1
Sinh viên: Lê Thị Hòa
Mã sinh viên: 07D140344
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện quy trình thực hiện các giao dịch mua bán qua biên giới của
Website chodientu.vn/ebay.
Chương I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Thương mại điện tử đã và đang trở thành phương thức kinh doanh mang lại nhiều
lợi ích cho nhân loại trên cơ sở sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghệ, trước
hết là công nghệ thông tin. Thương mại điện tử, vì vậy trở thành phương thức kinh doanh
đại diện cho nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa tạo điều kiện để Thương mại điện tử phát
huy những điểm mạnh như đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, vượt qua
các trở ngại về không gian và thời gian…Hiện tại, hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới
đều tham gia vào TMĐT và mức độ tập trung các nguồn lực để phát triển Thương mại
điện tử ngày càng gia tăng. Việt Nam cũng không ngoại trừ trong số đó.
Từ khi Việt Nam chính thức khai trương dịch vụ Internet vào cuối năm 1997 đến
nay sau hơn 10 năm cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông đã từng bước
được cải thiện như công nghệ băng thông rộng ADSL, đã làm cho thị trường internet
phát triển nhanh mạnh mẽ, số lượng người sử dụng Internet liên tục gia tăng, tính tới thời
điểm tháng 8 năm 2010 Việt Nam có khoảng 24,3 triệu người sử dụng Internet trong số
89,6 triệu dân, chiếm khoảng 27% tồng dân số, đứng thứ 20 trong danh sách 20 nước trên
thế giới có số người sử dụng Internet cao nhất
1
. Đây có thể coi là tiềm năng to lớn để
Việt Nam phát triển Thương mại điện tử.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, TMĐT đang tăng tốc với tốc độ chóng mặt
bất chấp khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng bình quân thương mại điện tử toàn cầu vẫn đạt
20%/năm. Năm 2010, tổng lưu lượng thương mại điện tử toàn cầu đạt 800 tỷ USD. Và dự
báo trong 5 năm tới, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam có thể tăng gấp 20 lần
1
Trích từ báo cáo thống kê số liệu tháng 8 năm 2010 của mạng Royal Pingdom ()
2
hiện nay, với giá trị giao dịch lên tới 2 tỷ USD. Mặc dù vậy, giá trị giao dịch qua thương
mại điện tử của Việt Nam hiện tại vẫn ở mức rất “khiêm tốn”.
Ngày 15/3/2011 vừa qua, Tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới eBay đã
chính thức đầu tư vào Việt Nam với thông báo mua gần 20% cổ phiếu của PeaceSoft
(Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Hòa Bình). Sự kiện này đánh dấu sự thâm nhập
sâu rộng hơn vào thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam của eBay sau hơn 2 năm kể
từ năm 2008, khi tập đoàn này bắt tay hợp tác với PeaceSoft xây dựng Cổng Thương mại
điện tử xuyên biên giới eBay.vn mở ra nhiều cơ hội cho người tiêu dùng trong nước
được mua bán trực tiếp ra nước ngoài, giúp khách hàng có thể dễ dàng mua sắm các sản
phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và độc đáo từ sàn giao dịch TMĐT lớn nhất
thế giới eBay.com mà không phải băn khoăn bởi các rào cản về ngôn ngữ, thanh toán hay
thời gian.
Nắm bắt cơ hội và với mong muốn thực hiện mục tiêu góp phần gia tăng giá trị
giao dịch qua thương mại điện tử của Việt Nam, Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm
Hòa Bình dưới sự hỗ trợ của tập đoàn eBay đang nỗ lực để mang lại sự tiện lợi tối ưu cho
khách hàng bằng cách không ngừng cải tiến website và chất lượng dịch vụ của mình.
Việc nâng cấp ebay.vn 1.0 lên phiên bản 2.0 với nhiều tính năng vượt trội, tiện dụng và
an toàn. Phiên bản mới này đưa ra nhiều cải tiến theo hướng mở rộng thị trường, đa dạng
sản phẩm và có sự liên kết chặt chẽ hơn với website Thương mại điện tử nội địa
chodientu.vn.
Được coi là một gian hàng đặc biệt của chợ điện tử, ebay.vn 2.0 mang hầu hết các
đặc trưng như: giao diện, người dùng, các tính năng cơ bản của chodientu.vn. Ebay2.0
khác biệt hoàn toàn eBay1.0 về mặt giao diện, chú trọng đến sự thoáng, đẹp và thân thiện
với người dùng. Luồng dữ liệu và thông tin về sản phẩm được phân loại hợp lý, rõ ràng
giúp người mua dễ dàng tìm thấy những mặt hàng cần mua. Ebay2.0 mở rộng hơn tính
năng “MUA NGAY” khi loại bỏ hầu hết các danh mục "Yêu cầu đặc biệt". Từ đó giúp
người mua không phải mất thời gian chờ đợi. Với sự liên kết chặt chẽ giữa người dùng
eBay và Ngân Lượng, việc thanh toán ngày càng càng được cải thiện, nhanh chóng và
tiện lợi hơn cho khách hàng khi thanh toán qua cồng thanh toán trực tuyến nganluong.vn.
3
Ngoài ra eBay2.0 còn được cải tiến về tốc độ, khắc phục được nhược điểm của eBay1.0
là luôn gặp khó khăn về đường truyền kết nối do phải liên tục gọi đến server bên Mỹ để
lấy sản phẩm. Với các biện pháp kỹ thuật tốt nhất, việc kết nối của bản eBay2.0 sẽ được
giảm nhẹ, nhanh chóng và tối ưu hơn rất nhiều. Phiên bản eBay2.0 đã mở rộng thị trường
giao dịch quốc tế và cải tiến vận chuyển từ Mỹ về Việt Nam. Theo đó, eBay2.0 không
giới hạn việc mua bán ở thị trường Mỹ như trước đây, mà sẽ chấp nhận hỗ trợ giao dịch
đến nhiều nước khác như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản Điều này tạo nên sự đa dạng
về lựa chọn hàng hóa và thị trường cho người tiêu dùng Việt Nam. Hơn thế nữa, tại
phiên bản mới này, eBay Việt Nam cung cấp một tính năng vô cùng tiện lợi cho các
khách hàng muốn vận chuyển hàng hóa từ Mỹ và các nước khác về Việt Nam. Ebay.vn
cho phép thuê địa điểm tại nước ngoài để từ đó “SHIP” hộ hàng về Việt Nam với mức
phí rẻ nhất có thể.
Thực tế cho thấy rằng lần nâng cấp này ebay 2.0 đang cố gắng hoàn thiện các quy
trình giao dịch mua bán giúp người dùng cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện, phù hợp
với thói quen và hành vi mua hàng của người Việt Nam, từ đó hoàn thiện và thúc đẩy các
giao dịch qua biên giới của người Việt Nam trên thị trường eBay toàn cầu, góp phần thúc
đẩy gia tăng giá trị giao dịch về Thương mại điện tử của Việt Nam nói riêng và phát triển
Thương mại điện tử nói chung.
1.2. Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Sau hơn 2 năm ra mắt và hoạt động, trang eBay.vn đã kết nối thị trường Thương
mại điện tử Việt Nam với hơn 40 quốc gia khác nhau với hơn 200 triệu mặt hàng trong
nước và quốc tế, xử lý hàng ngàn đơn hàng với tổng giá trị giao dịch lên tới hàng trăm
nghìn USD mỗi năm.
Có thể thấy tiềm năng phát triển của sàn giao dịch Thương mại điện tử
www.chodientu.vn/ebay là rất lớn, sự phát triển của nó đã bước đầu đánh dấu xu hướng
thương mại điện tử qua biên giới tại việt nam đang dần hình thành. Nhiều mặt hàng được
cá nhân, doanh nghiệp bán ra thế giới qua các trang web Thương mại điện tử với giá trị
cao. Thương mại điện tử qua biên giới đã mở ra cơ hội xuất nhập khẩu cho các cá nhân,
gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chứ không chỉ các doanh nghiệp chuyên
4
về xuất nhập khẩu. Về phía người tiêu dùng, các dịch vụ cung cấp tại website
www.chodientu.vn/ebay đã giúp khách hàng Việt Nam mua hàng hóa trực tiếp từ các
nước trên thế giới qua eBay qua công cụ thanh toán nganluong.vn, mà không cần có tài
khoảng Paypal, khắc phục khó khăn về việc hạn chế vùng miền đăng ký tài khoản mà
eBay tại Mỹ đưa ra.
Tuy nhiên, mặc dù sàn giao dịch Thương mại điện tử www.chodientu.vn/ebay có
những lợi thế vượt trội về Thương mại điện tử xuyên biên giới, song nếu so sánh với
những tiềm năng hiện có kết quả mà ebay Việt Nam làm được chưa thực sự hài lòng, còn
có những hạn chế về số lượng cũng như tổng giá trị các giao dịch diễn ra tại sàn.
Với mục tiêu khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có, khắc phục những hạn chế
còn tồn tại và phát triển www.chodientu.vn/ebay trở thành sàn giao dịch Thương mại
điện tử xuyên biên giới thành công thì www.chodientu.vn/ebay cần hoàn thiện quy trình
thực hiện các giao dịch mua bán qua biên giới nhằm thu hút được ngày càng nhiều người
mua và người bán, đồng thời giúp khách hàng cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện,
nhanh chóng thích nghi với thói quen và hành vi mua bán của người Việt Nam đối với
hình thức kinh doanh mới mẻ này.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện quy trình
thực hiện các giao dịch mua bán qua biên giới của Website chodientu.vn/ebay” để làm đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Hoàn thiện quy trình thực hiện các giao dịch mua bán qua biên giới của
Website chodientu.vn/ebay” được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Thứ nhất là hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao dịch thương mại điện tử và quy trình
giao dịch thương mại điện tử mua bán hàng hóa qua biên giới.
- Thứ hai là Khảo sát, nghiên cứu thực trạng quy trình thực hiện các giao dịch mua bán
qua biên giới tại website www.chodientu.vn/ebay.
- Thứ ba là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng để xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy
trình thực hiện các giao dịch mua bán qua biên giới của website
www.chodientu.vn/ebay.
5
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Là đề tài luận văn tốt nghiệp của sinh
viên nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ mang tầm vi mô, giới hạn trong một doanh
nghiệp cụ thể. Cụ thể phạm vi nghiên cứu của đề tài là phạm vi nghiên cứu lý luận, thực
trạng và đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy trình thực hiện các giao dịch mua bán qua
biên giới của website www.chodientu.vn/ebay của Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm
Hòa Bình.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Giới hạn nghiên cứu về mặt thời gian của
đề tài luận văn là số liệu được khảo sát trong suốt thời gian hoạt động từ tháng 6 năm
2008 tới năm 2011 của Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Hòa Bình, kết hợp với các
số liệu thu thập từ nhiều nguồn trong vòng 5 năm trở lại đây.
1.5. Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài các phần mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt,
tài liệu tham khảo và các thành phần phụ lục khác thì kết cấu đề tài nghiên cứu của luận
văn gồm có 4 phần chính, nội dung của mỗi phần là nội dung của mỗi chương kết cấu
nên đề tài như sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 2:Một số vấn đề lý luận cơ bản về giao dịch TMĐT và quy trình trình
thực hiện các giao dịch TMĐT
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích đánh giá thực trạng quy
trình thực hiện các giao dịch mua bán qua biên giới của Website chodientu.vn/ebay.
- Chương 4: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện quy trình thực hiện các giao dịch
mua bán qua biên giới của Website chodientu.vn/ebay.
6
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAO DỊCH TMĐT
VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH TMĐT
2.1. Khái niệm về giao dịch trong TMĐT
2.1.1. Khái niệm TMĐT
Từ khi xuất hiện cho tới nay, thuật ngữ “Thương mại điện tử” đã có nhiều cách
hiểu theo các góc độ nghiên cứu khác nhau do đó có nhiều định nghĩa về TMĐT. Dưới
đây giới thiệu một số định nghĩa TMĐT phổ biến:
Theo Emmanuel Lallana, Rudy Quimbo, Zorayda Ruth Andam, (ePrimer: Giới
thiệu về TMĐT, Philippines:DAI-AGILE, 2000) “TMĐT là việc sử dụng các phương tiện
truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo
ra, chuyển tải và định nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa
các tổ chức với cá nhân”.
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT: “TMĐT được hiểu là việc thực hiện
hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ
liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp Quốc (OECD) đưa ra định
nghĩa TMĐT: “TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền
dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”.
Tổ chức TMĐT thế giới WTO định nghĩa :”TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng
cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,
nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như
những thông tin số hóa thông qua Internet”.
Ngoài những định nghĩa trên khái niệm TMĐT còn được hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của hai thuật ngữ “thương mại” và
“điện tử”
7
Bảng 2.1.: TMĐT theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Phương tiện điện tử
Nghĩa rộng Nghĩa hẹp
Thương
mại
Nghĩa
rộng
1.TMĐT là toàn bộ các giao
dịch mang tính thương mại
được tiến hành bằng các
phương tiện điện tử.
3.TMĐT là toàn bộ các giao dịch
mang tính thương mại được tiến
hành bằng cac phương tiện điện tử
mà chủ yếu là mạng truyền thông,
mạng máy tính và Internet.
Nghĩa
hẹp
2.TMĐT là các giao dịch
mua bán được tiến hành bằng
các phương tiện điện tử.
4.TMĐT là các giao dịch mua bán
được tiến hành bằng mạng
Internet.
Như vậy, từ các định nghĩa nêu trên và sau khi xem xét khái niệm TMĐT theo
nghĩa rộng và hẹp, có thể đưa ra một khái niệm mang tính tổng quát về TMĐT, theo đó:
“TMĐT là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng
truyền thông và các phương tiện điện tử khác”.
Ở đây, giao dịch thương mại cần hiểu theo nghĩa rộng được đưa ra trong Luật mẫu
về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNICITRAL):
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát
sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan
hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: Bất cứ giao dịch nào về thương
mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phôi; đại diện
hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; bảo hiểm; thỏa thuận khai
thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh
doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt
hoặc đường bộ”.
2.1.2. Khái niệm về giao dịch trong TMĐT
Giao dịch trong TMĐT là một hệ thống bao gồm không chỉ các giao dịch liên
quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ, tạo thu nhập, mà còn là các giao dịch có khả
năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ
8
trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các
doanh nghiệp.
Giao dịch trong TMĐT vẫn dựa trên nền tảng các giao dịch thương mại thông
thường là sự thỏa thuận, sự truyền thông, hoặc sự dịch chuyển được thực hiện giữa các
thực thể hoặc đối tượng tách biêt, thường kèm theo sự trao đổi những khoản mục giá trị
như thông tin, hàng hóa, dịch vụ và tiền.
Do hoạt động với thông tin số hoác trong các mạng điện tử, TMĐT đem lại một số
có hội mới cho việc tiến hành các hoạt dộng thương mại. Nó làm cho các nhóm khác
nhau hợp tác với nhau được dễ dàng hơn. Các nhóm này có thể là các phòng, ban chia sẻ
thông tin trong nội bộ công ty nhằm lập kế hoạch một chiến dịch marketing, các công ty
phối hợp cùng nhau thiết kế và chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc doanh nghiệp
chia sẻ thông tin với khách hàng của họ nhằm cải thiện quan hệ khách hàng…
Việc tiến hành các hoạt dộng thương mại trên các mạng điện tử cũng loại bỏ một
số giới hạn vật lý nhất định. Thí dụ, các hệ thống máy tính trên Internet có thể được lắp
đặt để ucng cấp trợ giúp khách hàng 24 giờ/1 ngày và 7 ngày/ 1 tuần. Các đơn hàng đối
với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp cũng có thể được tiếp nhận bất kỳ khi nào, bất
kỳ ở đâu.
2.1.3. Sự khác biệt giữa giao dịch Thương Mại truyền thống và giao dịch TMĐT
Giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch TMĐT có nhiều điểm khác biệt
cơ bản. Để hiểu rõ sự khác biệt này, có thể xem xét quy trình mua bán một sản phẩm thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa quy trình mua bán một sản phẩm cụ thể trong
thương mại truyền thống và TMĐT
Các bước trong quy trình
mua bán sản phẩm
Thương mại truyền
thống
Thương mại điện tử
Tìm kiếm thông tin sản
phẩm
Tạp chí, tờ rơi, câtlog Trang web
Yêu cầu mua sản phẩm, gửi
yêu cầu đã chấp nhận
Dạng ấn phẩm Thư tín điện tử
Kiểm tra Catalog, giá cả Catalog Catalog trực tuyến
9
Kiểm tra tồn kho và xác
định giá cả
Fax, điện thoại Catalog trực tuyến
Lập đơn đặt hàng Dạng ấn phẩm Thư tín điện tử, giỏ hàng
Theo dõi đơn đặt hàng Dạng ấn phẩm Cơ sở dữ liệu trực tuyến
Kiểm tra tồn kho Dạng ấn phẩm, fax,
điện thoại
Cơ sở dữ liệu trực tuyến
Lịch trình phân phối Dạng ấn phẩm Thư điện tử, catalog trực
tuyến
Lập hóa đơn Dạng ấn phẩm Cơ sở dữ liệu trực tuyến
Thanh toán Các phương thức
Thanh toán truyền
thống
Các phương thức Thanh
toán trong TMĐT
Phân phối sản phẩm Nhà vận chuyển Nhà vận chuyển, các mạng
thông tin
Qua bảng so sánh trên, có thể thấy rất nhiều bước thực hiện giống nhau, tuy nhiên,
cách thức mà thông tin nhận được và chuyển tải lại khác nhau.
Về mặt công nghệ, giao dịch trên cơ sở giấy tờ truyền thống và giao dịch dựa trên
cơ sở máy vi tính khác nhau về nguyên tắc, thao tác thực hiện và những quy định về luật
pháp. Từ đó nảy sinh các vấn đề mới trong giao dịch TMĐT.
Nếu việc tạo ra, gửi và nhận một tài liệu trên giấy phức tạp, mất nhiều thời gian và
chi phí, thì việc tạo, gửi và nhận các tài liệu trên cơ sở dữ liệu trong máy vi tính rất thuận
tiện, nhanh chóng và ít tốn kém (nhanh hơn 720 lần và rẻ hơn 355 lần). Tuy vậy, một tài
liệu trên giấy khi được ký (bản gốc), đã mang tính duy nhất, và không thể sao chép. Một
tài liệu trên máy vi tính không có các tính chất này, nó có thể dễ dàng tạo ra các bản so
giống hệt và không thể phân biệt các bản sao này với bản gốc được.
Những khác nhau này dẫn đến tất yêu cầu rất khác nhau về phương pháp, về thủ
tục (cách thức) thực hiện và các chức năng về luật pháp khác nhau với giao dịch truyền
thống (trên giấy) và giao dịch TMĐT (trên cơ sở dữ liệu trong máy tính).
2.1.4. Giao dịch thương mại điện tử qua biên giới
a. Bản chất của giao dịch TMĐT qua biên giới
10
Giao dịch TMĐT qua biên giới thực chất là những giao dịch TMĐT trong đó các
hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa được diễn ra không chỉ giới hạn trong thị trường
của một quốc gia mà còn có sự mở rộng sang thị trường của những nước khác, thị trường
có sự xuất hiện của những người mua, người bán đến từ khắp mọi nơi trên thế giới và
mang tính toàn cầu.
Hình thức TMĐT qua biên giới xuất hiện không lâu sau khi TMĐT ra đời và được
biết đến phổ biến với loại hình giao dịch B2B, phát triển các sàn giao dịch B2B phục vụ
cho lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu chính là tiền thân và nguồn gốc của các giao
dịch TMĐT qua biên giới. Alibaba.com với hơn 18 triệu thành viên quốc tế đăng kí từ
hơn 240 quốc gia trên thế giới và hệ thống các đại lý đại diện tại nhiều quốc gia trên thế
giới (chẳng hạn ở Việt Nam alibaba hợp tác cùng Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ
OSB website osbholding.com) là một ví dụ điển hình về phát triển sàn giao dịch B2B góp
phần hỗ trợ tích cực cho các hoạt động xuất nhập khẩu ở Trung quốc với nhiều nước trên
thế giới. Tuy nhiên sự phát triển không ngừng của TMĐT lại mở ra rất nhiều những hình
thức kinh doanh mới mẻ, cùng với sự ra đời của TMĐT B2C, C2C việc trao đổi các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa dạng, hoạt động xuất nhập hàng hóa giữa các
quốc gia không chỉ dừng lại ở những quy mô đơn hàng lớn, bán lẻ hàng hóa qua biên giới
đã bắt đầu xuất hiện. Các tên tuổi lớn như eBay.com, Amazon.com đã mở ra cho người
tiêu dùng những lựa chọn mới về sản phẩm và hàng hóa nhập ngoại. eBay.com được
thành lập năm 1995 bởi Pierre Omidyar, ban đầu chỉ là một website đấu giá tại Mỹ, sau
đó nhanh chóng phát triển thành mạng lưới kinh doanh kết nối toàn cầu với khoảng hơn
94 triệu người sử dụng các giao dịch thương mại qua mạng eBay hiện nay.
Nội dung của các giao dịch TMĐT qua biên giới như đã trình bày ở trên là rất
rộng vì vậy với giới hạn nghiên cứu của đề tài này tác giả chỉ đi sâu phân tích những nội
dung liên quan đến mua bán hàng hóa và các giao dịch TMĐT qua biên giới ở quy mô
bán lẻ.
Hàng hóa bán lẻ được đem trao đổi và giao dịch trong TMĐT qua biên giới cũng
vô cùng phong phú và đa dạng từ sản phẩm hàng hóa hữu hình như các sản phẩm công
nghệ cao Máy tính, điện thoại, quần áo giầy dép, phụ kiện thời trang, đồ điện tử, sách các
11
loại thực phẩm chức năng đều có thể tiến hành buôn bán qua cửa khẩu dưới sự hỗ trợ của
các phương tiện điện tử hay sản phẩm hóa vô hình, các sản phẩm số hóa như âm nhạc,
phần mềm, phim ảnh có thể dễ dàng được đem ra trao đổi mua bán.
b. Lợi ích của TMĐT qua biên giới
- Lợi ích đối với người bán
Một trong những lợi ích khi tham gia kinh doanh TMĐT là giúp cho các cá nhân,
doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường, từ đó có thể xây dựng được
chiến lược sản xuất, kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của của thị trường trong
nước, khu vực và quốc tế. Hiện nay, TMĐT đang được nhiều quốc gia quan tâm, coi là
một trong những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế:
+ Trước hết, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất tại các văn phòng. Các văn phòng
không có giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu
giảm nhiều lần.
+ Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng
Internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng,
catalogue điện tử trên các trang web không những phong phú hơn mà còn thường xuyên
được cập nhật so với các catalogue in ấn khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. TMĐT
giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch.
Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, bằng khoảng
0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi
phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán điện tử
qua Internet chỉ bằng 10%-20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Trong hai yếu
tố cắt giảm này, yếu tố thời gian đáng kể hơn, vì việc nhanh chóng thông tin hàng hoá
đến người tiêu dùng (mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh
kinh doanh.
+ Ngoài lợi thế về tiết kiệm thời gian và chi phí, TMĐT cũng không giới hạn về
không gian và phạm vi kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mở ra cơ hội lớn cho các DN trong nước trong
việc tiếp cận các thị trường nước ngoài một cách hợp lý và tiết kiệm chi phí. Hiện nay, rất
12
nhiều DN đã mạnh dạn chọn kênh xuất nhập khẩu trực tuyến - kênh giao dịch quan trọng
để thực hiện những đơn hàng xuyên biên giới.
Sự bùng nổ của Internet và sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử (TMĐT)
đã khiến việc đầu tư cho website bán hàng, giới thiệu sản phẩm riêng của công ty hay
tham gia vào các hoạt động thương mại trên các sàn giao dịch TMĐT quốc tế chuyên
nghiệp và danh tiếng như Alibaba.com đối với các doanh nghiệp làm ăn với quy mô lớn;
hay eBay.com đang trở thành hướng đầu tư khôn ngoan để mở rộng các kênh bán hàng
trên toàn thế giới đối các DN vừa và nhỏ.
Ngày 17 tháng 6 năm 2008, cổng thông tin www.ebay.vn (nay là
www.chodientu.vn/ebay) chính thức đi vào hoạt động với sự hợp tác và đầu tư từ tập
đoàn eBay của Mỹ với Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Hòa Bình của Việt Nam ,
hiện là cổng thương mại trực tuyến duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ hai
chiều cho các cá nhân và DN Việt Nam có thể bán lẻ hàng hóa ra nước ngoài; hoặc với
những cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hay mua lẻ hàng hóa từ nước
ngoài về; giúp khắc phục tất cả những rào cản về ngôn ngữ, về thanh toán, giải quyết các
vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch cũng như kinh nghiệm tìm kiếm đối tác đáng
tin cậy ở những thị trường như Mỹ và một số nước khác. Đây có thể được coi là một tín
hiệu đáng mừng, chứng tỏ TMĐT đang mở ra cơ hội giao thương qua biên giới cho
những người làm kinh doanh mặc dù mua bán online trên các sàn thương mại quốc tế vẫn
còn gặp nhiều khó khăn.
- Lợi ích đối với người mua:
+ Đối với các sản phẩm hữu hình Giao dịch TMĐT qua biên giới mở ra cơ hội cho người
tiêu dùng được tiếp cận với nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có lượng cao, sản phẩm
mang thương hiệu chính gốc, có cơ hội được sử dụng các sản phẩm mới nhất công nghệ
cao nhất khi thị trường nhập khẩu trong nước chưa đáp ứng được kịp thời. Ví dụ trong
thời kỳ đầu Apple tại Mỹ tung ra dòng sản phẩm iphone hoặc máy tính bảng Ipad, các
công ty nhập khẩu trong nước với nguồn hàng còn khan hiếm rất nhiều những khách
hàng Việt Nam muốn mua nhưng không thể mua được, khi đó một trong những lựa chọn
của họ là thông qua các dịch vụ buôn bán TMĐT xuyên biên giới như site
chodientu.vn/ebay để đặt hàng hoặc nếu như có người thân tại Mỹ mới có thể mua được.
13
+ Đối với các sản phẩm số hóa như phần mềm, âm nhạc, phim ảnh, sách điện tử, thông
tin số khách hàng có thể ngồi tại nhà click chuột, tiến hành thanh toán và nhận sản phẩm
nhờ các công cụ hỗ trợ download (tải xuống) của Internet là đã có thể sử dụng được ngay
mà không phải tốn các chi phí đi lại, thời gian chờ đợi.
c. Khó khăn của TMĐT qua biên giới
Mặc dù có những thuận lợi nhất định khi thực hiện các giao dịch TMĐT qua biên
giới xong hình thức giao dịch này cũng mang đến không ít những khó khăn và ẩn chứa
những rủi ro nhất định:
+ Rào cản về ngôn ngữ là một trong những khó khăn lớn nhất khi tiến hành các
giao dịch TMĐT qua biên giới.
+ Sự tin cậy, uy tín của người bán rất khó đánh giá trong TMĐT nói chung kể cả
ngay khi đó là những giao dịch tiến hành trên thị trường giữa người mua và người bán
trong nước, mà TMĐT qua biên giới lại vượt qua giới hạn về địa lý do đó nguy cơ bị lừa
đảo đối với người mua càng gia tăng hoặc khi phát sinh các tranh chấp thương mại giữa
các quốc gia cũng rất khó giải quyết vì luật pháp ở mỗi nước là khác nhau.
+ Đối với các sản phẩm hàng hóa hữu hình khi tiến hành giao dịch qua biên giới sẽ
gặp trở ngại về các vấn đề vận chuyển, thuế quan, các thủ tục hải quan liên quan đến xuất
nhập khẩu sẽ rất phức tạp.
2.2. Các hình thức giao dịch chủ yếu qua sàn giao dịch B2C và C2C
2.2.1. Giới thiệu sàn giao dịch TMĐT B2C và C2C
Sàn giao dịch TMĐT là một thị trường trực tuyến, một “địa điểm họp chợ” được
thực hiện trên mạng Internet mà ở đó những người tham gia có thể tìm kiếm thông tin về
thị trường và sản phẩm, thiết lập các quan hệ cũng như tiến hành đàm phán và thực hiện
các giao dịch trao đổi hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao thông tin trực tuyến, chuyển tiền
điện tử, đấu giá điện tử, đấu thầu điện tử và hợp tác thiết kế, mua bán hàng hóa công
cộng, tiếp thị trực tiếp đến khách hàng…Như vậy, sàn giao dịch TMĐT thực chất là các
website mua bán hàng hóa và dịch vụ, nó được xây dựng không nhằm giới thiệu, quảng
bá hay bán hàng của một công ty riêng lẻ, cũng không để bổ sung cho hệ thống phân phối
sẵn có của một số công ty thương mại dịch vụ nào đó mà tạo ra một không gian chung
nhằm kết nối nhiều người mua và nhiều người bán lại với nhau mà không bị giới hạn bởi
không gian và thời gian. Đơn vị quản lý website không trực tiếp tham gia vào các giao
14
dịch, không chịu trách nhiệm về việc phân phối sản phẩm và quảng bá sản phẩm trên
website. Họ chỉ chịu trách nhiệm duy trì môi trường kỹ thuật cho người mua và người
bán, đồng thời điều phối các hoạt động diễn ra trong môi trường đó. Chính vì vây, khi
tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT, các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ sẽ nắm
quyền chủ động tương đối cao với những thông tin sản phẩm của mình trên sàn và có thể
tự do tương tác với khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng tham gia sàn giao
dịch với chi phí thấp hơn rất nhiều so với phương thức truyền thống.
Sàn giao dịch TMĐT có vai trò to lớn trong thương mại hàng hóa và dịch vụ nói
riêng và trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung. Do yêu cầu tiếp
cận và xử lý thông tin trực tiếp nhanh chóng giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và giữa
doanh nghiệp với khách hàng, giữa khách hàng với khách hàng trong quá trình mua bán
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã tạo nên những khác biệt nhất định và tạo ra các loại hình
giao dịch khác nhau. Dựa trên những đặc trưng của từng loại hình giao dịch, TMĐT được
phân chia thành các loại hình giao dịch như sau:
Bảng 2.3: Phân loại giao dịch TMĐT
Người bán
Người mua
Doanh nghiệp
(Business)
Người tiêu dùng
(Consumer)
Chính phủ
(Govemment)
Doanh nghiệp
(Business)
B2B
(Business to
Business)
B2C
(Business-to-
Consumer)
B2G
Người tiêu dùng
(Consumer)
C2B C2C
(Consumer to
Consumer)
C2G
Chính phủ
(Govemment)
G2B G2C G2G
Trong đó, các loại hình giao dịch B2B; B2C và C2C là các loại hình chiếm tỷ
trọng lớn nhất và được đề cập nhiều nhất trong TMĐT.Do giới hạn nghiên cứu đề tài này
sẽ chủ yếu trình bày lý thuyết về hai hình thứcgiao dịch B2C và C2C:
- Thương mại điện tử B2C
15
B2C là viết tắt của thuật ngữ Business To Consumer- mô hình kinh doanh thương
mại điện tử trong đó các giao dịch thương mại diễn ra (trao đổi tiền lấy hàng hóa hoặc
dịch vụ) được một doanh nghiệp tiến hành với người tiêu dùng cuối cùng thông qua
mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. Đây là khái niệm
B2C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tập đoàn Oracle, trong tài liệu “Application Developers Guide” (2000), định
nghĩa TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) là “một thuật ngữ mô tả sự
giao tiếp giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc bán hàng hoá và dịch
vụ”.Tuy nhiên, tập đoàn Sybase đưa ra định nghĩa TMĐT B2C là “khả năng của doanh
nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm, hàng hoá, sự hỗ trợ và thông tin trực tiếp cho
người tiêu dùng cá nhân trên Internet”.Cũng trong hoàn cảnh tương tự, IBM định nghĩa
TMĐT B2C là “việc sử dụng các công nghệ trên cơ sở Web để bán hàng hoá, dịch vụ cho
một người tiêu dùng cuối cùng”. Ba định nghĩa đưa ra trên đây có điểm tương đồng là
cùng xem xét B2C dưới dạng “sự giao tiếp giữa”, “khả năng của” và “việc sử dụng”,
khác hẳn cách hiểu được sử dụng phổ biến hiện nay mô tả TMĐT B2C đơn giản là “việc
bán hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng” . TMĐT
B2C bao gồm cả việc bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ; đồng thời bao gồm cả việc trao
đổi thông tin hai chiều giữa người sử dụng (người tiêu dùng) và hệ thống thương mại
(doanh nghiệp).
So với TMĐT B2B, TMĐT B2C có sự đang dạng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như
một số mô hình kinh doanh như: Cổng nối (Portal) như Google, Yahoo, …Nhà bán lẻ
điện tử (e-Tailer) như Dell, Amazon, …Nhà cung cấp nội dung (Content Providers) như
Nhacso.net, VNExpress …Nhà trung gian giao dịch (e-Broker) như Vatgia.com,
Marofin.com …Nhà tạo thị trường (Market Creator) như Chodientu.vn
- Thương mại điện tử C2C
C2C là viết tắt của thuật ngữ Consumer to Consumer, là hình thức TMĐT giữa
những người tiêu dùng với nhau. Loại hình thương mại điện tử này được phát triển bởi sự
tăng trưởng của thị trường điện tử và xuất phát từ 3 dạng sau:
+ Đấu giá trực tuyến.
+ Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt).
16
+ Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như Yahoo,
Skype,Window Messenger,AOL
2.2.2. Các hình thức giao dịch chủ yếu qua sàn giao dịch B2C và C2C
2.2.1. Mua ngay (Buy it now)
Là hình thức giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay và trả tiền ngay sau khi
ký kết hợp đồng. Khái niệm mua ngay ở đây thường là từ một đến hai ngày làm việc kể
từ sau ngày ký kết hợp đồng và giá mua ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên
thị trường, người mua có thể xác định giá trị của khối lượng hàng hóa mà mình muốn
mua ngay sau khi xem xét mặt hàng đó. Do đó, hình thức mua ngay được xem là hình
thức giao dịch gốc, còn các hình thức giao dịch khác là các loại hình giao dịch phát sinh,
tức là được bắt nguồn từ hình thức mua ngay bởi vì giá cả áp dụng cho các hợp đồng
mua ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu về hàng hóa tại sàn giao dịch,
trong khi đó, giá cả áp dụng cho các hợp đồng trong những hình thức giao dịch còn lại
không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường mà được bắt nguồn
bởi tỷ giá hối đoái và sự biến động của lãi suất trên thị trường hoặc một số yếu tố khác
thuộc về tâm lý chủ quan của người mua và người bán.
Hình thức mua ngay rất phổ biến đối với các website hoặc sàn giao dịch B2C,
C2C, các website bán lẻ điện tử khi các mặt hàng được trưng bày dưới hình thức các
catalog điện tử và giá cả của hàng hóa được hiển thị ngay khi người xem click vào sản
phẩm hoặc trong giỏ mua hàng của khách hàng.
2.2.2. Đấu giá điện tử (online auction)
Bán đấu giá từ lâu đã là hình thức kinh doanh, mua bán quen thuộc đối với các nền
kinh tế phát triển trên thế giới. Nó được xem là một phương thức bán hàng đặc biệt,
được tổ chức công khai tại một địa điểm nhất định tại đó sau khi xem trước hàng hóa,
những người đến mua tự do cạnh tranh giá cả và hàng hóa sẽ được bán cho người nào trả
giá cao nhất.
Từ định nghĩa trên cho thấy về mặt bản chất, đấu giá trực tuyến được tổ chức trên
những nguyên tắc như đấu giá truyền thống. Điểm khác biệt cơ bản là đấu giá trực tuyến
17
diễn ra trên mạng Internet. Ngày nay, cùng với sự phát triển của TMĐT, đấu gia được
mở rộng hơn rất nhiều và phát triển lên một bước mới.
Để đưa hàng lên bán tại một website đấu giá, chủ hàng hoặc phải là chủ website
hoặc phải trả một khoản phí nhất định cho mỗi mặt hàng của mình. Những mặt hàng
được lựa chọn đem đấu giá thường được đi kèm với các thông tin liên quan và tuân thủ
những nguyên tắc nhất định để có thể bán đấu giá được như số lượng rất hạn chế, không
sản xuất đại trà, tính độc đáo, tính lịch sử, văn hóa hoặc tính cá nhân của sản phẩm…
còn để mua hàng tại các website đấu giá, trước hết người mua sẽ lựa chọn các mặt hàng
mình muốn theo các catalog được trình bày rõ ràng tại các website. Sau khi lựa chọn mặt
hàng muốn mua, người mua sẽ phải tham gia đấu giá với những người mua khác bằng
cách điền vào một form cho trước, trong đó có những thông số tối thiểu như đặt giá cho
mặt hàng muốn mua và số lượng muốn mua đối với mặt hàng đó. Hệ thống máy tính của
sàn giao dịch sẽ tự động làm việc và khi thời hạn đấu giá kết thúc, đơn mua chiến thắng
sẽ được thông báo rõ ràng.
Như vậy bằng việc ứng dụng các phương tiện điện tử, việc tham gia đấu giá trên
sàn giao dịch điện tử đã đem lại rất nhiều lợi ích. Lợi ích của nhà cung cấp thị trường
đấu giá là ở việc bán cơ sở công nghệ, phí giao dịch, và quảng cáo. Lợi ích đối với người
cung cấp và người mua là hiệu quả tăng và tiết kiệm thời gian, không cần phải đi lại cho
đến khi giao dịch được thiết lập, mở nguồn trên toàn cầu. Vì chi phí thấp nên nó trở nên
khả thi để chào bán một khối lượng hàng hóa nhỏ có giá trị thấp như hàng tồn kho, đồ
cổ, bộ sưu tập (tem, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản cao cấp, các mặt hàng đã
qua sử dụng, sản phẩm thương mại …và các cuộc bán đấu giá cưỡng ép (thanh lý, phát
mại).
Một trong những website nổi tiếng về đấu giá điện tử có thể kể đến như ebay.com;
Ya!hoo auctions; Amzon auctions.
2.2.3. Mua theo yêu cầu
Đối với một số mặt hàng có giá trị thường xuyên thay đổi hoặc tùy thuộc vào số
lượng mà người mua đặt mua hoặc có những yêu cầu đặc biệt đối với sản phẩm đó. Khi
đưa các sản phẩm này ra các catalog điện tử, giá của sản phẩm chưa được ấn định. Nó chỉ
18
được xác định khi người mua xác nhận yêu cầu về số lượng và mô tả chi tiết sản phẩm và
gửi cho người bán, để người bán gửi lại chính thức giá trị giao dịch của hợp đồng. Sau
khi người bán gửi lại báo giá chính thức và người mua chấp nhận thì giao dịch mới được
thực hiện.
2.3. Quy trình thực hiện các giao dịch cơ bản trong thương mại điện tử B2C và C2C
2.3.1. Thu hút khách hàng trong TMĐT
Thu hút khách hàng bao gồm các hoạt động khác nhau như quảng cáo, phiếu mua
hàng có thưởng, xúc tiến bán hàng, bán hàng và các cơ chế tương tự. Các hoạt động trên
có mục đích xây dựng hiểu biết của khách hàng về thương hiệu, thu hút khách hàng và
gợi cho khách hàng mong muốn mua hàng. Nói rộng hơn, các hoạt động này là tạo nên
các bộ phận của chuỗi giá trị thương mại, các hoạt động thông thường để thu hút khách
hàng trong TMĐT có thể được sử dụng là:
- Quảng cáo: Trên Internet, quảng cáo có nhiều dạng bao gồm banner quảng cáo tại các
website phổ biến, quảng cáo qua thư điện tử, hoặc đơn giản là quảng cáo qua các công cụ
tìm kiếm phổ biến (SEO hay Search Engine). Quảng cáo thường khá tốn kém đối với
người bán lẻ, nhưng nó có thể trở thành nguồn thu nhập đối với người kinh doanh thương
mại thông tin.
- Phiếu mua hàng có thưởng: Phiếu mua hàng có thể là một phần của quảng cáo, hoặc
có thể được cấp phát tại quầy thu tiền để khích lệ hoạt động mua hàng. Phiếu mua hàng
có thưởng được sử dụng để nhấn mạnh sự hiện diện của một sản phẩm nào đó, hoặc
khích lệ khách hàng thử mua một sản phẩm mới xuất hiện. các phiếu mua hàng có thưởng
số hóa áp dụng trên Internet có thể được liên kết trực tiếp với một dịch vụ giao dịch.
- Bán hàng: Bán hàng ở đây muốn nói đến việc áp dụng giá bán đặc biệt trong một
khoảng thời gian giới hạn, với một số lượng hàng mua giới hạn. Bán hàng được sử dụng
như một hình thức xúc tiến thương mại để xây dựng cơ sở khách hàng và nâng cao nhận
biết của khách hàng về sự có mặt của sản phẩm (kết hợp với quảng cáo), đồng thời cũng
là cách thức làm giảm tồn kho, đặc biệt là sau những ngày lễ lớn.
- Xúc tiến: Bán hàng và phiếu mua hàng có thưởng là các ví dụ về xúc tiến, nhưng một
hoạt động xúc tiến có thể là rất phức tạp. Ví dụ, một hoạt động xúc tiến bán hàng có thể
19
bao gồm việc đưa ra giá đặc biệt cho một tập hợp gồm nhiều hàng hoá khác nhau như các
dụng cụ thể thao vợt tennis có thể đi kèm với giày thể thao, áo sơ mi đi kèm với cà vạt…
- Chương trình cho các khách hàng thường xuyên: Các chương trình khách hàng
thường xuyên áp dụng các hoạt động nhằm khuyến khích đối với khách hàng thường
xuyên ví dụ như tặng coupon đối với khách hàng mua nhiều mua thường xuyên. Thực
hiện có hiệu quả các hoạt động này tại các điểm bán lẻ sẽ gắn kết ngày càng nhiều khách
hàng với cửa hàng.
- Marketing một tới một: Các nhà bán lẻ luôn cố gắng nhiên cứu khách hàng của họ. Với
một cơ cấu hàng hoá đã cho, các nhà bán lẻ cạnh tranh với nhau trên cơ sở mức độ đảm
bảo tính thuận lợi, giá cả và chất lượng dịch vụ. Internet loại bỏ yếu tố thuận lợi về địa lý,
và cạnh tranh trên cơ sở giá cả là rất khó khăn, lĩnh vực cạnh tranh còn lại là chất lượng
dịch vụ. Hiểu biết nhiều về khách hàng sẽ giúp nhà bán lẻ cung cấp cho khách hàng dịch
vụ chất lượng cao. Marketing một tới một nói chung có nghĩa là tùy biến hóa một hệ
thống marketing thích hợp với phục vụ từng khách hàng cụ thể. Nó bao gồm các vấn đề
như tạo lập cơ sở dữ liệu về khách hàng, tạo nội dung và hình thức marketing thích ứng
với từng khách hàng- người sử dụng máy vi tính.
2.3.2. Tương tác với khách hàng trong TMĐT
Nếu như trong Thương Mại truyền thống tương tác với khách hàng được thực hiện
thông qua hệ thống các cửa hàng, showroom và những người bán hàng trực tiếp tại cửa
hàng để giới thiệu cho người mua các sản phẩm mà họ cung cấp hoặc trả lời những thắc
mắc của khách hàng về sản phẩm, thanh toán tiền mua sản phẩm hoặc trả lại sản phẩm thì
tương tác trong TMĐT lại được xem là sự tương tác giữa người dùng vả bản thân hệ
thống website.
Tính tương tác với hệ thống website bao gồm từ việc thiết kế bố cục website, tìm
kiếm sản phẩm, sắp xếp danh mục các mặt hàng, điều hướng, thiết kế các catalog điện tử
để khách hàng có thể quan sát, xem xét và hướng tới hành động mua sản phẩm. Nó cũng
bao gồm những hoạt động tương tác và hỗ trợ khách hàng khi gặp những khó khăn trong
tiến trình thực hiện một giao dịch thông qua việc giao tiếp với các nhân viên của hệ thống
qua các công cụ hỗ trợ trực tuyến mà website có thể cung cấp. Chẳng hạn hệ thống câu
20
hỏi FAQ, hỗ trợ trực tuyến qua hotline bằng điện thoại, công cụ chát Ya!hoo, Skype hay
thông tin phản hồi qua email…
2.3.3. Đặt hàng trong TMĐT
Các chức năng thực hiện đơn đặt hàng phù hợp cho mua bán lẻ bao gồm các loại
hoạt động sau:
- Giỏ mua hàng hoặc chức năng đơn đặt hàng tổng hợp: Trên Internet, “giỏ mua hàng”
là một cơ sở dữ liệu logis về các loại hàng hóa mua bán. Giỏ mua hàng có thể bao gồm cả
việc tạo khả năng cho người mua có thể thay đổi số lượng hoặc các đặc trưng khác của
hàng hóa, và có khả năng chứa các siêu liên kết ngược trở lại trang catalog mà từ đó hàng
hóa này xuất phát. Một giỏ mua hàng điện tử cũng có khả năng tích lũy các phiếu mua
hàng (coupon) và chứa các hàng hóa từ nhiều người bán khác nhau để thuận lợi cho việc
so sánh khi mua bán.
- Hiệu lực của đơn đặt hàng: Hiệu lực của đơn đặt hàng sẽ dựa trên cơ sở là các điều
kiện và những nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp. Có khi đơn đặt hàng có thể có
hiệu lực ngay sau khi người mua click vào lệnh gửi đơn đặt hàng trên form và ngay lập
tức nhận được email xác nhận của nhà bán lẻ chấp nhận đơn đặt hàng. Có trường hợp đơn
đặt hàng sẽ có hiệu lực trong những khoảng thời gian nhất định, sau khi khách hàng tiến
hành thanh toán (cho một bên trung gian thanh toán) thì đơn đặt hàng mới có hiệu lực.
- Áp dụng phiếu thưởng coupon và các khấu trừ khác: Phiếu thưởng và các hình thức
khuyến mại khác như các chương trình hấp dẫn khách hàng và chiết khấu số lượng
thường được áp dụng một cách logis trong bán với số lượng lớn và tần suất mua thường
xuyên.
- Bán hàng bổ sung: Có thể chào mời khách hàng mua các hàng hóa bổ sung, phụ thuộc
vào nội dung hiện tại của giỏ mua hàng hoặc lần mua trước và hành vi mua hàng của
khách hàng. Khả năng đề cập tới sau chỉ thể hiện khi xác định được người mua, trong khi
đó thẻ mua hàng có thể vô danh hoặc có đăng ký. Bán một chiếc điện thoại có thẻ nhớ 1
Gb có khả năng hỗ trợ thẻ nhớ 2Gb có thể dẫn đến khản năng chào mua chiếc thẻ nhớ
2Gb.
21
- Tính tiền thuế mua hàng và thuế khác: Thuế mua hàng yêu cầu hệ thống các nguyên
tắc phức tạp gắn với phân loại thuế sản phẩm, quy định về trả thuế đối với người mua
hàng, địa dư và quy định về trả thuế đối với người bán hàng. Sẽ là rất phức tạp nếu đó là
những sản phẩm mua bán thông qua xuất nhập khẩu. Một hệ thống thương mại Internet
phải xử lý đúng tính phức tạp này.
- Tính chi phí vận chuyển và giao hàng: Trong trường hợp hàng hóa được người bán
đưa đến nơi người mua hàng, Chi phí vận chuyển có thể được đưa vào giá hàng, nhưng
thông thường được tính như tiền phụ trả. Có một số hình thức giao hàng thông qua các
bên trung gian thứ 3 như chuyển phát nhanh, gửi hàng qua bưu điện tùy theo yêu cầu của
người mua sẽ phải chịu thêm các khoản phí vận chuyển. Khoản phí này sẽ phụ thuộc vào
số lượng hàng hóa, trọng lượng và giá trị của chúng.
- Giới thiệu đơn đặt hàng đã tính toán xong cho khách hàng biết: Người mua phải
được biết họ đã chọn mua cái gì và với giá như thế nào. Việc giới thiệu này giúp xây
dựng sự chấp nhận của khách hàng đối với một môi trường thương mại mới, cũng như
làm giảm lượng hàng phải đem trả lại do bị từ chối và các tranh cãi liên quan đến chi phí.
Khi đơn đặt hàng đã có hiệu lực, người mua sẽ lựa chọn cơ chế thanh toán phù hợp.
Trong trường hợp đó, việc lựa chọn cơ chế này có thể được coi như một phần của đơn đặt
hàng.
2.3.4. Thanh toán trong TMĐT
TMĐT B2C, C2C các hình thức thanh toán phổ biến thường được sử dụng là:
- Trả tiền mặt
- Thanh toán qua thẻ tín dụng
- Chuyển khoản ngân hàng
- Thanh toán qua cổng thanh toán trung gian, dưới dạng các ví tiền điện tử
2.3.5. Thực hiện đơn hàng trong TMĐT
- Việc thực hiện được quy về quá trình phân phối hàng hóa mà khách hàng đặt mua đến
địa điểm cần thiết, bao gồm các bước như sau:
+ Chuyển thông tin đơn đặt hàng từ điểm bán đến kho hàng;
+ Bao gói, ghép đơn hàng để vận chuyên;
22
+ Vận chuyển và phân phối.
- Đối với hàng hóa vật thể, ngoại trừ bước đầu tiên, TMĐT có chung các vấn đề phải thực
hiện như các hình thức thương mại truyền thống khác. Tuy nhiên, việc nhập đơn hàng
(order entry) có thể thực hiện bằng những cách khác nhau trong TMĐT:
+ Doanh nghiệp nhỏ: Sự có mặt trang web của các doanh nghiệp nhỏ có thể được duy trì
thông qua các dịch vụ đăng cai (hosting serice) nằm ở nơi cách xa doanh nghiêp. Đơn
hàng sau khi tới sẽ được chuyển trở lại đến bộ phận thực hiện của doanh nghiệp. Điều
này có thể được thực hiện bằng fax, thư tín điện tử thông thường hay mã hóa, hoặc qua
việc tập hợp một danh sách trực tuyến các đơn hàng chưa được thực hiện.
+ Doanh nghiệp vừa: Một doanh nghiệp có quy mô vừa, đặc biệt là doanh nghiệp đã
được trang bị hệ thống kinh doanh qua đơn đặt hàng bằng thư điện tử, có thê mong muốn
tích hợp các đơn nhận được qua Internet với các đơn khác. Việc tích hợp này có thể được
tiến hàng bằng tay hoặc tự động, phụ thuộc vào khối lượng các đơn đặt hàng.
+ Doanh nghiệp lớn: Doanh nghiệp lớn khi tham gia vào TMĐT hầu hết sẽ mong muốn
tích hợp dòng đơn đặt hàng trên Internet với các dòng đơn khác. Sự tích hợp này có thể
thực hiện ở dạng liên kết trực tiếp giữa thiết bị giao dịch Internet và hệ thống quản trị đơn
đặt hàng đang tồn tại của doanh nghiệp, hoặc với hệ thống thủ tục phục hồi sai sót (error
recovery procedures).
- Quan hệ giữa thanh toán và thực hiện: Nhìn chung, việc thanh toán chưa được thực
hiện cho đến khi người bán chuẩn bị sẵn sàng phân phối hàng hóa. Khi thẻ tín dụng được
sử dụng để thanh toán, các quy định của hiệp hội thẻ tín dụng mặc dù cho phép thanh
toán có thể xảy ra vào thời điểm và thời gian bán hàng, vẫn yêu cầu việc tiến hành thanh
toán kéo theo sự dịch chuyển ngân quỹ chỉ được phép xảy ra trong thời gian vận chuyển.
Điều này có nghĩa là hoặc phải có thông báo từ bộ phận dịch vụ thực hiện đến bộ phận
thanh toán, hoặc giải quyết thanh toán phải là một phần việc của bộ phận dịch vụ thực
hiện.
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Quy trình thực hiện các giao dịch mua bán
qua biên giới.
2.4.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước
23
Trong thời điểm hiện tại, trong nước hiện có rất ít những tài liệu hay công trình
nghiên cứu khoa học trực tiếp nào nghiên cứu cụ thể về quy trình thực hiện các giao dịch
mua bán trong thương mại điện tử nhất là những giao dịch qua biên giới dưới hình thức
bán buôn lẫn bán lẻ. Một số công trình điển hình đề cập tới các hình thức giao dịch trong
thương mại điện tử có thể kể tới:
Cuốn “Giao dịch Thương mại điện tử - một số vấn đề cơ bản” của tác giả PGS -
TS Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam, Trường ĐH Thương Mại, NXB Chính trị Quốc
Gia, 2002 : Trình bày những lý thuyết và nền tảng căn bản của TMĐT, các yếu tố kỹ
thuật, các quy trình thao tác cơ bản của giao dịch TMĐT.
Cuốn “Giáo trình TMĐT căn bản” của tác giả TS Trần Văn Hòe, Trường ĐH Kinh
Tế Quốc Dân, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân, 2007: Trình bày những lý thuyết căn bản về
TMĐT, các phương thức giao dịch tại các sàn giao dịch TMĐT, thị trường điện tử, thanh
toán và các ứng dụng của TMĐT.
Tại các trường Đại học ở Việt Nam đã triển khai đào tạo chuyên ngành TMĐT
cũng chủ yếu tập trung nghiên cứu rất khái quát về quy trình thực hiện giao dịch TMĐT
trong các hình thức giao dịch B2B và B2C, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ mang tính
chất giới thiệu.
Ở Việt Nam mô hình sàn giao dịch kết hợp giữa hình thức B2C và C2C chưa xuất
hiện nhiều rất khó để phân biệt rạch ròi những mô hình kiểu kết hợp này, hơn nữa những
sàn giao dịch cung cấp dịch vụ mua bán lẻ hàng hóa qua biên giới là rất hiếm.
www.chodientu.vn/ebay có thể coi là trường hợp đầu tiên và cũng là duy nhất tính cho tới
thời điểm hiện nay. Trong báo cáo TMĐT Việt Nam hàng năm do cục TMĐT và CNTT-
Bộ Công Thương tổng hợp và công bố chưa có một số liệu cụ thể và chính thức nào
thống kê về giá trị những giao dịch mua bán hàng hóa của TMĐT qua biên giới.
Bài báo “eBay mua 20% cổ phiếu của công ty PeaceSoft” đăng trên thời báo kinh
tế Việt Nam ra ngày 15/03/2011 đưa ra những nhận xét đánh giá về
những tiềm năng về việc tập đoàn eBay tiếp tục đầu tư vào PeaceSoft để phát triển cổng
thông tin www.chodientu.vn/ebay mở ra cơ hội đáp ứng nhu cầu về TMĐT phục vụ mọi
yêu cầu về khảo giá, mua sắm, bán lẻ, quảng cáo và thanh toán trực tuyến cho các cá
24
nhân và doanh nghiệp Việt Nam đồng thời tạo cơ sở kết nối thực hiện những cơ hội giao
thương với các thị trường nước ngoài mang lại cơ hội lớn cho cá nhân, doanh nghiệp mua
hàng và bán hàng Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu của eBay với hơn 94 triệu người
dùng.
2.4.2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới
Lý thuyết về thương mại điện tử đã được hình thành trước khi nó xâm nhập vào
Việt Nam do vậy nó đã được các nhà khoa học, chuyên gia trên toàn thế giới nghiên cứu
từ lâu do vậy có nhiều công trình nghiên cứu có đề cập tới nội dung là các giao dịch
TMĐT B2C; C2C và những vấn đề liên quan tới bán lẻ điện tử, đấu giá trực tuyến…Một
số công trình nổi bật có thể kể tới như:
- Cuốn sách “Elictronic Commerce - A Managerial Perspective 2006”, NXB
Prentice Hall, Tác giả: Efraim Turban; Dave King, Jae Lee, Dennis Viehland: cung cấp
một phương pháp tiếp cận toàn diện để quản lý thương mại điện tử, có đề cập tới khái
niệm mô hình TMĐT C2C, sàn giao dịch TMĐT C2C, đấu giá trực tuyến, cũng như đánh
giá toàn diện về sự phát triển của mô hình sàn giao dịch TMĐT ebay.com
- Cuốn “Electronic Retailing” của tác giả Charles Denis, Tino Fenech, NXB
Routledg, 2004 : Trình bày những phương thức bán lẻ điện tử.
- Cuốn “Stractegic Management of Electronic Business” của tác giả Judy McKay,
2004: Trình bày về lý thuyết kinh doanh, chuỗi giá trị và những chiến lược kinh doanh
trong thương mại điện tử.
- Bài viết: Introduction and method: ebay, the World’ Online Marketplace
®
của
Andrea Dougherty O’Naghten giới thiệu tổng quan về mô hình phát triển và các hình
thức giao dịch của tập đoàn eBay.
25
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH
MUA BÁN QUA BIÊN GIỚI CỦA WEBSITE CHODIENTU.VN/EBAY
3.1. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài
luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu như sau:
a. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Phiếu điều tra: Gửi cho các nhân viên phụ trách sàn giao dịch TMĐT
www.chodientu.vn/ebay và một số khách hàng đã mua hàng qua sàn giao dịch qua sàn
giao dịch TMĐT www.chodientu.vn/ebay
+ Nội dung điều tra: Thực trạng quy trình thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa qua
biên giới của website www.chodientu.vn/ebay
+ Cách thức tiến hành: Các phiếu điều tra sau khi được thiết kế sẽ được gửi tới các nhân
viên phụ trách và các khách hàng của sàn giao dịch TMĐT www.chodientu.vn/ebay dưới
sự giới thiệu của Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Hòa Bình theo đường email hoặc
gặp trực tiếp. Các nhân viên và khách hàng sau khi trả lời phiếu điều tra sẽ gửi trả lại và
số liệu sẽ được tổng hợp, xử lý rồi đưa vào cơ sở dữ liệu của phần mềm SPSS để xử lý và
phân tích tiếp nhằm đưa ra các đánh giá chính xác và phù hợp nhất với mục tiêu nghiên
cứu.
+ Ưu nhược điểm của phương pháp sử dụng phiếu điều tra:
Ưu điểm: Nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả cao.
Nhược điểm: Các nhân viên và khách hàng có quyền từ chối trả lời phiếu điều tra hoặc
đưa ra thông tin không chính xác trong phiếu điều tra.
+ Đối tượng mẫu nghiên cứu: Nhân viên và khách hàng của sàn giao dịch TMĐT
www.chodientu.vn/ebay.
Nhân viên tại sàn giao dịch TMĐT www.chodientu.vn/ebay: 12 phiếu
Khách hàng tại sàn giao dịch TMĐT www.chodientu.vn/ebay: 16 phiếu.
+ Số lượng phiếu điều tra: