Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần bia Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.6 KB, 59 trang )

Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số thì nhu cầu tiêu dùng của con người
cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của con người thì nhiều khu công
nghiệp, khu chế xuất đã ra đời và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng các nhu cầu
đó. Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp lại nảy sinh các vấn đề về
môi trường, lượng chất thải từ các khu công nghiệp có thành phần phức tạp và
khó xử lý đã đi vào môi trường và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.
Theo số liệu điều tra cho thấy, hiện cả nước có trên 200 khu công nghiệp đã đi
vào hoạt động, lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp lên tới 2,3
triệu tấn/năm, trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng 20%. Với lượng chất
thải phát sinh như vậy nhưng chỉ có 60% doanh nghiệp vận hành hệ thống xử lý
trong khu công nghiệp nhưng hiệu quả xử lý còn thấp [18].
Để quản lý chất thải này đã có nhiều biện pháp khác nhau, tuy nhiên sản xuất
sạch hơn vẫn được xem là biện pháp có hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích nhất. Việc
áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn sẽ hạn chế được sự phát sinh chất thải ra môi
trường đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm chi phí xử lý,
giảm chi phí về nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế v.v…
Sản xuất bia là một quá trình sản xuất đòi hỏi hệ thống thiết bị có công
suất lớn, sử dụng hỗn hợp hai loại năng lượng nóng và lạnh; sử dụng nhiên liệu
than đốt lò hơi và sử dụng lượng điện lớn hơn so với các ngành công nghiệp
thực phẩm và đồ uống khác. Đồng thời ngành sản xuất bia cũng đòi hỏi tiêu hao
một lượng nước lớn và thải ra nhiều nước thải với hàm lượng chất hữu cơ, pH
và nhiệt độ cao. Công ty cổ phần bia là một trong những Công ty đã áp dụng
quy trình sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm nguyên nhiên
liệu và giảm tác động xấu tới môi trường. Để đánh giá các lợi ích đạt được khi
áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn Công ty cổ phần bia Thanh Hóa”.
1
2.2. Mục đích, yêu cầu


* Mục đích
- Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn của Công ty.
- Đề xuất các cơ hội giảm thiểu chất thải.
* Yêu cầu
- Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được các mục tiêu đề ra của đề tài.
- Các số liệu, kết quả phải trung thực, chính xác, khoa học.
2
Phần II
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chung về sản xuất sạch hơn
2.1.1. Khái niệm
Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 1994):
“Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng
hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ giảm tác
động xấu đến con người và môi trường”.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên
liệu nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm khối lượng,
độc tính của chất thải vào nước và khí quyển.
Đối với các sản phẩm: chiến lược sản xuất sạch hơn nhắm vào mục đích
làm giảm tất cả các tác động xấu đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản
phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với các dịch vụ, sản xuất sạch hơn là sự lồng ghép các mối quan tâm
về môi trường vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
Sản xuất sạch hơn đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và
thay đổi thái độ. [12]
2.1.2. Các chiến lược quản lý chất thải
Thái độ, cách ứng xử của con người đối với chất thải phụ thuộc vào điều
kiện, trình độ và điều kiện kinh tế xã hội. Trải qua thời gian, chúng ta có thể
thấy các chiến lược của con người đối với quản lý chất thải đã có sự thay đổi: từ
chiến lược mang tính chất thụ động như pha loãng – phân tán, các chiến lược

mang tính chất ứng phó lại với chất thải phát sinh như các biện pháp xử lý cuối
đường ống, rồi các chiến lược mang tính phòng ngừa.
Phớt lờ ô nhiễm (1950s): Không quan tâm đến ô nhiễm do ô nhiễm chưa
thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ,
3
hay thậm chỉ vì lý do lợi nhuận mà các doanh nghiệp cũng thường né tránh vấn
đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của họ gây ra. Đôi khi việc phớt lờ ô nhiễm
cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân là do chúng ta chưa nhận thức được ảnh
hưởng của vấn đề ô nhiễm tại thời điểm đó.
Pha loãng và phát tán (1960s): Chiến lược này đã xuất hiện ngay từ thời
cổ xưa và đến nay vẫn phổ biến ở nhiều nơi. Pha loãng là dùng nước để pha
loãng nước thải trước khi đổ và nguồn tiếp nhận/xả thải. Phát tán là nâng chiều
cao ống khói để phát tán khí thải. Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì
tổng lượng chất thải đưa vào môi trường là không đổi. Thuỷ quyển và khí quyển
không phải là bãi rác cho mọi chất thải: các kim loại nặng, PCB
(polychlorinated biphenyls: bền và độc hại có trong biến thế, tụ điện)… đã tuần
hoàn và tích luỹ trong trầm tích, sinh khối.
Xử lý cuối đường ống (1970s): Đến đầu thế kỷ 20, chiến lược “pha loãng –
khuếch tán” đã thực sự tiến đến giới hạn thực tế của nó và một quan niệm mới
đã được ra đời đó là “cô cạn và nén ép”. Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống
thường nảy sinh các vấn đề như: gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp
xử lý; Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông
nghiệp; Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các nhân gây ô nhiễm thứ
cấp; Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý.
Phòng ngừa chất thải phát sinh/Sản xuất sạch hơn (1980s): Ngăn chặn
phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật
liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ nguyên vật liệu nữa
được chuyển vào thành phẩm thay vì loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuât hiện từ
những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “phòng ngừa ô nhiễm”,
“giảm thiểu chất thải”. Ngày nay thuật ngữ “sản xuất sạch hơn” được sử dụng

phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương
đương vẫn còn ưa thích ở vài nơi.
4
Như vậy thái độ và cách tiếp cận của con người đối với vấn đề xử lý chất
thải đã có những chuyển biến từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất
thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng sản xuất sạch hơn là quá trình
phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trường, kinh tế cho các doanh
nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những cách
tiếp cận quản lý chất thải bị động. Như vậy, sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận
“nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
bao giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là việc xem nhẹ
biện pháp xử lý cuối đường ống. phòng ngừa và và ngăn chặn ô nhiễm là biện
nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm [1].
2.1.3. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn
Đầu tư cho sản xuất sạch hơn, ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu việc tiêu thụ
tài nguyên ngay tại nguồn là một cách tiếp cận có hiệu quả hơn là việc chúng ta tiếp
tục phụ thuộc vào các giải pháp xử lý cuối đường ống ngày càng đắt đỏ. Khi các
lựa chọn sản xuât sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm được mang ra so sánh, đánh giá
thì nhìn tổng thể các giải pháp sản xuất sạch hơn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Đầu
tư ban đầu cho các lựa chọn sản xuất sạch hơn và cho việc lắp đặt các công nghệ
kiểm soát ô nhiễm có thể tương đương với nhau, nhưng chi phí để duy trì hoạt
đọng của các thiết bị kiểm soát ô nhiễm sẽ lớn hơn rất nhiều so với lựa chọn sản
xuất sạch hơn. Hơn nữa, một lựa chọn sản xuất sạch hơn sẽ tạo ra sự tiết kiệm
thong wua việc giảm chi phí cho nguyên vật liệu thô, năng lượng, xử lý chất thải
cũng như các tuân thủ luật pháp. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn có thể là các lợi
thế trên thị trường cho các sản phẩm “xanh”. Như vậy, các lợi ích của sản xuất sạch
hơn mang lại có thể là các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp.
Những lợi ích trực tiếp khi áp dụng sản xuất sạch hơn:
- Cải thiện chất lượng môi trường.
- Cải thiện môi trường liên tục.

- Đạt được các lợi thế cạnh tranh.
5
- Tăng năng suất.
- Tăng cường lợi ích kinh tế.
Về kinh tế nhờ nâng cao hiệu quả bảo toàn nguyên liệu thô và năng
lượng, giảm chi phí xử lý cuối đường ống, cải thiện được môi trường bên trong
và bên ngoài Công ty, cụ thể là:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất do áp dụng sản xuất sạch hơn dẫn đến hiệu
quả sản xuất tốt hơn, nghĩa là có nhiều sản phẩm được tạo ra hơn trên một đơn
vị đầu vào của nguyên liệu thô.
- Bảo toàn nguyên liệu thô và năng lượng do giảm tiêu thụ nguyên liệu
thô và năng lượng nên giảm được chi phí đầu vào, đồng thời cũng giảm được chi
phí xử lý. Đây là các yếu tố doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì nguồn tài nguyên
ngày càng cạn kiệt, giá cả tăng cao.
- Cải thiện môi trường bên ngoài: thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ giảm
được lượng và mức độ độc hại của chất thải nên sẽ giảm được tiêu cực đến môi
trường bên ngoài.
- Cải thiện môi trường bên trong Công ty (môi trường làm việc): điều kiện
môi trường làm việc của người lao động được cải thiện do công nghệ sản xuất ít
rò rỉ chất thải hơn, quản lý nội vi tốt hơn nên môi trường làm việc sạch sẽ và
trong lành hơn, ít phát sinh ra tai nạn lao động, giảm đáng kể các bệnh nghề
nghiệp.
- Giảm chi phí đầu tư cho các giải pháp xử lý cuối đường ống.
- Thu hồi phế liệu và phế phẩm.
- Tuân thủ các quy định luật pháp tốt hơn.
- Các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn.
Những lợi ích gián tiếp khi áp dụng sản xuất sạch hơn:
- Tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài chính tạo ra hình ảnh môi trường có
tính tích cực cho Công ty đối với phí cho vay vốn do đó sẽ tiếp cận tốt hơn với
nguồn tài chính.

6
- Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường: do sản xuất sạch hơn giúp
xử lý các dòng thải dễ dàng hơn, đơn giản và rẻ hơn nên tuân thủ được các tiêu
chuẩn xả thải.
- Các cơ hội thị trường mới và tốt hơn: do nhận thức của người tiêu dùng
về môi trường ngày càng tăng lên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thể hiện được
sự thân thiện với môi trường trong các sản phẩm và quá trình sản xuất của họ.
Do đó khi thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ nâng cao được hình ảnh của Công ty
trong công tác bảo vệ môi trường, vì vậy người tiêu dùng và các đối tác sẽ dễ
dàng chấp nhận các sản phẩm của Công ty hơn.
- Hình ảnh tốt hơn đối với cộng đồng: sản xuất sạch hơn tạo ra hình ảnh
“xanh” cho doanh nghiệp, sẽ được xã hội và các cơ quan ghi nhận. Chính việc
nâng cao hình ảnh của Công ty sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được mâu thuẫn
với cộng đồng dân cư xung quanh, tránh được những rủi do không có đối với
danh tiếng của Công ty [1].
2.1.4. Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn
a. Quản lý nội vi
Quản lý nội vi là giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý
nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác
định được các giải pháp sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến
thao tác công nghiệp, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác
kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm.
b. Thay thế nguyên vật liệu:
Là việc thay thế các nguyên vật liệu đang sử dụng bằng các nguyên vật
liệu khác thân thiện với môi trường hơn (ít độc hại hay có khả năng tái tạo).
Thay đổi nguyên vật liệu có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn
để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
7
c. Tối ưu hoá quá trình sản xuất:
Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ

nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số trong quá trình sản
xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được giám sát, duy trì và
hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt
hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất.
Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan
tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày càng hoàn chỉnh hơn.
d. Bổ sung thiết bị:
Là việc lắp đặt thêm các thiết bị để đạt hiệu quả cao hơn về nhiều mặt. Ví
dụ như: lắp đặt máy ly tâm để tận thu bia cặn.
e. Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ:
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng
cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng siêu lọc để thu hồi thuốc nhuộm trong
nước thải.
f. Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích:
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ như:
sản xuất đường từ rỉ đường phế thải của nhà máy đường.
g. Thiết kế sản phẩm mới:
Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm
nhu cầu sử dụng các nguyên vật liệu độc hại. Ví dụ như: sản xuất pin không
chứa kim loại độc hại (Cd, Pb, Hg)…
h. Thay đổi công nghệ:
Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp khác, do đó
cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm nguyên liệu
và cải thiện chất lượng sản phẩm có thể cao hơn so với các giải pháp khác [1].
8
2.2. Tình hình sản xuất sạch hơn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới
Vào năm 1980, UNEP (United Nations Environment Programme −
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc) khởi xướng “Chương trình Sản xuất
sạch hơn” nhằm phổ biến khái niệm sản xuất sạch hơn và đẩy mạnh chiến lược

sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hội
nghị chuyên đề đầu tiên của UNEP về lĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury
(Anh). Sau đó các hội nghị tiếp theo đã được tổ chức hai năm một: Tại Pari
(Pháp, 1992); Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn
Quốc, 1998), Montral (Canada, 2000), Prague (cộng hoà Séc, 2002)… Năm
1998, thuật ngữ sản xuất sạch hơn chính thức được sử dụng trong “Tuyên ngôn
Quốc tế về sản xuất sạch hơn” của UNEP [12]. Nhìn chung, ở các nước công
nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch , khái niệm
sản xuất sạch hơn được biết đến từ năm 1985. Các nước châu Á như Ấn Độ,
Singapore, Thái Lan thực hiện từ năm 1993 đến nay [11].
Chương trình WRAP (Waste reduction program coupled with cost reduction
− giảm chất thải đi đôi với giảm chi phí) đã cắt giảm phát thải 58 chất gây ô nhiễm
xuống hơn một nửa vào năm 1995 và đang tiếp tục giảm thiểu nhiều hơn. Ở
Newzealand các Công ty đã tiết kiệm được từ 50 − 100% chi phí hàng năm nhờ
giảm thiểu chất thải và nơi nào tái sử dụng chất thải còn thu được lợi nhuận. Thời
gian thu hồi vốn trong một số trường hợp chỉ vài ngày hoặc vài tuần.
Các nước Đông Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS −
Commonwealth of Independent States) cũng đang bắt đầu quan tâm nghiêm
chỉnh tới sản xuất sạch hơn. Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các
Công ty triển khai sản xuất sạch hơn, con số này đã tăng thêm 35% vào những
năm 1990. Ở Cộng hòa Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh giảm gần 22000 tấn một năm,
bao gồm cả 10000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12000m
3
một năm.
Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4 tỷ đô la mỹ hàng năm.
9
Ngày nay, sản xuất sạch hơn đã được áp dụng thành công ở các nước
đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Tanzania, Mê Hi Cô…
và đang được công nhận là cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi

trường công nghiệp. Một nhà máy ở Inđônêxia bằng việc áp dụng sản xuất sạch
hơn đã tiết kiệm 35000 USD một năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho sản
xuất sạch hơn không đến một năm. Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại 51
Công ty trong 11 ngành công nghiệp cho thấy sản xuất sạch hơn đã giảm được ô
nhiễm từ 15 – 31%.
Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến sản xuất sạch hơn là rất
cao đối với nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở châu Á. Đơn cử trong ngành giấy
có thể lên tới 50USD/tấn giấy. Bên cạnh đó chi phí xử lý nước thải trong nhiều
nhà máy có thể giảm đi từ 15 – 20USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ
thể giảm khoảng 50 – 100KWh/tấn giấy [12].
Bảng 1. Một số kết quả trình diễn sản xuất sạch hơn ở các nước [12]
Nước
Ngành
công
nghiệp
Công ty Sản phẩm Lợi ích kinh tế từ SXSH
Ba lan Mạ điện
FSM
Sosnowiec
Đèn, khóa,
cửa ô tô
- Tổng tiết kiệm: 193000
USD/năm
- Vốn đầu tư: 36000
USD/năm
- Hoàn vốn sau 2 tháng.
Hy Lạp Thuộc da
Germanakos
SA
Các loại da

thuộc chất
lượng cao
từ trâu bò
- Tổng tiết kiệm: 193000
USD/năm.
- Vốn đầu tư: 40000
USD/năm.
- Hoàn vốn sau 11 tháng.
Đan
Mạch
Dệt Novotex AS Vải
nhuộm, và
gia công
- Khâu nhuộm tiết kiệm
50% lượng nước.
- Khâu giặt nóng tiết kiệm
1/3 lượng nước.
10
vải.
- Máy sấy tuần hoàn 75%
khí nóng.
Indonesia Xi măng
PT Semen
Cibinong
- Tăng năng suất 9%; tiết
kiệm 3% năng lượng;
giảm 40% sản phẩm kém
chất lượng.
- Tổng tiết kiệm: 350000
USD/năm

- Đầu tư: 376000
USD/năm.
- Hoàn vốn: 1 năm.
2.2.3. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam
* Hiện trạng
Khái niêm sản xuất sạch hơn đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng
trong công nghiệp đầu tiên ở nước ta từ năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài
trợ là: “Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp Giấy” (1995−1997) và “giảm thiểu
chất thải trong công nghiệp Dệt” ở Hà Nội (1995−1996) do UNEP/NIEM
(United nations environment programme/Network for Industrial Environmental
Management − Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc/Mạng lưới quản lý
môi trường công nghiệp) tại Bangkok (Thái Lan) và CIDA−IDRC (Cultural
Industries Development Agency – International Development Research Centre,
Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada − Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế
Canada) (Canada) tài trợ. Vào ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Khoa
học Công nghệ và Môi trường (trước đây) Chu Tuấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn
Quốc tế về Sản xuất sạch hơn, khẳng định các cam kết của Chính phủ Việt Nam
với Chiến lược Phát triển bền vững [12].
Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07 tháng 9 năm 2009 với mục tiêu phổ
biến rộng rãi công cụ này vào các cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhằm tăng cường
11
hiệu quả sản xuất công nghiệp, đồng thời giảm thiểu chất thải và tác động của
các cơ sở sản xuất đến môi trường và sức khoẻ con người [8]. Trong chương
trình của Hợp phần CPI, có bốn cán bộ làm công tác thanh tra tại Sở Tài nguyên
và Môi trường và Sở Công thương được chọn đào tạo kiến thức về “Lồng ghép
quản lý môi trường và sản xuất sạch hơn trong thanh tra môi trường tại các
doanh nghiệp” [17].
Hợp phần “Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp” (CPI − cleaner
production in industry) là một trong 6 hợp phần của Chương trình Hợp tác phát

triển Việt Nam – Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường giai đoạn 2006 –
2010, được triển khai dưới sự giúp đỡ của Vương quốc Đan Mạch tại 5 tỉnh,
mục tiêu gồm: Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre.
Sau 5 năm triển khai, kết quả bước đầu đã làm thay đổi đáng kể nhận thức
của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc áp dụng
sản xuất sạch hơn bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sức lan toả rộng. Trong
6 năm CPI đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, với 85 chuyên gia sản xuất sạch
hơn được đào tạo trong 3 năm; 104 cán bộ của các Sở Công thương tham dự
khoá đào tạo giảng viên sản xuất sạch hơn; 68 cán bộ, chuyên gia tham dự khoá
đào tạo giảng viên nâng cao; CPI cũng tổ chức được 6 diễn đàn doanh nghiệp
sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp trình diễn. Ngoài ra, CPI cũng xây dựng
hệ thống hướng dẫn chung về sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp; 61 đánh
giá sản xuất sạch hơn đã được hoàn thiện cho các doanh nghiệp tại các tỉnh mục
tiêu. Một công tác rất quan trọng đó là CPI đã thực hiện thành công 45 dự án
trình diễn có hỗ trợ đầu tư tại các tỉnh mục tiêu. Các mô hình trình diễn này đã
đem lại hiệu quả rõ rệt: Tiết kiệm trung bình tại các dự án trình diễn: 11% nước,
12% điện, 21% than, 14% FO, 23% hóa chất; Lợi ích môi trường thông qua
giảm tiêu thụ nguyên liệu/năng lượng và đồng thời giảm các phát thải; Ghi nhận
tại các doanh nghiệp tham gia trình diễn cho thấy các ca nghỉ việc do ốm thấp
hơn; Số doanh nghiệp tại các tỉnh mục tiêu áp dụng sản xuất sạch hơn tăng hàng
12
năm. Theo tính toán của các dự án và kết quả đánh giá nhanh 3 dự án hoàn thành
sau 2 năm vận hành, lợi ích từ các dự án trình diễn hoàn thành và đưa vào sử
dụng mang lại là rất lớn. Trung bình hàng năm đã giảm phát thải: lượng CO
2
1814,8 tấn, nước thải 58476 m
3
, bụi 71,6 tấn, bụi chì 31 tấn, SO
2
1250 tấn, giảm

lượng nước sử dụng là 57000 m
3
; thu hồi được 373 tấn bột giấy; tiết kiệm được
trên 4 tỉ đồng, điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện rõ rệt [4].
Năm 2011 dự án đã thu hút được 44 tỉnh thành, 2 hiệp hội, 4 viện
nghiên cứu và 6 cơ quan truyền thông tham gia đề xuất những nhiệm vụ
nhằm từng bước thực hiện 4 nội dung của đề án. Đến nay, với sự hỗ trợ tích
cực của CPI, ngoài 5 tỉnh mục tiêu đã có gần 40 tỉnh thành phê duyệt
chương trình hành động triển khai thực hiện Quyết định 1419 của Thủ
tướng, 100% các tỉnh thành đã có cán bộ tham gia tập huấn, đào tạo nâng
cao nhận thức và năng lực tổ chức triển khai thực hiện đề án. Từ năm 2008
đến nay đã có 20000 lượt người tham gia khoá đào tạo, tập huấn, hội thảo,
diễn đàn doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn [15].
Mục tiêu của nước ta hiện nay là phấn đấu đến năm 2015 có 50% các cơ
sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch
hơn trong công nghiệp, 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch
hơn (các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được
từ 5 – 8 % mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị
sản phẩm), 70% các sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng
dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Phấn đấu
giai đoạn từ năm 2016 – 2020 có 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức
được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 50% cơ sở
sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn (các cơ sở công nghiệp áp dụng
sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có
13
bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn), 90% các sở Công Thương có cán
bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn [19].
Hiệu quả sản xuất sạch hơn ở một số doanh nghiệp như:
Công ty cổ phần mía đường sông Con (Nghệ An): Chuyên sản xuất đường

kính trắng phục vụ thị trường cả nước, với công suất hiện nay 1600 tấn
mía/ngày, sản lượng đường vụ 2010 - 2011 là 28.810 tấn/năm. Được sự hỗ trợ
của CPI, Công ty áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn như: sử dụng lượng
bùn thải làm phân vi sinh cung cấp cho vùng nguyên liệu và bán ra thị trường;
lắp hệ thống hút và xử lý khí SO
2
trong xưởng sản xuất; hệ thống xử lý nước
thải và xây dựng hệ thống tuần hoàn nước làm mát, với tổng vốn đầu tư 15,2 tỷ
đồng, đã đem lại nhiều lợi ích cho Công ty. Lợi ích kinh tế thu được từ việc
giảm định mức sản xuất tăng theo từng năm và tổng đạt xấp xỉ 6,1 tỷ đồng sau
hai năm (2010 – 2011) triển khai áp dụng [10].
Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Mỹ Hưng (Quảng
Nam): Công ty đã đào tạo tay nghề, nâng cao ý thức làm việc của công nhân,
tiến hành cải tiến, bảo dưỡng máy móc, kiểm soát và phân loại phế liệu trước
khi đập bụi, bảo ôn máy ép nhựa, vệ sinh động cơ, thay dây đốt hỏng, thay vòng
bi. Bên cạnh đó, Công ty còn hay thế công nghệ cấp khí nóng bằng than bằng
công nghệ cấp khí nóng bằng điện cho hệ thống sấy, đầu tư một hệ thống băm,
rửa và vắt bằng máy ly tâm đồng bộ. Nhờ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch
hơn Công ty đã tiết kiệm được 117 triệu đồng tiền điện/năm, thu được lợi nhuận
gần 700 triệu đồng/năm, giảm 30% nước thải, 455 kg CO
2
/năm và hạn chế phát
sinh chất thải rắn ra môi trường [16].
Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Phú Thọ): Năm 2003, Công ty đã chủ động
thực hiện nhiều giải pháp sản xuất sạch hơn lớn như đầu tư 149 tỷ đồng nâng
cấp dây chuyền tẩy trắng, cải tạo dây chuyền sản xuất hóa chất tẩy, nâng cao ý
thức của công nhân. Các giải pháp này đã làm giảm mức dùng clo từ 52 – 60
kg/tấn bột thành phẩm xuống còn 20kg/tấn bột thành phẩm, đồng thời giảm
14
thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ năm 2010 đến nay, Công ty còn bắt đầu

áp dụng nhiều hơn các giải pháp quản lý nội vi vào sản xuất giúp tiết kiệm 30%
năng lượng điện, tiết kiệm 1,6 tỷ đồng/năm [14].
Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hà Nội): Năm 2006,
Công ty đã đề ra hàng loạt các giải pháp quản lý nội vi. Bên cạnh đó, thay vì sử
dụng bóng đèn tròn, tất cả hành lang, phân xưởng, kho hàng của Công ty đã
được lắp bóng đèn compact tiết kiệm điện, sử dụng balat điện tử, có chao chụp
để tận dụng được nhiều ánh sáng nhất, các vị trí công cộng, hành lang còn được
trang bị hệ thống điều khiển thông minh, thay thế hệ thống lò cũ bằng lò thủy
tinh Sodalime của Nhật Bản, công suất 30 tấn/ngày, cho thành phẩm là thủy tinh
chất lượng cao, phục vụ cho sản xuất các loại ống đèn. Nhờ những giải pháp
này, mỗi năm, lượng điện Công ty sử dụng giảm từ 15 – 20%. So với lò thủy
tinh thông thường tiêu thụ khoảng 230 lít dầu/tấn sản phẩm thì lò thuỷ tinh
Sodalime chỉ tiêu thụ 170 lít dầu/tấn sản phẩm, tương đương 864000 lít dầu
FO/năm. Không những vậy, lò thủy tinh này còn giúp giảm khoảng 2300 tấn khí
thải CO
2
/năm ra môi trường [17].
* Rào cản trong sản xuất sạch hơn:
Các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước đã có một số nghiên
cứu đánh giá về những yếu tố có thể được coi là rào cản của sản xuất sạch
hơn tại Việt Nam. Những rào cản này được phân thành 04 loại hình chính:
chính sách của nhà nước, động lực của cơ sở sản xuất, rào cản về kỹ thuật
và rào cản về quản lý.
- Về vấn đề chính sách: Mặc dầu đã có nhiều cố gắng và đã xây dựng
được hệ thống chính sách về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện, chúng ta
còn gặp nhiều khó khăn trong việc cưỡng chế tuân thủ đối với các quy định của
nhà nước do vậy nhiều cơ sở sản xuất còn chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ
môi trường. Ngoài ra nhiều nguồn lực đầu vào sản xuất (đặc biệt là nước và
15
nhân công) của chúng ta còn quá rẻ so với nhiều nước nên các doanh nghiệp

chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
- Rào cản thứ hai là rào cản liên quan đến động lực của doanh nghiệp:
Nhiều doanh nghiệp chưa quán triệt quan điểm người gây ô nhiễm phải trả tiền
trong chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước và cho rằng bảo vệ môi trường
là việc của nhà nước. Quan điểm chờ đợi hỗ trợ của nhà nước trong các hoạt
động bảo vệ môi trường, trong đó có áp dụng sản xuất sạch hơn còn tương đối
phổ biến. Các doanh nghiệp cũng chưa thực sự hiểu lợi ích của sản xuất sạch
hơn đối với tính kinh tế của doanh nghiệp mà đơn thuần cho rằng sản xuất sạch
hơn cũng tương tự như việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, thường gây chi
phí tăng thêm.
- Về mặt kỹ thuật: Nhiều cơ sở sản xuất của ta còn tương đối yếu về kiểm
toán và hạch toán nội bộ nên không đo đếm được mức chi phí của mình mất đi
theo chất thải. Do vậy không nhận thấy sự cần thiết áp dụng sản xuất sạch hơn
để giảm chất thải đồng thời giảm chi phí sản xuất. Việc phổ biến sản xuất sạch
hơn thường dựa trên mạng lưới các nhà tư vấn nhưng ngay cả các chuyên gia tư
vấn của ta cũng thiếu về số lượng và chất lượng. Đặc biệt thiếu các chuyên gia
sản xuất sạch hơn chuyên ngành.
- Các rào cản mang tính quản lý bao gồm: Văn hoá doanh nghiệp, sự phù
hợp của sản xuất sạch hơn đối với phương thức quản lý của Việt Nam và kỹ
năng quản lý của các chủ doanh nghiệp [8].
2.3. Giới thiệu ngành Công Nghiệp sản xuất Bia
Bia là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên
đại ít nhất là từ thiên niên kỷ 5 trước Công nguyên. Tại châu Âu, trong thời
Trung cổ, bia chủ yếu được sản xuất trong gia đình. Vào thế kỷ 14 và 15, việc
sản xuất bia đã dần dần chuyển từ hoạt động gia đình sang hoạt động thủ công.
Với sự phát minh ra động cơ hơi nước năm 1765, công nghiệp hóa sản xuất bia
đã trở thành sự thật [2].
16
Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam có lịch sử hơn 100 năm.
Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành sản xuất bia đã đạt mức tăng

trưởng cao vào những năm thời kỳ mở cửa. Cùng với quá trình hội nhập, ngành
sản xuất bia phát triển về quy mô và trình độ công nghệ, trở thành ngành công
nghiệp có thế mạnh khi Việt Nam ra nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới −
World Trade Organization).
Việc đầu tư xây dựng các nhà máy bia được triển khai mạnh mẽ từ năm
1990 trở lại đây, năng lực sản xuất của ngành bia nước ta không ngừng tăng lên.
Năm 1998, số các nhà máy bia là 469 với các quy mô khác nhau từ 100 nghìn
lít/năm đến 100 triệu lít/năm [3]. Năm 2006, với 329 nhà máy, đã sản xuất 1,6 tỷ
lít bia. Toàn ngành có 3 nhà máy sản lượng trên 100 triệu lít/năm; 15 nhà máy
công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm và khoảng 268 cơ sở còn lại sản xuất dưới 1
triệu lít/ năm [20]. Tính đến năm 2008, Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất
bia có trụ sở ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng.
Trong số này, có hơn 20 nhà máy bia đạt công suất trên 20 triệu lít/năm; 15 nhà
máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở có năng lực sản
xuất dưới 1 triệu lít/năm [7]. Năm 2010, cả nước sản xuất khoảng 3 tỷ lít bia.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh cùng với việc đầu tư cho các nhà máy bia
càng nở rộ đã kéo theo vấn đề tiêu tốn tài nguyên, nhiên liệu và ô nhiễm môi
trường. Tại các nhà máy bia, rất nhiều năng lượng đã được sử dụng cho việc làm
nóng và làm mát. Chính vì thế, để phát triển bền vững, ngành sản xuất bia đã và
đang triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng [13].
Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất bia là malt đại mạch, hoa hublon và
các nguyên liệu thay thế khác như đại mạch, gạo, ngô và các loại đường, si rô.
Thường để sản xuất 1000 lít bia cần 150 kg malt và nguyên liệu thay thế (có thể
lên tới 30%). Phần nguyên liệu hao phí thường nằm ở bã hèm (phần nguyên liệu
còn lại sau khi chiết xuất và tách hết dịch nha khỏi bã hèm), nước rửa bã, cặn
nóng, nấm men và bia bị mất khoảng từ 1 – 5% trong suốt quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuất bia còn tiêu hao nhiệt, nước, điện, các chất tẩy rửa và axít
17
Vấn đề môi trường lớn nhất trong các nhà máy bia là lượng nước thải rất lớn
chứa nhiều chất hữu cơ, độ pH cao và nhiệt độ cao. Nguồn nước thải này nếu

không được kiểm soát, xử lý sẽ dẫn đến phân hủy hữu cơ, làm giảm ôxy hòa tan
trong nước cần thiết cho thủy sinh.
Theo các chuyên gia, tiềm năng sản xuất sạch hơn trong ngành bia là rất
lớn. Với công suất phổ biến hiện nay là 20 triệu lít/năm, việc thực hiện sản xuất
sạch hơn có thể mang lại hiệu quả 6 tỷ đồng mỗi năm, chưa kể đến việc giảm chi
phí xử lý môi trường.
Bảng 2. Ước tính tiềm năng tiết kiệm có thể đạt được từ việc áp dụng sản
xuất sạch hơn tại các nhà máy bia Việt Nam [3]
Khu vực Nhiệt Điện Nước Thu hồi
Nấu Giảm 15-20%
Giảm 5% từ các
động cơ, chiếu sáng
Giảm 5% nước vệ
sinh và tái sử
dụng
Tăng hiệu suất
thu dịch 1-2%
Lên men, tàng
trữ và hoàn thiện
sản phẩm
-
Giảm 5-10% từ áp
dụng công nghệ lên
men mới, tăng
cường bảo trì
Giảm 5% nước
máy lạnh và vệ
sinh
Tăng hiệu suất
thu hồi bia 1%

Chiết chai/lon
Giảm 5% do hợp
lý hoá hệ thống
thanh trùng
Giảm 2% từ dây
chuyền, động, cơ
chiếu sáng
Giảm 3-5% do
rửa chai, tận dụng
nước làm mát
Giảm bia thất
thoát 1-2%
Phụ trợ
Tăng hiệu suất
sinh hơi 5%
Giảm 5-10% từ
máy lạnh, máy nén,
động cơ chiếu sáng
Cải thiện hệ thống
làm mát, tận dụng
nước ngưng
Cải tạo. tăng hệ
số hữu ích của
thiết bị
Việc giảm tiêu hao năng lượng, hơi nước chính là sự tiết kiệm tài nguyên
và giảm phát thải gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, tăng chi phí xử lý chất thải
đối với doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, chất thải chính là nguyên liệu
đầu vào không được đặt đúng chỗ. Việc sản xuất sạch hơn trong ngành bia tuân
theo nguyên tắc cơ bản là mọi nguyên nhiên liệu vào quy trình sản xuất, nếu
không nằm lại trong sản phẩm sẽ bị thải ra môi trường dưới dạng này hoặc dạng

khác. Nếu các doanh nghiệp hướng sản xuất của mình theo xu hướng sản xuất
sạch hơn sẽ tìm được đường đi cũng như dạng chuyển đổi của các loại nguyên
18
liệu đó, để đưa ra các giải pháp giảm thiểu lượng sử dụng một cách hiệu quả
nhất, tiết kiệm chi phí xử lý môi trường. Với 6 bước: khởi động, phân tích công
đoạn, đưa ra các cơ hội sản xuất sạch hơn, chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn,
duy trình sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp sẽ tự phân tích, đánh giá được
tình trạng tổ chức sản xuất hiện hữu, xác định giải pháp phù hợp và tổ chức sản
xuất hiệu quả. Trên thực tế, nhà máy bia tiến hành sản xuất sạch hơn đầu tiên
(Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Bia Hồng Hà) đã thu được hiệu quả kinh tế và
môi trường đáng khích lệ [20].
Năm 2008, với sự hỗ trợ của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công
Thương, Nhà máy Bia Sài Gòn Nguyễn Chí Thanh, trực thuộc Sabeco đã có những
bước đi đầu tiên triển khai hoạt động tiết kiệm năng lượng. Một Ủy ban Tiết kiệm
năng lượng đã được thành lập có chức năng tư vấn cho các đơn vị kiểm tra đánh
giá, thông báo kịp thời nguyên nhân lãng phí, thất thoát năng lượng và đề xuất
những biện pháp khắc phục. Từ đó đến nay nhà máy liên tục áp dụng những cải
tiến giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ đáng kể. Có thể kể ra một số giải pháp lớn
như sáng kiến điều chỉnh áp suất nước qua bộ trao đổi nhiệt của máy lạnh, giảm
được gần 500 triệu đồng, vận dụng lò hơi với áp suất lò từ 4 – 6 bar so với trước
đây là 7 – 10 bar, điều chỉnh các van dù, vừa đảm bảo cung cấp đủ hơi nước vừa
tiết kiệm dầu, bên cạnh đó các kỹ thuật viên còn áp dụng biện pháp sử dụng điện
trở đun nước nóng để thay hơi nóng xông CO
2
lỏng thành khí tinh khiết cung cấp
cho sản xuất vào ngày đầu tuần nhằm mục đích ngưng hẳn hò hơi để tiết kiệm dầu.
Chỉ tính riêng năm 2010 Nhà máy Bia Sài Gòn Nguyễn Chí Thanh đã tiết kiệm
được 1,7 tỷ đồng nhờ thực hiện tiết kiệm điện năng [13].
Được sự hỗ trợ của tổ chức NEDO Nhật Bản (New Energy and Industrial
Technology Development Organization − Tổ chức Phát triển công nghệ công

nghiệp và Năng lượng mới), Bộ Công thương và Ngành bia Việt Nam, nhà máy bia
Thanh Hóa đã được lựa chọn tham gia trình diễn dự án “Ứng dụng công nghệ tiết
kiệm năng lượng tại Nhà máy Bia Thanh Hóa”. Sau khi kết thúc dự án nhà máy đã
19
tiết kiệm năng lượng được 3386 tấn dầu quy đổi/năm, giảm lượng phát thải CO
2
10476 tấn/năm. Không chỉ tiết kiệm từ việc giảm chi phí năng lượng, với lượng
phát thải thu được khi đem bán tại thị trường phát thải CO
2
theo Nghị định thư
Kyoto mỗi năm nhà máy có thể thu được lợi ích kinh tế khoảng 400000 USD [13].
Mới đây tại Hội thảo Quốc tế về tiết kiệm năng lượng trong các nhà máy
bia diễn ra tại Hà Nội, Giám đốc bán hàng Grundfos Việt Nam cho biết gần
20% năng lượng điện trên toàn thế giới được dùng để vận hành hệ thống bơm và
có thể tiết kiệm được khoảng 30 – 50% điện năng dùng cho hệ thống này. Vì
thế, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành sản xuất bia là rất lớn. Tận
dụng được nguồn năng lượng đó, các doanh nghiệp sản xuất bia thế giới nói
chung và các doanh nghiệp ngành bia Việt Nam sẽ tiết kiệm được chi phí sản
xuất đáng kể và quan trọng hơn là giảm thiểu tác động môi trường, tạo dựng
niềm tin từ phía người tiêu dùng [13].
Nhìn chung, tiềm năng sản xuất sạch hơn ở nước ta trong tất cả các ngành
nói chung và trong nghành bia nói riêng là rất lớn. Việc áp dụng sản xuất sạch
hơn của nước ta rất được nhà nước quan tâm, được tạo điều kiện và khuyến
khích áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Do vậy, việc áp dụng sản xuất sạch
hơn của các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn và các chiến lược sản xuất sạch hơn
sẽ ngày càng hiệu quả.
Phần III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Quy trình sản xuất bia.
* Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa, phường Ngọc
Trạo, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
20
3.2. Nội dung nghiên cứu
* Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan
* Khảo sát địa điểm, điều tra phỏng vấn cán bộ công nhân viên
* Xem xét, đề suất các biện pháp cải thiện
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan tới đề
tài từ các nguồn khác nhau.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua bảng hỏi và phiếu điều tra cán bộ,
công nhân viên thuộc Công ty và thông tin đo đạc, quan sát hiện trường.
- Phương pháp tính toán cân bằng vật chất: Tính toán đầu vào, đầu ra cho
các sản phẩm bằng sơ đồ dòng, bảng cân bằng vật chất.
- Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm
Excel.
21
Phần IV
NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN
4.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá
4.1.1. Lịch sử và tình hình phát triển sản xuất của Công ty
* Lịch sử phát triển của Công ty:
Công ty cổ phần bia Thanh Hoá tiền thân là nhà máy bia Thanh Hoá, là
doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 220 QĐ/UBTH ngày
21/02/1989 của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Tháng 3/1996, nhà
máy bia Thanh Hoá chuyển thành Công ty bia Thanh Hoá. Năm 2001, Công ty
Bia Thanh Hoá là thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng Công ty Bia – Rượu –
Nước giải khát Hà Nội (Habeco). Theo chủ trương cổ phần hoá các đơn vị thành
viên trong Tổng Công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Hà Nội ngày 1/4/2004,

Công ty Bia Thanh Hoá chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá theo
quyết định số 246/2003/QĐ˗BCN. Năm 2006, Công ty Cổ phần bia Thanh Hoá
đã thành lập Công ty con: Công ty Cổ phần thương mại Bia Hà Nội – Thanh
Hoá. Tháng 7/2007, Công ty góp vốn thành lập Công ty Cổ phần nước giải khát
Thanh Hoa. Tháng 5/2008, Công ty góp vốn thành lập Công ty cổ phần Bia
Thanh Hoá – Nghi Sơn.
* Tình hình phát triển sản xuất của Công ty qua các năm:
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt với nhiều hãng
bia trong nước và liên doanh với nước ngoài, sản phẩm bia các loại của
Công ty bia Thanh Hoá vẫn đứng vững trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Công suất sản xuất, chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng
cao và ổn định, doanh thu ngày càng tăng.
- Năm 1990: Công ty đã hoàn thành dây chuyền sản xuất bia công suất 3
triệu lít/năm.
- Năm 1991: Đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất bia 3 triệu lít/năm.
22
- Năm 1992: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia công suất 5 triệu lít/năm.
- Năm 1993: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia công suất 10 triệu
lít/năm.
- Năm 1995: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia 20 triệu lít/năm.
- Năm 2002: dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, đầu tư dây chuyền
sản xuất bia chất lượng cao 10 triệu lít/năm (theo công nghệ hiện đại của Cộng
hoà liên bang Ðức, với số vốn đầu tư lên đến gần 70 tỷ đồng).
- Năm 2003 đầu tư dây chuyền sản xuất bia chai, bia lon đồng bộ của
Cộng hoà liên bang Đức nâng công suất lên 70 triệu lít/năm. Công ty đầu tư dây
truyền công nghệ thanh trùng nhanh đóng vào chai Pet giữ được hương vị đực
trưng của bia.
- Năm 2006, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa đưa vào hoạt động dự án cải
tạo nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng với sản lượng 75 triệu lít.
- Năm 2011, Công ty đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ tung ra thị

trường sản phẩm bia chai chất lượng cao THABREW.
4.1.2. Hoạt động sản xuất chính của công ty
* Các hoạt động sản xuất chính của Công ty bao gồm:
- Sản xuất công nghiệp nước uống có cồn và không có cồn, sản xuất bia
các loại, nước uống có gas, rượu vang Bordeaux đóng chai, đá cây.
- Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm rượu, bia, nước
giải khát các loại có gas, không có gas, nước khoáng.
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất
kinh doanh của công ty và phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng rượu,
bia, nước giải khát.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm; Cho thuê kho, sân bãi.
* Các sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá:
Hiện nay, các sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá bao gồm:
23
Bảng 3. Các sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá
STT Loại sản phẩm Mô tả sản phẩm
I. Bia thanh hoá:
1 Bia chai 330ml
Là bia đóng chai thuỷ tinh có thể tích 330ml,
loại bia này 1 két có 24 chai
2 Bia chai 450ml
Là bia được đóng chai thuỷ tinh có thể tích
450ml, loại bia này 1 két có 24 chai
3
Bia chai chất lượng cao
THABREW
Là bia đóng chai thuỷ tinh có thể tích 450ml,
loại bia này 1 két có 24 chai
4 Bia Pet

Là bia hơi được đóng chai bằng nhựa có thể
tích 1 lít, loại bia này 1 két có 24 chai
5 Bia Box
Là bia hơi được đóng trong box có 2 loại 20
lít và 30 lít
II. Bia hợp tác sản xuất:
1 Bia Hà Nội Là bia chai Hà Nội loại 450ml
2 Bia chai Sài Gòn Là bia chai Sài Gòn loại 450ml
4.1.3. Giới thiệu công nghệ sản xuất chính của Công ty
Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá có 2 dây chuyền sản xuất chính. Năm
2006, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa đưa vào hoạt động dự án cải tạo nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng. Đây là dự án mẫu do Cơ quan phát triển năng
lượng và công nghệ mới Nhật bản (NEDO) cấp vốn cho đơn vị được ủy quyền
đầu tư là Công ty MYCOM, đại diện cho phía Nhật Bản thực hiện thông qua
việc tài trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam toàn bộ phần thiết bị,
chuyển giao công nghệ kỹ thuật, đào tạo đội ngũ công nhân, kỹ thuật lành nghề.
Dự án thực hiện lắp đặt ba hệ thống sản xuất mới: Hệ thống tái nén hơi (VRC),
hệ thống thanh trùng kiểu tuy nen, hệ thống làm lạnh. Các thiết bị sản xuất của
Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4. Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá
STT Khu vực Thiết bị
I. Dây chuyền 1: Lắp đặt năm 1994 và đưa vào vận hành năm 1995
1 Nhà nấu - Các nồi nấu được chế tạo trong nước và được thay mới
24
năm 2004 do Tập đoàn Dolyco chế tạo và lắp đặt
- Nồi lọc do Steniker của Cộng hoà liên Bang Đức chế
tạo và lắp đặt năm 2006
- Các loại bơm, máy hạ nhiệt nhập từ Cộng hoà Liên
Bang Đức trong giai đoạn 2002 – 2006
- Hệ thống điều khiển: tự động hoá và bán tự động phần

mềm tiên tiến
2
Phân xưởng
men
- Tăng lên men: Chế tạo trong nước năm 1994, 2006,
2007
- Hệ thống đường ống, van, máy bơm: Nhập khẩu Cộng
hoà Liên bang Đức
- Máy lọc Kisnger: 02 máy sản xuất năm 1995, 2004 của
Cộng hoà Liên Bang Đức
3
Dây chuyền
chiết
Do hãng KRONES Cộng hoà Liên Bang Đức chế tạo
năm 1995 và năm 1997 với công suất 15000 chai/giờ.
Đây là một trong những dây chuyền đóng chai hiện đại
của nước Đức. Dây chuyền này có ưu điểm nổi trội như:
Độ chính xác cao, đảm bảo độ tinh khiết của sản phẩm,
có độ tin cậy trong sản xuất
II. Dây chuyền 2:
1
Nấu và lên
men
Do Steinecker của Đức chế tạo và lắp đặt năm 2004 (dây
chuyền men và nấu) sản xuất có công suất 20 triệu
lít/năm. Dây chuyền này được điều khiển tự động hoàn
toàn, thuộc công nghệ mới và hiện đại trong ngành Bia
Việt Nam
2 Chiết chai Dây chuyền chiết bia do hãng Krones của Đức chế tạo và
lắp đặt đồng bộ trong năm 2008 với công suất 22000

chai/giờ. Dây chuyền này được đánh giá là hiện đại nhất
hiện nay tại Việt Nam. Với hệ thống thiết bị công nghệ
25

×