Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiên cứu trái phiếu,Thực trạng và giải pháp thị trường trái phiếu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.95 KB, 13 trang )

Mục lục:
1. Định nghĩa trái phiếu trang 4

2. Lợi tức và rủi ro của việc phát hành trái phiếu trang 4

3. Phân loại trái phiếu trang 6

4. Các điều kiện để phát hành trái phiếu trang 7

5. Các bước phát hành trái phiếu trang 8

6. Ưu nhược điểm của trái phiếu trong việc huy động vốn trang 8

7. Thực trạng và giải pháp thị trường trái phiếu Việt Nam trang 9

1.Định nghĩa trái phiếu
1.1. Trái phiếu là gì ?
Trái phiếu là loại chứng khoán có thu nhập cố định. Người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận được một
khoản lợi tức hằng năm cố định và một khoản tiền xác định khi đáo hạn và bằng với giá gốc.
(Nguồn: Sách Phân tích Quản trị tài chính – Nguyễn Tấn Bình chủ biên – trang 159)
1.2. Các thông số đặc trưng: có ba thông số cơ bản
- Giá gốc: là số lượng tiền mà người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận được vào ngày trái phiếu đáo hạn
và bằng với số tiền người mua trái phiếu bỏ ra để mua nó.
- Lãi suất trái phiếu: là tỷ lệ phần trăm theo giá gốc mà người phát hành hứa sẽ thanh toán hằng
năm cho nhà đầu tư như là lãi suất tiền vay.
- Thời gian đáo hạn: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn
lần cuối.
(Nguồn: Sách Phân tích Quản trị tài chính – Nguyễn Tấn Bình chủ biên – trang 160)
2. Lợi tức và rủi ro đầu tư trái phiếu.
2.1.Lợi tức
Nhà đấu tư mua trái phiếu được hưởng lợi tức từ các nguồn sau:


2.1.1. Tiền lãi định kì
Thường được trả 1 năm/lần hay nửa năm/lần. Số tiền lãi này được tính trên cơ sở lãi suất cuống
phiếu (coupon interest rate) được quy định trước nhân (x) với mệnh giá trái phiếu.
C = c% x F
Ví dụ: trái phiếu mệnh giá 1 triệu đồng, lãi coupon 9% vậy hằng năm trái chủ nhận được số tiền lãi
là :
C = 9% x 1.000.000 = 90.000 đ
2.1.2. Chênh lệch giá:
Là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua trái phiếu. Với loại trái phiếu có tính thanh khoản cao,
nhà đầu tư sẽ bán trái phiếu khi giá trái phiếu tăng và được hưởng chênh lệch giá.
2.1.3. Lãi của lãi:
Trong trường hợp nhà đầu tư lãnh tiền lãi định kì và tái đầu tư ngay, tiền lãi này sẽ sinh ra lãi gọi
là lãi tái đấu tư. Như vậy, sau một số năm nắm giữ trái phiếu, số tiền lãi coupon được tái đầu tư sẽ
mang lại cho trái chủ một khoản lợi tức tiềm năng bao gồm lãi coupon và lãi tái đầu tư.
(Nguồn: sách Phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư – PGS.TS Bùi Kim Yến – trang
267)
2.2. Rủi ro của đầu tư trái phiếu :
Trên thị trường chứng khoán, trái phiếu được đánh giá là loại hàng hóa ít rủi ro nhất. Tuy nhiên,
đầu tư vào trái phiếu vẫn có rủi ro, mặc dù mức độ rủi ro ít hơn so với cổ phiếu. Sau đây là một số
rủi ro điển hình có thể xảy ra với trái phiếu:
2.2.1. Rủi ro lãi suất
Giá của một trái phiếu điển hình sẽ thay đổi ngược chiều với sự thay đổi của lãi suất : khi lãi
suất tăng thì giá trái phiếu sẽ giảm; khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu sẽ tăng. Nếu người đầu tư
phải bán trái phiếu trước khi nó đáo hạn trong điều kiện lãi suất vốn tăng lên, thì người đầu tư đó
sẽ bị lỗ vốn, tức là bán trái phiếu dưới giá mua. Tất cả các loại trái phiếu, trừ trái phiếu có lãi suất
thả nổi, đều phải chịu rủi ro lãi suất.
2.2.2. Rủi ro thanh toán
Rủi ro thanh toán còn gọi là rủi ro tín dụng, là rủi ro mà người phát hành một trái phiếu có thể
vỡ nợ, tức là mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành. Trái phiếu
Chính phủ được coi là được coi là không có rủi ro thanh toán. Trái phiếu công ty khác nhau sẽ có

mức độ rủi ro khác nhau.
2.2.3. Rủi ro lạm phát
Rủi ro lạm phát, còn gọi là rủi ro sức mua, phát sinh do sự biến đổi trong giá trị dòng tiền mà
mua một chứng khoán đem lại, do lạm phát, được đo lường bằng sức mua.
Ví dụ : Nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất coupon là 7% nhưng tỉ lệ lạm phát là 8%
thì sức mua của dòng tiền này thực sự đã giảm sút.
Trái phiếu có lãi suất thả nổi có rủi ro lạm phát ở mức thấp hơn, trong chừng mực lãi suất phản
ánh được tỉ lệ lạm phát dự đoán.
2.2.4. Rủi ro tỷ giá hối đoái
Khi tỷ giá hối đoái thay đổi theo chiều hướng đồng tiền thanh toán trái phiếu bị giảm giá thì
nhà đâu tư nắm giữ loại trái phiếu này sẽ gặp phải rủi ro. Ví dụ như, nếu trái phiếu được thanh
toán bằng đồng Việt Nam, mà đồng Việt Nam lại giảm giá so với đôla Mỹ, thì người đầu tư sẽ
nhận được ít đôla Mỹ hơn. Đó là rủi ro tỷ giá.
2.2.5. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản tùy thuộc vào việc trái phiếu có dễ dàng được bán theo giá trị hay gần với
giá trị hay không. Thước đo chủ yếu đối với tính thanh khoản là độ lớn khoảng cách giữa giá hỏi
mua và giá chào bán trái phiếu mà nhà giao dịch yết lên. Nếu người đầu tư định năm giữ trái phiếu
cho tới khi đáo hạn thì rủi ro này không quan trọng lắm.
(Nguồn: sách Phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư – PGS.TS Bùi Kim Yến – trang
269)
3. Phân loại trái phiếu.
3.1.Phân loại theo người phát hành :
 Trái phiếu của Chính phủ : Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái
phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi
là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại
chứng khoán có ít rủi ro nhất.
 Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần
và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có
nhiều loại và rất đa dạng.
 Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu

để tăng thêm vốn hoạt động.
3.2 Phân loại lợi tức trái phiếu
 Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần
trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
 Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các
kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
 Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng
được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái
phiếu đó đáo hạn.
3.3 Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
3.3.1 Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị
làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có
quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm
thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:
▪Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một
bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh
giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
▪Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người
phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài
sản bảo đảm.
3.3.2. Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo
đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
3.4 Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu
3.4.1. Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ
sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
3.4.2. Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách
của người phát hành.
3.5 Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu
3.5.1.Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được
quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và

tỷ lệ khi mua trái phiếu.
3.5.2.Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái
chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
3.5.3.Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua
lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
(Nguồn: />4. Điều kiện phát hành trái phiếu.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi có đủ các điều kiện sau:
▪ Là doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sau: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời
gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam.
▪ Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động.
▪ Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán.
▪ Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi.
▪ Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua.
(Nguồn: />5. Các bước phát hành trái phiếu.
Thông thường, để phát hành trái phiếu, doanh nghiệp thường thuê một tổ chức tài chính như ngân
hàng, công ty chứng khoán làm đơn vị tư vấn phát hành. Vai phát hành theo đúng thông lệ thị
trường và đúng quy định của pháp luật, gồm:

×