Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

QÚA TRÌNH SINH VIÊN từ KHI tôt NGHIỆP đến KHI có VIỆC làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.29 KB, 5 trang )

QÚA TRÌNH SINH VIÊN TỪ KHI TÔT NGHIỆP ĐẾN KHI CÓ VIỆC
LÀM
1. Ở công ty anh bạn thân của Tony có 2 thế hệ nhân viên. Một là do người quen
gửi vô, toàn đoạt giải nhất giải nhì ngáo ngơ toàn quốc dù tốt nghiệp ĐH cả. Anh
đào tạo xong, đủ năng lực ở lại làm việc. Hai là thế hệ mới, tức các bạn trẻ tự
search thông tin tuyển dụng anh đăng trên mạng và đến làm kiểm tra chỉ số IQ,
tiếng Anh và năng lực ngôn ngữ, đạt yêu cầu và vào làm. Anh thấy năng suất lao
động của thế hệ 2 cao hơn hẳn. Các bạn này đến rất sớm, về rất muộn. Làm mọi
thứ không từ việc gì, cái gì cũng cứ vun vút, nhoay nhoáy, ai cũng thích cũng
mê. Và 100% đều đã đi làm thêm trong thời sinh viên, nên giỏi giang bản lĩnh,
không phải “nhờ người thân trợ giúp” khi ra đời.
Dù vẫn hoàn thành công việc, nhưng nhóm “gửi gắm” không có tinh thần tự
giác, có giám sát mới làm, sếp đi công tác thì nhóm này lập tức đi trễ, về sớm,
thậm chí “tranh thủ” lý do hỏng xe, kẹt đường, nhức đầu để trốn ở nhà, hoặc
ngồi ở văn phòng chứ chat chit facebook là chủ yếu, dù ngoài lương thì công ty
có thưởng trên thành tích làm việc. Nhóm này do gia đình bao bọc từ nhỏ, vô
làm lương bao nhiêu cũng được, có thưởng thì tốt không thưởng chẳng sao, ai
kêu làm mới làm không thì ngồi đó. Kêu ghi “to-do list”, họ sẽ rặn mấy tiếng
mới có được vài dòng kiểu “gọi điện thoại cho vài người, email cho vài người rồi
hết”. Thói quen cha mẹ làm mọi thứ nên tay chân, não bộ đều không động đậy,
laptop cũng không không biết phải lau chùi trước khi vô làm. Anh nói, đây là lần
cuối cùng anh nhận đám này vô, mặc kệ bà con ai nói gì thì nói, mình không có
nghĩa vụ làm từ thiện với đám bất tài này nữa. Nhìn tụi nó uể oải lừ đừ ngáp miết
chỉ muốn phóng phi tiêu vô mặt. Khi phỏng vấn, thấy đứa nào không biết làm
việc nhà từ nhỏ thì trường chuyên lớp chọn, thi ĐH 30 điểm đi nữa cũng tuyệt
đối không nhận. Vì cha mẹ giành làm hết việc nhà thì sẽ tiếp tục ban bố tình
thương, tháng nào cũng gửi tiền chu cấp, làm mất động lực sống hay đam mê của
tụi nó. Đi làm cho có gọi là, có chỗ “sáng vác ô đi tối vác về”, công ty không
phát triển được với nhân viên kiểu vầy. Nhà cửa xe cộ cha mẹ để lại hoặc mua
cho, ngành học cha mẹ chọn, cuộc đời cứ như tầm gửi tầm leo, toàn người khác
quyết định hộ. Mà có những ông cha bà mẹ ông anh kỳ cục, cứ can thiệp vào


cuộc đời con em mình như thời chiếm hữu nô lệ. “Mày cứ ngồi vào bàn học cho
tao, tới giờ ăn tao kêu xuống. Mày học toán lý hóa thi Bách Khoa cho tao. Thi Y
dược cho tao. Thi Kinh Tế cho tao. Mày chỉ đi học cho tao, tao nuôi, không cần
đi làm thêm”. Cứ toàn “cho tao”, sự ích kỷ dưới tên gọi “tình thương” đã làm
mất khả năng ra quyết định/tồn tại của một cá thể sống khác, biến những đứa trẻ
bình thường thành tàn tật cả tay chân lẫn trí óc vì cái gì cũng giành làm, giành
nghĩ hộ.
Công ty anh tổ chức học tiếng Anh, training, chơi thể dục, thể thao…nhưng chỉ
có nhóm thế hệ mới là tham gia, nhóm cũ thì “ép tôi học tiếng Anh đi, tôi sẽ học
cho. Ép tôi đi tập thể thao đi, tôi sẽ tập cho. Không thì thôi, đừng hòng đây có
mặt nhé”. Họ nói, ngày xưa đi học vì bị ép, “tại ổng, tại bả” bắt học. Đến trường
vì bị điểm danh, bị thầy cô bắt học chứ không phải vì ham kiến thức. Mục đích
là có cái bằng. Đọc sách chỉ vì có đề thi trong đó, chứ sách không liên quan đến
thi cử thì đọc chi? Nên đi làm, sếp ép thì làm không thì thôi. Tính tự giác hoàn
toàn không có. Làm sếp ở công ty có thể loại này mệt lắm, hao hơi tổn tiếng, la
hét rầm trời tụi nó mới làm.
Lên chức, nâng lương họ cũng ham nhưng không được thì cũng chả sao. Cho
nghỉ việc thì họ cũng chả buồn phiền, lại quay về với cha mẹ, “qua nửa đời phiêu
bạt, em lại về úp mặt vào ô tô”. Ông cha bà mẹ lại điện thoại khắp các người
quen, dáo dác chạy đi xin xỏ người khác, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin bố thí
cho con tôi 1 công việc, tôi già như thế này vẫn phải đi xin việc cho con cho
cháu, có khổ thân già tôi không? Nói xong thì òa khóc. Thì trách ai bây giờ?
Mai An Tiêm từng nói 1 câu vô cùng hay là “của biếu là của lo, của cho là của
nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”. Nên TỰ MÌNH làm hết
mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết định cuộc đời mình. Gương Mai An
Tiêm còn đó. Bị đày ra hoang đảo vẫn sống tốt, sống giàu có huống hồ mình vẫn
ở trong thành phố, trong đất liền.
2. Giải pháp căn cơ để giải quyết thất nghiệp của một xã hội.
Tony đi dạy cho một lớp CEO khởi nghiệp, điểm chung là đều dưới 30 tuổi và có
tính TỰ LẬP từ nhỏ. Như vậy, GỐC của giải quyết vấn đề thất nghiệp/khởi

nghiệp chính là tạo sự TỰ LẬP cho các bạn trẻ.
Tony cũng để ý, 100% các bạn tự biết giặt giũ nấu ăn, tự biết lau nhà lau cửa, tự
biết sửa xe đạp xe máy và đồ điện trong nhà, thêu thùa may vá, biết làm thêm
trong thời gian đi học…dù học chuyên ngành hẹp cách mấy, vẫn tự xin được
việc, hoặc tự mở cái gì đó khởi nghiệp. Học dù ở cao đẳng sư phạm miền núi nào
đó, dạy giỏi thì các trường dân lập ở Tp HCM vẫn nhận vô làm.
Tony có cô bạn tốt nghiệp ngành quản lý thư viện ĐH văn hóa, cô nói lớp cô
phần lớn thất nghiệp, riêng những người đi làm thêm trong thời sinh viên thì đều
có việc làm, quản lý nhà sách, làm công ty xuất bản, hoặc mở riêng cái gì đó làm
mà không cần đúng chuyên ngành. Có bạn học chuyên ngành còn hẹp hơn, ví dụ
bảo tàng học, nhưng trong thời gian đi học rèn giũa Anh Văn, làm các đề tài
nghiên cứu khoa học, tham gia các câu lạc bộ đoàn thể này nọ, tham dự các cuộc
thi…thì họ vẫn có thể được giữ lại trường, hoặc xin học bổng đi nghiên cứu tiếp,
hoặc sẽ có chỗ nhận vô làm, dù ngành khác. Bạn nào cầm bằng giỏi mà không có
việc thì chỉ có cái bằng là giỏi, còn người là DỞ, kém cỏi, học vì điểm số chứ
không thực lực. Thực lực là phải kiếm được việc, được tiền, dù học piano hay
đàn tranh, học vẽ hay học múa, học bất cứ ngành gì….
1. Với các bạn trẻ đã tốt nghiệp mà đang thất nghiệp: Mình phải gạt phăng mọi
sự chu cấp của gia đình. Bất tài mới lấy tiền của cha mẹ, mới nhờ cha mẹ bà con
quen biết xin việc cho mình. Mình từ chối hết, tự mình kiếm ăn. Lao động chân
tay cũng được, có sao, miễn là có tiền. Trí óc mình có, từ từ sẽ đi lên.
2. Học sinh vừa tốt nghiệp trung học: Nếu mình thích học ngành gì, mình kiên
quyết bảo vệ và chọn. Nhóm tự lập từ nhỏ đều biết mình thích cái gì, làm tốt cái
gì. Còn không biết thích cái gì thì ĐÓ LÀ NHÓM NGÁO NGƠ, học chục cái
bằng cũng thất nghiệp. Mình PHẢI vay mượn để học tập từ cha mẹ người khác
…chứ không nhận “viện trợ không hoàn lại” nữa. Muốn người khác có lòng tin
để đầu tư cho mình, thì mình phải tự tin mình trước. Người tự lập thì sẽ tự tin, tự
chủ, tự trọng.
Phải xây dựng ý thức tự trọng đầu tiên của mình, bằng cách “say NO” với tiền
của người khác. Tuyệt đối KHÔNG là KHÔNG. Tiền cha tiền mẹ là từ sự lao

động của họ, không phải của mình. Chưa có tỷ phú nào đi lên từ việc trúng số.
Chúng ta chưa ai ở nhà do ông tổ ông tiên để lại. Lịch sử hàng ngàn năm tây tàu
gì cũng vậy, những dinh thự vĩ đại ngày xưa bây giờ đều là viện bảo tàng, dù
“đại gia” thời đó đều hồi môn để dành cho con cháu, từ lâu đài Windsor bên
Anh, dinh Hòa Thân ở Trung Quốc đến cung điện mùa hè ở Nga… Cứ đời này
đời khác, tự dưng con cháu không giữ được nữa. Mình cứ mua cho nó 1 miếng
đất, 1 cái nhà, một đống vàng…thì nó sẽ bán vàng để ăn, hết rồi cắt đất bán lần
lần, rồi tới bán nhà, rồi rơi vào nghèo khổ rách rưới. Nhưng thế hệ sau đó nữa,
thì lại bật dậy được vì ĐƯỢC sống trong nghèo khó.
Cho nên nghèo khó là một cơ hội tuyệt vời. Giàu có là một thách thức để một
đứa trẻ thành công. Phải tận dụng cơ hội khó khăn của mình, và vượt sướng,
buông bỏ hết những thảm nhung để lăn lê trong cát bụi, để mình có tương lai.
Nếu mình lỡ sinh ra trong nhà giàu rồi, gạt hết, tự mình xoay sở, tự mình sinh
sống. Ở Tp HCM thì xin cha mẹ đi học ở tỉnh khác, thành phố khác, trừ trường
chỉ có ở Tp mới có thì đành chịu, chứ học nông nghiệp hãy về Cần Thơ, học Vật
Lý Sinh Học hay Toán thì lên Đà Lạt, học thủy sản ra Nha Trang, học hàng hải
ra Hải Phòng, học âm nhạc ra Huế…Thoát ly ra khỏi vỏ bọc của gia đình, để
được tự sống. Phải có những buổi sáng thức dậy suy nghĩ hôm nay phải làm sao
để có cơm ăn khi cái ví không còn 1 xu, tối nay phải ngủ ở đâu khi tiền nhà chưa
đóng, phải xin đi làm thêm ở đâu để có cái đi chơi, để dành…Chính suy nghĩ
như vậy sẽ giúp vỏ não mình hằn lên những nếp gấp của sự trưởng thành, của sự
tự tin. Chưa có ai nằm ra đường chết đói cả, bạn nên nhớ điều đó. Khi cùng
đường, người ta tự nghĩ phải đi ăn cơm từ thiện, vô chùa ăn, ghé bạn mượn tiền,
hay xyz…nào đó để tồn tại.
3. Cha mẹ của mọi đứa trẻ phải thương chúng nó bằng phương pháp giáo
dục khác. Đến tuổi biết ăn là tự xúc cơm, tự giặt giũ lau nhà, tự học, tự chơi. Ép
chúng nó buổi sáng phải thức dậy sớm, lau nhà lau cửa sạch sẽ, dọn dẹp mùng
mền chiếu gối, nấu nước nấu mì cho chính nó ăn, không nhịn đói kệ mày. Cuối
tuần bắt nó phải quét váng nhện, lau chùi tivi tủ lạnh, chăm sóc cây cảnh thú
nuôi, quét sơn, sửa nhà, tham gia các hoạt động ngoài xã hội, tuyệt đối không

cho nó ôm laptop hay ipad iphone khi chưa làm xong việc nhà. Nếu trường có tổ
chức đi xe buýt đưa đón thì cho chúng nó tự đi với bạn bè, không nên đưa đón,
kẹt đường kẹt sá trước cổng trường. Không xin xỏ việc làm cho chúng nó.
Không ép chúng nó học ngành mình yêu thích, mình thích thì mình học đi.
4. Cha mẹ LỠ GIÀU CÓ thì hãy cho con cháu mình một môi trường giáo
dục tiên tiến đến năm 18 tuổi và hết. Học vì đam mê chứ không phải vì bằng
cấp, học nghề cũng được chứ không nhất thiết học chữ. Không ép chúng nó học
thêm nếu chúng không thích học, chỉ có những đứa ham mê chữ nghĩa mới cho
chúng nó vay tiền học đại học, bắt ra trường trả lại. Tiền tích cóp một đời, hai vợ
chồng già xài cho sướng cuộc đời đi. Đi du lịch chỗ này chỗ kia, hoặc đem đi từ
thiện để tạo phúc/may mắn cho con cho cháu. Tương lai của tụi nó hãy để tụi nó
quyết định, đừng có đu theo hỏi miết. Nó mà về úp mặt vào ô tô, dựa dẫm là
mình quánh, mình đuổi đi.
Cứ “cho” riết thì một cục cưng biến thành một cục nợ cho gia đình, một cục…tác
của xã hội.
“Qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô. Ơi con ô tô, con ô tô…”
Nguồn: Tonny buổi sáng

×