Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

bài giảngđại học y Hải Phòng - vệ sinh bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.5 KB, 20 trang )

Vệ sinh bệnh viện
Khoa YTCC - Đại học Y Hải Phòng
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ của môi trường bệnh viện
2. Trình bày được ảnh hưởng của môi trường bệnh viện đến vấn đề sức khỏe
3. Trình bày được các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu yếu tố nguy cơ
trong môi trường bệnh viện
NỘI DUNG
1. Nguyên tắc cơ bản của vệ sinh bệnh viện
1.1. Chống lại sự tấn công của vi khuẩn
Con người sẵn có ba hệ thống phòng ngự để chống lại sự tấn công của
vi khuẩn:
- Hàng rào da - niêm mạc
- Một cơ chế phản ứng chống viêm
- Một hệ thống miễn dịch
Có hai loại nhiễm trùng:
- Nhiễm trùng ngoài bệnh viện là lý do làm bệnh nhân vào bệnh viện,
nhiễm trùng này do các mầm bệnh ngoài bệnh viện thường nhạy cảm với thuốc
kháng sinh.
- Nhiễm trùng trong bệnh viện, mắc phải khi bệnh nhân nằm viện mà lý
do nhập viện không phải do nhiễm trùng ấy. Các mầm bệnh thường ít nhạy
cảm với kháng sinh. Nhiễm trùng này thường xảy ra trong thời hạn 48 giờ sau
khi nhập viện, trong thời hạn 30 ngày đối với nhiễm trùng vết mổ.
1.2. Những nguyên nhân chính của nhiễm trùng trong bệnh viện:
1
Số bệnh nhân có nguy cơ đông hơn, trẻ đẻ non, người già, bệnh nhân
suy dinh dưỡng, béo bệu chiếm 18% nguy cơ nhiễm trùng trong bệnh viện. Lan
truyền theo nguyên tắc của dây chuyền nhiễm trùng.
Có ba loại nguồn (gây nhiễm):
- Con người: bệnh nhân, nhân viên, khách thăm
- Vật liệu dụng cụ sử dụng trong biện viện


- Môi trường: không khí, đất, bề mặt, nước
- Do sử dụng liệu pháp kháng sinh: hiện tượng kháng kháng sinh,
- Do tăng số lượng người đến gần một bệnh viện
- Do tăng sự di chuyển của các bệnh nhân
- Do cán bộ nhân viên ít được đào tạo nghiệp vụ
- Do kiến thức không thích hợp
1.3. Các nguồn lây nhiễm của bệnh nhân nằm viện
- Môi trường: đồ vải, đồ đạc trong phòng, các công trình vệ sinh, đất
- Không khí: bản thân bệnh nhân, buồng, buồng bên cạnh, khách thăm,
máy hô hấp hỗ trợ, máy khí dung.
2
Người nhận
Cửa ra
Cách truyền bệnh
Cửa vào
Ổ chứa
Nhiễm truyền
Hình thái khuẩn lạc
Nhiễm trùng
Lây nhiễm
- Nhân viên: bàn tay, người mang mầm bệnh, đồng phục.
- Da: thở khí quản, băng khử trùng.
- Nuôi dưỡng theo đường ruột: băng đặt sông, sông qua mũi, dạ dày để
đưa thức ăn, nội soi, để truyền thuốc.
- Ống dẫn lưu: đường động mạch, đường tĩnh mạch, tiêm truyền, nuôi
dưỡng ngoài đường tiêu hoá.
- Đường tiểu tiện
- Xông đặt yên vị
- Nội soi
- Phân

1.4. Dịch tễ học về nhiễm trùng trong bệnh viện
Nhiễm trùng trong bệnh viện đến từ:
- Hệ vi khuẩn của bản thân bệnh nhân - Nhiễm trùng ngoại sinh hay tự
nhiễm.
- Nguồn gốc ngoại lai với bệnh nhân - Nhiễm trùng ngoại sinh hay nhiễm
trùng
Những cách truyền bệnh
- Truyền theo đường không khí, các vi sinh vật được vận chuyển bằng
và trên những giá đỡ, bụi các loại, giọt nước bọt.
- Truyền do tiếp xúc với vật liệu - dụng cụ: Đồ dùng dụng cụ bao giờ
cũng là một nguồn có tiềm năng nhiễm trùng như vải, khăn, săng, quần áo nhân
viên, đồ dùng vệ sinh, chậu rửa mặt, bồn tắm, vòi tắm…
- Truyền qua đường bàn tay: là nguồn gốc từ 40 - 70% nhiễm trùng
trong bệnh viện.
3

1.5. Những tác nhân làm lây nhiễm
1.5.1. Các vi sinh vật gây ra bệnh nhiễm trùng chủ yếu là: các vi khuẩn (90%),
các vi rút (8%), nấm (1%).
4
Nguy cơ nhiễm trùng
ngoại sinh
Hệ vi khuẩn nội sinh
Hình thành khuẩn lạc
Đặt ống
cathete tĩnh
mạch.
Giảm
đau
Đặt xôngThông khí

Các bệnh nhân khác
Bàn tay nhân
viên
Tạo luồng
không khí
Lan truyền chéo
Nhân viên
Môi trường
Nước
Không khí
Đồ vật-dụng cụ
Khách thăm
Đồ vật
Dụng cụ
Nguy cơ nhiễm trùng
nội sinh
BỆNH NHÂN
Bệnh lý kết hợp
Bảo vệ miễn dịch
Tình trạng
nặng - nhẹ
NHIỄM TRÙNG TRONG BỆNH VIỆN
CƠ CHẾ NHIỄM TRÙNG TRONG BỆNH VIỆN
1.5.2. Những vi khuẩn chính:
- Tụ cầu vàng: Nhọt, áp xe chúng có trong không khí, các chất lỏng trên
mặt đất.
- Tụ cầu trắng: mọi người đều mang 10
5
/cm
2

.
- Liên cầu khuẩn: liên cầu khuẩn Agalactae B (gây nhiễm trùng sau đẻ),
liên cầu khuẩn ở phân (gây nhiễm trùng đường niệu), liên phế cầu (gây viêm
phổi).
- Vi khuẩn đường ruột: Klebsiella (gây nhiễm trùng đường tiết niệu và hô
hấp), E. coli (nhiễm trùng đường tiết niệu)…
- Loại vi khuẩn pseudomonas, tetani, perfringens…
1.6. Bốn loại chính của nhiễm trùng trong bệnh viện
1.6.1. Nhiễm trùng sau mổ
Chiếm 17% các nhiễm trùng trong bệnh viện. Giám sát nhiễm trùng
các vết mổ là một trong những việc ưu tiên trong chống nhiễm trùng trong
bệnh viện. Các vết mổ là nguồn truyền nhiễm vi khuẩn, phải đặt ra những nội
quy về quản lý băng gạc và đánh giá đều đặn.
1.6.2. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Loại này góp phần đến 50% lây nhiễm trong bệnh viện, nó kháng với
nhiều loại kháng sinh và có thể là điểm xuất phát của nhiễm trùng máu.
1.6.3. Nhiễm trùng phổi:
Hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới chiếm 18%, lây chủ yếu do kỹ
thuật hỗ trợ hô hấp, máy điều hoà.
1.6.4. Nhiễm trùng máu: chiếm 15%
2. Chất thải y tế và nguy cơ của chất thải y tế
2.1. Khái niệm
Định nghĩa: Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế,
từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên
5
cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và khí.
Chất thải nguy hại: chất thải có chứa các chất, hợp chất có một trong
các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ
lây nhiễm và các độc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.

Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có một trong các thành phần như
máu, dịch cơ thể, chất bài tiết; các bộ phận, cơ quan của người, động vật; bơm
kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng
trong y tế. Nếu những chất nay không được tiêu huỷ sẽ gây nguy hại cho môi
trường và sức khoẻ con người.
2.2. Nguy cơ của chất thải y tế
2.2.1. Nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn:
Chất thải bệnh viện là môi trường có khả năng chứa đựng tất cả các loại
vi sinh vật như: vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng. Đặc biệt những vi sinh vật
có sức đề kháng cao với môi trường, thì càng có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Các
vi khuẩn có nguy cơ lây nhiễm cao như: vi khuẩn đường ruột và các vi khuẩn
liên quan tới nhiễm trùng bệnh viện. Các vi rút như: vi rút đường ruột, vi rút
viêm gan, HIV
Các dạng nhiễm
khuẩn
Một số tác nhân gây
bệnh
Chất truyền
- Nhiễm
khuẩn
đường
tiêu hoá
Vi
khuẩn
đường tiêu
hoá: Salmonella,
Shigella, Vibrio
cholera, trứng giun
Phân và chất nôn
- Nhiễm

khuẩn
đường
hô hấp
Vi
khuẩn
lao, virus
sởi, phế cầu
khuẩn
Nước bọt, chất tiết
đường hô hấp
- Nhiễm
khuẩn
mắt Herpes Chất tiết ở mắt
- Nhiễm
khuẩn
da Tụ cầu
khuẩn
Mủ
- Bệnh than Trực
khuẩn
than Chất tiết qua da
6
- AIDS HIV Máu, dịch tiết từ
đường sinh dục
- Nhiễm
khuẩn
huyết Tụ cầu Máu
- Viêm gan A Virus viêm gan A Phân
- Viêm gan B và C Virus viêm gan B và C Máu và dịch cơ thể
2.2.2. Nguy cơ của các vật sắc nhọn:

Các vật sắc nhọn không những có nguy cơ gây thương tích cho những
người phơi nhiễm mà qua đó còn có thể truyền các bệnh nguy hiểm. Theo số
liệu thống kê của CDC, nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn
xuyên qua da như sau:
Nhiễm khuẩn Nguy
c
ơ
HIV
0,3%
Viêm gan B
30%
Viêm gan C
1,8-10%
2.2.3. Nguy cơ của các chất thải hoá học và dược phẩm:
Các chất thải hoá học có thể gây hại cho sức khoẻ con người do các tính
chất: ăn mòn, gây độc, dễ cháy, gây nổ, gây sốc hoặc ảnh hưởng đến di truyền.
2.2.4. Nguy cơ của chất thải phóng xạ:
Các chất thải phóng xạ có thể gây hại cho sức khoẻ con người do có khả
năng gây ảnh hưởng đến đặc tính di truyền.
2.2.5. Các đường gây tác hại của chất thải y tế lên sức khỏe cộng đồng:
Đường gây tác hại của chất thải y tế lên sức khỏe cộng đồng như sau:
- Tiếp xúc trực tiếp từ chất thải với người tiếp xúc.
- Tiếp xúc qua các tác nhân trung gian: ruồi, muỗi, thức ăn, nước uống
- Lan truyền trong không khí.
- Ô nhiễm nguồn nước và môi trường lân cận
7
2.2.6. Đối tượng có nguy cơ:
Đối tượng có nguy cơ đối với chất thải y tế bao gồm tất cả những người
phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại. Đó là các bác sĩ, y tá điều dưỡng, hộ lý,
y công, bệnh nhân, nhân viên thu gom, vận chuyển, tiêu huỷ chất thải; cộng

đồng dân cư (đặc biệt là những người chuyên thu nhặt phế thải).
Để có thể dự phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ do tiếp xúc với các
chất thải y tế cần phải tuân thủ các quy định về quản lý chất thải y tế. Quản lý
chất thải y tế là hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất
thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tiêu hủy chất
thải y tế nguy hại.
3. Quản lý chất thải y tế
3.1. Quy định chung về quản lý chất thải y tế
Quản lý chất thải y tế là hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá
trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ
và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại.
Mọi cán bộ, công chức, viên chức của các cơ sở y tế phải thực hiện quy
chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế và quy định hiện hành của Nhà nước về
quản lý chất thải nguy hại.
3.2. Các cơ sở y tế phải:
- Giảm thiểu và phân loại chất thải theo quy định ngay từ nguồn thải.
- Không được để chất thải y tế nguy hại lẫn trong chất thải sinh hoạt.
- Xử lý an toàn chất thải y tế nguy hại trước khi thải ra môi trường.
- Phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa
phương để quản lý và xử lý chất thải y tế theo quy định
3.3. Phân loại chất thải y tế
Chất thải trong các cơ sở y tế được phân làm 5 loại: (1) chất thải lâm
sàng, (2) chất thải sinh hoạt, (3) chất thải phóng xạ, (4) chất thải hoá học, (5)
8
các bình chứa khí có áp xuất. Trong bài này chúng ta tập trung vào loại chất
thải số (1) và (2)
3.3.1. Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:
- Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn
- Nhóm B: là các vật sắc nhọn
- Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét

nghiệm
- Nhóm D: là chất thải dược phẩm
- Nhóm E: là các mô và cơ quan người, động vật
3.3.2. Chất thải sinh hoạt bao gồm:
- Chất thải không nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng
bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà
ăn bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi
đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa quả và
rác quét dọn từ các sàn nhà.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ khu vực ngoại cảnh.
3.4. Xử lý chất thải y tế
3.4.1. Thu gom
3.4.1.1. Nguyên tắc thu gom
- Phân loại chất thải phải được thực hiện ngay tại thời điểm chất thải
phát sinh và phải đựng chất thải trong các túi hoặc các thùng quy định.
- Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong các chất thải
sinh hoạt. Nếu vô tình để chất thải y tế nguy hại vào chất thải sinh hoạt thì hỗn
hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất thải y tế nguy hại.
3.4.1.2. Tiêu chuẩn các túi, hộp và thùng đựng chất thải:
Quy định về mầu sắc:
9
Túi hoặc thùng đựng chất thải màu vàng, bên ngoài có biểu tượng nguy hại
sinh học dùng để đựng chất thải lâm sàng.
- Túi hoặc thùng màu xanh đựng chất thải sinh hoạt.
- Màu đen đựng chất thải hoá học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.
- Các túi, hộp hay thùng có các màu trên chỉ được sử dụng để đựng chất
thải và không được dùng vào các mục đích khác.
Tiêu chuẩn túi đựng chất thải:
- Túi đựng chất thải để đem đi đốt phải là túi nhựa PE hoặc PP, không dùng
túi nhựa PVC vì khi đốt sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm.

- Thành túi dầy, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể
tích tối đa của túi là 0,1m
3
.
- Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 2/3 túi và có dòng chữ
“Không được đựng quá vạch này”.
Tiêu chuẩn hộp đựng vật sắc nhọn:
- Làm bằng các vật liệu cứng, không bị xuyên thủng, không bị rò rỉ và có
thể thiêu đốt được.
- Dung tích hộp: cần có hộp đựng với kích thước khác nhau (2,5 lít, 6 lít, 12
lít và 20 lít) phù hợp với lượng các vật sắc nhọn phát sinh.
- Các vật hộp đựng vật sắc nhọn phải thiết kế sao cho thuận lợi cho việc thu
gom cả bơm và kim tiêm, khi di chuyển chất thải bên trong không bị đổ ra
ngoài, có quai và có nắp để dán kín lại khi đã dùng đầy 2/3.
- Hộp có màu vàng, có nhãn đề “Chỉ đựng vật sắc nhọn”; có vạch báo hiệu
ở mức 2/3 hộp và có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”.
Tiêu chuẩn thùng đựng chất thải:
- Phải làm bằng nhựa Poly Etylen có tỷ trọng cao, thành dày và cứng, có
nắp đậy
- Những thùng thu gom có dung tích lớn cần có bánh xe đẩy
10
- Thùng đựng có màu tương ứng với túi đựng
- Dung tích thùng tuỳ vào khối lượng chất thải phát sinh, có thể từ 10 đến
250 lít
Nơi đặt các túi và thùng đựng chất thải:
- Mỗi khoa phòng phải có nơi lưu giữ các túi, thùng đựng chất thải.
- Các túi và thùng đựng chất thải phải đặt ở nơi gần với nguồn phát sinh
chất thải. Trên các xe tiêm và xe để dụng cụ thủ thuật cần có hộp đựng vật
sắc nhọn để thuận tiện cho việc phân loại.
- Các túi chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định, không được tự ý

đổi màu túi hay hộp, thùng đựng chất thải.
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh:
- Hàng ngày hộ lý phải thu gom các chất thải từ nơi phát sinh chất thải và
tập trung vào một nơi quy định của khoa hay bệnh viện.
- Các hộp màu vàng đựng vật sắc nhọn và các chất thải sau khi xử lý ban
đầu phải cho vào túi nilon màu vàng và buộc kín miệng .
- Chất thải phát sinh tại các khoa phải được vận chuyển ít nhất ngày một lần
về nơi lưu giữ chất thải chung của cơ sở y tế.
- Buộc các túi nilon chứa chất thải khi túi chứa đã đạt tới thể tích quy định
(2/3 túi) và dán nhãn ghi rõ tên khoa, buồng bệnh trên nhãn. Không được
dùng ghim dập để làm kín miệng túi.
3.4.2. Vận chuyển và lưu giữ chất thải
Vận chuyển: Các cơ sở y tế phải:
- Quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận
chuyển qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch.
- Có phương tiện để vận chuyển chất thải từ nơi tập trung của các khoa
phòng đến nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế. Các phương tiện này chỉ sử
11
dụng để vận chuyển chất thải và được thiết kế sao cho dễ cho chất thải
vào, dễ lấy ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.
Lưu giữ: Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ điều kiện sau:
- Cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, lối đi
- Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài vào.
- Phải lưu giữ chất thải y tế nguy hại riêng biệt với chất thải sinh hoạt.
- Có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khoá. Không để súc vật, các
loài gậm nhấm, côn trùng xâm nhập tự do.
- Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.
- Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ
hoá chất làm vệ sinh.
- Có hệ thống cống thoát nước, nền không thấm và thông khí tốt.

- Thời gian lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế:
• Với các bệnh viện: về nguyên tắc, chất thải y tế phải được chuyển đi
tiêu huỷ hàng ngày. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại trong bệnh viện
tối đa là 48 giờ.
• Đối với các cơ sở y tế nhỏ có lượng nhỏ chất thải y tế nguy hại thì phải
đựng chất thải trong túi nilon thích hợp và buộc kín miệng. Chất thải nhóm A,
B, C, D không được lưu giữ tại các cơ sở y tế quá một tuần. Riêng chất thải
nhóm E phải chôn lấp hoặc thiêu đốt ngay.
3.4.3. Xử lý chất thải
3.4.3.1. Xử lý ban đầu
Chất thải lâm sàng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao phải được xử lý an toàn
ở gần nơi chất thải phát sinh, sau đó mới cho vào túi nilon màu vàng để vận
chuyển đi tiêu hủy.
Phương pháp xử lý ban đầu: Tùy theo điều kiện của từng cơ sở có thể áp
dụng các phương pháp sau:
12
- Đun sôi
- Khử khuẩn bằng hóa chất
- Tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô hoặc hơi nóng ẩm
3.4.3.2. Tiêu hủy chất thải lâm sàng
- Chất thải nhóm A
• Xử lý ban đầu: Phải khử khuẩn ngay khi chất thải phát sinh, trước khi
vận chuyển đi tiêu hủy
• Phương pháp tiêu hủy:
 Thiêu đốt là phương pháp tốt nhất
 Chôn lấp hợp vệ sinh
- Chất thải nhóm B
• Đối với bơm kim tiêm, trước khi đem đi tiêu hủy phải cho vào trong hộp
đựng vật sắc nhọn. Không nên tháo lắp đầu kim tránh nguy cơ gây tổn
thương.

• Phương pháp tiêu hủy: như nhóm A
- Chất thải nhóm C
• Xử lý ban đầu: Phải khử khuẩn ngay khi chất thải phát sinh, trước khi
vận chuyển đi tiêu hủy, có thể xử lý bằng đun sôi, hóa chất, hơi nóng.
• Trong trường hợp không có điều kiện xử lý trước khi tiêu hủy thì phải
đóng gói kín trong túi nilon màu vàng và vận chuyển thẳng tới lò đốt.
• Phương pháp tiêu hủy: thiêu đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh
- Chất thải nhóm D: Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy
sau:
• Thiêu đốt
13
• Chôn lấp, trước khi đem chôn phải làm trơ hóa chất thải bằng cách trộn
lẫn chất thải với xi măng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc
hại có trong chất thải.
• Thải vào cống đối với chất thải lỏng, được pha loãng và thải vào cống và
nước thải được xử lý.
Đối với chất thải là thuốc gây độc tế bào có thể áp dụng một trong các
phương pháp tiêu hủy sau :
• Trả lại nơi cung cấp ban đầu
• Thiêu đốt ở nhiệt độ cao
- Chất thải nhóm E
• Thiêu đốt cùng với chất thải nhiễm khuẩn
• Chôn ở nghĩa địa hoặc nơi quy định
3.4.3.3. Tiêu hủy chất thải phóng xạ
Thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ
3.4.3.4. Tiêu hủy chất thải hóa học
- Tiêu hủy chất thải hóa học không nguy hại: Có thể áp dụng một trong các
phương pháp sau:
• Tái sử dụng
• Tiêu hủy như chất thải sinh hoạt

- Tiêu hủy chất thải hóa học nguy hại
• Nguyên tắc:
 Những chất thải hóa học nguy hiểm có tính chất khác nhau không
được trộn lẫn vào nhau để tiêu huỷ.
 Không được đốt chất thải có Halogen vì gây ô nhiễm không khí
 Chất thải nguy hiểm không được đổ vào hệ thống nước thải
14
 Không được chôn lượng lớn chất thải hóa học vì có thể gây ô nhiễm
mạch nước ngầm
• Phương pháp tiêu hủy:
 Trả lại nơi cung cấp ban đầu là tốt nhất
 Thiêu đốt
 Chôn lấp: trước khi đem chôn phải làm trơ hóa chất thải
3.5. Các công nghệ xử lý chất thải y tế:
3.5.1. Công nghệ xử lý chất thải lỏng
Các phương pháp xử lý nước thải phân loại theo bản chất có 2 nhóm sau:
- Nhóm phương pháp hoá lý, gồm các phương pháp sau:
Các phương pháp chắn rác, phương pháp loại cặn cơ học, bể điều hoà,
phương pháp làm thoáng, kỹ thuật keo tụ sa lắng, phương pháp bức xạ, phương
pháp oxy hoá, kỹ thuật hấp thụ, kỹ thuật vi lọc và siêu lọc, lọc
- Nhóm phương pháp sinh học bao gồm:
Xử lý hiếu khí cặn lơ lửng, xử lý hiếu khí cặn cố định, xử lý kỵ khí cặn lơ
lửng, xử lý kỵ khí cặn cố định, hồ sinh học, công nghệ hợp khối.
3.5.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn
Có rất nhiều biện pháp và công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.
Những công nghệ và giải pháp chủ yếu là: công nghệ thiêu đốt, công nghệ khử
khuẩn hoá học, công nghệ xử lý nhiệt khô và hơi nước, công nghệ vi sóng,
công nghệ chôn lấp.
4. Những biện pháp phòng chống các bệnh nhiễm trùng trong bệnh viện
Nguyên tắc chung về vệ sinh bao gồm toàn bộ những kỹ thuật và hành

vi mà mục đích nhằm ngăn cản sự xuất hiện và lan truyền của các vi sinh vật
gây bệnh trong bệnh viện.
4.1. Rửa tay - việc ưu tiên hàng đầu
15
Rửa tay là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng.
Khi nào cần rửa tay khi: tay bẩn, lúc bắt đầu và sau khi làm việc, trước
và sau khi vào nhà vệ sinh, trước khi ăn, sau khi hỉ mũi, sau khi đeo, sờ tay và
tháo khẩu trang, sau khi thao tác với dụng cụ bẩn, khi chuyển tiếp xúc từ bệnh
nhân này đến bệnh nhân khác, khi khám và kết thúc khám một bệnh nhân cách
ly.
4.2. Đảm bảo kĩ thuật vô khuẩn:
- Dụng cụ, bông, gạc, thuốc sử dụng trong kỹ thuật vô khuẩn phải được tiệt
khuẩn.
- Dụng cụ y tế nhiễm khuẩn sau khi dùng xong phải được ngâm vào dung
dịch tẩy uế trước khi loại bỏ hoặc xử lí để dùng lại. Dụng cụ, dây truyền dịch,
dây truyền máu, kim luồn mạch máu. Ống thông (catheter) mạch máu, bơm
tiêm nhựa được sử dụng một lần. Những dụng cụ được phép dùng lại phải cọ
rửa đúng quy định trước khi khử khuẩn, tiệt khuẩn.
- Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất phải
bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ.
- Dụng cụ, vật dụng sau khi khử khuẩn, tiệt khuẩn phụ được bảo quản trong
hộp kín, phải thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn.
- Trước khi tiến hành các phẫu thuật, thủ thuật vô khuẩn, người thực hiện kỹ
thuật phải thực hiện đúng quy định kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn.
- Kỹ thuật vô khuẩn phụ được tiến hành trong điều kiện vô khuẩn và đúng
quy định kĩ thuật bệnh viện.
4.3. Vệ sinh ngoại cảnh:
- Phải có hàng rào xung quanh bệnh viện, cổng ra vào, buồng thường trực, sơ
đồ chỉ dẫn, mũi tên chỉ đường đến các khoa, phòng.
- Đường đi phải sạch, bằng phẳng bảo đảm an toàn khi vận chuyển người

bệnh.
- Có vườn hoa cây cảnh, cây xanh bóng mát, không trồng cây ăn quả.
16
- Quần áo đồ vải phải phơi tập trung tại khu vực quy định.
- Có nơi để xe tập trung cho các thành viên trong bệnh viện, học viện, người
bệnh và gia đình người bệnh. Không để hành quán rải rác trong bệnh viện.
- Có nơi tập trung chất thải rắn trong toàn bệnh viện, có đủ thùng chứa rác có
nắp đậy ở nơi công cộng và trên đường đi. Chất thải được thu gom và xử lí
đóng quy chế xử lí chất thải.
- Cống thoát nước và thoát chất thải lỏng phải kín, không tắc.
4.4. Vệ sinh khoa và buồng bệnh:
4.4.1. Vệ sinh buồng bệnh :
- Các khoa phải được cung cấp đủ điện, nước, ủng, găng tay vệ sinh, chổi, xô,
chậu, xà phòng, dung dịch khử khuẩn… có nơi rửa tay và có đủ phương tiện
rửa tay.
- Mỗi khoa có một buồng để cọ rửa dụng cụ, có đủ giá kệ để bảo quản dụng
cụ vệ sinh và đồ vải chờ mang giặt.
- Các thiết bị, dụng cụ y tế trong buồng bệnh được bố trí, sắp xếp thuận tiện
cho việc phục vụ bệnh viện và vệ sinh tẩy uế.
- Có đủ thùng rác có nắp đậy, để trên hành lang, nơi thuận tiện, đủ để dễ sử
dụng cho người bệnh và các thành viên trong khoa.
4.4.2. Vệ sinh các buồng thủ thuật, phẫu thuật và các buồng khác :
- Trần, tường, bệ cửa, cánh cửa các khoa, buồng bệnh phải luôn sạch, không
có mạng nhện.
- Nền các buồng bệnh được lát gạch men hoặc vật liệu tương đương bảo đảm
nhẵn, khô, không thấm nước, luôn sạch.
- Tường các buồng phẫu thuật, buồng thủ thuật, buồng hậu phẫu, buồng đẻ,
buồng trẻ sơ sinh, buồng chăm sóc đặc biệt, buồng xét nghiệm, buồng tiêm
được lát gạch men kính toàn bộ đến sát trần nhà.
17

- Khoa, buồng bệnh bảo đảm luôn sạch, đẹp, ngăn nắp; dụng cụ vệ sinh được
dùng riêng cho từng khu vực; buồng phẫu thuật được vệ sinh tầy uế sau một
cuộc phẫu thuật theo đúng quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
- Thực hiện lau ẩm bằng dung dịch xà phòng, dung dịch khử khuẩn theo quy
định kĩ thuật bệnh viện : nền nhà, tường nhà, bàn ghế, giường tủ, cọc truyền, xe
tiêm, xe đẩy, cáng đẩy, thiết bị y tế và thiết bị thông thường có trong các buồng
bệnh.
- Buồng bệnh, buồng thủ thuật phải tổng vệ sinh một tuần một lần
- Bệnh viện phải tổ chức giặt là tập trung nhưng phải giặt riêng: quần áo các
thành viên trong bệnh viện; quần áo đồ vải người bệnh, quần áo đồ vải của
khoa truyền nhiễm.
- Buồng vệ sinh, buồng tắm bảo đảm sạch, không tắc, không mùi hôi, không
có ruồi nhặng và các côn trùng khác.
4.4.3. Vệ sinh người bệnh
- Người bệnh phải được mặc quần áo bệnh viện theo quy chế tranh phục y tế
và bảo đảm vệ sinh cá nhân.
- Trước khi phẫu thuật người bệnh phải được vệ sinh thân thể theo quy định.
- Người bệnh phải được sử dụng đồ dùng cá nhân riêng.
- Khi người bệnh chuyển khoa, chuyển viện, ra viện đặc biệt đối với người
bệnh truyền nhiễm phải thực hiện ngay vệ sinh tẩy uế buồng bệnh, đồ dùng cá
nhân.
- Khi người bệnh tử vong thi thể của người bệnh phải được vận chuyển và
bảo quản theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong và luật bảo vệ sức khoẻ
nhân dân; buồng bệnh và đồ dùng cá nhân phải được tẩy uế và khử khuẩn ngay.
- Trường hợp người nhà được phép ở lại để phối hợp cùng chăm sóc phục vụ
người bệnh phải thực hiện nội quy, giữ gìn vệ sinh và mặc quần áo bệnh viện.
4.4.4. Vệ sinh cá nhân
18
- Các thành viên trong bệnh viện phải bảo đảm vệ sinh cá nhân, móng tay cắt
ngắn, mặc quần áo công tác, đội mũ y tế theo quy chế trang phục y tế.

- Gương mẫu vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung, nơi làm việc vệ sinh ngăn
nắp.
4.5. Xử lý an toàn chất thải y tế
4.5.1. Xử lí chất thải rắn:
- Mọi người làm phát sinh ra chất thải phải thu gom, phân loại bỏ vào đúng
nơi quy định.
- Thùng rác kèm theo túi nylon tại các vị trí quy định và có nắp đậy, thu gom
bỏ rác vào thùng nếu có rơi vãi ra ngoài. Cọ rửa thùng đựng rác hàng ngày.
- Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy từ các khoa đến bể chứa rác của bệnh
viện, không làm rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển.
- Vận chuyển chất thải ngày hai lần : Buổi sáng, buổi chiều và khi cần thiết.
- Tập trung riêng và vận chuyển đến nhà đại thể để chôn hoặc đốt chất thải là
các mô, cơ quan nội hoặc các phần của cơ thể người bệnh cắt ra.
Xử lí chất thải:
- Bảo đảm bệnh viện có lò đốt chất thải đúng tiêu chuẩn công nghệ.
- Bảo đảm các điều kiện xử lí chất thải.
- Công ty môi trường hàng ngày thu dọn và vận chuyển chất thải chung
không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.
4.5.2. Xử lí chất thải lỏng:
- Bệnh viện có hệ thống cống rãnh và bể ngầm để dẫn, chứa và xử lý chất
thải từ các hoá chất lỏng được thải từ các buồng xét nghiệm, X-quang, các
khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các bộ phận phục vụ trong bệnh viện và nước
mưa.
- Định kì nạo vét hệ thống cống rãnh, bể chứa bảo đảm thông thoát không
bị tắc nghẽn.
19
- Xử lí nước thải bằng phương pháp lí học, hoá học hoặc sinh học trước khi
cho chảy vào sông, suối, ao, hồ tự nhiên.
- Nghiêm cấm mọi người trong bệnh viện đổ các chất thải nguy hiểm vào hệ
thống nước thải công cộng khi chưa khử độc tính.

4.5.3. Xử tí chất thải khí:
- Bảo đảm xây dựng hệ thống ống khói lò đốt rác, lò hơi đạt tiêu chuẩn công
nghệ.
- Các buồng xét nhiệm hoá sinh phải có hệ thống (hotte) chụp hút khí thải
theo quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Trần Hiển và cs (2006). Vệ sinh khoa phòng và quản lý chất
thải y tế. Dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp cho nhân viên y
tế. Nhà xuất bản Y học, tr 137-152.
2. Đào Ngọc Phong và cs (2001). Vệ sinh bệnh viện. Vệ sinh môi trường -
Dịch tễ tập 1. Nhà xuất bản Y học, tr 136 - 146.
3. Bộ Y tế, 1997. Quy chế bệnh viện. Ban hành kèm theo Quyết
định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997
của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tr 143 - 148.
4. Bộ Y tế, 2007. Quy chế quản lý chất thải y tế. Ban hành kèm theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
20

×