Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.03 KB, 134 trang )

Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài hoàn thiện cơ cấu tổ chức và
phân quyền tại công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều có những mục tiêu
riêng của mình. Để mục tiêu đó có thể thực hiện được cần phải có sự lãnh đạo thống
nhất của bộ máy quản trị doanh nghiệp nhằm kế hoạch hóa, phối hợp, kiểm tra,
giám sát và điều chỉnh việc kết hợp tối ưu các nguồn lực. Tổ chức, kiện toàn cơ cấu
bộ máy quản lý là một nôi dung quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
đạt được mục tiêu đã đề ra trong chiến lược kinh doanh.
Trong quá trình kinh doanh phần lớn các nguyên nhân tạo nên tình hình quản
lý không tốt đều bắt nguồn từ công tác tổ chức bộ máy quản lý chưa đồng bộ, chưa
hợp lý. Việc tổ chức bộ máy ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đạt được của công tác
quản lý, qua đó có tác động đến toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Bởi vì bộ máy quản lý trong doanh nghiệp được coi là trung tâm đầu não đề
ra các chiến lược, sách lược phát triển cho doanh nghiệp. Kiện toàn cơ cấu tổ chức
và phân quyền đúng đắn, khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả,
nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp ổn đinh và phát triển bền vững. Do đó
xem xét đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy và phân quyền hiện hữu cho phù hợp với
đặc điểm của từng giai đoạn là công việc thường xuyên và cần thiết trong quá trình
tồn tại của doanh nghiệp.
Trong những năm qua, công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi đã không ngừng
phấn đấu và ngày càng phát triển, góp phần thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ taxi tại Hà
Nội, sử dụng tốt các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đề ra. Công ty xây dựng
cho mình những mục tiêu mà mục tiêu trước tiên là “ Không ngừng củng cố, hoàn
thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở công ty nhằm đảm bảo nhanh, đáp ứng kịp
thời cho quá trình cung cấp dịch vụ taxi theo phương châm phong cách du lịch trong
dịch vụ taxi”
Trong vấn đề giải quyết các lợi ích, cũng như các mục tiêu kinh doanh của
mình công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi đã một vài lần cải tổ cơ cấu tổ chức và
phân quyền cho phù hợp với điều kiện khách quan cũng như chủ quan trong mỗi


thời kỳ, phù hợp với điều kiện kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
i
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
taxi cho các khách hàng. Tuy nhiên việc cải tổ, chấn chỉnh đó vẫn chưa mang tính
khoa học và chiến lược dài hạn nên cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Công ty vẫn
còn nhiều điểm bất hợp lý và chưa phù hợp. Trong thời gian thực tập tại công ty, em
nhận thấy Công ty chưa có các phòng ban , bộ phận đầy đủ, sự phối hợp giữa các
phòng ban chưa thực sự hợp lý, sự quản lý còn lỏng lẻo, phân công nhiệm vụ chưa
rõ rang, trình độ chuyên môn của nhân viên chưa cao…
Nhằm đáp ứng chiến lược kinh doanh trong thời gian tới và khắc phục những
tồn tại của bộ máy quản trị hiện hành, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền
tại công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi là tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đầy đủ, năng động, phối hợp hoạt động
giữa các phòng ban nhịp nhàng, phân công nhiệm vụ rõ ràng và tăng cường đào tạo,
khích lệ động viên nhân viên. Qua đó giúp Công ty tồn tại và ngày càng phát triển
đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh trong kinh doanh, tiết kiệm chi phí, sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực, các yếu tố cấu thành trong quá trình kinh doanh.
1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài.
Nhận thức được tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức và phân quyền, qua thời
gian thực tập, tìm hiểu cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty Cổ phần
Hanoitourist Taxi, xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay của công ty, em quyết định
lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của công
ty Cổ phần Hanoitourist Taxi” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Với đề tài này, cần tập trung nghiên cứu hai vấn đề cơ bản là cơ cấu tổ chức
và phân quyền tại công ty dựa trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty.
1.2.1. Về lý luận
- Đưa ra các khái niệm cơ bản về quản trị doanh nghiệp, tổ chức, cơ cấu tổ
chức và phân quyền.

- Đưa ra các nguyên tắc trong một bộ máy quản trị. Một số mô hình cấu trúc
tổ chức cơ bản
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức và phân quyền trong doanh
nghiệp.
1.2.2. Về thực tiễn.
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
ii
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
- Thực trạng về cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty Cổ phần
Hanoitourist Taxi
- Đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn thiếu sót của công ty Cổ
phần Hanoitourist Taxi và nguyên nhân của nó.
1.2.3. Về giải pháp.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty Cổ
phần Hanoitourist Taxi
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân
quyền của công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi” là nhằm đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty Cổ phần Hanoitourist
Taxi trong thời gian tới.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở
công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi tập trung vào ba năm 2008, 2009, 2010. Trên cơ
sở đó, định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở công
ty từ năm 2011 đến 2015.
Về không gian: Hiện nay công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi hoạt động kinh
doanh trên lĩnh vực cung cấp dịch vụ taxi tại địa bàn Hà Nội. Với đề tài hoàn thiện
cơ cấu tổ chức và phân quyền của công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi, em xin tập
trung vào nghiên cứu tại lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
Về nội dung: Nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếu vào hai vấn đề chính, đó là

cơ cấu tổ chức và phân quyền. Nội dung nghiên cứu hai vấn đề này được thể hiện
qua các nội dung sau: Thứ nhất là nội dung về hệ thống lý luận cơ bản liên quan đến
cơ cấu tổ chức và phân quyền, thứ hai là thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở
công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi, thứ ba là các giải pháp nhằm hoàn hiện cơ cấu
tổ chức và phân quyền ở công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi.
1.5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục
sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung của luận văn tốt nghiệp, gồm bốn chương:
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
iii
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền
tại Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong
doanh nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng cơ cấu tổ
chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi
Chương 4: Kết luận và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân
quyền tại Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
VÀ PHÂN QUYỀN TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1 Quản trị doanh nghiệp
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản trị.
Theo tập bài giảng Quản trị học căn bản – Đại học Thương Mại: “Quản trị là
hoạt động của một hay một số người nhằm phối hợp các hoạt động của người khác
để đạt được mục tiêu. Sự phối hợp các hoạt động được thực hiện thông qua hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tỏ chức. Quá trình hoạt động
đòi hỏi sử dụng nhân tài, vật lực để đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả nhất”.

Theo cuốn Lý thuyết quản trị kinh doanh – Đại học Kinh tế quốc dân – NXB
Thống kê 1994: “Quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
iv
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
tượng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi
trường”.
Theo GS.TS Phạm Vũ Luận: “Quản trị là tổng hợp các hoạt động được thực hiện
nhằm đạt được mục đích tức là đảm bảo hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực
thực hiện của những người khác” theo cuốn Quản trị doanh nghiệp thương mại –
NXB Thống kê 2004.
2.1.2 Tổ chức và cơ cấu tổ chức
- Tổ chức
Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm
các công việc đó, định rõ chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá
nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành
công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục
tiêu chung của tổ chức.
- Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau,
có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, chuyên môn hóa theo những mục tiêu,
chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các
mục tiêu chung đã được xác định.
2.1.3 Phân quyền
- Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ được hiểu là những công việc hay những phần công việc mà các thành
viên trong tổ chức phải thực hiện để đạt mục tiêu.
- Quyền hạn.
Quyền hạn được hiểu là quyền được sử dụng các nguồn lực của tổ chức để thực
hiện các nhiệm vụ.

- Trách nhiệm.
Trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ phải hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành
đúng với yêu cầu của người giao.
- Phân quyền.
Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận hay cá
nhân trong tổ chức có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó.
2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Có rất nhiều tài liệu của các tác giả nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và phân quyền
trong doanh nghiệp, mỗi tài liệu có cách tiếp cận và quan điểm khác nhau về cơ cấu
tổ chức và phân quyền.
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
v
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
 Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (2006) - Quản trị học- NXB
Thống kê HN.
- Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức thành một
thể thống nhất, với quan hệ về nhiệm vụ và quyền hành rõ ràng nhằm tạo nên một
môi trường nội bộ thuận lợi cho sự làm việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận hướng
tới hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
- Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho những
người( bộ phận hay cá nhân) có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó.
 Theo PGS.TS Lê Văn Tâm, PGS.TS Ngô Kim Thanh (Giáo trình
Quản trị doanh nghiệp- NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
- Cơ cấu tổ chức quản trị là hệ thống các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và
phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao trách nhiệm, quyền hạn và bố
trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp.
- Phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định trong cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp. Nó là một khía cạnh cơ sở của giao phó quyền hạn trong quản trị.
 Theo Nguyễn Hải Sản (2007) - Quản trị học – NXB Thống kê
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm

nhiều công việc riêng rẽ, cũng như những công việc tập thể. Sự phân chia công việc
thành những phần việc cụ thể nhằm xác định ai sẽ làm công việc gì và sự kết hợp
nhiều công việc cụ thể nhằm chỉ rõ cho mọi người thấy họ phải cùng nhau làm việc
như thế nào.
 Bài giảng quản trị học, trường Đại Học Thương Mại:
Cơ cấu tổ chức là một tập hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan
hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm vụ và
quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chung đã được xác định
- Cơ cấu tổ chức cho phép sử dụng hợp lý các nguồn lực.
- Cơ cấu tổ chức cho phép xác định rõ vi trí, vai trò của các đơn vị, cá nhân cũng
như mối liên hệ giữa các đơn vị và cá nhân này, hình thành các nhóm chính thức
trong tổ chức.
- Cơ cấu tổ chức phân định rõ các dòng thông tin, góp phần quan trọng trong
việc ra các quyết định quản trị.
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình có liên
quan
- Đề tài 1
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
vi
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Sinh viên Phạm Thị Hiên- Lớp 39A7- Trường Đại học Thương Mại với đề tài luận
văn “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân ở Công ty Cổ phần thương mại và vận tải
Sông Đà”, năm 2007.
Tác giả đã đưa ra được hệ thống lý luận khá đầy đủ, xử lý dữ liệu khá chi tiết từ
đó đã đưa ra được những thành công, hạn chế của cơ cấu tổ chức và phân quyền
hiện tại của công ty, các giải pháp đề xuất khá chi tiết và rõ ràng. Tuy nhiên luận
văn còn có chỗ dùng từ thiếu chính xác khi phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới
cơ cấu tổ chức và phân quyền còn mang nặng lý thuyết hơn là thực tế.
- Đề tài 2
Sinh viên Phạm Ngọc Phương- Lớp 42A2- Trường Đại học Thương Mại với đề

tài luận văn “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty TNHH một
thành viên In Quảng Ninh”.
Luận văn đã xây dựng được khá đầy đủ về hệ thống cơ sở lý luận. Trên cơ sở đó,
khi phân tích thực trạng tại công ty, luận văn đã nêu nên được vấn đề tồn tại của
Công ty và đưa ra được những giải pháp như: cần xây dựng thêm phòng ban mới
đồng thời xác định rõ ràng chức năng và nhiệm vụ, tăng cường phối hợp hoạt động
giữa các phòng ban, bố trí và sử dụng hợp lý lao động theo đúng chuyên môn, đúng
bộ phận…Tuy nhiên, một số vấn đề về thực trạng phân quyền được nêu ra trước đó
vẫn chưa được tác giả giải quyết.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, ngoài những đề tài trên, cũng đã có rất nhiều
các đề tài khác nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong một doanh nghiệp
khác nhau. Tuy nhiên, chưa có đề tài luận văn nào nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và
phân quyền tại công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi. Trên cơ sở kế thừa những thành
công của những công trình nghiên cứu trước đó, em xin mạnh dạn nghiên cứu thực
trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi, từ đó
đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại công ty.
2.4 Phân định nội dung về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp
2.4.1 Cơ cấu tổ chức
2.4.1.1 Các nguyên tắc xây dựng cấu trúc tổ chức
Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải đáp ứng được một số nguyên tắc sau:
- Tính tương thích giữa hình thức và chức năng:
Khi xây dựng một cơ cấu tổ chức thì các bộ phận, các đơn vị trong cơ cấu tổ
chức phải được xây dựng nhằm thực hiện các chức năng riêng. Và hình thức phải đi
sau chức năng.
- Tính thống nhất chỉ huy
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
vii
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Mỗi cơ cấu tổ chức khi được xây dựng thì các đơn vị, bộ phận được cấu thành
đều có một quyền hạn và trách nhiệm nhất định. Các đơn vị, cá nhân chịu trách

nhiệm báo cáo trực tiếp cho nhà quản trị của mình, đảm bảo sự chỉ huy mang tính
thống nhất trong toàn bộ tổ chức, tránh tình rạng chồng chéo, mâu thuẫn.
- Tinh cân đối
Một cơ cấu tổ chức hợp lý thể hiện ở sự cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm,
cân đối về công việc giữa các đơn vị, cá nhân với nhau. Sự cân đối tạo ra sự ổn định
trong tổ chức.
- Tính linh hoạt
Trong quá trình kinh doanh, đòi hỏi cơ cấu tổ chức không được bảo thủ, trì trệ,
quan liêu mà phải luôn linh hoạt, thích ứng với những thay đổi hay biến động các
yếu tố tác động.
- Tính hiệu quả
Cơ cấu tổ chức phải đặt hiệu quả cao nhất, tức là quá trình hoạt động kinh doanh
phải đạt kết quả cao nhất, dựa trên cơ sở chi phí thấp nhất. Nguyên tắc này dựa vào
tiêu chuẩn mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về.
2.4.1.2 Một số mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản
a. Mô hình tổ chức đơn giản
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức đơn giản
- Đặc điểm: Đây là một trong những loại hình cơ cấu đầu tiên và là dạng của tổ
chức trong đó quyền hành tập trung cao độ vào tay một người. Có ít cấp quản trị
trung gian, số lượng nhân viên không nhiều. Mọi thông tin đều tập trung về cho
người quản lý cao nhất xử lý và mọi quyết định cũng phát ra từ đó.
- Ưu điểm: Bộ máy gọn nhẹ, chi phí quản lý thấp, kiểm soát và điều chỉnh dễ
dàng.
- Nhược điểm: Với mô hình tổ chức này, mỗi nhà quản trị phải làm nhiều công
việc khác nhau cùng một lúc, có thể làm cho bộ máy quản trị rơi vào tình trạng quá
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
Tổng giám đốc
Giám đốc tuyến 1 Giám đốc tuyến 2 Giám đốc tuyến 3
viii
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại

tải. Do đó, mô hình này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
việc quản lý không quá phức tạp.
b. Mô hình tổ chức chức năng
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức chức năng
- Đặc điểm: Chia tổ chức thành các “ tuyến” chức năng, mỗi tuyến là một bộ
phận hay đơn vị đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó
của tổ chức.
Các chức năng giống hoặc gần giống nhau được tập trung lại trong một tuyến chức
năng như hoạt động sản xuất, nhân sự, tài chính…
- Ưu điểm: Mô hình này thúc đẩy chuyên môn hóa kỹ năng, tạo điều kiện cho
mỗi cá nhân phát huy đầy đủ năng lực, sở trường của mình, đồng thời có điều kiện
để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Giảm bớt gánh nặng quản lý cho
người lãnh đạo chung, những công việc quản lý được chuyên môn hóa một cách sâu
sắc và thành thạo hơn. Thu hút được chuyên gia vào công tác lãnh đạo.
Mô hình này cũng sẽ giúp giảm đị sự trùng lặp về nguồn lực và vấn đề phối hợp
trong nội bộ lĩnh vực chuyên môn. Thúc đẩy việc đưa ra các giải pháp mang tính
chuyên môn và có chất lượng cao.
- Nhược điểm: Chỉ có nhà quản trị cao nhất mới có trách nhiệm về lợi nhuận còn
các nhà quản trị cấp thấp hơn chỉ có trách nhiệm với bộ phận, chức năng do mình
phụ trách. Điều này dẫn đến sự hạn chế về tầm nhìn của họ, làm giảm tính phối hợp
giữa các bộ phận chức năng và tính linh hoạt của tổ chức kém.
c. Mô hình cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – chức năng
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
Tổng giám đốc
Giám đốc chức năng
A
Giám đốc chức năng
B
Giám đốc chức năng
C

ix
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức chức năng
* Đặc điểm: Cơ cấu tổ chức loại này là sự kết hợ của hai cơ cấu tổ chức là trực
tuyến và chức năng, do đó mối liên hệ giữa cấp dưới và lãnh đạo là một đường
tahwngr, còn những bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ
dẫn, những lời dẫn dắt và kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ trực tuyến.
* Ưu điểm: Tận dụng ưu điểm của hai mô hình trực tuyến và chức năng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp theo yêu cầu của các hoạt động để hoàn thành
các mục tiêu chung, đảm bảo được sự thích nghi theo yêu cầu của khách hang
nhưng đồng thời vẫn tiết kiệm được chi phí. Phát huy năng lực, chuyên môn của các
bộ phận chức năng, đồng thời đảm bảo được quyền chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo
cấp cao trong tổ chức.
* Nhược điểm:
Cơ cấu này khá phức tạp và cần nhiều về vốn. Bên cạnh đó người lãnh đạo tổ
chức phải thường xuyên giải quyết mâu thuẫn giữa các bộ phận trực tuyến với các
bộ phận chức năng, cơ cấu chậm đáp ứng các tình huống đặc biệt có thể làm tăng
chi phí gián tiếp cho Công ty.
d. Mô hình tổ chức theo sản phẩm
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
Giám đốc
Phòng
Nhân
sự
Phòng
Kế
Toán
Phòng
chăm
sóc

khách
hàng
Phó Giám Đốc
Phòng
kinh
doanh
x
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức theo sản phẩm
- Đặc điểm: Chia tổ chức thành các “nhánh”, mỗi nhánh đảm nhận toàn bộ hoạt
động kinh doanh theo các loại hoặc nhóm sản phẩm nhất định.
- Ưu điểm: Khác với mô hình chức năng, với mô hình tổ chức theo sản phẩm
trách nhiệm lợi nhuận thuộc về các nhà quản trị cấp dưới, rèn luyện kỹ năng tổng
hợp cho họ.
Mô hình này hướng sự chú ý và nỗ lực vào tuyến sản phẩm,vừa giúp phối hợp tốt
hơn giữa các bộ phận vừa linh hoạt trong việc đa dạng hóa.
- Nhược điểm: Cần nhiều hơn nhà quản trị tổng hợp, công việc có thể bị trung
lắp ở các bộ phận khác nhau. Thêm nữa mô hình này cũng có thể dẫn đến tình trạng
khó kiểm soát, cạnh tranh nội bộ về nguồn lực.
e. Mô hình tổ chức theo khu vực địa lý
Sơ đồ 2.5: Mô hình tổ chức theo khu vực địa lý
- Đặc điểm: Mô hình này chia tổ chức thành các nhánh, mỗi nhánh đảm nhận
thực hiện hoạt động của tổ chức theo từng khu vực địa lý.Mỗi nhà quản trị sẽ đại
điện ở khu vực chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm và dịch vụ theo một vùng địa
lý cụ thể.
- Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý giúp các nhà quản trị cấp thấp
thấy rõ trách nhiệm của mình. Thêm nữa, nó được thiết kế với sự chú ý tới những
đặc điểm của thị trường địa phương, giúp tận dụng tốt các lợi thế theo vùng, quan hệ
tốt với các đại diện địa phương và còn tiết kiệm thời gian đi lại cho nhân viên.
- Nhược điểm: Do mỗi khu vực có một giám đốc nên sẽ cần nhiều nhà quản trị

tổng hợp. Công việc cũng có thể bị trùng lặp ở các khu vực khác nhau, phân tán
nguồn lực và khó khăc ho việc kiểm soát hơn.
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
Tổng giám đốc
Giám đốc sản phẩm
A
Giám đốc sản phẩm
B
Giám đốc sản phẩm
C
Tổng giám đốc
Giám đốc khu vực 1 Giám đốc khu vực 2 Giám đốc khu vực 3
xi
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
f. Mô hình tổ chức định hướng khách hàng
Sơ đồ 2.6: Mô hình tổ chức định hướng khách hàng
- Đặc điểm: Cơ cấu tổ chức theo khách hàng chia tổ chức thành các nhánh, mỗi
nhánh đảm nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ một đối tượng khách
hàng nào đó. Mỗi đơn vị khách hàng tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu của từng
nhóm khách hàng chuyên biệt.
- Ưu điểm: Tạo sự hiểu biết khách hàng tốt hơn, phục vụ các dạng khách hàng
khác nhau. Toàn bộ hoạt động của tổ chức hướng vào hoạt động bán hàng để đạt
được kết quả cuối cùng. Và rèn luyện kỹ năng tổn hợp cho các nhà quản trị.
- Nhược điểm: Cơ cấu này tạo ra nhiều sự trùng lắp ở các bộ phận khách hàng
khác nhau, khó kiểm soát và cạnh tranh nội bộ về nguồn lực.
g. Mô hình tổ chức ma trận
Sơ đồ 2.7: Mô hình cấu trúc ma trận
- Đặc điểm: Cấu trúc ma trận là cấu trúc kết hợp các cấu trúc tổ chức trên để tận
dụng các ưu điểm của mỗi loại và hạn chế tối đa những nhược điểm của chúng. Cấu
trúc mà trận có hai hệ thống chỉ huy cặp đôi (theo chức năng và theo sản phẩm hoặc

SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
Tổng giám đốc
Giám đốc khách hàng
loại 1
Giám đốc khách hàng
loại 2
Giám đốc khách hàng
loại 3
Giám đốc
kinh doanh
Giám đốc
kinh doanh
Giám đốc
kinh doanh
Giám đốc
kinh doanh
Giám đốc
kinh doanh
Giám đốc
kinh doanh
Tổng giám đốc
xii
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
theo khu vực địa lý, theo khách hàng) vì vậy tồn tại cùng lúc hai tuyến chỉ đạo trực
tuyến.
- Ưu điểm: Cho phép tổ chức đạt được đồng thời nhiều mục đích, trách nhiệm
của từng bộ phận được phân định rõ, sự phối hợp các bộ phận cũng tốt hơn. Ngoài
ra còn giúp rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị.
- Nhược điểm: Vi phạm nguyên tắc thống nhất chỉ huy, do đó tồn tại song song
hai tuyến chỉ đạo trực tuyến nên dễ nảy sinh mâu thuẫn trong việc thực hiện mệnh

lệnh và có sự tranh chấp quyền lực giữa các bộ phận.
2.4.2 Phân quyền trong doanh nghiệp
2.4.2.1 Sự cần thiết phân quyền trong doanh nghiệp
- Phân quyền giúp nhà quản trị cấp dưới gắn trực tiếp với các tình huống thực
tế hơn.
- Khuyến khích phát triển các nhà quản trị chuyên nghiệp khi việc trao quyền
hạn tương đối lớn.
- Tăng khả năng thực hiện quyền tự quản, do đó, việc thực hiện công việc được
nhanh hơn.
- Giảm áp lực về công việc đối với các nhà quản trị cấp trên, tạo điều kiện tập
trung vào các vấn đề chiến lược.
- Góp phần đào tạo cấp dưới, tạo điều kiện cho họ phát triển.
2.4.2.2 Các bước tiến hành
Bước 1: Xác định mục tiêu phân quyền
Bước 2: Tiến hành giao nhiệm vụ
Bước 3: Tiến hành giao quyền hạn cho người được giao nhiệm vụ
Bước 4: Tiến hành kiểm tra theo dõi việc thưc hiện nhiệm vụ
2.4.2.3 Các yêu cầu và nguyên tắc khi phân quyền
* Yêu cầu
- Phải biết rộng rãi với cấp dưới
- Phải sẵn sàng trao cho cấp dưới những quyền hạn nhất định (bao gồm cả
quyền ra quyết định)
- Phải tin tưởng cấp dưới
- Phải chấp nhận thất bại của cấp dưới
- Phải tổ chức, theo dõi, kiểm tra cấp dưới.
* Nguyên tắc
- Chức trách và quyền hạn rõ ràng: nhà quản trị khi giao chức trách quyền hạn
cho người dưới quyền mình, phải có quy định rõ ràng và được công bố công khai.
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xiii

Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
- Không giao quyền vượt cấp: nhà quản trị khi trao quyền, chỉ có thể trao cho
từng cấp, không thể vượt cấp
- Đảm bảo khống chế có kết quả: nhà quản trị thông qua việc định ra các tiêu
chuẩn công tác, chế độ sát hạch, chế độ báo cáo và biện pháp giám sát, đôn đốc rõ
ràng để nắm được kết quả công việc của người dưới quyền.
- Ứng biến quyền hành: nhà quản trị khi giao quyền cho cấp dưới cần phải phù
hợp với tính chất, quy mô, phương pháp kiểm soát của tổ chức cũng như khả năng
của cấp dưới.
2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh
nghiệp
2.4.3.1 Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của tổ chức.
Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định doanh nghiệp sẽ có mục tiêu và
chiến lược kinh doanh khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần có một cơ cấu tổ chức,
phân quyền phù hợp để hỗ trợ tốt nhất chiến lược kinh doanh và hiện thực hoá mục
tiêu. Muốn vậy, cơ cấu tổ chức và phân quyền phải được xây dựng, thay đổi, hoàn
thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đó, nói cách khác, khi mục tiêu và chiến lược của tổ
chức thay đổi, thì cấu trúc tổ chức phải có sự thay đổi, điều chỉnh và hoàn thiện sao
cho hợp lý và phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu và chiến lược.
2.4.3.2 Nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp
Xây dựng, thay đổi hoàn thiện một cơ cấu tổ chức được thưc hiện thông qua việc
xác định các công việc, nhiệm vụ cụ thể cần làm để thực thi chiến lược và hoàn
thành mục tiêu. Đây là cơ sở pháp lý, là căn cứ quan trọng để từng doanh nghiệp
thiết kế cơ cấu tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của
mình.
2.4.3.3. Đặc điểm về công nghệ của doanh nghiệp
Một cơ cấu tổ chức đòi hỏi phải hình thành một cách thức phân công nhiệm vụ
cũng như sự phối hợp giữa các đơn vị để thực hiện các công việc. Hay nói cách
khác, một doanh nghiệp đòi hỏi phải có một công nghệ trong công tác tổ chức, công
nghệ được sử dụng càng hiện đại bao nhiêu, thiết bị càng có xu hướng tự động hóa

cao sẽ dẫn đến cấu trúc tổ chức càng giản đơn.
2.4.3.4. Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều công việc;
nhiệm vụ cần làm; cần nhiều cấp, bộ phận (cá nhân) đảm trách; do đó, cơ cấu tổ
chức càng phức tạp.
2.4.3.5. Con người và trang thiết bị
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xiv
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Với đội ngũ quản trị viên có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức thì trong cơ cấu
tổ chức có thể giảm bớt đầu mối, giảm bớt các mối liên hệ, các bộ phận quản trị với
nhau.
Với trang thiết bị quản trị hiện đại, đầy đủ sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công
việc, vì thế mà cấu trúc tổ chức quản lý sẽ đơn giản hơn.
2.4.3.6 Yếu tố môi trường kinh doanh
Là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ taxi và bị tác
động rất nhiều từ các yếu tố môi trường kinh doanh. Các yếu tố thuộc môi trường
kinh doanh của Công ty như:
- Yếu tố kinh tế
- Yếu tố chính trị- pháp luật
- Yếu tố khoa học- công nghệ
- Yếu tố khách hàng
- Yếu tố đối thủ cạnh tranh
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xv
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng cơ
cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi.
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại
Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi

Để có thể nghiên cứu một cách rõ nét về thực trạng cơ cấu tổ chức và phân
quyền tại công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi trong luận văn của mình em sử dụng
chủ yếu hai phương pháp đó là phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân
tích dữ liệu
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Để thu thập dữ liệu sơ cấp em đã sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp
phiếu điều tra trắc nghiệm và phương pháp phỏng vấn để phân tích xử lý các dữ liệu
này.
- Phương pháp quan sát: Ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng
xử của các nhà quản trị, các nhân viên làm việc trong đơn vị thực tập.
- Phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm: Trong phần này em tập trung vào các
vấn đề như xây dựng bảng câu hỏi trắc nghiệm gồm có 3 phần như sau: Phần một
đánh giá chung về tổ chức bộ máy quản trị của công ty, phần hai và ba đề cập các
vấn đề về cơ cấu tổ chức và phân quyền đối với các nhà quản trị và nhân viên trong
công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi. Sau đó gửi phiếu điều tra tới các đối tượng
nhằm thu thập những thông tin cần thiết nhằm thực hiện cho quá trình nghiên cứu
thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty.
- Phương pháp phỏng vấn: Trong phần này em tập trung xây dựng những câu
hỏi phỏng vấn nhà quản trị của công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi nhằm làm rõ ra
các vấn đề về cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty mà các phiếu trắc nghiệm
chưa làm rõ được. Các vấn đề mà em tập trung xoáy sâu vào bao gồm các vấn đề
chưa được giải quyết nằm trong các phòng ban, các vấn đề cần giải quyết trong khía
cạnh nào. Từ việc phân tích đánh giá các câu hỏi nhằm đưa ra các giải pháp về hoàn
thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền trong Công ty.
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xvi
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là các thông tin có sẵn và có thể thu thập được từ các nguồn như

sau:
- Kết quả báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, tình hình lao
động của Công ty Cố phần Hanoitourist Taxi trong các năm 2008, 2009, 2010.
- Các đề tài nghiên cứu cấp trường: Các luận văn tốt nghiệp của các năm trước.
- Niên giám thống kê: Các giáo trình nhằm thu thập thông tin về cơ cấu tổ chức
và phân quyền trong Công ty.
- Các dữ liệu thông tin trên các Website
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Đối với các dữ liệu sơ cấp: Trên cơ sở thu thập thông tin qua các phiếu trắc
nghiệm sau đó tổng hợp các tiêu chí đánh giá để thấy được tổng quan về thực trạng
về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong công ty Cổ phân Hanoitourist Taxi. Qua
phỏng vấn các nhà quản trị Công ty có ý kiến bổ sung để phân tích thực trạng cơ cấu
tổ chức và phân quyền trong công ty.
Đối với các dữ liệu thứ cấp: Trên cơ sở thu thập được các dữ liệu thứ cấp sử
dụng phương pháp thống kê và phương pháp so sánh. Lập bảng thống kê số liệu và
các cột so sánh các chỉ tiêu về số tương đối, số tuyệt đối giữa các năm với nhau
( năm 2008 so với năm 2007, năm 2009 so với năm 2008, năm 2010 so với năm
2009) để thấy được sự khác biệt giữa các năm
Phương pháp phân tích kinh tế: Trên cơ sở các số liệu và bảng so sánh các chỉ
tiêu qua ba năm để từ đó đánh giá các nguyên nhân của sự tăng trưởng hay sự giảm
xuống trong việc cung cấp dịch vụ của Công ty.
3.2 Đánh giá tổng quan và tình hình ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
tới cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi.
3.2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi
3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hanoitourist
Taxi
Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi là doanh nghiệp được thành lập vào năm
2005 với giấy xác nhận đăng ký kinh doanh số 01002003458 do Bộ Giao thông vận
tải cấp.
Trụ sở chính: Số 105 Láng Hạ- Đống Đa – Hà Nội

SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xvii
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Tên viết tắt: Hanoitourist Taxi
Điện thoại: 0438.56.56.5
Fax: 0434568768
Trải qua nhiều năm hoạt động Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển cho
tới ngày nay. Công ty chuyên cung cấp dịch vụ taxi trên toàn thành phố Hà Nội. Với
thương hiệu Hanoitourist Taxi một đơn vị luôn đi đầu trong lĩnh vực vận chuyển
hành khách công cộng bằng xe Taxi. Công ty luôn đảm bảo độ an toàn cho các
khách hàng trong tất cả các chuyến đi bởi việc tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ
kiểm tra an toàn, bảo dưỡng, sửa chữa hàng ngày và định kỳ các phương tiện của
mình theo đúng tiêu chuẩn và trên dây chuyền hiện đại nhất của chính hãng Toyota.
Công ty có đội ngũ nhân viên điều hành và công nhân lái xe được đào tạo chuyên
nghiệp theo tiêu chuẩn của ngành dịch vụ vận tải hành khách.
3.2.1.2 Cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp.
Công ty có tổng số 320 cán bộ nhân viên với cơ cấu tổ chức như sau.
Sơ đồ 3.1: Cấu trúc tổ chức Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi
3.2.1.3 Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
Giám đốc
Phòng
Nhân
sự
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Kế
Toán

Gara 1 Gara 2
Phó Giám Đốc
Phòng
Thanh
Tra
xviii
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi là doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ
taxi trên toàn thành phố Hà Nội. Với nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực taxi do
đó thương hiệu Hanoitourist Taxi đã thấm sâu vào trong tiềm thức của người tiêu
dùng và đặc biệt là người dùng taxi ở trong khu vưc phố cổ Hà Nội. Với triết lý thỏa
mãn nhu cầu người tiêu dùng làm nhiệm vụ trọng tâm, cung cấp dịch vụ taxi theo
phong cách du lịch. Từ việc nhận thức đúng đắn công ty đã có những bước tiến
trong kinh doanh, khẳng định là một thương hiệu taxi có tên tuổi trên thị trường Hà
Nội.
3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới cơ cấu tổ chức và phân quyền tại
Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi.
Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới cơ cấu tổ chức và phân
quyền có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép ban lãnh đạo Công ty lựa chọn một cơ
cấu tổ chức và thiết lập hệ thống quyền lực, phân quyền một cách hợp lý nhất, đạt
hiểu quả cao. Dưới đây là các nhân tố thuộc môi trường trong và môi trường bên
ngoài có ảnh hưởng trong quá trình nghiên cứu luận văn.
3.2.2.1 Nhân tố bên trong
* Chiến lược và mục tiêu của Công ty: Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ taxi là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Công ty nhằm kịp thời thích ứng với chính
sách chung của Nhà nước. Mặt khác do đặc thù là ngành cung cấp dịch vụ do vậy
Công ty luôn phải có những đổi mới trong kinh doanh để có thể thích ứng nhanh với
những sự thay đổi lớn của thị trường và đặc biệt là sự thay đổi chóng mặt về thị hiếu
tiêu dùng từ phía các khách hàng. Do vậy việc đặt ra chiến lược kinh doanh cùng
mục tiêu kinh doanh đúng đắn luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các

bậc quản lý. Chính vì lý do đó Công ty luôn xác định khách hàng là mọi đối tượng
người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ taxi và đặc biệt Công ty định hướng đến thị
trường hạng sang với các dòng xe Vios và Innova nhằm mang đến cho các khách
hàng các dịch vụ tốt nhất.
Mặc dù có những đột phá trong việc đặt ra mục tiêu kinh doanh và Công ty cũng
đã thu được những thành công nhất định song đến cuối năm 2009 do việc gia nhập
Taxi Group nên Công ty đã có rất nhiều thay đổi về nhân sự cũng như các phòng
ban. Việc gia nhập Group giúp cho năng lực cạnh tranh công ty tăng gấp 10 lần.
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xix
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
Tuy nhiên cũng chính từ việc gia nhập này đã làm thay đổi toàn bộ cơ cấu bộ máy
dẫn đến năm 2009 là một năm đi xuống của toàn công ty.
* Công nghệ của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có cùng quy mô, cùng dịch
vụ cung cấp, nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại thì cơ cấu tổ
chức cũng đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Với việc hoạt động trên lĩnh vực taxi.
Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi đã trang bị các loại thiết bị văn phòng, các phần
mềm quản lý, …Tuy nhiên các loại thiết bị này đã lạc hậu. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ tới cơ cấu tổ chức của công ty.
* Quy mô của doanh nghiệp: Khi mới thành lập vào năm 2005, tổ chức của
Công ty bao gồm một giám đốc một phó giám đốc và 20 cán bộ với hơn 200 lái xe
căng ra với công việc, vừa làm, vừa học, tự bổ túc kiến thức để tự hoàn thiện mình
nhằm đảm trách được các hoạt động của công ty.
Đến nay, sau hơn 6 năm hoạt động Hanoitourist Taxi đã mở rộng quy mô, cũng
đã khẳng định được tên tuổi của mình trong làng Taxi Việt và đặc biệt là thị trường
khu vực phố cổ Hà Nội. Với việc mở rộng quy mô hoạt động như vậy, cơ cấu tổ
chức của công ty đã có rất nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Chỉ nói riêng, từ ban đầu
Công ty có chưa đến 20 người đảm đương tất cả các công việc trong công tác điều
hành, quản lý thì đến nay đã tăng lên gấp bội lần. Các phòng ban được thành lập,
được chuyên môn hóa chức năng, cơ cấu tổ chức và phân quyền được thay đổi theo

hướng thích nghi với thực tiễn sản xuất kinh doanh.
* Con người và trang thiết bị: Hiện nay trong công ty có hơn 320 cán bộ công
nhân viên, trong đó trình độ Đại học là ba mươi, năm người có trình độ cao đẳng,
còn lại là trung cấp và phổ thông trung học. Do đặc thù công việc nên công ty có
nhiều lao động phổ thông là các anh em lái xe, trình độ học vấn của đối tượng này
có hạn chế. Đối với các phòng ban cũng được chia ra các chức trách và nhiệm vụ là
khác nhau và cũng có các nhà quản lý chuyên trách. Tuy nhiên các nhà quản trị này
hầu như lại chỉ tập trung vào chức năng của phòng ban mình làm hạn chế tầm nhìn,
giảm tính phối hợp giữa các bộ phận và tính linh hoạt của tổ chức kém.
Các trang thiết bị trong văn phòng của Công ty chưa ứng dụng công nghệ hiện
đại vào hoạt động quản lý, hệ thống máy tính chưa được tích hợp với các phần mềm
quản lý hiện đại…để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc quản lý Công ty. Do
đó, tạo ra không ít khó khăn cho nhà quản trị, làm gia tăng số lao động cần thiết cho
cùng một đầu công việc.
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xx
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
3.2.2.2 Nhân tố bên ngoài
a. Môi trường chung
* Môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường, thêm nữa Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại
quốc tế WTO, điều đó có nghĩa hội nhập và toàn cầu hóa là xu thế của kinh tế Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Kinh doanh trong lĩnh vực
Taxi Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi cũng nằm trong xu thế chung của thị
trường. Năm 2010, mặc dù kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có
nhiều khởi sắc sau khủng hoảng song vẫn còn tiềm ẩn nhiểu rủi ro, đặt ra những
thách thức không nhỏ cho Công ty. Điều này càng đòi hỏi Hanoitourist Taxi càng
phải nhanh chóng hoàn thành đề án tái cấu trúc đang còn dang dở nhằm hình thành
một cơ cấu tổ chức và phân quyền thực sự hợp lý và hữu hiệu.
* Môi trường pháp luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện và

phù hợp hơn, đảm bảo sự công bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp, tạo ra môi
trường pháp lý giúp doanh nghiệp phát triển, ổn định về cơ cấu tổ chức.
Cùng với quá trình Cổ phần hóa, hệ thống các văn bản pháp lý về CPH cũng đã
liên tiếp được sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn: xác định
rõ hơn mục tiêu CPH, mở rộng đối tượng có quyền mua CPH lần đầu, cho phép sử
dụng phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp, xoá bỏ cách CPH
“khép kín” trong nội bộ doanh nghiệp, khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài
nhằm thu hút vốn từ bên ngoài xã hội, thu hút nhà đầu tư có tiềm lực, thực hiện việc
bán cổ phần ra bên ngoài bằng hình thức đấu giá, sửa đổi, bổ sung một số giải pháp
khắc phục những khó khăn bất cập để giải quyết triệt để hơn vấn đề xử lý tài chính,
lao động dôi dư, vấn đề cổ đông sáng lập, chính sách ưu đãi về thuế cho doanh
nghiệp sau CPH Và chính đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp Công
ty Cổ phần Hanoitourist Taxi thành công sau thất bại, tạo ra những biến chuyển lớn
trong cơ cấu tổ chức và phân quyền của Công ty.
* Môi trường chính trị xã hội: Việt Nam là nước có nền chính trị xã hội ổn định,
nhà nước chủ trương giao cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế quyền được tự
hạch toán để phát huy tính tự chủ của mình, luôn khuyến khích sự hợp tác phát
triển, các chính sách kinh tế, đầu tư thông thoáng …tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô.
b. Môi trường đặc thù
* Khách hàng: Khách hàng của Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi đa dạng bởi
lĩnh vực kinh doanh của Công ty là trong ngành vận tải dịch vụ Taxi, bao gồm cả
khách hàng trong nước và khách du lịch nước ngoài, khách hàng cá nhân và tổ chức
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xxi
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
có nhu cầu sử dụng dịch vụ Taxi. Mỗi loại khách hàng sẽ có nhu cầu khác nhau, đặt
ra cho Công ty bài toán phải thỏa mãn tối đa các yêu cầu khác nhau của khách hàng
đó, hình thành nhiều công việc mang tính đặc thù. Thêm vào đó, cơ cấu tổ chức và
phân quyền của công ty cũng phải được xây dựng sao cho có thể hỗ trợ hiệu quả cho

việc đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.
* Đối thủ cạnh tranh: Hiện tại trên toàn thành phố Hà Nội số lượng xe Taxi
phải lên con số hàng ngàn xe trong đó có cả xe chính hãng và các xe dù. Cụ thể hơn
Hanoitourist Taxi đang phải cạnh tranh với các hãng Taxi có tên tuổi trên thị trường
như Mai Linh, ABC, Thanh Nga… hay đó là những hãng trong cùng một Group
như Taxi CP Taxi Hà Nội Taxi 3A. Đứng trước những thách thức đó công ty cần có
những thay đổi về cơ cấu tổ chức và phân quyền để đề ra các chiến lược kinh doanh
đúng đắn, giảm thiểu chi phí lãng phí kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh và
giữ vững vị thế là một trong những doanh nghiệp Taxi hàng đầu tại Hà Nội.
3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá về cơ cấu tổ
chức và phân quyền tại Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi
3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm
Để tìm hiểu cụ thể các vấn đề còn tồn tại của công ty về cơ cấu tổ chức và phân
quyền, em đã gửi đi 15 phiếu và thu lại 15 phiếu trong đó có 5 phiếu dành cho nhà
quản trị và 10 phiếu dành cho đối tượng là nhân viên Công ty Cổ phần Hanoitourist
Taxi. Kết quả tổng hợp các phiếu điều tra này như sau:
3.3.1.1 Đánh giá chung về tổ chức bộ máy quản trị
Quan kết quả điều tra cho thấy có 86.66% ý kiến cho rằng tổ chức bộ máy quản
trị tại công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi là rất quan trọng và 13.33% số lượng còn
lại cho rằng tổ chức bộ máy quản trị là quan trọng. Trong kết quả điều tra cho thấy
có 13.33% đánh giá tình hình tổ chức quản trị tại công ty là tốt, còn lại 86.66% cho
rằng tổ chức bộ máy quản trị của công ty là khá. Từ kết quả điều tra cho thấy tổ
chức bộ máy quản trị theo đánh giá của cán bộ công nhân viên trong công ty là khá
quan trọng. Tuy nhiên tình hình tổ chức bộ máy quản trị tại Công ty Cổ phần
Hanoitourist Taxi vẫn còn chưa tốt, còn nhiều điểm bất hợp lý.
3.3.1.2 Đánh giá về cơ cấu tổ chức ở Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi là mô hình trực tuyến
chức năng rất phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xxii

Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
STT Các tiêu chí Các phương
pháp lựa chọn
Số phiếu Tỷ
lệ(%)
1
Cơ cấu tổ chức của công ty hiện
nay
Hợp lý 2/15 13.33
Chưa hợp lý 13/15 86.66
2 Số lượng phòng ban công ty
Đủ 0/5 0
Thiếu 5/5 100
3
Cần xây dựng thêm phòng ban
mới
Có 5/5 100
4 Tổ chức nơi làm việc và điều kiện
lao động`
Tốt 3/15 20
Khá 7/15 46.67
Trung bình 5/15 33.33
5
Số lượng nhân viên trong phòng
ban
Hợp lý 3/11 27.27
Chưa hợp lý 8/11 72.73
6
Thêm nhân viên trong phòng ban Có 8/11 72.73
Không 3/11 27.27

Nguồn: Kết quả điều tra của sinh viên
Bảng 3.1 : Đánh giá về cơ cấu tổ chức ở Công ty
Kết quả thống kê từ bảng trên cho ta thấy cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay
chưa ổn. Có 86.66% số người được phỏng vấn trả lời cơ cấu còn điểm bất hợp lý,
100% số người được hỏi cho rằng số lượng phòng ban còn thiếu, cần bổ sung thêm
một số phòng ban để đảm bảo cho việc phân công nhiệm vụ trong công ty. Ngoài ra
có 72.73 người trả lời rằng số lượng nhân viên trong Công ty như vậy là chưa hợp
lý.
Đánh giá tổng thể cho thấy rằng hầu như đa số các CBNV trong Công ty Cổ
phần Hanoitourist Taxi là cần xây dựng thêm phòng ban và bổ sung thêm nhân viên
tại một số phòng ban. Như vậy cơ cấu tổ chức Công ty vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
• Đánh giá về mức độ đáp ứng các yêu cầu của cơ cấu tổ chức tại Công ty.
Bảng : Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của cơ cấu tổ chức của
công ty
STT Các yêu cầu Mức độ đáp ứng
5 4 3 2 1
1 Chiến lược kinh
doanh
2/5(40%) 3/5(60%)
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xxiii
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
2 Tính tối ưu 1/5(20%) 3/5(60%) 1/5(20%)
3 Tính linh hoạt 5/5(100%)
4 Tính tin cậy 2/5(40%) 3/5(60%)
5 Tính kinh tế 5/5(100%)
Nguồn: Kết quả điều tra của sinh viên
Bảng 3.2 : Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu
( Note: Mức độ đáp ứng 5 là cao nhất và giảm dần 1 là thấp nhất)
Các dữ liệu của bảng trên cho chúng ta thấy rằng cơ cấu tổ chức của Công ty

mới chỉ đáp ứng ở mức trung bình. Yêu cầu về chiến lược kinh doanh mà cơ cấu tổ
chức đáp ứng ở mức 4 là 40% và mức 2 là 60% điều này cho chúng ta thấy công tác
hoạch định chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng mà công ty đang có. Ngoài ra
các yếu tố khác như tính linh hoạt thì tại mức 3 là mức trung bình có tới 100% số
người lựa chọn. Tương ứng con số 100% là tính kinh tế, tuy nhiên mức độ đáp ứng
là mức 2 mức độ yếu. Tựu chung lại các yếu cầu về cơ cấu tổ chức tại công ty thực
hiện là chưa tốt.
• Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu tổ chức và phân
quyền tại Công ty.
STT Tên nhân tố Mức độ ảnh hưởng
5 4 3 2 1
1 Chiến lược kinh
doanh trong từng giai
đoạn
8/15
(53.33%)
6/15
(40%)
1/15
(6.67%)
2 Nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của Công
ty
5/15
(33.33%)
7/15
(46.67%)
3/15
(20%)
3 Quy mô doanh nghiệp 9/15

(60%)
6/15
(40%)
4 Yếu tố con người
trong Công ty
10/15
(66.67%)
5/15
(33.33%)
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xxiv
Khoa Quản trị doanh nghiệpThương Mại
5 Công nghệ sản xuất
kinh doanh
13/15
(86.67%)
2/15
(13.33%)
Nguồn: Kết quả điều tra của sinh viên
Bảng 3.3 : Đánh giá về mức độ ảnh hưởng
Bảng tổng kết trên cho thấy chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn, con
người trong Công ty và quy mô Công ty được coi là những nhân tố ảnh hưởng hàng
đầu trong quá trình kinh doanh. Các nhân tố này có sức ảnh hưởng khá lớn ví dụ
như chiến lược kinh doanh trong mức độ 5 có tới 53.33% số nhân viên lựa chọn,
trong khi đó mức độ 3 chỉ có 6.67% lựa chọn. Các nhân tố như nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh cũng có sức ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức Công ty. Tuy nhiên so với
chiến lược kinh doanh, con người và quy mô doanh nghiệp thì nó vẫn ở một tầm
thấp hơn hẳn và sức ảnh hưởng cũng trong mức trung bình mà thôi.
3.3.1.3 Về phân quyền tại Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi
• Đánh giá về tình hình phân quyền tại Công ty

Bảng thống kê bên dưới cho thấy việc phân quyền tại Công ty Cổ phần
Hanoitourist Taxi. Từ bảng tổng hợp cho chúng ta thấy rằng mức độ chuyên môn
hóa công việc là chưa cao, phân công giữa các phòng ban là chưa hợp lý. Việc phân
công nhiệm vụ mới chỉ đạt trên mức khá với tỷ lệ là 80%. Việc bố trí và sử dụng
nhân viên hay phân công nhân viên theo đúng chuyên môn, chức trách là chưa thực
sự hợp lý, 100% cán bộ công nhân viên trong Công ty cho biết họ mong muốn
quyền hạn của mình tăng lên.
STT Các tiêu chí Các phương
án lựa chọn
Số
phiếu
Tỷ
lệ(%)
1
Phân công nhiệm vụ cho các phòng ban Tốt 1/5 20
Khá 4/5 80
2
Quá trình phân quyền Hợp lý 4/15 26.66
Chưa hợp lý 11/15 73.34
3
Phạm vi quyền hạn trong công ty Rõ rang 4/15 26.66
Chưa rõ ràng 11/15 73.34
4
Mong muốn mức độ quyền hạn tăng
them Có
15/15 100
5 Mức độ phối hợp giữa các phòng ban
Khá 2/5 40
Trung bình 3/5 60
6

Việc bố trí và sử dụng nhân viên ở các
phòng ban
Hợp lý 2/5 40
Chưa hợp lý 3/5 60
SV Đặng Thị Hồng Hạnh Lớp K45A3
xxv

×