Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT & SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.64 KB, 18 trang )

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Viện Đào tạo Sau đại học
TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT &
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI
PHƯƠNG TÂY
Học viên thực hiện: Nguyễn Mạnh Tuấn
STT: 115
Nhóm: 8
Lớp: Đêm 1
Khóa: K22
Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa
TP.HCM, tháng 12/2012
Giới thiệu tổng quan về đề tài
“Triết học của Arixtốt và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội phương Tây”
Đề tài đưa ra yêu cầu:
- Nghiên cứu về triết học của Arixtốt, đó là những tư tưởng, những quan điểm của
Arixtốt, được đưa ra nhằm lý giải, giải quyết các vấn đề mà xã hội đặt ra tại thời
kì đó (những năm 400 trước công nguyên).
- Phân tích sự ảnh hưởng của những tư tưởng, những quan điểm đó đến xã hội
phương Tây từ thời điểm đó về sau.
Muốn giải quyết những yêu cầu đặt ra của đề tài, thì cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về:
bối cảnh xã hội tại thời điểm Arixtốt đang sống, những yếu tố tác động đến ông; con
người, tư tưởng của Arixtốt, những thành tựu mà ông đã đạt được; sức lan truyền, ảnh
hưởng của những tư tưởng đó.
Tài liệu tham khảo sử dụng cho đề tài chủ yếu là: sách Triết học I (Đại cương về lịch
sử triết học) và những tài liệu trên mạng internet.
2
I. Tổng quan về Arixtốt
Arixtốt sinh tại Xtagi tại tiểu quốc Maxêđôin, vào năm 384 TCN. Cha của ông là
ngự y, là bạn thân của quốc vương Maxêđôin Amintát. Ông này là tổ phụ của
Alếchxăngđơ đại đế. Arixtốt là đoàn viên của một y sĩ đoàn danh tiếng thời ấy, ông có


tất cả những cơ hội thuận tiện để học hỏi và phát triển tri thức. Có hai giả thuyết về
thời kỳ niên thiếu của Arixtốt.
Arixtốt học với Platông vào khoảng từ 8 đến 20 năm, con số 20 năm có lẽ đúng hơn
nếu ta xét ảnh hưởng của Platông trong các tác phẩm của Arixtốt. Người ta có thể
tưởng tượng rằng thời kỳ sống với Platông là một thời kỳ lý tưởng trong cuộc đời
Arixtốt. Một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một giáo sư toàn năng. Sự thật
thì mối liên quan giữa hai thầy trò không phải luôn luôn tốt đẹp. Platông lớn hơn
Arixtốt gần 50 tuổi. Platông công nhận rằng Arixtốt là một môn đệ thông minh xuất
chúng, hiếu học vì Arixtốt là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại
biết sưu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập thành một thư viện. Nhà của
Arixtốt được Platông gọi là nhà đọc sách. Một sự bất hoà khác quan trọng hơn xảy ra
vào cuối đời Platông. Arixtốt có vẻ chống lại tư tưởng của Platông và nhiều khi không
đồng ý với Platông. Thái độ này làm Platông rất bất bình coi Arixtốt như một đứa con
vô ơn. Một vài học giả cho rằng Arixtốt lập một trường hùng biện. Trong số các môn
sinh có Hơmiát sau này thành người cầm quyền tiểu quốc Atanớt. Để tỏ lòng nhớ ơn
thầy cũ, Hơmiát mời Arixtốt về sống tại triều đình và năm 344 TCN, Hơmiát giới thiệu
người chị của mình làm vợ Arixtốt. Sau đó một năm quốc vương Maxêđôin là Philíp
mời Arixtốt về triều đình để dạy cho thái tử Alếchxăngđơ. Đó là một vinh dự rất lớn
cho Arixtốt, vì Philíp cũng như Alếchxăngđơ là những vị vua danh tiếng và hùng mạnh
nhất trong lịch sử nhân loại. Philíp chinh phục Thờrây năm 356 TCN để chiếm những
mỏ vàng vô cùng phong phú gấp 10 lần số vàng của Athen. Năm 338 TCN ông chiến
thắng tại Athen và thống nhất được Hy Lạp. Ông mong chờ sẽ cùng người con là
Alếchxăngđơ tiếp tục cuộc chinh phục thế giới nhưng giấc mộng của ông bị tan vỡ vì
ông bị ám sát.
3
Sau 2 năm thọ giáo với Arixtốt, Alếchxăngđơ nối ngôi cha và bắt đầu chinh phục
thế giới. Người ta thường so sánh thiên tài của Arixtốt trong lĩnh vực triết lý với thiên
tài của Alếchxăngđơ trong lĩnh vực chính trị. Cả 2 vĩ nhân này đều có công với nhân
loại: một thống nhất thế giới, một thống nhất triết lý. Năm 323 TCN, Arixtốt lâm bệnh
và qua đời.

II. Triết học Arixtốt và ảnh hưởng đến xã hội phương Tây
Mặc dù ở trong một tiểu quốc đang sôi sục vì những biến cố chính trị, Arixtốt đã
thành công trong việc lập nên một trường học lấy tên là Lixêum. chuyên nghiên cứu về
sinh lý học và động vật học. Alếchxăngđơ ra lệnh cho các nhà săn bắn và chài lưới phải
đem nộp cho Arixtốt tất cả những giống vật mới lạ. Một đội quân khoảng 1000 người
rải rác khắp Hy Lạp và Á châu để sưu tầm những giống vật mới lạ, Arixtốt là người
đầu tiên đã lập nên vườn bách thảo và bách thú trên toàn thế giới.
Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng những phương tiện nghiên cứu của Arixtốt vô
cùng thô sơ so với những phương tiện nghiên cứu tối tân của chúng ta ngày nay. Ông
phải đo lường thời gian mà không có đồng hồ, đo lường nhiệt độ mà không có hàn thử
biểu, xem thiên văn mà không có viễn vọng kính, đoán thời tiết mà không có phong vũ
biểu. Những phương tiện duy nhất mà Arixtốt đã sử dụng là một cái thước và một cái
compa. Sức hút của trái đất, hiện tượng phát điện, áp lực không khí, nguyên lý ánh
sáng, nhiệt lượng và hầu hết những lý thuyết tân tiến của khoa học hiện đại đều hoàn
toàn chưa được phát minh.
Những tác phẩm của Arixtốt lên đến hàng trăm cuốn. Có người bảo 400 cuốn, có
người bảo 1000 cuốn. Những cuốn còn lại đến dời nay chỉ là một số nhỏ nhưng cũng
có thể lập thành một tủ sách. Trước hết là những tác phẩm về luận lý dạy các cách xếp
đặt và phân loại các ý nghĩ. Rồi đến các tác phẩm khoa học như vật lý học, thiên văn
học, khí tượng học, vạn vật học, những sách nói về sự phát triển và suy tàn, về linh
hồn, về cơ thể sinh vật, về cử động và về sự sinh đẻ. Loại thứ ba là những sách dạy về
cách viết văn và làm thơ. Loại thứ tư là những sách về triết lý như đạo đức học, chính
trị học và siêu hình học.
4
Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hy Lạp nhưng khác với
bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra. Văn chương của
Arixtốt không bóng bẩy và thi vị như của Platông, đó là một loại văn chương chính xác
và khoa học. Arixtốt phải đặt thêm nhiều từ ngữ mới để có thể diễn tả hết tư tưởng của
mình. Những từ ngữ Âu Mỹ hiện nay phải mượn ở những tác phẩm của Arixtốt như
"faculty, mean, maxim, category, energy, actuality, motive, end, priciple, form ".

Những chữ này không khác gì những viên gạch để xây dựng tư tưởng và góp phần rất
lớn trong công cuộc phát triển tư tưởng đời sau. Arixtốt còn viết nhiều tác phẩm văn
chương nhưng đến nay đã thất truyền.
1. Khoa học tư biện – lý thuyết
a. Thiên nhiên
Thuyết nguyên nhân: Arixtốt cho rằng, tồn tại nói chung phải xuất phát từ bốn
nguyên nhân cơ bản: vật chất (vật liệu), hình thức (hình dạng), vận động (thao tác) và
mục đích (cứu cánh); trong đó, hình thức và vật chất giữ vai trò quan trọng nhất (nhị
nguyên luận). Tuy nhiên, ông lại cho rằng, hình thức có vai trò quyết định hơn so với
vật chất (nhất nguyên luận duy tâm); bởi vì, nếu không có hình thức thì vật chất chỉ là
khả năng thụ động chứ không phải hiện thực. Hình thức là thực chất của tồn tại, là bản
chất tích cực của sự vật; nó chức trong mình vận động và mục đích. Nhờ tính tích cực
của hình thức mà mọi sự vật vận động được; còn vận động của sự vật là một quá trình
khách quan diễn ra theo những trình tự sắp xếp trước, tức có mục đích của Thượng đế.
Arixtốt còn cho rằng, tồn tại cả vật chất bàn đầu phi hình thức (cái khả năng thụ động)
lẫn hình thức ban đầu phi vật chất (hình thức của mọi hình thức, lý tính thuần túy,
Thượng đế, động cơ đầu tiên của thế giới, nguyên nhân tận cùng, mục đích tối thượng
của mọi hiện tượng). Như vậy, khi chuyển từ lập trường nhị nguyên sang duy tâm,
Arixtốt đã rơi vào mục đích luận của thần học. Tại đây, thay vì phải tách xa thuyết ý
niệm của Platông thì ngược lại, thuyết nguyên nhân của Arixtốt lại tiến gần, thậm chí
hòa nhập vào thuyết ý niệm của Platông.
5
Thuyết vận động: Arixtốt cho rằng, giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình
luôn vận động có liên hệ với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất. Vận động
không thể bị tiêu diệt và cũng không thể tách ra khỏi sự vật, quá trình tự nhiên. Có sáu
hình thức vận động là phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, di chuyển vị
trí. Arixtốt đã dừng lại trước quan niệm vận động tự thân của vật chất mà thừa nhận cái
hích đầu tiên của Thượng đế nằm bên ngoài giới tự nhiên là nguồn gốc thần thánh của
mọi vận động xảy ra trong giới tự nhiên. Arixtốt cho rằng, vũ trụ là hữu hạn, liên tục và
khép kín trong không gian nhưng vĩnh viễn về thời gian. Vạn vật trong vũ trụ từ Mặt

trăng trở xuống Trái Đất đều được cấu thành từ bốn yếu tố vật chất (đất, nước, lửa,
không khí) mang bốn tính chất nguyên thủy (nóng, lạnh, khô và ẩm), được đặc trưng
bằng chuyển động thẳng, mang tính cưỡng bức, dựa trên nguyên lý vật nặng rơi nhanh
hơn vật nhẹ; do vậy mà mỗi yếu tố có một xu hướng vận động riêng, chiếm giữ một vị
trí nhất định trong trật tự cấu trúc vũ trụ. Vũ trụ bên ngoài Mặt Trăng được bao trùm
bởi ete, được đặc trưng bằng chuyển động tròn, mang tính tự do, lấy Trái Đất làm tâm.
Arixtốt đặt nền móng cho thuyết vũ trụ địa tâm.
Nếu chúng ta khảo sát một tác phẩm của Arixtốt nhan đề là Vật lý học, chúng ta
sẽ bị thất vọng. Sự thật là trong cuốn vật lý học ấy chỉ trình bày những khái niệm siêu
hình về vật chất, sự chuyển động, không gian, thời gian, nguyên lý, và những khái
niệm tương tự. Một đoạn đặc sắc trong tác phẩm trên là đoạn công kích khái niệm chân
không của một học giả đương thời. Arixtốt cho rằng trong vũ trụ không làm gì có chân
không. Ngày nay thuyết của Arixtốt đã bị khoa học chứng minh là sai, nhưng chính
nhờ sự công kích mà chúng ta biết được một thuyết khoa học có giá trị. Về khoa thiên
văn Arixtốt không tiến bộ hơn các học giả đương thời là bao. Ông công kích thuyết của
Pitago cho rằng mặt trời là trung tâm điểm của thái dương hệ, ông một dành vinh dự ấy
cho trái đất. Tuy nhiên ông cũng có nhiều nhận xét giá trị về sức nóng của mặt trời làm
bốc hơi nước biển, làm cạn sông ngòi, nước bốc hơi thành mây và rơi xuống thành
mưa. Ông cho rằng xứ Ai Cập là công trình của xông Nin: chính phù sa của nước sông
này trong hàng ngàn thế kỷ đã đem lại cho xứ Ai Cập những vùng đất phì nhiêu.
6
Arixtốt cũng đã giảng giải một cách thoả đáng sự thành lập các lục địa trên trái đất, ông
cho rằng các lục địa được nảy sinh và dần dần biến mất dưới đáy biển cùng với tất cả
những nền văn minh ở trên ấy trong một sự thay đổi tuần hoàn. Con người đi từ trạng
thái sơ khai đến trạng thái văn minh cực độ rồi sẽ trở về trạng thái sơ khai do những
biến cố vĩ đại của tạo hoá.
b. Thần học
Arixtốt quan niệm rằng có một Thiên chúa. Ông đi từ quan niệm cử động trong
vũ trụ: mọi vật trong vũ trụ đều cử động xoay vần mãi mãi, nguyên do sự cử động ấy là
ở đâu ? Arixtốt cho rằng nguyên do ấy là ở Thiên chúa, đó là vị chúa tể đã làm cho các

tinh tú và hành tinh trong vũ trụ hoặc các yếu tố nhỏ hơn được xoay vần cử động theo
một định luật bất di bất dịch. Vị chúa tể này không có hình thể, không thể phân chia,
không thể thay đổi, không thể bị huỷ diệt. Theo Arixtốt thì Thiên chúa không tạo nên
vũ trụ, ngài chỉ làm cho vũ trụ cử động. Ngài là cứu cánh cuối cùng của sự vật, là
nguyên thể của vũ trụ, là lẽ sống, là toàn thể những diễn tiến sinh lý, là động lực của
toàn thể. Ngài là năng lực hoàn toàn, có thể so sánh được với quan niệm năng lực của
nền khoa học và triết lý hiện đại.
Arixtốt còn quan niệm rằng thượng đế là một thực thể có nhiều bí hiểm vì ngài
không bao giờ làm gì, không có ý muốn, không có mục đích, không có hành động. Vì
ngài là đấng toàn năng nên không bao giờ ngài ước muốn, vì không ước muốn nên
không bao giờ ngài hành động.
Sau khi nhà Đại Hiền Triết Arixtốt qua đời, nền Triết Học của ông được giảng
dạy tại Trường Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong các nhà triết
học này là Critolaus đã qua kinh thành Rome vào năm 155 TCN nhờ đó người La Mã
được biết tới nền Triết Học Hy Lạp. Vào năm 50 TCN, Andronicus người đảo Rhodes,
đã ấn hành các tác phẩm của Arixtốt nhờ đó nhiều học giả đã học tập và phân tích nền
Triết Học kể trên, đặc biệt tại xứ Alexandria. Sau khi Đế Quốc La Mã suy tàn, kiến
thức về nền Triết Học của Arixtốt bị hầu như quên lãng, nhất là trong khoảng thời gian
từ năm 500 sau CN tới thế kỷ thứ 9. Sang thế kỷ 9 này, các học giả người Ả Rập đã
7
dịch các tác phẩm của Arixtốt sang ngôn ngữ của họ và đưa chúng vào thế giới Hồi
giáo. Nhà triết học người Tây Ban Nha gốc Ả Rập tên là Averroes thuộc thế kỷ 12 là
học giả danh tiếng nhất, đã nghiên cứu và nhận xét về Arixtốt. Qua thế kỷ 13, các tác
phẩm của Arixtốt lại được quan tâm do các học giả Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và
Hồi giáo, và Thánh Thomas Aquinas, một trong các nhà triết học gây ảnh hưởng lớn
mạnh nhất, đã dùng nền Triết Học của Arixtốt làm căn bản cho các tư tưởng Thiên
Chúa giáo thời đó.
c. Sinh vật học
Trong khi Arixtốt quan sát những loại sinh vật trong vườn bách thảo rộng lớn
của ông, tự nhiên ông nhận thấy rằng những loại sinh vật có thể được xếp hạng và giữa

những hạng ấy có những mối liên hệ mật thiết trong nhiều phương diện khác nhau
chẳng hạn như trong sự cấu tạo cơ thể, cách sinh sống, sự thụ thai, sự cảm xúc
Những mối liên hệ này nối liền những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé nhất đến những loại
sinh vật phức tạp nhất. Người ta có thể kết luận rằng đời sống trên trái đất phát triển
một cách liên tục từ trạng thái thô sơ nhất đến trạng thái phức tạp nhất. Trí thông minh
cùng phát triển theo với trạng thái, nói cách khác: trạng thái càng phức tạp, trí thông
minh càng phát triển. Đồng thời các cơ quan kiểm soát càng ngày càng tập trung, thần
kinh hệ được phát triển cùng với sự tập trung này.
Mặc dù có những nhận xét xác đáng kể trên, Arixtốt không chủ trương thuyết
tiến hoá. Ông đả kích thuyết cho rằng các sinh vật đấu tranh để sống và chỉ những sinh
vật nào thích hợp nhất mới được tồn tại
Vì các phương tiện nghiên cứu và quan sát trong lĩnh vực này còn thiếu sót nên
Arixtốt có nhiều lầm lẫn: Ông không biết gì về sự hiện hữu của các bắp thịt trong cơ
thể, ông không phân biệt động mạch và tĩnh mạch, ông tưởng rằng khối óc dùng để làm
cho máu trở nên lạnh, ông tin rằng đàn ông có nhiều mảnh xương sọ hơn đàn bà, ông
tin rằng người ta chỉ có 8 cặp xương sườn và đàn bà có ít răng hơn đàn ông.
Đó là những sự nhầm lẫn tuy rõ ràng nhưng không quan trọng so với sự đóng
góp của Arixtốt vào nền sinh vật học. Ví dụ ông biết rằng loài chim và loài bò sát có cơ
8
thể rất giống nhau, loài khỉ là một loài trung gian giữa người và vật 4 chân. Ông nhận
xét rằng linh hồn của trẻ sơ sinh cũng giống như linh hồn của súc vật. Các món ăn
quyết định cách sinh sống: có những con thú sống theo đàn, có những con thú sống cô
độc, miễn làm sao chúng có thể kiếm ăn một cách dễ dàng. Ông đã tìm ra kết luận gần
giống như thuyết của Vonbaơ về các đặc tính của giống nòi và thuyết của Sờpenxơ về
sự tương quan của các giống vật và sự phát triển của chúng. Nói một cách khác, một
giống vật càng phát triển thì sự sinh đẻ càng ít. Ông nhận xét khuynh hướng bình đẳng
của các giống vật nghĩa là những phần tử xuất chúng, do sự giao cấu với các phần tử
thấp kém hơn dần dần sẽ mất các đặc tính của mình. Sau tất cả Arixtốt tạo nên một
khoa học về sự phát triển của bào thai. Ông nói rằng muốn quan sát sự vật một cách
chính xác không gì bằng quan sát ngay trong thời kỳ thai nghén. Híppôcờrây cũng đã

áp dụng phương pháp này bằng cách quan sát trứng gà lộn trong những thời kỳ khác
nhau và đã viết cuốn sách nhan đề là Nguồn gốc của đứa trẻ. Arixtốt cũng nghiên cứu
hiện tượng này và những nhận xét của ông còn làm cho các nhà khoa học ngày nay
phải ngạc nhiên. Ông đưa ra nhiều vấn đề thời sự về nhân chủng chẳng hạn như ông đã
nhận xét một cuộc hôn nhân giữa người đàn bà da trắng và người đàn ông da đen. Tất
cả những đứa con sinh ra đều da trắng nhưng đến thế hệ thứ hai thì nhiều đứa con da
đen xuất hiện. Đó chỉ là một nhận xét mở đầu cho định luật danh tiếng về nhân chủng
học mệnh danh là định luật Menđen. Nói tóm lại mặc dù những sai lầm trong các tác
phẩm về sinh lý học của ông, Arixtốt cũng đã đặt nền móng cho khoa học này. Nếu
chúng ta để ý rằng các phương pháp sưu tầm và nghiên cứu thời ấy rất thô sơ, chúng ta
phải công nhận thiên tài vĩ đại của Arixtốt.
Lý thuyết về ngành Động vật học của Arixtốt đã không thay đổi và được giảng
dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh
Chalơ Đắcquin đề cập tới Thuyết Tiến Hóa vào thế kỷ 19.
d. Lôgích học
Càng ngày, khoa học càng nhận thức đầy đủ thể giới và càng đạt được nhiều
chân lý, nghĩa là càng nhận thức đầy đủ thể giới và càng đạt được nhiều chân lý, nghĩa
9
là càng có nhiều tri thức hay tư tưởng phù hợp với hiện thực khách quan; còn thực tiễn,
cuộc sống là tiêu chuẩn để xác định sự phù hợp đó… Muốn đạt được chân lý, tránh sai
lầm trong quá trình tìm hiểu bản chất, khám phá quy luật của hiện thực khách quan thì
linh hồn lý tính phải được trang bị các phương pháp suy nghĩ đúng đắn, phải tuân thủ
những yêu cầu của lôgích học. Đó là tuân theo yêu cầu của quy luật đồng nhất, quy luật
phi mâu thuẫn, quy luật triệt tam; hướng tư duy theo các quy tắc tam đoạn luận Bộ
Organon của Arixtốt đã đặt nền móng vững chắc cho bộ môn lôgích hình thức.
2. Khoa học sáng tạo
Arixtốt bàn về nghệ thuật và thẩm mỹ. Ông nói rằng nghệ thuật phát minh do
nhu cầu của con người muốn diễn tả những cảm nghĩ, cảm giác của mình. Trong bản
chất, nghệ thuật là một sự bắt chước và phản ảnh thiên nhiên giống như cái kiếng thu
những hình ảnh của tạo vật. Trong tất cả mọi người đều có bản năng bắt chước, một

bản năng mà thú vật thấp kém không có. Tuy nhiên mục đích của nghệ thuật không
phải là diễn tả bề ngoài của sự vật mà chính là diễn tả ý nghĩa ở bên trong.
Nghệ thuật cao cả nhất vừa đánh động lý trí vừa đánh động tình cảm, tạo nên
một khoái cảm cao cả nhất cho con người. Do đó các công tác nghệ thuật phải hướng
về sự đồng nhất. Ví dụ một vở kịch phải có cốt chuyện đồng nhất, nghĩa là không được
có những giai đoạn đi ra ngoài đề. Sau cùng nhiệm vụ của nghệ thuật là sự thanh lọc:
những cảm giác chất chứa trong con người do đời sống xã hội tạo nên có thể tìm thấy ở
nghệ thuật một lối thoát êm đẹp thay vì gây ra sự bạo động. Những ý nghĩ trên đây
ngày nay vẫn còn có giá trị và mở màn cho những thuyết tân kỳ về sức mạnh của nghệ
thuật.
3. Khoa học thực hành
a. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc
Số môn đồ đến xin học với Arixtốt càng ngày càng đông, môn học càng ngày
càng mở rộng từ vấn đề khoa học đến các vấn đề đạo đức. Những câu hỏi sau đây được
đặt ra: cuộc đời lý tưởng phải thế nào ? Cái gì là mục đích tối thượng của cuộc đời ?
Đạo đức là gì ? Làm sao có thể tìm thấy hạnh phúc ?
10
Thái độ của Arixtốt rất thực tế trước những vấn đề này. Ông không khuyên bảo
môn đệ phải theo những lý tưởng quá cao xa. Quan niệm về bản chất con người của
Arixtốt là một quan niệm rất lành mạnh: tất cả những lý tưởng đều có một căn bản
thiên nhiên và tất cả những cái gì thiên nhiên đều có thể nẩy nở thành lý tưởng. Arixtốt
chấp nhận một cách thẳng thắn rằng mục đích trực tiếp của cuộc đời không phải là cái
hay cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Arixtốt nói rằng người ta tìm kiếm tiền tài, danh
vọng, khoái lạc vì người ta tưởng rằng những thứ đó đem đến hạnh phúc. Tuy nhiên
cần phải biết rõ hạnh phúc thật sự là gì và con đường nào đưa đến hạnh phúc. Arixtốt
trả lời câu hỏi này bằng cách tìm những đặc điểm phân biệt loài người và những loài
vật khác. Ông cho rằng hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của
con người. Đức tính nổi bật nhất của loài người là khả năng suy luận, chính nhờ đức
tính này mà loài người đứng trên tất cả loài vật khác. Chính vì vậy mà khả năng suy
luận một khi được phát triển hoàn toàn đầy đủ sẽ đem đến hạnh phúc hoàn toàn cho

con người.
Con đường đi đến mục đích đó là ý niệm trung dung. Mỗi một đặc tính có thể
xếp thành 3 loại: loại đầu và loại chót là những đặc tính quá khích, chỉ loại giữa mới là
đạo đức . Ví dụ tính nhút nhát và tính liều lĩnh thuộc về loại đầu và loại chót, nghĩa là
những đặc tính quá khích. Tính rộng rãi nằm giữa tính biển lận và tính phung phí. Tính
khiêm nhượng nằm giữa tính rụt rè và tính ngạo mạn. Tính vui vẻ nằm giữa tính cau có
và tính ba hoa sống sượng
Thuyết trung dung không phải là một thuyết có thể áp dụng một cách máy móc
theo toán học. Điểm trung dung có thể thay đổi tuỳ theo trường hợp và chỉ có thể tìm
thấy bằng sự suy luận trưởng thành. Chính thói quen suy luận đưa người ta đến chỗ
thánh thiện. Một người hành động chính đáng không phải vì lý do họ là một người có
đạo đức nhưng ngược lại chính vì họ có đạo đức do sự huấn luyện suy tư công phu mà
họ hành động chính đáng. Con người có thể được đánh giá bằng những hành động của
họ. Do đó sự thánh thiện không phải là một hành động đơn độc mà chính là một thói
quen. Người ta còn nhớ câu nói bất hủ của Arixtốt về vấn đề này: "Một con én không
11
làm nên mùa xuân". Tuổi trẻ là thời kỳ quá khích: nếu một thiếu niên lầm lỗi thì chắc
chắn lỗi lầm đó là do sự quá khích mà ra. Sự khó khăn của tuổi trẻ là làm sao không đi
từ thái cực này đến thái cực khác vì người ta thường có khuynh hướng sửa sai một cách
quá đáng. Những người ở một thái cực có khuynh hướng cho rằng đạo đức không phải
nằm ở điểm trung dung mà nằm ở thái cực kia.
Thuyết trung dung không phải riêng của Arixtốt mà của cả nền triết lý Hy Lạp.
Platông xem đạo đức là những hành động điều hoà không quá khích, Sôcờrát xem đạo
đức là do sự suy luận mà có, trong đền thờ Apôlon người ta có khắc những chữ ‘meden
agan’ có nghĩa là không làm điều gì quá trớn. Người Hy Lạp cho rằng sự đam mê tự nó
không phải là một điều xấu, nó là nguyên liệu tạo nên điều xấu hoặc điều tốt tuỳ theo
cách sử dụng có chừng mực hay không có chừng mực.
Tuy nhiên thuyết trung dung chưa phải là bí quyết đem đến hạnh phúc. Arixtốt
cho rằng những nhu cầu vật chất cũng cần thiết. Sự nghèo túng quá độ làm cho con
người đâm ra biển lận, một tài sản vừa phải đem đến cho con người một đời sống tự do

không tham lam giành giựt quá đáng, đó cũng là một đặc điểm của chế độ quý tộc. Một
yếu tố khác rất cần thiết cho đời sống hạnh phúc là sự kết bạn. Càng được san sẻ, hạnh
phúc càng tăng trưởng. Khái niệm về công bằng không quan trọng trong tình bằng hữu,
khi đã là bạn, người ta không nghĩ đến sự công bằng so đo tính toán trong việc giao
thiệp. Mặt khác, số bạn chân thật không thể có nhiều: kẻ nào có quá nhiều bạn thật ra
không có người bạn nào. Làm bạn với tất cả mọi người là một điều không thể thực hiện
được. Tình bạn chân thật phải được thử thách với thời gian, nó đòi hỏi sự ổn định trong
tính tình. Một khi tính tình không ổn định thì sự kết bạn lẽ cố nhiên cũng bị ảnh hưởng.
Bình đẳng là một yếu tố cần thiết trong sự giao thiệp, sự biết ơn không làm cho sự giao
thiệp được lâu dài. Những kẻ thi ơn luôn luôn muốn người khác chịu ơn mình mãi mãi
trong khi những kẻ chịu ơn luôn luôn muốn xa lánh kẻ thi ơn càng sớm càng tốt. Do
đó, sự giao thiệp không thể nào được vững bền.
Con người lý tưởng của Arixtốt không làm việc nguy hiểm một cách vô ích
nhưng gặp trường hợp cần thiết họ có thể hy sinh tính mạng vì có nhiều lúc đời sống
12
thật không còn đáng sống. Họ sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác nhưng nhận sự giúp đỡ một
cách rất dè dặt. Họ không tìm cách phô trương, họ thẳng thắn nói lên những điều ưa và
ghét, hành động một cách chân thật.
b. Chính trị học
Ông muốn tìm lại nền an ninh trật tự và hoà bình. Ông cho rằng cần phải chấm
dứt những cuộc phiêu lưu chính trị. Arixtốt nói rằng : “Người ta có thói quen thay đổi
luật lệ quá dễ dàng, làm như vậy lợi bất cập hại. Chúng ta cần phải chịu đựng những
điểm thiếu sót nhỏ nhặt của nhà làm luật hơn là đòi thay đổi luật pháp. Quốc gia sẽ
không có lợi gì một khi dân chúng làm quen với thái độ bất phục tùng và luôn luôn đòi
thay đổi luật pháp. Sự tuân hành luật pháp (rất cần thiết cho sự ổn cố chính trị ) thường
bắt nguồn ở tập tục. Thay đổi luật pháp khác gì phá vỡ nguồn gốc của sự tuân hành luật
pháp.”
Arixtốt chỉ trích chế độ cộng sản của Platông, cho đó là một chế độ không
tưởng. Ông không đồng ý với cuộc sống tập thể của giai cấp thống trị theo kiểu
Platông; ông thích những đức tính cá nhân, sự tự do, sự hữu hiệu và trật tự xã hội. Ông

không muốn xem tất cả người xung quanh là anh chị, xem tất cả người có tuổi là cha
mẹ. Nếu tất cả đều là anh chị, lẽ tất nhiên không có người nào thực sự là anh chị. Thà
rằng có một người bà con xa, song thật sự là bà con còn hơn có những người bà con
theo kiểu Platông. Trong một xã hội mà tất cả phụ nữ và nhi đồng đều là của chung,
tình yêu thương sẽ phai nhạt. Chỉ những cái gì thực sự của ta mới được chiều chuộng
và gắn bó.
Arixtốt tiên liệu sự phát triển của xã hội đến một đời sống máy móc khi ông
viết: “Nếu tất cả các dụng cụ đều tự động làm việc, nếu máy dệt tự dệt lấy quần áo, nếu
cái đàn tự phát ra những âm thanh thì lúc đó người ta không cần đến những kẻ thừa
hành hoặc những nô lệ nữa”.
Chính phủ phải kiểm soát nền giáo dục. Muốn chính thể được lâu dài, nền giáo
dục phải thích hợp. Những kẻ xuất chúng phải được huấn luyện để trở nên những nhà
cai trị. Họ sẽ sống một cuộc đời hoàn toàn vì quyền lợi chung, không đếm xỉa đến của
13
cải riêng. Toàn dân phải được huấn luyện để biết tuân theo pháp luật. Những công dân
tốt trước khi trở thành người chỉ huy giỏi phải là người thừa hành giỏi. Nền giáo dục
còn có tác dụng thống nhất quốc gia, vượt lên trên những vấn đề chia rẽ địa phương.
Các thanh thiếu niên cần phải thấm nhuần các điều lợi ích do cuộc sống tập thể đưa lại.
Những kẻ có giáo dục không biết hoà mình vào đời sống xã hội cũng đáng sợ hơn,
chúng là những con vật tham lam, chỉ sự kiểm soát của xã hội mới đem chúng về con
đường đạo đức. Nhờ lời nói con người họp thành một xã hội, nhờ xã hội con người
phát triển trí thông minh, nhờ trí thông minh con người sống trong trật tự, nhờ trật tự
con người đi đến văn minh. Chính trong xã hội con người mới có những cơ hội để phát
triển. Chỉ những thú vật hoặc những thánh hiền mới sống cô độc.
Với những bảo đảm về phương diện tôn giáo, giáo dục và nền tảng gia đình, cơ
cấu chính trị mới có thể vững chắc. Trong tất cả mọi chính thể đều có những ưu điểm
và những khuyết điểm. Trên lý thuyết, chính thể lý tưởng là sự tập trung tất cả quyền
hành chính trị vào người khôn ngoan nhất. Đối với một người như vậy, luật pháp chỉ là
một phương tiện hơn là một giới hạn. Đối với người xuất chúng không thể có luật pháp
nào ràng buộc được: chính họ là luật pháp. Trên thực tế, chế độ quân chủ thường là chế

độ dở nhất. Sức mạnh và đạo đức thường không đi đôi với nhau. Do đó chế độ tạm
dùng được là chế độ quý tộc trong đó một số người xuất chúng nắm giữ guồng máy của
quốc gia. Việc cai trị là một việc quá chuyên môn không thể giao cho dân chúng ngu
dốt đảm nhiệm được. Trong ngành y khoa, chỉ những bác sĩ mới được hỏi ý kiến, tại
sao không áp dụng nguyên tắc này trong lãnh vực chính trị. Một nhà toán học có thể
chọn lựa những nhà toán học, một thuyền trưởng có thể chọn lựa những thuyền trưởng,
do đó sự chọn lựa những nhà cai trị phải giao cho những nhà cai trị.
Chế độ dân chủ thường thường là kết quả của một cuộc cách mạng chống giai
cấp giàu sang. Arixtốt đã có một tư tưởng gần như Karl Marx khi ông nhận xét rằng :
Sự cạnh tranh để làm giàu khiến cho giai cấp trọc phú càng ngày càng bị thu hẹp, đám
dân chúng vô sản càng ngày càng đông đảo. Những phần tử này sẽ làm cách mạng để
lật đổ giai cấp thống trị." Sự chấp chính của giai cấp vô sản có một vài ưu điểm. Xét
14
theo từng cá nhân thì giai cấp này không ra gì nhưng xét theo ý chí chung thì giai cấp
này cũng tạm gọi là được. Dân chúng là những người thừa hưởng và trực tiếp chịu ảnh
hưởng những chế độ chính trị, với tư cách đó họ có nhiều kinh nghiệm quý giá mà giai
cấp lãnh đạo không có. Những kẻ hưởng dụng những tiện nghi của một toà nhà có thể
phê bình toà nhà ấy xác đáng hơn là những kiến trúc sư. Những thực khách trong một
bữa tiệc có thể phê bình những món ăn xác đáng hơn là những người nấu bếp. Mặt
khác, một ưu điểm khác của chế độ dân chủ mà Arixtốt đã nêu ra là khi đại đa số dân
chúng được tham dự chính quyền, sự kiểm soát lẫn nhau sẽ làm khó khăn cho các hành
vi tham nhũng. Người ta có thể làm dơ bẩn một ly nước dễ dàng hơn làm dơ bẩn một
hồ nước. Hơn nữa, cá nhân dễ bị chi phối vì tham sân si và dễ có những xét đoán sai
lầm trong khi đoàn thể khó bị rơi vào tình trạng trên.
Tuy nhiên, Arixtốt vẫn cho rằng chế độ dân chủ không bằng chế độ quý tộc.
Ông không chấp nhận nguyên tắc bình đẳng trong chế độ dân chủ . Ông cho rằng mọi
người có thể bình đẳng trên một vài phương diện nhưng không thể bình đẳng trên tất cả
mọi phương diện. Ông sợ rằng trong chế độ dân chủ các phần tử sáng suốt sẽ bị hy sinh
cho quyền lợi của đa số. Ông còn sợ rằng một thiểu số sẽ nấp sau đa số mà thao túng
chính trường. Vì lẽ đó, ông vẫn chủ trương rằng chỉ nên trao quyền đầu phiếu cho

những kẻ sáng suốt. Ông muốn có một sự dung hoà giữa 2 chế độ dân chủ và quý tộc.
Một nền cai trị theo hiến pháp hình như là câu trả lời cho giải pháp dung hoà
nói trên. Chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là một hiến pháp tốt đẹp nhất cho hầu hết
các quốc gia, thế nào là đời sống lý tưởng nhất cho hầu hết các công dân. Chúng ta
không nên đặt những tiêu chuẩn quá cao hoặc chủ trương một nền giáo dục quá lý
tưởng , chỉ một số ít người theo kịp. Trái lại cần phải đặt những tiêu chuẩn trung bình
khiến cho đại đa số dân chúng có thể đạt được dễ dàng. Cần dựa vào những lực lượng
muốn duy trì hiến pháp. Lực lượng này không thể gồm toàn dân chúng, hoặc những kẻ
có của cải, hoặc những quân nhân, hoặc những công chức mà phải bao gồm tất cả
những thành phần kể trên. Lực lượng nòng cốt phải được tìm thấy ở giai cấp trung lưu.
15
Nếu tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia chính phủ thì chế độ dân chủ
được bảo đảm. Tuy nhiên Arixtốt thấy rằng việc chọn lựa người tham gia chính phủ
phải được cân nhắc kỹ lưỡng chỉ những người có đầy đủ điều kiện mới được vào, đó là
nguyên tắc của chế độ quý tộc. Mặc dù nhìn công việc chính trị dưới khía cạnh nào đi
nữa người ta cũng sẽ cùng đi đến một kết luận chung: đó là dân chúng phải có quyền
ấn định mục tiêu của quốc gia trong khi đó chỉ những người chuyên môn mới có thể
thực hiện mục tiêu đó.
Do Arixtốt là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nộ quý tộc, nên về mặt triết học,
ông do dự giữ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; về mặt chính trị, ông chỉ bảo vệ
lợi ích cho tầng lớp chủ nô trung lưu của chính mình.
III.Kết luận
Đối với Arixtốt chúng ta khó có những cảm nghĩ khen hoặc chê một cách nồng
nhiệt vì chính Arixtốt cũng chủ trương rằng không có cái gì làm chúng ta hăng hái quá
đáng, không có cái gì đáng khen. Arixtốt không hăng hái như Platon cũng không có
những tư tưởng độc đáo, trí tưởng tượng cao siêu của Platông. Tuy nhiên, sau khi
thưởng thức những tư tưởng động trời của Platông chúng ta thấy rằng những tư tưởng
của Arixtốt không khác gì một cơn gió mát thổi vào một buổi trưa hè.
Những nhận xét của Arixtốt về thiên nhiên chứa rất nhiều sai lầm quan trọng.
Ông thường để cho các tư tưởng siêu hình ảnh hưởng đến các nhận xét khoa học. Đây

cũng là một đặc điểm của nền văn hoá Hy Lạp : Các học giả thời ấy thường đi đến kết
luận một cách quá hấp tấp.
Lý tưởng của Arixtốt thiên về một cuộc sống quá bình thản và ôn hoà, 1 cuộc
sống thường được gán cho giai cấp thượng lưu ở Anh. Một điểm đặc biệt là những tác
phẩm về đạo đức học của Arixtốt được 2 trường đại học danh tiếng tại Anh là Oxford
và Cambridge dùng làm sách giáo khoa. Nhiều thế hệ sinh viên Anh xem tác phẩm của
Arixtốt như kinh nhật tụng. Tác phẩm nhan đề là "chính trị" đã góp phần xây dựng tư
tưởng của người Anh mang lại một nền chính trị ôn hoà và hữu hiệu.
16
Dù sao đi nữa Arixtốt cũng là một con người “khổng lồ” về tư tưởng, ông đã
mở ra một chân trời mênh mông cho khoa học phương Tây phát triển và lý trí Hy Lạp
nẩy. Ông đã đặt nền móng cho một hệ thống tư tưởng vững chắc và giúp cho các thế hệ
tương lai dựa vào đó để phát triển sự nghiên cứu sưu tầm hầu mạnh tiến trên con
đường tìm chân lý. Những nền văn minh kế tiếp đều mang một món nợ tinh thần đối
với Arixtốt. Những tác phẩm của ông lần lượt được phiên dịch trong suốt quá trình tiến
triển của nhân loại nhất là vào thế kỷ thứ 5, thế kỷ thứ 10, thứ 13 và thứ 15. Đạo quân
thánh chiến đã đem về Âu châu nhiều tác phẩm của Arixtốt và các học giả thành
Constantinople đã mang theo những tác phẩm của Arixtốt như những bảo vật khi họ
phải tản cư khỏi thành phố này trước những đội quân xâm lăng Thổ Nhĩ Kỳ. Các tác
phẩm của Arixtốt được mến chuộng nhiều cho đến nỗi các cấp lãnh đạo giáo hội Thiên
chúa giáo đem lòng ganh ghét vì sợ làm lu mờ các điều truyền dạy trong thánh kinh.
Năm 1215 việc giảng dạy các tác phẩm của Arixtốt bị giáo hoàng cấm, năm 1231 đức
giáo hoàng Gregory IX thành lập một uỷ ban để khai trừ Arixtốt, tuy nhiên đến 1260
thì thái độ của giáo hội thiên chúa giáo đối với Arixtốt hoàn toàn thay đổi. Việc giảng
dạy các tác phẩm của ông chẳng những không bị cấm mà còn bị bắt buộc trong các
trường thiên chúa giáo. Những thi sĩ như Chaucer và Dante không tiếc lời ca ngợi
Arixtốt. Một số tư tưởng của ông đã ngự trị trong lịch sử văn minh nhân loại hàng chục
thế kỷ trước khi bị lu mờ bởi những chứng minh khoa học.
Nội dung của bài tiểu luận còn nhiều hạn chế, chưa giải quyết triệt để các vấn
đề đưa ra, chỉ giải quyết được phần nào những tư tưởng của một nhà triết học vĩ đại

Arixtốt. Phân tích những ảnh hưởng của triết học Arixtốt đến xã hội phương Tây chưa
thật sự rõ nét. Một phần vì đề tài khá rộng, số lượng trang viết lại khá ít, đòi hỏi sự đầu
tư về thời gian nhiều để thu thập tài liệu và lọc lại những gì cô đọng nhất; một phần vì
việc tìm tài liệu sách còn hạn chế, chỉ có thể tham khảo trên internet nên các nội dung
có thể không chính xác.
17
Tài liệu tham khảo
1. Triết học Phần I
Đại cương về lịch sử triết học
2. Website: />3. Website: />tay-p1.html
4. Website:
/>stotle.aspx#.UML7AeQbe9E
5. Website: />tabid=115&News=1211&CategoryID=41
Mục lục
18

×