Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Triết học của Arixtot và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.47 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
`
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Triết học của Arixtot
và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây
GVHD : T.S BÙI VĂN MƯA
SVTH : HÀ HỌC DUY
STT : 022
NHÓM : 8
LỚP : ĐÊM 1 - K23
Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2014
Tiểu Luận Triết Học GVHD : T.S Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội hiện này chịu rất nhiều sự ảnh hưởng của các tư tưởng triết học khác
nhau, đặc biệt là các triết học từ thời cổ đại như Phật giáo, Thiên Chúa giáo …
Quan điểm của các nhà triết học qua các thời kỳ khác nhau (cổ đại, trung đại và
hiện đại) cũng khác nhau nhưng vẫn còn mang nặng các tư tưởng của các nhà
triết học cổ đại. Các quan điểm được phát triển trên từ đơn giản đến phức tạp, từ
bức tranh duy vật đến duy tâm. Mỗi tư tưởng triết học đều có nhiều quan điểm về
các khía cạnh vũ trụ quan, nhận thức luận, đạo đức, chính trị, xã hội.

Trong phạm vi đề tài này, bài viết này chỉ đi sâu vào quan điểm triết học của
Arixtot và sự ảnh hưởng của nó tới xã hội phương Tây. Tuy chỉ là một mảng nhỏ
trong nội dung của các tư tưởng triết học, nhưng đây là một đề tài mang tính chất
bám sát vào nội dung chương trình học, mở rộng kiến thức về cách nhìn nhận của
những nhà triết học cổ đại của phương Tây – đặc biệt là Arixtot và là một vấn đề
mang tính chất thực tiễn.
Để làm rõ nội dung đề tài, cần phải tìm hiểu sơ lược về điều kiện tự nhiên,
hoàn cảnh đời sống xã hội và văn hóa. Nội dung đề tài được chia ra thành hai


mảng chính. Tổng quan về Arixtot và ảnh hưởng của triết học Arixtot đến xã hội
phương Tây.
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 2
`
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ ARIXTOT 3
1. Bối cảnh lịch sử 3
2. Giới thiệu Arixtot 4
3. Triết học Arixtot 9

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ ARIXTOT
1. Bối cảnh lịch sử
Khoảng 4000 năm trước, ở Âu châu chỉ có những giống dân du mục. Từ sông
Danube, một giống dân du mục tiến dần về phương nam để tìm những đồng cỏ xanh tốt
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 3
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
hơn và dừng chân ở bán đảo Greece. Họ lấy tên thủy tổ của họ là Hellene để làm tên gọi.
Người Trung Hoa sau này phiên âm Hellene thành Hy Lạp, và ta cũng quen theo lối gọi
này. Ngày nay, Hy Lạp dùng địa danh để đặt tên nước của họ: Greece. Tên chính thức
là Cộng hòa Hellenic.
Thời cổ, Hy Lạp không phải là một nước thống nhất như ngày nay mà gồm nhiều
thành phố được tổ chức như những quốc gia gọi là thị-quốc; mỗi thị-quốc độc lập với
nhau và có cách tổ chức chính trị khác nhau. Các thị-quốc nổi tiếng gồm có Athens,
Thebes, và Sparta. Tuy cùng một chủng tộc nhưng dân thị-quốc này lại coi dân thị-quốc
khác như thù địch và chém giết lẫn nhau. Sparta và Athens là hai thái cực. Dân Sparta
được huấn luyện để sống khắc kỷ từ nhỏ, một đời sống giản dị và cực kỳ trọng võ. Trái

lại, dân Athens sống xa hoa, theo công nghệ và yêu chuộng thương mại. Về chính trị các
thị quốc Hy Lạp đều theo quân chủ. Sau khi vua Alcmaeon băng hà vào năm 753 trước
Thiên Chúa giáng sinh (BC), Athens được tổ chức theo dân chủ nghị viện: công dân được
quyền bầu nghị viên, nhưng chức vụ thẩm phán vẫn dành cho quý tộc. Đến thế kỷ thứ 5
(BC), Athens hoàn toàn theo thể chế dân chủ trực tiếp. Mọi công dân đều trực tiếp tham
gia việc nước: nghị luận, bàn cãi, bầu bán, biểu quyết, vân vân. Do đó, Athens được coi
là nơi có chế độ dân chủ đầu tiên, nơi mà mọi người dân đều được tham gia chính sự.
Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm, vì "quyết định của chính phủ thường chậm trễ,
dân chúng quen thói bàn bạc, cãi cọ nhau, mồm mép giỏi mà hành động dở, dễ chia rẽ vì
những lẽ nhỏ nhặt." Dầu sao, nhờ tính chất tự do tư tưởng mà Athens trở thành một môi
trường thuận lợi cho các triết gia như Socrates và sau đó, học trò ông là Plato đã phát
triển học thuật đủ mọi ngành. Từ đó, Athens trở thành trung tâm tư tưởng và học thuật
của cả bán đảo Hy Lạp; sau này, chính là cái nôi văn hóa và tư tưởng của Tây phương.
2. Giới thiệu Arixtot
Arixtot sinh tại Stagira tại Vương quốc Macedonia cách Athena 200 dặm, vào năm
384 TCN. Cha của ông làm nghề thầy thuốc, bạn thân của quốc vương Macedonia
Amyntas III (tổ phụ của Alexandre Đại đế). Từ nhỏ Arixtot sống với cha mẹ và được cha
dạy cho về y khoa. Năm 17 tuổi, Arixtot đến thành Athena và theo học nghề thầy thuốc.
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 4
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
Có hai giả thuyết về thời kì niên thiếu của Arixtot. Một giả thuyết cho rằng ông là một
thiếu niên thích ăn chơi, phung phí tiền của đến nỗi trở nên nghèo nàn đói rách, không có
nghề sinh nhai phải vào lính trong một thời gian. Mãi đến năm 30 tuổi mới đến xin học
và trở thành môn đệ của Platôn. Giả thuyết thứ hai không chấp nhận thời kỳ ăn chơi và
phung phí tiền của. Theo giả thuyết này Arixtot đến Athena từ lúc 18 tuổi và trở thành
môn đệ của Platôn bắt đầu từ đó.
Ông học với Platôn vào khoảng từ 8 đến 20 năm, con số 20 năm có lẽ đúng hơn nếu
xét ảnh hưởng của Platôn trong các tác phẩm của Arixtot. Người ta có thể tưởng tượng
rằng thời kỳ sống với Platôn là một thời kì lí tưởng trong cuộc đời Arixtot. Một môn đệ

thông minh xuất chúng được ở gần một giáo sư toàn năng. Sự thật thì mối liên quan giữa
hai thầy trò không phải luôn luôn tốt đẹp. Platôn lớn hơn Arixtot gần 43 tuổi, chỉ sự cách
biệt ấy cũng không làm dễ dàng sự thông cảm. Platôn công nhận rằng Arixtot là một môn
đệ thông minh xuất chúng, hiếu học vì Arixtot là một trong những người đầu tiên
trong lịch sử nhân loại biết sưu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập thành một
thư viện. Nhà của Arixtot được Platôn gọi là nhà đọc sách, nhiều người cho đó là một lời
khen, nhưng cũng có người cho đó là một lời chê có ý ám chỉ đến tinh thần quá chú trọng
vào sách vở của Arixtot.
Một sự bất hoà khác quan trọng hơn xảy ra vào cuối đời Platôn. Arixtot có vẻ chống
lại tư tưởng của Platôn và nhiều khi không đồng ý với Platôn. Thái độ này làm Platôn rất
bất bình coi Arixtot như một đứa con vô ơn. Một vài học giả cho rằng Aristotetes lập một
trường hùng biện. Trong số các môn sinh có Hermias sau này thành người cầm quyền
tiểu quốc Atarneus. Để tỏ lòng nhớ ơn thầy cũ, Hermias mời Arixtot về sống tại triều
đình vào năm 344 TCN, Hermias giới thiệu người chị của mình làm vợ Arixtot. Cuộc hôn
nhân là một sự thành công mĩ mãn.
Sau đó một năm (343 TCN), quốc vương Macedonia là Philip II mời Arixtot về triều
đình để dạy cho thái tử Alexandre. Đó là một vinh dự rất lớn cho Arixtot, vì Philip II
cũng như Alexandre là những vị vua danh tiếng và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân
loại. Philip II chinh phụcThrace năm 356 TCN để chiếm những mỏ vàng vô cùng phong
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 5
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
phú gấp 10 lần số vàng của Athena. Thần dân của Philip là những nông dân khoẻ mạnh,
những chiến sĩ dũng cảm biết chịu đựng gian khổ. Nhờ những yếu tố ấy Philip II và
Alexandre đã thôn tính hàng trăm tiểu quốc và thực hiện được sự thống nhất Hi Lạp.
Philip II không ưa chủ nghĩa cá nhân đương thời mặc dù chủ nghĩa này có kết quả tốt đẹp
đối với nghệ thuật và đời sống tinh thần của dân Hi Lạp. Philip II cho rằng chủ nghĩa cá
nhân là nguồn gốc của sự đồi truỵ kinh tế cũng như chính trị. Chính dựa vào chủ nghĩa
này mà những kẻ lưu manh chính trị có thể lơi dụng sự tin tưởng quá dễ dãi của dân
chúng để mặc tình thao túng chính trường gây nên bè phái, giai cấp, âm mưu chống đối

nhau. Philip II quyết chấm dứt tình trạng trên để thực hiện một nước Hi Lạp thống nhất
và hùng mạnh xứng đáng là trung tâm chính trị của thế giới thời bấy giờ. Trong thời niên
thiếu Philip II đã học quân sự tại Thebes (Hi Lạp). Năm 338 TCN ông chiến thắng tại
Athena và thực hiện được sự thống nhất của nước Hi Lạp. Ông mong mỏi sẽ cùng người
con là Alexandre tiếp tục cuộc chinh phục thế giới nhưng giấc mộng của ông bị tan vỡ vì
ông bị ám sát.
Khi Arixtot đến nhận việc thì Alexandre là một cậu bé 13 tuổi bồng bột và ốm yếu, ưa
cưỡi ngựa và tập ngựa. Những cố gắng của Arixtot để làm dịu sự bồng bột của Alexandre
hình như không đem lại nhiều kết quả. Theo một vài sử gia Alexandre coi Arixtot như
cha ruột của mình và về phần Alexandre cũng đã từng tuyên bố muốn học hỏi và coi
trọng sự hiểu biết hơn là chinh phục thế giới. Nhưng đó chỉ là những lời lẽ xã giao vì
không đúng với sự thật. Alexandre luôn luôn là một chiến sĩ thích chinh phục, sau khi thọ
giáo 2 năm với Arixtot, Alexandre nối ngôi cha và bắt đầu chinh phục thế giới. Sự thành
công của Alexandre có lẽ một phần nào do ảnh hưởng của Arixtot và người ta thường so
sánh thiên tài của Arixtot trong lãnh vực triết lý với thiên tài của Alexandre trong lãnh
vực chính trị. Cả hai vĩ nhân này đều có công với nhân loại: một bên thống nhất thế giới,
một bên thống nhất triết lí.
Sau khi cất quân chinh phục châu Á, Alexandre để lại ở Hi Lạp những chính phủ
trung thành với ông nhưng không được dân chúng ủng hộ. Truyền thống dân chủ của
người Hi Lạp không thể một sớm một chiều bị lu mờ trước sức mạnh của đội quân
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 6
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
Alexandre. Tại những chính phủ này, những đảng lên cầm quyền được mệnh danh là
đảng Macedonia hay là đảng thân Alexandre. Năm 334 TCN Arixtot trở về Athena sau
một cuộc du hành và lẽ cố nhiên không dấu cảm tình đối với đảng Macedonia tại đó.
Công trình khảo cứu khoa học, triết lí, chính trị của Athena tuy rất bao la nhưng không
phải là hoàn toàn theo đuổi trong sự yên tĩnh. Nhiều biến cố chính trị luôn luôn đe doạ
Arixtot và nhóm cộng sự viên, công trình này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự thành công của
Alexandre trên lãnh vực chính trị. Những nhận xét trên đây còn cho phép chúng ta hiểu

rõ tư tưởng chính trị của Arixtot.
+ Các tác phẩm của Arixtot
Các tác phẩm của Arixtot được chia làm ba loại: (1) các bài viết phổ thông (popular
writings), (2) các sách ghi chép (memoranda) và (3) các sách luận đề (treatises).
Các bài viết phổ thông đa số gồm các tập đối thoại (dialogues) theo mẫu của Plato và
được viết ra khi Arixtot còn cư ngụ tại trường Academos. Các công trình sáng tạo này
được nhà Đại Hiền Triết gọi là các bài viết phổ biến ngoại (exoteric writings) với ý định
dành cho công chúng bên ngoài trường học, hơn là các học viên của trường. Ngoại trừ
một số đoạn rời rạc còn sót lại, hầu hết các tập đối thoại này đã bị thất lạc.
Các sách ghi chép là tập hợp nhiều tài liệu khảo cứu và các sử liệu (historical
records). Những sách này do Arixtot và các môn đệ của ông thực hiện với chủ đích dùng
làm nguồn tư liệu cho các học giả. Giống như các bài viết phổ thông, hầu hết loại sách
ghi chép đều bị thất tán. Còn lại cho tới ngày nay là các sách luận đề, được viết ra dùng
làm sách giáo khoa hay lời ghi giảng (lecture notes) tại Trường Lyceum, liên quan tới
mọi ngành của Kiến Thức và Nghệ Thuật. Không giống như các bài viết phổ thông, các
sách luận đề chỉ được dùng cho học viên trong trường, vì vậy được gọi là các công trình
phổ biến nội (esoteric works). Danh tiếng của Arixtot được căn cứ vào các công trình này
và đây là các tác phẩm mà các nhà biên tập đời sau đã thu thập và xếp đặt.
Công trình khảo cứu của Arixtot về Luận Lý (Logic) được xếp chung vào bộ tác phẩm
gọi tên là Organon, có nghĩa là “cách dùng” (instrument) bởi vì đây là phương tiện (the
means) để đạt được kiến thức (positive knowledge), là cách để tìm hiểu tư tưởng. Bộ
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 7
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
Organon gồm các tác phẩm The Categories (các Loại), The Prior and Posterior Analytics
(các Phân Tích trước và sau), The Topics (các Chủ Đề) và On Interpretation (Về cách
Diễn Đạt).
Arixtot là nhà triết học đầu tiên đã phân tích phương pháp nhờ đó một số định đề
(propositions) được suy diễn theo luận lý là đúng, căn cứ vào một số định đề khác đã
được công nhận. Ông tin rằng tiến trình suy diễn luận lý này được đặt trên một hình thức

tranh luận mà ông gọi là Tam Đoạn Luận (Syllogism). Trong một tam đoạn luận, một
định đề được suy diễn từ hai định đề đúng khác. Một thí dụ của lý luận này như sau: (1)
mọi người đều sẽ qua đời, (2) Socrates là một con người, vì thế có thể đi tới kết luận rằng
(3) Socrates sẽ qua đời.
Tam đoạn luận đã giữ một vài trò quan trọng trong nền Triết Học sau này do tạo nên
các hệ thống lý luận phức tạp hơn. Trong phép luận lý, Arixtot đã phân biệt rõ hai thứ, là
biện chứng (dialectic) và phân tích (analytic). Theo nhà Đại Hiền Triết, biện chứng chỉ
trắc nghiệm các ý kiến (opinions) xét theo tính nhất quán về lý luận (logical consistency),
còn các công trình phân tích (analytic works) được suy diễn từ các nguyên tắc dựa trên
các kinh nghiệm và quan sát rõ ràng. Đây là sự khác biệt với lập trường của Hàn Lâm
Viện của Plato, nơi cho rằng biện chứng là phương pháp duy nhất thích hợp với Khoa
Học và Triết Học.
Đối với Arixtot, bản chất của thiên nhiên là thay đổi và ông đã định nghĩa môn triết
học của thiên nhiên là sự khảo sát các sự vật đổi thay.
Arixtot cũng nghiên cứu chuyển động của các thiên thể qua tác phẩm On the Heavens
(Về Bầu Trời) và tìm hiểu các thay đổi khi một vật được tạo ra hay bị hủy diệt.
Arixtot tìm kiếm các nguyên tắc căn bản nhất và tổng quát nhất của kiến thức
(knowledge) và sự thật (reality).
Về chính trị, Arixtot khảo sát sự liên quan giữa lý tưởng, luật pháp, tập quán và tài
sản trong các trường hợp thực tế. Ông công nhận chế độ nô lệ (slavery) nhưng nhấn mạnh
rằng chủ nhân không nên lạm dụng quyền hành bởi vì chủ nhân và người nô lệ có các
quyền lợi như nhau
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 8
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
Vài tác phẩm quan trọng khác của Arixtot là các cuốn Rhetoric (Tu Từ Pháp), Politics
(Chính Trị) và Poetics (Thơ Phú). Qua tác phẩm sau cùng này, Arixtot khảo cứu bản chất
của bi kịch (tragedy), lấy dẫn chứng từ bi kịch Oedipus Rex của Sophocles, và tin rằng bi
kịch đã ảnh hưởng tới khán giả do gợi lên các cảm xúc như sợ hãi, thương xót, và cách
tẩy sạch những xúc động này được ông gọi là “carthasis”.

3. Triết học Arixtot
Arixtot viết Chính Trị Luận năm 350 trước Thiên Chúa giáng sinh (BC). Cuốn sách
này được xem là căn bản cho Chính trị học Tây phương và ảnh hưởng sâu rộng tới các tư
tưởng gia đời sau như Cicero, St. Augustine, Aquinas, và các lý thuyết gia khác thời
Trung Cổ. Các lý thuyết gia hiện đại như Machiavelli, Hobbes, và các nhà tư tưởng thời
Khai Sáng đều dựa trên nền tảng này mà phê phán lý thuyết và mô hình chính trị kiểu
Arixtot. Nhờ vậy, họ đã phát triển nên các hệ tư tưởng mới. Vì thế, dù ta đồng ý hay
không với lập luận và lý thuyết của Arixtot, hiểu rõ các nguyên lý căn bản mà Arixtot đã
đề ra vẫn là điều cần thiết để có thể hiểu được các nhà tư tưởng thời Khai sáng và Hậu
hiện đại.
Trong Chính Trị Luận, Arixtot dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn vị xã hội
nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc tính thiết
yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng. Ngoài phương pháp quy
nạp, Arixtot cũng dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà nước "lý tưởng" và mô
hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang
lại "điều tốt nhất" cho con người.
Chính Trị Luận có 8 quyển. Quyển I mang tựa đề "Lý thuyết về Gia đình," gồm 13
chương. Arixtot mở đầu Chương 1 bằng nhận xét bất hủ: "mỗi một cộng đồng được thiết
lập nhằm đạt tới một cái tốt nào đó; vì hoạt động của con người luôn luôn nhằm đạt được
cái mà nó nghĩ là tốt. Nhưng, nếu tất cả các cộng đồng đều nhắm đến một cái tốt, thì nhà
nước hay cộng đồng chính trị-cộng đồng cao nhất và bao trùm tất cả các cộng đồng-phải
nhắm tới cái tốt cao cả hơn mọi cái tốt khác, và phải là cái tốt ở mức độ cao nhất." Trong
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 9
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
Quyển I, Arixtot dùng phương pháp luận lý phân tích và truy nguyên các hình thức quần
tụ của con người từ đơn vị nhỏ nhất là gia đình, đến làng mạc, rồi đến quốc gia.
Trong Quyển I, Arixtot nhắc đến vai trò của nô lệ (C. 3, 4 & 5) khi phân tích các
thành phần tạo nên hộ gia đình. Mối tương quan trong hộ gia đình gồm có quan hệ giữa
chủ nhân và nô lệ, giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ với con cái. Lập luận của Arixtot về nô

lệ dĩ nhiên là không còn hợp với thời đại chúng ta, nhưng nô lệ là một thành phần không
thể thiếu được trong xã hội Hy lạp thuở đó. Ở đây, ta cũng cần mở một dấu ngoặc về sinh
hoạt kinh tế của Athens thời bấy giờ. Như đã dẫn trên đoạn bối cảnh lịch sử, người Hy
lạp chuộng xa hoa, không ưa lao động chân tay, nên nền kinh tế dựa vào sức lao động của
nô lệ là chính để sản xuất. Không có nô lệ để sản xuất và phụ nữ lo việc nhà thì đàn ông
Hy lạp không còn thì giờ để mà suy tưởng những việc cao xa,[7] tựa như kẻ sĩ trong xã
hội ta và Tàu thời trước, nho sĩ để móng tay dài lượt thượt và không được làm việc lao
động chân tay (sic).
Theo Arixtot, có hai loại nô lệ: những kẻ sinh ra đã là nô lệ và những kẻ bị buộc làm
nô lệ. Arixtot lập luận như sau: những kẻ nào mà trời sinh ra kém thông minh, không làm
gì được khác hơn là chỉ làm những việc lao động chân tay, thì những kẻ ấy trời sinh ra
làm nô lệ; đó là những kẻ không có đủ trí phán đoán khôn ngoan. Arixtot còn cho rằng
đối với những người như vậy có được chủ nhân là điều tốt cho họ (C. 5). Ngoài ra, những
kẻ chiến bại là những kẻ bị buộc làm nô lệ. Người Hy lạp, trong đó có Arixtot, lý luận
rằng những kẻ chiến bại chắc chắn phải "kém" hơn người chiến thắng chứ nếu không thì
thua làm sao được? Như vậy, bị bắt làm nô lệ thì cũng hợp với luận lý mà thôi.
Quyển II gồm 12 chương. Trong phần đầu của Quyển II từ Chương 1 đến 8, Arixtot
bàn về các nhà nước lý tưởng trên lý thuyết. Arixtot phê bình mô hình nhà nước lý tưởng
của Plato, một nhà nước được xây dựng theo kiểu "cộng sản nguyên thủy," trong đó mọi
của cải, vật chất đều được chia sẻ giữa các thành viên của cộng đồng (C. 1, 2, 3, 4 &5).
Từ chương 6 đến 8, Arixtot phản bác mô hình của các lý thuyết gia khác như Phaleas,
Hippodamus. Trong các chương 9-12, Arixtot nhận diện các nhà nước mà theo ông đã
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 10
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
tiến đến gần lý tưởng như Sparta, Crete, và Carthage cùng với những khuyết điểm sâu sắc
mà các nhà nước này mắc phải và đã đưa đến sự suy vong sau này.
Từ đó, Arixtot đưa ra nhận định là chẳng khi nào con người có thể đạt được một nhà
nước lý tưởng (như Plato chủ trương), nhưng con người có thể xây dựng được cho mình
một chế độ tốt nhất có thể được. Đó là một chế độ trung dung, giữa chế độ Dân chủ [khi

nói đến dân chủ thời cổ Hy lạp, chúng ta phải hiểu đó là dân chủ trực tiếp, mọi người dân
đều tham gia vào chính trị từ nghị luận việc công đến thi hành luật pháp] và chế độ Quả
đầu (thiểu số cai trị nhưng không phải là quý tộc).
Quyển III gồm 18 chương và chủ đề của Quyển III là khảo sát về bản chất công dân
và các mô hình hiến pháp. Quyển III cũng là trọng tâm của Chính Trị Luận. Trong
Chương 1, Arixtot cho rằng tư cách công dân của một người không được tạo nên chỉ vì
người đó sinh ra và cư trú trên một đất nước nào đó. Tư cách công dân chỉ cần có một
tiêu chuẩn để xác định: công dân là người có quyền tham gia chính sự và giữ những chức
vụ trong chính quyền.
Quyển IV gồm 16 chương. Trong Quyển IV, Arixtot luận về các mô hình hiến pháp
(chế độ) và các dạng khác nhau của từng mô hình trong thực tế. Arixtot cho rằng, chính
trị cũng giống như nghệ thuật và khoa học cần được xem xét không những dưới lăng kính
lý tưởng, mà còn trong bản chất thực tế; nghĩa là, nhận định xem mô hình nào là mô hình
tối hảo trong một tình huống đặc thù nào đó; đâu là phương cách hữu hiệu nhất để duy trì
một chế độ; tính theo trung bình giữa các nước,thì mô hình nào là mô hình tốt nhất; các
dạng chế độ chính có những biến thể nào khác nhau; và đặc biệt chú trọng đến hai chế độ
Dân chủ và Quả đầu. Thêm vào đó, Arixtot nhấn mạnh luật pháp phải tương ứng với hiến
pháp, chứ không phải ngược lại. Arixtot định nghĩa hiến pháp là "cách thức tổ chức
cơ cấu chính quyền trong một nước, cách thức phân bố quyền lực được ấn định, chủ
quyền tối thượng được xác định, và mục tiêu tối hậu của quốc gia mà mọi cơ quan và
toàn thể dân chúng nhắm tới" (C.1, §10). Nói một cách khác, hiến pháp là cơ sở, trên đó,
mọi luật pháp của quốc gia được ban hành.
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 11
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
Quyển V gồm 12 chương, mang tựa đề "Nguyên nhân của cách mạng và sự thay
đổi chế độ." Quan điểm hiện đại về cách mạng thường mang theo ý nghĩa tích cực, đổi
cái cũ thay bằng cái mới, tích cực hơn, tiến bộ hơn. Tuy nhiên, cách mạng, theo ý nghĩa
Arixtot dùng, thuần túy chỉ là sự thay đổi chế độ, mang tính khách quan, không tốt cũng
không xấu. Chế độ mới có thể tốt hơn, nhưng cũng có thể xấu hơn chế độ vừa mới "bị"

cách mạng. Thành thử, từ ngữ "phản cách mạng" không có ý nghĩa gì hết theo quan niệm
của Arixtot.
Quyển VI gồm 8 chương, bàn về các phương thức thiết lập chế độ Dân chủ và Quả
đầu, liên quan đến ba ngành của chính quyền: hành pháp, tư pháp và lập pháp. Tư tưởng
căn bản của dân chủ là tự do, và đó cũng là mục đích chính của chế độ dân chủ. Tự do,
theo Arixtot gồm 2 phần: thứ nhất là tự do chính trị, nghĩa là mọi người dân đều có thể
tham chính (qua bầu cử vào các chức vụ trong chính quyền), và ý kiến của đa số được coi
là ý kiến chung, được mọi người công nhận (thiểu số phục tùng đa số); thứ hai là tự do
dân sự, qua đó người dân sống theo ý mà mình thích, bao hàm ý nghĩa tự do là không bị
chính quyền xâm phạm. Các đặc tính của chế độ dân chủ gồm có: mọi công dân đều có
quyền tranh cử vào các chức vụ của chính quyền, không ai giữ một chức vụ nào trong
chính quyền quá hai lần; mọi chức vụ trong chính quyền đều được trả lương, và nhiệm kỳ
của chức vụ cũng không kéo dài quá lâu (C.2).
Arixtot dành ra Quyển VIII để bàn về giáo dục. Giáo dục là nhiệm vụ của quốc gia
và nhà nước phải xây dựng một hệ thống giáo dục đồng nhất cho mọi công dân. Arixtot
đề nghị 4 môn học cho chương trình giáo dục: đọc-viết, thể dục, âm nhạc, và hội họa. Âm
nhạc, theo Arixtot, là một môn học quan trọng, không phải chỉ là môn học để giải trí, mà
là môn học để sử dụng thì giờ nhàn rỗi một cách đúng đắn.[11] Hơn thế nữa, bản chất của
âm nhạc là sự hòa hợp âm thanh, và do đó sẽ khiến cho tâm hồn dễ đạt được sự cân bằng
giữa tình cảm và lý trí (C.5).
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 12
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG II – ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ARIXTOT ĐẾN XÃ HỘI
PHƯƠNG TÂY
Sau khi nhà Đại Hiền Triết Arixtot qua đời, nền Triết Học của ông được giảng dạy tại
Trường Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong các nhà triết học này là
Critolaus đã qua kinh thành Rome vào năm 155 trước Tây Lịch nhờ đó người La Mã
được biết tới nền Triết Học Hy Lạp. Vào năm 50 trước TL, Andronicus người đảo
Rhodes, đã ấn hành các tác phẩm của Arixtot nhờ đó nhiều học giả đã học tập và phân

tích nền Triết Học kể trên, đặc biệt tại xứ Alexandria.
Sau khi Đế Quốc La Mã suy tàn, kiến thức về nền Triết Học của Arixtot bị hầu như
quên lãng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 500 sau TL tới thế kỷ thứ 9. Sang thế kỷ
9 này, các học giả người Ả Rập đã dịch các tác phẩm của Arixtot sang ngôn ngữ của họ
và đưa chúng vào thế giới Hồi giáo. Nhà triết học người Tây Ban Nha gốc Ả Rập tên là
Averroes thuộc thế kỷ 12 là học giả danh tiếng nhất, đã nghiên cứu và nhận xét về
Arixtot. Qua thế kỷ 13, các tác phẩm của Arixtot lại được quan tâm do các học giả Thiên
Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và Thánh Thomas Aquinas, một trong các nhà triết
học gây ảnh hưởng lớn mạnh nhất, đã dùng nền Triết Học của Arixtot làm căn bản cho
các tư tưởng Thiên Chúa giáo thời đó. Dante Alighieri, nhà thơ bậc nhất của thời Trung
Cổ, đã gọi Arixtot là “Bậc Thầy của những người hiểu biết”.
Lý thuyết về ngành Động Vật Học của Arixtot đã không thay đổi và được giảng dạy
tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh Charles
Darwin đề cập tới Thuyết Tiến Hóa vào thế kỷ 19. Học thuyết của Arixtot cũng giữ một
vai trò quan trọng trong bộ môn Thần Học và trước thế kỷ 20, môn Luận Lý (Logic)
được coi là của Arixtot.
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 13
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
Ảnh hưởng của các ý tưởng, học thuyết và triết học của nhà Đại Hiền Triết Arixtot đã
tỏa rộng, thấm nhập vào ngôn ngữ Khoa Học và Triết Học của nhân loại, giúp ích vào
công cuộc tìm hiểu kiến thức và lương tri lương tri.
CHƯƠNG III – NHẬN XÉT CÁ NHÂN
Đối với Aristote chúng ta khó có những cảm nghĩ khen hoặc chê một cách nồng nhiệt
vì chính Aristote cũng chủ trương rằng không có cái gì làm chúng ta hăng hái quá đáng,
không có cái gì đáng khen. Aristote không hăng hái như Platon cũng không có những tư
tưởng độc đáo, trí tưởng tượng cao siêu của Platon. Tuy nhiên, sau khi thưởng thức
những tư tưởng động trời của Platon chúng ta thấy rằng những tư tưởng của Aristote
không khác gì một cơn gió mát thổi vào một buổi trưa hè.
Chúng ta có thể bất đồng ý kiến với Aristote về một vài điểm chẳng hạn như Aristote

cho rằng tam đoạn luận là một lối suy luận thông thường và chính xác trong khi ngày nay
chúng ta có khuynh hướng coi rằng tam đoạn luận cũng chỉ là một mánh lới để thuyết
phục kẻ khác. Ông tưởng rằng tư tưởng con người đi từ các nguyên đề để tìm đến kết
luận trong khi trên thực tế có rất nhiều trường hợp con người đi tìm kết luận trước rồi
mới cố đặt ra những nguyên đề để chứng minh kết luận của mình.
Những nhận xét của Aristote về thiên nhiên chứa rất nhiều sai lầm quan trọng. Ông
thường để cho các tư tưởng siêu hình ảnh hưởng đến các nhận xét khoa học. Đây cũng là
một đặc điểm của nền văn hoá Hy Lạp : Các học giả thời ấy thường đi đến kết luận một
cách quá hấp tấp. Trong thế giới hiện nay chúng ta lại gặp một trường hợp trái ngược :
chúng ta có quá nhiều nhận xét đến nỗi chúng ta cảm thấy vô cùng bối rối khi phải đi đến
một kết luận vì các sự kiện, các con số, các nhận xét không ăn khớp với nhau.
Công trình nghiên cứu của Aristote về đạo đức học bị ảnh hưởng quá nhiều của luận
lý học. Kết quả là một công trình quá khô khan không đủ sức thúc đẩy con người tự cải
thiện. Lý tưởng của Aristote thiên về một đời sống quá bình thản, quá ôn hoà, một đời
sống mà người ta thường gán cho giai cấp thượng lưu ở Anh-cát-lợi. Một điểm đặc biệt là
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 14
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
những tác phẩm về đạo đức học của Aristote được 2 trường đại học danh tiếng tại Anh-
cát-lợi là Oxford và Cambridge dùng làm sách giáo khoa. Nhiều thế hệ sinh viên Anh-
cát-lợi xem tác phẩm của Aristote như kinh nhật tụng. Tác phẩm nhan đề là "chính trị" đã
góp phần xây dựng tư tưởng của người Anh để đem lại một nền chính trị ôn hoà và hữu
hiệu. Nếu thay vì mến chuộng những tác phẩm của Aristote, người Anh lại ham mê và áp
dụng những tư tưởng của Platon thì bộ mặt của thế giới có lẽ đã đổi khác.
Chúng ta cần phải để ý rằng tư tưởng của Aristote thuộc về một loại riêng biệt và
không có những đặc tính của những tư tưởng thuần tuý Hy Lạp. Khi ông đến thành
Athènes, một thành phố Hy Lạp thì ông đã là một người trưởng thành. Vì lẽ đó ông
không bị ảnh hưởng bởi đặc tính bồng bột của người Hy Lạp, luôn luôn tìm sự mới lạ
trong lãnh vực chính trị, đi từ cải cách này đến cải cách khác cho đến khi sát nhập vào
một chính quyền trung ương. Trái lại Aristote luôn luôn tìm cách tránh sự quá khích. Đặc

tính ôn hoà của ông làm cho tư tưởng ông một đôi khi có vẻ quá tầm thường. Ông rất sợ
những tình trạng hỗn loạn trong xã hội đến nỗi đã lên tiếng bênh vực chế độ nô lệ. Ông
sợ những sự thay đổi và chủ trương một xã hội trung thành với các tập tục cổ xưa. Ông
quên rằng chế độ cộng sản của Platon chỉ áp dụng đối với giai cấp thống trị, một giai cấp
lý tưởng mà Platon đã coi như hoàn toàn giác ngộ, không còn tham lam vị kỷ. Mặc dù đả
kích Platon, Aristote cũng đi đến kết luận gần giống như Platon khi ông chủ trương rằng
các tài sản trong xã hội cần phải đem ra sử dụng chung. Ông bênh vực quyền sở hữu
những ông không thấy rằng quyền sở hữu chỉ có ích đối với xã hội khi vật sở hữu là
những món đồ dùng cá nhân không quan trọng . Trái lại khi quyền sở hữu cá nhân liên
quan đến các phương tiện sản xuất rộng lớn nó sẽ đưa đến sự tập trung quyền hành quá
mạnh và sự bất bình đẳng quá lớn trong xã hội.
Tuy nhiên những nhận xét kể trên thật ra hoàn toàn không cần thiết đối với một hệ
thống tư tưởng đã ra đời cách đây 2500 năm. Dù sao đi nữa Aristote đã nêu cao ngọn
đuốc văn minh cho nhân loại đồng soi chung. Ông đã đặt nền móng cho một hệ thống tư
tưởng vững chắc và giúp cho các thế hệ tương lai dựa vào đó để phát triển sự nghiên cứu
sưu tầm hầu mạnh tiến trên con đường tìm chân lý. Những nền văn minh kế tiếp đều
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 15
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
mang một món nợ tinh thần đối với Aristote. Những tác phẩm của ông lần lượt được
phiên dịch trong suốt quá trình tiến triển của nhân loại nhất là vào thế kỷ thứ 5, thế kỷ thứ
10, thứ 13 và thứ 15. Đạo quân thánh chiến đã đem về Âu châu nhiều tác phẩm của
Aristote và các học giả thành Constantinople đã mang theo những tác phẩm của
Aristote như những bảo vật khi họ phải tản cư khỏi thành phố này trước những đội quân
xâm lăng Thổ-nhĩ-kỳ. Các tác phẩm của Aristote được mến chuộng nhiều cho đến nỗi các
cấp lãnh đạo giáo hội Thiên chúa giáo đem lòng ganh ghét vì sợ làm lu mờ các điều
truyền dạy trong thánh kinh. Năm 1215 việc giảng dạy các tác phẩm của Aristote bị giáo
hoàng cấm, năm 1231 đức giáo hoàng Gregory IX thành lập một uỷ ban để khai trừ
Aristote, tuy nhiên đến 1260 thì thái độ của giáo hội thiên chúa giáo đối với Aristote hoàn
toàn thay đổi. Việc giảng dạy các tác phẩm của ông chẳng những không bị cấm mà còn bị

bắt buộc trong các trường thiên chúa giáo. Những thi sĩ như Chaucer và Dante không tiếc
lời ca tụng Aristote. Một số tư tưởng của ông đã ngự trị trong lịch sử văn minh nhân loại
hàng chục thế kỷ trước khi bị lu mờ bởi những chứng minh khoa học.
.
Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 16
Tiểu Luận Triết Học
GV : T.S Bùi Văn Mưa
Tài liệu tham khảo
1. Triết học, phần I, đại cương về lịch sử triết học (dùng cho học viên cao học &
nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), trường đại học kinh tế Tp.
Hcm, 2010.
2. Triết học Mác- Lênin (Đề cương bài giảng & hướng dẫn ôn tập), Nxb thống kê,
2002.
3. Triết học Phần I Đại cương về Lịch sử Triết học - TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên),
2010.
4. Các nguồn khác:



Hà Học Duy – Nhóm 8 Page 17

×