Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bài giảng quản lý và xử lý rác thải, chất thải rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.65 KB, 21 trang )

1
Bài : Quản lý và xử lý rác thải - chất thải rắn
Phạm Minh Khuê
- Đối tượng: Bác sĩ YHDP
- Số tiết: 7 tiết
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ và nguồn gây ô nhiễm.
2. Trình bày được ảnh hưởng của rác thải đến vấn đề sức khỏe
3. Trình bày được các biện quản lý và xử lý rác thải
4. Trình bày được các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của
rác thải đến sức khỏe
NỘI DUNG:
1. Tổng quan về rác thải
Rác thải là loại vật liệu mà người ta thải đi như một thứ vô giá trị. Quan niệm
về chất thải thường được xét theo nhận định về giá trị sử dụng đối với người sở
hữu nó. Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt
động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không
còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Rác thải bao hàm chủ yếu là chất
thải rắn, tức bao gồm tất cả những chất thải không phải nước thải và khí thải.
Vì vậy cái gọi là chất thải rắn có thể là một chất rắn, nửa đặc thậm chí là chất
lỏng, gồm những chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như
các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai
khoáng
Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật
đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời
sống của mình và thải ra các chất thải rắn.Khi ấy, sự thải bỏ các chất thải từ
2
hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng
bởi vì mật độ dân cư còn thấp. Bên cạnh đó diện tích đất còn rộng nên khả
năng đồng hoá các chất thải rắn rất lớn, do đó đã không làm tổn hại đến môi
trường.


Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, làng,
cụm dân cư thì sự tích lũy các chất thải rắn trở thành một trong những vấn đề
nghiêm trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Thự c phẩm thừa và các loại
chất thải khác bị thải bỏ bừa bãi khắp nơi trong các thị trấn, trên các đường
phố, trục lộ giao thông, các khu đất trống đã tạo môi trường thuận lợi cho sự
sinh sản và phát triển của các loài gậm nhấm như chuột Các loài gậm nhấm
là điểm tựa cho các sinh vật ký sinh như là bọ chét sinh sống và phát
triển.Chúng là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch.Do không có kế hoạch
quản lý ch ất thải rắn nên các mầm bệnh do nó gây ra đã lan truyền trầm trọng
ở Châu Âu vào giữa thế kỷ 14. Mãi đến thế kỷ 19, việc kiểm soát dịch bệnh
nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mới được quan tâm.Người ta nhận thấy rằng
các chất thải rắn như thực phẩm dư thừa phải được thu gom và tiêu huỷ hợp vệ
sinh thì mới có thể kiể m soát các loài gặm nhấm, ruồi, muỗi cũng như các
vectơ truyền bệnh.
Mối quan hệ giữa sức khoẻ cộng đồng với việc lưu trữ, thu gom và vận chuyển
các chất thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Các bãi rác không hợp vệ sinh,
các căn nhà ổ chuột, các nơi chứa thực phẩm thừa… là môi trường thuận lợi
cho chuột, ruồi, muỗ i và các vectors truyền bệnh sinh sản, phát triển.
Việc quản lý chất thải rắn không hợp lý là một trong những nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí). Các nghiên cứu đã cho
thấy gần 22 căn bệnh của con người liên quan đến việc quản lý chất thả i rắn
không hợp lý.
2. Các nguồn gây ô nhiễm
3
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở
quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương
trình quản lý chất thải rắn thích hợp. Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát
sinh chất thải rắn khác nhau nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là:
Khu dân cư; Khu thương mại; Cơ quan, công sở; Khu xây dựng và phá hủy
các công trình xây dựng; Khu công cộng; Nhà máy xử lý chất thải; Công

nghiệp; Nông nghiệp.
Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần
riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần
trăm khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan
trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các
quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế
hoạch quản lý chất thải rắn.
2.1 Rác thải sinh hoạt
Rác thải gia đình hay còn gọi là rác sinh hoạt bao gồm các loại chất thải phát
sinh trong sinh hoạt gia đình. Chúng bao gồm: rác do chế biến thức ăn, quét
dọn nhà cửa, tro bếp và rác dọn vườn, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh,
phân người v.v. Tại các nước phát triển thì chủ yếu là giấy, bao bì, túi ni lông,
kinh, kim loại, nhựa, vỏ lon.
2.2. Rác thải thương mại
Chất thải thương mại bao gồm rác của các cửa hàng, trạm xăng dầu, nhà hàng,
khách sạn, kho tàng và chợ. Thành phần chủ yếu là các vật đựng, bao bì và
thực phẩm thải bỏ. Tại các nước đang phát triển thì rác chợ chiếm một phần
lớn của rác thương mại. Rác chợ có một tỷ lệ chất hữu cơ rất cao do hàng ăn và
gánh bán rong vứt ra.
2.3 Rác thải công sở
4
Chất thải công sở bao gồm rác trường học, cơ quan, chất thải bệnh viện, nhà
thờ, doanh trại bộ đội, công an. Chất thải cơ quan, trường học thì chủ yếu là
giấy. Chất thải của các doanh trại thì giống như rác sinh hoạt gia đình. Chất
thải bệnh viện chứa nhiều chất thải nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng tại các
nước nghèo vẫn được thu gom cùng với rác sinh hoạt.
2.4. Rác quét đường
Rác quét đường thường chứa nhiều đất bẩn, lá cây, vỏ lon, bao bì. Tuy vậy ở
Việt Nam trong rác quét đường vẫn có nhiều rác sinh hoạt trong gia đình, phân
người, phân súc vật, xác súc vật chết, bùn nạo vét cống.

2.5 Rác thải xây dựng
Chất thải xây dựng bao gồm gạch ngói vỡ, cát, đất, vôi vữa. Ở nước ta rác thải
xây dựng còn chiếm một tỷ lệ lớn trong rác đô thị. Loại chất thải này thường
được đổ chất đống ven đường phố hay trong khu dân cư.
2.6 Rác thải vệ sinh
Chất thải vệ sinh đang là một vấn đề gay cấn của nước ta do sự yếu kém của hệ
thống cống rãnh và nhà tiêu. Phân người tại các bể phốt của hố xí tự hoại, bán
tự hoại, hố xí thùng, bùn nạo vét cống chưa được thu gom và vận chuyển đúng
quy định. Việc thu dọn phân người vào ban đêm chưa được kiểm soát chặt chẽ
do đó một số công nhân vệ sinh vẫn đổ phân lung tung vào những nơi không
được phép.
2.7 Rác thải công nghiệp
Chất thải công nghiệp bao gồm nhiều chủng loại được phát sinh trong quá trình
hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. Chúng có thể là bao bì, phế thải
chế biến thực phẩm, kim loại, vải sợi, nhựa, tro than, dầu mỡ, hoá chất thải bỏ
v.v. Các xí nghiệp lớn thường có hợp đồng thu gom và vận chuyển riêng. Còn
các xí nghiệp nhỏ nhiều khi đổ chất thải của mình vào chung với rác sinh hoạt.
Việt Nam vẫn chưa có hệ thống xử lý rác độc hại riêng.
5
Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại
chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50-75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần chất
thải rắn Giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động
xây dựng, sữa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử
dụng trong xử lý nước. Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị
trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều ki ện kinh tế và tùy thuộc vào thu
nhập của từng quốc gia…
3. Thành phần rác thải và các yếu tố ảnh hưởng
Rác thải là chất thải rắn nên có các đặc trưng như tỷ trọng, thành phần, độ ẩm
và kích cỡ. Tỷ trọng của chất thải rắn cũng như tỷ lệ phát sinh dao động rất
lớn từ nước này qua nước khác. Tại Hoa kỳ tỷ trọng đó là 100 kg/m3, ở Anh là

150, ở Singapore là 175, Thái Lan là 250, Indonesia là 230, còn ở Ấn Độ, Việt
Nam là 500. Thành phần của chất thải rắn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế,
văn hoá, khí hậu và địa lý. (Xem bảng 1 - bảng 2)
Bảng 1: Thành phần chấ
t
thả
i
rắn của thành phố Hà Nộ
i
Lá cây, hoa quả, xác súc vậ
t
chế
t
50,29%
Giấy
2,72%
Túi đựng, que, gỗ
6,27%
Nhựa, cao su, da
0,,71%
Vỏ ốc, vỏ sò, vỏ cua
1,06%
Kính vỡ
0,31%
Gạch, ngói, đá, mảnh sành, sứ
7,43%
Kim loạ
i
1,06%
Các vậ

t
nhỏ dướ
i
10 mm khó phân biệ
t
30,21%
(Nguồn: Nguyễn Huy Nga, Ngô Vi Cường - 1990)
6
Bảng
2
: Thành phần chấ
t
thả
i
rắn ở Mỹ
Giấy
34,2%
Kính vỡ
5,2%
Kim loạ
i
7,6%
Nhựa
11,8%
Vả
i
, sợ
i
, cao su, da
7,6%

Thực phẩm
11,9%
Rác quét sân
13,1%
Gỗ
5,7%
Các chấ
t
hữu cơ khác
3,4%
(Nguồn: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, Báo cáo Môi trường về chất thải rắn,
2005).
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn như phân loại theo bản chất của chúng,
chẳng hạn rác, tro than, xác súc vật chết, rác quét đường. Tuy vậy, cách phân
loại phổ biến nhất là phân loại theo nguồn phát thải.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng chất thải rắn
Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng chất thải rắn bao gồm:
 Các hoạt động giảm thiểu tại nguồn và tái sinh
 Luật pháp và thái độ chấp hành luật pháp của người dân
 Các yếu tố địa lý tự nhiên
3.2.1. Ảnh hưởng các hoạt động tái sinh và giảm thiểu khối lượng chất thải rắn
tại nguồn:
Trong sản xuất, giảm thiểu chất thải rắn được thực hiện xuyên suốt từ khâu
thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm nhằm giảm đến mức tối thiểu việc sử
dụng hoá chất độc hại, nguyên nhiên liệu đầu vào và tạo ra sản phẩm có thời
7
gian sử dụng lâu hơn. Giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn có thể thực hiện bằng
cách thiết kế, sản xuất và đóng gói các sản phẩm bằng các loại vật liệu hay bao
bì với thể tích nhỏ nhất, hàm lượng độc tố thấp nhất, hay sử dụng các loại vật
liệu có thời gian sử dụng lâu dài hơn.

Giảm thiểu tại nguồn có thể thực hiện tại các hộ gia đình, khu thươ ng mại hay
khu công nghiệp (through selective buying patterns and the resue of products
and materials).
Giảm thiểu tại nguồn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý chất thải
rắn bởi vì giảm thiểu tại nguồn đồng nghĩa với giảm thiểu một lượng đáng kể
chất thải rắn
Sau đây là một vài cách có thể áp dụng nhằm mục đích làm giảm chất thải tại
nguồn:
- Giảm phần bao bì không cần thiết hay thừa - Phát triển và sử dụng các sản
phẩm bền và có khả năng sửa chữa - Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một
lần bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng (ví dụ các loại dao, nĩa, dĩa có thể tái
sử dụng, các loại thùng chứa có thể sử dụng lại…)
- Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu (ví dụ: giấy photocopy 2 mặt) Gia tăng các
sản phẩm sử dụng vật liệu tái sinh các vật liệu tái sinh chứa trong các sản phẩm
- Phát triển các chính sách khuyến khích các nhà sản xuất giảm thiểu chất thải.
- Chương trình tái chế thích hợp, hiệu quả cho phép giảm đáng kể lượng chất
thải cần phải chôn lấp.
3.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp và thái độ của công chúng
- Thái độ, quan điểm của quần chúng: khối lượng chất thải rắn phát sinh ra sẽ
giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵn sàng thay đổi ý muốn cá nhân,
tập quán và cách sống của họ để duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đồng
thời giảm gánh nặng kinh tế, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác có
8
liên quan đến vấn đề quản lý chất thải rắn. Chương trình giáo dục thường
xuyên là cơ sở để dẫn đến sự thay đổi thay độ của công chúng.
- Luật pháp: yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát sinh và khối lượng
chất thải rắn là sự ban hành các luật lệ, qui định có liên quan đến việc sử dụng
các vật liệu và đồ bỏ phế thải,… Ví dụ như: qui định về các loại vật liệu làm
thùng chứa và bao bì,… Chính những qui định này nó khuyến khích việc mua
và sử dụng lại các loại chai, l ọ chứa…

3.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý và tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất thải rắn bao gồm:
- Vị trí địa lý
- Vị trí địa lý ảnh hưởng đến cả khối lượng chất thải phát sinh cũng như thời
gian phát sinh chất thải. Ví dụ: tốc độ phát sinh rác vườn thường khác nhau ở
những vùng có khí hậu khác nhau. Miền nam n ước ta có khí hậu ấm áp và
mùa nắng (growing season) dài hơn so với miền bắc, khối lượng và thời gian
phát sinh rác vườn thường nhiều hơn.
- Thời tiết
- Khối lượng phát sinh chất thải rắn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Ví dụ:
vào mùa nắng chất thải rắn là thực phẩm thừa chứa nhiều rau và trái cây.
- Tần xuất thu gom chất thải
- Càng có nhiều dịch vụ thu gom, càng nhiều chất thải rắn được thu gom,
nhưng không biểu hiện được rằng tốc độ phát sinh chất thải rắn cũng tăng theo.
- Đặc điểm của khu vực phục vụ. - Tính đặc thù của khu vực phục vụ ảnh
hưởng nhiều đến tốc độ phát sinh chất thải trong khu vực. Ví dụ: tốc độ phát
sinh chất thải tính theo đầu người ở khu vực người giàu thường nhiều hơn so
với khu vực người nghèo. Những nhân tố khác ảnh hưởng đến rác vườn bao
9
gồm: diện tích đất, tần suất sữa chữa (the frequency of yard maintenance), cảnh
quang khu vực (the degree of landscaping).
4. Lượng phát sinh rác thải
Lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Nói
chung thì mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo
báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB,1999), tại các thành phố lớn như New
York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày, Singapore, Hongkong
là 0,8 - 1,0 kg/người/ngày, còn Jakarta, Manila, Calcuta, Kar hi là 0,5 - 0,6
kg/người/ngày. (Xem bảng 3)
Bảng
3

. Lượng phát sinh chấ
t
thả
i
rắn
t

i
mộ
t
số nước
Tên nước
GNP/ngư

i
(1995
USD)
Dân số đô th

hiện
nay (%
t
ổng số)
LPSCTRĐT hiện
nay
(kg/người/ngày)
Nước thu nhập thấp
490
27,8
0,64

Nepal
200
13,7
0,5
Bangladesh
240
18,3
0,49
Việ
t
Nam
240
20,8
0,55
Ấn Độ
340
26,8
0,46
Trung Quốc
620
30,3
0,79
Nước thu nhập trung
b
ì
nh
1410
37,6
0,73
Indonesia

980
35,4
0,76
Philippines
1050
54,2
0,52
Thái Lan
2740
20
1,1
Malysia
3890
53,7
0,81
Nước có thu nhập cao
30990
79,5
1,64
Hàn Quốc
9700
81,3
1,59
Hồng Kông
22990
95
5,07
Singapose
26730
100

1,10
Nhậ
t
Bản
39640
77,6
1,47
(Nguồn: World Bank, bảng 3, trang7, 1999 )
10
Tại Việt Nam, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất
thải rắn thì lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng15
triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo
đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. Theo số liệu
thống kê năm 2002, lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình từ 0,6 - 0,9
kg/người/ngày ở các đô thị và là 0,4 - 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến
năm 2005 và đầu năm 2006, tỷ lệ đó đã tăng lên tương ứng là 0,9 - 1,2
kg/người/ngày và 0,5 - 0,65 kg/người/ngày.
Còn ở Việt Nam, tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lượng chất thải rắn xấp xỉ 0,5
kg/người/ngày, tại các thành phố nhỏ và thị xã thì khoảng 0,3 kg/người/ngày.
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn
mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh
của dân cư ở mỗi khu vực.
Bảng 4. Tình hình phát sinh chấ
t
thả
i
rắn ở Việ
t
Nam
Các loạ

i
chất thả
i
rắn
Toàn quốc
Đô th

Nông thôn
Tổng
l
ượng phát sinh chấ
t
thả
i
sinh hoạ
t
(tấn/năm)
12.800.000
6.400.000
6.400.000
Chấ
t
thả
i
nguy hạ
i t
ừ công
nghiệp (tấn/năm)
128.400
125.000

2.400
Chấ
t
thả
i
không nguy hạ
i t

công nghiệp (tấn/năm)
2.510.000
1.740.000
770.000
Chấ
t
thả
i
y
t
ế lây nhiễm
(tấn/năm)
21.000
-
-
Tỷ
l
ệ thu gom trung bình (%)
-
71
20
Tỷ

l
ệ phát sinh chấ
t
thả
i
đô th

trung bình theo đầu ngườ
i
(kg/người/ngày)
-
0.8
0.3
11
(Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam 2004 – Chất thải rắn)
4. 2. Các yếu tố nguy cơ của rác thải
Nếu rác thải không được quản lý một cách hợp lý, rác thải rắn đô thị sẽ gây ra
nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ con người. Sau đây là một
trong số những ảnh hưởng chính của sự ô nhiễm rác thải rắn tại đô thị:
Rác thải không được thu gom tại đầu cuối của các cống thoát nước của đô thị
có thể dẫn tới tắc các đường cống thoát nước, nguyên nhân gây lụt khi mưa lớn
và ảnh hưởng vệ sinh môi trường.
Các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh có thể phát triển trên một số loại chất
thải. Như phân người và các động vật nuôi, các loại thức ăn thải bỏ là môi
trường thuận lợi cho các loài côn trùng trung gian truyền bệnh như: ruồi,
nhặng, gián. Trên thực tế, phần lớn chất thải rắn ở nước ta đều có chứa phân
người, giấy vệ sinh. Phân người là một phương tiện lan truyền bệnh nguy
hiểm. Phân người lẫn trong rác thải chứa nhiều mầm bệnh và rất dễ phát tán ra
ngoài. Các mầm bệnh trực tiếp gây tác hại cho sức khoẻ của các công nhân vệ
sinh, những người nhặt rác, bới rác và trẻ em chơi trên sân.

Nước ứ đọng tại các chất thải rắn như can, chai lọ bỏ đi là môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của các loại muỗi – vec - tơ quan trọng trong việc truyền các
bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
Nơi trú ưa thích của chuột là các đống rác và thức ăn thải bỏ. Chuột không
những là nguyên nhân truyền bệnh dịch hạch mà còn là nguyên nhân của nhiều
sự khó chịu khác đối với con người.
Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau trong quá trình đốt
có thể chứa các chất độc hại như dioxin, khói từ những nơi đốt rác có thể làm
giảm tầm nhìn, nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và nguy cơ gây hoả hoạn
12
những vùng lân cận.
Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác đô thị đó là các loại túi chất dẻo tổng
hợp, những loại túi này gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân gây chết
những động vật ăn phải.
Những chất thải nguy hiểm như các vật sắc nhọn, các chất thải y sinh, các
bình chứa chất có khả năng cháy nổ, các hoá chất công nghiệp có thể dẫn đến
những chấn thương hoặc nhiễm độc, đặc biệt đối với trẻ em và những người
tiếp xúc với rác thải.
Các chất ô nhiễm từ các bãi rác có thể ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm
nước ngầm và ô nhiễm đất xung quanh.
Rác thải bệnh viện được đổ chung vào rác thải đô thị là nguồn nguy hiểm đáng
kể. Các mầm bệnh truyền nhiễm có thể theo đó mà lan truyền ra môi trường
xung quanh. Đặc biệt, rác thải bệnh viện trực tiếp tác động lên sức khoẻ của
những người nhặt rác, bới rác hoặc xử lý rác.
4. Các bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan do rác th ải gây ra
Những tác động của chất thải lên môi trường và sức khoẻ của con người cũng
có thể được tóm tắt theo cách dưới đây:
Tác động lên môi trường đô thị
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm
không khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh bãi rác. Trong

quá trình phân huỷ, một số chất tạo ra các loại khí độc có thể gây ảnh hưởng
xấu tới sức khoẻ con người, các loại động vật và cây cối xung quanh.
Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây dựng
đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đặc
13
biệt là nguồn nước ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và
ngấm vào nguồn nước, gây nguy hại tới sức khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái
quanh khu vực.
Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm đất. Các khu vực được sử
dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc mất đất
canh tác.
Những thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn đến sự
phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái.
Tác động lên sức khoẻ con người
Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ của con người, đặc biệt của dân cư quanh khu vực có
chứa chất thải.
Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn: các chất ô nhiễm có
trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người: rau,
động vật v.v qua lưới và chuỗi thức ăn; những loại chất ô nhiễm này tác
động xấu tới sức khoẻ con người.
Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương
hàn v.v Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các
loại gặm nhấm (chuột) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác thải.
Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân
cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có
thể là mối đe doạ nguy hiểm với sức khoẻ con người khi họ dẫm phải hoặc bị
cào xước vào tay chân. Các loại hoá chất độc hại, và nhiều chất thải nguy hại
khác cũng là mối đe doạ đối với những người làm nghề này.
Các động vật sống ở các bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ của

những người tham gia bới rác.
14
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng
đến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực
xung quanh.
6. Quản lý rác thải
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng: để quản lý chất thải rắn
có hiệu quả cần thực hiện đúng theo trật tự các bước sau:
• Giảm thiểu nguồn phát sinh
• Tái sử dụng - tái chế
• Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn
• Chôn lấp hợp vệ sinh
6.1. Giảm thiểu nguồn phát sinh
Để giảm thiểu nguồn phát sinh, cần thay thế hoặc loại bỏ hẳn những chất tạo
ra một lượng lớn chất thải bằng các chất tạo ra ít hoặc không tạo ra chất thải.
Thay đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại để tạo ra ít chất thải hơn.
6.2. Tái sử dụng - tái chế
Để tái sử dụng - tái chế, cần phải phân loại, cách ly chất thải rắn ngay tại
nguồn phát sinh, không để các chất thải độc hại lẫn với các chất thải không độc
hại. Đối với các chất thải độc hại, cần có biện pháp xử lý riêng phù hợp. Đối
với chất thải không độc hại, chúng ta có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Chẳng
hạn, đối với các chai, lọ thuỷ tinh, các thùng, đồ chứa nhựa/ kim loại có thể sử
dụng lại để dùng vào mục đích khác. Một số loại chất thải rắn khác có thể tái
chế để sử dụng cho mục đích khác: tái chế nhựa, thuỷ tinh, kim loại v.v
6.3. Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn
Sử dụng lò đốt rác ở các khu đô thị là một biện pháp xử lý chất thải rắn. Nhiệt
độ trong lò rất cao (khoảng trên 1000 - 1200oC) để phòng ngừa ô nhiễm không
khí. Nhược điểm của biện pháp này là chi phí xây dựng các lò đốt này rất cao,
15
và bắt buộc phải có bộ phận xử lý tro. Việc đốt cháy chất thải rắn có thể tạo ra

điện, nhiệt, hơi nóng v.v để cung cấp cho ngành công nghiệp, khu dân cư,
sưởi ấm các khu nhà cao tầng v.v Việc thu hồi năng lượng này có thể giúp
giảm bớt chi phí cho các lò đốt hoạt động. Công nghệ này gọi là thu hồi năng
lượng hoặc từ chất thải - tới - năng lượng.
6.4. Chôn lấp vệ sinh
Là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất hiện nay. Trong một bãi
chôn lấp vệ sinh, chất thải rắn được chôn lấp và phủ đất lên trên. Xem chi tiết ở
phần xử lý chất thải rắn tại Việt Nam (phần chôn lấp rác).
7. Thu gom và vận chuyển rác thải
Thu gom chất thải rắn là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở
hay từ những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý,
chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Thu gom là một khâu quan trọng trong
quản lý chất thải rắn.
Thu gom chất thải rắn trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp bởi vì
chất thải rắn khu dân cư, thương mại và công nghiệp phát sinh từ mọi nhà, mọi
khu thương m ại, công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay
cả khu vực trống. Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lận cận trung
tâm đô thị đã làm phức tạp thêm cho công tác thu gom.
Khi chất thải rắn phát sinh phân tán (không tập trung) với tổng khối lượng chất
thải rắn tổng cộng gia tăng thì công tác thu gom trở nên khó khăn phức tạp hơn
bởi vì chi phí nhiên liệu và nhân công cao. Trong toàn bộ tiền chi trả cho công
tác thu gom, vận chuyể n và đổ bỏ chất thải rắn, chi phí cho công tác thu gom
chiếm khoảng 50-70% tổng chi phí về thu gom hệ thống quản lý. Hiện tại ở
Việt Nam có hai phương hướng thu gom chính.
 Thu gom rác từ đường phố do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét
đường. Các công nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom rác. Rác
16
được mang đến một điểm tập trung rồi có xe chở rác đến mang đến
điểm xử lý. Hiện nay tại các thành phố lớn có xe chở rác chuyên dụng
để thu gom rác theo giờ qui định.

 Thu gom rác từ các khu tập thể. Mỗi khu dân cư có một địa điểm đổ rác
hay bể đựng rác. Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào điểm
tập kết rồi sau đó có xe chở rác đi.
Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác chuyên dụng của các công ty vệ
sinh môi trường đảm nhận. Công việc này thường được thực hiện vào ban đêm.
Phân bùn từ các bể phốt định kỳ có các xe hút phân đến hút chở ra ngoại thành.
8. Xử lý rác thải tại Việt Nam
Mục đích của các phương pháp xử lý chất thải rắn nói chung là nhằm vào:
- Tăng cao hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn
- Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế
- Thu hối năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi
- Các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn theo trình tự ưu tiên
Hình 1: Phân mức quản lý toàn diện chất thải rắn
17
Cho mãi tới tận gần đây, chất thải rắn vẫn được đổ đống ngoài bãi rác, chôn,
đốt và một số loại rác thải từ nhà bếp, nhà hàng được sử dụng làm thức ăn cho
động vật. Cộng đồng vẫn chưa nhận thức được mối liên hệ giữa chất thải rắn
với chuột, ruồi, gián, muỗi, rận, ô nhiễm đất và nước. Người ta không biết
rằng, chất thải rắn trong các bãi rác là nơi sinh sống của một số loại véc -
tơ truyền các bệnh: sốt thương hàn, sốt vàng, sốt xuất huyết, sốt rét, tả v.v
Do vậy, những phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh nhất và thuận
tiện nhất đã được sử dụng. Các khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử dụng
các bãi rác ngoài trời. Các thị xã và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò đốt
nhỏ. Mãi sau này, chôn lấp vệ sinh mới trở thành một biện pháp xử lý chất thải
rắn được nhiều nơi lựa chọn.
18
Hình 1: Sơ đồ các phương pháp xử lý chất thải rắn
(Nguồn: Võ Đình Long 2008)
Ở Việt Nam, có nhiều phương pháp xử lý rác nhưng chủ yếu là đổ vào bãi rác,
chôn lấp rác, ủ rác và đốt rác.

8.1. Bãi rác không có xử lý
19
Đổ rác vào bãi không có xử lý là một biện pháp hiện tại còn phổ biến ở Việt
Nam. Những đô thị có một hoặc nhiều khu đất được dùng để đổ rác. Rác được
đổ chất đống gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí và là nơi
cư trú của các vật chủ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián. Đây
là phương pháp rẻ tiền nhưng rất nguy hiểm về mặt sức khoẻ.
8.2. Chôn lấp rác
Phương pháp chôn lấp rác được áp dụng ở nhiều nước phát triển. Người ta
chọn các vùng đồi núi, thung lũng để bố trí bãi chôn lấp. Đáy của bãi rác được
ngăn cách với đất và nước ngầm bằng những lớp chất dẻo không thấm nước.
Rác được đổ vào các ô chia sẵn. Khi các ô rác này đầy thì được lấp lại bằng đất
và dùng xe lu nén chặt lại sau đó đổ tiếp lên cho đến khi đầy hố rồi phủ đất -
khoảng 60cm - và trồng cây lên trên. Nước trong bãi chôn lấp được thu gom về
một chỗ và được xử lý trước khi cho vào sông, hồ. Đây là phương pháp xử lý
chất thải hợp vệ sinh nhưng tốn kém. Thành phố Hà Nội hiện đã xây dựng bãi
chôn lấp rác tại Sóc Sơn với thời gian sử dụng 30 năm.
8.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ phân (composting)
Để xử lý chất thải và tận dụng nguồn phân bón cho nông nghiệp người ta xây
dựng các xí nghiệp xử lý rác thải thành phân trộn compôt. Hiện tại, ở Việt Nam
có hai nhà máy rác ở Cầu Diễn - Hà Nội và Hóc Môn - Thành phố Hồ Chí
Minh. Sau một quá trình ủ, lên men, chất thải hữu cơ trở nên vô hại và là
nguồn phân bón tốt. Tuy vậy, công suất các nhà máy này còn rất nhỏ, không
đáp ứng nổi nhu cầu xử lý chất thải của các thành phố lớn.
Về mặt vệ sinh, phương pháp composting có thể đảm bảo nhiệt độ lên tới 60ºC
- 65ºC do đó tiêu diệt được hầu hết mầm bệnh và trứng giun sán.
8.4. Đốt rác
Phương thức đốt có thể giảm thể tích xuống tới 75% do đó tiết kiệm được diện
tích đất chôn lấp. Quá trình đốt cũng tiêu diệt được toàn bộ vi trùng gây
20

bệnh. Nhiệt lượng đốt rác có thể được tái sử dụng để đun nước nóng cho các
nhà tắm công cộng.
Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao và có nguy cơ ô nhiễm không
khí.
Hình 1: Sơ đồ hệ thống đốt tiêu huỷ chất thải
(Nguồn: Võ Đình Long 2008)
8.5. Thu hồi và tái sử dụng
Trong chất thải rắn thành phố vẫn còn chứa nhiều vật liệu có thể thu hồi và tái
sử dụng. Ở Việt Nam vấn đề này chưa được chú trọng lắm vì hiện tại chúng ta
có một số lượng người đào bới rác và thu hồi phế liệu rất đông đảo. Tuy vậy,
việc quản lý sức khoẻ của những người bới rác lại là một mối quan tâm lớn.
9. (Case-study: xử lý rác thải/NM rác)
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Times New Roman,13,chữ IN, BOLD)
1. Nguyễn Huy Nga, Tổng quan tình hình quản lý Rác thải y tế ở Việt
nam. Hội thảo quản lý chất thải rắn. Dự án môi trường Việt nam - Canada,
20 - 23/8/1997.
2. Tài liệu Diễn đàn Sức khoẻ Môi trường Quốc gia, Hà Nội 11 - 2006.
3. Cointreau S.J. et all, recycling from municipal refuse: A state - of - the -
art review and annotated bibliography. World bank Technical Paper
Number 30. World Bank 1984.
4. Nguyen Huy Nga and Ngo Vi Cuong. NATIONAL MUNICIPAL
Solid waste Management in Viet nam. Coutry Report. WHO Regional
Workshop on Municipal Solid Waste Management, Kuala - Lumpur,
Malaysia, 1990. PEPAS, March 1990.
5. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn. Bài giảng Quản lý chất thải rắn và chất
thải nguy hại. Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9 năm
2008.
6. Sakurai Kunitoshi, improvement of solid waste management in developing
countries. Institute International Cooperation, JICA. December 1990.

7. World Commission on Environment and Development, Our Common
Future, Oxford University Press, Oxford, New York, 1987.Gotoh Sukehiro,
Issues and factors to be considered for improvement of solid waste
management in Asian metropolises, Regional development Dialogue.
Vol.10.No3, Autumn 1989.

×