của lực lượng sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất.
− Thời điểm bấy giờ tại Tây Âu, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đã phát
triển mạnh mẽ và rộng lớn. Để đấu tranh giành thắng lợi, giai cấp công nhân cần
có một lý luận khoa học dẫn đường, đưa họ đi từ đấu tranh tự phát tới đấu tranh
tự giác. Các lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Ximông, Phuriê,
Ôoen… đã không thể đáp ứng yêu cầu, lợi ích và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô
sản. Do đó triết học Mác ra đời nhằm trở thành vũ khí tinh thần của giai cấp vô
sản.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 7
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
2.1.2. Tiền đề lý luận
− Triết học Mác là sự tổng hợp biện chứng của toàn bộ quá trình phát triển của tư
tưởng triết học nhân loại, là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật
và phép biện chứng. Tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác là
triết học cổ điển Đức, mà tiêu biểu là triết học Hêghen và triết học Phoiơbắc.
− Khi xây dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan, Hêghen đã triển khai các
quy luật và phạm trù của phép biện chứng. Mác và Ăngghen phê phán triệt để
tính chất duy tâm, thần bí trong triết học Hêghen nhưng đánh giá cao tư tưởng
biện chứng của ông. Bằng thiên tài của mình, Mác và Ăngghen đã cải tạo triệt để
phép biện chứng duy tâm thành phép biện chứng duy vật.
− Phoiơbắc xây dựng chủ nghĩa duy vật nhân bản của mình đối lập với triết học
duy tâm biện chứng của Hêghen trên cả hai bình diện là bản thể luận và nhận
thức luận, đồng thời đòi vứt bỏ hạt nhân phép biện chứng của Hêghen. Mác và
Ăngghen đánh giá cao chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc đồng thời phê phán tư
duy siêu hình, duy tâm về lịch sử của ông. Mác và Ăngghen nhận thức chính xác

những thành tựu và hạn chế của triết học Phoiơbắc, dựa trên hệ thống triết học
này để xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng.
− Triết học Mác còn xuất phát từ các giá trị đạt được trong lĩnh vực kinh tế chính
trị học Anh (đại biểu là A.Xmít và Đ.Ricácđô), chủ nghĩa xã hội không tưởng
Pháp và Anh (Xanh Ximông, S.Phuriê, R.Ôoen). Từ những giá trị tư tưởng này
mà Mác và Ăngghen thấy rõ nền tảng vật chất của sự phát triển lịch sử xã hội,
sáng tạo nên quan điểm duy vật về lịch sử và dự báo về chủ nghĩa xã hội hiện
thực trong tương lai.
2.1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên
− Vào giữa thế kỷ XIX, con người đạt được những thành tựu khoa học tự nhiên nổi
bật
 Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng do R.Maye và P.P.Giulơ phát hiện
ra vào thập niên 40 thế kỷ XIX: Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng
không bao giờ mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Thế
giới vật chất vận động và phát triển thông qua quá trình chuyển hóa từ thấp đến
cao của các dạng năng lượng.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 8
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
 Học thuyết tế bào do Svan và Slâyđen xây dựng từ thập niên 30 thế kỷ XIX: tế
bào là cơ sở vật chất thống nhất của mọi sinh thể, thống nhất toàn bộ quá trình
lịch sử của sự sống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Bản chất của sự
sống là một quá trình phát triển biểu hiện tính thống nhất, tính liên hệ của thế
giới tự nhiên.
 Học thuyết tiến hóa do Đácuyn xây dựng năm 1859: quá trình vận động, biến đổi
từ thấp đến cao của động vật và thực vật được tiến hành thông qua quá trình chọn
lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Học thuyết này giúp khẳng định nguồn gốc,
nguyên nhân vật chất của mọi sự phát triển trong thế giới sinh thể và phủ nhận
vai trò sáng thế của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo.
− Những thành tựu về khoa học tự nhiên nói trên đã làm lung lay tận gốc các quan
niệm duy tâm, siêu hình về nhận thức giới tự nhiên; đồng thời khẳng định các tư

tưởng nền tảng của phép biện chứng duy vật về mọi sự tồn tại trong thế giới.
Khoa học tự nhiên mang tính chất lý luận trong giai đoạn này là tiền đề cho sự ra
đời của triết học Mác; những khái quát của triết học Mác đã đặt cơ sở về thế giới
quan và phương pháp luận cho các lĩnh vực khoa học cụ thể trong việc nhận thức
thế giới khách quan.
2.1.4. Như vậy triết học Mác ra đời là sản phẩm tất yếu của lịch sử. Nó
mang tính quy luật của sự phát triển khoa học và triết học nói riêng, của toàn bộ
lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung. Chính Mác và Ăngghen là hai thiên tài đã
khái quát được toàn bộ tiến trình lịch sử và văn hóa tinh thần mà nhân loại đạt
được, từ đó xây dựng học thuyết triết học duy vật biện chứng, đáp ứng được nhu
cầu nhận thức và cải tạo thực tiễn xã hội mà thời đại lịch sử mới đặt ra.
2.2. Vai trò của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc đối với sự ra đời của
triết học Mác
2.2.1. Mác và Ăngghen đã nghiên cứu tường tận các hệ thống triết học từ
xưa đến nay, trong đó có triết học của Phoiơbắc – đại biểu lớn của nền triết học
cổ điển Đức.
2.2.2. Xem xét bối cảnh xã hội Đức vào thời điểm bấy giờ, khi phái
Hêghen trẻ cố giãy giụa trong mâu thuẫn giữa ý niệm và tự nhiên thì tác
phẩm do Phoiơbắc viết “Bản chất của đạo Cơ đốc” ra đời. Nó là một đòn
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 9
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
giáng mạnh mẽ phá tan mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm khách quan, “đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở
lại ngôi vua”. Tác phẩm chỉ ra rằng, tự nhiên tồn tại độc lập đối với mọi
triết học. Những thế lực thần thánh do trí tưởng tượng tôn giáo của con
người nặn ra thực chất chỉ là phản ánh hư ảo của chính thực thể con người
mà thôi.
2.2.3. Quan điểm mới này đã được đón nhận nhiệt liệt và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến Mác, tuy Mác vẫn bảo lưu một số ý kiến mang tính phê
phán.

2.2.4. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc là sự đóng góp to lớn
vào cuộc đấu tranh chống lại việc giải thích duy tâm, nhị nguyên luận,
thậm chí cả chủ nghĩa duy tâm tầm thường về vấn đề con người. Quan
điểm của Phoiơbắc về con người là một trong những thành tựu của triết
học trước Mác. Nhận xét về công lao của Phoiơbắc trong việc nghiên cứu
vấn đề con người, Mác và Ăngghen cho rằng Phoiơbắc đã làm cho chủ
nghĩa duy vật được đồng nhất với chủ nghĩa nhân đạo. Nhà triết học vĩ đại
này đã xây dựng quan điểm về con người trong trường văn hóa trên cơ sở
suy ngẫm và phê phán các di sản tư tưởng trước đó. Ông hiểu rõ tính
phiến diện và hạn chế của hàng loạt chủ nghĩa khác nhau, như chủ nghĩa
kinh nghiệm, chủ nghĩa duy cảm hay chủ nghĩa duy lý.
2.2.5. Tiếp tục truyền thống của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII,
Phoiơbắc đã có nhiều cống hiến cho lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy
cảm. Theo ông, thế giới này là hiện thực được tri giác nhờ cảm giác và chỉ
nhờ vào tri giác cảm tính, chúng ta mới có khả năng nhận thức thế giới.
Phoiơbắc kiên quyết phủ nhận sự tồn tại của các khách thể mà không thể
nào được tri giác cảm tính.
2.2.6. Nguyên tắc nhân bản của Phoiơbắc trong lý luận nhận thức được
thể hiện ở chỗ lý giải khái niệm “khách thể” theo cách mới. Theo
Phoiơbắc, khái niệm khách thể thoạt tiên được hình thành trong kinh
nghiệm giao tiếp của con người. Cũng theo ông, cảm giác của con người
khác hẳn về chất so với cảm giác của con vật. Nó vượt xa khỏi các giới
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 10
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
hạn sinh lý trực tiếp của con người và mang ý nghĩa tinh thần, đặc biệt là
ý nghĩa thẩm mỹ. Ở đây, Phoiơbắc đã phần nào nhìn thấy sự hình thành và
phát triển của chủ thể trong quá trình hoạt động của nó. Nhưng ông vấp
phải hạn chế phổ biến của chủ nghĩa duy vật trước Mác, đó là chỉ nhìn
thấy sự khác biệt cơ bản giữa con người với các loài động vật khác về
phương diện nhận thức mà chưa thấy rằng, sự khác biệt đó được bắt đầu

từ hành vi sản xuất vật chất.
2.2.7. Trong lý luận nhận thức, Phoiơbắc đã tiếp tục truyền thống cảm
giác luận duy vật, chống lại thuyết bất khả tri và lối tư biện trừu tượng.
Phoiơbắc không phủ nhận vai trò của tư duy trong nhận thức nhưng không
thấy được vai trò của thực tiễn trong nhận thức, nên chủ nghĩa duy vật
nhân bản của ông vẫn chưa thoát khỏi tính trực quan của hệ thống chủ
nghĩa duy vật trước Mác.
2.2.8. Tiến trình lý luận của Phoiơbắc đạt đến điểm sáng khi cho rằng, vật
chất không phải là sản phẩm của tinh thần, mà chỉ có bản thân tinh thần
mới là sản phẩm tối cao của vật chất. Đây chính là chủ nghĩa duy vật
thuần túy. Tuy nhiên, Phoiơbắc lại dừng bước ở điểm này. Ông lẫn lộn
chủ nghĩa duy vật, với tư cách là thế giới quan chung dựa trên một quan
điểm nào đó về quan hệ giữa vật chất và tinh thần, với hình thức đặc thù
của thế giới quan ấy trong một giai đoạn lịch sử nhất định, cụ thể là thế kỷ
XVIII.
2.2.9. Phoiơbắc đã hoàn toàn đúng khi nói rằng chủ nghĩa duy vật thuần
túy khoa học tự nhiên là “cơ sở của tòa kiến trúc tri thức con người nhưng
không phải là bản thân tòa kiến trúc đó”. Vì vậy vấn đề là làm cho khoa
học xã hội phù hợp với cơ sở duy vật chủ nghĩa và xây dựng lại khoa học
xã hội phù hợp với cơ sở đó. Nhưng Phoiơbắc vẫn bị ràng buộc bởi những
sợi dây duy tâm chủ nghĩa cũ thông qua lời thừa nhận: “Đi lùi lại đằng
sau, tôi hoàn toàn nhất trí với các nhà duy vật chủ nghĩa, nhưng khi tiến
lên phía trước, tôi không nhất trí với họ”.
2.2.10. Về hình thức, Phoiơbắc là một người hiện thực chủ nghĩa, lấy con
người làm xuất phát điểm; nhưng ông hoàn toàn chẳng nói đến thế giới
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 11
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
trong đó con người ấy sống, vì vậy con người mà ông nhắc đến luôn là
con người trừu tượng chiếm cứ lĩnh vực triết học về tôn giáo. Con người
đó không sống trong thế giới hiện thực, một thế giới phát triển trong lịch

sử và xác định về mặt lịch sử.
2.2.11. Trong quan hệ đối với triết học của Hêghen, Phoiơbắc có thái độ
phủ định sạch trơn, không thấy được thành tựu quý giá của Hêghen là
phép biện chứng để kế thừa và phát triển. Phoiơbắc hiểu tính quy luật, tính
tất yếu, tính nhân quả… một cách siêu hình cho nên chủ nghĩa duy vật
nhân bản của ông còn mang nặng tính siêu hình.
2.2.12. Phoiơbắc không tìm ra được con đường thoát khỏi vương quốc của
sự trừu tượng để đi đến hiện thực sinh động. Dù bám chặt lấy giới tự
nhiên và con người nhưng đối với Phoiơbắc thì đây vẫn chỉ là những danh
từ. Trong khi chúng ta chỉ đi được từ con người trừu tượng đến con người
hiện thực, sinh động nếu xét con người đó trong hành động lịch sử của họ.
Đây là điều mà Phoiơbắc từ chối làm.
2.2.13. Dĩ nhiên, bước đi còn dang dở của Phoiơbắc vẫn phải được thực
hiện. Những gì Phoiơbắc gây dựng được – con người trừu tượng, phải
được tiếp tục nghiên cứu bằng khoa học và đặt trong bối cảnh lịch sử. Mác
đã tiếp tục phát triển quan điểm ấy của Phoiơbắc, vượt ra ngoài giới hạn
của triết học Phoiơbắc bằng tác phẩm “Gia đình thần thánh”.
2.2.14. Chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc đã giúp Mác và Ăngghen đoạn
tuyệt với chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và phái Hêghen trẻ. Mác và
Ăngghen đã cải tạo chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc phát triển
lên một hình thức mới cao nhất, đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 12
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
2.2.15.KẾT LUẬN
2.2.16.
2.2.17. So với hệ thống triết học duy tâm Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân
bản Phoiơbắc cung cấp cái nhìn triệt để hơn về thế giới quan duy vật; tạo
hạt nhân lý luận quan trọng cho triết học Mác, mở ra con đường đưa Mác
và Ăngghen đến với công cuộc xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2.2.18. Với tinh thần phê phán, Mác đã nhận thấy được chính xác những

đóng góp và hạn chế của chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc, qua đó khẳng định
vai trò và tính chất cách mạng của chủ nghĩa duy vật.
2.2.19. Mác đã phác thảo “Luận cương về Phoiơbắc” chỉ ra những khuyết
điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước đây trong việc nhận thức về con
người, lịch sử và phương pháp nhận thức.
2.2.20. Thông qua vai trò thực tiễn, Mác đã chứng minh tính lịch sử – xã
hội quy định bản chất con người: “Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo vào
bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hòa của những quan hệ xã hội”. Luận đề này thể hiện
tính chất duy vật triệt để trong quan niệm của Mác về con người và lịch
sử, chống lại các tư tưởng duy tâm siêu hình về xã hội và con người trong
các hệ thống triết học khác trong lịch sử, nhất là triết học của Phoiơbắc.
2.2.21. Xuất phát từ hiện thực lịch sử, Mác và Ăngghen đã làm rõ việc sản
xuất ra đời sống vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại, mà yếu tố quan
trọng nhất là lực lượng sản xuất, sẽ quyết định mọi trạng thái của lịch sử –
xã hội. Quan niệm trên biểu hiện tư tưởng duy vật của Mác và Ăngghen
về lịch sử. Từ đó hai ông đã phê phán những sai lầm của chủ nghĩa duy
tâm Hêghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình Phoiơbắc trong việc nhận thức
lịch sử – xã hội.
2.2.22. Mác và Ăngghen đã kết hợp một cách khoa học giữa chủ nghĩa duy
vật và phép biện chứng; vận dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức
lịch sử xã hội và phát hiện ra các quy luật của lịch sử, từ đó sáng tạo nên
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 13
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
chủ nghĩa duy vật lịch sử, làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản,
đặt cơ sở khoa học cho lý luận cách mạng của triết học Mác.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 14
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
2.2.23.TÀI LIỆU THAM KHẢO

2.2.24.
• “Triết học phần I – Đại cương về lịch sử Triết học”, TS. Bùi Văn Mưa (chủ
biên), Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, 2011.
• “Lút-vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, Ăngghen.
• “Quan điểm của L.Phoiơbắc về văn hóa và con người”, TS. Nguyễn Huy Hoàng.
• “Hướng dẫn ôn thi môn Triết học Mác-Lênin”, PTS. Trương Văn Phước (chủ
biên), Trung tâm bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
• “Đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người trong triết học
L.Phoiơbắc qua hệ tư tưởng Đức”, Lê Công Sự.
2.2.25.
2.2.26.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 15
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
2.2.27.BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6
2.2.28. LỚP QTKD Đ1 – CAO HỌC K22
2.2.29.
2.2.30. Đề tài số 11: “Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của
nó đối với sự ra đời của triết học Mác”
2.2.31.
• Ngày họp: 8/11/2012
• Số lượng thành viên có mặt: 10/10
• Nội dung họp: Phân tích đề tài. Từ đó xác định những điểm cần phải làm rõ bao
gồm:
− Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc là gì? Những nội dung của nó?
− Những đóng góp và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc?
− Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc có vai trò như thế nào đối với sự ra đời
của triết học Mác?
2.2.32. Trên cơ sở này, giao nhiệm vụ cho nhóm viên tìm tài liệu.
2.2.33.

• Ngày họp: 17/11/2012
• Số lượng thành viên có mặt: 10/10
• Nội dung họp:
− Thống nhất đề cương chung của nhóm.
− Trao đổi tài liệu.
2.2.34.
• Ngày họp: 23/11/2012
• Số lượng thành viên có mặt: 10/10
• Nội dung họp: Tiếp tục thảo luận và trao đổi tài liệu.
2.2.35. Sau buổi họp, mỗi thành viên đã nắm được nội dung và có đầy đủ
tài liệu cần thiết để viết tiểu luận cá nhân.
2.2.36.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 16
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22
2.2.37.DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
2.2.38.
2.2.39. STT Họ tên Mã SV
2.2.40. 1 Phùng Viết Đức 7701220188
2.2.41. 2 Nguyễn Văn Kế 7701220524
2.2.42. 3 Nguyễn Hoàng Ngân 7701220742
2.2.43. 4 Nguyễn Hữu Ngọc 7701220765
2.2.44. 5 Trần Thanh Nhật 7701220816
2.2.45. 6 Tạ Minh Kiều Phương 7701220912
(Nhóm trưởng)
2.2.46. 7 Trương Huỳnh Phạm Tân 7701221003
2.2.47. 8 Nguyễn Thị Xuân Thu 7701221122
2.2.48. 9 Bùi Lý Thảo Trinh 7701221262
2.2.49. 10 Nguyễn Anh Tuấn 7701221684
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 17
Tiểu luận Triết học – Lớp Đ1 – Cao học K22

2.2.50. MỤC LỤC
2.2.51.
2.2.52.
2.2.53.
Tạ Minh Kiều Phương – Mã số: 7701220912 18

×