Trường Đại Học Thương Mại
“Giải pháp tăng cường hiệu
lực hoạt động Logistics tại
công ty TNHH 1 thành viên
giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân”
1
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Tiến trình hội nhập vào
nền kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam đang diễn ra một cách nhanh
chóng. Một khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao theo xu
hướng hội nhập thì logistics Việt Nam sẽ phải tăng trưởng theo. Đây là một
tất yếu khách quan, cơ hội để khẳng định mình trên thương trường quốc tế,
nhưng đây cũng là một thách thức gay go, khốc liệt trong thời kỳ hậu WTO
của logistics Việt Nam. Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi
là phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao hơn cho các doanh
nghiệp. Cùng với quá trình phát triển logistics đã được chuyên môn hoá và
phát triển thành một ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong giao thương
quốc tế.
Logistics giúp cho hoạt động lưu thông hàng hoá dễ dàng hơn. Logistics
giúp cho doanh nghiệp giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra hiệu quả. Thay vì
một công ty tự sản xuất, tự vận chuyển nguyên liệu đầu vào cho mình thì giờ
có thể thuê vận chuyển ở bên ngoài. Nhờ có dịch vụ logistics mà vấn đề kho
dự trữ, vận chuyển hàng hoá ngày càng dễ dàng hơn. Hơn thế nữa dịch vụ
logistics giúp cho việc đưa hàng hoá tới khách hàng đúng theo yêu cầu về số
lượng, chất lượng, đúng thời gian, địa điểm mà không qua nhiều khâu trung
gian.
Ngày nay khi nhu cầu của con người ngày càng tăng cao thì các doanh
nghiệp càng phải quan tâm tới vấn đề có thể thoả mãn tốt nhất các nhu cầu
của khách hàng. Biết vận dụng logistics một cách linh hoạt coi như doanh
nghiệp đã nắm chắc phần thắng trong tay.
2
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
Công ty cổ phần giấy Sài Gòn là một trong những công ty giấy lớn nhất
Việt Nam, có hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc. Sảm phẩm của công ty
cổ phần giấy Sài Gòn luôn có chất lượng cao, giá thành phù hợp với nhiều đối
tượng tiêu dùng. Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân chi
nhành Hà Nội là công ty con thuộc công ty cổ phần giấy Sài Gòn. Hoạt động
sản xuất của công ty tập trung vào kinh doanh mặt hàng giấy tiêu dùng và
phân phối hàng hoá. Hiện tại công ty kinh doanh và phân phối sản phẩm
chính là giấy tiêu dùng bao gồm giấy vệ sinh, khăn hộp, khăn ăn, khăn rút
Các sản phẩm của công ty luôn chiếm thị phần rất lớn trong khu vực và trong
ngành giấy. Do đó có thể thấy rằng hoạt động logistics cung ứng hàng hoá
cho các đối tác và khách hàng là một hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cùng với sự phát triển của thị trường, sự cạnh tranh trong ngành giấy càng
khốc liệt hơn, công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn mới. Để nâng
cao năng lực hoạt động của mình, công ty cần quan tâm hơn nữa tới hoạt
động logistics. Đặc biệt tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và
của Việt Nam đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của
công ty. Trong khi số lượng đơn hàng giảm sút mà các chi phí cho việc kinh
doanh, phân phối hàng hoá ngày càng tăng cao bao gồm chi phí nhập hàng,
lưu kho, chi phí vận chuyển… Hơn lúc nào hết công ty cần phải tìm ra những
giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực hoạt động logistics nhằm thúc đẩy
hoạt đông kinh doanh của mình đạt kết quả tốt nhất.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Hoạt động logistics là một hoạt động cần thiết đối với hầu hết các doanh
nghiệp. Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân là công ty
chuyên kinh doanh và phân phối mặt hàng giấy tiêu dùng. Do đó vấn đề về
nhập hàng, kho, vận chuyển, dự trữ, bao bì bao gói phục vụ cho quá trình
phân phối là rất quan trọng. Để hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và đạt
3
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
kết quả cao thì công ty cần quan tâm hơn nữa đến hoạt đông logistics của
công ty. Nhận thấy tình hình thực tế tại công ty qua thời gian thực tập em đã
lựa chọn đề tài luận văn của mình là:
“Giải pháp tăng cường hiệu lực hoạt động Logistics tại công ty TNHH 1
thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân”
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
• Tập hợp cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động Logistics của doanh nghiệp
• Tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động logistics của công ty TNHH
một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân
• Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động
logistics trong kinh doanh và phân phối mặt hàng giấy
1.4. Phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng: Về hoạt động logistics tại công ty TNHH một thành viên
giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân, đề tài trung nghiên cứu hoạt động: thực hiện
đơn đặt hàng của gắn với tổ chức dự trữ, nghiệp vụ kho và vận chuyển,
giao hàng.
• Phạm vi:
- Không gian: Thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng ở khu vực Hà
Nội và lân cận
- Thời gian: Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2007 đến nay và
định hướng tới năm 2015.
1.5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biều, danh mục sơ
đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt. Nội dung chính của luận văn được chia
làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Một số cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động Logistics của
doanh nghiệp
4
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng hoạt động logistics tại công ty TNHH một thành
viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân.
Chương 4: Kết luận và đề xuất nhằm tăng cường hiệu lực hoạt động
logistics tại công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn
– Mỹ Xuân.
5
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Khái niệm logistics và quản trị logistics kinh doanh
• Khái niệm của logistics kinh doanh
Có rất nhiều khái niệm về Logistics theo từng góc độ tiếp cận điển hình
là một số khái niệm:
Theo quan điểm chuỗi cung ứng: Logistics được hiểu là quá trình tối ưu
hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây
chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thong qua hàng loạt
các hoạt động kinh tế.
Theo hội đông quản trị Logistics của Mỹ (CLM – Council of Logistics
Mângemenent): Logistics là qúa trình hoạch định, thực thi, kiểm tra dòng vận
động và dự trữ một các hiệu quả của vật liệu thô, dự trữ trong quá trình sản
xuất, thành phẩm và thông tin từ điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm
thoã mãn những yêu cầu của khách hàng.
Theo mục 4– điều 233– Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Logistics là
hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều
công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thảo
thuận của khách hàng để hưởng thù lao.”
Tóm lại: Logistics kinh doanh thương mại là quá trình phân phối hàng
hoá thông qua các hành vi thương mại (mua, bán), bao gồm việc hoạch định,
thực thi và kiểm tra dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ và thông tin từ lĩnh
vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng nhằm thoã mãn nhu cầu mua hàng của
khách hàng và thu được lợi nhuận.
6
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
• Khái niệm quản trị Logistics
Quản trị Logistics là quá trình bao gồm việc hoạch định, thực hiện và
kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả các dòng vận động và dự trữ hàng hoá,
dịch vụ cùng các thông tin có liên quan từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu
thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoã mãn yêu cầu của khách hàng.
Các khái niệm về hoạt động quản trị logistics:
- Dịch vụ khách hàng: Là tất cả những gì mà doanh nghiệp cung cấp
cho người mua hàng hoá và dịch vụ của công ty
- Hệ thống thông tin: Thông tin trong từng nội bộ của tổ chức , thông
tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp, thông tin giữa
các khâu trong dây chuyền cung ứng và sự phối hợp thông tin giữa
các tổ chức, bộ phận.
- Dự trữ: Là sự tích luỹ sản phẩm hàng hoá tại các khâu trong quá trình
vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng,
tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng,
thông suốt.
- Quản trị vật tư và hàng hoá: Là đầu vào của quá trình logistics bao
gồm: xác định nhu cầu vật tư, hàng hoá; tìm kiếm và lựa chọn nhà
cung cấp; tiến hành mua sắm; tổ chức vận chuyển; tiếp nhận và lưu
kho; bảo quản và cung cấp cho người sử dụng…
- Vận tải: Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục
khoảng cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống
logistics theo yêu cầu của khách hàng.
- Quản trị kho hàng: Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho ( số lượng và
quy mô); tính toán và trang bị các thiết bị nhà kho; tổ chức các nghiệp
vụ kho; quản lý hệ thống thông tin giấy tờ chứng từ; tổ chức quản lý
lao động trong kho…Giúp cho sản phẩm được duy trì một cách tối ưu
ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống logistics.
7
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
2.2. Cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động logistics tại doanh nghiệp kinh
doanh
2.2.1. Vai trò của logistics
a) Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế
- Logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình
sản xuất, lưu thong và phân phối hàng hoá.
- Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh
tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền
logistics hoạt động liên tục và nhịp nhàng.
- Hoạt động logistics hiệu quả góp phần đẩy mạnh kinh nghạch xuất
nhập khẩu giúp cho nền kinh tế mỗi quốc gia tăng trưởng, phát triển.
- Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng khả năng cạnh tranh, và thu hút
đầu tư nước ngoài của một quốc gia.
b) Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp
- Logistics giúp tối ưu hoá chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh
doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối
cùng.
- Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
- Logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing, đặc biệt là
Marketing – Mix. Nó giúp phối hợp các biến số Marketing trực tiếp
thoã mãn nhu cầu khách hàng và gián tiếp làm tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
- Logistics giúp hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định chính xác, kịp thời
trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá được các
phương án đầu tư.
8
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
- Logistics là một nguồn lợi tiềm tàng ngày càng phát triển về quy mô
cũng như chất lượng, đồng thời thu được khoản lợi nhuận khổng lồ từ
hoạt động này.
2.2.2. Nhiệm vụ của Logistics kinh doanh
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics kinh doanh phải
không ngừng nâng cao chất lượng của mình nhằm đáp ứng được nhu cầu xã
hội và đảm nhiệm được vai trò then chốt đối với nền kinh tế, do đó nhiệm vụ
của logistics kinh doanh là:
- Tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Huy động một cách hiệu quả các nguồn lực về con người, tài
chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật.
- Đảm bảo độ tin cậy cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
2.2.3. Nội dung cơ bản của hoạt động Logistics tại doanh nghiệp kinh
doanh
2.2.3.1. Dịch vụ khách hàng
Trong quá trình hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng chính là đầu ra
và là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó muốn phát triển
logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng được coi là
những phương tiện nhờ đó công ty có được khả năng phân biệt sản phẩm, duy
trì sự trung thành của khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Các nhân tố cấu thành dịch vụ khách hàng:
• Thời gian: Với người bán, thời gian thường thể hiện qua chu kỳ đặt
hàng. Còn người mua cho rằng đó là khoảng thời gian từ lúc đặt hàng
tới lúc giao hàng hoặc thời gian bổ sung hàng hoá
• Độ tin cậy giao hàng: Với một vài khách hàng, độ tin cậy có thể quan
trọng hơn khung thời gian. Và nó được thể hiện qua các điểm:
9
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
- Dao động thời gian giao hàng: Độ tin cậy thời gian giao hàng ảnh
hưởng trực tiếp tới mức hàng dự trữ trong kho và chi phi thiếu hàng.
Đưa ra một khung thời gian đáng tin cậy sẽ giảm được một vài bất
trắc mà khách hàng phải đối mặt.
- Phân phối an toàn: Phân chia an toàn một đơn hàng là mục tiêu cuối
cùng của bất cứ hệ thống hậu cần nào. Việc nhận những lô hàng hư
hỏng dẫn đến tình trạng thiếu hàng cho sản xuất, kinh doanh và làm
tăng chi phí thiếu dự trữ. Vì vậy, việc giao hàng không an toàn gây
cho người mua tổn thất chi phí cao hơn hoặc mất lợi nhuận, hoặc
không ổn định sản xuất.
- Sữa chữa đơn hàng: Độ tin cậy còn gồm thực hiện đơn hàng chính
xác. Khách hàng có thể phát hiện những sai sót trong những chuyến
hàng mà họ nhận được. Việc thực hiện đơn hàng sai buộc khách
hàng đặt lại đơn hàng hoặc phải chọn mua từ nhà cung ứng khác.
• Thông tin: Thông tin với khách hàng rất quan trọng trong việc kiểm tra
mức độ dịch vụ khách hàng đồng thời là căn cứ để thiết lập mức độ
dịch vụ hậu cần. Kênh thông tin lien lac phải được mở liên tục và luôn
sẵn sang để mọi khách hàng có thể sử dụng nhờ đó mà khách hàng có
thể tận dụng dịch vụ hậu cần.
• Sự thích nghi (tính linh hoạt): Đòi hỏi phải nhận ra và đáp ứng những
yêu cầu khác nhau của khách hàng. Sự thích nghi cũng cần phải dựa
trên nguyên tắc ưu tiên với những mặt hàng hoặc khách hàng sẽ đóng
góp lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng:
Phân loại khách hàng để tạo lập chính sách dịch vụ khách hàng: căn cứ
vào hồ sơ khách hàng để sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân loại khách hàng
chuẩn bị cho việc tạo ra chính sách dịch vụ khách hàng và các kích thước đặt
hàng trong hoạt động hậu cần.
10
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng:
1. Đảm bảo hàng dự trữ phù hợp với tình thế thị trường và nguồn lực
của công ty
2. Đảm bảo thời gian giao hàng theo yêu cầu
3. Thực hiện đơn đặt hàng theo đúng thời hạn
4. Khả năng đáp ứng đơn đặt hàng, phản hồi ý kiến nhanh chóng
5. Các phàn nàn kêu ca về dịch vụ đặt hàng chuyến hàng, sản phẩm
6. Tính chính xác của nhà cung cấp trong dự báo và thực hiện giao sản
phẩm cho khách hàng
7. Mức đáp ứng
8. Mức điều chỉnh kịp thời các lối trong thanh toán và giao nhận
9. Tính dễ dàng của đặt hàng
10. Mức thường xuyên giao hàng.
2.2.3.2. Hệ thống thông tin
Muốn quản trị thành công thì trước tiên phải quản lý được hệ thống
thông tin rất phức tạp trong quá trình này. Hệ thống thong tin bao gồm thông
tin trong từng nội bộ tổ chức, thông tin trong từng bộ phận chức năng, thông
tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng và sự kết nối thong tin giữa các tổ
chức, bộ phận, công đoạn
Trong hệ thống phức tạp đó thì xử lý đơn đặt hàng của khách hàng là
trung tâm thần kinh của toàn bộ hệ thống logistics. Tốc độ và chất lượng của
luồng thông tin để xử lý đơn hàng tác động trực tiếp đến chi phí và hiệu quả
của toàn bộ quá trình. Công nghệ thông tin là chìa khoá để giải quyết những
vấn đề mang tính sống còn của hậu cần. Nhờ có hệ thống thông tin chính xác
kịp thời doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm
nhạy cảm nhất.
11
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
2.2.3.3. Quản trị hoạt động dự trữ
Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra liên tục, nhịp
nhàng thì ở mỗi giai đoạn của quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
dùng cần phải tích luỹ lại một lượng nhất định nguyên vật liệu, sản phẩm,
hàng hoá…còn được gọi là dự trữ. Có nhiều nguyên nhân của việc hình thành
dự trữ trong đó do sự phân công lao động xã hội,chuyên môn hoá sản xuất; do
sản xuất,vận tải…phải đạt đến một quy mô nhất định mới mang lại hiệu quả;
để cân bằng cung - cầu đối với những mặt hàng có tính thời vụ; để đề phòng
rủi ro…
Các mô hình kiểm tra dự trữ:
- Mô hình kiểm tra thường xuyên: áp dụng đối với các nhóm hàng thuộc
nhóm A hoặc các nhóm hàng có tốc độ tiêu thụ nhanh. Trong đó nhóm
A bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị hàng năm cao nhất,
chúng có giá trị từ 70 – 80% so với tổng giá trị hàng tồn kho nhưng về
mặt số lượng chỉ chiếm 15% tổng số hàng tồn kho.
- Mô hình kiểm tra định kỳ: Sau một thời gian nhất định (tuần hoặc
tháng) thì lại tiến hành kiểm tra dự trữ xác định các thông số dự trữ.
- Mô hình kiểm tra biến dạng: bao gồm 2 mô hình: mô hình hệ thống chu
kỳ đặt hàng cố định và mô hình 2 mức dự trữ (min – max)
Hệ thống dự trữ hàng hoá: bao gồm 2 hệ thống
- Hệ thống kéo: Dự trữ hàng hoá được xác định trực tiếp từ các cơ sở
kinh doanh trực thuộc , sau đó được dự trữ thành mức dựu trữ chung
của doanh nghiệp. với hệ thống này, xem mỗi cơ sở logistics độc lập
với các cơ sở khác trong kênh. Việc dự báo nhu cầu và xác định lượng
hàng mua bổ xung dự trữ được tính toán tuỳ thuộc từng vị trí.
- Hệ thống đẩy: Là hệ thống hình thành dự trũ tại các cơ sở logistics
không chỉ phụ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở logistics( nhu cầu và
dự trữ hiện có) mà phụ thuộc vào yêu cầu tập trung và phân phối của cả
12
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
hệ thống. Trong hệ thống đẩy hàng hoá được dự trữ tập trung tại các cở
sở hậu cần của doanh nghiệp sau đó tiến hành cung ứng cho các cơ sở
kinh doanh trực thuộc theo yêu cầu kinh doanh của các cơ sở này.
2.2.3.4. Quản trị hoạt động vận chuyển
Khái niệm vận chuyển
Vận chuyển hàng hoá là sự di động hàng hoá trong không gian bằng
sức người hay phương tiện vận tải nhằm đảm bảo dự trữ cung cấp hàng hoá
cho khách hàng trên các khu vực thị trường mục tiêu của mình.
Phân loại vận chuyển
- Phân loại theo đặc trưng con đường và phương tiện vận tải bao gồm
vận chuyển đường sắt; đường thuỷ; đường bộ; đường hàng không và
đường ống.
- Phân loại theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của nhà nước
bao gồm vận chuyển riêng; vận chuyển theo hợp đồng; vận chuyển
công cộng.
- Phân loại theo khả năng phối hợp các phương tiện vận tải bao gồm
vận tải đơn phương thức và vận tải đa phương thức.
Các quyết định trong vận chuyển hàng hoá
- Quyết định phương thức vận chuyển: Đó là cách thức di chuyển
hàng hoá từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất
định nhằm hợp lý hoá sự vận động của hàng hoá trong kênh
logistics của doanh nghiệp. Có 2 phương thức vận chuyển đó là vận
chuyển thẳng và vận chuyển qua kho. Phương thức vận chuyển phổ
biến hơn cả là vận chuyển qua kho.
- Quyết định phương tiện vận tải và con đường vận chuyển: Các
quyết định này phụ thuộc vào mục đích bổ sung dự trữ vận chuyển
hay cung ứng hàng hoá mà quyết định phương tiện vận tải, con
13
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
đường, để vận tải sao cho một cách có hiệu quả nhất nhằm giảm bớt
được chi phí và cũng thoã mãn tốt nhất nhu cầu cho khách hàng.
+ Lựa chon phương tiện vận tải: Khi lựa chọn phương tiện vận tải phải
cân nhắc nhiều yếu tố như an toàn, phù hợp, chi phí, khả năng giao
hàng…
+ Quyết định về con đường vận chuyển: xây dựng hành trình vận
chuyển hợp lý nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển và tăng tốc độ
giao hàng.
- Quyết định chọn đơn vị vận tải: Các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực logistics có thể lự chọn hình thức thuê đơn vị vận tải bên
ngoài hoặc tự mình tổ chức sao cho phù hợp với tình hình hiện có
của mình.
2.2.3.5. Quản trị kho
Kho là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên
vật liệu, bán thành phẩm trong suốt dây chuyền cung ứng đồng thời cung cấp
các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của hàng hoá được lưu
trong kho.
Vai trò của quản trị nghiệp vụ kho hàng
- Đảm bảo hàng hoá sẵn sàng cho quá trình bán hàng, quá trình hậu
cần trực tiếp
- Tạo điều kiện thuân lợi để thực hiện các quyết định của quản trị
cung ứng hàng hoá: nâng cao hiệu lực quá trình mua hàng, xác định
quy mô và cơ cấu dự trứ hàng hoá tối ưu.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí logistics
Nội dung quá trình nghiệp vụ kho hàng hoá
• Nghiệp vụ tiếp nhận hàng
• Nghiệp vụ bảo quản hàng hoá ở kho
• Nghiệp vụ phát hàng
14
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
• Đánh giá quá trình nghiệp vụ kho hàng
2.3.3.6. Qúa trình cung ứng hàng hoá cho khách hàng
Khái niệm
Cung ứng hàng hoá là quá trình cung cấp và duy trì hàng hoá cho các
cơ sở logistics kinh doanh thương mại, đảm bảo thoã mãn nhu cầu cho khách
hàng với chi phí thấp nhất
Có hai loại cung ứng hàng hoá đó là cung ứng hàng hoá cho khách
hàng mua buôn và cung ứng hàng hoá cho cử hàng bán lẻ.
Các quyết định trong cung ứng hàng hoá cho khách hàng mua buôn:
- Phải xác định được mục tiêu của cung ứng này là vì dịch vụ khách
hàng hay vì mục tiêu chi phí
- Xác định mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán buôn
- Xác định phương pháp bán hàng
- Thiết kế quá trình cung ứng
Hình 2.1. Quy trình nghiệp vụ cung ứng hàng hoá cho khách hàng mua
buôn
Các quyết định trong cung ứng hàng hoá cho cửa hàng bán lẻ:
- Xác định phương pháp, hình thức bán lẻ: phương pháp bán hàng tự
chọn, bán hàng theo đơn đặt hàng, bán hàng theo mẫu, …
- Xác định mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá
15
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Tập hợp xử lý
đơn hàng
Xây dựng
chương trình
giao hàng
Chuẩn
bị
giao
hàng
Hạch toán
nghiệp vụ giao
hàng
Kiểm soát quá
trình giao hàng
Trường Đại Học Thương Mại
- Thiết kế công nghệ và quy hoạch mặt bằng công nghệ trong cửa
hàng
- Xây dựng phương án cung cấp thiết bị công nghệ bán hàng
Hình 2.2. Quy trình nghiệp vụ cung ứng hàng hoá cho cửa hàng bán lẻ
2.2.3.7. Nghiệp vụ bao bì hàng hoá
Bao bì là phương tiện đi liền hàng để bảo quản, bảo vệ, vận chuyển giới
thiệu và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá trong quá trình vận động từ sản
xuất đến khi tiêu thụ hàng hoá.
Yêu cầu đối với bao bì hàng hoá:
- Phải đảm bảo giữ gìn hàng hoá
- Phải đúng quy cách và hạ giá cước vận chuyển
- Thuận tiện cho mua bán, đẹp, và đảm bảo truyền tin marketing
- Giá thành sản xuất bao bì phải giảm
Quá trình nghiệp vụ bao bì:
- Tiếp nhận bao bì
- Mở và bảo quản bao bì
- Hoàn trả tiền thu bao bì đã qua sử dụng
- Đánh giá quá trình nghiệp vụ bao bì
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình
năm trước
Từ khi thành lập đến nay, cùng với quá trình phát triển của mình, công
ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân đã đón rất nhiều sinh viên
đến thực tập. Với đặc trưng là một công ty có thực hiện hoạt động Logistics
16
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Bảo
quản
hàng
hoá
Chuẩn
bị
hàng
để
bán
Bán
hàng
Tiếp
nhận
hàng
hoá
Kiểm
soát
quá
trình
bán
Trường Đại Học Thương Mại
nhưng chưa có sinh viên nào có đề tài nghiên cứu về hoạt động Logistics của
công ty. Đó cũng là một lý do để em lựa chọn đề tài nghiên cứu về giải pháp
tăng cường hiệu lực Logistics tại công ty.
Ngày nay khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển, ngành Logistics
cũng theo đà phát triển. Tầm quan trọng của hoạt động này thì hầu như công
ty hay doanh nghiệp nào cũng biết đến. Vì vậy cũng có nhiều đề tài, công
trình nghiên cứu về vấn đề này hơn.
Cụ thể trong những năm trước, trường Đại học Thương Mại, khoa Kinh
doanh thương mại có các đề tài về hoạt động Logistics là:
- Giải pháp hậu cần nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
cổ phần may Nam Hà (2007)
+ Giáo viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Văn Minh
+ Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Toàn
- Tăng cường hiệu lực hoạt động Logistics kinh doanh tại công ty cổ
phần chè Kim Anh (2009)
+ Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Minh
+ Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Kim Huệ
- Hoàn thiện các hoạt động Logistics tại công ty cổ phần cao su Sao
Vàng (SRC) (2009)
+ Giáo viên hướng dẫn: TS. Lục Thị Thu Hường
+ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Chung.
Các công trình trên có điểm chung đó là đề cập đến toàn bộ quá trình
Logistics của doanh nghiệp. Trong ba bài luận văn trên nhìn chung đã trình
bày một cách đầy đủ theo đúng các nội dung của đề tài. Phần lý thuyết tương
đối đầy đủ và rõ ràng. Phần thực trạng hoạt động Logistics của công ty cũng
được trình bày rõ nét. Từ đó đưa ra các biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện
các hoạt động Logistics tại doanh nghiệp rất sát thực và khả thi.
17
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu
Từ đề tài nghiên cứu : Giải pháp tăng cường hiệu lực hoạt động
Logistics tại công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân. Nội
dung tập trung nghiên cứu là việc hoạch định các hoạt động Logistics tại công
ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân cụ thể là:
- Hoạt động dịch vụ khách hàng của công ty mà cụ thể là hoạt động
thực hiện đơn đặt hàng của khách
- Hoạt động vận chuyển của công ty. Việc tự vận chuyển và thuê vận
chuyển hàng hóa từ kho đến các điểm tiêu thụ
- Hoạt động dự trữ của công ty.
- Tìm hiểu về kho và các nghiệp vụ tại kho.
18
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu hoạt động quản trị Logistics tại
công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân em đã thu thập rất
nhiều thông tin bao gồm cả thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Đối với
từng loại thông tin cần phải có những phương pháp thu thập khác nhau
• Dữ liệu thứ cấp:
Các thông tin trên được lấy từ hai nguồn: bên trong và bên ngoài
công ty. Nguồn bên trong công ty lấy từ phòng kinh doanh, phòng kế
toán… và trang web: (đây là trang web
chính thức của công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ
Xuân). Nguồn bên ngoài là các sách báo, mạng internet
Phương pháp để thu thập dữ liệu thứ cấp chủ yếu là phương pháp
thống kê và phương pháp so sánh
• Dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành điều tra phỏng
vấn các đối tượng có liên quan thông qua bảng câu hỏi trắc nghiệm hay
phiếu điếu tra chuyên sâu.
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
• Đối với dữ liệu thứ cấp:
- Tiến hành đánh giá giá trị dữ liệu thu đựơc để kiểm tra xem được
lấy từ nguồn nào, thời gian nào, qua đó đánh giá được độ tin cậy của
những thông tin đó
19
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
- Biên tập lại những dữ liệu phù hợp và tin cậy để phục vụ cho quá
trình phân tích
- Sử dụng phương pháp phân tích mô tả để xử lý thông tin thu được
và diễn giải kết quả nhằm phục vụ cho vấn đề nghiên cứu
• Đối với dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành điều tra phỏng
vấn các đối tượng có liên quan thông qua bảng câu hỏi trắc nghiệm hay
phiếu điếu tra chuyên sâu. Sau đó đánh giá tính chính xác của thông tin
thu thập được rồi tiến hành biên tập và tổng hợp lại.
3.2. Khái quát chung về công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn –
Mỹ Xuân
3.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH một thành
viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân
• Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn:
Thành lập vào năm 1997, Công ty Cổ Phần giấy Sài Gòn, trước đó là
Công ty TNHH giấy Sài Gòn, phát triển từ một cơ sở sản xuất giấy carton
phục vụ cho ngành bao bì hoạt động từ những năm 90. Sau đây là một số cột
mốc quan trọng:
Năm 1997, cơ sở sản xuất giấy Sài Gòn được thành lập;
Tháng 12 năm 1998, chuyển đổi thành Công ty TNHH giấy Sài Gòn
với giấy phép thành lập số 2461GP/TLDN do UBND TP.HCM cấp ngày
24/11/1998. Đăng ký kinh doanh số 070165 do Sở kế họach và Đầu tư
TP.HCM cấp ngày 01/12/1998;
Tháng 6 năm 2003, chuyển đổi từ Công ty TNHH thành Công ty Cổ
Phần giấy Sài Gòn với mức vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, giấy đăng ký kinh
doanh số 4103001675 ngày 25 tháng 06 năm 2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM cấp;
20
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
Tháng 4 năm 2004, xây dựng nhà máy Giấy Mỹ Xuân tại khu Công
Nghiệp Mỹ Xuân A, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với diện tích 4,5ha, tổng số vốn
đầu tư là 392 tỷ đồng, công suất 90.000 tấn/năm .
Tháng 07 năm 2007, nhà máy Mỹ Xuân chuyển đổi thành Công ty
TNHH Một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân,với 100% vốn góp của Công
ty CP giấy Sài Gòn .
Tháng 10 năm 2005, khởi công xây dựng khu nhà ở cho cán bộ công
nhân viên nhà máy giấy Mỹ Xuân. Giai đoạn 1: 300 hộ.
Tháng 06/2006, xây dựng Tổng kho Quận 12 tại Phường An Phú Đông,
Quận 12, TP Hồ Chí Minh trên diện tích 7.000m2 chuyên về thu mua giấy
vụn phế liệu và chứa hàng thành phẩm.
Tháng 10 năm 2007, khởi công xây dựng dự án mở rộng nhà máy Mỹ
Xuân tại khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trên diện tích
đất 6,8 ha, tổng số vốn đầu tư dự kiến là 1.700 tỷ đồng, với việc đầu tư xây
dựng Nhà máy sản xuất giấy cao cấp như giấy testliners, coated board, tissue
có công suất 230.000 tấn/năm .
• Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân
Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân được thành
lập theo giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh số 0114002007 do Sở kế hoạch
và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 09/10/2007.
Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân thực hiện chế
độ hoạch toán thực tế, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự
chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty mình. Có con
dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Địa chỉ: 157 Tây Sơn – Quang Trung – Đống Đa – Hà Nội
Website : www.saigonpaper.cpm.vn
Điện thoại: 04.3533 4078
Fax: 04.3533 4076
21
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
3.2.2. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của công ty
Chức năng của Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ
Xuân
Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân là đại diện
bán hàng của Công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn tại miền Bắc. Trực tiếp phân
phối các sản phẩm của Công ty tới các Nhà phân phối, thực hiện các chiến
lược kinh doanh do Công ty đề ra và là đại diện của Công ty ký kết các hợp
đồng mua bán với Nhà phân phối thuộc miền Bắc.
Nhiệm vụ của Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân:
Tổ chức phân phối hàng hóa trên địa bàn các tỉnh miền Bắc, theo hai
kênh phân phối chính:
- Kênh bán hàng truyền thống:
Kênh bán hàng truyền thống được Công ty tổ chức trên phạm vi toàn
miền Bắc. Mỗi tỉnh tùy theo phạm vi có thể có 1 hoặc 2 Nhà phân phối hoạt
động. Ở mỗi Nhà phân phối có 1 Giám sát khu vực và các nhân viên bán hàng
của Công ty hỗ trợ việc bán hàng đối với nhà phân phối để đưa sản phẩm của
Công ty tới người tiêu dùng.
- Kênh bán hàng siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trường học:
Kênh bán hàng siêu thị, trường học, nhà hàng, khách sạn, hiện tại Công
ty mới chỉ triển khai ở khu vực Hà Nội. Khác với kênh bán hàng truyền
thống, kênh bán hàng cho siêu thị, trường học, nhà hàng, khách sạn là kênh
bán hàng trực tiếp, không thông qua nhiều phân phối trung gian. Kênh này chỉ
gồm có 1 Giám sát quản lý toàn khu vực Hà Nội, và tại một số siêu thị lớn
như Metro, Big C thì Công ty có tuyển các PG (Promotion Girl) để chăm sóc
hàng tại siêu thị.
22
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
Mô hình tổ chức của công ty
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh công ty
Chi nhánh Công Ty Cổ phần Giấy Sài Gòn tổ chức theo sơ đồ trực
tuyến. Đứng đầu là Giám đốc Chi nhánh, điều hành các phòng ban.
* Giám đốc chi nhánh:
Là người chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn Chi nhánh, quyết định
mọi đường lối kinh doanh và chỉ đạo các hoạt động của Chi nhánh.
Là người đưa ra các phương pháp quản lý, tổ chức bộ máy, có quyền
tuyển dụng hay sa thải nhân viên, thưởng phạt đối với người lao động.
Đồng thời giám đốc, tổ chức phân phối hoạt động giữa các phòng ban
trong Công ty, xác định nguồn nhân lực và phương hướng phát triển trong
tương lai.
Bên cạnh đó, giám đốc còn là người chỉ đạo trực tiếp các phòng ban
trong Công ty phải có trách nhiệm đối với pháp luật và các chính sách của
Nhà Nước.
Hàng năm, Giám đốc chi nhánh nhận kế hoạch kinh doanh từ công ty
rồi tiến hành phân chia cho từng khu vực trong phòng Kinh doanh. Kiểm tra,
giám sát việc thực hiện kế hoạch của phòng Kinh doanh
23
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Giám đốc
Chi Nhánh
Bộ phận
Kho
Phòng Kinh
doanh
Phòng HC -
NS
Phòng Kế
toán
Trường Đại Học Thương Mại
* Phòng Kế toán:
Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động
tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ
quản lý tài chính của Nhà nước.
Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của
Công ty xây dựng kế hoạch tài chính của chi nhánh. Tổ chức theo dõi và đôn
đốc các bộ phận thực hiện kế hoạch tài chính được giao.
Tổ chức quản lý kế toán, kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế
độ kế toán Nhà nước ban hành.
Tổ chức quản lý công nợ phát sinh của nhà phân phối và khách hàng.
Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo
công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài
sản vật tư.
Thực hiện việc chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các chế độ
khác cho cán bộ, viên chức đúng theo qui định hiện hành của công ty.
* Phòng Hành chính – Nhân sự:
Giúp Giám đốc lên kế hoạch ngoại giao, tiếp khách và quản lý nhân sự
tại chi nhánh công ty.
Tổ chức công tác tuyển dụng và triển khai kế hoạch đào tạo và phát
triển nhân viên của công ty.
Quản lý và theo dõi biến động nhân sự như: bổ nhiệm, bãi miễn, khen
thưởng, kỷ luật, các chế độ liên quan đến người lao động.
Tổ chức thực hiện các công việc văn thư bảo mật, hành chính lễ tân,
bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và quan hệ đối ngoại với các cơ quan bên
ngòai.
Soạn thảo và lưu trữ các thông báo, quyết định của chi nhánh.
24
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5
Trường Đại Học Thương Mại
Định kỳ dựa vào bảng chấm công, mức lương cơ bản và các chứng từ
liên quan tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên
của chi nhánh.
Tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khoá cho cán bộ công nhân viên
chi nhánh.
* Phòng Kinh doanh:
Hàng năm, nhận kế hoạch Kinh doanh từ Giám đốc chi nhánh giao cho,
lập các kế hoạch Kinh doanh theo định hướng của công ty và triển khai thực
hiện.
Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà
phân phối.
Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại
doanh thu cho doanh nghiệp.
Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân
phối, nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng
Hàng tháng, tiến hành lập báo cáo kết quả kinh doanh gửi cho Giám
đốc chi nhánh và trong công ty.
* Bộ phận kho:
Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất, vào thẻ kho xuất theo đúng tên
hàng, chủng loại hàng và cộng lấy số tồn cuối ngày.
Sắp xếp hàng hóa thật khoa học, cho thật dễ kiểm kho và nhập xuất
đảm bảo luân chuyển hàng hòa hợp lý, nhập trước - xuất trước, chú ý chất
lượng hàng hóa.
Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm kê kho và đối chiếu số liệu kho với
kế toán. Nếu để ra sự cố hàng hoá hư hỏng, mất mát, thiếu hụt phải bồi
thường.
Thực hiện công tác an toàn phòng cháy chữa cháy và chống mối, mọt,
chống dột.
25
SV: Lê Thị Minh Trang Lớp: K45 C5