Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận triết học MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.62 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Học viên thực hiện: Bùi Thanh Thu Thảo
STT: 92
Nhóm : 09
Lớp : Đêm 1
Khóa: 23
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014
LỜI MỞ ĐẦU
Vào đầu thế kỷ XX, Einstein cùng với Planck đã làm một cuộc “cách mạng
khoa học", đưa đến một hệ thống giá trị mới chi phối cuộc sống hàng ngày của
chúng ta. Đó là đóng góp quan trọng nhất của khoa học hiện đại vào tri thức nhân
loại.
Tuy nhiên, nhà triết học người Đức Jaspers đã viết rằng: Cuộc khám phá vũ
trụ cho ta thấy khoa học thực nghiệm chưa hoàn thành được công việc. Triết học
phải tiếp tục công việc mà khoa học bỏ dở, triết học cũng tự mình đứng ra để trả
lời những vấn đề lớn nhất của thời đại. Sự phát triển của khoa học hiện đại đang
chứng minh điều khẳng định trên: nhà khoa học và nhà triết học đã, đang và sẽ
đồng hành với nhau trong sự tiến bước.
Thực chất và ý nghĩa của mối liên hệ giữa triết học với khoa học được
Ăngghen phân tích cụ thể trong qúa trình khảo sát các ngành khoa học khác nhau.
Mặc dù những nghiên cứu của Ăngghen về khoa học xét về mặt kiến thức thì hiện
nay đã trở nên lạc hậu, nhưng xét về mặt triết học, về phương pháp khái quát và
đánh giá thì vẫn chưa hề lạc hậu. Đặc biệt những nghiên cứu của Ăng-ghen về
khoa học dưới góc độ triết học vẫn luôn là những chỉ dẫn phương pháp luận đúng
đắn đối với việc nghiên cứu khoa học và lý luận hiện nay .


Vì thế, việc nghiên cứu mối liên hệ tác động qua lại giữa triết học và khoa học
trong lịch sử phát triển của nhân loại là rất quan trọng và hết sức cần thiết.
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 2
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
I. TRIẾT HỌC
1. Định nghĩa triết học
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan
điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy. Vấn đề
quan hệ giữa vật chất và ý thức (tinh thần) là vấn đề cơ bản của triết học. Nó có
hai mặt: mặt thứ nhất giải quyết vấn đề vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái
nào có sau; mặt thứ hai giải quyết vấn đề con người có khả năng nhận thức được
thế giới hay không.
Triết học ra đời rất sớm, ngay từ khi mới ra đời, triết học đã phân làm hai
phe đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và sự đấu tranh giữa
hai phe ấy đã trở thành quy luật phát triển của triết học. Cùng với cuộc đấu tranh
ấy, trong quá trình phát triển của triết học, cũng xuất hiện và ngày càng biểu hiện
sâu sắc hơn sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy: biện chứng và siêu hình.
2. Vai trò của triết học
Trước hết, khi nói đến vai trò của triết học chúng ta thường nói đến vai trò
thế giới quan và phương pháp luận của nó. Vai trò thế giới quan của triết học được
thể hiện ở chỗ nó cung cấp cho chúng ta cách lí giải về thế giới và vị trí của con
người trong thế giới đó. Như vậy, triết học sẽ cung cấp cho chúng ta cách nhìn
tổng quát về thế giới nói chung và về xã hội loài người nói riêng.
Tuy nhiên, cũng như mọi lí luận, triết học không chỉ làm nhiệm vụ lý giải
những vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng, mà còn
trên cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng cho con người trong hành
động. Vì vậy, một triết học khoa học sẽ giúp con người có sự định hướng đúng
đắn trong hành động. Lịch sử phát triển của khoa học đã chỉ ra rằng mỗi nhà khoa
học, dù có tuyên bố hay không tuyên bố, đều chịu chi phối bởi một loại thế giới
quan hay một hệ thống các quan điểm triết học nhất định. Nhờ đứng trên quan

điểm triết học đúng đắn, nhiều nhà khoa học đã đưa ra những phỏng đoán thiên tài
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 3
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
mà sau nhiều năm đã được khoa học xác nhận. Chẳng hạn, nhờ có quan điểm duy
vật biện chứng, F.Engen đã đưa ra nhiều phỏng đoán có giá trị trong tác phẩm
"Biện chứng của tự nhiên" và cho đến nay hầu hết các phỏng đoán đó đã được
khoa học tự nhiên xác nhận. Hoặc vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX những
thành tựu nổi bật của vật lý học đã dẫn đến cái gọi là "cuộc khủng hoảng trong
khoa học tự nhiên" và là nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm "vật lý
học". Nhưng nhờ có thế giới quan duy vật biện chứng mà Lênin đã vạch ra thực
chất của cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên, đồng thời vạch ra cho các nhà
khoa học tự nhiên con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó.
II. KHOA HỌC
1. Định nghĩa khoa học
Là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy,
được tích lũy trong quá tình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng
những khái niệm, phán đoán, học thuyết.
2. Phân loại khoa học
Ngay từ những thế kỷ trước, theo Ăng-ghen, người ta đã phân chia toàn bộ
nhận thức khoa học ra làm ba phần: phần thứ nhất, những khoa học nghiên cứu về
giới tự nhiên vô sinh (toán học, thiên văn học, vật lý học, hóa học…); phần thứ
hai, những khoa học nghiên cứu về cơ thể sống; và phần thứ ba, những khoa học
lịch sử . Sự phân chia đó vẫn có giá trị nhất định đến tận ngày nay.
Trước đổi mới, ở nước ta tán đồng quan niệm phổ biến trong khối các nước
xã hội chủ nghĩa, phân chia khoa học thành: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật
và khoa học xã hội (hoặc khoa học xã hội và nhân văn). Đáng chú ý là Luật khoa
học và công nghệ (năm 2000) xác định ba lĩnh vực của khoa học, gồm: khoa học
tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.
Nói tóm lại, tùy theo quan điểm và mục đích dẫn đến sự phân chia khoa học
khác nhau. Ngoài những cách phân chia phổ biến trên đây, thì trong những trường

Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 4
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
hợp nhất định, người ta còn phân chia khoa học ra thành: khoa học cơ bản và khoa
học ứng dụng, khoa học cứng và khoa học mềm…
Dù được hiểu như thế nào đi chăng nữa, thì kể từ khi ra đời đến nay, khoa
học đã, đang và ngày càng là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt quan trọng của loài
người, duy chỉ có ở con người. Sự ra đời của khoa học đánh dấu bước trưởng
thành thực sự của con người văn minh, là bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong việc
“giải thích thế giới” và “cải tạo thế giới” của con người.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
Triết học đã đi trước khoa học trên nhiều lĩnh vực, và bằng những tư tưởng
đúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết học đã không những vạch đường cho
khoa học tiến lên và giúp cho khoa học có được phương hướng và những công cụ
nhận thức để khắc phục những khó khăn trở ngại vấp phải trên đường đi của mình.
Vì thế ta có thể nói triết học là khoa học của các khoa học.
Đối với lịch sử khoa học tự nhiên, Ăng-ghen chỉ rõ mối quan hệ giữa triết
học và khoa học đã trải qua những giai đoạn phát triển cơ bản như sau:
Bức tranh triết học đầu tiên là bức tranh triết học tự nhiên về thế giới được
xây dựng trong nền văn hóa cổ Hi Lạp. Vào thời này, khoa học tự nhiên còn ở
trình độ rất thấp,chỉ là những mầm mống của nhận thức khoa học, chưa có vị trí
độc lập, chưa phân ngành và còn nằm trong triết học. Những kiến thức khoa học
còn rời rạc, ít ỏi và chưa có tính hệ thống. Từ đó đã hình thành quan niệm thô sơ
về thế giới – duy vật tự phát. Nó phản ánh được tính chất chung của thế giới
nhưng chưa đầy đủ do thiếu sự phân tích khoa học. Từ những hạn chế đó, nó đã bị
quan niệm siêu hình thay thế.
Trong thời kỳ trung cổ, khoa học tự nhiên và triết học dường như không có
sự phát triển do những ảnh hưởng và tác động nặng nề của tôn giáo.
Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học thoát khỏi sự kiềm chế của tôn giáo và có
bước phát triển thực sự với sự xuất hiện một số ngành khoa học mới như vật lý,
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 5

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
hóa học, sinh vật…tuy nhiên vẫn còn giai đoạn đầu của sự phát triển. Nhìn một
cách toàn diện, khoa học thời kỳ này còn ở giai đoạn thu thập tài liệu, các ngành
khoa học chỉ nghiên cứu từng bộ phận riêng biệt của thế giới và sử dụng phương
pháp thực nghiệm, phân tích là chủ yếu.
Từ nửa sau thế kỷ XVIII, khoa học chuyển từ giai đoạn thu thập sang giai
đoạn tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu. Ăng-ghen đã chứng
minh sự tất yếu chuyển từ quan niệm siêu hình sang quan niệm biện chứng. Trong
lĩnh vực địa chất học, lý thuyết về sự hình thành vỏ trái đất của học giả người
Anh- S.Laien đã thay cho quan niệm về sự sáng tạo đột nhiên của tạo hóa. Ăng-
ghen đặc biệt quan tâm đến những phát minh trong lĩnh vực vật lý và sinh vật. Về
vật lý học có định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Lĩnh vực sinh vật có
học thuyết tế bào của M.Saiden và T.Svanno, chứng tỏ mọi thực thể sinh vật đều
do các tế bào cấu tạo thành và sinh ra, do đó mọi sinh vật trong giới tự nhiên có
mối liên hệ bên trong, giữa thực vật và động vật không còn hoàn toàn cách biệt
như quan niệm siêu hình. Ngoài ra học thuyết Đác-uyn cũng đã chứng minh các
loài động vật có sự tiến hóa từ thấp đến cao, con người có nguồn gốc từ động vật,
đây là một đòn giáng vào quan niệm siêu hình (cho rằng các loài vật không bao
giờ thay đổi ) và quan điểm tôn giáo ( cho rằng thế giới do thượng đế tạo ra).
Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, các ngành khoa học mới được
xây dựng trên cơ sở lý luận chặt chẽ, và được diễn đạt khái quát bằng các công
thức toán học chính xác. Nó mang lại những ứng dụng thiết thực để cải tạo thế
giới, làm tăng sức mạnh của con người trước tự nhiên. Điều này làm cho uy tín
của triết học, mà trước hết là triết học tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng trước
khoa học tự nhiên. Chính bối cảnh lịch sử phức tạp này đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự ra đời trào lưu triết học khoa học mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa thực
chứng.
Chủ nghĩa thực chứng ra đời vào những năm 30-40 của thế kỷ XIX ở Pháp,
sau đó ở Anh với khẩu hiệu “ Bản thân khoa học đã là triết học” , nó được giai cấp
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 6

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
tư sản khuyến khích và tuyên truyền rộng rãi do đáp ứng được nhu cầu củng cố và
phát triển khoa học. Chủ nghĩa này coi tôn giáo và triết học truyền thống chỉ là
một, và khẳng định có sự khác nhau cơ bản giữa triết học truyền thống-tôn giáo và
khoa học. Từ đây nó đã tuyên chiến chống lại tôn giáo, phủ nhận sự tồn tại khách
quan của thế giới vật chất, đã đoạn tuyệt với triết học truyền thống và tự xưng
mình là triết học của khoa học. Chủ nghĩa này phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn thực chứng cổ điển, xuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ XIX,
với những đại biểu là Công-tơ, Spen-xơ, Min-lơ. Họ không thừa nhận bất cứ cái gì
ngoài hiện tượng,không thừa nhận bản chất của sự vật, muốn loại trừ thế giới quan
ra khỏi triết học truyền thống, tự coi mình là đứng trên chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm, mà thực ra triết học của họ là chủ nghĩa duy tâm chủ quan – bất
khả tri.
- Giai đoạn kinh nghiệm phê phán, xuất hiện vào thập niên 70 -90 của thế kỷ
XIX, với hai đại biểu là A-vê-na-ri-út và Ma-khơ. Họ đề xướng quan niệm duy
tâm chủ quan về kinh nghiệm, phủ nhận sự tồn tại của quy luật cũng như của chân
lý khách quan.
- Giai đoạn thực chứng mới, ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và
phát triển cao vào những năm 50 của thế kỷ qua. Giai đoạn này có nhiều chi phái:
+ Chủ nghĩa nguyên tử logic xuất hiện từ năm 1920, với 2 đại biểu là Rút-
xen và Vít-gen-xtanh. Họ cho rằng , yếu tố cấu tạo nên tự nhiên không phải là vật
chất mà là những phán đoán trên cơ sở tri giác- đơn vị logic.
+ Chủ nghĩa thực chứng logic và triết học phân tích: đã đưa chủ nghĩa thực
chứng vào thời kỳ hưng thịnh nhất để rồi sau đó rơi vào thời kỳ tan rã. Trong số
các nhà sáng lập thì Rút-xen là người có ảnh hưởng tương đối lớn.
Mặc dù chủ nghĩa thực chứng có vai trò tích cực giúp một số ngành khoa
học thoát khỏi trình trạng bế tắc nhưng nói chung do coi thường lý luận nên nó
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 7
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
không thể thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại ngày càng mang

tính lý luận .
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, triết học khoa học phương Tây chuyển từ
giai đoạn thực chứng sang giai đoạn hậu thực chứng.Người đặt nền móng cho chủ
nghĩa này là Pốp-pơ- một nhà triết học Anh. Để phê phán quan điểm của chủ nghĩa
thực chứng, Pôp-pơ đã đưa ra 3 lý luận về thế giới 1/Thế giới khách thể vât lý 2/
Thế giới các trạng thái vật lý 3/ Thế giới các sản phẩm hoạt động tinh thần của con
người. Ở đây, Pốp-pơ không phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất,
cũng không phủ nhận khả năng nhận thức của con người. Nhưng ông cho rằng 3
thế giới này tồn tại độc lập nhau, không cái nào quyết định cái nào. Đối với ông
mọi lý thuyết khoa học đều phải chịu sự phê phán mới trở thành khoa học. Điều
này phù hợp với thực tế quá trình phát triển lý thuyết khoa học. Tuy nhiên, Pốp-pơ
mới chỉ mô tả biểu hiện bên ngoài của quá trình đó, chưa nói lên được nguyên
nhân thật sự của quá trình đó là gì và hoàn toàn khác với quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng.
Khi vạch ra sai lầm của chủ nghĩa phủ chứng thô sơ, Pốp-pơ quá đề cao
tính phủ chứng của kinh nghiệm, La-ca-tốt đã khắc phục nó bằng chủ nghĩa phủ
chứng tinh tế. Ông cho rằng tính chất cơ bản của lý luận khoa học là tính mềm dẻo
chịu đựng và tính phụ thuộc lẫn nhau. Khi sự thật kinh nghiệm và lý luận xung đột
nhau thì rất khó xác định lý luận sai hay tri thức bối cảnh không đúng. Và khi
xung đột với sự thật kinh nghiệm , lý luận không nhất thiết bị đào thải mà đòi hỏi
phải điều chỉnh lại để cứu vãn nó. Muốn đánh giá đúng một lý luận nào đó thì phải
đặt nó trong điều kiện, hoàn cảnh mà nó xuất hiện. Như vậy chủ nghĩa phủ chứng
tinh tế coi sự tăng trưởng liên tục của tri thức khoa học là do sự sản sinh và cạnh
tranh của các hệ lý luận khoa học. Dựa trên chủ nghĩa phủ chứng tinh tế, La-ca-tốt
xây dựng lại lịch sử khoa học và thuyết minh quá trình tăng trưởng tri thức khoa
học một cách hợp lý. Điều này nói rằng , chủ nghĩa phủ chứng cố vượt ra khỏi chủ
nghĩa logic, nhưng nó vẫn bị ràng buộc với lý tính logic, trong nó, chủ nghĩa lịch
sử mới chỉ nhú mầm chứ chưa bám rễ vững chắc.
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 8
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học

Và sự xuất hiện của Cun (Kuhn) đã đem lại sức sống mãnh liệt cho chủ
nghĩa lịch sử. Ông cho rằng sự nghiệp khoa học luôn tồn tại các khối cộng đồng
khoa học độc lập nhau, bị chi phối bởi các kiểu mẫu mực khác nhau. Trong đó
khối cộng đồng khoa học là một tập hợp các con người cùng làm công tác nghiên
cứu khoa học, có quan niệm chuyên môn và phong thái tư duy gần nhau. Còn kiểu
mẫu mực dùng để chỉ những quan điểm, lý luận, phương pháp cơ bản của một
cộng đồng khoa học nào đó. Do kiểu mẫu mực trong một cộng đồng khoa học rất
bền vững nên một sự thật đơn lẻ không thể xác chứng hay phủ chứng nó, mà chỉ
có cách mạng khoa học mới làm thay đổi kiểu mẫu mực này bằng kiểu mẫu mực
khác. Khi khái quát nhận định này ông đưa ra lý luận “ Động thái phát triển khoa
học”, trong đó khẳng định mỗi chu trình phát triển của khoa học phải trải qua bốn
thời kỳ là : tiền khoa học, khoa học bình thường, khủng hoảng khoa học và cách
mạng khoa hoc.
- Tiền khoa học là thời kỳ hình thành các quan điểm,lý luận cơ bản đưa đến
sự ra đời của kiểu mẫu mực.
- Khoa học bình thường là thời kỳ cả khối cộng đồng khoa học công nhận và
sử dụng kiểu mẫu mực để tập trung giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nghiên
cứu mà không cần kiểm tra hay thay đổi nó.
- Khủng hoảng khoa học là thời kỳ mà sự kiện bất thường xuất hiện ngày
càng nhiều và gay gắt, còn sự điều chỉnh, bổ sung lý luận hay phương pháp không
còn tác dụng nữa. Một số thành viên chủ trương từ bỏ kiểu mẫu mực cũ và ra sức
xây dựng kiểu mẫu mực mới. Khối cộng đồng khoa học bị phân hóa và chia rẽ khi
hai xu hướng này xung đột mạnh mẽ. Đây là thời kỳ tinh thần phê phán sáng tạo
dâng cao nhất.
- Cách mạng khoa học : là thời kỳ phá bỏ kiểu mẫu mực cũ, xây dựng kiểu
mẫu mực mới đầy sức sống, và cơ cấu lại khối cộng đồng khoa học. Nhờ vậy mà
các sự kiện bất thường cũng trở nên bình thường. Khi kiểu mẫu mực mới được
khẳng định, được củng cố và mở rộng trong khối cộng đồng khoa học thì cuộc
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 9
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học

cách mạng khoa học chấm dứt. Một thời kỳ khoa học bình thường mới đươc xác
lập.
Trong xã hội hiện đại, sở dĩ khoa học nổi bật hơn so với hình thái ý thức
khác là do khoa học khéo léo và biết kết hợp chặt chẽ với nhà nước để can thiệp
mạnh mẽ vào mọi hoạt động khác của con người. Và khi nào khoa học còn quá
nhiều nguyên tắc, chuẩn mực cứng nhắc thì khi đó tính thích ứng của nó với hoàn
cảnh lịch sử càng ít, vì vậy cần phải phấn đấu xây dựng khoa học tự do trong một
xã hội tự do.
Từ sự phân tích quan điểm trên của chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa hậu
thực chứng về sự phát triển tri thức khoa học, chúng ta có thể thấy: những hệ
thống triết học đó đã đặt ra ngoài phạm vi lý luận nhận thức, không thấy mối quan
hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý
tính và quan hệ giữa chúng với thực tiễn. Các quan niệm của họ đều rơi vào quan
điểm duy tâm về quá trình phát triển tri thức khoa học, cuối cùng gặp phải những
mâu thuẫn không thể khắc phục được và bị phê phán từ nhiều phía, nhất là từ phía
các trào lưu triết học phi duy lý ở phương Tây.
Nếu triết học phương Tây chỉ bàn gián tiếp về bức tranh của thế giới, thì
vấn đề này được chú trọng trong triết học duy vật biện chứng. Thật ra theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,nhận thức luôn quan hệ với thực tiễn, giữa
nhận thức lý luận và nhận thức kinh nghiệm luôn quan hệ biện chứng với nhau,
không hoàn toàn tách rời nhau. Lý luận phải được kiểm tra tính chân lý qua thực
tiễn, ngược lại thực tiễn phải được lý luận soi đường thì mới mang tính tự giác,
mới là cơ sở của lý luận. Nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Mác
viết: “ Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới tính chất khách quan
hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực
tiễn…”. Về vấn đề vai trò của thực tiễn thì Lê-nin cũng cho rằng: “Quan điểm về
đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận
thức…”.Rõ ràng cả Mác,Ăng-ghen và Lê-nin đều khẳng định quá trình nhận thức,
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 10
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học

trong đó có quá trình phát triển tri thức khoa học không phải chỉ có hoạt động
tưởng tượng chủ quan của nhà khoa học, mà hoạt động đó phải dựa trên cơ sở thực
tiễn xã hội.
KẾT LUẬN
Tóm lại, thế giới luôn vận động và phát triển không ngừng. Mỗi ngày có
hàng loạt những phát minh khoa học và công nghệ diễn ra. Những phát minh ấy sẽ
khám phá ra những điều còn bí ẩn của giới tự nhiên, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ
của sản xuất làm cho đời sống con người ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Nhưng để làm được như vậy, chúng ta cần phải đứng vững trên những quan điểm
của CNDV, của PBC để sự tiến bộ không đi chệch hướng, góp phần đắc lực vào
sự phát triển của xã hội. CNDV và PBC sẽ chính là nền tảng cho những nghiên
cứu về tự nhiên và xã hội. Nước ta đang trong quá trình phát triển tiến hành công
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 11
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
nghiện hóa - hiện đại hóa, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đóng
vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, chúng ta
cần phải nắm vững những quan điểm về CNDV và PBC để có sự nhìn nhận và vận
dụng một cách đúng đắn, sáng tạo nhất.
Nêu ra một vài quan điểm của chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa hậu thực
chứng về quá trình phát triển của tri thức khoa học, đối chiếu các quan điểm đó
với quan điểm duy vật biện chứng để khẳng định một cách vững chắc hơn tính
khoa học của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đó là ý nghĩa
thiết thực của bài tiểu luận này. Tất nhiên đây mới chỉ là những nghiên cứu bước
đầu. Để nắm chắc hơn các trào lưu triết học phương tây và ý nghĩa của nó đối với
sự phát triển khoa học cũng như hiểu rõ hơn và làm sâu sắc hơn tính khoa học của
chủ nghĩa duy vật biện chứng cần phải tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới – NXB Đại học quốc gia TP.HCM
2. Giáo trình đai cương lịch sử triết học – NXB Tổng hợp thành phố HCM
3. Quan niệm về chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa hậu thực chứng – Internet

4. Biện chứng tự nhiên của Ăng-ghen – Internet
5. Những nhà toán học triết học – NXB Quốc gia TPHCM
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 12
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
MỤC LỤC
Lời mở đầu…………………………………………………………………… 2
I.Triết học……………………………………………………………………….3
1.Định nghĩa triết học……………………………………………………3
2.Vai trò của triết học……………………………………………………3
II.Khoa học…………………………………………………………………… 4
1.Định nghĩa khoa học………………………………………………… 5
2.Phân loại khoa học…………………………………………………… 5
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 13
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học
III.Mối quan hệ giữa triết học và khoa học…………………………………… 5
Kết luận…………………………………………………………………………12
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 13
Mục lục………………………………………………………………………….14
Bùi Thanh Thu Thảo – Nhóm 09 14

×