ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
_____________
______________
NGUYỄN VĂN Y
NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA HỘI PHỤ NỮ
HUYỆN QUỐC OAI TRONG CÔNG CUỘC
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN Y
NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA HỘI PHỤ NỮ
HUYỆN QUỐC OAI TRONG CÔNG CUỘC
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI THỊ THANH XUÂN
HÀ NỘI - 2014
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ
NÂNG CAO VAI TRÕ HỘI PHỤ NỮ TRONG CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO 9
1.1. Một số vấn đề chung về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo 9
1.1.1. Khái niệm và nguyên nhân của đói nghèo 9
1.1.2. Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo 12
1.1.3 Vai trò của Hội Phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo 12
1.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Hội Phụ nữ một số huyện 17
1.2.1.Kinh nghiệm của Hội Phụ nữ huyện Ba Vì 17
1.2.2. Kinh nghiệm của Hội phụ nữ huyện Thạch Thất( Hà Nội) 19
1.2.3. Kinh nghiệm của Hội Phụ nữ huyện Chương Mỹ( Hà Nội) 21
1.2.4. Kinh nghiệm của Hội phụ nữ huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi ) 24
1.2.5. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Hội phụ nữ huyện Quốc Oai 26
ii
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
CỦA HỘI PHỤ NỮ HUYỆN QUỐC OAI 28
2.1. Khái quát về Hội phụ nữ huyện Quốc Oai 28
2.2. Thực trạng hoạt động xóa đói giảm nghèo của Hội Phụ nữ huyện Quốc Oai từ
năm 2006 đến nay 30
2.2.1. Hỗ trợ hội viên vay vốn. 30
2.2.2. Hỗ trợ đào tạo và hướng nghiệp cho hội viên 33
2.2.3. Giúp hội viên làm kinh tế gia đình 35
2.2.4. Vận động hội viên thực hiện kế hoạch hóa gia đình 39
2.2.5. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài. 43
2.3. Đánh giá chung về hoạt động XĐGN của Hội Phụ nữ huyện Quốc Oai 44
2.3.1. Những thành tựu cơ bản 44
2.3.2. Một số hạn chế chủ yếu 49
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÕ
HỘI PHỤ NỮ HUYỆN QUỐC OAI TRONG CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO 52
3.1. Định hướng của Hội trong hoạt động xóa đói giảm nghèo đến năm 2020 52
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xóa đói giảm nghèo của hội
phụ nữ huyện Quốc Oai từ nay đến năm 2020 55
3.2.1. Đẩy mạnh các chương trình “ góp vốn”, “tiết kiệm vốn” trong cộng đồng
phụ nữ 55
3.2.2. Tăng cường huy động đi đôi với hướng dẫn hội viên sử dụng vốn vay có
hiệu quả 56
3.2.3. Tăng cường tuyên truyền về kế hoạch hóa dân số tới tận từng thành viên
của Hội 58
iii
3.2.4. Tăng cường hoạt động tập huấn khoa học kỹ thuật cho hội viên 60
3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận đông các đoàn thể tham gia xóa đói
giảm nghèo. 62
3.2.6. Tăng cường phân cấp quản lý và phối kết hợp với các cơ quan, đoàn thể. . 64
3.2.7.Chính phủ cần có hệ thống chính sách đồng bộ trong xóa đói giam
nghèo. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa
DS-KHHGĐ
Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
KHKT
Khoa học kỹ thuật
PN
Phụ nữ
Nxb
Nhà xuất bản
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Tỷ lệ các chủ hộ nghèo trong huyện là nữ
29
Bảng 2.2. Kết quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế XĐGN
38
Bảng 2.3. Kết quả XĐGN của Hội Phụ nữ huyện Quốc Oai
2006-2011
44
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối tùy thuộc điều kiện
cụ thể của từng thời kỳ và từng quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có khoảng
1,3 tỷ người đang sống trong cảnh đói nghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất
thế giới. Tỷ lệ người nghèo ở mỗi nước cũng khác nhau, đối với nước giàu thì
tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các nước kém phát triển song khoảng cách giàu
nghèo lại lớn hơn rất nhiều.
Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề xoá đói giảm
nghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành
mối quan tâm của cả động đồng Quốc tế. Việt Nam là một trong những nước
có thu nhập thấp trên thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN
là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc
tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc để
đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tiên tiến.
Chúng ta đều biết đòi nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát
triển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã
hội, bệnh tật phát triển, trật tự an ninh chính trị không ổn định…
Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá (CNH,HĐH), phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề
XĐGN càng khó khăn và phức tạp hơn so với thời kỳ trước. Muốn đạt được
hiệu quả thiết thực nhằm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho
người dân thì mỗi địa phương, mỗi vùng phải có chương trình XĐGN riêng
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quốc Oai là huyện ngoại thành TP. Hà Nội, với diện tích là 147 km
2
.
2
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của thành phố, sự nỗ lực
cố gắng của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện nên tình hình kinh tế - xã hội đã
có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đói hàng năm giảm từ 2-3%. Những
thành tựu đó là kết quả nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp cùng các tổ chức và
cá nhân trong huyện, trong đó có sự đóng góp tích cực của Hội Phụ nữ huyện.
Thực tế đó đang dặt ra cho các cấp chính quyền địa phương phải tìm
biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện XDGN bền vững, trong đó có vai trò
của Hội phụ nữ huyện. Nhằm góp phần tìm giả pháp cho vấn đề này, tôi
chọn đề tài luận văn thạc sỹ của mình là: “ Nâng cao vai trò của Hội phụ nữ
huyện Quốc Oai trong công cuộc xóa đói giảm nghèo”. Câu hỏi nghiên cứu
của luận văn là: Hội phụ nữ có vai trò gì trong hoạt động XDGN trên địa
bàn huyện Quốc Oai? Và cần phải làm gì? Để nâng cao vai trò của Hội
trong hoạt động này?
2. Tình hình nghiên cứu
Vẫn đề xóa đói giảm nghèo đã có nhiều công trình nhiên cứu và báo
cáo được công bố. Liên quan đến nội dung của đề tài có các công trình tiêu
biểu sau:
Cuốn sách Chính sách xóa đói, giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp là
kết quả nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS. Lê Quốc Lý - Phó Giám đốc
Học viện chủ biên.
Với 9 chương, hơn 300 trang sách, cuốn sách đã đánh giá một cách tổng quan
về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng và các
chính sách của Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo; các chương trình xóa đói,
giảm nghèo điển hình; đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách xóa đói,
giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; nêu ra những định hướng,
3
mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cùng những cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện
có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời gian tới.
Có thể thấy rằng, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) đến nay,
chính sách xóa đói, giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm
và được xây dựng thành chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, nhận thức
về vai trò quan trọng của xóa đói, giảm nghèo đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội đã được thay đổi căn bản ở các cấp, các ngành, nhờ vậy,
chính sách xóa đói, giảm nghèo đã đạt được những thành tựu hết sức ấn
tượng, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2010, như: chính sách xóa đói, giảm
nghèo góp phần làm tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, làm thay đổi mức sống của người nghèo, làm tăng lòng tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước… Tuy nhiên, chính sách xóa đói, giảm
nghèo vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: thành tựu chưa thực sự
bền vững, chính sách còn chồng chéo, thiếu thống nhất và đồng bộ, chủ yếu
thiên về lượng, chưa chú trọng đến chất lượng giảm nghèo, còn mang tính
ngắn hạn…
Đây cũng chính là động lực để các tác giả thực hiện cuốn sách này, với
mục đích rút ra những bài học, bổ sung luận cứ cho công tác hoạch định chính
sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới. Với sự đầu tư
nghiêm túc, tâm huyết của các tác giả, cuốn sách là một công trình khoa học
có giá trị tham khảo tốt cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và hoạch
định chính sách, đặc biệt là chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nước ta.
- Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, của TS. Đỗ
Thị Bình và Lê Ngọc Hân, Nxb Chính trị quốc gia, 1996. Cuốn sách này nêu lên
các quan niệm về phân hóa giàu nghèo và tình trạng đói nghèo ở nước ta và trên
thế giới; đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn và yêu cầu của phụ nữ
4
nghèo nông thôn; đưa ra các khuyến nghị khoa học làm cơ sở cho việc hoạch
định chính sách xóa đói, giảm nghèo, giúp phụ nữ nghèo nông thôn vươn lên.
- Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền
núi phía Bắc nước ta hiện nay, do PGS.TSKH Lê Du Phong - PTS. Hoàng Văn
Hoa đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Các tác giả đã đánh
giá phân tích những tác động của cơ chế thị trường và xu hướng kinh tế toàn
cầu hóa có tác động đến đời sống của từng người dân mỗi quốc gia. Việt Nam
có các khu vực miền núi và đồng bằng, đặc biệt là khu vực vùng núi phía Bắc
có các đồng bào dân tộc sinh sống chịu sự tác động phân hóa giàu nghèo rõ rệt,
đời sống của các đồng bào dân tộc nơi đây rất khó khăn, các nhu cầu thiết thực
cho cuộc sống vẫn còn thiếu, các cơ sở hạ tầng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
đồng bào dân tộc nơi đây chưa đáp ứng được đại bộ phận đồng bào. Bên cạnh
đó thi khu vực đồng bằng, thành thị trên cả nước khá phát triển Từ các dịch vụ
y tế, chăm sóc sức khỏe, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng đã cơ bản đáp
ứng được cho đại bộ phận người dân khu vực thành thị. Các tác gia cũng đưa ra
các giải pháp để thu hẹp khoảng cách và sự phân hóa giàu nghèo gữa các vùng
dân tộc và miến núi phía bắc của nước ta dưới tác động của kinh tế thị trường
như : Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tạo ra sản phẩm giá trị cao
cho thi trường, phát triển các loại cây trồng công nghiệp có giá trị kinh tế cao,
chuyển giao khoa học kỹ thuật đến khu vực miền núi và đồng bào dân tôc để
nâng cao, phát triển kinh tế-xã hội nâng cao đời sống cho người dân góp phần
đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo của Chính phủ.
- Việc xóa đói giảm nghèo ở Hưng Hà, của Nhật Tân, Tạp chí cộng sản
số 12 năm 1993. Tác giả đề cập đến công tác xóa đói giảm nghèo của huyện
Hưng Hà ( Thái Bình) và đánh giá cao các cấp ủy đảng, các tổ chức, hiệp hội
tại đia phương tham gia công tác xóa đói giảm nghèo. Điển hình là Hội Liện
Hiệp Phụ Nữ huyện với các phong trào thi đua xây dựng chi hội như: ba
5
không, ba có: Nghĩa là phấn đấu không có hội viên phụ nữ nghèo, không có
người mắc tệ nạn xã hội, không có trẻ em suy dinh dưỡng bỏ học và chị em
sinh con thứ ba; các chi hội phát động các phong trào giúp nhau phát triển
kinh tế tăng gia sản xuất và xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Hưởng
ứng các phong trào toàn bộ chi hội cơ sở trong huyện đã xây dựng chương
trình hành động và tổ chức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ học tập nội dung của
phong trào, cam kết và tham gia tổ chức thi đua với các chi hội trên địa bàn.
Tập. Công tác DS-KHHGĐ của các cấp đảng ủy, ủy ban nhân dân, các tổ
chức, cơ quan trên địa bàn cũng được triển khai đồng bộ và có nguyên tắc như
các hình thức đăng ký thực hiện kế hoạch hóa gia đình đối với các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đồng thời coi trọng khuyến khích cá nhân, đơn vị
tự giác thực hiện; xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số. Các quy
định, chính sách phù hợp được nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo dư luận xã hội
có lợi cho việc thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.
- Đói nghèo ở miền núi Nghệ An-Nguyên nhân và biện pháp khắc phục”
của TS. Bạch Đình Ninh, Tạp chí Cộng sản số 10 năm 1999. Nghệ An có các
huyện và xã thuộc khu vúi miền núi có nhiều đồng bào dân tọc sinh sống. Tác
giả nhận xét vị trí đĩa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu là nguyên nhân chủ yếu
của đói nghèo tại đây, các cơ chế, chính sách của chính quyền Tỉnh Nghệ An
về vốn hộ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất hộ gia đình chưa cụ thể, chính xác
cho từng hộ gia đình là nguyên nhân làm cho ngồn vốn vay phát triển sẩn xuất
hộ gia đình không hiệu quả, làm giảm hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo
tại đại phương. Các giải pháp theo tác giả phải có tiêu chí cụ thể cho mỗi hộ
gia đinh khi vay vốn sản xuất, có cơ chế kiểm tra , giám sát ngồn vốn vay của
từng hộ gia đình. Khắc phục vị trí, điều kiện thiên nhiên, khí hậu bằng việc
nghiên cứu trồng xen, thâm canh nhiều loại cây lương thực, cây công nghiệp
6
mang gía trị kinh tế cao để nâng cao đời sống nhằm thực hiện xã hội hóa công
tác xóa đói giảm nghèo.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của luận văn là thông qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng
vai trò của Hội Phụ nữ huyện Quốc Oai trong hoạt động xóa đối giảm nghèo
để rút ra những thành tựu, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường vai
trò Hội Phụ nữ huyện trong thời gian tới
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác xoá đói
giảm nghèo, trong đó đi sâu tìm hiểu vai trò của hội phụ nữ trong xóa đói
giảm nghèo
- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của hội phụ nữ huyện Quốc Oai
trong xóa đói giảm nghèo từ năm 2006 đến nay
- Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của hội
trong công tác xoá đói giảm nghèo huyện Quốc Oai đến 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác
và chương trình xoá đói giảm nghèo của các Hội phụ nữ một số đia phương
trên cả nước.Trong đó đi sâu nghiên cứu các hoạt động của Hội Phụ nữ huyên
Quốc Oai trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung : nghiên cứu thực trạng đói nghèo và phát triển kinh tế của
của Hội phụ nữ huyện Quốc Oai và một số hội phụ nữ tại các địa phương khác.
Phạm vi thời gian : từ năm 2006 đến nay và một số định hướng, giải
pháp đến năm 2020.
7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp chung
Phương pháp luận chung của luận văn là dựa vào phương pháp duy vật
biện chứng duy vật lịch sử để thấy rõ các hiện tượng kinh tế - xã hội trong
trạng thái vận động và có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đồng thời việc
phân tích, đánh giá thực trạng xóa đói giảm nghèo và vai trò hội phụ nữ trong
xóa đói giảm nghèo được tiến hành một cách khách quan và phù hợp với điều
kiện lịch sử cụ thể.
5.2. Phƣơng pháp cụ thể
Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2 nguồn:
+ Từ các sách, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về các nội
dung liên quan đến chủ đề tiểu luận
+ Từ các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ thành
phố Hà Nội và đại hội Đảng bộ huyện Quốc Oai, các báo cáo tổng kết hàng
năm của UBND huyện, báo cáo của các phòng LĐTB&XH, Phòng Thống
kê,Hội phụ nữ huyện qua 5 năm từ 2006 đến 2011, và các mục tiêu, giải pháp
của hội đến năm 2020.
Phương pháp phân tích
- Để phân tích thực trạng đói nghèo của huyện chúng tôi sử dụng các
phương pháp: thống kê mô tả để mô tả thực trạng, thống kê so sánh tỷ lệ phân
trăm hộ nghèo tại các xã trong tòa huyện để từ đó đánh giá, đưa ra các đinh
hướng cho từng xã
- Căn cứ vào thực trạng đói nghèo của huyện, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai đến năm 2020 để đưa ra những định
hướng và giải pháp nâng cao vai trò của hội phụ nữ trong XĐGN đến năm
20020 cho huyện Quốc Oai
8
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ đặc điểm đói nghèo của Phụ nữ và so với các đối tượng khác
- Đề xuất, định hướng và nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Hội phụ nữ
huyện Quốc Oai trong xóa đói giảm nghèo đến năm 2020
- Đánh giá thực trạng vai trò Hội phụ nữ huyện Quốc Oai trong XDGN
hiện nay, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế của Hội trong hoạt động này.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được kết cấu thành 3
chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về nâng cao vai trò Hội
Phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động xóa đói giảm nghèo của Hội phụ nữ
huyện Quốc Oai
Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò Hội Phụ nữ
huyên Quốc Oai trong xóa đói giảm nghèo đến năm 2020
9
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
VỀ NÂNG CAO VAI TRÕ HỘI PHỤ NỮ
TRONG CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Một số vấn đề chung về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo
1.1.1. Khái niệm và nguyên nhân của đói nghèo
1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói
Tại Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa
như sau: “ nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập
quán của địa phương”[15]
Theo liên minh châu Âu (EU) thì đánh giá: “ Một gia đình nghèo là gia đình
có mức thu nhập không băng nửa so với các gia đình khác trong quốc gia »
Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu nghèo đói là tình trạng một bộ phận
dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu con người đã được xã hội
thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán
của địa phương.
Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là
vấn đề mang tính toàn cầu, bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới ngay cả
những giàu mạnh thì người nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người
nghèo khi trong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội,
môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá
nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình
trạng nghèo. Tháng 3/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã
10
hội ở Copenhagen( Đan Mạch), những người đứng đầu các quốc gia đã trịnh
trong tuyên bố: Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo
trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác
quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị,
kinh tế của nhân loại
Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc. Nó
là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Đến nay,
nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau, trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn
về xóa đói giảm nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Thái Lan vào tháng 9/1993. Theo hội nghị này, đói nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ
bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển
kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Đây là khái niệm
khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng,
trong đó có Việt Nam.
Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại:
Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ
phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu
để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế,…; Còn
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định.
Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu
của người nghèo là: 1) không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức
tối thiểu dành cho con người; 2) có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng;
3) thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
11
Việt Nam cũng nằm trong các quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề
nghèo đói, và cũng đang nỗ lực đề xóa đói giảm nghèo, song đến nay tình
trạng đói nghèo vẫn còn phổ biến, nhất là tại các vùng nông thôn.
1.1.1.2. Nguyên nhân
Vấn đề đói nghèo của các quốc gia tuy có những nguyên nhân giống
nhau, song do điều kiện cụ thể khác nhau mà mỗi nước lại có nguyên nhân
khác nhau. Tại Việt Nam, đói nghèo là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt,
hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và
đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
Thứ hai, do người dân thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, thiếu vốn
kinh doanh, hoặc gia đình đông con, thiếu người làm và không có việc làm,
mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro
Thứ ba, do cơ chế chính sách. Cụ thể là chính sách thiếu hoặc không
đồng bộ. Thêm vào đó là những khó khăn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng cho các khu vực nông thôn, miền núi. Các chính sách khuyến khích sản
xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính
sách giáo dục đào tạo, ytế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới
hiện vẫn chưa có tác động tích cực đến đời sống dân nghèo.
Thứ tư, do số hộ nghèo tại các tỉnh thành phố trên cả nước chưa ý thức
đầy đủ về việc phải tự giải thoát mình khỏi cảnh nghèo khó cũng như là
chưa lo tích góp vốn để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều tỉnh
thành, nơi có đồng bào là người dân tộc thiểu số còn có suy nghi cho rằng
đầu tư cho xóa đói giảm nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền các
cấp vì thế nên chưa có ý thức hợp tác, bảo vệ và khai thác các công trình hạ
tầng cơ sở do nhà nước xây đầu tư xây dựng vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo
tại địa phương
12
1.1.2. Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo
Nghèo đói vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội. Mục tiêu của
Việt Nam đến năm 2020 là xây dựng một xã hội “ Dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh”, vì vậy xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ cấp bách
của toàn Đảng, toàn dân ta. Điều này xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
- Nghèo đói sẽ cản trở sự phát triển chung của toàn xã hội.
- Nhèo đói làm cho con người mất đi vị tri, vai trò trong xã hội
- Ngèo đói làm cho con người ta thiếu thốn về vật chất, ảnh hưởng đến
tinh thần
- Nghèo đói gây ra các tiêu cực trong xã hội, các tệ nạn xã hội
Nghèo đói không chỉ làm con người ta thiếu thốn về vật chất mà còn
tạo ra những suy nghi tiêu cực cho con người, con người không lao động sản
xuất mà thay vào đó là tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, số
đề v Người nghèo cũng tác động đến quyền bình đẳng, vị trí cá nhận và sự
phát triển trong từng xã hội.
Từ những phân tích trên ta thấy việc xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân ta để hương tới một xã hội dân giàu, nước mạnh
1.1.3 Vai trò của Hội Phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo
Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, nhưng tỷ lệ nghèo đói của phụ nữ
lại gấp đôi nam giới. Vì vậy, phụ nữ được xếp vào nhóm “yếu thế” trong xã hội.
Theo điều tra của Ngân Hàng Thế giới năm 1997-1998, tỷ lệ dân số nữ 15
tuổi trở lên chưa đến trường tại Việt Nam la 13,4%, nhiều hơn 2 lần tỷ lện nam
Phụ nữ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay để
xản xuất kinh doanh
Phụ nữ Việt Nam có tỷ lệ nữ là đại biểu quốc hội khá cao (khoảng
25%), xếp thứ 2 khu vực châu á, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị
13
Phụ nữ Việt Nam hiện đang làm chủ 21% trong tổng số hơn 500.000
doaanh nghiệp cả nước, 30 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán.Doanh nghiệp nữ của Việt Nam cũng có mặt ở hầu hết các lĩnh vực
như; dệt may, chế biến nông sản, thủy sản, da dày.v…
Rõ ràng những đặc điểm trên của phụ nữ Việt Nam có ảnh hưởng rất
lớn vào việc tham gia phát triển kinh tế, xã hội, và cũng là đặc điểm nổi bật
bản sắc người phụ nữ Việt Nam.
Phụ nữ tuy là “phái yếu” nhưng một khi được tổ chức lại, họ lại có sức
mạnh đáng kể. Điều này được thể hiện rõ khi Hội Phụ nữ các cấp tham gia
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vai trò của các cấp Hội Phụ nữ trong xóa
đói giảm nghèo được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, giúp hội viên vay vốn, phát triển kinh tế gia đình
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn quan tâm đến sự
phát triển, tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ. Trung ương Hội luôn sát sao hội
viên, hỗ trợ chị em phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nhất là tại các tỉnh,
các khu vực khó khăn. Trong nhiều năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
với chức năng đại diện chăm lo cho quyền lợi phụ nữ đã tập trung chỉ đạo và
triển khai nhiều phong trào tới các cấp hội nhưng chương trình, thiết thực hỗ
trợ cho phụ nữ ở các nơi kho khăn phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
- Các cấp Hội phụ nữ trong cả nước đều có vai trò to lớn trong việc hỗ
trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Các phong trào “Phụ nữ giúp
nhau làm kinh tế”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Chương trình hỗ trợ
phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập” đã khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức
sáng tạo và truyền thống nhân ái, ý thức tự nguyện giúp nhau giống, vốn, kinh
nghiệm, ngày công sản xuất trong phụ nữ các khu vực khắp đất nước đặc biệt
là vùng sâu vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ nhóm “Vay vốn -
tiết kiệm”, “Phụ nữ sản xuất giỏi”, “Câu lạc bộ phụ nữ khuyến nông”, “Câu
14
lạc bộ nữ doanh nghiệp”, các mô hình lồng ghép dân số, sức khoẻ sinh sản với
xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, xoá mù chữ… đã thu hút nhiều phụ nữ ở
các tỉnh , thành và khu vực có các đông bào dân tộc thiểu số tham gia.
Các cấp Hội tập trung khai thác từ ngân hàng, các tổ chức quốc tế, từ
tiết kiệm của chị em để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Hội đã chủ động tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thực hiện uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho phụ nữ các cấp
vay với cách thức vay trả linh hoạt, phù hợp. Đến nay số vốn do các cấp Hội
vùng quản lí là trên 10.550 tỷ đồng cho hàng triệu lượt chị em được vay.
Không chỉ giúp vốn, các cấp Hội còn tranh thủ các nguồn lực để tổ chức tập
huấn, hội thảo, tham quan mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên
250.000 lượt phụ nữ …
Thứ hai, hướng dẫn kỹ thuật cho hội viên
Các cấp Hội đã không chỉ giúp chị em hội viên vay vốn, mà còn hướng
dẫn chị em sử dụng đồng vốn đúng mục đích, hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến,
sử dụng giống mới vào sản xuất … Nhờ vậy, nhiều chị em phụ nữ đã căn
bản thoát đói và giảm nghèo. Nhiều tấm gương giúp nhau phát triển kinh tế,
nhiều điển hình vượt khó, thoát đói nghèo vươn lên khá, giàu xuất hiện; một
bộ phận phụ nữ đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, tiểu thủ công
nghiệp, đa dạng hoá ngành nghề với doanh thu hàng năm từ 50-100 triệu
đồng, góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ và thay đổi bộ mặt khu vực
nông thôn và miền núi.
Mô hình “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” và chỉ tiêu “80% trở lên số
hộ đói nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội giúp đỡ” được các tỉnh tổ chức
thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo như Hội phụ nữ tỉnh chỉ đạo
1-2 xã điểm, còn mỗi xã giúp 1-2 hộ nghèo trở lên, trong đó ưu tiên giúp hộ
phụ nữ nghèo làm chủ hộ. Cách thức là phân công 2-3 cán bộ, hội viên có
15
kinh tế khá hay đơn vị kết nghĩa giúp 1 hội viên về vốn, giống, cây, con, kinh
nghiệm, kiến thức làm ăn để dần vươn lên thoát nghèo.
Thứ ba ,giúp chị em kinh nghiệm làm ăn
Việc xây dựng các mô hình điểm hỗ trợ phụ nữ xoá đói giảm nghèo gắn
với củng cố cơ sở Hội, phát triển hội viên, xây dựng lực lượng nòng cốt trong
phụ nữ được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo. Năm 2005-2006 Trung ương Hội
đã trực tiếp chỉ đạo tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai xây dựng mô hình
xoá đói giảm nghèo cho phụ nữ và hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông,
khuyến lâm cho phụ nữ 5 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn,
Hà Giang, Lai Châu, Sơn La… Chỉ đạo phụ nữ dân tộc Mông, Dao ở hai xã
Phong Niên, Bản Cầm huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai xây dựng mô hình
điểm có gắn với Hội thảo đầu bờ về trồng ngô lai, nuôi lợn sinh sản, nuôi dê,
hướng dẫn chế biến, dự trữ lương thực, thực phẩm đạt kết quả tốt được cấp
uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao, phụ nữ dân tộc thiểu số được thụ
hưởng thật sự phấn khởi, tích cực tham gia sinh hoạt hội.
Hoạt động giúp phụ nữ thoát nghèo của các cấp Hội ngày càng đa
dạng, đạt nhiều kết quả nổi bật như tập trung giúp xây, sửa nhà cho phụ nữ
nghèo, tặng học bổng cho bà con hộ nghèo, giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ
hộ thoát nghèo bền vững. Bằng sự đóng góp tiền, ngày công của phụ nữ, cộng
đồng, doanh nghiệp. Các mái ấm tình thương đã được xây dựng. Chỉ tính
riêng hai đợt là tập trung kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên và
hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phát động, Trung
ương hội đã phát động phong trào “Phụ nữ cả nước với Điện Biên”, phụ nữ cả
nước đã giúp cho 2.713 phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số xoá được nhà
tranh tre, ở tạm.
Thứ tư, hỗ trợ dạy nghề cho hội viên
16
Hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ cũng được Hội
phụ nữ nhiều tỉnh như Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, An
Giang… đẩy mạnh với việc dạy nghề truyền thống và một số ngành nghề mới
cho nữ nông dân nghèo, trẻ em gái ở các địa bàn có khu du lịch, trung tâm
giao lưu; tìm nguồn hàng và tạo việc làm tại chỗ, giúp chị em nghèo tăng thu
nhập bình quân 150.000đ-500.000đ/tháng. Năm 2005, các tỉnh, thành Hội
vùng khó khăn đã tích cực tổ chức dạy nghề cho 196.094 người, tư vấn nghề,
tư vấn việc làm cho 162.765 người; giới thiệu việc làm và cung ứng lao động
cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài 157.937 người.
Với nhiều mô hình và biện pháp thiết thực, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ ở vùng sâu vùng xa trong những năm
qua đã giúp cho nhau biết cách làm ăn, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia
đình, từ đó từng bước thoát nghèo bền vững. Số lượt hộ nghèo được Hội giúp
đỡ là 780.114 hộ; trong đó số lượt hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội phụ
nữ giúp đỡ là 344.168 hộ. Riêng năm 2005 đã có gần 80% hộ nghèo do phụ
nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ, trong đó có 103.420 hộ thoát nghèo.
Thứ năm, cùng chung sức xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính Phủ trên khắp cả
nước đã được các cấp Hội Phụ cả nước hương ứng và chúng góp sức lao
động, hiến đất và nhiều ngầy công ở mỗi cấp Hội tại địa phượng. Điển hình là
Hội Phụ Nữ tại các địa phương như Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh
Phúc, Hòa Bình, Hà Nội đã góp hàng triệu ngày công, đất đang sinh sống để
xây dưng nông thôn mới tại địa phương. Hôi Phụ nữ tại các tỉnh, thành phố
trên khắp cả nước đều tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng nông thôn
mới, các Hội phụ nữ ở khăp tỉnh, thành đều đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
liên quan đến Chương trình xây dựng NTM bằng những việc làm cụ thể như:
vận động hội viên, phụ nữ tham gia chuyển dịch cơ cấu sản xuất phát triển
17
kinh tế gắn với XDGN bền vững; tham gia các hoạt động phát triể văn hóa,
giáo dục, y tế; tăng cường bao vệ du lịch sinh thái nông thôn; đăng ký thực
hiệ các phong trào, cuộc vận động về xây NTM do Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh,
thành phát động như thực hiện xây dựng gia đình “ 5 không, 3 sạch” với
phong trào thi đua “ nhà sạch, vườn đẹp” như ở Bắc Giang, Hưng Yên, Thái
Nguyên…Qua đó, nâng cao nhận thức, đề cao vai trò của chị em trong thực
hiện các nội dụng của Chương trình xây dựng NTM.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu Quốc Gia về xây dựng NTM các cấp
hội phụ nữ các tỉnh tình đã lồng nghép nhiều buổi sinh hoạt phụ nữ, nói
chuyện, hội thảo, hợp thôn, xóm để hướng dẫn, vận động hội viên, phụ nữ
đăng ký thực hiện các phong trào, cuộc vận động về xây dựng NTM do Hội
và địa phương phát động. Bên cạnh đó Hội phụ nữ khắp cả nước đều biết phố
kết hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện xây dựng NTM tại mỗi địa
phương bằng nhiều phương thức, tiêu chí hoạt động cụ thể, thiết thực, đồng
thời huy sự tham gia tích cực của toàn thể Hội viên. Mặt khác các cấp hội còn
động viên, gương mẫu tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của để xây
dựng, tu sửa nâng cấp hệ thống đường gia thông thôn xóm, các công trình nhà
văn hóa, trường học, trạm y tế, xử lý mội trường bảo đảm đúng tiến độ, chất
lượng. Đến thời điểm này các địa phượng đã cụ thể hóa những nội dung thực
hiến bằng các tiêu chỉ tiêu 100% các tỉnh, thành Hội đăng ký giúp phụ nữ
thoát nghèo có địa chỉ, góp phần thực hiện các tiêu chí giảm nghèo phát triển
kinh tế xây dựng NTM
1.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Hội Phụ nữ một số huyện
1.2.1.Kinh nghiệm của Hội Phụ nữ huyện Ba Vì
Ba Vì là một huyện miền núi thuộc thành phố Hà Nội, có 7.073 phụ nữ
nghèo trong đó có 1.462 hội viên là chủ hộ gia đình. Những năm qua, Hội
LHPN huyện đã xây dựng phong trào thi đua: Phụ nữ tích cực học tập, lao
18
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc giúp phụ nữ làm kinhtế với nhiều
nội dung như: xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc
làm, tăng thu nhập góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống…
Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã phối hợp với các ban, ngành khảo
sát, điều tra hộ nghèo; mở lớp tập huấn, hướng dẫn chị em áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng. Hội cũng tổ chức và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, bằng
nhiều hình thức giúp nhau về vốn, công lao động, về cây con giống, kinh
nghiệm sản xuất, chăn nuôi; xây dựng mô hình vườn rau dinh dưỡng, trồng
rau sạch để cung cấp cho các trường mầm non; xây dựng các công trình vệ
sinh nước sạch. Năm 2004, Huyện hội duy trì thường xuyên các hoạt động
giúp nhau không lấy lãi với số tiền 471.930.000 đồng cho 317 lượt hội viên
vay đầu tư sản xuất. Đồng thời, khảo sát và giải ngân số tiền 825 triệu đồng
cho 55 hộ gia đình hội viên có nhu cầu vay phát triển đàn bò sữa ở 3 xã là
Vân Hoà, Tản Lĩnh và Tòng Bạt.Hiện nay, dự án "Chăn nuôi bò sữa" đã phát
triển được 285 con, trong đó có gần 200 con cho khai thác sữa[28]. Bên cạnh
đó, Hội LHPN huyện còn phối hợp hội LHPN thành phố Hà Nội thực hiện
chương trình "Vỗ béo bò thịt" tại 2 xã Ba Vì và Ba Trại. Từ nguồn vốn vay,
có hộ gia đình có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên, nhiều hộ gia đình hội
viên phụ nữ có thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng[28].
Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn được huy động, khai thác cho hội
viên vay để sản xuất, tạo việc làm, thu hút chị em tham gia tổ chức Hội thực
hiện chương trình ký phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, đã giải
ngânhơn 27 tỷ đồng cho 2.512 gia đình hội viên vay. Hiện nay, tổng nguồn
vốn của hội đang quản lý là 140 tỷ đồng cho hơn 10 nghìn hội viên vay phát
triển kinh tế. Song song với việc vay vốn, Hội còn quan tâm đến việc giúp hội
viên phát triển đàn bò sinh sản, bò sữa và mô hình trang trại tổng hợp. Huyện