Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đa dạng hóa các công cụ thanh toán điện tử tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.22 KB, 64 trang )

“ Đa dạng hóa các công cụ
thanh toán điện tử tại công
ty cổ phần thương mại và
dịch vụ trực tuyến Onepay”
1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vào cuối thế kỷ XX, sự phát triển và hoàn thiện của kĩ thuật số đã được áp
dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vực khác (điện thoại di
động, thẻ tín dụng ). Số hoá và mạng hoá là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế
mới - nền kinh tế số (còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa trên tri thức, ).
Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, Internet và
các mạng viễn thông khác đã xuất hiện, đó chính là thương mại điện tử (TMĐT) và
thanh toán trong thương mại điện tử (TTĐT).
Thanh toán trực tuyến xuất hiện cùng với sự phát triển của Internet và TMĐT
tử là hình thức phát triển mới của TTĐT truyền thống. Ngày nay khi TMĐT đang
phát triển mạnh mẽ trên thế giới, các phương thức thanh toán mới ra đời đã đem lại
sự thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm cho cả các doanh nghiệp và người tiêu
dùng. Bên cạnh các phương thức TTĐT truyền thống như chuyển khoản, ATM,
POS hay thư đảm bảo còn có các hình thức khác như thanh toán qua điện thoại di
động, thanh toán qua Internet đang ngày càng phát triển và phổ biến ở các nước trên
thế giới.
Thanh toán điện tử giữ vai trò quyết định trong việc thúc đẩy TMĐT phát
triển. Sở dĩ TMĐT tại các nước phát trên thế giới đã phát triển từ lâu một phần
quyết định là do hệ thống TTĐT của các quốc gia đó đã rất phát triển và được các
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ sử dụng rộng rãi, phổ biến. Đó là nhu
cầu không thể thiếu trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay và
cũng bởi những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng trong giao dịch.
Tại Việt Nam TTĐT cũng chỉ thực sự bắt đầu những bước đi đầu tiên từ cuối
năm 2006 đầu năm 2007 khi mà có sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ cổng TTĐT Payment Gateway ra đời như OnePay, Smarlink,


VinaPay, Vietpay, Paynet, Mobivi, Fibo… Tuy nhiên sự xuất hiện ồ ạt của các
doanh nghiệp cũng không nhanh chóng đưa TTĐT ở Việt Nam Phát triển. Chỉ có
một vài doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn như PayNet, VTC hay VASC mới có
thể tiếp tục phát triển và đạt được những thành công nhất định. Và công ty cổ phần
2
thương mại và dịch vụ trực tuyến OnePay là một doanh nghiệp như vậy. OnePay
nhận định để có thể phát triển thành công và hội nhập quốc tế thì phải chuyên
nghiệp ngay từ đầu. Chính vì vậy OnePay đã xây dựng một mô hình nhà cung cấp
tuân theo những mô hình chuẩn trên thế giới.
Trong vài năm trở lại đây việc sử dụng thẻ thanh toán đã trở nên quen thuộc
với một bộ phận người dân. Việc sử dụng thẻ thanh toán đem lại nhiều lợi ích cho
người sử dụng nhưng cũng có nhiều bất tiện vì lý do an toàn, nhiều người chưa
quen sử dụng. Các công cụ TTĐT tại Việt Nam còn thiếu và chưa đa dạng như các
nước phát triển trên thế giới ngay cả với công cụ thẻ thanh toán cũng chưa được đa
dạng và chưa được nhiều tổ chức chấp nhận. Lý do là vì các yếu tố về công nghệ,
văn hoá, thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam và những rủi ro tiềm ẩn
của nó nên số lượng khách hàng sử dụng vẫn còn rất hạn chế. Từ thực tế trên
OnePay đã sớm xác định việc phát triển các dịch vụ nhằm cung cấp các giải pháp
TTTT là điều cần thiết ở Việt Nam và là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực TTĐT.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Trong tương lai gần TMĐT Việt nam sẽ phát triển mạnh và các công cụ TTĐT
sẽ có vai trò thúc đẩy TMĐT phát triển . Với vị thế là một doanh nghiệp dẫn đầu thị
trường TTĐT Việt Nam, Onepay đang có những lợi thế nhất định trong cuộc cạnh
tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ TTĐT. Tuy nhiên chỉ với kinh nghiệm 3 năm
hoạt động, Onepay cũng không tránh khỏi những thiếu sót, sản phẩm dịch vụ chưa
thật đa dạng và chất lượng chưa thật hoàn hảo. OnePay cần có những bước đi tiếp
theo trong quá trình phát triển toàn diện công ty. Chính từ thực tế trên, nhằm góp
phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam nói chung và TTĐT nói riêng,
tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Đa dạng hóa các công cụ thanh toán điện tử tại công
ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay” làm đề tài nghiên cứu của

mình. Từ đó khách hàng của công ty và người tiêu dùng có thể được sử dụng các
dịch vụ TTĐT tốt nhất, tiện lợi và an toàn nhất trong quá trình thực hiện các giao
dịch.

3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TTĐT và các công cụ TTĐT.
- Khảo sát nghiên cứu và đánh giá thực trạng ứng dụng các công cụ TTĐT ở
Việt Nam và của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đa dạng hóa các công cụ TTĐT của công ty cổ
phần thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: là đề tài luận văn của sinh viên nên
phạm vi nghiên cứu của đề tài mang tầm cỡ vi mô, giới hạn trong một doanh nghiệp
nhất định. Cụ thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận thực trạng và
đề xuất các giải pháp nhằm đa dạng hóa các công cụ TTĐT tại công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: giới hạn nghiên cứu về mặt thời gian của
đề tài luận văn là các số liệu được khảo sát từ năm 2007 đến năm 2009 của công ty
Onepay. Kết hợp với số liệu thứ cấp bên ngoài trong vòng 5 năm trở lại đây.
Đề tài sẽ nghiên cứu tình hình và cách thực hiện đa dạng hóa các công cụ
TTĐT trên thế giới kết hợp với nghiên cứu lý luận của các tác giả khác để đối chiếu
với hoạt động thực tiễn của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến
Onepay để đánh giá thực trạng. Từ đó đưa ra cách thức đa dạng hóa các công cụ
TTĐT cho công ty
1.5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết
tắt, tài liệu tham khảo và các phần phụ lục khác thì kết cấu đề tài nghiên cứu của
luận văn gồm có bốn phần chính là:
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN ONEPAY.
CHƯƠNG 4 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM THỰC HIỆN ĐA DẠNG HÓA
CÁC CÔNG CỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN ONEPAY
4
CHƯƠNG 2 CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
2.1. Tổng quan về thanh toán điện tử
2.1.1. Định nghĩa thanh toán điện tử
Theo Uỷ ban Châu Âu, TTĐT được hiểu là việc thực hiện các hoạt động thanh
toán thông qua các phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý truyền dữ liệu điện tử.
(1)
Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật TMĐT của Bộ thương mại (cũ) thì TTĐT là
việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền
mặt.
5
2.1.2. Lợi ích của thanh toán điện tử
2.1.2.1. Một số lợi ích chung của thanh toán điện tử
- Thuận tiện trong sử dụng: TTĐT giúp gia tăng lượng khách mua sản phẩm vì
khách hàng có thể đặt hàng 24 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần và có thể thực hiện
việc thanh toán toàn cầu một cách nhanh chóng. Đồng thời thay vì mang theo tiền
mặt thì mọi người chỉ cần mang theo thiết bị lưu trữ giá trị vừa thuận tiện vừa an
toàn hơn.
- Giúp hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử: Xét trên nhiều phương diện,
TTĐT là nền tảng của các hệ thống TMĐT. Do vậy, việc phát triển TTĐT tử sẽ hoàn
thiện hóa TMĐT, các giao dịch hoàn toàn qua mạng, người mua chỉ cần thao tác trên
máy tính cá nhân của mình để mua hàng, các doanh nghệp có những hệ thống xử lý
tiền số tự động. Một khi thanh toán trong TMĐT an toàn, tiện lợi, việc phát triển
TMĐT trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng

của mạng Internet.
- Tăng tốc độ thông tiền tệ và hàng hóa: TTĐT có ưu điểm đẩy mạnh quá trình
lưu thông tiền tệ và hàng hóa. Người bán hàng có thể nhận tiền thanh toán qua mạng
tức thì, do đó có thể yên tâm giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư
tiếp tục sản xuất, nhanh, an toàn…TTĐT giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn,
đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro với thanh toán
bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong
dân chúng về thanh toán hiện đại.
- Hiện đại hóa hệ thống thanh toán: Tiến cao hơn một bước, TTĐT khai thác sử
dụng một loại tiền mới, tiền số hóa , không chỉ thỏa mãn các tài khoản tại ngân hàng
mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông thường. quá trình giao dịch được
đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở lên
an toàn hơn.
2.1.2.2. Một số lợi ích đối với Ngân hàng
Giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh
+ Giảm chi phí văn phòng: Giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp,
chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ.
6
+ Giảm chi phí nhân viên: Một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24 trên 24 giờ và
tương đương một chi nhánh ngân hàng truyền thống.
+ Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng: thông qua Internet/web Ngân hàng có
khả năng cung cấp dịch vụ mới (Internet banking) và thu hút thêm nhiều khách hàng
giao dịch thường xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
+ Mở rộng thị trường thông qua Internet, ngân hàng thay vì mở nhiều chi nhánh ở các
nước khác nhau có thể cung cấp dịch vụ Internet banking để mở rộng phạm vi cung
cấp dịch vụ.
Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm: Ngày nay, dịch vụ ngân hàng vươn tới từng
người dân. Đó là dịch vụ ngân hàng tiêu dùng và bán lẻ. “Ngân hàng điện tử”, với sự
trợ giúp của công nghệ thông tin cho phép tiến hành các giao dịch bán lẻ với tốc độ
cao và liên tục. Các ngân hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ mới cho khách hàng

như “phone banking”, “home banking”, “Internet banking”, chuyển, rút tiền, thanh
toán tự động…
Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh: “ Ngân hàng
điện tử” giúp các ngân hàng duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi bền vững. Thay
vì phải xếp hàng rất lâu chờ rút tiền tại chi nhánh một ngân hàng khách hàng có thể đi
tới một máy rút tiền tự động của một ngân hàng khác và thực hiện giao dịch trong vài
phút. Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đặc điểm để các ngân hàng
hiện đại tạo dựng nét riêng của mình.
Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa: Một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng
điện tử đem lại đó là việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa”,
chiến lược “bành trướng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Ngân hàng có thể
vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn phòng,
nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn
hơn. Internet là một phương tiện có tính kinh tế cao để các ngân hàng có thể mở rộng
hoạt động kinh doanh của mình ra các quốc gia khác mà không cần đầu tư vào trụ sở
hoặc cơ sở hạ tầng. Theo cách này, các ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ
và dần thiết lập cơ sở của mình.
7
Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu: Thông qua Internet ngân
hàng có thể đăng tải tất cả những thông tin tài chính, tổng giá trị tài sản, các dịch vụ
của ngân hàng mình, để phục vụ cho mục đích xúc tiến quảng cáo. Có thể ngân hàng
chưa thể tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song bằng cách thiết lập các
trang web của riêng mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin và giải đáp ý
kiến thắc mắc của khách hàng qua mạng, ngân hàng cũng được coi là đã bước đầu
tham gia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hòa mình vào xu thế chung.
2.1.2.3. Một số lợi ích đối với khách hàng
Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí: Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện
được đánh giá là ở mức độ thấp so với các phương tiện giao dịch khác. Điều này
hoàn toàn có thể lý giải được bởi một khi các ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí
triển khai ngân hàng điện tử nhất là với các ngân hàng ảo chỉ hoạt động trên Internet

mà không cần tới văn phòng, trụ sở, các chi phí mà khách hàng phải trả cũng theo đó
mà giảm đi rất nhiều.
Khách hàng tiết kiệm thời gian: Đối với các ngân hàng từ Internet được thực hiện
và xử lý một cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Khách hàng không cần phải tới
tận văn phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều
khi phải xếp hàng để chờ tới lượt mình. Giờ đây, với dịch vụ ngân hàng điện tử, họ
có thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào
hoặc ở bất cứ đâu họ muốn.
Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn: Khi khách hàng sử
dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về tài
khoản, tỷ giá, lãi suất. Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính được nối mạng với ngân
hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tài
khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng,
mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tín
dụng và kể cả kinh doanh chứng khoán với ngân hàng.
2.1.3. Rủi ro trong thanh toán điện tử
Rủi ro đối với người tiêu dùng tham gia thanh toán trong TMĐT: Người tiêu
dùng có thể gặp rủi ro khi tham gia TTĐT như không thể hoàn tất một khoản thanh
8
toán mặc dù có đủ tiền để thực hiện việc thanh toán, ví dụ thẻ tín dụng hết hạn hiệu
lực, gặp trục trặc khi sử dụng thiết bị ngoại vi hoặc thẻ…
Rủi ro đối với các tổ chức cung ứng phương tiện TTĐT: Nhà phát hành cũng có
thể phải chịu các rủi ro lừa đảo, vận hành sai, bồi thường tiền điện tử giả mạo khi nó
được người bán hoặc khách hàng chấp nhận.
Rủi ro do các hoạt động gian lận và phi pháp: Lợi dụng sự chưa hoàn hảo trong
các hệ thống bảo mật, các dữ liệu về thẻ thanh toán có thể bị kẻ xấu đánh cắp và sử
dụng bất hợp pháp.
Thẻ mất cắp, thất lạc ( Lost-Stolen Card): Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị
người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp
hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để

in nổi và mã hóa lại thẻ để thực hiện các giao dịch giả mạo. Rủi ro này có thể dẫn đến
tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH, thường chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Thẻ giả (Counterfeit Card): Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ váo các
thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp. Thẻ giả được
sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho các Ngân hàng mà chủ yếu là
NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của
NHPH. Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn
thông tin và nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHPH.
Đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo (Fraudulent Application): Do
không thẩm định kỹ hồ sơ, Ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng mà không biết
rằng thông tin trên đơn xin phát hành là giả mạo. Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro
tín dụng cho NHPH khi đến hạn thanh toán chủ thẻ không hoặc không có khả năng
thanh toán.
Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng (Account takeover): Đến kỳ phát hành lại thẻ,
NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ. Do không kiểm tra tính xác
thực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ
đích thực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng.
Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại (Mail, telephone order): Cơ sở
chấp nhận thẻ cung cấp dịch vụ, hàng hóa theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện
9
thoại dựa vào các thông tin về chủ thẻ: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ…
mà không biết rằng khách hàng đó có thể không phải là chủ thẻ chính thức. Khi giao
dịch đó bị NHPH từ chối thanh toán thì cơ sở chấp nhận thẻ phải chịu rủi ro.
Nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ giả mạo hóa đơn thanh toán thẻ: (Multiple
Imprints): Khi thực hiện giao dịch, nhân viên tại cơ sở chấp nhận thẻ cố tình in ra
nhiều bộ hóa đơn thanh toán cho một giao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vào
một bộ hóa đơn. Các hóa đơn còn lại sẽ bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu hồi tiền
từ Ngân hàng thanh toán.
Tạo băng từ giả (Skimming): Rủi ro xảy ra là do các tổ chức tội phạm dùng các
thiết bị chuyên dụng thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật. Sau đó, chúng sử

dụng các thiết bị riêng để mã hóa và in tạo các băng từ trên thẻ giả và thực hiện các
giao dịch giả mạo. Loại giả mạo dựa vào kỹ thuật cao này rất đang phát triển tại các
nước tiên tiến gây thiệt hại cho chủ thẻ, NHPH, NHTT.
2.1.4. Yêu cầu đối với thanh toán điện tử
Công nghệ: Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của việc thanh toán phải
được công nhận rộng hơn, bảo đảm quyền lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp,
công nghệ áp dụng đồng bộ ở các ngân hàng cũng như tại các tổ chức thanh toán.
An toàn và bảo mật: cho các giao dịch tài chính qua các mạng mở như Internet
vì đây sẽ là mục tiêu cho các tội phạm, các kẻ sử dụng thẻ tín dụng trái phép, các
hacker…do các dịch vụ trên Internet hiện nay được cung cấp toàn cầu với mọi tiện
ích phục vụ cho mọi khách hàng, mọi thành phần trong xã hội. Chính vì vậy phải
đảm bảo khả dụng nhưng chống lại được sự tấn công để tìm kiếm thông tin mật,
thông tin cá nhân hoặc điều chỉnh thông tin, thông điệp được truyền gửi.
Riêng tư: Nếu như được khách hàng yêu cầu thì đặc điểm nhận dạng của họ
phải được giữ kín dù khách hàng đã cung cấp đầy đủ thông tin để người bán được
thanh toán. Phải đảm bảo không làm lộ các thông tin cá nhân của khách hàng.
Khả năng có thể hoán đổi: Tiền số có thể chuyển thành các kiểu loại quỹ khác.
Có thể dễ dàng chuyển từ tiền điện tử sang tiền mặt hay chuyển từ quỹ tiền điện tử về
tài khoản của cá nhân. Từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện tử, séc thật. Tiền số
bằng ngoại tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ giá tốt nhất.
10
Hiệu quả: Chi phí cho mỗi giao dịch chỉ là một con số nhỏ.
Tính linh hoạt: Nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán, tiện lợi cho mọi
đối tượng.
Tính hợp nhất: Để hỗ trợ cho sự tồn tại của các ứng dụng này thì giao diện nên
được tạo ra theo sự thống nhất của từng ứng dụng. Khi mua hàng trên bất cứ website
nào cũng cần có những giao diện với những bước giống nhau.
Tính tin cậy: Hệ thống thanh toán phải luôn thích ứng, tránh những sai sót
không đáng có, tránh cho nó không phải là mục tiêu của sự phá hoại.
Có tính co dãn: Cho phép khách hàng và những nhà kinh doanh có thể tham gia

vào hệ thống mà không làm hỏng co cấu hạ tầng, đảm bảo xử lý tốt dù khi nhu cầu
thanh toán trong TMĐT tăng.
Tiện lợi, dễ sử dụng: Nên tạo sự thuận lợi cho việc thanh toán trên mạng như
trong thực tế.
2.2. Tổng quan về các công cụ thanh toán điện tử
2.2.1. Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngân hàng
phát hành thẻ cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc để
rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số
dư của tài khoản tiền hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành
thẻ và chủ thẻ.
Thẻ thanh toán cung cấp cho người tiêu dùng phương thức thanh toán an toàn
hơn, tiện lợi, linh hoạt và dễ kiểm soát hơn bất kỳ phương thức thanh toán khác. Là
phương thức thanh toán nhanh chóng và đơn giản nhất để họ trả tiền mua hàng hóa
ở các điểm bán hàng, trên Internet, hoặc bằng thư hoặc điện thoại, được an toàn hơn
là mang theo tiền mặt. Sự đa dạng của thẻ thanh toán ngày nay mang đến cho người
tiêu dùng sự linh hoạt khi trả tiền mua hàng hóa và dịch vụ, và thẻ tín dụng cho
phép người tiêu dùng đáp ứng nhanh chóng các chi phí bất thường khác. Thẻ thanh
toán cũng giúp theo dõi và quản lý chi phí dễ dàng bởi việc cung cấp thông tin truy
cập trực tuyến nhanh chóng về các giao dịch gần đây và báo cáo chi tiết hàng tháng.
(2)
11
Theo cơ chế thanh toán của thẻ thì thẻ thanh toán có các loại thẻ như sau:
Thẻ tín dụng: là loại thẻ mà theo đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức
tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa dịch vụ, tại những cơ sở chấp nhận loại
thẻ này. Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và thường được quy định một
hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ
thẻ. Chủ thẻ phải thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng. Tính
chất tín dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu
dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Thẻ tín

dụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Trong
những năm gần đây, việc sử dụng thẻ tín dụng và các hình thức tín dụng đã tăng lên
nhiều.
(3)
Thẻ ghi nợ: với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ dựa
trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của mình tại ngân hàng phát
hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện
hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
Thẻ ghi nợ là một giải pháp thay thế an toàn và thuận tiện thay vì mang theo
tiền mặt. Nó cho phép người tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền từ máy
rút tiền tự động (máy rút tiền ATM) tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Khi một người
tiêu dùng mua hàng bằng cách sử dụng một thẻ ghi nợ, số tiền giao dịch được khấu
trừ trực tiếp từ việc kiểm tra tài khoản của họ. Tùy thuộc vào loại thẻ các tổ chức tài
chính đã ban hành các chủ thẻ, số tiền hiện có có thể được khấu trừ ngay lập tức
hoặc sau một vài ngày.
(4)
Chủ thẻ cũng có thể được ngân hàng chấp nhận cho một mức thấu chi, tùy theo
sự thỏa thuận của chủ thẻ và ngân hàng. Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn mà
ngân hàng cấp cho chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản đó là: Thẻ online và thẻ
offline.
Thẻ rút tiền mặt: Dùng để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút
tiền tự động (ATM) hoặc tại Ngân hàng và sử dụng các dịch vụ khác do máy ATM
cung cấp ( Ví dụ: kiểm tra số dư, chuyển khoản, chi trả các khoản vay…). Với chức
12
năng chuyên dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra với chủ thẻ là phải ký quỹ tiền vào tài
khoản hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu chi.
Thẻ lưu trữ giá trị (thẻ trả trước): Được phát hành bằng cách nộp một số tiền
nhất định để mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần. Thẻ này
thường được sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở
các trạm bán xăng dầu tự động, gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường.

2.1.2. Chuyển khoản điện tử EFT.
Chuyển khoản điện tử là việc chuyển tiền, hay khác hơn là một giao dịch bắt
đầu thông qua một thiết bị đầu cuối điện tử, điện thoại, hay máy tính với các mục
đích khác nhau như để đặt hàng, hoặc ủy quyền cho một tổ chức tài chính để ghi nợ
hay tín dụng một tài khoản.
(5)
Chuyển khoản điện tử là hình thức rất phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam
chuyển khoản điện tử đang phát triển mạnh nhờ các dịch vụ Internet banking của
các ngân hàng. Chuyển khoản điện tử có nhiều hình thức như: Chuyển khoản qua
máy ATM, Chuyển khoản qua Internet nhờ dịch vụ Internet banking.
Chuyển khoản qua máy ATM thực hiện bằng cách người gửi sử dụng tài
khoản trong thẻ của mình đến các máy ATM thực hiện các thao tác chuyển khoản
tới người nhận.
Chuyển khoản qua Internet nhờ dịch vụ Internet banking thực hiện thông qua
mạng Internet người chuyển khoản truy cập vào địa chỉ của ngân hàng thực hiện các
thao tác chuyển khoản theo hướng dẫn tới người nhận. Ngân hàng yêu cầu người
chuyển điền các thông tin về tài khoản của người gửi, của người nhận, số tiền
chuyển khoản…và kết thúc bằng việc đồng ý chuyển khoản.
2.1.3. Thanh toán ngang hàng – P2P
payment
Thanh toán ngang hàng thực chất là mô hình thanh toán P2P. Thanh toán
P2P là một trong những phương thức TTTT phát triển
nhanh
nhất khi mà nó
có khả năng chuyển khoản trực tuyến giữa hai cá nhân. Người
dùng
có thể mở
một tài khoản của một nhà cung cấp dịch vụ kết nối với tài khoản
ngân
hàng. Sau

đó người dùng sẽ chuyển tiền vào vào tài khoản P2P và có thể thực
hiện
thanh
toán với các cá nhân khác cũng có tài khoản ở nhà cung cấp dịch vụ
đó.
13
Mô hình được phát triển bởi Paypal và nó đã đem lại sự thành công kỳ diệu
cho Paypal. Thanh toán ngang hàng P2P tạo tiện ích cho hai người bình thường có
thể làm trên mạng việc mà phần lớn mọi người đang thực hiện ngoài mạng: thanh
toán tiền mua hàng hóa hay dịch vụ. Dịch vụ cho phép hai người trao đổi tiền gần
như trực tiếp, theo cách rất đảm bảo và ẩn danh. Đó không chỉ là việc mở cửa cho
một nền kinh tế kiểu cá nhân với cá nhân qua mạng, mà còn khai phá ra một cách
làm mới cho các nhà buôn và doanh nghiệp nhỏ, những người không có khả năng
lập một tài khỏan thương mại khá tốn kém với các công ty thẻ tín dụng lớn.
Ví dụ điển hình về thanh toán ngang hàng P2P đó là mô hình của Paypal được
Ebay mua lại năm 2002 đó là: Với những người sử dụng chính thống, PayPal rất
tiện ích vì nó thay thế cho việc đi đến ngân hàng. Công nghệ cơ bản của việc
chuyển tiền thực ra hết sức đơn giản. Để thực hiện các khoản thanh toán của Ebay,
vốn là hoạt động chính của PayPal, hai trang chỉ liên kết với số dữ liệu trao đổi rất
ít. Nút nhấn Pay Now trên trang đấu giá hàng hóa sẽ dẫn người mua đến một mẫu
kê khai chứa các thông tin về người bán và hàng hóa. Chỉ trong giai đoạn cuối cùng,
khi cần phải thanh toán, người mua mới được chuyển sang trang PayPal, nơi Ebay
đã gửi kèm theo các thông tin chứng nhận về người bán, mã hàng và các miêu tả
khác.
Hay như công cụ thanh toán “ngân lượng” là một công cụ trả và nhận tiền
thuận tiện làm cầu nối trao đổi giữa người mua hàng online và các chủ cửa hàng
trực tuyến. Công cụ thanh toán “ngân lượng” với tính năng thanh toán tức thời, bảo
mật an toàn nên là giải pháp thanh toán được giới mua bán trực tuyến đánh giá cao
hiện nay. Công cụ “ngân lượng” cho phép người mua nạp tiền mặt để nhận một
lượng "ngân lượng" tương ứng trong tài khoản của mình tại nhà cung cấp dịch vụ,

sau đó sử dụng số dư "ngân lượng" của mình chuyển cho người bán để thanh toán
các hóa đơn mua hàng. Người bán khi có nhu cầu có thể rút số "ngân lượng" nhận
được từ người mua từ tài khoản của mình ra để đổi lấy tiền mặt bất kỳ lúc nào.
14
2.1.4. Thanh toán trên điện thoại di động, PDA và các thiết bị di động khác
Thanh toán qua các thiết bị di động đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế
giới, hòa nhịp với một trào lưu phát triển mới của TMĐT là thương mại di động (m-
commerce). Thanh toán trên điện thoại di động là hình thức thanh toán sử dụng điện
thoại di động để thực hiện thanh toán. Đây là xu hướng tất yếu của tương lai nhờ sự
phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại. Các ứng dụng cho điện thoại
ngày càng nhiều và đa dạng làm cho việc thanh toán qua điện thoại di động không
còn là vấn đề khó khăn nữa. Những sản phẩm phù hợp với phương thức kinh doanh
thương mại di động là phần mềm trò chơi, nhạc và các dịch vụ tin nhắn-những sản
phẩm số hóa có thể được tải về và tiêu thụ trực tiếp trên nền thiết bị di độngcủa
khách hàng mà không tốn chi phí vận chuyển. Do đặc thù này, cộng với giá thành
sản phẩm thấp và khối lượng tiêu thụ lớn, nhà cung cấp không thể chọn phương
thức thu tiền mặt, trừ tài khoản thẻ tín dụng, hay chuyển khoản để thu hồi tiền bán
sản phẩm/dịch vụ. Phương thức thanh toán hợp lý hơn cả là trừ trực tiếp vào phí
điện thoại của khách hàng.
Thanh toán qua điện thoại di động với nhiều nước trên thế giới không còn là
điều xa lạ khi chiếc điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Thương mại điện từ (Bộ Thông tin và Truyền
thông), đã có trên 16 ngân hàng và một số công ty cung cấp dịch vụ tiện ích qua
điện thoại di động, được chia làm 2 nhóm: nhóm cung cấp thông tin (truy vấn số dư
tài khoản, liệt kê giao dịch, thông tin lãi suất…) và nhóm thanh toán.
Người sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch, thanh toán hàng
hóa qua chính điện thoại của mình. Ngoài ra, còn cho phép thực hiện nhiều chức
năng tiện ích như nạp tiền điện thoại, rút tiền mà không cần dùng đến máy ATM,
chuyển tiền.
2.1.5. Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử

Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc
trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), nghĩa là các thông tin
trao đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào
đó từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị
15
đã thỏa thuận buôn bán với nhau, theo cách này sẽ tự động hóa hoàn toàn không cần
có sự can thiệp của con người. Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc
tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử được xác định như sau: “Trao đổi dữ
liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy
tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa
thuận để cấu trúc thông tin”.
(6)
EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc
mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơn
v.v…), và EDI cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh,
trao đổi các kết quả xét nghiệm v.v. EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng
ngoài (extranet) với nhau và thường được gọi là “mạng thương mại” (net-
commerce). Cũng có khi có “EDI hỗn hợp” (hybird EDI) dùng cho trường hợp chỉ
có một bên đối tác dùng EDI, còn bên kia thì vẫn dùng các phương thức thông
thường (như fax, thư tín qua bưu điện…). Trước khi có Internet đã có EDI, khi đó
người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (Value Added Network, viết tắt là VAN) để
liên kết các đối tác EDI với nhau; cốt lõi của VAN là một hệ thống thư điện tử cho
phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương
tiện lưu trữ và tìm kiếm; khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc với
nhiếu máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế giới. Ngày nay EDI chủ
yếu được thực hiện thông qua mạng Internet.
(7)
Để phục vụ cho buôn bán giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn với chi phí
truyền thông không quá tốn kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là
“mạng riêng ảo” (virtual private network), là mạng riêng dạng intranet của một

doanh nghiệp nhưng được thiết lập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua
mạng Internet. Hai mạng Intranet liên kết, trao đổi thông tin với nhau được gọi là
mạng extranet giữa hai doanh nghiệp. Mạng riêng ảo có các khối phần cứng hoặc
phần mềm dùng để mã hóa thông tin, đôi lúc có tác dụng như một tường lửa bảo vệ
thông tin (firewall) giữa các đối tác với nhau.
TMĐT có đặc tính phi biên giới (Cross – border electronic commerce), về bản
chất phi biên giới là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các doanh nghiệp ở các quốc
16
gia khác nhau, công việc trao đổi EDI thường là các nội dung sau: Giao dịch kết
nối, đặt hàng, giao dịch gửi hàng, thanh toán.
Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu và xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa
các nước có quan điểm chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau, đòi hỏi phải
có một pháp lý chung trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hóa thương mại
và tự do hóa việc sử dụng mạng Internet, chỉ như vậy mới bảo đảm được tính khả
thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Đây là phương thức thanh toán giữa các doanh nghiệp có quan hệ đối tác
thường xuyên, có kết nối hệ thống trên cơ sở chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI),
cho phép hai bên theo dõi giá trị các giao dịch được thực hiện và tiến hành quyết
toán định kỳ theo hình thức bù trừ tài khoản đối ứng. Phương thức thanh toán này
đòi hỏi doanh nghiệp phải có một trình độ ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao
và một mô hình tổ chức kinh doanh tương đối hoàn thiện. Ở Việt Nam hiện nay vẫn
chưa hội đủ điều kiện để phát triển hình thức thanh toán này.
2.1.6. Séc điện tử
Séc điện tử là một phương tiện thanh toán mới kết hợp sự an toán, tốc độ và
hiệu quả xử lý của tất cả các nghiệp vụ điện tử. Được sử dụng để tiến hành các
khoản thanh toán có giá trị cao trên mạng công cộng. Séc điện tử hoạt động như séc
giấy bình thường nhưng dưới dạng điện tử thuần túy với rất ít các bước bằng tay.
Nó được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng
trong thế kỷ 21. Séc điện tử sẽ là một công cụ thanh toán quan trọng trong việc
chuyển đổi và dẫn dắt các doanh nghiệp và người tiêu dùng vào thế giới mới của

thương mại điện tử.
Thanh toán bằng séc khá phức tạp (sau khi giao dịch trực tuyến được thực
hiện, người mua phải ra khỏi mạng và gửi séc qua thư đến cho người bán), nhưng
nhiều khách hàng trên thế giới vẫn sẵn sàng chấp nhận sự phức tạp đó để được thực
hiện thanh toán bằng séc.
Quá trình thanh toán được thực hiện như sau: “ Séc trực tuyến” hay còn gọi là
“séc điện tử” thực chất là một loại “séc ảo”, cho phép người mua thanh toán bằng
séc qua mạng Internet. Người mua sẽ điền vào form (giống như một quyển séc được
17
hiển thị trên màn hình) các thông tin về Ngân hàng, ngày giao dịch và giá của giao
dịch, sau đó nhấn nút “send” để gửi đi. Tất cả những thông tin đó hoặc sẽ được
chuyển đến máy tính của nhà cung ứng hoặc được chuyển tới một trung tâm giao
dịch, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà cung ứng khi thiết kế hệ
thống.
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu của Việt Nam và trên thế giới về thanh
toán điện tử
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
TMĐT nói chung và TTĐT nói riêng trên thế giới đã phát triển từ những năm
1998, trong giai đoạn bùng nổ của Internet và các công ty Dotcom trên thế giới nhờ
có một nền tảng công nghệ vững chắc từ thanh toán điện tử truyền thống.
Có một số sách và tài liệu viết về TTĐT như Electronic payment system for E-
commerce của Donal O’Mahony, Michael peirce, Hitesh Tenari; the truth about
online payments của Pussell O’brien; Electronic Bill presentment and payment của
Kornel Terplan; New payment System in Global perspectives của Maxwell J.Fry,
Isacck kilato và nhóm tác giả. Và cuốn 2009-2012 China Third Party Electronic
Payment Industry Market Research Report.
Cuốn sách Electronic payment system for E-commerce của nhóm tác giả
Donal O’Mahony, Michael peirce, Hitesh Tenari đã giới thiệu khá đầy dủ và chi tiết
về công nghệ và hệ thống sử dụng cho phép thực hiện thanh toán qua Internet. Cuốn
sách được viết cho các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành để mở rộng

và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này.
Trong khi đó cuốn sách New payment world của Mary S.Schaeffer lại cho ta
cái nhìn toàn cảnh về lịch sử của các dịch vụ thanh toán trên thế giới, các phương
thức thanh toán của ngày “hôm qua”, “hiện tại” và trong “tương lai” trên toàn thế
giới. Cuốn sách là sự giới thiệu đầy đủ về các kỹ thuật bảo mật an toàn hệ thống
trong TTĐT cho từng lĩnh vực khác nhau như tài chính, Ngân hàng, chứng khoán…
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít các tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa
học trực tiếp nào về TTĐT. Chủ yếu vẫn là các cá nhân, doanh nghiệp tự chủ động
18
tìm hiểu từ các nguồn tài liệu có sẵn khác nhau trên thế giới và hợp tác triển khai
ứng dụng TTĐT tại Việt Nam với các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế.
Tại các trường đại học ở Việt Nam có đào tạo chuyên ngành về TMĐT, về
công nghệ cũng chưa có giáo trình đào tạo chính thức về TTĐT mà chủ yếu vẫn là
các tài liệu tổng hợp và dịch từ các tài liệu của các chuyên gia, của các trường đại
học quốc tế, các tổ chức nghiên cứu quốc tế hay của chính các doanh nghiệp về
TMĐT nói chung và TTĐT nói riêng trên thế giới. Các giáo trình, bài giảng về
TTĐT, về TMDDT của trường Đại học Thương mại, Đại học ngoại thương…cũng
chỉ dành một phần rất nhỏ để giới thiệu về các hình thức TTĐT hiện nay đang có
trên thế giới.
Các đề tài luận văn tốt nghiệp trước đây chỉ tập trung giới thiệu về thực trạng
vấn đề TTĐT của doanh nghiệp như đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng
cao vấn đề thanh toán điện tử tại ” của Cáp Đức Trường, hay đề
tài “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử
tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa – Hà Nội” của sinh viên Nguyễn
thị Lục Bình – Học Viện Ngân hàng cũng chủ yếu tập trung giới thiệu về hệ thống
TTĐT của các NHTM tại Việt Nam. Hay như đề tài “Giải pháp mở rộng thanh
toàn điện tử tại NHN
o
&PTNT Bắc Hà Nội” đề cập đến các giải pháp chung nhất

nhằm mở rộng các dịch vụ TTĐT cho ngân hàng. Và đề tài “thanh toán trong giao
dịch TMĐT” của Lê Thị Duy Linh thuộc công ty GOL đề cập đến các phương tiện
thanh toán trong TMĐT và những khó khăn khi áp dụng các mô hình TTĐT trên thế
giới vào TMĐT tại Việt Nam.
2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
Trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài có ba mục tiêu cơ bản là hệ thống hóa cơ
sở lý luận về TTĐT và các công cụ TTĐT. Thứ hai là khảo sát nghiên cứu và đánh
giá thực trạng ứng dụng các công cụ TTĐT ở Việt Nam và của công ty cổ phần
thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đa
dạng hóa các công cụ TTĐT của công ty.
Với mục tiêu nghiên cứu này thì trong chương 2 tác giả sẽ làm rõ lý thuyết về
TTĐT và các công cụ TTĐT, các lợi ích và hạn chế của TTĐT, yêu cầu đối với
19
TTĐ, các bên tham gia trong thanh toán điện tử. Các hình thức TTĐT có trên thị
trường và các công cụ TTĐT xu hướng trong tương lai. Sau đó là nghiên cứu sơ bộ
về tình hình nghiên cứu của Việt Nam và trên thế giới về TTĐT.
Trong chương 3 song song với việc nghiên cứu tình hình ứng dụng các công
cụ TTĐT của công ty, tác giả sẽ nghiên cứu tổng quan tình hình và ảnh hưởng của
các nhân tố môi trường kinh doanh đến thực trạng ứng dụng các công cụ TTĐT tại
công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay. Thông qua việc phát
phiếu điều tra đánh giá cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Onepay. Trên cơ
sở đó tác giả sẽ phân tích thực trạng hoạt động của Onepay trong quá trình ba năm
hoạt động.
Từ các kết quả đánh giá trong chương ba, ở chương 4 tác giả sẽ đưa ra kết luận
về những thành công và hạn chế của Onepay, các nguyên nhân của những tồn tại.
Tiếp đến tác giả dự báo về tình hình phát triển của thị trường TTĐT ở Việt Nam và
trên thế giới, quan điểm và mục tiêu phát triển của Onepay. Dựa trên các đánh giá
về thị trường và mục tiêu phát triển của Onepay tác giả sẽ đề xuất các nhóm giải
pháp nhằm đa dạng hóa các công cụ TTĐT cho Onepay.
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ THANH TOÁN

ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
TRỰC TUYẾN ONEPAY.
3.1. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu vấn đề
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
Trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề
tài luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu như sau:
3.1.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp.
- Phiếu điều tra khách hàng
Gửi cho các công ty và doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử đang là
khách hàng của Onepay thông qua email.(Mẫu phiếu điều tra được đính kèm trong
phần phụ lục). Cụ thể phương pháp điều tra như sau:
Nội dung điều tra: tình hình ứng dụng và triển khai các dịch vụ TTĐT của
OnePay tại các doanh nghiệp là khách hàng của OnePay, chất lượng sản phẩm dịch
20
vụ OnePay đang cung cấp và ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng khi sử dụng dịch
vụ TTĐT trên site của doanh nghiệp, ý kiến của doanh nghiệp về việc OnePay đa
dạng hóa các công cụ TTĐT…
Cách thức tiến hành: các phiều điều tra sau khi được thiết kế sẽ được gửi đến
các doanh nghiệp là khách hàng của Onepay dưới sự giới thiệu của Onepay. Các
doanh nghiệp sau khi trả lời phiếu điều tra sẽ gửi lại và được tập hợp và đưa vào cơ
sở dữ liệu của phần mềm Excel xử lý và phân tích. Mục đích áp dụng cách thức này
là giúp thu thập thông tin một cách nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất và xử lý một
cách chính xác nhất để có thể đưa ra những đánh giá và kết quả chính xác nhất.
Ưu, nhược điểm của cách thức điều tra này:
+ Ưu điểm: nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả cao. Việc gửi phiếu điều tra đến các
doanh nghiệp thông qua email nên sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn so với việc đến
tận cơ sở doanh nghiệp để gửi phiếu điều tra. Do đó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, có
thể gửi được nhiều phiếu điều tra hơn trong thời gian ngắn hơn.
+ Nhược điểm: doanh nghiệp có thể không trả lời phản hồi hoặc không cung cấp
câu trả lời chính xác. Do đó có thể làm chễ thời gian thu hồi phiếu điều tra. Nguyên

nhân là do các doanh nghiệp thường bận các công việc và tập trung cho việc khác
mà không quan tâm đến các mail có nội dung không quan trọng đến công việc hoạt
động của doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu: khách hàng của Onepay, lựa chọn 25 doanh nghiệp tiêu
biểu.
Số lượng phiếu điều tra: gửi đi 25 phiếu, thu về 20 phiếu.
- Phỏng vấn chuyên gia
Nội dung phỏng vấn: quan điểm đánh giá của Onepay về tình hình thị trường
TTĐT trong và ngoài nước; đánh giá về mô hình nhà cung cấp dịch vụ TTĐT mà
Onepay đang triển khai; chất lượng dịch vụ hiện nay của Onepay; định hướng phát
triển của Onepay;
Cách thức điều tra: Phỏng vấn trực tiếp tại công ty
21
Đối tượng nghiên cứu: Các chuyên gia được mời phỏng vấn trực tiếp tại công
ty gồm có trợ lý giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, phụ trách an ninh và bảo mật,
phụ trách Marketing.
Ưu nhược điểm của phương pháp điều tra:
+ Ưu điểm: được tiếp xúc trực tiếp với các nhà quản lý nên có thể quan sát trực
quan thái độ và cung cách khi trả lời phỏng vấn để đánh giá mức độ xác thực của
thông tin; có được những nhận xét chủ quan của doanh nghiệp về các vấn đề ngành.
+ Nhược điểm: khó có được cái nhìn tổng quát và những đánh giá khách quan về
thông tin, mô hình kinh doanh của công ty.
3.1.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp.
- Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Onepay
Nội dung là kết quả tổng hợp báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh trong
3 năm 2007, 2008, 2009 của công ty.
Ưu nhược điểm: những số liệu thống kê về doanh nghiệp cho ta được cái nhìn
trực quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Các nguồn khác
Các dữ liệu thứ cấp được khai thác từ các nguồn như báo cáo TMĐT qua các

năm của cục thương mại điện tử-Bộ công thương; các hội thảo và diễn đàn về
TTĐT; báo chí trong nước, quốc tế và từ nguồn Internet về tình hình phát triển của
TTĐT tại Việt Nam và trên thế giới.
Nội dung: là các thông tin sự kiện về tình hình phát triển chung của TTĐT trên
thế giới và Việt Nam, đánh giá, nhận định và dự báo về tốc độ phát triển trong thời
gian tới của TTĐT và TMĐT.
Ưu nhược điểm: tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng, số liệu đa dạng. Tuy nhiên
mức độ chính xác và cập nhật của các số liệu thì khó có khả năng kiểm chứng.
3.1.2. Phân tích và xử lý dữ liệu.
Phương pháp định lượng
Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích trong một môi trường đồ
họa.
22
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu theo giá trị trung bình. Kết quả các
phiếu điều tra sau khi thu được được tổng hợp trên Excel và phân tích theo giá trị
trung bình và chỉ số thống kê. Các số liệu thống kê từ kết quả hoạt động của công ty
được xử lý bằng hai phương pháp phân tích chi tiết và biểu đồ minh họa.
Phương pháp định tính
Phân tích đánh giá thị trường thông qua câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng
vấn được xây dựng tổng quát trên toàn ngành đến chuyên sâu về công ty. Phương
pháp phân tích tổng hợp theo hình thức quy nạp, đánh giá các vấn đề khác nhau rồi
tổng hợp đưa ra các nhận định chung và đặc trưng.
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
kinh doanh đến thực trạng ứng dụng các công cụ thanh toán điện tử tại công ty
cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay.
3.2.1. Giới thiệu công ty
a. Lịch sử hình thành và phát triển
− Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến OnePay
− Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
− Ngày thành lập: 27/12/2006

− Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VND
− Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Lê Huy Tường
Cùng với sự phát triển TMĐT trên thế giới, triển khai kênh bán hàng hoàn toàn
mới, mở rộng mạng lưới khách hàng và chiếm lĩnh thị phần hơn 18 triệu người Việt
dùng Internet. 10 năm phát triển Internet tại Việt Nam, các doanh nghiệp luôn phấn
đấu để thực hiện TMĐT nhưng gặp nhiều khó khăn do chưa hội đủ các yếu tố khách
quan. Quan trọng nhất vẫn chưa có một cổng thanh toán nội địa được chứng nhận
bởi các tổ chức thẻ quốc tế và hệ thống ngân hàng trong nước.
Từ nhu cầu đó,công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay đã
được thành lập từ cuối năm 2006. Onepay cung cấp dịch vụ từ đầu năm 2007 với
khách hàng đầu tiên là hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, cho đến nay
Onepay đang dẫn đầu thị trường thanh toán điện tử với gần 200 khách hàng (đơn vị
chấp nhận thẻ).
23
Hội đồng quản
tr

Giám đốc
Phòng Kỹ thuật
P.Hành chính Kế toán
Phòng Kinh doanh
Phòng Hạ tầng thẻ
Phòng Hạ tầng mạng
Phòng Marketing
P. Hỗ trợ khách hàng
Phòng Quản lý rủi ro
Giờ đây, các giao dịch thương mại trực tuyến trở nên được tin cậy và an toàn
với sự có mặt của Onepay. Được đảm bảo bởi hệ thống các ngân hàng trong nước
( ngân hàng thanh toán là Vietcombank) và các tổ chức thẻ thế giới (Visa, Master
Card, Amex…), Onepay được triển khai như cổng TTTT của quốc gia. Onepay

cung cấp các giải pháp TTTT hoàn thiện giúp các doanh nghiệp mở rộng kinh
doanh.
Onepay là nhà cung cấp dịch vụ TTTT uy tín và có thế mạnh tại Việt Nam.
Dịch vụ của Onepay đảm bảo an toàn cao nhất cho các giao dịch với các tiêu chuẩn
của VISA và MasterCard. Tính đến thời điểm đầu năm 2009 đã có hơn 65 tổ chức
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TTTT OnePay cung cấp. Các khách hàng tiêu biểu
của OnePay như Jetstar Pacific Airline, Saigontourist, Vietravel, Transviet,
Chodientu, Vinasun travel, FPT Online…Các khách hàng sau khi hợp tác với
OnePay đều cảm thấy rất hài lòng với các dịch vụ OnePay đã triển khai, siêu thị
trực tuyến
b. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Về cơ cấu tổ chức của công ty, hiện nay OnePay có tất cả 18 nhân viên làm
việc trong 8 phòng ban bao gồm:
− 1 nhân viên phòng hành chính - − 4 nhân viên phòng Kỹ thuật
kế toán − 1 nhân viên phòng Hạ tầng thẻ
− 5 nhân viên phòng Kinh doanh − 1 nhân viên phòng Hạ tầng mạng
− 1 nhân viên phòng Marketing − 3 nhân viên phòng Hỗ trợ khách hàng
− 2 nhân viên phòng Quản lý rủi ro
Hội đồng quản trị của OnePay gồm có các ông: ông Lê Huy Tường - Chủ tịch
Hội đồng quản trị; ông Nguyễn Văn Hiện và ông Trịnh Quốc Huy là uỷ viên.
24
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty OnePay. Nguồn: Bản giởi thiệu công ty
OnePay phiên bản 3.0-tháng 8/2009.
3.2.2. Tổng quan tình hình liên quan đến hoạt động đa dạng hóa các công cụ
thanh toán điện tử tại công ty CP thương mại và dịch vụ trực tuyến Onepay.
a. Mô hình hoạt động kinh doanh của Onepay
Sơ đồ 3.2: Mô hình hoạt động kinh doanh của OnePay.
Nguồn cập nhật ngày
24/5/2010
Một quy trình TTĐT chuẩn không chỉ gồm người mua (chủ thẻ); người bán

(doanh nghiệp) và ngân hàng phát hành thẻ. Quy trình này phải bao gồm các đối
tượng: khách hàng (chủ thẻ - Card Holder); doanh nghiệp (đơn vị chấp nhận thẻ -
Merchant); nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán (Online Payment Gateway
Service Provider); Tổ chức thẻ quốc tế (International Card Association); NHPH
(Issuer) và NHTT (Acquirer).
Mô hình hoạt động kinh doanh của OnePay là trung gian phân phối dịch vụ
cổng TTTT của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
OnePay là đại diện của MasterCard ở Việt Nam hợp tác với NHTM Vietcombank
để triển khai cổng TTTT. Doanh thu đạt được của OnePay sẽ phải chi trả một phần
cho MasterCard theo thoả thuận giữa hai bên.
25

×