Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC HOẠT ĐỘNG KHO VÀ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ HÀNG HẢI QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.2 KB, 2 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
CH ƯƠ NG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU
LỰC HOẠT ĐỘNG KHO VÀ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY ĐẠI LÝ HÀNG HẢI
QUẢNG NINH
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài và xác lập, tuyên bố vấn đề trong đề tài
Việt Nam là quốc gia đang nổi lên với nền kinh tế phát triển năng động và có tốc độ
tăng trưởng cao. Các tổ chức kinh tế và tài chính trên thế giới đã đưa ra những đánh giá và
dự báo khả quan về sự phát triển của kinh tế nước ta trong thời gian tới, bất chấp nền kinh tế
thế giới đang lâm suy thoái trầm trọng.Cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện rõ nhất ở
việc Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
thế giới WTO. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập này đó là sự phát
triển của ngành kinh doanh dịch vụ logistics. Logistics là một ngành mới phát triển ở Việt
Nam trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam mở cửa thị trường, các
hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, thì hoạt động logistics đóng vai trò đặc biệt quan
trọng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tham gia vào thị truờng quốc tế của các DN Việt
Nam. Sự phát triển của dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất,
kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển
tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây là
một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của hoạt động này có tầm quan
trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Do
đó để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế thì điều tất yếu Việt
Nam phải nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ logistics.
Tại Việt Nam, hoạt động logistics chưa phát triển toàn diện, các DN kinh doanh dịch
vụ logistics tại Việt Nam thực tế chưa đủ khả năng để cung cấp dịch vụ logistisc theo đúng
nghĩa của nó, hầu hết các DN Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia một số công đoạn của hoạt
động này với quy mô nhỏ. Hoạt động chủ yếu các DN nước ta tham gia vào chuỗi hoạt động
cung cấp các dịch vụ logistics này chính là hoạt động vận tải. Nhưng thực tế thì thị phần mà
các DN trong nước có được từ các hợp đồng xuất nhập khẩu để cung cấp dịch vụ này thì lại
Bùi Thị Hằng – K41A3


1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
rất nhỏ. Theo tính toán của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics
là vận tải biển thì các DN trong nước chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài, trong khi đó 90%
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu là thông qua phương thức vận tải biển. Rõ ràng, Việt Nam
đang bị nép vế trên sân nhà, các DN Việt Nam dường như chưa đủ năng lực và điều kiện để
cạnh tranh với các tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics và các hãng tàu có lịch sử lâu đời
trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như DHL, APL, NYK, Schenker… Các DN logistics ở
nước ta thua kém các tập đoàn này về mọi mặt: cơ sở hạ tầng, vốn, công nghệ, nguồn nhân
lực, hành lang pháp lý… và cần một sự đầu tư và nỗ lực lớn để có thể phát triển và nâng cao
khả năng cạnh tranh của DN mình, đặc biệt là hoạt động vận tải - hoạt động mang lại nguồn
lợi lớn nhất.
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của các DN cung cấp dịch vụ logistics hiện
nay em muốn đề cập trực tiếp đến một DN cụ thể, đó là Đại lý hàng hải Quảng Ninh (VOSA
Quảng Ninh) – là thành viên của Hiệp hội môi giới và đại lý tàu biển Việt Nam(VISABA),
Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), cũng là thành viên của hiệp hội hàng hải
quốc tế và vùng biển Ban tích (BIMCO). Vosa Quảng Ninh là DN hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ logistics, nhưng cũng giống như hầu hết các DN trong nước khác, công
ty chỉ cung cấp một số dịch vụ chủ chốt và truyền thống mà chủ yếu là hoạt động kho, vận
tải. Hai hoạt động này mang lại nguồn doanh thu lớn, đóng góp vào hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
Kho, vận tải (quốc tế và nội địa) nằm trong nhóm năm hoạt động đựơc thuê ngoài
nhiều nhất. Theo kết quả khảo sát về logistics năm 2008 của công ty SCM, hoạt động vận tải
nội địa được thuê ngoài nhiều nhất ( 100%), hoạt động kho bãi (73%), hoạt động vận tải
quốc tế (59%).
Bùi Thị Hằng – K41A3
2

×