Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288 KB, 40 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trước kia khi kinh tế chưa phát triển, con người chỉ muốn làm sao có được
cuộc sống đủ ăn đủ mặc. Còn ngày nay, khi cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu
cầu của con người ngày càng tăng cao. Kinh doanh dịch vụ ăn uống đã ra đời từ rất lâu
, nhưng vấn đề về chất lượng dịch vụ vẫn luôn là một vấn đề lớn đối với mỗi một
doanh nghiệp. Cùng với sự hoà nhập kinh tế của đất nước thì kinh doanh nhà hàng trở
nên khó khăn do sự cạnh tranh giữa các nhà hàng. Sự cạnh tranh này là sự cạnh tranh
tự do, mỗi nhà hàng đều có ưu điểm và lợi thế khác nhau nên nếu nhà hàng nào phát
huy được ưu thế của mình thì sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được nhiều
người biết đến và tiếp tục phát triển. Ngược lại nếu không biết phát huy lợi thế của
mình, kinh doanh không mang tính sang tạo thì dần dần sẽ bị đào thải và thay thế bởi
những nhà hàng tốt hơn. Những cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do sự phát
triển về đời sống xã hội, sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và cơ bản là do
nhu cầu tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngày càng cao. Do đó, để tồn tại các nhà hàng luôn
luôn phải nâng cao hiệu qủa sử dụng các yếu tố như vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ
thuật.
Trong mọi lĩnh vực, lao động luôn là yếu tố quyết định đến sự thành công hay
thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, do
đặc thù của ngành là phải sử dụng nhiều lao động trực tiếp nên vai trò của lao động
càng có vị trí quan trọng.
Do lao động đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh nhà hàng, mà việc xác
định hiệu quả sử dụng lao động trong quá trình kinh doanh của nhà hàng là vấn đề
không chỉ riêng bộ phận phụ trách về lao động, nó còn là sự quan tâm của toàn thể
lãnh đạo, nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng nói riêng và
kinh doanh trong nền kinh tế nói chung. Việc xác định hiệu quả sử dụng lao động
trong nhà hàng phải được thực hiện trên sự gắn bó chặt chẽ giữa các bộ phận hành
chính và các bộ phận tác nghiệp, việc thực hiện này phải được thực hiện một cách có
hệ thống và liên tục.
Nhà hàng City View Riverside kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực ăn uống,
phục vụ tiệc, hội nghị. Mới được thành lập khoảng 2 năm nhưng Nhà hàng đã đạt được


rất nhiều thành công và được nhiều người biết đến. Qua thời gian thực tập tại Nhà
hàng căn cứ vào thực tế Nhà hàng và lý luận đã được học, em nhận thấy tình hình cấp
thiết hiện nay của Nhà hàng City View Riverside chính là việc nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động tại Nhà hàng. Vì vậy, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ),
Hà Nội”làm khoá luận tốt nghiệp.
1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn hiệu quả sử dụng
lao động trong Nhà hàng City View Riverside.
- Nhiệm vụ
+ Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động tại nhà
hàng
+ Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View
Riverside để từ đó rút ra ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của hiệu quả sử dụng
lao động tại Nhà hàng City View Riverside
+ Đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Nội dung nghiên cứu đề tài : Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về
hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng
- Không gian nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu tại Nhà hàng City View
Riverside thuộc Công ty Cổ phần Dương Hồ. Đề tài nghiên cứu đội ngũ lao động của
Nhà hàng trong nghiệp vụ kinh doanh ăn uống.
- Giới hạn sử dụng số liệu và dữ liệu tại Nhà hàng City View Riverside trong
vòng 2 năm (2011–2012) và định hướng đề xuất giải pháp cho năm 2013.
- Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng lao động trong 2
năm 2011, 2012 và đề xuất giải pháp cho năm sau.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài

- Tổng hợp các đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng
City View Riverside và các Nhà hàng khác:
Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lao động tại
Nhà hàng City View River Side, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên
quan như sau:
- Một số sách nghiên cứu về lao động tại nhà hàng
1. Trinh Xuân Dũng, Tổ chức kinh doanh nhà hàng, NXB Lao động Xã hội,
2003
2. Dương Thị Hồng Luyến (2004), đề tài luận văn tốt nghiệp “Giải pháo nâng
cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam”, Đại
học Thương Mại.
3. Đặng Phương Thuý (2008), đề tài luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp hoàn
thiện tuyển dụng nhân lực tại Khách sạn Horison”, Đại học Thương Mại.
2
4. Vũ Thị Phương Thuý (2007), đề tài luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp hoàn
thiện công tác hoạch đinh và tuyển dụng nhân sự tại Nhà khách La Thành”, Đại học
Thương Mại.
Các công trình nói trên đã đề cập đến các vấn đề lý luận như các giải pháp mà
các đề tài luận văn tốt nghiệp đưa ra cũng đã phù hợp với tình hình lao động tại thời
điểm nghiên cứu. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà
Nội” không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố và phù hợp với tình hình
hiện tại của Nhà hàng City View Riverside.
5. Kết cấu của khoá luận
Bên cạnh phần phụ lục, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các bảng biểu, sơ đồ,
hình vẽ, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu gồm 3
chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động tại
nhà hàng
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View

Riverside (Công ty cổ phần Dương Hồ), Hà Nội
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng
lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty cổ phần Dương Hồ), Hà Nội
3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG TẠI NHÀ HÀNG
1.1 Khái luận về sử dụng lao động tại nhà hàng
1.1.1. Khái niệm nhà hàng và kinh doanh nhà hàng
1.1.1.1. Nhà hàng
Do sự phát triển của nhu cầu ăn uống ngoài gia đình, đồng thời do phân công
lao động xã hội nên các nhà hàng ra đời. Cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về
nhà hàng.
Theo định nghĩa thông thường, có thể hiểu đơn giản nhà hàng là nơi phục vụ
khách hàng các món ăn, đồ uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằm thu lợi nhuận.
Theo Thông tư liên bộ số 27/LD-TCDL ngày 10/01/1996 của Tổng cục Du
lịch và Bộ Thương mại thì: Nhà hàng là nơi kinh doanh các món ăn và đồ uống có
mức chất lượng và là cơ sở kinh doanh có mức vốn pháp định theo quy định của từng
loại hình doanh nghiệp,
Từ đó khái niệm chung nhất về nhà hàng có thể hiểu như sau:Nhà hàng là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh
doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.1.2. Kinh doanh nhà hàng
Kinh doanh nhà hàng là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ
sung khác trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh nhà hàng bao gồm các hoạt động chủ yếu là chế biến, bán và tổ
chức tiêu dung tại chỗ các sản phẩm ăn uống. Ngoài ra, một số nhà hàng còn có thể
cung ứng dịch vụ bổ sung tại nhà hàng hoặc có thể phục vụ nhu cầu ăn uống lưu động
theo yêu cầu của khách hàng.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại lao động tại nhà hàng

1.1.2.1. Khái niệm lao động tại nhà hàng
Lao động trong nhà hàng là là một bộ phận lao động xã hội cần thiết, được
phân công chuyên môn hoá trong công việc, sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ
ăn uống cho khách hàng để nhằm đạt được những mục tiêu về doanh thu , lợi nhuận
cho nhà hàng.
1.1.2.2. Đặc điểm lao động tại nhà hàng
Lao động trong kinh doanh nhà hàng là một bộ phận cấu thành lực lượng
lao động xã hội nên có các đặc điểm chung của lao động xã hội, ngoài ra tại nhà
hàng lao động này còn có những đặc điểm rất riêng của ngành dịch vụ:
- Lao động tại nhà hàng mang tính chất phi sản xuất vật chất.
4
Lao động tại bộ phận nhà hàng tạo ra và phục vụ khách các sản phẩm vô hình,
không tồn tại dưới hình thái vật thể do đặc điểm sản phẩm của bộ phận nhà hàng mang
tính chất vô hình, không hiện hữu là sản phẩm ăn uống bằng cách tạo ra các món ăn
đồ, uống nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Lao động tại bộ phận nhà hàng
không chỉ tạo ra các sản phẩm ăn uống mà còn đóng vai trò quyết định đến chất lượng
dịch vụ cũng như cảm nhận của khách hàng trong quá trình tiêu dùng dịch vụ ăn uống
của nhà hàng qua thái độ, trình độ của nhân viên bàn khi phục vụ khách hàng.
-Lao động tại nhà hàng có tính chất phức tạp.
Trong kinh doanh ăn uống, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời,
lúc nào cũng có sự có mặt của khách hàng nên lao động tại bộ phận nhà hàng phải tiếp
xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau có những đặc điểm khác nhau về nhân
khẩu học, sở thích, tâm lý và thị hiếu, chịu môi trường làm việc căng thẳng, phải trực
tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng đòi hỏi lao động phải có kiến thức chuyên môn,
xã hội, và kỹ năng giao tiếp khéo léo đối với từng đối tượng khách hàng đến tiêu dùng
dịch vụ tại khách sạn. Nhân viên bộ phận nhà hàng có thể tác động đến khách hàng
nhưng cũng có thể bị tác động từ khách hàng trong quá trình tác nghiệp. Vì vậy, lao
động tại bộ phận nhà hàng có tính chất phức tạp do môi trường làm việc tạo nên.
- Lao động tại nhà hàng có tính đa dạng và chuyên môn hóa cao.
Tại nhà hàng có những nhóm lao động đảm nhiệm các công việc cụ thể và

mang tính chuyên môn cao, khó có thể thay thế, tuy nhiên các nhóm vẫn có mối quan
hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ví dụ:
lao động bàn, bar, bếp. Sự chuyên môn hóa tạo ra sự chuyên nghiệp, thành thục trong
công việc của người lao động mang lại năng suất và hiệu quả làm việc cao nhưng lại
tạo ra sự cứng nhắc trong việc sử dụng lao động và lao động khó có thể thay thế cho
nhau.
- Lao động tại nhà hàng khó cơ giới hoá và tự động hoá
Do kinh doanh ăn uống mang tính thời vụ nên khi vào chính vụ nhu cầu sử
dụng lao động rất cao còn vào trái vụ thì ngược lại phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh
của nhà hàng, vị trí kinh doanh, thời gian khách đến và đi. Khi nào có khách hàng thì
nhân viênmới làm việc, nhà hàng mới cung ứng dịch vụ. Điều này làm cho nhà hàng
cần sử dụng nhiều lao động theo mùa, bán thời gian dẫn đến sự khó khăn cho người
lao động trong công việc và thu nhập.
- Lao động tại nhà hàng có tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách.
Nhà hàng cứ có khách hàng là nhân viên nhà hàng phải đón tiếp bất kể mọi
thời gian làm cho người lao động luôn bị động trong công việc. Nhà hàng cần phải tổ
chức lao động một cách hợp lý, bố trí lao động chia ca hay giờ hành chính tùy vào đặc
điểm công việc của từng tổ mà bố trí cho phù hợp để luôn có thể phục vụ nhu cầu ăn
uống của khách hàng vào những thời điểm thích hợp.
- Tỷ trọng lao động nữ cao.
5
Trong kinh doanh nhà hàng tỷ lệ lao động nữ chiếm gần 2/3 là do đặc thù của
lao động nữ phù hợp với việc phục vụ khách hàng đặc biệt là lao động bộ phận bàn và
bar, đặc điểm công việc của nhà hàng trong nhà hàng đòi hỏi sự khéo léo, nhẫn nại,
bền bỉ và có sức chịu đựng. Tiền lương lao động trong ngành kinh doanh ăn uống thấp
không hấp dẫn nam giới, ít cơ hội thăng tiến. Lao động chủ yếu là bán thời gian hoặc
làm ca nên có thời gian để lo cho các công việc gia đình khác, tính chất công việc phù
hợp với nữ giới.
Ngoài ra lao động tại nhà hàng còn có một số đặc điểm khác: Lao động tại nhà
hàng có cường độ làm việc cao, thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng

dịch vụ của khách hàng. Kinh doanh ăn uống sử dụng nhiều lao động sống nên chi phí
lao động cao, lao động tham gia nhiều vào quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ.
1.1.2.3. Phân loại lao động tại nhà hàng
- Căn cứ vào hoạt động kinh doanh, lao động trong nhà hàng được phân chia
thành nhiều bộ phận.
+ Lao động thực hiện hoạt động kinh doanh ăn uống
+ Lao động thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
- Căn cứ vào mức độ tác động vào quá trình kinh doanh của nhà hàng
+ Lao động gián tiếp: Gồm những lao động hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh
doanh như cán bộ quản lý, ban giám đốc, nhân viên hành chính, thống kê, tài vụ, kế
hoạch, kế toán. .
+ Lao động trực tiếp: Gồm những lao động thuộc bộ phận nghiệp vụ trong nhà
hàng bao gồm lao động trong các tổ:
Tổ lễ tân: bao gồm nhân viên tiếp tân, nhân viên quản lý hành lý
Tổ bàn: Nhân viên phục vụ bàn
Tổ chế biến: Nhân viên chế biến món ăn, giải khát.
Tổ sửa chữa: Nhân viên điện nước
Tổ dịch vụ: Nhân viên phục vụ các dịch vụ khác
- Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý lao động trong Nhà hàng
+ Lao động hợp đồng dài hạn
+ Lao động thời vụ
1.1.3. Sử dụng lao động tại nhà hàng
a) Khái niệm
Sử dụng lao động trong nhà hàng là quá trình sắp đặt lao động vào các vị trí,
khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của người lao động nhằm đạt hiệu quả
cao trong công việc.
b) Mục tiêu sử dụng lao động trong kinh doanh Nhà hàng
6
- Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng của lao động, đáp ứng nhu cầu hoạt động
kinh doanh của nhà hàng.

- Đảm bảo đúng người đúng việc.
- Đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt trong sử dụng lao động.
c) Nội dung bố trí và sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng
- Xác định định mức lao động: là lượng lao động sống hợp lý để tạo ra một
đơn vị sản phẩm hay để hoàn thành một nghiệp vụ nào đó đê phục vụ lượng khách
hàng trong những điều kiện nhất định. Định mức lào động trong kinh doanh nhà hàng
có thể được biểu hiện bởi mức doanh thu, số lượng khách…
- Tổ chức lao động và công việc: là sắp xếp đội ngũ lao động sao cho phù hợp
với từng loại công việc, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và tạo động lực
kích thích người lao động làm việc. Tổ chức lao động và công việc trong kinh doanh
nhà hàng bao gồm các nội dung sau:
+ Phân công lao động: là hình thức giao việc cho cá nhân hay một bộ phận nào
đó, tuỳ theo quy mô và loại hình doanh nghiệp mà thực hiện theo từng cá nhân, từng
bộ phận.
+ Xác định quy chế làm việc: là thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đối với
người lao động và các quy định khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao
động trong kinh doanh nhà hàng. Xác định quy chế cho người lao động phải đảm bảo
phù hợp với đặc điểm kinh doanh và khả năng làm việc lâu dài của bản thân người lao
động.
+ Tổ chức chỗ làm việc: là phần diện tích và không gian đủ cho một hay một
nhóm người lao động làm việc và tuỳ theo tính chất công việc cụ thể mà tổ chức chỗ
làm việc phù hợp.
1.1.4. Hiệu quả, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Hiệu quả là một tương quan so sánh kết quả đạt được theo mục tiêu đã xác
định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
- Hiệu quả kinh tế: là kết quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động
kinh doanh. Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được
với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
- Hiệu quả xã hội: là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hội

của doanh nghiệp hoặc mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được của doanh nghiệp
đến xã hội và môi trường. Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp thường biểu hiện qua
mức độ thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của xã hội, giải quyết việc làm, cải
thiện điều kiện lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường.
7
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, là hai
mặt của một vấn đề. Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng
như khi đánh giá hiệu quả các hoạt động này cần xem xét cả hai mặt này một cách
đồng bộ. Hiệu quả kinh tế không đơn thuần chỉ là các thành quả kinh tế, vì trong kết
quả và chi phí kinh tế có các yếu tố nhằm đạt hiệu quả xã hội. Tương tự hiệu quả xã
hội tồn tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí nảy sinh trong hoạt động kinh tế. Không
thể có hiệu quả kinh tế mà không có hiệu quả xã hội, ngược lại hiệu quả kinh tế là cơ
sở, là nền tảng của hiệu quả xã hội.
1.2. Hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng
Hiệu quả sử dụng lao động là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong hoạt
động kinh tế của mọi ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành kinh doanh nhà hàng
nói riêng. Nó phản ánh kết quả và trình độ sử dụng lao động của từng đơn vị, qua đó
mà thấy được hiệu quả lao động chung của từng ngành và của toàn xã hội.
Hiệu quả sử dụng lao động được hiểu là chỉ tiêu biểu hiện trình độ sử dụng
lao động thông qua quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với
chi phí lao động để đạt được kết quả đó.
Chỉ tiêu này có thể được mô tả bằng công thức sau:
Trong đó: H là hiệu quả sử dụng lao động.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện ở các chỉ tiêu mức doanh
thu, lợi nhuận.
- Chi phí lao động biểu hiện ở số lao động bình quân, quỹ tiền lương.
Vậy bản chất của việc sử dụng lao động có hiệu quả trong kinh doanh nhà
hàng là cùng với một chi phí lao động bỏ ra làm sao tạo ra được nhiều lợi nhuận tăng
doanh thu và đảm bảo được chất lượng phục vụ. Nâng cao hiệu quả lao động trong

nghành kinh doanh nhà hàng, không thể phục vụ kém người tiêu dùng không để khách
mất nhiều thời gian chờ đợi với ý nghĩa toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu
quả sử dụng lao động trong nghành phải đảm bảo tiết kiệm chi phí tiêu dùng phải phù
hợp với lợi ích của xã hội, nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp tức là
doanh thu phải bù đắp chi phí và doanh nghiệp có lãi. Mâu thuẫn này thể hiện một
cách khách quan, đòi hỏi phải có phương hướng giải quyết nhất là trong cơ chế thị
trường hiện nay.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
a) Yêu cầu
8
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong mỗi doanh nghiệp là cần thiết,
thông qua chỉ tiêu về hiệu quả lao động của doanh nghiệp mình so sánh với kỳ trước,
so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành, các doanh nghiệp trong cùng địa bàn,
để thấy rõ việc sử dụng lao động của doanh nghiệp mình tốt hơn hay chưa, từ đố phát
huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong việc tổ chức, quản lý và sử
dụng lao động để đạt dược hiệu quả sử dụng lao động cao hơn. Đánh giá hiệu quả sử
dụng lao động trong từng doanh nghiệp không thể nói một cách chung chung mà phải
thông qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động bình quân, lợi nhuận
bình quân trên một nhân viên, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. Các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả sử dụng lao động phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các chỉ tiêu phải được hình thành trên cơ sở nguyên tắc chung của phạm trù
hiệu quả kinh tế. Nó phải phản ánh được tình hình sử dụng lao động sống thông qua
quan hệ so sánh về kết quả kinh doanh với chi phí về lao động sống.
- Các chỉ tiêu phải cho phép đánh giá một cách chung nhất, toàn diện nhất, bao
quát nhất, hiệu quả sử dụng lao động trong khách sạn. Vì vậy phải có chỉ tiêu tổng hợp
trong hệ thống. Mặt khác nhằm đáng giá một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn đòi hỏi
trong hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu bộ phận qua những chỉ tiêu này có thể đánh
giá hiệu quả sử dụng lao động trên từng bộ phận. Từ đó rút ra được những biện pháp
đúng đắn để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở toàn doanh nghiệp.
- Hệ thống các chỉ tiêu phải có mối quan hệ khăng khít để thông qua hệ thống

chỉ tiêu đó, doanh nghiệp có thể rút ra những kết luận đúng đắn về tình hình sử dụng
lao động.
- Hệ thống các chỉ tiêu này phải thống nhất với nhau để đảm bảo tính chất so
sánh được hiệu quả sử dụng lao động giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp hoặc
giữa các doanh nghiệp trong nghành với nhau.
b) Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá chung
- Chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động: chỉ tiêu về năng suất lao động bình
quân chung và năng suất lao động trực tiếp bình quân
W=
D
R
;
W
TT
=
D
R
TT
Trong đó:
W: Năng suất lao động bình quân chung
W
TT
: Năng suất lao động trực tiếp bình quân trong kỳ
D: Tổng doanh thu đạt được trong kỳ
R: Tổng số lao động bình quân chung
9
R
TT
: Số lao động trực tiếp bình quân

Chỉ tiêu năng suất lao động bình quânchung và năng suất lao động trực tiếp
bình quân cho ta thấy, trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) thì trung bình
một lao động bình quân và một lao động trực tiếp bình quân tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghệp càng
tốt.
- Chỉ tiêu mức lợi nhuận bình quân một lao động và một lao động trực tiếp
bình quân
L
=
L
R
;
L
TT
=
L
R
TT
Trong đó:
L
: Mức lợi nhuận bình quân một người lao động
L
TT
: Mức lợi nhuận bình quân một người lao động trực tiếp
L: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ
Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở nhà
hàng, nó phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người lao động trong doanh nghiệp
trong việc tạo ra lợi nhuận để tích luỹ tái sản xuất mở rộng trong đơn vị và đóng góp
vào ngân sách nhà nước. Chỉ tiêumức lợi nhuận bình quân một lao động và một lao
động trực tiếp bình quân là hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh

nghiệp.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
H
P
=
D
P
;
H
P
=
L
P
Trong đó:
H
P
là hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong kỳ
P là tổng quỹ tiền lương trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí lương bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng
doanh thu hoặc lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn nó phản ánh doanh nghiệp sử dụng
quỹ tiền lương càng hiệu quả.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở từng bộ phận: Để việc đánh giá
hiệu quả sử dụng lao động được cụ thể, sâu sắc cần phải có các chi tiết mang tính đặc
thù cho từng bộ phận lao động:
Wi
=
D
i
R
i

;
L
i
=
L
i
R
i
Trong đó:
W
i
: Năng suất lao động trực tiếp bình quân trong kỳ của bộ phận i
R
i
:Số lao động trực tiếp bình quân tại bộ phận i
10
L
i
: Mức lợi nhuận bình quân một người lao động tạo bộ phận i
L
i
: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ tại bộ phận i
D
i
: Tổng doanh thu đạt được trong kỳ tại bộ phận i
1.3. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động và kinh
doanh tại nhà hàng
1.3.1. Các nhân tố môi trường khách quan
-Thời vụ
Tính thời vụ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động do trong các thời điểm

chính vụ thì hiệu suất sử dụng lao động là tối đa, doanh thu đem về cho nhà hàng cũng
tăng lên vì vậy mà hiệu quả sử dụng lao động trong nhà hàng cũng được cải thiện.
Ngược lại, tại các thời điểm ngoài vụ thì số lượng khách giảm sút làm cho hiệu quả lao
động giảm, vì vậy mà vấn đề kéo dài thời điểm chính vụ hay việc phát triển các dịch
vụ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại thời điểm ngoài vụ là hết sức quan
trọng.
- Các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với người lao động
Các chính sách, chế độ của đảng và nhà nước đối với người lao động: chính
sách bảo hiểm xã hội, quỹ phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm người lao động nhằm đảm
bảo lợi ích cho người lao động cũng như trách nhiệm của mỗi người lao động phải
đóng góp. Nó giúp cho việc sử dụng lao động có hiệu quả hơn, lao động làm việc năng
suất hơn, sự trung thành lớn hơn, tinh thần được nâng cao hơn, làm giảm bớt khó khăn
khi bị ốm đau, bệnh tật, khi về hưu. xĐối với tất cả những người chủ, lẫn công nhân
đều phải đóng góp hàng tháng trên cơ sở thu nhập hàng tháng của công nhân.
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Sự tăng trưởng của nền kinh tế quyết định việc nâng cao hiệu qủa sử dụng lao
động bởi khi kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở
mức cơ bản mà còn cao hơn nữa, họ đòi hỏi dịch vụ về mọi thứ phải hoàn hảo như vậy
việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động chính là cách để thu hút khách hàng đến với
doanh nghiệp. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển thì hiệu quả sử dụng lao
động cao sẽ thu hút khách hàng và chắc chắn doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều lợi
nhuận.
- Giá cả của lao động trên thị trường
Giá cả của lao động trên thị trường ảnh hưởng đến chi phí mà nhà hàng phải
bỏ ra để trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Giá cả biến động theo thời vụ
vì vậy mà nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của nhà hàng. Do giá cả
có ảnh hưởng trực tiếp đến những chi phí của khách sạn, đồng thời do đặc điểm của
kinh doanh nhà hàng là sử dụng nhiều lao động trực tiếp nên chỉ cần một sự biến động
11
nhỏ về giá cả của lao động sẽ gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận

mà nhà hàng sẽ đạt được. Chính vì yếu tố này mà nhà hàng cần phải nắm bắt được tình
hình thực tế của giá cả lao động trên thị trường nhằm có những chính sách phù hợp
tránh tình trạng chênh lệch giá cả lao động quá cao so với giá thị trường.
- Thị trường lao động
Sự biến động của thị trường lao động có ảnh hưởng tác động đến hiệu qủa sử
dụng lao động tại nhà hàng bởi như ta đã biết kinh doanh nhà hàng sử dụng trực tiếp là
lao động sống nên sự biến động nhỏ trong thị trường lao động cũng gây ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng lao động.
- Sự cạnh tranh trong kinh doanh
Sự cạnh tranh trong kinh doanh nhà hàng thúc đẩy Nhà hàng phải nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động, giảm bớt các chi phí phát sinh xuất phát từ tính trạng yếu
kém của người lao động từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh. Một nhà hàng có đội ngũ lao
động với hiệu quả lao động cao, năng suất lao động luôn được nâng cao trong các kỳ
kinh doanh sẽ giúp cho nhà hàng đó có lợi thế mà các doanh nghiệp kinh doanh nhà
hàng khác khó bắt chước. Chính vì vậy việc nâng cao tay nghề cho người lao động
cũng phải đi kèm với các chính sách đãi ngộ lao động sao cho hợp lý.
1.3.2. Các nhân tố môi trường chủ quan
- Chiến lược và mục tiêu kinh doanh của nhà hàng
Chiến lược và mục tiêu kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng lao động tại nhà hàng, bởi đây chính là sự định hướng cho toàn bộ công việc mà
nhà hàng cần hướng tới để đạt được mục tiêu. Chính chiến lược và mục tiêu kinh
doanh sẽ giúp cho nhà hàng nắm bắt được những điểm yếu hay điểm mạnh của chính
nhà hàng để từ đó có những chính sách thiết thực, phù hợp cũng như phát huy được
hết thế mạnh giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng.
- Trình độ tổ chức quản lý
Một doanh nghiệp có đứng vững hay phát triển được hay không còn phụ thuộc
vào trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp. Với nhà hàng, tổ chức và
quản lý tốt về lao động, bố trí sắp xếp các vị trí làm việc hợp lý, quản lý tốt công tác
đào tạo và tuyển dụng nhân sự sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh
nghiệp.

- Đội ngũ lao động
Đội ngũ lao động là một trong những nhân tố tiền đề cho quá trình sản xuất và
là một trong những nhân tố có tác động tích cực nhất đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh. do vậy xây dựng một đội ngũ lao động hợp lý và có hiệu quả là mục tiêu quan
trọng của công tác tổ quản lý lao động. Với một đội ngũ lao động như thế nào là hợp
12
lý và có hiệu quả. Một đội ngũ lao động bao giờ cũng cần hai mặt là số lượng và chất
lượng.
+ Về số lượng lao động: Một đội ngũ lao động có số lượng lao động hợp lý
tức là số lượng lao động đó vừa đủ so với khối lượng công việc không thừa không
thiếu, chỉ có đảm bảo được mức lao động như vậy thì vấn đề sử dụng lao động mới đạt
hiểu quả cao.
+ Chất lượng lao động thể hiện khả năng của người lao động về trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, ngoại hình, khả
năng giao tiếp mà còn phụ thuộc vào tính chất của từng công việc mà họ có thể phát
huy một cách tối đa khả năng của họ. Để đảm bảo hiệu quả công việc cao thì người lao
động về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại hình, khả năng giao tiếp. Tuy
nhiên ở mỗi khách sạn các yêu cầu này là khác nhau.
- Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ sẽ giúp người lao động hoàn thành tốt các
công việc và nâng cao hiệu quả lao động, ngược lại thì sẽ gây ảnh hưởng đến năng
suất lao động của nhân viên. Ngoài ra đối với từng bộ phận, lao động trong nhà hàng
chủ yếu là lao động trực tiếp tuy nhiên trang thiết bị máy móc vẫn được áp dụng vào
trong quá trình lao động ở những bộ phận nào mà trang thiết bị máy móc có thể thay
thế lao động thì bộ phận đó sử dụng ít lao động hơn và việc quản lý sử dụng lao động
ở bộ phận đó đơn giản hơn (ở bộ phận bếp nếu có dây chuyền rửa bát sẽ giảm được lao
động rửa bát)
- Các chính sách tiền lương, tiền thưởng
Tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được sau một thời gian làm việc
nhất định hoặc sau khi đã hoàn thành một khối lượng công việc nào đó. Tiền lương là

đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất đối với người lao động vì tiền lương là một phần thu
nhập quốc dân dành cho tiêu dùng cá nhân biểu hiện dưới dạng tiền tệ được phân phối
cho người lao động căn cứ vào số lượng mà mỗi người đã cống hiến. Tiền thưởng là số
tiền mà người lao động nhận được sau khi hoàn thành tốt công việc trong một chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp, tiền thưởng đóng vai trò thúc đẩy người lao động giúp
họ có động lực để hoàn thành tốt công việc được giao .
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠINHÀ HÀNG
CITY VIEW RIVERSIDE (CÔNG TY CỔ PHẦN DƯƠNG HỒ), HÀ NỘI
2.1. Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn đã được xử lý hoặc chưa xử lý, được
thu thập nhằm các mục đích khác nhau. Dữ liệu thứ cấp trong đề tài sử dụng bao gồm:
13
- Dữ liệu thứ cấp thuộc nội bộ nhà hàng: Để đánh giá được hiệu quả sử dụng
lao động tại nhà hàng City View Riverside trong thời gian thực tập khóa luận đã tiến
hành thu thập các dữ liệu về tình hình kinh doanh của Nhà hàng City View Riverside
trong 2 năm 2011-2012, cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động tại nhà hàng, số liệu lao động
của các bộ phận trong nhà hàng… Các dữ liệu thứ cấp được thu thập tại phòng Kinh
doanh, phòng Nhân sự, phòng Kế toán của nhà hàng và tại bộ phận kinh doanh ăn
uống của nhà hàng.
- Dữ liệu bên ngoài nhà hàng:được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang
web chuyên ngành và luận văn của khóa trước liên quan đến vấn đề lý luận về hiệu
quả sử dụng lao động tại nhà hàng, khách sạn.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các dữ liệu thông tin thu thập được từ các
phòng ban, kế thừa thành tựu của những người đi trước đã làm qua các năm liên quan
đến vấn đề hiệu quả sử dụng trong bộ phận nhà hàng của khách sạn nói chung và tại
Nhà hàng City View Riverside nói riêng.
- Phương pháp so sánh: để so sánh kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu
hiệu quả sử dụng lao động trong 2 năm 2011 và 2012 của Nhà hàng City View

Riverside .
- Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu về cơ cấu lao động, hiệu quả sử
dụng lao động tại từng bộ phận trong Nhà hàng City View Riverside. Lập bảng về
phân công lao động, cơ cấu lao động và bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại
nhà hàng, tại bộ phận kinh doanh ăn uống, bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung. Từ
kết quả thu thập được và thông qua bảng để đưa ra những nhận xét đánh giá về hiệu
quả sử dụng lao động tại từng bộ phận của Nhà hàng City View Riverside.
2.2. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả
sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ),
Hà Nội.
2.2.1 Tổng quan tình hình về Nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần
Dương Hồ), Hà Nội.
2.2.1.1. Giới thiệu chung về nhà hàng City View Riverside
Nhà hàng City View Riverside mới được thành lập tháng 11/2010, được đặt tại
tầng 11, Tòa nhà Hàn Việt. Với không gian rộng rãi (Diện tích: 500m2, ngoài sân trời
400m2, sức chứa: 500 khách) và sang trọng, nhà hàng City View Riverside là lựa chọn
lý tưởng cho các Khách thuê tại Tòa nhà. Nhà hàng phục vụ bữa sáng và bữa trưa công
sở như ý với menu đồ uống phong cách hiện đại, trẻ trung. Nhà hàng có phòng riêng
phục vụ quý khách khi cần mời đối tác, khách hàng.
14
Nhà hàng có 5 phòng ăn lịch sự trang nhã phục vụ các món ăn Âu – Á, các
món ăn đặc sản Việt Nam đáp ứng nhu cầu về tiệc, cưới hỏi, liên hoan với khả năng
phục vụ hàng ngàn thực khách và 3 phòng hội nghị, hội thảo có sức chứa từ 50 – 300
chỗ ngồi. Song song đó nhà hàng còn có các phòng hội thảo có trang thiết bị hiện đại,
có bãi đỗ ô tô, xe máy rộng rãi và an toàn. Nhà hàng còn có các dịch vụ bổ sung khác
như: dịch vụ tổ chức tiệc cưới, Internet, có phòng Karaoke, ăn sáng tự chọn.
Đặc biệt đầu xuân năm 2012 Nhà hàng City View Riverside còn đầu tư mở
rộng thêm khu ẩm thực đồ nướng ngoài trời tại tầng 12 toà nhà Hàn Việt.
2.2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của nhà hàng City View Riverside
- Kinh doanh nhà hàng ăn uống phục vụ, đáp ứng các nhu cầu của khách lẻ,

phục vụ tiệc cưới, hội nghị, hội thảo.
- Cung cấp các dịch vụ cho thuê hội trường, karaoke.
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Nhà hàng City View Riverside
Theo sơ đồ 2.1 (phụ lục 1), Nhà hàng City View Riverside có cơ cấu tổ chức
theo mô hình trực tuyến chức năng nhằm phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh
của nhà hàng. Đặc điểm của mô hình này là chia tổ chức thành các tuyến chức năng,
mỗi tuyến là một bộ phận hay đơn vị đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng
nhiệm vụ nào đó của tổ chức. Các hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau được tập
trung lại trong một tuyến chức năng như kế toán, nhân sự, kinh doanh. Ưu điểm của
mô hình này là các bộ phận chuyên môn hóa trong công việc chủ yếu nâng cao hiệu
quả kinh doanh trong từng bộ phận, giúp nhà quản trị dễ kiểm soát. Nhược điểm là
không có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng, tính hệ thống bị suy giảm, kém linh
hoạt trong tình trang bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Đây là mô hình tổ chức sử
dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh ở nước ta.
2.2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của nhà hàng City View Riverside
a) Đặc điểm về sản phẩm: Nhà hàng City View Riverside cung cấp chủ yếu dịch vụ ăn
uống và các dịch vụ tổ chức hội nghị, tiệc cưới
- Dịch vụ ăn uống
+ Nhà hàng cung cấp các món ăn với thực đơn Âu – Á, thực đơn văn phòng,
thực đơn đồ nướng và đồ uống khá phong phú cho khách lẻ.
+ Dịch vụ tiệc cưới
Nhà hàng City View Riverside là dự án nhà hàng tương đối cao cấp, phục các
món ăn với thực đơn Âu – Á, thực đơn văn phòng, thực đơn đồ nướng và đồ uống khá
phong phú cho khách lẻ, khách tổ chức đám cưới, hội nghị, tổ chức sinh nhật, họp mặt,
tổ chức sự kiện. Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng tại khu vực kinh doanh của nhà
hàng.Nhà hàng City View Riverside có công suất phục vụ từ 400 – 500 khách. Chia
làm hai khu vực:
15
+ Khu vực trong nhà (diện tích 494,6 m
2

): có máy điều hòa, phục vụ cơm văn
phòng, sự kiện, hội nghị, hội thảo và đám cưới.
+ Khu vực sân vườn (diện tích 311 m
2
): Phục vụ đặc sản đồ nướng, bán các
loại nước giải khát, sinh tố, cocktail, bia chai
- Dịch vụ bổ sung: Cho thuê hội trường tổ chức hội nghị, hội thảo, Karaoke.
b) Đặc điểm khách
- Thị trường khách lẻ: chủ yếu là khách thuộc khu vực Quận Hai Bà Trưng và
các khu vực lân cận.
- Thị trường khách đặt tiệc: Phần lớn khách đặt tiệc đều thuộc khu vực Quận
Hai Bà Trưng, Quận Hoàng Mai.
- Thị trường khách sử dụng dịch vụ bổ sung: Khách đến với Nhà hàng sử dụng
dịch vụ bổ sung như tổ chức hội nghị, hội thảo, karaoke hầu hết các doanh nghiệp, các
trường Đại học thuộc khu vực Quận Hai Bà Trưng.
- Thị trường khách quốc tế:Số lượng khách khá ít, chủ yếu là khách theo đoàn
Trung Quốc, Nhật Bản. Đây không phải là nguồn thu chủ yếu của Nhà hàng.
c) Đặc điểm về lao động
Dựa vào bảng 2.1 (phụ lục2) ,nhà hàng gồm có 56 nhân viên bao gồm hai bộ
phận tác nghiệp chính là bộ phận bàn gồm 40 nhân viên và bộ phận bếp có 16 nhân
viên.
- Về giới tính: có 18 nhân viên nam chiếm 32,14% và 38 nhân viên nữ chiếm
67,86%, đối với Nhà hàng thì số lượng nhân viên nữ thường chiếm đa số và chủ yếu vì
nữ giới có sự kiên nhẫn, chăm chỉ, khéo léo trong giao tiếp và mềm mại hơn trong
công việc phục vụ khách hàng vì vậy cơ cấu về giới tính tại Nhà hàng City View
Riverside như vậy là hợp lý.
- Về độ tuổi trung bình: Độ tuổi trung bình ở bộ phận bàn từ 22-25 tuổi nhân
viênđều còn khá trẻ và có hình thức ưa nhìn, nhanh nhẹn,nhiệt tình trong công việc để
có thể đáp ứng tốt và kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tiêu dùng
dịch vụ ăn uống.

- Về trình độ chuyên môn: Nhân viên nhà hàng đều tốt nghiệp trung cấp hoặc
tương đương, có một số tốt nghiệp không đúng chuyên ngành nên còn hạn chế về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà hàng có 19,64% nhân viên trình độ đại học, cao đẳng,
41,07% nhân viên trình độ trung cấp và 39,29% trình độ sơ cấp. Nhân viên của nhà
hàng có trình độ tương đối thấp cần tăng cường đào tạo về trình độ chuyên môn.
- Về trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ của nhân viên bộ phận bàn tương
đối khá do có sự giao tiếp thường xuyên với khách hàng, còn với bộ phận bếp kém
hơn do không sử dụng nhiều ngoại ngữ. Nhân viên có trình độ ngoại ngữ C của bộ
16
phận bàn là 21 nhân viên chiếm 52,5% cao hơn hẳn so với nhân viên bếp ở trình độ C
là 18,75%.
 Cơ cấu lao động của Nhà hàng City View Riverside là khá ổn định với đội
ngũ nhân viên có được phân cấp rõ ràng, hợp lý, có sự chuyên môn hóa trong bộ phận.
Với cơ cấu lao động hợp lý như vậy đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng lao động từ
đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
d) Đặc điểm về vốn và cơ sở vật chất
* Vốn
Tổng số vốn của Nhà hàng năm 2012 là 14 tỷ 102 triệu đồng Việt nam, trong đó
vốn lưu động chiếm 30% tổng số vốn; 4.782.000.000VNĐ, vốn cố định chiếm 70%,
9.320.000.000 VNĐ.
* Cơ sở vật chất
Nhà hàng City View Riverside là dự án nhà hàng tương đối cao cấp, phục vụ
nhu cầu cho khách làm việc tại tòa nhà, khách tổ chức đám cưới, hội nghị, tổ chức sinh
nhật, họp mặt, tổ chức sự kiện. Nhà hàng có 5 phòng ăn lịch sự trang nhã phục vụ các
món ăn Âu – Á, các món ăn đặc sản Việt Nam đáp ứng nhu cầu về tiệc, cưới hỏi, liên
hoan với khả năng phục vụ hàng ngàn thực khách và 3 phòng hội nghị, hội thảo có sức
chứa từ 50 – 300 chỗ ngồi.Chia làm hai khu vực :
+ Khu vực trong nhà (diện tích 494,6 m2) có máy điều hòa, bàn ghế, khay đẩy
đựng bát đĩa phục vụ các món ăn, có sân khấu được trang bị hệ thống âm thanh ánh
sáng phục vụ cho tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo và đám cưới. Trong nhà hàng còn

được thiết kế một quầy bar riêng với đầy đủ các trang thiết để phục vụ khác hàng.
+ Khu vực sân vườn (diện tích 311 m2) với đầy đủ các trang thiết bị như bàn
ghế, máy hút mùi, khay đẩy đựng đồ ăn phục vụ đặc sản đồ nướng.
Nhà hàng mới được thành lập nên các trang thiết bị phục vụ còn chưa được
đầy đủ, bên cạnh đó nhà hàng cũng chưa đầu tư các trang thiết bị hiện đại.
2.2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà hàng City View Riverside – Công ty
Cổ phần Dương Hồ, Hà Nội.
Dựa vào bảng 2.2 (phụ lục3), doanh thu năm 2012 là 14205,4 triệu đồng,
chiếm 39% tổng doanh thu của nhà hàng và tăng so với năm 2011 là 3405,4 triệu đồng
tương ứng tăng 31,53%. Thuế năm 2012 so với năm 2011 cũng tăng 35,47% tương
ứng với 238 triệu đồng. Đây là lĩnh vực kinh doanh của nhà hàng vì vậy nhà hàng nên
đầu tư để phát triển hoạt động kinh doanh ăn uống một cách tốt hơn nữa.
Chi phí của năm 2012 so với năm 2011 tăng 2212 triệu tương ứng tăng
30,54%. Lợi nhuận tăng 33,4 % tương ứng 546,6 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận năm
17
2012 so với năm 2011 giảm 0,37% là do tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn so với tốc độ
tăng doanh thu.
Số lao động của nhà hàng tăng 7 người tương ứng tăng 7 % vì thế so với năm
2012 thì năm 2011 bộ phận nhà hàng đã mở rộng quy mô tăng hiệu quả kinh doanh.
Tốc độ tăng lao động nhỏ hơn so với tốc độ tăng doanh thu cho thấy nhà hàng đã sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tổng quỹ lương tăng 46,4% tương ứng 404,7 triệu
đồng đồng thời tiền lương bình quân tháng tăng 26,6% tương ứng 0,4 triệu đồng
chứng tỏ bộ phận nhà hàng của khách sạn có chế độ đãi ngộ nhân viên hợp lý về chính
sách tiền lương.
Một hình thức kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn của nhà hàng là tổ chức tiệc
cưới. Đa số là phục vụ nhu cầu tiệc cưới của tập khách địa phương, vào thời điểm mùa
cưới hầu như ngày nào khách sạn cũng có tiệc cưới có lúc tổ chức 4 – 5 tiệc cưới/ ngày
và nhà hàng phải thuê thêm lao động thời vụ.
2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng lao động tại
Nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội.

2.2.2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường khách quan
- Thời vụ
Vào thời điểm chính vụ hay có nhiều tiệc cứoi hay các buổi hội họp tổ chức
tiệc Nhà hàng thường phải thuê rất nhiều nhân viên thời vụ, điều này gây ảnh hưởng
tới hiệu qủa sử dụng lao động bởi việc thuê nhiều nhân viên thời vụ gây khó khăn
trong công tác tổ chức lao động và vào thời điểm này nhân viên phải làm việc với
cường độ cao nên có thể có những thái độ khiên khách hàng cảm thấy không hài lòng
còn khi qua mùa chính thì lượng khách đặt ăn tại nhà hàng là rất ít so với khả năng có
thể phục vụ của nhà hàng. Diều này dẫn đến việc kén hiệu quả trong sử dụng lao động
bởi nhân viên có lúc lại làm việc với cường độ cao, có lúc lại không có việc làm.
- Các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với người lao động
Trong những năm gần đây nhà nước đã ban hành luật lao động với những quy
chế quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động và Nhà hàng City View
Riverside cũng áp dụng những chính sách bảo hiểm đối với người lao động, chế độ
bảo hiểm đối với người lao động nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động cũng như
trách nhiệm của mỗi người lao động phải đóng góp nó giúp cho việc sử dụng lao động
có hiệu quả hơn, lao động làm việc năng suất hơn, sự trung thành lớn hơn, tinh thần
được nâng cao hơn, làm giảm bớt khó khăn khi bị ốm đau, bệnh tật, khi về hưu.
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Nhà hàng City View Riverside luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu bởi các
nhà lãnh đạo của Nhà hàng cho rằng khi nền kinh tế ngày càng tăng trưởng thì nhu cầu
của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở
18
mức cơ bản mà còn muốn cao hơn nữa. Trong nghành dịch vụ, và nhất là dịch vụ ăn
uống hiện nay con người không chỉ muốn được ăn ngon mà còn muốn món ăn phải
được trình bày bắt mắt và phải được phục vụ chu đáo. Do đó để bắt kịp với xu thế tăng
trưởng của nền kinh tế, muốn tăng doanh thu cũng như lợi nhuận thì buộc Nhà hàng
phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở các bộ phận.
- Giá cả
Vì giá cả biến động theo thời vụ nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao

động nên Nhà hàng City View Riverside rất quan tâm đến sự biến động của giá cả trên
thị trường để từ đó có những điều chỉnh hợp lí về giá cả các món ăn hay tiền lương cho
nhân viên trong Nhà hàng.
- Thị trường lao động
Trong giai đoạn gần đây thị trường lao động ở Việt Nam cũng khá sôi nổi,
Nhà hàng tiếp nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc của những bạn sinh viên trẻ mới ra
trường có năng lực và ham muốn học hỏi và điều này rất quan trọng đối với việc nâng
cao hiệu quả sử dụng lao động bởi những bạn trẻ mới ra trường thường rất năng động,
sáng tạo và dễ tiếp thu cái mới.
- Sự cạnh tranh trong kinh doanh
Hiện nay trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng Hà Nội có rất nhiều Nhà hàng đang
cạnh tranh gay gắt. Nhà hàng City View Riverside do mới được thành lập nên học hỏi
được nhiều kinh nghiệm, có ưu thế về địa điểm là nằm tại tầng 11 toà nhà Hàn Việt
nên cũng gây được khá nhiều sự chú ý của khách hàng, gần đây nhà hàng thường
xuyên nhận được các đơn đặt tiệc hay tổ chức đám cưới. Nhận thức được lợi thế của
nhà hàng là ở vị trí và nhân viên trẻ nhiệt tình nên Nhà hàng rất quan tâm đến việc
nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhằm thu hút khách hàng đến với Nhà hàng,
mong muốn khách hàng biết đến mình nhờ đội ngũ nhân viên và sự nhiệt tình trong
đón tiếp cũng như nhiều sự đổi mới trong cách thức tổ chức tiệc cưới.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường chủ quan
- Chiến lược và mục tiêu kinh doanh của Nhà hàng
Nhà hàng City View Riverside với chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ
phục vụ khách hàng, đặt mục tiêu kinh doanh luôn duy trì và phát triển dịch vụ phục
vụ khách hàng nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động luôn được nhà hàng chú
trọng và đặt lên hàng đầu bởi các nhà quản trị của nhà hàng nhận thấy rằng nhân viên
của nhà hàng chính là một yếu tố quyết định việc thu hút cũng như khiến khách hàng
quay trở lại và sử dụng các dịch vụ của nhà hàng.
- Trình độ tổ chức quản lý
Nhà hàng City View phân ra các cấp quản lý ở mỗi bộ phận của nhà hàng như
bộ phận bếp, lễ tân, bộ phận marketing, bộ phận tổ chức tiệc cưới event. Hầu hết

19
những người ở cấp quản lý đều có 2 đến 3 năm kinh nghiệm, trình độ đại học, thông
thao tiếng anh. Nâng cao hiệu quả sử dụng phải bắt đầu từ cấp quản lý bởi họ là những
người trực tiếp đôn đốc đội ngũ nhân viên trong lao động, người quản lý nắm bắt được
tâm lý hay trình độ của mỗi nhân viên để từ đó có sự bố trí phù hợp về mặt nhân sự
như vậy sẽ góp phần giúp Nhà hàng nâng cao hiệu quản sử dụng lao động.
- Đội ngũ nhân viên
Nhà hàng City View với hầu hết đội ngũ nhân viên là những người trẻ năng
động. Ở bộ phận bàn, nhà hàng thường tuyển những lao động trẻ, là sinh viên ở các
trường đại học có thể làm part time. Đối với bộ phận bar nhà hàng thường tuyển những
lao động trẻ tại những trường dạy nghề.
- Cơ sở vật chất
Nhà hàng mới được thành lập nên sự đầu tư về cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế.
Sảnh lễ tân chưa được đầu tư trang trí nên nhìn còn khá đơn giản. Ở bộ phận bếp các
trang thiết bị phục vụ vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
- Chính sách tiền lương, tiền thưởng
Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất đối với người lao động vì tiền
lương là một phần thu nhập quốc dân dành cho người tiêu dùng các nhân biểu hiện
dưới dạng tiền tệ được phân phối cho người lao động căn cứ vào số lượng mà mỗi
người đã cống hiến. Nắm bắt được thực tế này Nhà hàng City View đã áp dụng các
chính sách về tiền lương đối với người lao động như: công ty có những cuộc bình chọn
nhân viên của tháng từ đó có chính sách thưởng hay đề bạt hợp lý, nếu nhân viên bàn
có 3 tháng liên tiếp được bình chọn làm nhân viên của tháng thì sẽ được tăng lương.
Hay một số chính sách khác như thưởng cho người lao động dựa vào những đóng góp
hay thời gian làm việc của họ, vào thời điểm chính vụ hay có tiệc cưới Công ty cũng
có thưởng thêm cho người lao động.
20
2.3. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View
Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội.
2.3.1. Tình hình sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside, Công ty Cổ

phần Dương Hồ, Hà Nội
a. Xác định định mức lao động
Nhà hàng City View Riverside áp dụng phương pháp tổng hợp số lượng khách
phục vụ trên mỗi ca làm việc của nhân viên. Một nhân viên bàn phục vụ trung bình từ
20 khách trong một ca làm việc, một nhân viên bếp phục vụ 40 khách trong một ca
làm việc. Tuy nhiên các định mức đối với từng vị trí của bộ phận bàn và bếp chỉ mang
tính chất tương đối do công việc tại bộ phận nhà hàng rất khó cụ thể, khối lượng công
việc của nhân viên trong bộ phận nhà hàng còn phụ thuộc vào số lượng khách hàng
đến ăn uống và đặt tiệc trong từng ca làm việc. Thực tế vào mùa cưới với lượng nhân
viên như thế thường dẫn đến tình trạng quá tải khi làm việc. Định mức lao động như
vậy không hợp lý nên chưa đảm bảo được hiệu quả tối đa trong sử dụng lao động.
b. Tổ chức lao động và công việc:
- Phân công lao động: Dựa vào bảng 2.3 (phụ lục 4), tổng số nhân viên trực
tiếp tại Nhà hàng City Viewe Riverside là 56 người gồm 2 bộ phận bàn và bếp tùy
theo trình độ chuyên môn của từng người mà khách sạn có sự phân công lao động
tương ứng.
Trung bình một ca làm việc thường có 20 nhân viên bàn và 8 nhân viên bếp.
Trong mỗi ca đều có một trưởng ca phụ trách phân công công việc cho cả tổ, bộ phận
bếp trong một ca luôn đảm bảo có 1 bếp trưởng, 2 bếp phụ và 5 nhân viên bếp. Tuy
nhiên do đặc thù của công việc, cách phân công công việc sẽ có sự thay đổi nếu lượng
khách trong một ca quá đông, lượng nhân viên bàn sẽ được tăng cường thêm để hỗ trợ
cho việc phục vụ khách hàng. Số ca làm thêm đó sẽ được bù cho ngày kế tiếp hoặc sẽ
được quy ra mức lương tương ứng.
- Xác định quy chế làm việc: Nhân viên tại nhà hàng ngoài việc tuân thủ quy
chế chung của khách sạn còn phải tuân thủ sự phân công làm việc theo ca tại mỗi bộ
phận. Tại hai bộ phận bàn và bếp đều được chia thành 2 ca làm việc
Ca sáng : 5:30 – 13:30 Ca chiều : 13:30 – 21:30
Nhân viên được nghỉ giữa ca để ăn trưa và tối trong vòng 20 phút, đối với ca
sáng là vào lúc 10h và ca chiều lúc 4h, tuy nhiên có thể thay đổi tùy theo thời gian đặt
tiệc của khách hàng do trưởng ca quyết định để nhân viên trong ca có thể bố trí thời

gian làm việc cho hợp lý. Trưởng bộ phận bàn và bếp làm việc theo giờ hành chính.
Do đặc điểm kinh doanh của nhà hàng mà người lao động vẫn phải đi làm những ngày
nghỉ lễ, người lao động sẽ được nghỉ bù và lương sẽ được tăng gấp 2 lần so với ngày
làm việc bình thường.
- Tổ chức chỗ làm việc: Mỗi bộ phận đều có không gian làm việc riêng, được
sắp xếp các cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với công việc của từng bộ phận. Tại các
phòng ăn của nhà hàng đều được bố trí hệ thống tủ, giá để dụng cụ, xe đẩy để phục vụ
khách hàng… Chỗ làm việc của bộ phận bếp được bố trí hệ thống khử mùi, lọc khí an
21
toàn, các dụng cụ cần thiết trong việc chế biến món ăn. Điều này tạo thuận lợi cho
nhân viên trong quá trình phục vụ khách.
Nhận xét: Có thể thấy rằng thời gian nghỉ giữa ca của nhân viên chưa được
hợp lý và phù hợp, thời gian nghỉ 20 phút còn quá ngắn đối với một số nhân viên. Bên
cạnh đó việc bố trí phòng nghỉ ngơi cho nhân viên chưa được nhà hàng quan tâm và
chú trọng, vào thời gian cao điểm, có nhân viên phải làm nhiều ca vì thế việc bố trí
phòng nghỉ ngơi cho nhân viên là rất quan trọng, bởi sau khi được nghỉ ngơi nhân viên
mới có thể tiếp tục quay trở lại công việc và phục vụ tốt cho khách hàng.Thực tế trong
năm qua nhân viên nhà hàng đã thực hiện chưa tốt quy chế chế làm viêc, định mức lao
động đề ra. Vào một số ngày chính vụ trong mùa cưới vẫn xảy ra tình trạng quá tải
trong các ca làm việc nên một số nhân viên bộ phận bàn được phân công để làm việc
thêm giờ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tinh thần không thoải mái làm ảnh hưởng đến
hiệu quả lao động.
2.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View
Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội.
2.3.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside
- Về năng suất lao động: Qua bảng 2.4 (phụ lục 5), ta thấy doanh thu của nhà
hàng City View Riverside năm 2012 so với năm 2011 tăng 31,53% tương ứng 3405
triệu đồng. Tổng số lao động tăng 7 người tương ứng tăng 7,0%. Tốc độ tăng lao động
chậm hơn tốc độ tăng doanh thu nên năng suất lao động của năm 2012 so với năm
2012 tăng 22,9% tương ứng 24,8 triệu đồng. Mức tăng này là không đáng kể, nhà hàng

cần quan tâm hơn nữa đến hiệu quả làm việc của người lao động trong nhà hàng.
- Về mức lợi nhuận bình quân: Mức lợi nhuận trong kinh doanh tại nhà hàng
City View Riverside năm 2012 so với năm 2011 tăng 27,4% tương ứng với 1546 triệu
đồng. Lợi nhuận bình quân của một nhân viên tăng 19,07% tương ứng với 10,75 triệu
đồng. Mức lợi nhuận bình quân của một nhân viên trong kỳ đã phản ánh xác thực tình
hình kinh doanh của nhà hàng vì lợi nhuận là tiêu thức đánh giá tình hình kinh doanh
chính xác và nó có lượng hóa hiệu quả sử dụng lao động theo giá trị của một đơn vị
lao động và đánh giá hiệu quả cuối cùng của việc sử dụng hiệu quả lao động. Do đó bộ
phận nhà hàng muốn tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng lao động thì nhà hàng cần
tính toán mức chi và hiệu quả của việc chi đó mang lại sao cho hợp lý, tránh tình trạng
chi tiêu lãng phí, không có sự cân nhắc, tính toán.
- Về hiệu quả sử dụng lao động bình quân chung: Qua bảng ta thấy năng suất
lao động bình quân chung năm 2012 tăng 22,9% tương ứng tăng 24,8 triệu đồng so với
năm 2011 và mức lợi nhuận bình quân chung của một lao động năm 2012 cũng tăng
19,07% tương ứng tang 10,75 triệu đồng so với năm 2011, cho ta thấy rằng nhà hàng
đã sử dụng lao động một cách hiệu quả.
- Về hiệu quả sử dụng lao động trực tiếp bình quân:Năng suất lao động trực
tiếp bình quân trong kỳ năm 2012 tăng 18,2% tương ứng tăng 24,6 triệu đồng, mức lợi
nhuận bình quân một lao động trực tiếp tăng 14,4% tương ứng tăng 10,2 triệu đồng.
22
- Về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương: Qua bảng ta thấy năm 2011 bộ phận
nhà hàng bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì thu được 11,1 đồng doanh thu hay 5,7
đồng lợi nhuận. Năm 2012 bộ phận nhà hàng bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì chỉ
thu được 10,3 đồng doanh thu hay 5,2 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền
lương năm 2012 so với năm 2011 theo chỉ tiêu doanh thu giảm 0,8 lần và theo chỉ tiêu
lợi nhuận giảm 0,5 lần.
2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở bộ phận kinh doanh ăn uống
- Về năng suất lao động: Qua bảng 2.5 (phụ lục 6), ta thấy doanh thu bộ phận
kinh doanh ăn uống tại nhà hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 35,61% tương ứng
3237 triệu đồng. Tổng số lao động tăng 8 người tương ứng tăng 16,6%. Tốc độ tăng

lao động chậm hơn tốc độ tăng doanh thu nên năng suất lao động của năm 2012 so với
năm 2011 tăng 23,9% tương ứng 34,07 triệu đồng. Mức tăng này là không đáng kể,
khách sạn cần quan tâm hơn nữa đến hiệu quả làm việc của người lao động trong bộ
phận nhà hàng
- Về mức lợi nhuận bình quân: Mức lợi nhuận tại bộ phận kinh doanh ăn
uống của nhà hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng 47,9% tương ứng với 1771 triệu
đồng. Lợi nhuận bình quân của một nhân viên tăng 14,39% tương ứng với 4,9 triệu
đồng. Mức lợi nhuận bình quân của một nhân viên trong kỳ đã phản ánh xác thực tình
hình kinh doanh của bộ phận kinh doanh ăn uống vì lợi nhuận là tiêu thức đánh giá
tình hình kinh doanh chính xác và nó có lượng hóa hiệu quả sử dụng lao động theo giá
trị của một đơn vị lao động và đánh giá hiệu quả cuối cùng của việc sử dụng hiệu quả
lao động. Do đó bộ phận kinh doanh ăn uống của nhà hàng muốn tăng lợi nhuận và
hiệu quả sử dụng lao động thì nhà hàng cần tính toán mức chi và hiệu quả của việc chi
đó mang lại sao cho hợp lý, tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, không có sự cân nhắc,
tính toán.
- Về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương: Qua bảng ta thấy năm 2011 bộ
phận kinh doanh ăn uống của nhà hàng bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì thu được
10,4 đồng doanh thu hay 1,87 đồng lợi nhuận. Năm 2012 bộ phận kinh doanh dịch vụ
ăn uống bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì chỉ thu được 9,6 đồng doanh thu hay 1,7
đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương năm 2012 so với năm 2011 theo
chỉ tiêu doanh thu giảm 0,8 lần và theo chỉ tiêu lợi nhuận giảm 0,17 lần.
2.3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung
Mở rộng các dịch vụ bổ sung giúp làm tăng doanh thu cho Nhà hàng. Dịch vụ
bổ sung không phải là sản phẩm chính của Nhà hàng, nhưng không thể thiếu được và
hiệu quả mà nó mang lại là rất cao. Nhà hàng City View Riverside có một số dịch vụ
bổ sung như: dịch vụ cho thuê hội trường, Karaoke.
23
- Về năng suất lao động: Qua bảng 2.6 (phụ lục 7), ta thấy doanh thu bộ phận
kinh doanh dịch vụ bổ sung của Nhà hàng City View Riverside năm 2012 so với năm
2011 tăng 9,85% tương ứng 168,4 triệu đồng. Tổng số lao động tăng 1 người tương

ứng tăng 2,7%. Tốc độ tăng lao động chậm hơn tốc độ tăng doanh thu nên năng suất
lao động của năm 2012 so với năm 2011 tăng 6,7% tương ứng 3,2 triệu đồng. Mức
tăng này là không đáng kể, nhà hàng cần quan tâm hơn nữa đến hiệu quả làm việc của
người lao động trong bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung, bổ sung thêm nhiều dịch vụ
khác.
- Về mức lợi nhuận bình quân: Mức lợi nhuận trong kinh doanh dịch vụ bổ
sung của nhà hàng năm 2012 so với năm 2011 giảm 8,8% tương ứng với 224,4 triệu
đồng. Lợi nhuận bình quân của một nhân viên giảm 8,6% tương ứng với 7,52 triệu
đồng. Mức lợi nhuận bình quân của một nhân viên trong kỳ đã phản ánh xác thực tình
hình kinh doanh của bộ phận nhà hàng vì lợi nhuận là tiêu thức đánh giá tình hình kinh
doanh chính xác và nó có lượng hóa hiệu quả sử dụng lao động theo giá trị của một
đơn vị lao động và đánh giá hiệu quả cuối cùng của việc sử dụng hiệu quả lao động.
Do đó bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung của nhà hàng muốn tăng lợi nhuận và hiệu
quả sử dụng lao động thì nhà hàng cần tính toán mức chi và hiệu quả của việc chi đó
mang lại sao cho hợp lý, tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, không có sự cân nhắc, tính
toán.
- Về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương: Qua bảng ta thấy năm 2011 bộ
phận kinh doanh dịch vụ khách của nhà hàng bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì thu
được 17,1 đồng doanh thu hay 19,5 đồng lợi nhuận. Năm 2012 bộ phận kinh doanh
dịch vụ bổ sung của nhà hàng bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì chỉ thu được 18,7
đồng doanh thu hay 17,2 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương năm
2012 so với năm 2011 theo chỉ tiêu doanh thu tăng 1,6 lần và theo chỉ tiêu lợi nhuận
giảm 2,3 lần.
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View
Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ) Hà Nội
2.4.1. Thành công và nguyên nhân
2.4.1.1. Thành công
- Về hiệu quả sử dụng lao động nói chung: Qua bảng 2.4 (phụ lục 5) ta thấy
các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động của Nhà hàng City View Riverside qua 2
năm 2012 và 2011 cho thấy tình hình kinh doanh của nhà hàng là tương đối tốt. Doanh

thu của nhà hàng tăng 31,53% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nhà hàng đã xác
định đúng được mục tiêu chiến lược kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng dịch
vụ của khách hàng trong việc tổ chức tiệc cưới, hội nghị, hội thảo, lĩnh vực kinh doanh
này chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong nhà hàng.
24
- Chỉ tiêu về lợi nhuận bình quân một lao động Nhà hàng City View Riverside
năm 2012 tăng 19,07% tương ứng 10,75 triệu đồng Đây là chỉ tiêu quan trọng nó phản
ánh lợi nhuận trung bình của một nhân viên đem về cho bộ phận nhà hàng trong một
kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả công việc càng tốt và đem lại
nhiều lợi nhuận cho nhà hàng. Với mức tăng này chứng tỏ cũng đã thể hiện sự quan
tâm của ban lãnh đạo đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng.
- Cơ cấu lao động tại Nhà hàng City View Riverside khá ổn định và hợp lý
phù hợp với đặc điểm yêu cầu của từng công việc. Trong nhà hàng có sự chuyên môn
hóa trong từng tổ bàn, bếp, phân chia công việc hợp lý, đảm bảo đúng người đúng
việc. Tại bộ phận bàn, bếp lao động chủ yếu là nữ giới, có độ tuổi trung bình thấp phù
hợp với tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo, bền bỉ. Cơ cấu tổ chức của bộ phận
nhà hàng gọn nhẹ, tạo được sự thống nhất trong quản lý.
- Về hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận kinh doanh ăn uống: Lao động tại
bộ phận kinh doanh ăn uống làm việc khá tốt,sốlượng lao động tại bộ phận này tăng 7
người, năm 2012 năng suất lao động tại nhà hàng tăng 23,9% so với năm 2011.
- Về hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung: Nhà
hàng có thêm một số các dịch vụ bổ sung nhờ chính sách đa dạng hoá sản phẩm và các
dịch vụ bổ sung này cũng đang dần dần được hoàn thiện, năng suất lao động của năm
2012 so với năm 2011 tăng 6,7% tương ứng 3,2 triệu đồng
2.4.1.2. Nguyên nhân
- Nhận thức về tầm quan trọng về nguồn nhân lực trong nhà hàng do đó nhà
hàng đã quan tâm và chú trọng đến công tác bố trí và sử dụng lao động một cách hợp
lý, chú trọng đến việc phân bổ nhân viên về cơ cấu, độ tuổi, trình độ hợp lý để hỗ trợ
nhau trong mỗi bộ phận và mỗi ca làm việc. Độ tuổi trung bình của đội ngũ lao động
tại nhà hàng tương đối trẻ, chính vì vậy họ rất năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong

công việc cũng như phục vụ khách. Nhà hàng có sự phân công lao động nam nữ ở bộ
phận bàn và bếp tương đối đồng đều và phù hợp với đặc điểm yêu cầu công việc mà
từng bộ phận đảm nhiệm, chủ yếu là lao động nữ vì tính chất công việc của các bộ
phận này đòi hỏi sự bền bỉ, cẩn thân, khéo léo.
- Nhà quản trị có sự quan tâm chu đáo đến đời sống và nguyện vọng của người
lao động. Có chế độ lương thưởng hợp lý, phù hợp với nguyện vọng của nhân viên.
Khách sạn đã xây dựng được chính sách đãi ngộ hợp lý giúp cho nhân viên thực hiện
tốt công việc và các quy định của nhà hàng, phát huy được tính tích cực, sự hăng hái
của nhân viên.
- Có sự phân công lao động hợp lý ở bộ phận phục vụ bàn và bộ phận bếp nên
nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc, từ đó tăng năng suất lao động.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
25

×