Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần Phổ Yên, Phổ Yên, Thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên.
Kháo luận được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Bộ môn
Quản lý môi trường- Khoa Tài nguyên môi trường và các cán bộ của Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý môi
trường đã truyền cho em những kiến thức cơ bản về sản xuất sạch hơn và các
cán bộ trong Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên đã giúp đỡ em trong thời gian
thực tập.
Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy TS. Ngô Thế Ân
và CN. Cao Trường Sơn –GV. Bộ môn Quản lý môi trường đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thu Huyền
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tổng quan về đánh giá SXSH tại các ngành cụ thể từ năm 1999. . Error:
Reference source not found
Bảng 2: Các nghiên cứu SXSH điển hình trên cả nước . .Error: Reference source
not found
Bảng 3 : Các điển hình áp dụng SXSH trên địa bàn Thái Nguyên Error:
Reference source not found
Bảng 4 : Các nguyên nhiên liệu chính sử dụng Error: Reference source not found
Bảng 5: các máy móc sản xuất trong Xí nghiệp Error: Reference source not
found
Bảng 6: Cân bằng vật chất trong quy trình sản xuất vòng bi Error: Reference
source not found
Bảng 7: Đặc tính chất thải trong quá trình sản xuất của XN Error: Reference
source not found


Bảng 8: Chi phí dòng thải Error: Reference source not found
Bảng 9: Phân tích nguyên nhân dòng thải Error: Reference source not found
Bảng 10: Các giải pháp sản xuất sạch hơn tại Xí nghiệp.Error: Reference source
not found
iii
iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Sơ đồ cân bằng vật chất Error: Reference source not found
Hình 2. Sơ đồ quá trình sản xuất công nghiệp Error: Reference source not found
Hình 3 . Sơ đồ hệ thống thứ bậc quản lý môi trường.Error: Reference source not
found
Hình 4: Các giải thưởng của Công ty CPCK Phổ Yên Error: Reference source
not found
Hình 5: Sơ đồ tổ chức quản lý công ty CPCK Phổ Yên. Error: Reference source
not found
Hình 6 : Sơ đồ tổ chức sản xuất ở công ty Error: Reference source not found
Hình 7: Các sản phẩm của Xí nghiệp Error: Reference source not found
Hình 8 : Quy trình sản xuất vòng bi Error: Reference source not found
Hình 9: Sơ đồ dòng quá trình sản xuất vòng bi Error: Reference source not found
v
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ bao đời nay sự tăng trưởng kinh tế luôn là cốt lõi của quá trình phát
triển. Tuy nhiên làm thế nào để tăng trưởng kinh tế đảm bảo yêu cầu cuộc sống
cho con người mà không làm tổn hại đến môi trường lại là vấn đề nhức nhối.
Nhưng bất kỳ một quá trình sản xuất công nghiệp nào đều phát sinh chất thải và
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Đầu tư để xử lý
chất thải, bảo vệ môi trường luôn được coi là một loại đầu tư không sinh lợi. Kết
hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường hay nói cách khác là kinh tế phát

triển mà tài nguyên thiên nhiên vẫn đảm bảo đủ cân bằng để có môi trường
trong lành là một bài toán khó.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ trong cuộc sống con người là sự suy giảm
ngày càng nghiêm trọng của chất lượng môi trường sống. Lợi ích kinh tế cần
song hành cùng lợi ích môi trường, người tiêu dùng đã yêu cầu cao hơn về sản
phẩm,họ mong muốn các sản phẩm thân thiện với môi trường và bởi vậy các
nhà sản xuất phải có những công nghệ sản xuất sạch để mở rộng thị trường tiêu
thụ của mình.
Từ trước những năm 1980, cách tiếp cận và ứng phó với các vấn đề ô
nhiễm theo hướng chính là “kiểm soát ô nhiễm" hay còn gọi là “phản ứng và xử
lý”. Trên thực tế mọi giải pháp xử lý chất thải trên được thực hiện sau khi đã có
chất thải, là hình thức chuyển trạng thái ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác sao
cho giảm về lượng cũng như mức độ ô nhiễm và độc hại. Các công nghệ kiểm
soát ô nhiễm (các nhà máy xử lý nước thải, thiết bị xử lý khí thải như lọc ướt,
cyclon lọc bụi, lò đốt, bãi chôn lấp) được triển khai ở các nhà.
Trong vòng những năm 80 trở lại đây, “sản xuất sạch hơn” được áp dụng
rộng rãi ở các nước trên thế giới với mục đích giảm phát thải vào môi trường tại
1
nguồn trong các quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận chủ động,
theo hướng “dự đoán và phòng ngừa” ô nhiễm từ chất thải phát sinh trong các
hoạt động sản xuất công nghiệp.
Ở nước ta sản xuất sạch hơn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp mặc dù
trên thế giới vấn đề này đã được áp dụng thành công. Bằng cách áp dụng SXSH
để đấu tranh với vấn đề ô nhiễm và chất thải, mức độ phụ thuộc vào các giải
pháp cuối đường ống có thể được giảm bớt và trong một số trường hợp có thể
loại bỏ hoàn toàn. Với nguồn vốn và khả năng kỹ thuật còn hạn chế, việc áp
dụng sản xuất sạch hơn chắc chắn sẽ giúp cho lợi nhuận của các doanh nghiệp
tăng lên. Vì những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm
năng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần Phổ Yên, Phổ Yên, Thái Nguyên”.
1.2 Mục đích, yêu cầu

* Mục đích
Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn ở công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên,
Từ đó để ra nhưng giải pháp nhằm nâng cao năng suất cho quá trình sản xuất
của công ty.
*Yêu cầu
- Nội dung nghiên cứu phù hợp và đáp ứng được mục tiêu đề ra của đề tài
- Các số liệu, kết quả nghiên cứu trung thực, chính xác và khoa học.
2
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn
2.1.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn của UNEP.[1]
Theo UNEP - chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc : Sản xuất
sạch hơn là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường phòng ngừa tổng
hợp đối với các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm làm tăng hiệu quả
tổng thể và làm giảm các nguy cơ đối với con người và môi trường.
* Đối với các quy trình sản xuất : SXSH bao gồm việc bảo quản nguyên
liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính
độc hại của tất cả các chất thải gây ô nhiễm ngay tại nguồn thải.
* Đối với các sản phẩm : SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu
cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ khi thiết kế đến khi thải bỏ.
*Đối với các dịch vụ : SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết
kế và phát triển các dịch vụ.
Các khái niệm khác như hiệu quả sinh thái, giảm thiểu chất thải hay
phòng ngừa ô nhiễm đều có chung một mục tiêu là loại trừ/giảm thiểu ô
nhiễm/chất thải ngay tại nguồn gốc, nơi chúng được sinh ra. Tuy nhiên, chiến
lược SXSH khác ở chỗ đây là một hệ thống các phương pháp, thủ tục đánh giá
các nguyên nhân gây ra ô nhiễm/chất thải và phát triển các phương án có thể
được áp dụng trên thực tế. Hệ thống này được thiết kế một cách có bài bản,
nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể. Hơn nữa, nội dung chiến lược

SXSH còn bao gồm hệ thống quản lý SXSH được xác định rõ ràng cho phép
liên tục cải thiện tình hình kinh tế và môi trường của đơn vị.
SXSH không chỉ là chiến lược trong lĩnh vực môi trường, vì nó còn bao
gồm trong mình cả những nội dung kinh tế quan trọng. Trong bối cảnh của chiến
lược này, chất thải được coi là một loại "sản phẩm" có giá trị kinh tế âm. Mọi
3
hoạt động làm giảm mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, ngăn ngừa hoặc làm
giảm bớt việc phát sinh chất thải, đều có tác dụng nâng cao năng suất, đem lại
lợi ích kinh tế cho xí nghiêp.
Cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa còn có nghĩa rằng các vấn đề về môi
trường phải được giải quyết trước khi chúng có thể phát sinh. Tức là, ngay từ
khâu lựa chọn các quy trình, các loại nguyên liệu, mẫu thiết kế, phương tiện vận
tải, dịch vụ, v.v… Các tiếp cận này giúp giải quyết có hiệu quả vấn đề tiêu chí
tài nguyên vì rằng ô nhiễm không những chỉ làm xuống cấp môi trường, mà còn
là dấu hiệu cho thấy tính kém hiệu quả của quy trình sản xuất hoặc quản lý. Trên
thực tế SXSH có nghĩa là :
* Tránh hoặc giảm bớt lượng chất thải được sản xuất ra;
* Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu;
* Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có ích cho môi trường;
* Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường;
* Giảm chi phí và tăng lợi nhuận; [12]
2.1.2. Các loại hình và mục tiêu điển hình của SXSH.
SXSH đòi hỏi các doanh nghiệp áp dụng liên tục một chiến lược môi
trường phòng ngừa tổng hợp bao gồm nhiều loại hình giải pháp với các mục tiêu
cụ thể khác nhau nhưng đều nhằm làm tăng hiệu quả tổng thể và làm giảm nguy
cơ đối với con người và môi trường. Theo tính chất có thể chia các giải pháp
SXSH thành các nhóm như sau:
* Các giải pháp quản lý nội vi : là những biện pháp liên quan đến thay
đổi thực tiễn hiện tại hoặc sử dụng các biện pháp mới trong vận hành và bảo
dưỡng thiết bị, nhằm làm tăng hiệu suất hoạt động của trang thiết bị hiện có, tiết

kiệm năng lượng và chi phí trong quá trình vận hành.[2]
* Các giải pháp liên quan đến thay đổi nguyên vật liệu: thay nguyên vật
liệu đầu vào bằng các loại không hoặc ít độc hại hơn đối với môi trường và con
4
người, các nguyên vật liệu có chất lượng tốt hơn nhằm làm giảm phát sinh chất
thải trong quá trình sản xuất.[2]
* Các giải pháp cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động : các giải
pháp này nhằm mục đích vận hành các công đoạn sản xuất đạt hiệu quả cao hơn,
sử dụng ít nguyên liệu đầu vào hơn và thải ra ít hơn. Giải pháp này thường liên
quan đến đào tạo công nhân hoặc bổ sung thiết bị giám sát, kiểm soát quá trình.
[2]
* Các giải pháp thay thế cải tiến thiết bị: Các giải pháp được thực hiện
nhằm giảm lượng tiêu hao và thất thoát nguyên vật liệu, giảm lượng phát thải
vào môi trường, cải thiện độ an toàn trong môi trường làm việc của công nhân.
[2]
* Các giải pháp thay đổi công nghệ, trình tự hoặc phương pháp tổng hợp
như giảm thiểu phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất .[2]
* Các giải pháp tái chế/ tái sử dụng hoặc tận thu các nguồn vật liệu bị
thải ra ngay trong quy trình sản xuất đó hoặc sử dụng cho mục đích khác ngay
trong phạm vi công ty.[2]
* Các giải pháp thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các
yêu cầu đối với sản phẩm đó nhằm tiết kiệm lượng tiêu thụ nguyên vật liệu và
các hoá chất thải độc hại, tạo ra dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.[2]
Trong các loại giải pháp nêu trên, các giải pháp quản lý nội vi và một số
giải pháp cải tiến trong quy trình sản xuất thường là những giải pháp không tốn
hoặc tốn rất ít chi phí nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả không nhỏ, có thể thực
hiện ngay và thường xuyên; Các giải pháp còn lại tuỳ theo trường hợp cụ thể có
thể đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn hoặc gặp những hạn chế về công nghệ và khả
năng thực hiện, vì vậy việc thực hiện sẽ có thể chậm hơn.
2.1.3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn.

Việc áp dụng rộng rãi các biện pháp SXSH có thể mang lại những lợi ích
rất đáng kể cả về phương diện kinh tế và phương diện môi trường. Sử dụng có
5
hiệu quả hơn các nguồn nguyên vật liệu và tối ưu hoá nguyên vật liệu, năng
lượng; điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm xuống và tiết kiệm được chi
phí quản lý chất thải.[2]
2.1.3.1. Lợi ích kinh tế của Sản xuất sạch hơn.
2.1.3.1.1. Sản xuất sạch hơn giúp năng suất lao động được tăng lên.
Sản xuất sạch hơn làm cho hiệu quả sản xuất cao hơn, có nghĩa là có
nhiều sản phẩm hơn được sản xuất ra trên một đơn vị đầu vào nguyên nhiên vật
liệu thô. Điều này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho cơ sở sản xuất đó, chẳng
hạn như giảm tỷ lệ sai hỏng sản phẩm, năng cao chất lượng sản phẩm khi cơ sở
áp dụng các cải tiến của sản xuất sạch hơn hay đơn giản hơn là quản lý quá
trình sản xuất chặt chẽ hơn. Tăng năng suất thông qua ứng dụng sản xuất sạch
hơn : Hiệu quả và năng suất các hoạt động của một công ty có thể được cải thiện
đáng kể bằng nhiều cách và những lợi ích chủ yếu của sản xuất sạch hơn mang
lại là:
- Độ tin cậy cao hơn của thời gian biểu và các kế hoạch ngân sách.
- Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn nguyên vật liệu.
- Cải tiến điều kiện làm việc.
- Giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý về môi trường.[3]
2.1.3.1.2. Giảm chi phí tổng thể.
Sản xuất sạch hơn giúp tối ưu hoá các quy trình sản xuất và sẽ giúp cho
lượng chất thải phát sinh được giảm bớt, do mức tiêu thụ nguyên vật liệu, năng
lượng và nước được giảm bớt. Vì thế, các chi phí cũng giảm đi đáng kể. Các chi
phí hoạt động bảo vệ môi trường không còn là những chi phí bổ sung như trước
nữa, nhờ vào việc giảm bớt các chi phí đầu vào như chi phí cho nguyên vật liệu,
năng lượng, hoặc dịch vụ bị biến thành phế thải trong quá trình sản xuất và chi
phí để xử lý chất thải. Như vậy, có thể thấy sản xuất sạch hơn về tổng thể có thể
giúp cho các doanh nghiệp giảm được những chi phí này.[3]

6
2.1.3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện do tăng lợi thế so sánh.
Hiện nay do nhận thức của người tiêu dùng ngày một tăng cao nhu cầu về
các sản phẩm xanh trên thị trường ngày càng nhiều đặc biệt là thị trường quốc
tế. Chính vì vậy, áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ làm tăng lợi thế so sánh của công
ty trên trường quốc tế. Các công ty có hiện trạng môi trường tốt và các sản phẩm
đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường sẽ có lợi thế trên thị trường.[3]
2.1.3.1.4. Sản xuất sạch hơn là con đường tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài
chính.
Hiện nay, quản lý môi trường hiệu quả là một điều kiện tiên quyết đối với
bất kỳ một đề xuất hỗ trợ tài chính nào. Các tổ chức tài chính ngày càng quan
tâm đến sự xuống cấp của môi trường. Hơn bao giờ hết, những dự án tìm kiếm
vốn vay hay trợ giúp tài chính ngày càng được xem xét kỹ lưỡng về triển vọng
môi trường. Sản xuất sạch hơn tạo ra một hình ảnh môi trường tích cực của tổ
chức vay tiền và do vậy cải thiện được sự tiếp cận đến với các nguồn tài chính
của các tổ chức này.[1]
2.1.3.1.5. Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000.
Sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều để thực hiện hệ
thống quản lý môi trường như ISO 14000 vì rất nhiều các công việc ban đầu khi
tiến hành đánh giá để nhận chứng chỉ ISO 14000 đã được tiến hành thông qua
đánh giá sản xuất sạch hơn . Chứng chỉ ISO 14000 sẽ đem lại khả năng tiếp cận
thị trường xuất khẩu tốt hơn và mở ra tiềm năng cũng như khả năng cạnh tranh
cho công ty.[1]
2.1.3.2. Lợi ích môi trường của sản xuất sạch hơn .
Về cơ bản ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm
để phòng ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải vì vậy sản xuất sạch hơn có ý
nghĩa rất lớn đối với môi trường.
7
2.1.3.2.1. Môi trường được cải thiện một cách liên tục.
Sản xuất sạch hơn làm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng nước hoặc

năng lượng, hay giảm thiểu chất thải, giảm lượng nguyên vật liệu độc hại hoặc
kém chất lượng được đưa vào sử dụng, giảm thiểu lượng tiêu thụ tài nguyên
thiên nhiên và mức độ độc hại của chất thải làm cho sản phẩm trở nên dễ chấp
nhận hơn xét trên khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
trên quan điểm môi trường. Ảnh hưởng trực tiếp là tải lượng ô nhiễm thải vào
môi trường giảm đi, chất lượng môi trường được cải thiện.
Sản xuất sạch hơn còn giúp cải thiện điều kiện làm việc do chất lượng
nước, không khí được bảo vệ tốt hơn.[12]
2.1.3.2.2. Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường, giảm bớt các nghĩa vụ
pháp lý .
Giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây ra chất thải có nghĩa là dễ
dàng thoả mãn các quy định và tiêu chuẩn về môi trường, làm giảm các tác động
không tốt đến môi trường do cơ sở công nghiệp gây nên tạo điều kiện phát triển
bền vững.[12]
2.1.3.2.3. Đáp ứng quan điểm cân bằng vật chất.
Sản xuất sạch hơn tránh được hay giảm thiểu được các chất thải và ô
nhiễm trước khi chúng sinh ra.Theo các nhà kinh tế cổ điển : Nền kinh tế được
trình bày như một hệ thống khép kín và tuyến tính.
Có một điều không hoàn toàn thoả đáng trong mô hình này đó chính là
môi trường tự nhiên. Việc bỏ sót không coi môi trường là một thành tố của hệ
thống kinh tế là hiện tượng khá phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất.
Đây thực sự là một thiếu sót lớn, vì các gia đình và các xí nghiệp đều có tác
động qua lại đối với môi trường tự nhiên. Có một điều không hoàn toàn thoả
đáng trong mô hình này đó chính là môi trường tự nhiên. Việc bỏ sót không coi
môi trường là một thành tố của hệ thống kinh tế là hiện tượng khá phổ biến
8
trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Đây thực sự là một thiếu sót lớn, vì các gia
đình và các xí nghiệp đều có tác động qua lại đối với môi trường tự nhiên.[11]
Vai trò của môi trường tự nhiên có thể chia thành ba nhóm sau :
* Cung cấp nguyên liệu thô.

* Nơi chứa chất thải.
* Cung cấp ngoại ứng tích cực.[10]
Quan điểm cân bằng vật chất được thể hiện qua hình sau:
Hình 1. Sơ đồ cân bằng vật chất [11]
Trong đó :
- M
R
: Tài nguyên tự nhiên dạng nguyên liệu thô.
- R
p
: Chất cặn bã trong sản xuất .
- G : Hàng hoá
- R
c
: cặn bã sau tiêu dùng
- R
d
c
: Chất phát thải ra môi trường.
- R
r
c
: Chất tái tuần hoàn sau tiêu dùng.
- R
d
p
: Chất phát thải ra môi trường sau sản xuất .
- R
r
p

: Chất tái tuần hoàn sau sản xuất .
Sx
R
r
p
M
R
R
d
p
R
d
c
R
c
R
p
R
r
c
G
TT
Môi trường tự nhiên
9
Quan điểm nhìn nhận của động lực học : Định luật bảo toàn vật chất và
năng lượng:
M
'
R
= R

d
p
+ R
d
c
R
d
p
= R
p
- R
r
p
R
d
c
= R
c
- R
r
c
= G - R
r
c
M
R
= R
p
+ G - (R
r

p
+ R
r
c
) (1)
Nguyên lý của nâng cao chất lượng môi trường là giảm thiểu tối đa việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên dạng nguyên liệu thô M
R
. Dựa trên cơ sở cân
bằng (1) để giảm thiểu tối đa M
R
ta có các phương án sau:
Thứ nhất: Giảm R
p
: giảm tối đa chất cặn bã sau sản xuất, phương án này
có khả thi nhưng phải đầu tư cho quy trình công nghệ sản xuất. Hiện nay, giảm
dần các chất thải vào môi trường đã đang và sẽ giúp con người thực hiện những
mong muốn này mà đôi khi không cần tới lượng đầu tư quá lớn, thậm chí không
cần phải có đầu tư ban đầu nhờ áp dụng SXSH.
Thứ hai: Giảm G : tức là giảm sản xuất hàng hoá không phù hợp với mục
tiêu của sản xuất sạch hơn.
Thứ ba: Tăng R
r
p


+ R
r
c
: tăng khả năng sử dụng chất tái tuần hoàn sau sản

xuất và sau tiêu dùng. Biện pháp này có tính khả thi do bản chất kinh tế và bản
chất kỹ thuật. Vì vậy, phải đầu tư cho công nghệ có khả năng tái chế, sản xuất
sạch hơn sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
SXSH giúp tối ưu hoá quá trình, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật
liệu có nghĩa là với cùng lượng nguyên vật liệu đầu vào thì số lượng sản phẩm
đầu ra sẽ tăng lên và ít chất thải hơn ở đầu ra. Như vậy, phương trình cân bằng
vật chất mới sẽ có dạng như sau :
[11]
MR = R
p
↓ + G↑ - (R
r
p
↑ + R
r
c
↑)
10
2.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của sản xuất sạch hơn
Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường do khí
thải, nước thải và chất thải rắn:
Hình 2. Sơ đồ quá trình sản xuất công nghiệp [12]
Giai đoạn trước những năm 1960 khi nền công nghiệp chưa phát triển, khi
mà chất thải của các quá trình sản xuất và tiêu dùng được đổ hoàn toàn ra môi
trường trong khi vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm nhiều, hay con
người vẫn còn nghĩ đó là vấn đề của tự nhiên vì vậy con người chỉ biết đổ chất
thải vào môi trường. Triết lý về một thế giới vô tận với các nguồn lực không bao
giờ cạn và khả năng tiếp nhận và hấp thụ vô hạn độ các chất thải đã từng là đòn
bẩy phát triển công nghiệp suốt từ sau thời kì cách mạng công nghiệp. Các quá
trình sản xuất công nghiệp hiện tại điều tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng đầu

vào và phát sinh chất thải ở đầu ra dưới các dạng khác nhau. Để bảo vệ môi trường
cho đến nay đã có nhiều loại phương án được áp dụng và trên cơ sở cân nhắc các
chi phí - lợi ích của chúng người ta đã xếp thứ bậc của các phương án này từ
phương án được ưa chuộng nhất đến phương án ít được ưa chuộng nhất.[1]
Theo cách tiếp cận truyền thống, việc bảo vệ môi trường tập trung chủ
yếu vào giải quyết các loại chất thải sau khi chúng đã được phát sinh, tức là xử
lý cuối đường ống. Các nhà sản xuất công nghiệp sẽ thực hiện xử lý các chất phế
11
thải bằng cách vận chuyển chất thải đem đổ bỏ hoặc tái chế/tái sử dụng bên
ngoài nhà máy. Cách làm này đòi hỏi những khoản chi phí (xử lý, nộp phí, vận
chuyển, sự cố…) và vì thế luôn bị xem là tạo ra gánh nặng tài chính cho doanh
nghiệp nên không được các doanh nghiệp thực hiện một cách hăng hái và tích
cực. Cách tiếp cận cuối đường ống như vậy đã trở nên lạc hậu và không còn
thích hợp nữa bởi tính không chủ động, ít hiệu quả; hơn nữa năng lực thu gom,
xử lý chất thải và khả năng hấp thụ của môi trường không thể theo kịp với đà gia
tăng chất thải ngày càng nhiều trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hiện
nay, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng một cách tiếp cận mới tiên tiến theo
kiểu phòng ngừa tổng hợp trong quản lý môi trường. theo cách tiếp cận này các
doanh nghiệp thực hiện và tránh phát sinh chất thải ngay tại nguồn. Cách tiếp
cận mới này khác cơ bản với cách tiếp cận xử lý cuối đường ống ở thời điểm
thực hiện, đây là cách tiếp cận theo hướng dự đoán và phòng ngừa trước khi
chất thải sinh ra. Cách tiếp cận mới này được biết đến với tên gọi SXSH.[1]
Hình 3 . Sơ đồ hệ thống thứ bậc quản lý môi trường[12]
S¶n xuÊt s¹ch h¬n
Phòng ngừa phát sinh chất thải
Tái chế/ tái sử dụng tại chỗ
Tái chế, tái sử dụng bên ngoài
Tái chế/ làm lại, thu gom xử lý chất
thải bên ngoài
Kiểm soát/ xử lý

Đổ chất thải
Ưa
chuộng
nhất
Ít ưa
chuộng
nhất
12
2.2. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Sản xuất sạch hơn trên thế giới
Với hiện trạng môi trường do các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra,
nhiều doanh nghiệp đang đứng trước sự lựa chọn di chuyển ra ngoài thành phố
hoặc đầu tư xử lý chất thải để ở lại Thành phố. Điều quan trọng nhất hiện nay là
cần nghiên cứu kịp thời vận dụng thích hợp các bài học kinh nghiệm của các
nước trên thế giới về bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp để có sự
phát triển bền vững.
Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy việc áp dụng SXSH có thể
giảm được 30% tải lượng ô nhiễm. Ngày nay, SXSH đã được áp dụng thành
công ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, CH Séc, Tazania,
Mêhicô, …và đang được công nhận là một các tiếp cận chủ động, toàn diện
trong quản lý môi trường công nhiệp. Đầu tư cho SXSH thường có thời hạn
hoàn vốn ngắn, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất, cho
phép các ngành công nghiệp xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về
môi trường. [11]
Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến sản xuất sạch hơn là rất
cao đối với nhiều doanh nghiệp ở châu Á. Đơn cử trong ngành giấy có thể lên
tới 50 USD trên một tấn giấy. Bên cạnh đó, chi phí sử lý nước thải trong nhiều
nhà máy có thể giảm đi 15-20 USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng giảm
khoảng 50 - 100 kwh/tấn giấy, ở các nhà máy quy mô nhỏ thông qua việc nâng
cao hiệu suất, giảm thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế. Không chỉ trong ngành

giấy mà cả các ngành hoá chất, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, dược phẩm, xi
măng … cũng đạt được kết quả tương tự. Đương nhiên các tiềm năng này thay
đổi tùy theo hiện trạng và quy mô sản xuất của từng nhà máy.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng
hoạt động về sản xuất sạch hơn trên cơ sở các chương trình hợp tác với UNEP
về "Công nghệ và Môi trường" được khởi sướng từ năm 1990 để đẩy mạnh áp
13
dụng chiến lược phát triển bền vững. Hội đồng doanh nghiệp thế giới
(WBCSD) đã thành lập các tổ công tác đề cập tới những vấn đề xây dựng chính
sách, quản lý môi trường (Hiệu suất sinh thái, đánh giá về môi trường,…).
Tháng 6/1997, Hội nghị Bộ trưởng các nước trong tổ chức Hợp tác Kinh tế châu
Á-Thái Bình Dương (APEC) đã chấp nhận chiến lược sản xuất sạch hơn và đưa
vào thực hiện trong chương trình làm việc của tất cả các tổ công tác
(ANZECC,1999). Tại Việt Nam, ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT
Chu Tuấn Nhạ đã ký tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn khẳng định cam
kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.[11]
2.2.2. Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam.
Sản xuất sạch hơn có vai trò đặc biệt quan trọng tại các nước đang phát
triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, vì tại các nước này việc tiêu thụ
nguyên vật liệu và năng lượng tại các xí nghiệp còn ở mức tương đối cao. Việt
Nam là một trong những nước đang tiếp cận và áp dụng sản xuất sạch hơn, chủ
yếu là ở các doanh nghiệp công nghiệp.
2.2.2.1. Quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam và kết quả thu được.
Tại Việt nam, một nước nông nghiệp là chủ yếu nhưng trong những năm
gần đây chiến lược CNH - HĐH, nền công nghiệp Việt Nam đang được chú
trọng, hiện nay Việt Nam đã có trên 6000 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công
nghiệp khác nhau, trong đó các ngành phát triển mạnh như: dệt, may, hoá chất
thực phẩm…, song song với quá trình phát triển đó ô nhiễm môi trường cũng
ngày một gia tăng, do chất thải từ các nhà máy thải ra với khối lượng ngày càng
lớn, thành phần gây ô nhiễm ngày càng phức tạp và tính độc ngày càng tăng,

đồng thời sức chịu đựng của môi trường ngày càng giảm sút nhanh tróng, lý
thuyết SXSH ra đời đã được Việt Nam triển khai ở mức thăm dò và từng bước
nghiên cứu, vận dụng từ những năm 1998. Trong 6 tháng đầu có 13 doanh
nghiệp tham gia trình diễn kỹ thuật, thông qua các giải pháp ngắn và trung hạn.
Các doanh nghiệp thuộc ngành dệt đã tiết kiệm được > 1tỷ đồng/năm, ngành
14
giấy từ 1,3 đến 2,2 tỷ đồng/năm; ngành chế biến thực phẩm là 0,3 tỷ đồng/năm
và ngành sản phẩm kim loại là 0,1 đến 0,5 tỷ đồng/năm.[9]
Từ góc độ môi trường, việc giảm tiêu thụ nguyên - nhiên liệu đã dẫn đến
giảm 15 đến 20% nước thải với tải lượng hữu cơ cao nhất là 30%; lượng khí nhà
kính phát giảm 5 đến 35% và các hoá chất, chất thải rắn giảm đáng kể.[15]
Cho đến hết năm 2001 qua tổng kết 26 doanh nghiệp áp dụng SXSH kết
quả thu được được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Tổng quan về đánh giá SXSH tại các ngành cụ thể từ năm 1999.
[15]
Ngành
Số
công
ty
Sản phẩm Địa điểm
Thời gian
bắt đầu tiến
hành SXSH
Lợi nhuận hàng năm tính
đến năm 2001
Dệt 4 Chỉ, khoá
kéo, sợi
nhuộm
Nam Định
Hà Nội

TP.HCM
1999 Tiết kiệm 115.000$.
Giảm tới 14% ô nhiễm
không khí, 14% các chất khí
gây hiệu ứng nhà kính
GHG, 20% hoá chất sử
dụng, 14% tiêu thụ điện và
14% tiêu thụ dầu FO
Thực phẩm
và bia
4 Thạch
trắng, bia,
hải sản.
Hải phòng
Ninh Bình
Đà Nẵng
TP.HCM
1999 Tiết kiệm 55.000$.
Giảm 13% ô nhiễm không
khí, 78% GHG, 34% chất
thải rắn, 40% hoá chất sử
dụng, 78% tiêu thụ điện,
13% tiêu thụ than.
1 Mỳ Thành
phố.HCM
2000 Tiết kiệm 300.000$.
Các lợi ích khác chưa được
đánh giá.
15
1 Đường Cần Thơ 2001 Tiết kiệm 125.000$.

Các lợi ích khác chưa được
đánh giá.
Giấy và
bột giấy
3
Giấy in,
giấy
tissuse và
carton
Phú Thọ,
TP.HCM
1999 Tiết kiệm 344.000$.
Giảm 35% ô nhiễm không
khí, 15% GHG, 20% thất
thoát sơ sợi, 30% nước thải,
24% tiêu thụ điện, 16% FO,
20% tiêu thụ than.
6 TP.HCM
Phú Thọ,
Hoà Bình,
Đồng Nai.
2001 Tiết kiệm 560.000$.
Các lợi ích khác chưa được
đánh giá.
Kim loại 2 Dây lưới
và ống
thép
Nam Định
Hải Phòng
1999 Tiết kiệm 357.000$.

Giảm 15% ô nhiễm không khí,
20% chất thải rắn, 5% tiêu thụ
điện, 15% tiêu thụ than.
Các ngành
khác
3 Giầy Cần Thơ 2001 Tiết kiệm 33.000$.
Giảm 50% tiêu thụ FO,
19% tiêu thụ điện.
1 Thuốc trừ
sâu
Cần Thơ 2001 Giảm 0,1% thành phần hoạt
tính (1684kg).
Các lợi ích khác chưa được
đánh giá.
2 Xi măng Cần Thơ 2001 Tiết kiệm 249.000$.
Giảm 2% Clinker, 14% thạch
cao và 7,4% tiêu thụ điện.
Nhận xét: Bảng trên cho thấy, hiệu quả kinh tế khi áp dụng SXSH đối với
các ngành, các doanh nghiệp là rất lớn do các doanh nghiệp tiết kiệm được
nguyên vật liệu, năng lượng và giảm thiểu chất thải. Những lợi ích môi trường
cũng rất đáng kể qua việc giảm chất thải, giảm sử dụng nguyên vật liệu đầu vào,
16
giảm thất thoát nguyên vật liệu năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tối
ưu hoá quá trình sản xuất. Điều này có thể nhận thấy trong bảng Nghiên cứu tình
hình sản xuất sạch hơn trong cả nước năm 2010, qua đó thấy được các tiến bộ
mà các doanh nghiệp trong cả nước thu được sau quá trình áp dụng các biện
pháp sạch hơn.
Bảng 2: Các nghiên cứu SXSH điển hình trên cả nước [13]
STT Công ty
VĐ cần giải

quyết
Giải pháp AD Lợi ích mt Lợi ích KT
1.
CP giấy XNK
Thái Nguyên
Thất thoát
nguyên liệu
Quản lí nội vi
Giảm 4% tiêu thụ
nguyên liệu
-Tiết kiệm
108trVNĐ/năm.
-Thu hồi vốn sau
20 ngày.
Xơ sợi lẫn
trong nước
thải từ khâu
ngâm ủ
Tuần hoàn-
tái sử dụng
-Thu hồi 44% bột
giấy thô.
- Giảm 30% nước
tiêu thụ
- Tiết kiệm
315trVNĐ/ năm.
- Thu hồi vốn sau
14 tháng.
2.
CP bia rượu

Sài Gòn- Đồng
Xuân
Giảm tiêu
thụ nước và
nước thải
-Tối ưu hóa
quá trình sản
xuất.
- Bổ sung
thiết bị.
-Giảm 225.000m
3
- Giảm tiêu thụ 15l
nước/1l cồn.
- Tiết kiệm
45trVNĐ/ năm.
- Thu hồi vốn sau
3.5 tháng
Cải thiện
năng suất rửa
chai
Thay đổi
công nghệ
- Giảm 3.300m
3
nước thải/ năm.
- Giảm tỷ lện chai vỡ
- Tiết kiệm
550trVNĐ/năm.
- Thu hồi vốn sau

3 năm.
Tổn thất bia
tại khâu bao
hòa do CO
2
bị quá áp làm
trào bia theo
đường xả áp
- Bổ sung
thiết bị.
- Thay đổi
công nghệ
Giảm lượng nước
thải phát sinh từ
21.000l bia/ năm
Tiết kiệm
84trVNĐ/ năm
17
3.
Ngành thủy sản
XN Agrex
Saigon
XN Sản xuất
và chế biến
hang XNK
quận 8
-Lượng nước
rửa lớn.
-Lượng nước
thải cần xử

lý lớn.
-Tiêu thụ
lượng lớn
chất tẩy rửa.
Tối ưu hóa
quá trình sản
xuất
-Tiết kiệm 15-27
m
3
/ngày
- Giảm lượng chất
tẩy rửa
- Tiết kiệm 2,5-4
trVNĐ/ tháng.
- Hoàn vốn sau 3-
6 tháng
4.
Câu lạc bộ thủy
sản
Lượng nước
tiêu thụ và
nước thải lớn
-Quản lí nội
vi.
-Bổ sung
thiết bị
- suất tiêu thụ giảm
20m
3

/ tấn sp.
- giảm 20m
3
/ tấn sp
- tiết kiệm
24trVNĐ/ năm.
- thu hồi vốn sau
5 tháng
5.
Công ty TNHH
sản xuất và
thương mại
Nam Hưng
-Hiệu suất
nồi hơi thấp.
-Chi phí
nguyên liệu
cao
Thay đổi
công nghệ
- giảmphát thải bụi
trong khói thải.
- giảm phát thải 814
tấn CO
2
/ năm
Tiết kiệm 376,8
trVNĐ/ năm.
6.
Công ty CP

mía đường Bến
Tre
Tổn thất
nguyên liệu
Thay đổi
công nghệ
-Giảm tiêu thụ nước
300m
3
nước/ ngày.
-Giảm lượng ô
nhiễm trong nước
thải.
- tiết kiệm 1,3 tỷ
VNĐ/ năm.
- thu hồi vốn sau
2 năm.
7.
Nhà máy Chè
Ngọc Lập Phú
Thọ
Thất thoát
nguyên liệu
Quản lý nội
vi
Giảm phát thải 30
tấn bụi/ năm
Tiết kiệm 212
trVNĐ/ năm
Giảm tiêu

thụ than
Quản lí nội
vi.
Kiểm soát
quá trình sx
Giảm phát thải 275
tấn CO
2
/năm
Tiết kiệm 100tr
VNĐ/ năm
18
2.2.3.2.Các hạn chế khi tiếp cận và thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doanh
nghiệp Việt Nam.
Bài học rút từ các doanh nghiệp đã tham gia chương trình trình diễn kỹ
thuật và thực tế với các doanh nghiệp đã áp dụng sản xuất sạch hơn cho thấy
các hạn chế khi tiếp cận và thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp Việt
Nam như sau :
- Các cấp lãnh đạo các nhà máy chưa có nhận thức đầy đủ về sản xuất
sạch hơn và ngại thay đổi;
- Thiếu các chuyên gia về sản xuất sạch hơn ở các ngành cũng như các
thông tin kỹ thuật. Đồng thời cũng thiếu cả những phương tiện kỹ thuật để đánh
giá hiệu quả của sản xuất sạch hơn;
- Thiếu cả các nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư theo
hướng sản xuất sạch hơn;
- Chưa có động lực của thị trường trong nước thúc đẩy các nhà công
nghiệp do vậy đánh giá sản xuất sạch hơn chưa thành nhu cầu thực sự;
- Chưa có thể chế và tổ chức thúc đẩy sản xuất sạch hơn đi vào thực tiễn
hoạt động công nghiệp;
- Chưa có sự quan tâm đúng mức về sản xuất sạch hơn trong chiến lược

và chính sách phát triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường;
Bên cạnh đó qua thực tế đầu tư triển khai cho các giải pháp sản xuất sạch
hơn ở các Doanh nghiệp, đã rút ra được một số bài học đối với việc duy trì sản
xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp đã thực hiện tiếp cận này, đó là :
- Phần lớn các giải pháp sản xuất sạch hơn được thực hiện (thường là giải
pháp có chi phí thấp) dùng tiền nội bộ, không muốn vay của ngân hàng để đầu
tư cho giải pháp có chi phí lớn vì lãi xuất cao, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục
cho vay còn rườm rà, phức tạp.
19
- Hầu hết các đơn vị thực hiện sản xuất sạch hơn trong các dự án khác
nhau đề chỉ phân tích lợi ích kinh tế một lần mà không tính toán liên tục để theo
dõi lợi ích của các năm tiếp theo.
- Phân tích lợi ích ở đây mới chỉ về mặt tài chính thuần tuý mà chưa phân
tích đến lợi ích kinh tế mở rộng thông qua giảm chi phí xã hội, tăng phúc lợi xã
hội nhờ cải thiện môi trường làm việc và chất lượng môi trường nói chung.
- Lợi ích về mặt kinh tế của các giải pháp chưa tính đến lợi ích do giảm
chi phí xử lý chất thải và chi phí xử lý chất thải chưa tính vào giá thành sản xuất.
- Có rất nhiều giải pháp sản xuất sạch hơn làm giảm nước tiêu thụ nhưng
lợi ích kinh tế của các giải pháp này chưa được xác định rõ ràng do các
doanh nghiệp tự khai thác nước ngầm và chưa tính đủ giá cho loại nguyên liệu
đặc biệt này.
- Các doanh nghiệp luôn muốn có sự hỗ trợ tài chính để thực hiện các giải
pháp sản xuất sạch hơn, song họ không muốn vay tiền của ngân hàng. Có rất ít
các cơ sở được phỏng vấn muốn có sự hỗ trợ về kỹ thuật.
- Một số các công ty liên doanh hay các công ty ở quy mô lớn có thể sử
dụng vốn tự có để đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn, thậm chí các giải
pháp có chi phí cao.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng đầu tư cho các giải
pháp chi phí trung bình và cao, phải vay ngân hàng.
Tiềm năng thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doang nghiệp vừa và nhỏ là

rất lớn do hầu hết các cơ sở này sử dụng thiết bị và công nghệ lạc hậu, mở rộng
nhiều lần nên thiết bị không đồng bộ, chắp vá, bố trí mặt bằng không hợp lý và
quản lý lỏng lẻo, chồng chéo.
2.2.3.3. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại địa bàn tỉnh Thái nguyên
20

×