Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI PHỤ NỮ HUYỆN QUỐC OAI TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.91 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ở
mỗi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đang sống trong
cảnh đói nghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất thế giới . Tỷ lệ người nghèo
ở mỗi nước cũng khác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các
nước kém phát triển song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất nhiều.
Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề xoá đói giảm
nghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành
mối quan tâm của cả động đồng Quốc tế. Việt Nam là một trong những nước
có thu nhập thấp trên thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN
là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc
tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc để
đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tiên tiến.
Chúng ta đều biết đòi nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát
triển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã
hội, bệnh tật phát triển, trật tự an ninh chính trị không ổn định…
Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá (CNH,HĐH), phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề
XĐGN càng khó khăn và phức tạp hơn so với thời kỳ trước. Muốn đạt được
hiệu quả thiết thực nhằm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho
người dân thì mỗi địa phương, mỗi vùng phải có chương trình XĐGN riêng
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quốc Oai là huyện ngoại thành có diện tích là 147 km vuông, trong
những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư của thành phố, sự nỗ lực cố
2
gắng của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện nên tình hình kinh tế - xã hội đã có
những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân ngày


càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đói hàng năm giảm từ 2-3%. Những
thành tựu đó là kết quả nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp cùng các tổ chức và
cá nhân trong huyện, trong đó có sự đóng góp tích cực của Hội Phụ nữ huyện.
Tuy nhiên, cho đến nay Quốc Oai vẫn là huyện nghèo, có tỷ lệ hộ
nghèo cao nhất và thu nhập trung bình thấp nhất so với các quận, huyện của
Thủ đô. Vấn đề đặt ra ở đây là: với tình hình, thực trạng nghèo đói của Quốc
Oai như vậy, Thành phố Hà Nội, huyện đã có những chính sách gì, bằng cách
nào, và trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp gì để đẩy mạnh quá
trình xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó
tạo những điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lên thoát nghèo và
không bị tái nghèo? Đó là những câu hỏi mà đề tài tiểu luận này sẽ nghiên
cữu và giải đáp.
2. Tình hình nghiên cứu
Vẫn đề xóa đói giảm nghèo đã có nhiều công trình nhiên cứu và báo cáo
được công bố. Liên quan đến nội dung của đề tài có các công trình tiêu biểu
sau:
- Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, của TS. Đỗ
Thị Bình và Lê Ngọc Hân, Nxb Chính trị quốc gia, 1996. Cuốn sách này
nêu lên các quan niệm về phân hóa giàu nghèo và tình trạng đói nghèo ở
nước ta và trên thế giới; đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn và
yêu cầu của phụ nữ nghèo nông thôn; đưa ra các khuyến nghị khoa học
làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo, giúp phụ
nữ nghèo nông thôn vươn lên.
- Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền
núi phía Bắc nước ta hiện nay, do PGS.TSKH Lê Du Phong - PTS.
Hoàng Văn Hoa đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
3
Các tác giả đã đánh giá những thành tựu về kinh tế - xã hội qua hơn 10
năm đổi mới và tiềm năng ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta.
- Việc xóa đói giảm nghèo ở Hưng Hà, của Nhật Tân, Tạp chí cộng sản

số 12 năm 1993.
- Đói nghèo ở miền núi Nghệ An-Nguyên nhân và biện pháp khắc phục”
của TS. Bạch Đình Ninh, Tạp chí Cộng sản số 10 năm 1999
Các công trình, chuyên khảo và báo cáo trên phần lớn đều tập trung vào
vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền, chứ rất ít công trình viết về vai
trò của các tổ chức xã hội trong xóa đói giảm nghèo, nhất là vai trò của hội
phụ nữ.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng vai
trò của Hội Phụ nữ huyện Quốc Oai trong hoạt động xóa đối giảm nghèo để
rút ra những thành tựu, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường vai
trò Hội Phụ nữ huyện trong công tác này.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác xoá đói
giảm nghèo, trong đó đi sâu tìm hiểu vai trò của hội phụ nữ trong xóa đói
giảm nghèo
- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của hội phụ nữ huyện Quốc Oai
trong xóa đói giảm nghèo thời gian qua
- Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của hội
trong công tác xoá đói giảm nghèo huyện Quốc Oai đến 2015.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác
và chương trình xoá đói giảm nghèo, trong đó đi sâu tìm hiểu một số hộ tiêu
biểu đại diện cho 3 vùng của huyện Quốc Oai
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung : nghiên cứu thực trạng đói nghèo và phát triển kinh tế của
các hộ nghèo tại huyện Quốc Oai

Phạm vi thời gian : từ năm 2006 đến 2011và một số định hướng, giải
pháp đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chung
Phương pháp luận chung của đề tài là dựa vào phương pháp duy vật biện
chứng duy vật lịch sử để thấy rõ các hiện tượng kinh tế - xã hội trong trạng
thái vận động và có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đồng thời việc phân
tích, đánh giá thực trạng xóa đói giảm nghèo và vai trò hội phụ nữ trong xóa
đói giảm nghèo được tiến hành một cách khách quan và phù hợp với điều kiện
lịch sử cụ thể.
5.2. Phương pháp cụ thể
Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2 nguồn:
+ Từ các sách, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về các nội
dung liên quan đến chủ đề tiểu luận
+ Từ các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ thành
phố Hà Nội và đại hội Đảng bộ huyện Quốc Oai, các báo cáo tổng kết hàng
năm của UBND huyện, báo cáo của các phòng LĐTB&XH, Phòng Thống
5
kê,Hội phụ nữ huyện qua 5 năm từ 2006 đến 2011, và các mục tiêu, giải pháp
của hội đến năm 2016.
Phương pháp phân tích
- Để phân tích thực trạng đói nghèo của huyện chúng tôi sử dụng các
phương pháp: thống kê mô tả để mô tả thực trạng, thống kê so sánh tỷ lệ phân
trăm hộ nghèo tại các xã trong tòa huyện để từ đó đánh giá, đưa ra các đinh
hướng cho từng xã
- Căn cứ vào thực trạng đói nghèo của huyện, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai đến năm 2015 để đưa ra những định
hướng và giải pháp nâng cao vai trò của hội phụ nữ trong XĐGN đến năm
2015 cho huyện Quốc Oai

6. Đóng góp mới của đề tài
- Làm rõ vai trò của Hội Phụ nữ trong hoạt động xóa đói giảm nghèo nói
chung và hội phụ nữ huyện Quốc Oai nói riêng
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò của các hội phụ nữ
trong xóa đói giảm nghèo tại những huyện trong thời gian tới
- Tiểu luận là tài liệu tham khảo cho các hội phụ nữ quận ( huyện ) trên
phạm vi cả nước nhằm đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nooij dung tiểu luận được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm phát huy vai trò
Hội Phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo
Chương 2: Hội phụ nữ huyện Quốc Oai với sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo ở địa phương
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát huy vai trò của Hội Phụ nữ
huyên Quốc Oai trong xóa đói giảm nghèo đến năm 2015
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT HUY
VAI TRÒ HỘI PHỤ NỮ TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Một số vấn đề chung về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo
1.1.1. Khái niệm và nguyên nhân của đói nghèo
1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói
Tại Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa
như sau: “ nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được
xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập
quán của địa phương”[15]
Theo liên minh châu âu (EU) thì đánh giá: “ Một gia đình nghèo là gia đình

có mức thu nhập không băng nửa so với các gia đình khác trong quốc gia”[…]
Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu nghèo đói là tình trạng một bộ phận
dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu con người đã được xã hội
thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán
của địa phương.
Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là
vấn đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả
những giàu mạnh thì người nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người
nghèo khi trong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội,
môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá
nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình
trạng nghèo. Tháng 3/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã
7
hội ở Copenhagen( Đan Mạch), những người đứng đầu các quốc gia đã trịnh
trong tuyên bố: Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo
trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác
quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị,
kinh tế của nhân loại
Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc. Nó
là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Đến nay,
nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau, trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn
về xóa đói giảm nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993. Theo hội nghị này, đói nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ
bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển
kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Đây là khái niệm
khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng,
trong đó có Việt Nam.
Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại:

Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ
phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu
để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế,…; Còn
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định.
Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu
của người nghèo là: 1) không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức
tối thiểu dành cho con người; 2) có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng;
3) thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
8
Việt Nam cũng nằm trong các quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề
nghèo đói, và cũng đang nỗ lực đề xóa đói giảm nghèo, song đến nay tình
trạng đói nghèo vẫn còn phổ biến, nhất là tại các vùng nông thôn.
1.1.1.2. Nguyên nhân
Vấn đề đói nghèo của các quốc gia tuy có những nguyên nhân giống
nhau, song do điều kiện cụ thể khác nhau mà mỗi nước lại có nguyên nhân
khác nhau. Tại Việt Nam, đói nghèo là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt,
hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và
đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
Thứ hai, do người dân thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, thiếu vốn
kinh doanh, hoặc gia đình đông con, thiếu người làm và không có việc làm,
mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro
Thứ ba, do cơ chế chính sách. Cụ thể là chính sách thiếu hoặc không
đồng bộ. Thêm vào đó là những khó khăn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng cho các khu vực nông thôn, miền núi. Các chính sách khuyến khích sản
xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính
sách giáo dục đào tạo, ytế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới
hiện vẫn chưa có tác động tích cực đến đời sống dân nghèo.
Thứ tư, do số hộ nghèo tại các tỉnh thành phố trên cả nước chưa ý thức

đầy đủ về việc phải tự giải thoát mình khỏi cảnh nghèo khó cũng như là
chưa lo tích góp vốn để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều tỉnh
thành, nơi có đồng bào là người dân tộc thiểu số còn có suy nghi cho rằng
đầu tư cho xóa đói giảm nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền các
cấp vì thế nên chưa có ý thức hợp tác, bảo vệ và khai thác các công trình hạ
tầng cơ sở do nhà nước xây đầu tư xây dựng vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo
tại địa phương
9
1.1.2. Sự cần thiết của việc xóa đói giảm nghèo
Nghèo đói vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội. Mục tiêu của
Việt Nam đến năm 2020 là xây dựng một xã hội “ Dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh”, vì vậy xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ cấp bách
của toàn Đảng, toàn dân ta. Điều này xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
- Nghèo đói sẽ cản trở sự phát triển chung của toàn xã hội.
- Nhèo đói làm cho con người mất đi vị tri, vai trò trong xã hội
- Ngèo đói làm cho con người ta thiếu thốn về vật chất, ảnh hưởng đến
tinh thần
- Nghèo đói gây ra các tiêu cực trong xã hội, các tệ nạn xã hội
Nghèo đói không chỉ làm con người ta thiếu thốn về vật chất mà còn
tạo ra những suy nghi tiêu cực cho con người, con người không lao động sản
xuất mà thay vào đó là tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, số
đề v Người nghèo cũng tác động đến quyền bình đẳng, vị trí cá nhận và sự
phát triển trong từng xã hội.
Từ những phân tích trên ta thấy việc xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân ta để hương tới một xã hội dân giàu, nước mạnh
1.2. Đặc điểm và vai trò của Hội Phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo
1.2.1. Đặc điểm đói nghèo của phụ nữ
Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, nhưng tỷ lệ nghèo đói của phụ nữ
lại gấp đôi nam giới. Vì vậy, phụ nữ được xếp vào nhóm “yếu thế” trong xã hội.
Theo điều tra của Ngân Hàng Thế giới năm 1997-1998, tỷ lệ dân số nữ 15

tuổi trở lên chưa đến trường tại Việt Nam la 13,4%, nhiều hơn 2 lần tỷ lện nam
Phụ nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay để
xản xuất kinh doanh
Phụ nữ Việt Nam có tỷ lệ nữ là đại biểu quốc hội khá cao (khoảng
25%), xếp thứ 2 khu vực châu á, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị
10
Phụ nữ Việt Nam hiện đang làm chủ 21% trong tổng số hơn 500.000
doaanh nghiệp cả nước, 30 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán.Doanh nghiệp nữ của Việt Nam cũng có mặt ở hầu hết các lĩnh vực
như; dệt may, chế biến nông sản, thủy sản, da dày.v…
Rõ ràng những đặc điểm trên của phụ nữ Việt Nam có ảnh hưởng rất
lớn vào việc tham gia phát triển kinh tế, xã hội, và cũng là đặc điểm nổi bật
bản sắc người phụ nữ Việt Nam.
1.2.2. Vai trò của Hội Phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo
Phụ nữ tuy là “phái yếu” nhưng một khi được tổ chức lại, họ lại có sức
mạnh đáng kể. Điều này được thể hiện rõ khi Hội Phụ nữ các cấp tham gia
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vai trò của các cấp Hội Phụ nữ trong xóa
đói giảm nghèo được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, giúp hội viên vay vốn, phát triển kinh tế gia đình
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn quan tâm đến sự
phát triển, tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ. Trung ương Hội luôn sát sao hội
viên, hỗ trợ chị em phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nhất là tại các tỉnh,
các khu vực khó khăn. Trong nhiều năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
với chức năng đại diện chăm lo cho quyền lợi phụ nữ đã tập trung chỉ đạo và
triển khai nhiều phong trào tới các cấp hội nhưng chương trình, thiết thực hỗ
trợ cho phụ nữ ở các nơi kho khăn phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
- Các cấp Hội phụ nữ trong cả nước đều có vai trò to lớn trong việc hỗ
trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Các phong trào “Phụ nữ giúp
nhau làm kinh tế”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Chương trình hỗ trợ
phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập” đã khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức

sáng tạo và truyền thống nhân ái, ý thức tự nguyện giúp nhau giống, vốn, kinh
nghiệm, ngày công sản xuất trong phụ nữ các khu vực khắp đất nước đặc biệt
là vùng sâu vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ nhóm “Vay vốn -
11
tiết kiệm”, “Phụ nữ sản xuất giỏi”, “Câu lạc bộ phụ nữ khuyến nông”, “Câu
lạc bộ nữ doanh nghiệp”, các mô hình lồng ghép dân số, sức khoẻ sinh sản
với xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, xoá mù chữ… đã thu hút nhiều phụ
nữ ở các tỉnh , thành và khu vực có các đông bào dân tộc thiểu số tham gia.
Các cấp Hội tập trung khai thác từ ngân hàng, các tổ chức quốc tế, từ
tiết kiệm của chị em để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Hội đã chủ động tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thực hiện uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho phụ nữ các cấp
vay với cách thức vay trả linh hoạt, phù hợp. Đến nay số vốn do các cấp Hội
vùng quản lí là trên 10.550 tỷ đồng cho hàng triệu lượt chị em được vay.
Không chỉ giúp vốn, các cấp Hội còn tranh thủ các nguồn lực để tổ chức tập
huấn, hội thảo, tham quan mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên
250.000 lượt phụ nữ …
Thứ hai, hướng dẫn kỹ thuật cho hội viên
Các cấp Hội đã không chỉ giúp chị em hội viên vay vốn, mà còn hướng
dẫn chị em sử dụng đồng vốn đúng mục đích, hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến,
sử dụng giống mới vào sản xuất … Nhpờ vậy, nhiều chị em phụ nữ đã căn
bản thoát đói và giảm nghèo. Nhiều tấm gương giúp nhau phát triển kinh tế,
nhiều điển hình vượt khó, thoát đói nghèo vươn lên khá, giàu xuất hiện; một
bộ phận phụ nữ đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, tiểu thủ công
nghiệp, đa dạng hoá ngành nghề với doanh thu hàng năm từ 50-100 triệu
đồng, góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ và thay đổi bộ mặt khu vực
nông thôn và miền núi.
Mô hình “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” và chỉ tiêu “80% trở lên số
hộ đói nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội giúp đỡ” được các tỉnh tổ chức
thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo như Hội phụ nữ tỉnh chỉ đạo

1-2 xã điểm, còn mỗi xã giúp 1-2 hộ nghèo trở lên, trong đó ưu tiên giúp hộ
12
phụ nữ nghèo làm chủ hộ. Cách thức là phân công 2-3 cán bộ, hội viên có
kinh tế khá hay đơn vị kết nghĩa giúp 1 hội viên về vốn, giống, cây, con, kinh
nghiệm, kiến thức làm ăn để dần vươn lên thoát nghèo.
Thứ ba, tổ chức các cuộc “Hội thảo đầu bờ”giúp chị em kinh nghiệm
làm ăn
Việc xây dựng các mô hình điểm hỗ trợ phụ nữ xoá đói giảm nghèo
gắn với củng cố cơ sở Hội, phát triển hội viên, xây dựng lực lượng nòng cốt
trong phụ nữ được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo. Năm 2005-2006 Trung
ương Hội đã trực tiếp chỉ đạo tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai xây dựng
mô hình xoá đói giảm nghèo cho phụ nữ và hướng dẫn cách làm ăn, khuyến
nông, khuyến lâm cho phụ nữ 5 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Cao Bằng, Bắc
Cạn, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La… Chỉ đạo phụ nữ dân tộc Mông, Dao ở hai
xã Phong Niên, Bản Cầm huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai xây dựng mô hình
điểm có gắn với Hội thảo đầu bờ về trồng ngô lai, nuôi lợn sinh sản, nuôi dê,
hướng dẫn chế biến, dự trữ lương thực, thực phẩm đạt kết quả tốt được cấp
uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao, phụ nữ dân tộc thiểu số được thụ
hưởng thật sự phấn khởi, tích cực tham gia sinh hoạt hội.
Hoạt động giúp phụ nữ thoát nghèo của các cấp Hội ngày càng đa
dạng, đạt nhiều kết quả nổi bật như tập trung giúp xây, sửa nhà cho phụ nữ
nghèo, tặng học bổng cho bà con hộ nghèo, giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ
hộ thoát nghèo bền vững… Bằng sự đóng góp tiền, ngày công của phụ nữ,
cộng đồng, doanh nghiệp… các mái ấm tình thương đã được xây dựng. Chỉ
tính riêng hai đợt là tập trung kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên và
hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phát động, Trung
ương hội đã phát động phong trào “Phụ nữ cả nước với Điện Biên”, phụ nữ cả
nước đã giúp cho 2.713 phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số xoá được nhà
tranh tre, ở tạm.
13

Thứ tư, hỗ trợ dạy nghề cho hội viên
Hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ cũng được Hội
phụ nữ nhiều tỉnh như Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, An
Giang… đẩy mạnh với việc dạy nghề truyền thống và một số ngành nghề mới
cho nữ nông dân nghèo, trẻ em gái ở các địa bàn có khu du lịch, trung tâm
giao lưu; tìm nguồn hàng và tạo việc làm tại chỗ, giúp chị em nghèo tăng thu
nhập bình quân 150.000đ-500.000đ/tháng. Năm 2005, các tỉnh, thành Hội
vùng khó khăn đã tích cực tổ chức dạy nghề cho 196.094 người, tư vấn nghề,
tư vấn việc làm cho 162.765 người; giới thiệu việc làm và cung ứng lao động
cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài 157.937 người.
Với nhiều mô hình và biện pháp thiết thực, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ ở vùng sâu vùng xa trong những năm
qua đã giúp cho nhau biết cách làm ăn, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia
đình, từ đó từng bước thoát nghèo bền vững. Số lượt hộ nghèo được Hội giúp
đỡ là 780.114 hộ; trong đó số lượt hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội phụ
nữ giúp đỡ là 344.168 hộ. Riêng năm 2005 đã có gần 80% hộ nghèo do phụ
nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ, trong đó có 103.420 hộ thoát nghèo
1.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số Hội Phụ nữ huyện
1.3.1.Kinh nghiệm của Hội Phụ nữ huyện Ba Vì
Ba Vì là một huyện miền núi thuộc thành phố Hà Nội, có 7.073 phụ nữ
nghèo trong đó có 1.462 hội viên là chủ hộ gia đình. Những năm qua, Hội
LHPN huyện đã xây dựng phong trào thi đua: Phụ nữ tích cực học tập, lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc giúp phụ nữ làm kinhtế với nhiều
nội dung như: xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc
làm, tăng thu nhập góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống…
Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã phối hợp với các ban, ngành khảo
sát, điều tra hộ nghèo; mở lớp tập huấn, hướng dẫn chị em áp dụng tiến bộ
14
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng. Hội cũng tổ chức và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, thực

hành tiết kiệm bằng nhiều hình thức giúp nhau về vốn, công lao động, về cây
con giống, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi; xây dựng mô hình vườn rau dinh
dưỡng, trồng rau sạch để cung cấp cho các trường mầm non; xây dựng các
công trình vệ sinh nước sạch. Năm 2010, Huyện hội duy trì thường xuyên các
hoạt động giúp nhau không lấy lãi với số tiền 471.930.000 đồng cho 317 lượt
hội viên vay đầu tư sản xuất. Đồng thời, khảo sát và giải ngân số tiền 825
triệu đồng cho 55 hộ gia đình hội viên có nhu cầu vay phát triển đàn bò sữa ở
3 xã là Vân Hoà, Tản Lĩnh và Tòng Bạt.Hiện nay, dự án "Chăn nuôi bò sữa"
đã phát triển được 285 con, trong đó có gần 200 con cho khai thác sữa. Bên
cạnh đó, Hội LHPN huyện còn phối hợp hội LHPN thành phố Hà Nội thực
hiện chương trình "Vỗ béo bò thịt" tại 2 xã Ba Vì và Ba Trại. Từ nguồn vốn
vay, có hộ gia đình có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên, nhiều hộ gia đình
hội viên phụ nữ có thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng.
Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn được huy động, khai thác cho hội
viên vay để sản xuất, tạo việc làm, thu hút chị em tham gia tổ chức Hội thực
hiện chương trình ký phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, đã giải
ngânhơn 27 tỷ đồng cho 2.512 gia đình hội viên vay. Hiện nay, tổng nguồn
vốn của hội đang quản lý là 140 tỷ đồng cho hơn 10 nghìn hội viên vay phát
triển kinh tế. Song song với việc vay vốn, Hội còn quan tâm đến việc giúp hội
viên phát triển đàn bò sinh sản, bò sữa và mô hình trang trại tổng hợp. Huyện
Hội đang hướng tới hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh quy mô
và sản phẩm có giá trị, như trồng lúa chất lượng cao, làng nghề làm nón, mây
tre đan, làm miến dong Trong phong trào hỗ trợ xoá nhà tạm, xây dựng
"mái ấm tình thương", bằng những nguồn vốn vận động được từ các tổ chức
chính trị xã hội, năm 2010, đã có 4 nhà "Mái ấm tình thương" được tặng cho
15
chị em phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá 77 triệu đồng.
Kết quả trong năm 2010, 127 hội viên phụ nữ thoát nghèo, trong đó 62 hộ
thoát nghèo bền vững.
1.3.2. Kinh nghiệm hội phụ nữ huyện Sơn Hà( Quảng Ngãi )

Hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế huyện Sơn Hà đã có những bước tiến
triển. Song, đời sống của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng, đặc biệt là
phụ nữ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Hiện nay, toàn huyện có 14.053
phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, trong đó phụ nữ dân tộc thiểu số là 11.591 người;
tổng số hội viên là 7.375 người (có 6.248 người dân tộc thiểu số), sinh hoạt ở
91 chi hội và 279 tổ phụ nữ, phần lớn phụ nữ trình độ học vấn thấp, điều kiện
tiếp cận với thông tin khoa học và kiến thức xã hội còn nhiều hạn chế, không
được đào tạo nghề, chị em quen với cách làm ăn cũ, thiếu vốn và thiếu đất sản
xuất. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo còn cao: 75,54% (theo chuẩn mới).
Từ thực trạng trên, các cấp Hội xác định công tác xoá đói giảm nghèo
(XĐGN) cần được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhằm
nâng cao đời sống cho chị em, thu hút, tập hợp hội viên, nâng cao vị trí của
người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Để từng bước giải quyết khó khăn, giúp hội viên, phụ nữ XĐGN, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống, Ban Chấp hành Hội phụ nữ huyện đã tăng cường
chỉ đạo cơ sở Hội tổ chức những hoạt động cụ thể như: tín chấp hơn 2,1 tỷ
đồng cho 355 phụ nữ nghèo vay vốn. Khai thác vốn từ các dự án nước ngoài
(CARE; RUDEP) trên 1,2 tỷ đồng cho 1015 lượt chị vay. Huy động vốn trong
tổ chức Hội (Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, tổ phụ nữ hùn vốn-tiết kiệm,
vốn từ quỹ hội) 250 triệu đồng cho 464 lượt chị vay. Ngoài việc khai thác các
nguồn vốn, Hội đã chủ động phối kết hợp với các ngành chức năng tổ chức
mở các lớp tập huấn cho 2.125 lượt cán bộ, hội viên về kiến thức hỗ trợ phụ
nữ phát triển kinh tế, kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, chương trình IPM;
16
kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh hỗ trợ gia đình, chương
trình tín dụng-tiết kiệm, chương trình quản lý vốn đã cho năng suất và giá
trị kinh tế cao. Trong 5 năm qua, Hội cơ sở đã vận động giúp cho 550 phụ nữ
nghèo vay không lấy lãi 300 chỉ vàng, trị giá cây, con giống, ngày công, tiền
mặt trên 260 triệu đồng, giúp 355 chị qua cơn hoạn nạn khó khăn, trị giá tiền
38 triệu đồng, khoảng 6.000 lon gạo và hàng trăm ngày công lao động. Nhờ

đó, Hội đã giúp cho một bộ phận phụ nữ xoá được đói, giảm được nghèo.
Từ năm 2001 đến nay, đã có 2.039 chị thoát nghèo, 37 chị thu nhập
hàng năm từ 30 triệu đồng trở lên. Điển hình như các chị: Đinh Thị Hồng xã
Sơn Trung; Đinh Thị Trói xã Sơn Thành, Đinh Thị Máy xã Sơn Nham, Đinh
Thị Triêm xã Sơn Hạ Song song với những chương trình hỗ trợ và phát triển
kinh tế, Hội Phụ nữ huyện Sơn Hà còn thực hiện lồng ghép các chương trình,
phong trào khác như xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, phụ nữ tích cực học
tập, lao động sáng tạo, phụ nữ tiến bộ ; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh;
tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình
đẳng giới nhằm tuyên truyền, vận động chị em nâng cao kiến thức chăm sóc
sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh môi trường, phòng chống
HIV/AIDS Hội còn tuyên truyền cho 100% cán bộ hội và 70% hội viên quần
chúng kiến thức về công ước quyền trẻ em, nạn bạo hành gia đình, luật hôn
nhân và gia đình, kết hợp với các ngành vận động, đưa trẻ đến trường đạt 95%.
Thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, Hội đã phối hợp với Hội
LHPN tỉnh, huyện Mộ Đức, Ban vận động “Ngày vì nguời nghèo” của huyện
xây dựng 4 căn nhà tình thương với số tiền là 38 triệu đồng. Hiện nay, Hội
đang triển khai cuộc vận động quyên góp ủng hộ Quỹ xây dựng nhà tình
thương cho phụ nữ nghèo. Từ đó, đã nâng dần nhận thức của phụ nữ về tổ
chức Hội, số hội viên tăng hàng năm 1,5%.
17
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào hỗ trợ phụ
nữ phát triển kinh tế của Hội phụ nữ Sơn Hà vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Phần lớn cán bộ Hội cơ sở là người dân tộc thiểu số trình độ văn hoá thấp, đa
số chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tín dụng-tiết kiệm, khả năng
điều hành nhóm, phổ biến các kiến thức cần thiết cho chị em còn hạn chế.
Phần lớn thành viên được vay vốn quen với phương thức canh tác cũ, chưa
được tiếp cận và mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn
nuôi, giá thị trường không ổn định, đầu ra cho sản phẩm bấp bênh Vì vậy, để
công tác XĐGN đạt hiệu quả, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ và sự quan

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho hội phụ nữ huyện Quốc
Oai
Nghiên cứu kinh nghiệm các Hội Phụ nữ huyện nêu trên, có thể rút ra
một số bài học mà Hội Phụ nữ huyện Quốc Oai có thể tham khảo như sau:
Thứ nhất, cần có sự quản lý và hướng dẫn hội viên sử dụng vốn vay có
hiệu quả vào đúng mục đích cũng như là cách thức sử dụng nguồn vốn trong
phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm góp phần hiệu quả vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo tại địa phương.
Thứ hai, các hội phụ nữ cần có sự phối kết hợp giữa Hội phụ nữ với
chính quyền, các ban nghành, đoàn thể ở địa phương trong xóa đói giảm
nghèo. Trong công tác tuyên truyền chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình như không sinh con thứ ba, hay tư tưởng trọng nam kinh nữ.v…rất cần
thiết co sự gắn kết cùng vân động, tuyên truyền của các ban nghành, và chính
quyền để có sự thông nhất cũng như thông tin của chủ trương, chính sách của
Đảng đến tận từng thành viên phụ nữ, từng hộ gia đình tai địa phương.
18
CHNG 2
HI PH N HUYN QUC OAI VI S NGHIP
XểA ểI GIM NGHẩO A PHNG
2.1. Khỏi quỏt v Hi ph n huyn Quc Oai
Hội LHPN huyện Quốc oai đợc ra đời ngay sau khi thành thành lập
Đảng Công sản Việt Nam. Là tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội đặt dới sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp giúp đỡ của Chính quyền,
MTTQ và các ban ngành, đoàn thể. Hội LHPN có chức năng đại diện, bảo
vệ quyền bình đẳng,dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ,
tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nớc; Đoàn kết, tập hợp
tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức hớng dẫn phụ nữ thực hiện chủ
trơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nớc, góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.
Hội có nhiệm vụ tuyên truyền vận động, giáo dục phụ nữ giữ gìn

phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của phụ nữ Việt
nam, tổ chức tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ, năng
lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội
an ninh quốc phòng, xây dựng gia đình No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Hot ng ca Hi Ph n khụng vỡ mc tiờu li nhun, m vỡ s tin
b ca ph n. V t chc, ton huyn cú 20 c s hi, vi 129 chi hi, 478
t hi ph n. Tng s hi viờn tớnh n u nm 2012 l 23.266 ngi,
chim 65% lc lng lao ng ton huyn. Trong s ú, ch cú 20 % hi viờn
cú cuc sng khỏ gi; 31 % (7.215/23.266 ngi) s hi viờn lõm vo cnh
nghốo úi, tỳng thiu.
Bng 2.1. T l cỏc ch h nghốo l n trong huyn
STT n v xó, th trn Tng s h
Tng s h
nghốo l n
T l
nghốo %
A B C D E
19
STT Đơn vị xã, thị trấn Tổng số hộ
Tổng số hộ
nghèo là nữ
Tỷ lệ
nghèo %
Tổng số 40.110 7. 215 17,99
1 Thị Trấn 3.300 340 10,30
1 Sài Sơn 4.281 768 17,94
2 Phượng Cách 1.025 266 25,95
3 Yên Sơn 1.723 300 17,41
4 Đồng Quang 3.367 588 17,46

5 Thạch Thán 1.368 180 13,16
6 Ngọc Mỹ 2.364 290 12,27
7 Nghĩa Hương 1.590 197 12,39
8 Cấn Hữu 2.275 539 23,69
9 Ngọc Liệp 1.921 248 12,91
10 Liệp Tuyết 1.246 319 25,60
11 Tuyết Nghĩa 1.368 248 18,13
12 Đông Yên 2.649 668 25,22
13 Hòa Thạch 2,637 491 18,62
14 Phú Cát 1.912 234 12,24
15 Phú Mãn 501 101 20,16
16 Cộng Hòa 1.560 309 19,81
17 Tân Hòa 1.554 361 23,23
18 Tân Phú 1.099 227 20,66
19 Đại Thành 1.318 360 27,31
20 Đồng Xuân 1.052 181 17,21
Nguồn: Theo số liệu của phòng lao động thương xã hội huyện
Qua bảng số liệu trên ta thấy thực trạng tỷ lệ hộ nghèo tại các xã trong
huyện khác nhau rõ rệt.Các xã có tổng số hộ nghèo thấp nhất là Phú Mãn có
tổng số hộ là 501, số hộ nghèo chi có 101 hộ và chiếm 20.66%, tiếp đến là xã
Đông Xuân số hộ là 1,052 trong đó số hộ nghèo là 181và chiếm 17.21%.Nghĩa
Hương tổng số hộ là 1,590 trong đó số hộ nghèo 197, chiếm 12.39 %.
Trong khi đó ở Thị Trấn lại có số hộ nghèo cao;340 hộ nghèo trong
tổng số 3,300 hộ, chiếm 10,30 %, tiếp đến là Sài Sơn với tổng số 4,281hộ thì
có tới 768 hộ nghèo, chiếm 17.94 %.Qua phân tích, đánh giá tỷ lệ hộ nghèo là
20
nữ trên biểu bảng ta thấy tỷ lệ hộ nghèo tập trung không chỉ các xã gò đồi sâu
xã ma cồn tập trung ngay cả khu vực thị trấn và các xã nằm sát với Thị trấn
2.2. Thực trạng sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Hội Phụ nữ huyện Quốc
Oai

2.2.1. Hỗ trợ hội viên vay vốn.
Hội Phụ nữ huyện luôn chú trọng công tác khai thác các nguồn vốn để
hỗ trợ phụ nữ. Trong 5 năm, các cấp Hội phụ nữ toàn huyện đã khai thác và
quản lý 280 tỷ đồng vốn vay từ ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính
sách, tăng trên 100 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước, giúp 7.569 lượt hội viên
phụ nữ vay phát triển kinh tế. Duy trì 277 tổ phụ nữ tiết kiệm với 9.995 thành
viên với số tiền trên 2 tỷ đồng /năm đã giúp cho 1133 phụ nữ vay. Hội phụ nữ
cơ sở đã giúp nhau không lấy lãi số tiền trên 3 tỷ đồng/năm giúp cho 2.255
hội viên vay. Ngoài ra, cán bộ hội viên còn tăng cường các hoạt động giúp
nhau ngày công, con giống, kinh nghiệm sản xuất. Tổ chức tập huấn nghiệp
vụ cho tổ trưởng vay vốn, quản lý nguồn vốn. 100% phụ nữ tham gia các
chương trình của Hội biết cách quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
vay, trả lãi và gốc đúng kỳ hạn.
2.2.2. Hỗ trợ đào tạo và hương nghiệp cho hội viên
Hội thường xuyên phối hợp với các trung tâm tổ chức được 56 lớp
dạy nghề các lớp như; mây tre đan, làm chổi chit, may công nghiệp, móc
sợi xuất khẩu, dệt lên, lớp học vi tính, lớp dạy kỹ thuật nấu ăn… cho trên
3000 lao động nông thôn có việc làm.( Trong đó có 2 lớp học vi tính cho
60 lao động là con hộ nghèo ). Tư vấn hộc nghề cho 1000 lao động và giới
thiệu việc làm cho 1560 lao động nông thôn đi làm việc trông các công ty
trong và ngoài nước có thu nhập ổn định.
Đây là nhiệm vụ được các cấp Hội xác định là trọng tâm nhiệm kỳ nhằm
hỗ trợ phụ nữ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.Trong năm năm
qua đã tổ chức 516 lớp tập huấn cho trên 50.681 lượt hội viên PN về kiến
21
thức khuyên nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi, phát triển kinh tế
vườn trại, hạch toán kinh doanh cho nữ doanh nghiệp.Thành lập các CLB nữ
SX-KD-DV,CLB phụ nữ làm kinh tế trang trại. Phối hợp với phòng LD-
TBXH, Phòng kinh tế, Trung tâm DVVL 20/10 Thành phố để mở các lớp dạy
nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ.

2.2.3. Giúp hội viên làm kinh tế gia đình
Những năm qua kinh tế huyện Quốc Oai đã có tốc độ tăng trưởng khá,
quá trình đô thị hóa tưng bước được triển khai, cơ cấu kinh tế chuyển dich
theo hướng phát triển mạnh các nghành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ,
phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với giá trị cao,
tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng lao động nữ phát triển nhanh chóng và
có mặt hầu hết trong các ngành, các lĩnh vực. Có thể nói phụ nữ huyện Quốc
Oai đã khẳng định vai trò của nữ giới đống góp vào sự phát triển toàn diện
nền kinh tế của huyện.
Trong Lĩnh vực xản xuất nông nghiệp, lao động nữ chiếm tỷ lệ trên
60%. Chị em đã tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, chủ động tham gia các hoạt động khuyến nông, chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, năng động, sáng tạo áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
sản xuất, chăn nuôi, phát triển các mô hình kinh tế vườn trại, nâng cao giá trị
kinh té trong sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp đã có nhiều hộ gia
đình do phụ nữ làm chủ có mức thu nhập từ 150 đến 200 triệu đông / năm.
Trong Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu htu công nghiệp và các dịch
vụ truyền thống, nhiều phụ nữ đã nỗ lực cố gắng vươn lên, phát huy nghề
truyền thống và phát triển thêm nghề mới, thay đổi cách nghĩ, cách làm, tích
cực học tập nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn, mở rộng thị trường, làm
chủ các doanh nghiệp, đảm bảo thu nhập cho người lao động, góp phần tăng
tổng sản phẩm, năng cao mức sống của nhân dân.
Bảng 2.2. Kết qủa hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
xóa đói giảm nghèo 2006- 2011
22
STT Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010
I. Vốn tự tiết kiệm
Số tổ(tổ) 363 293 273 95 277
Số tiền tiế kiệm(triệu đồng) 1,600 1,600 1,200 795 2,000
Số người vay(người) 2954 1876 1500 285 1133

II. Vốn giải quyết việc làm
Số tổ vay vốn(tổ) 31 6 4 21 6
Số tiền vay vốn(triệu đồng) 2,100 574 240 5619 489
Số người vay vốn(người) 468 208 41 368 37
III. Vốn giúp nhau không lãi
xuất
Số người được giúp(người) 710 3926 1520 1235 1255
Số tiền( triệu đồng) 640 825 3000 3000 2500
Nguồn: Báo cáo tại Đại hội đại biểu Phụ nữ huyện Quốc Oai lần thứ
12 nhiệm kỳ 2011-2016)
Qua bảng biểu trên ta có thể nhận thấy sự thay đối về số tổ tiết kiệm qua
các năm có sự thay đổi rõ rệt, năm 2006 có 363 tổ thi năm 2007 còn có 293 tổ,
giảm 70 tổ so với năm 2006, sang năm 2008 và 2009 giảm xuống còn 20 và
178 tổ so với năm trước đó, năm 2010 lai khá tăng số tổ tiết kiệm lên 277. Số
người vay nhìn chung giảm, từ năm 2006 số người vay giảm liên tục qua các
năm là 1078 năm 2007, năm 2008 giảm 376 người, năm 2009 giảm 1215, năm
2010 tăng 848 người.
Vốn giải quyết việc làm về số tổ vay vốn cũng rất giảm từ 31 tổ năm
2006 xuông còn 6 tổ năm 2010. Số người vay cũng giảm từ mức cao 468 năm
2006 và 368 năm 2009 xuống còn 37 người được vay. Vốn giúp nhau không
lấy lãi lại tăng đều đặn qua các năm, số người được giúp năm 2006 là 710 thì
sang năm 2007 đã lên đến 3926 người, số tiền cũng tăng theo các năm, năm
2006 có 648 triệu đồng thì năm 2007 đã lên đến 825 triêu đồng và lên đến
3.000 vào các năm 2008, 2009 và năm 2010 dữ ở mức 2.500.
2.2.4. Vận động hội viên thực hiện kế hoạch hóa gia đình
23
Sinh đẻ nhiều cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo
của phụ nữ huyện Quốc Oai. Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm qua,
Hội Phụ nữ huyên luôn quan tâm đến công tác dân số-kế hoạch hoá gia đình
(DS - KHHGĐ). Hội phụ nữ huyện đã xác định công tác thông tin, tuyên

truyền rất quan trọng đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa như; Phú Mãn,
Hòa Thạch, Đông Yên Để nâng cao nhận thức cho người dân,hội phụ nữ
huyện đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận, Hội Nông dân,
Đoàn Thanh niên… đã không ngại khó khăn, vất vả đến tận cơ sở, các xã để
vận động, tuyên truyền về kiến thức sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia
đình với nhiều hình thức, nội dung phong phú như: Tổ chức Chiến dịch
truyền thông, Liên hoan văn nghệ chủ đề DS - KHHGĐ; tổ chức nhiều hội
thi “Cộng tác viên giỏi”, “Phụ nữ với khoa học kỹ thuật - sức khoẻ sinh
sản”; thành lập “Câu lạc bộ không sinh con thứ 3”; xây dựng hộ gia đình
nông dân làm kinh tế giỏi gắn với sinh đẻ có kế hoạch, áp dụng các biện
pháp tránh thai, bên cạnh đó hội phụ nữ còn kết hợp với đoàn Thanh niên
duy trì câu lạc bộ “Thanh niên với sức khoẻ môi trường và kế hoạch hoá gia
đình” đã thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên ở các xã tham gia.,kết
hợp với các hoạt động của ngành Giáo dục, Truyền thanh, Truyền hình, Văn
hoá đã giúp cho hàng vạn đối tượng được cung cấp thông tin về sức khoẻ
sinh sản - kế hoạch hoá gia đình. Cụ thể như, chiến dịch chăm sóc sức khoẻ
sinh sản trong toàn huyện năm 2006 đã khám phụ khoa cho 16.582 chị em
và điều trị 9.115 ca khám thai, cấp viên sắt cho 950 người, tư vấn cho
12.127 người, cấp viên thuốc tránh thai cho 715 người, đặt vòng 162 ca,
đình sản 17 ca… tỉ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai lên 91% (tăng 2% so
với năm 2005). Đầu năm 2007, được sự quan tâm hỗ trợ của Uỷ ban Dân số
Gia đình và Trẻ em tỉnh Hà Tây, đề án “Đưa chính sách dân số gia đình và
24
trẻ em vào hương ước, quy ước khu dân cư” đã được thực hiện ở 5 xã như;
Phú Mãn, Tuyết Nghĩa, Hòa Thạch, Nghĩa Hương, Đông Yên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác DS - KHHGĐ ở Quốc
Oai vẫn còn những vướng mắc cần tháo gỡ. Năm 2006, tỉ suất sinh là
18,8%, giảm 0,2%, nhưng tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong toàn huyện
tăng hơn so với năm 2005 (3,6%), đặc biệt là các xã năm xa trung tâm
huyện. Xã Phú Mãn Và Xã Đông Yên có tỉ lệ sinh con thứ 3 trên 20%. Xã

Phú Mãn là xã có trên 4000 dân, chủ yếu chị em và hộ gia đình tại xã là
người dân tộc mường nên công tác tuyên truyền, vận động gặp rất nhiều
khó khăn, do đó, tỉ lệ sinh con thứ 3 tăng 22,3% so với năm 2005 lý do vì
trình độ dân trí của chị em thấp, nhận thức về công tác DS - KHHGĐ còn
hạn chế, cộng với tư tưởng “con trai nối dõi tông đường”, “trọng nam
khinh nữ” và tư tưởng thích đẻ nhiều con. Một số hộ gia đình “cố tình”
hiểu sai về pháp lệnh dân số, dẫn đến tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng cao.
Mặt khác ở cơ sở vùng sâu cán bộ chuyên trách, cộng tác viên còn thiếu
và yếu về nghiệp vụ, trình độ còn hạn chế…
Để ngăn chặn tỉ lệ sinh con thứ 3 cùng với nguy cơ bùng phát dân số,
năm 2006 hội phụ nữ huyện Quốc Oai đã có những giải pháp thiết thực như:
Chấn chỉnh kiện toàn củng cố và ổn định hệ thống tổ chức làm công tác dân
số ở các cấp; nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên
trách, cộng tác viên; tăng cường phối kết hợp với các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể tham gia công tác dân số đạt hiệu quả cao; duy trì vững chắc xu thế
giảm sinh, duy trì các mô hình truyền thông như câu lạc bộ không sinh con
thứ 3, sinh đẻ có kế hoạch,… Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo
dục với những nội dung, hình thức phù hợp với từng vùng, từng khu vực,
từng nhóm đối tượng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
25

×