Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền tại công ty cổ phần Xa Lộ 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.23 KB, 39 trang )

Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
quản lý vốn bằng tiền tại công ty cổ
phần Xa Lộ 4
Nguyễn Thị Huế- K45D6
1
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VBT Vốn bằng tiền
TSDH Tài sản dài hạn
TCDN Tài chính doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSLD Tài sản lưu động
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền tại công ty cổ phần
Xa Lộ 4
Chương I: Tổng quan nghiên cứu quản lý vốn bằng tiền tại doanh nghiệp.
1.1 Tính cấp thiết:
- Góc độ lý luận: Thông qua nghiên cứu lý luận cho thấy việc nâng cao hiệu quả quản lý
vốn bằng tiền của doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa khoa học, có tầm quan trọng đặc
biệt đối vối DN.
- Góc độ thực tiễn: Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty, qua kết quả điều tra phỏng
vấn phát hiện những tồn tại về công tác quản lý vốn bằng tiền tại công ty
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:
- Đề tài tập trung giải quyết vấn đề quản lý vốn bằng tiền.
- Tên đề tài cụ thể là: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền tại công
ty cổ phần Xa Lộ 4.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu:
1.3.1 Làm rõ một số lí thuyết cơ bản về quản lý vốn bằng tiền
1.3.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại công ty
1.3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao quản lý vốn bằng tiền tại công
ty.


1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Giới hạn nghiên cứu tại công ty cổ phần Xa Lộ 4.
Tại bộ phận: Kế toán- Tài chính
- Về thời gian: nghiên cứu dữ liệu trong khoảng thời gian 3 năm từ 2008-2009
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của quản lý vốn bằng tiền.
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản.
- Vốn lưu động.
Nguyễn Thị Huế- K45D6
2
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
- Tài sản ngắn hạn
- Vốn bằng tiền.
1.5.2 Kết cấu và vai trò của quản lý vốn bằng tiền
1.5.3 Nội dung của quản lý vốn bằng tiền.
1.5.2.1 Tăng tốc độ thu hồi tiền:
1.5.2.2 Giảm tốc độ chi tiêu:
1.5.2.3 Lập ngân sách thu hồi tiền tệ:
1.5.2.4 Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý.
1.5.2.5 Quản lý đầu tư chứng khoán có thanh khoản cao.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng quản lý vốn bằng tiền.
2.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
- Phương pháp thu thập dữ thứ cấp.
- Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu thu thập được.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn bằng tiền:
2.2.1 Giới thiệu về công ty:
2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
2.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
2.3.1. Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp về tình hình quản lý vốn bằng tiền của công
ty cổ phần Xa Lộ 4:

2.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp:
Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện quản lý vốn bằng tiền
3.1 Các kết luận và phát hiện về quản lý vốn bằng tiền của công ty
+ Thành công.
+ Hạn chế và nguyên nhân
3.2 Các giải pháp cho những hạn chế đang tồn tại của công ty.
3.2.1 Các biện pháp quản lý vốn bằng tiền chung cho các doanh nghiệp thương mại
3.2.2 Đề xuất một số biện pháp nâng cao quản lý vốn bằng tiền tại công ty cổ phần Xa Lộ 4.
3.2.3 Một số đề xuất kiến nghị với Nhà nước:
Kết luận
Nguyễn Thị Huế- K45D6
3
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh
nghiệp cũng ngày một tăng, điều này cũng có nghĩa là đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng
đồng tiền đưa vào kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Đối với doanh nghiệp thương
mại thì nguồn vốn lưu động là quan trọng nhất trong đó vốn bằng tiền cũng đặc biệt quan
trọng phục vụ trực tiếp cho lưu chuyển hàng hóa. Do vậy hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp
đứng vững trên thương trường.
Trải qua các năm hoạt động, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hướng
khai thác huy động vốn để phát huy quy mô kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian tới để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền đối với hoạt động kinh doanh của công ty đòi
hỏi doanh nghiệp cần tìm ra những phương thức quản lý và sử dụng vốn bằng tiền khoa
học, hợp lý hơn để phù hợp với sự vận động của đồng vốn trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn lưu động đặc biệt là vốn
bằng tiền của doanh nghiệp và qua thực tế nghiên cứu, tìm hiểu tại công ty cổ phần Xa
Lộ 4 em đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền tại
công ty cổ phần Xa Lộ 4”.

Nguyễn Thị Huế- K45D6
4
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Quản lý và sử dụng một cách hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn
đến việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Một chức năng quan trọng của tài sản lưu
động là tạo cho doanh nghiệp một khả năng cần thiết để duy trì việc thanh toán trong tất
cả những giai đoạn suy thoái của nền kinh tế
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn lưu động đặc biệt là trong doanh nghiệp
thương mại. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được ví như
máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Nó là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh
nghiệp hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp thực hiện quá trình sản
xuất kinh doanh của mình. Quản lý vốn bằng tiền hiệu quả giúp cho các giao dịch được trơn
tru, nhanh chóng. Tuy nhiên do trình độ quản lý tài chính còn hạn chế nên quản lý vốn
bằng tiền vẫn khá xa lạ với các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ ở Việt Nam .
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần cổ phần Xa Lộ 4 em nhận thấy công ty
cũng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế trong việc quản lý vốn bằng tiền. Từ những vấn
đề trên em thấy rằng nghiên cứu việc quản lý vốn bầng tiền tại công ty để có cái nhìn
toàn diện hơn là cần thiết.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
+ Đề tài nghiên cứu những khái niệm cơ bản về: Vốn lưu động, tài sản ngắn hạn, khái
niệm và đặc điểm vốn bằng tiền, kết cấu vốn và vai trò vốn bằng tiền, Quản lý vốn bằng
tiền và hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền trong doanh nghiệp thương mại
+ Thực trạng về việc sử dụng vốn bằng tiền, đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn bằng
tiền tại doanh nghiệp thương mại, các vấn đề tồn tại trong việc quản lý như: vấn đề về
tiền mặt tại quỹ, quản lý tiền đang chuyển và quản lý tiền gửi ngân hàng…
Từ cơ sở lý luận quản lý vốn bằng tiền và thực trạng tại Công ty cổ phần Xa Lộ 4 cho ta
thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản

lý vốn bằng tiền tại công ty cổ phần Xa Lộ 4”.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu.
Nguyễn Thị Huế- K45D6
5
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
Nghiên cứu về VBT tại Công ty Cổ phần cổ phần Xa Lộ 4 để đánh giá hiệu quả quản lý
VBT của Công ty.
Bên cạnh đó, để biết được các nhân tố khách quan (như thị trường cung ứng nguyên vật
liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm, môi trường kinh tế chính trị xã hội). Các nhân
tố chủ quan (trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên chức, đặc điểm
ngành kinh doanh) ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả quản lý vốn bằng tiền của Công
ty. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý VBT tại Công ty Cổ phần
cổ phần Xa Lộ 4. Bởi vì việc nâng cao hiệu quả sử dụng VBT có ý nghĩa vô cùng quan
trọng giúp cho công ty tăng sức mạnh tài chính và tăng sức cạnh tranh cho công ty trên
thị trường.
Mục đích nghiên cứu đề tài của em là:
- Mục tiêu về lý thuyết: Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài giúp chúng ta
hệ thống và hiểu những lý thuyết cơ bản về vốn lưu động của doanh nghiệp, vốn bằng
tiền và đặc điểm của VBT tại doanh nghiệp thương mại. Từ đó đề ra các kiến nghị và
hướng giải quyết các vấn đề đã nghiên cứu. Đồng thời có thể vận dụng những lý thuyết
này nhằm nâng cao năng lực cũng như hiểu biết của bản thân.
- Mục tiêu về thực tiễn: Qua việc khảo sát thực trạng sự phát triển của nền kinh tế xã hội
và thực tại doanh nghiệp, công ty đã phát hiện hiệu quả cũng như yếu kém của hoạt động
quản lý, những vấn đề phát sinh mà chưa có hướng giải quyết, nguyên nhân của nó. Từ
những vấn đề thực tiễn trên đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,giải
quyết các vấn đề mới pháp sinh. Và khi những giải pháp đó được áp dụng vào thực tế góp
phần nào đó cho sự quản lý hiệu quả vốn bằng tiền tại doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu cách thức quản lý vốn bằng tiền tại công ty.
+ Đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện hơn việc quản lý vốn bằng tiền tại công ty.
+ Đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư.

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
-Phạm vi nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa như sau:
+Về không gian: Đơn vị nghiên cứu là công ty cổ phần Xa Lộ 4.
+Về thời gian:Nghiên cứu từ khi công ty thành lập đến nay. Số liệu các báo cáo tài chính
2 năm 2008 và 2009
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của quản lý vốn bằng tiền.
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản.
- Vốn lưu động: là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình
kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ,tài sản lưu động được thể hiện
Nguyễn Thị Huế- K45D6
6
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
ở các bộ phận tiền mặt ,các chứng khoán thanh khoản cao,phải thu và dự trữ tồn kho.Gía
trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh,sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất
quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
- Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là toàn bộ các hình thức tiền tệ hiện thực do đơn vị sở
hữu, tồn tại dưới hình thái giá trị và thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà
doanh nghiệp nào cũng có và sử dụng.
1.5.2 Phân loại và vai trò của quản lý vốn bằng tiền
1.5.2.1 Phân loại:
a. Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:
- Tiền Việt Nam: là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức đối với toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức trên thị trưòng Việt nam
như các đồng: đô là Mỹ (USD), bảng Anh (GBP), phrăng Pháp ( FFr), yên Nhật ( JPY),
đô là Hồng Kông ( HKD), mác Đức ( DM)

- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu trữ chủ yếu là vì
mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứ không phải vì mục đích thanh
toán trong kinh doanh.
b. Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại ,vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm:
- Tiền tại quỹ: gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ ,bạc vàng, kim khí quý, đá quý, ngân phiếu
hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày
trong sản xuất kinh doanh.
- Tiền gửi ngân hàng: là tiền Việt Nam, ngoại tệ , vàng, bạc, kim khí quý đá quý mà
doanh nghiệp đang gửitại tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng.
- Tiền đang chuyển: là tiền đang trong quá trình vần động để hoàn thành chức năng
phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng thái này sang trạng
thái khác.
1.5.2.2 Vai trò vốn bằng tiền trong doanh nghiệp
Nguyễn Thị Huế- K45D6
7
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
+Tiền là một bộ phận tài sản lưu động không sinh lời hoặc tỷ lệ sinh lời thấp. Hơn
nữa, do sức mua của tiền tệ luôn có xu hướng giảm đi do ảnh hưởng của lạm phát nên có
thể nói tỷ lệ sinh lời thực của tiền là một số âm. Bởi vậy, việc duy trì mức tiền hợp lý
nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiền là một vấn đề quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh
doanh chung của doanh nghiệp.
+Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng tiền nhất định bởi các lý do chính
sau:
-Để thực hiện giao dịch: nắm giữ tiền trong doanh nghiệp làm thông suốt các giao
dịch trong kinh doanh. Tiền là tài sản có tính lỏng cao nhất. Từ tiền, doanh nghiệp có thể
chuyển ngay sang hàng hóa khác, nếu doanh nghiệp không giữ tiền mà chỉ giữ các tài sản
khác thì doanh nghiệp có thể mất chi phí giao dịch cao, hay mất thời gian cho một giao
dịch kinh doanh thông thường .
-Để đáp ứng nhu cầu chi trả và thanh toán: ngoài nhu cầu dùng tiền để mua tài sản,
doanh nghiệp còn cần dùng tiền để thanh toán các khoản nợ, các khoản phải trả, phải nộp

khác như: trả lương công nhân, nộp thuế nhà nước…
-Dự phòng và đầu cơ: dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp đôi khi không thể dự
đoán trước được nên doanh nghiệp cần phải giữ một lượng tiền nhất định để phục vụ cho
các nhu cầu ngẫu nhiên, không xác định được trước. Nhờ có việc tích trữ tiền mà doanh
nghiệp có thể duy trì được khả năng thanh toán, ổn định tình hình tài chính của doanh
nghiệp ở mọi thời điểm. Ngoài ra, tiền còn được dùng để thỏa mãn lợi thế mua hàng của
doanh nghiệp khi có cơ hội kinh doanh.
 Ưu điểm của việc nắm giữ tiền là: Làm thông suốt các giao dịch kinh doanh
 Thanh toán nhanh các khoản nghĩa vụ đối với chủ nợ.
 Có nhiều cơ hội kinh doanh.
 Có cơ hội được nhận chiết khấu
Đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động thay đổi theo mùa.
1.5.3 Nội dung của quản lý vốn bằng tiền.
1.5.3.1 Tăng tốc độ thu hồi tiền:
+Nguyên tắc đơn giản trong quản lý tiền là tăng tốc độ thu hồi tiền, nguyên tắc này
giúp cho doanh nghiệp ổn định tình hình tài chính, tình hình thanh toán và tăng khả năng
sinh lời trên khối lượng tiền thu hồi sớm và do đó có thể tăng vốn đầu tư.
 Một số biện pháp để tăng tốc độ thu hồi tiền:
Áp dụng các phương thức thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Lựa chọn các phương tiện vận chuyển tiển và địa điểm thanh toán thanh toán thích hợp.
Tổ chức công tác theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ.
Nguyễn Thị Huế- K45D6
8
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
1.5.3.2 Giảm tốc độ chi tiêu:
Cùng với tăng tốc độ thu hồi tiền, doanh nghiệp còn có thể thu lợi bằng cách giảm
tốc độ chi tiêu để có thêm tiền đầu tư sinh lợi. Một số cách doanh nghiệp có thể sử dụng
để chậm thanh toán trong giới hạn cho phép.:
 Lựa chọn phương thức, phương tiện và địa điểm thanh toán thích hợp.
 Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng người quản lý tài

chính có thể trì hoãn việc thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí
tài chính, tiền phạt, hay sự suy giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp thấp
hơn những lợi ích từ việc thanh toán chậm
1.5.3.3 Dự báo chính xác nhu cầu tiền mặt:
-Việc tăng tốc độ thu hồi tiền và giảm tốc độ chi tiêu trong phạm vi giới hạn và vị
thế tín dụng của doanh nghiệp là những nội dung quan trọng của quản lý tiền nhưng
không đủ hỗ trợ cho viêc chi tiêu và đầu tư sinh lợi bằng tiền của doanh nghiệp. Bởi vậy,
một nội dung khác của quản lý tiền là việc hoạch định ngân sách thu chi tiền. Để lập kế
hoạch này doanh nghiệp phải dự báo được tổng thu và nhu cầu chi tiền trong kỳ.
-Kế hoạch thu chi tiền tệ thường được xây dựng theo quý, tháng, tuần. Yếu tố quan
trọng ảnh hưởng chính xác đến tính xác thực của ngân sách thu chi tiền là những dự báo
về doanh số mua bán hàng hóa và tình hình thanh toán.
-Kết quả dự báo về tình hình thu chi tiền là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị tài
chính có thể đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn định tài chính và nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp.
 Hình 1: Bảng dự báo thu chi tiền mặt của doanh nghiệp
Khoản mục Tháng
12 1 2 3 4 5 6
Thu
1. Doanh số bán
2. Bán chịu
3. Thu sau 1 tháng
4. Thu sau 2 tháng
5. Thu tiền bán hàng trả ngay trong tháng
6. Tổng thu trong tháng
Chi
1. Trị giá NVL hàng mua trong tháng
2. Trả tiền NVL mua trong tháng
3. Trả tiền mua NVL mua chịu kỳ trước
Nguyễn Thị Huế- K45D6

9
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
4. Trả lương + Thưởng
5. Các khoản chi phí khác
6. Thuế
7. Đầu tư vào TSCĐ
8. Chia lợi tức cổ phần
9. Tổng chi trong tháng (2+3+4…+8)
Chênh lệch thu chi trong tháng
Mức tiền cần duy trì trong tháng
Số dư (thiếu hụt) tiền so với mục tiêu
1.5.2.4 Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý.
Việc xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp đảm
bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có khả
năng thanh toán. Giữ được uy tí với các nhà cung cấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp
chớp được cơ hội kinh doanh tôt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao.
Để xác định được mức tồn trữ tiền mặt hợp lý có nhiều cách như có thể dựa vào
kinh nghiệm thực tế, có thể sử dụng mô hình quản lý EOQ ( còn gọi là mô hình Baumol)
hoặc mô hình quản lý tiền mặt Millerorr.
Mô hình này dựa trên 1 số giả định sau:
+ Số tiền vượt quá một mức tiêu chuẩn nhất định sẽ được đầu tư vào các chứng
khoán.
+ Lượng tiền dự trữ ổn định trong kỳ là xác định.
+ Thời gian chuyển hoán chứng khoán thành tiền là không đáng kể.
+Chi phí để chuyển chứng khoán thành tiền có tính cố định, không phụ thuộc vào
độ lớn của kim ngạch chuyển hoán.
+ Người chịu trách nhiệm quản lý tiền của doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu
tối thiểu hóa chi phí dự trữ tiền.
Với mức giả định này, tổng chi phí liên quan đến việc dự trữ tiền bao gồm: chi phí
có tính cố định phát sinh khi chuyển hoán chứng khoán thành tiền, chi phí của việc duy

trì mức dự trữ tiền tức là số lợi tức mất đi do không thể đầu tư số tiền này vào các chứng
khoán có giá.
K = T/C * B + C/2* i
Tổng dự trữ tiền là nhỏ nhất , khi
C= C
*
= √(2BT/i)
Trong đó:
Nguyễn Thị Huế- K45D6
10
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
T : tổng kim ngạch (nhu cầu) chi tiền trong một thời gian nhất định.
B: chi phí mỗi lần chuyển các chứng khoán đang lưu giữ thành tiền.
C: kim ngạch chứng khoán mỗi lần chuyển hoán.
i: tỷ suất sinh lợi của chứng khoán
Hình 2: Sự biến động của tiền mặt tồn quỹ và mức tồn quỹ bình quân.
Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp dự đoán tổng kim ngạch chi tiền mặt trong 8 tuần là 400
triệu VND. Chi phí cho việc chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt mỗi lần là 0,25 triệu
VND ). Khi đó kim ngạch chuyển hoán tối ưu là:
C* = √(2 x 0,25 x 400 / 0,02) = 100 triệu VND
Điều này có nghĩa là cán cân tiền mặt sẽ được bổ sung hai tuần một lần bằng cách
bán các loại chứng khoán có giá trị 100 triệu VND. Trong 8 tuần, theo kế hoạch sẽ có 4
lần giao dịch ( 400 triệu VND : 100 tr ) và chi phí giao dịch là 4 x 0,25 = 1 tr VND, chi
phí cơ hội là ( 100/2) x 0,02 = 1 tr VND. Với bất kì giá trị nào của C* khác 100 tr VND
thì doanh nghiệp đều phải chịu một lượng chi phí lớn hơn.
1.5.2.5 Đầu tư thích hợp các khoản tiền nhàn rỗi: Thường là đầu tư vào chứng khoán
có tính thanh khoản cao:
+ Việc quản trị tiền có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tích sản gắn liền
với tiền – các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền cao. Các loại tích sản
này đồng vai trò như một lớp đệm cho tiền: số dư tiền có thể dễ dàng đầu tư vào các loại

Nguyễn Thị Huế- K45D6
11
C/2
Thời gian
C
0
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
chứng khoán có tính thanh khoản cao đồng thời các loại chứng khoán này có thể được
bán nhanh với chi phí thấp để thỏa mãn những nhu cầu cấp bách về tiền.
+ Các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao là những công cụ tài chính được
mua bán trên thị trường tiền tệ hay thị trường vốn có tính linh hoạt rất cao. Nhiều công cụ
của thị trường tiền tệ có thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm được coi là những tích sản
gần như tiền. Trong công tác quản trị tài chính, các nhà quản lý thường đầu tư các khoản
tiền nhàn rỗi vào các loại chứng khoán thanh khoản cao trong trường hợp mức tồn quỹ
tạm thời cao hơn mức ấn định. Ngược lại khi cán cân tiền của doanh nghiệp giảm thấp
hơn mức ấn định, các loại chứng khoán này được dùng để chuyển đổi nhanh thành tiền.
+Các chứng khoán thanh khoản cao thường có thu nhập thấp hơn các loại tài sản
đang hoạt động. Mặc dù vậy doanh nghiệp thường vẫn đầu tư vào các loại chứng khoán
này vì:
Dùng để thay thế tiền dưới hình thức tài sản gần tiền. Khi hết tiền doanh nghiệp có thể dễ
dàng bán chứng khoán để tái tạo vốn tiền tệ cần thiết.
Là hình thức đầu tư tạm thời. Hình thức này thường xuất hiện trong một số doanh nghiệp
kinh doanh có tính mùa vụ.
+ Khi đầu tư vào các loại chứng khoán, cần phải xem xét, cân nhắc kỹ những biến số sau:
Tính thanh khoản: khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền, đặc tính này được xét
trên hai mặt: giá bán của chứng khoán và thời gian cần thiết để bán chúng. Hai yếu tố này
có mối quan hệ với nhau, ví dụ như thời gian bán sẽ rút ngắn nếu như có sự nhượng bộ về
giá bán. Tính rủi ro: rủi ro trong đầu tư chứng khoán thường bao gồm: rủi ro khánh tận
tài chính, rủi ro lãi suất, rủi ro về sức mua, lợi nhuận kỳ vọng, khả năng chịu thuế, thời
gian đáo hạn.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XA LỘ 4
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Em đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp, thứ cấp để tìm hiểu về
công ty, về hiệu quả quản lý vốn bằng tiền tại công ty để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Phương pháp sơ cấp : em sử dụng phiếu điều tra. Phiếu điều tra gồm 8 câu hỏi, trong đó
có 7 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận (mẫu phiếu được đính kèm ở mục phụ lục), để tìm hiểu
về công ty: Tình trạng sử dụng vốn bằng tiền trong 2 năm vừa qua, các nhân tố có ảnh hưởng
Nguyễn Thị Huế- K45D6
12
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
tới hiệu quả quản lý vốn bằng tiền của công ty,…Em sử dụng 5 phiếu điều tra gửi cho giám
đốc, kế toán trưởng, 2 nhân viên kế toán, nhân viên phụ trách tài chính.
Các câu hỏi chú trọng vào phần quản lý VBT. Với những câu hỏi mở được sử dụng để hỏi có
thể giúp người phỏng vấn có được cái nhìn rộng hơn, bao quát hơn về đề tài nâng cao hiệu quả
quản lý VBT.
Tuy nhiên câu hỏi đóng (với câu trả lời đúng hay sai, lựa chọn) giúp người phỏng vấn có được
câu trả lời chắc chắn và việc phỏng vấn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
2.1. 2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Qua phương pháp này, em đã tham khảo luận văn tài chính doanh nghiệp, định hướng được
nội dung cần nghiên cứu hình thành chi tiết các vấn đề lý luận cần thiết cho đề tài. Đồng thời
tiến hành thu thập các tài liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2
năm (từ năm 2008 đến năm 2009) từ phòng kế toán Công ty cổ phần Xa Lộ 4 .
Để phục vụ cho việc nghiên cứu em đã thu thập:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Cùng các giấy tờ khác có liên quan của công ty trong 2 năm 2008, 2009.
Mục đích sử dụng phương pháp là thu thập được các dữ liệu chính xác về tình hình của Công

ty trong 2 năm gần đây, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu thu thập được
Sau khi thu thập được dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thì em đã tổng hợp bằng phương pháp so sánh
và phương pháp thống kê.
Phương pháp thống kê : dùng để thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế
toán, tổng hợp theo trình tự để thuận tiện cho việc phân tích.
Phương pháp so sánh : sử dụng phương pháp này để so sánh số liệu của cùng một chỉ tiêu của
các năm, từ đó có thể đánh giá được một cách khách quan tình hình quản lý vốn bằng tiền tại
công ty. Ngoài ra em còn sử dụng biểu đồ để thấy sự biến động của vốn băng tiền theo các thời
điểm trong các năm.
Từ phiếu điều tra trắc nghiệm đưa ra những nhận xét của bản thân về tình hình sử dụng VBT
của Công ty hiện nay. Với sự giúp đỡ của nhân viên trong công ty và của giáo viên hướng dẫn.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả quản lý
VBT của công ty cổ phần Xa lộ 4
2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Khái quát chung về doanh nghiệp:
Nguyễn Thị Huế- K45D6
13
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Xa Lộ 4. Công ty được chính thức thành lập từ năm 2004,
tới nay đã hoạt động được hơn 6 năm và đã có chỗ đứng trên thị trường ngành dịch vụ nhà
hàng. Tiền thân của công ty là nhà hàng Highway hoạt động kinh doanh thừ năm 2002 sau đó
mở rộng kinh doanh thành hệ thống 4 nhà hàng và thành lập công ty với quy mô: tổng số vốn
của công ty là 5,7 tỷ, tổng số lao động của công ty là 135 người. Phong cách của nhà hàng
Higway4 là cả 4 nhà hàng đều có thực đơn phong phú và đa dạng với các món ăn truyền thống
Việt Nam, cách trang trí mang đậm nét núi rừng. Tên của nhà hàng chính là tên con đường Xa
Lộ 4, con đường trải dài qua triền núi hùng vĩ phía Bắc- Nơi có phong cảnh đẹp nhất Việt
Nam. Nhà hàng Xa Lộ 4 là điểm hẹn lý tưởng của thực khách bởi những món ăn ngon, nhân
viên phục vụ thân thiện và đặc biệt có rượu Sơn Tinh là đồ uống đặc trưng và nổi tiếng của nhà
hàng

Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty: Kinh doanh dịch vụ nhà hàng
Địa chỉ văn phòng công ty: Số 7 Trúc Bạch, Ba Đình, HN
Tel: 04 715 0577- 715 0539 hoặc 04 210 4191
Nhà hàng highway 4 bao gồm chuỗi 4 nhà hàng có địa chỉ:
Số 3 Hàng Tre, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số 5 Hàng Tre, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số 54 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số 575 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Nguyễn Thị Huế- K45D6
14
Trng i Hc Thng Mi Khoa: K Toỏ- Kim Toỏn
S ụ tụ chc bụ may quan ly doanh nghiờp:
Ban giỏm c trc tip iu hnh hot ng sn xut kinh doanh, a ra cỏc chin lc
phỏt trin cho cụng ty.
Phũng nhõn s- hnh chớnh: Qun lý iu hnh nhõn viờn, tuyn dng v o to m
bo s lng nhõn viờn luụn y v cú chuyờn mụn lm vic.
Tng qun lý nh hng: Qun lý h thng 4 nh hng, cỏch thc phc v ca nhõn viờn,
thi gian lm vic, ng thi ỏnh giỏ trỏch nhim ca cỏc nhõn viờn trong quỏ trỡnh lam vic.
Phũng k toỏn: cú nhim v t chc, thc hin cỏc cụng tỏc hch toỏn trong cụng ty theo
cỏc nghip v kinh t phỏt sinh, kim tra giỏm sỏt xem cỏc khon chi phớ ó hp lý cha, phõn
b chi phớ, kt chuyn chi phớ, kt chuyn doanh thu, xỏc nh li nhun, lp bng tớnh lng
cho cụng nhõn viờn v lp bỏo cỏo ti chớnh hng thỏng, quý, nm.
2.2.2 ỏnh giỏ tỡnh hỡnh nh hng ca mụi trng kinh doanh n hiu qu qun lý
vn bng tin ca Cụng ty c phn Xa L 4.
Nguyn Th Hu- K45D6
15
Nhân sự
Hành Chính
Kế toán
Kho

Tài
chính
Kế toán
Thủ quỹ
PTTC-KTT
BGD
Tổng quản lý
NH
Quản
lý ca
Bếp tr-
ởng
BP
Bảo
NV
Bp
Tạp
vụ
NV
chạy
bàn
NV
BV
KT
NH
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
2.2.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài đến công tác
quản lý vốn bằng tiền của công ty.
Đây là nhóm nhân tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp và vì không thể
tác động vào những nhân tố này nên doanh nghiệp cần phải tận dụng triệt để những thuận

lợi và có những biện pháp thích ứng với những khó khăn do các nhân tố này mang lại.
Thuộc nhóm nhân tố này bao gồm:
- Lãi suất tín dụng: Lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản lý
VBT. Vì lãi suất tiền vay ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí lãi vay của doanh nghiệp khi lãi
suất thay đổi thì nó kéo theo những thay đổi cơ bản của chi phí sử dụng vốn.
Khi tiến hành vay vốn ngân hàng, mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là lãi
suất vay, đó là yếu tố quyết định đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Bởi hiên nay, ở
Việt nam nguồn vốn trong các doanh nghiệp cũng như công ty này chủ yếu là nguồn vốn
vay nên chỉ cần một sự biến động nhỏ trong lãi suất vay vốn thôi cũng có thể làm thay
đổi cả tình trạng hiệu quả kinh doanh của công ty tác động đến việc mở rộng hoạt động
kinh doanh.
- Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế: Bắt đầu từ khủng hoảng các hợp đồng cho vay
bất động sản thế chấp, tổng số khoảng 12 ngàn tỷ USD, trong đó 3 đến 4 ngàn tỷ USD là dưới
chuẩn, khó đòi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và đã lan rộng trên toàn cầu. Do hệ
thống tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu,
chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra sẽ không có nhiều tác động trực tiếp đến hệ thống
tài chính Việt Nam, nhưng nền kinh tế có khả năng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Từ cuối năm 2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn
đã gặp khó khăn trong sản xuất. Nhiều hợp đồng đã được ký kết bị phía đối tác hoãn, một số
doanh nghiệp thậm chí còn không ký được hợp đồng mới, kéo theo việc phải cơ cấu lại sản
xuất và giảm bớt lao động. Thậm chí, một số doanh nghiệp mà ngành nghề chịu tác động
mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế không biết phải xoay xở thế nào để có thể vượt qua được
cơn bĩ cực.
Sụt giảm đầu tư do sự giảm sút của dòng vốn từ bên ngoài chảy vào. Nhìn vào số liệu
qua khứ sẽ thấy dòng vốn từ bên ngoài gồm: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ
và kiều hối chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam. Với tình hình
hiện tại, do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên
dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam giảm sút.
Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường

Nguyễn Thị Huế- K45D6
16
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
chiếm một tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư nên khi mà các tổ chức tài chính đang gặp khó
khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân.
Thu nhập của người lao động sẽ giảm sút, cuộc sống khó khăn hơn tiêu dùng giảm sút. Khi sản
xuất bị thu hẹp, một số người có khả năng mất việc làm, hay chí ít là thu nhập bị giảm sút cộng
với dòng kiều hối chảy vào sụt giảm sẽ kéo theo sụt giảm trong tiêu dùng của các hộ gia đình.
Suy thoái kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trên phạm vi toàn cầu. Đây là khó khăn
của các doanh nghiệp đặc biệt đối với những công ty dịch vụ thì lượng khách hàng giảm sút là
điều không thể tránh.
Tiêu thụ:
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng thì nhân tố này ảnh hưởng khá mạnh đến
hoạt động kinh doanh của mỗi công ty. Yếu tố này luôn ảnh hưởng quyết định đến quy
mô và cơ cấu hàng hóa của một doanh nghiệp. Để đáp ứng được thay đổi nhu cầu, công
ty phải luôn luôn tạo ra được sự mới mẻ trong phong cách phục vụ. Cần tạo ra những
điểm nhấn nhằm thu hút khách hàng mới cũng như tạo ra sự trung thành của khách hàng
quen thuộc.
- Thị trường cung ứng nguyên vật đầu vào.
Vì đây là doanh nghiệp thương mại dịch vụ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ăn uống
nên nguồn cung ổn định, chất lượng cao và giá cả phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong những năm 200- 2009, Việt Nam luôn gặp nhiều khó khăn về thiên tai, bão lũ, dịch
cúm gia cầm gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty. Bất kỳ một sự
thay đổi nào dù lớn hay nhỏ về phía nhà cung cấp như giá cả, chất thời giúp cho hoạt
động kinh doanh có hiệu quả hơn phù hợp hơn với tình hình mới. Giá cả cũng được sử
dụng như một vũ khí trong cạnh tranh tuy nhiên chất lượng của nguyên liệu vẫn là yếu tố
chính. Vì vậy công ty cần phải lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy, và cũng phải tạo uy
tín với nhà cung cấp để việc cung cấp diễn ra đúng như hợp đồng quy định.
- Môi trường kinh tế chính trị - xã hội lượng của cũng đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp
phải có những biện pháp ứng phó kịp.

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môi trường và hành
lang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay
đổi nào trong chế độ, chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh
nghiệp.
Những chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính doanh nghiệp, thuế có ảnh hưởng
rất lớn đến công tác quản lý tài chính doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. Tương tự
như vậy môi trường chính trị xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nói chung và công tác quản lý VBT nói riêng.
Nguyễn Thị Huế- K45D6
17
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
2.2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường bên trong công ty
đến công tác quản lý vốn bằng tiền.
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển không chỉ bị tác động của môi trường bên
ngoài, mà còn chịu chi phối của yếu tố bên trong như chiến lược kinh doanh, văn hoá
doanh nghiệp, con người, cơ sở vật chất…Và yếu tố ảnh hưởng trược tiếp đến việc quản
lý VBT đó là quy chế tài chính. Đây là những nhân tố thuộc doanh nghiệp mà doanh
nghiệp có thể kiểm soát, điều chỉnh được.
- Quy chế tài chính nội bộ của Công ty có ảnh hưởng tới việc quản lý VBT là:
+ Quản lý các khoản phải thu:
+ Tốc độ tiêu thụ:
+ Hình thức thanh toán:
+ Chính sách tín dụng khách hàng:
+ Lượng tiền mặt cần duy trì….
Việc này phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý của các nhà quản lý cấp cao. Cần nhà
quản lý có trình độ, có khả năng lãnh đạo tốt mới có thể có được các chiến lược hợp lý
nhằm thích ứng với những sự biến đổi. Tuy nhiên công ty cổ phần Xa Lộ 4 hình thức thu
tiền chủ yếu là tiền mặt và hầu như không có các khoản nợ của khách hang nên nhân tố
ảnh hưởng nhất là hình thức thanh toán nguyên vật liêuh đầu vào và tốc độ tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ.

- Ngoài ra chịu sự ảnh hưởng của nhân tố con người: Con người chính là nhân tố quan
trọng nhất đối với bất kỳ một công ty nào, là tài sản quý nhất của doanh nghiệp. Công tác
quản trị tài chính nói chung và quản lý VBT nói riêng nó đòi hỏi khá cao về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, mỗi một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến tổn thất lớn. Vì vậy đào tạo
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên là rất quan trọng. Và phải luôn
luôn được trao dồi thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động. Hơn nữa, một đặc điểm
có thể được xem là thế mạnh của công ty đó là có một đội ngũ nhân viên thật sự trẻ với
tuổi đời bình quân chỉ 30 tuổi, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết với công việc, ham
học hỏi, dám đương đầu với những khó khăn thử thách, trình độ đào tạo nghiệp vụ tốt, có
ý thức trách nhiệm cao, thêm vào đó với chế độ đãi ngộ công ty đang khuyến khích cán
bộ công nhân viên làm việc có trách nhiệm, tâm huyết và có hiệu quả. Công ty đã chú
trọng việc đào tạo nhân viên của mình tạo nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như phát
triển các kỹ năng cần thiết cụ thể như: cho nhân viên tham gia các khoá học ngắn hạn về
lập kế hoạch tài chính, các lớp học kỹ năng mềm tại Tâm Việt.
Nguyễn Thị Huế- K45D6
18
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
2.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về hiệu quả quản lý VBT tại Công
ty cổ phần Xa Lộ 4.
2.3.1. Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp về tình hình quản lý vốn bằng tiền của công
ty cổ phần Xa Lộ 4:
Qua phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp em nhận xét về thực trạng hiệu quả quản lý vốn bằng
tiền tại công ty cổ phần Xa Lộ 4 như sau :
Qua tổng hợp phiếu điều tra ta có bảng tổng kết về thứ tự quan trọng của các nhân tố có ảnh
hưởng tới hiệu quả quản lý vốn bằng tiền của DN là:
STT
Nhân tố
Cần thiết
Số phiếu TL
%

1 Quản lý các khoản phải thu
5/5 100 3
2 Tốc độ tiêu thụ
5/5 80 2
3 Hình thức thanh toán
5/5 80 2
4 Chính sách tín dụng khách hàng
5/5 40 3
5 Trình độ chuyên môn của nhân viên và nhà quản lý
5/5 100 1
6
Nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô
4/5 40 4
Bảng 2. Tổng hợp phiếu điều tra
Qua bảng trên ta thấy rằng, trình độ của nhà quản lý và nhân viên, hình thức thanh toán được
đánh giá là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý vốn bằng tiền lớn nhất. Sau đó tới nhân tố
tốc độ tiêu thụ, quản lý các khoản phải thu , chính sách tín dụng khách hàng. Môi trường kinh
tế vĩ mô cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý vốn bằng tiền. Tuy
nhiên công ty có một đặc điểm là có rất ít khoản nợ phải thu của khách hàng vì hình thức thanh
toán hầu hết bằng tiền mặt.
Ngoài ra qua phiếu điều tra ta biết được công ty chưa bao giờ phát hành cổ phiếu ra thị
trường.
Công ty chưa áp dụng các mô hình quản lý tiền mặt để lập kế hoạch xác định mức dự trữ
vốn bằng tiền theo từng tháng, quý, năm. Tuy nhiên công ty vẫn thường xuyên đảm bảo
khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nguyên nhân là do công ty các khoản nợ phải
thu không lớn tuy nhiên lại được nợ hàng của các nhà cung cấp đây là một lợi thế rất lớn.
Nguyễn Thị Huế- K45D6
19
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
Qua quá trình phỏng vấn và bản câu hỏi điều tra có thể rút ra kết luận: Công ty nhận thấy

vai trò quan trọng của quản lý vốn bằng tiền và đã có những thành công nhất định. Tuy
nhiên vẫn gặp phải một số những khó khăn trong việc thực hiện. Nguyên nhân chính là
công ty có quy mô nhỏ vừa, mới tập trung chính vào việc kinh doanh đơn thuần chưa chú
trọng vào đầu tư nên hoạt động phân tích tài chính. Trước đây công ty chỉ có bộ phận kế
toán và nhân viên chuyên phụ trách tài chính mới được bổ xung nên trình độ chuyên môn
còn non trẻ. Trong 2 năm qua cũng như các công ty khác, công ty cổ phần Xa Lộ 4 cũng
bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế thế giới nên hoạt động kinh doanh cũng phải đối
mặt với khá nhiều khó khăn.
2.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp:
Bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ( BCĐKT, BCKQKD) ta có bảng so sánh hai số
tiền mặt dư cuối kỳ như sau:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ lệ
1. Tiền
85672778 11 284 972
-74387806 -86,83%
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
0 0
0
3. Các khoản phải thu
0 0
0
4. Hàng tồn kho
824 191 132 979 101 876
154910744 18,8%
5. Tài sản lưu động khác
125 285 260 633 563 371
508278111 405,7%
Tài sản ngắn hạn
1 035 149 170 990 386 848
-44762322 -4,32%

Bảng 3. Thống kê từ bảng CĐKT của công ty
Từ bảng trên ta thấy rằng tại thời điểm cuối năm 2008 lượng tiền mặt chỉ chiếm một lượng khá
nhỏ (8,2%) trong lượng tài sản ngắn hạn, và tại thời điểm cuối năm 2009 lượng tiền mặt cuối
kỳ là 11 284 972 VNĐ, chiếm 1,14% tổng lượng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên khi phân tích
lượng tiền mặt theo các tháng thì ta thấy có sự biến động rất rõ giữa các tháng trong năm. Thể
hiện cụ thể qua biểu đồ dưới đây
Nguyễn Thị Huế- K45D6
20
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
Lượng tiền tồn quỹ theo tháng
Năm 2008
1 269,468,111
2 33,075,593
3 102,971,517
4 92,568,835
5 57,195,340
6 141,642,747
7 116,575,609
8 120,782,483
9 64,496,404
10 17,343,990
11 56,767,478
12
Th¸ng Tån quü/ th¸ng
1 64,605,052
2 69,274,966
3 75,314,993
4 170,025,206
5 39,807,733
6 32,237,420

7 41,714,473
8 2,438,798
9 55,761,746
10 130,983,765
11 39,834,914
12 8,192,523
Từ biểu đồ ta thấy trong năm 2008 tháng 1 có lượng tiền tồn quỹ rất lớn. Nguyên nhân là công
ty cổ phần Xa lộ 4 có chuỗi các nhà hang kinh doanh dịch vụ ăn uống và thế mạnh là các đồ ăn
cùng rượu vì vậy doanh thu rất lớn vào các tháng của mùa đông. Ngoài ra các tháng
Năm 2009 thì tháng 4 và tháng 10 là hai tháng có lượng tiền mặt lớn nhất. Tháng 8 có lượng
tiền tại quỹ rất nhỏ nguyên nhân là do tháng này công ty phải thanh toán tiền thuê mặt bằng để
Nguyễn Thị Huế- K45D6
21
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
hoạt động kinh doanh của 4 nhà hang trong cả 1 năm. Tháng 12 lượng tiền cũng rất ít vì tháng
này công ty trả tiền lương, thưởng cho nhân viên dịp cuối năm
Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận ra được rằng trong những tháng mùa đông công ty có lượng
tiền tồn rất lớn và ngược lại lượng tiền giảm mạnh vào các tháng của mùa hè. Đây cũng là một
yếu tố quan trọng để công ty dựa vào đó có kế hoạch tính ra mức tiền dự trữ hang tháng để chủ
động trong việc kinh doanh.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện quản lý vốn bằng tiền tại công ty cổ phần
Xa Lộ
3.1 Các kết luận
3.1.1 Ưu điểm:
Qua những phân tích ở trên ta thấy rằng, công ty đã đạt được những thành công nhất
định trong việc quản lý vốn bằng tiền, cụ thể là:
Công ty luôn chủ động về việc thanh toán, các khoản nợ luôn được thanh toán đúng hạn tạo
được uy tín đối với nhà cung cấp.
Công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán đúng thờì hạn nên có đựơc uy tín của
mình trên thương trường, có được những lợi thế nhất định về thời gian thanh toán nguyên

vật liệu. Đa số các nguyên liệu đầu vào của các nhà hàng đều được thanh toán vào cuối
mỗi tháng, đây quả thực là một lợi thế lớn vì giúp công ty chủ động trong việc thanh toán
cũng như khả năng tạo hiệu quả cho đồng vốn. Tận dụng được các khoản vốn chiếm
dụng vốn bổ sung vào nguôn vốn lưu động làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn của công ty
cổ phần góp phần cải thiện tài chính Công ty.
Những năm qua mặc dù kinh tế nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng, sự cạnh
tranh thương trường diễn ra quyết liệt…khó khăn trong kinh doanh nhà hàng nói chung
và Công ty cổ phần Xa Lộ 4 nói riêng, nhưng công ty vẫn đứng vững và có những bước
phát triển khá ổn định cả doanh thu và lợi nhuận đều có sự tăng đáng kể.
- Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ của nhà nước, luôn bảo toàn, sử dụng và phát triển
vốn có hiệu quả, thực hiện nộp ngân sách đầy đủ và đúng quy định của cơ quan thuế.
Khủng hoảng tài chính đã dẫn tới suy thoái kinh tế các doanh nghiệp nước ta đều gặp khó
khăn, chính sách thắt chặt tín dụng, thì công ty cổ phần Xa Lộ 4 không bị ảnh hưởng
nhiều vì nguồn vốn hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu. Theo
bảng cân đối kế toán cả 2 năm 2008 và 2009 đều không có nợ phải thu. Điều này chứng tỏ
công ty biện pháp tốt để đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu tránh được tình
trạng lạm dụng vốn của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Huế- K45D6
22
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
3.1.2 Nhược điểm:
Do sự phối hợp của các phòng ban chưa chặt chẽ công tác quản lý của công ty vẫn
chưa phân định rõ ràng. Hàng ngày hoạt động của 4 nhà hàng thu được một lượng tiền
mặt rất lớn, tuy nhiên những khoản tiền này chưa được chú trọng để sử dụng hợp lý gây
lãng phí. Công ty chưa nhận thấy lợi ích của những chứng khoán có tính thanh khoản cao
và các nhà quản lý của công ty thường coi thị trường chứng khoán rất nhiều rủi ro, không
muốn tham gia. Các khoản tiền nhàn rỗi chưa được sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền còn thấp, chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng
sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác
hạch toán bị buông lỏng kéo dài.

Công ty đã có kế hoạch xác định mức tiền mặt dự trữ hàng năm, hàng tháng tuy
nhiên trong quá trình hoạt động không đi sát theo kế hoạch đã đạt ra với nguyên nhân sự
biến động của lượng tiền mặt biến động phụ thuộc vào cả những yếu tố khách quan.
- Công ty trả lương cho nhân viên vẫn theo cơ chế cũ đã không còn phù hợp đó là
theo tháng, không theo năng lực làm việc nên chưa phát huy được hết năng lực của
nhân viên. Chế độ lương thưởng của công ty chưa dáp ứng tốt nhu cầu của họ, hơn nữa
thăng tiến trong công việc còn nhiều hạn chế.
3.2 Các giải pháp cho những hạn chế đang tồn tại của công ty.
3.2.1 Các biện pháp quản lý vốn bằng tiền chung cho các doanh nghiệp thương mại
Biện pháp 1: Chọn lựa một số đối tác ngân hàng có khả năng giúp doanh nghiệp quản lý
tốt tiền mặt.
Các ngân hàng ngày nay có thể cung cấp các dịch vụ tự động như chi trả lương và
các khoản chi thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), đảm bảo an toàn cho tài
khoản của doanh nghiệp và thực hiện thanh toán các giao dịch. Các công ty lớn thường
quan hệ với một số ít các ngân hàng có năng lực để có thể thực hiện tốt việc quản lý tiền
mặt, đồng thời tránh bị lệ thuộc vào một ngân hàng duy nhất nào đó.
Trước khi quyết định lựa chọn ngân hàng làm đối tác làm ăn, các công ty lớn thường xem
xét kỹ lưỡng nhu cầu quản lý tiền mặt của mình thông qua việc lấy ý kiến từ các phòng
ban. Do hệ thống thông tin kết nối các ngân hàng và công ty thường rất phức tạp nên việc
thay đổi ngân hàng đối tác sau khi đã quyết định lựa chọn sẽ rất tốn kém.
Lợi ích của việc quan hệ làm ăn với một số ngân hàng là công ty có thể đánh giá dịch vụ
của các ngân hàng khác nhau và so sành giá cả các dịch vụ của các ngân hàng cũng như
trao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau. Bằng cách này, công ty sẽ có thêm động
lực kiểm soát phí ngân hàng và thu lợi từ các dịch vụ. Thêm vào đó, trong trường hợp
một ngân hàng gặp khó khăn, dịch vụ vẫn có thể được tiếp tục bởi các ngân hàng khác.
Nguyễn Thị Huế- K45D6
23
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt có độ chính xác cao.
Do tiền mặt lưu chuyển thường bấp bênh không ổn định nên các công ty sử dụng

các mô hình dự báo để bù trừ những bấp bênh đó và cân đối những khoản thu trong
tương lai với các khoản đã chi.
Bảng dự báo thường được lập theo mùa, theo tháng, ngày và các chu kỳ tuần hoàn cũng
như các xu hướng chung. Có 3 loại bảng dự báo: dự báo ngắn hạn (từ một ngày đến hai
tuần), dự báo trung hạn (từ một vài tuần trở lên đến một hoặc hai năm), dự báo dài hạn
(một vài năm). Đối với những công ty là tập hợp của nhiều công ty con thì việc sử dụng
dự báo trong ngắn hạn vừa có thể đánh giá được tình hình hoạt động của từng bộ phận,
vừa biết được tình hình lưu chuyển tiền mặt của toàn công ty.
Biện pháp 3: Nâng cao lợi nhuận từ đầu tư với chi phí thấp nhất.
Công ty cần có một chính sách đầu tư được trình bày rõ ràng bằng văn bản,
trong đó chỉ rõ mục tiêu, định hướng đầu tư và những khoản đầu tư có thể chấp nhận
được. Tài liệu này sẽ rất cần thiết cho nhà điều hành và các giám đốc đầu tư khi xây dựng
danh mục đầu tư và đưa ra các quyết định đầu tư khi cơ hội đến. Có nhiều công ty thường
thuê dịch vụ xây dựng danh mục đầu tư từ bên ngoài, nhưng cũng có công ty nhận thấy
việc tự mình thiết lập danh mục đầu tư tỏ ra có lợi hơn.
“Để tránh tình trạng vốn nhàn rỗi trong các tài khoản mà không đem lại đồng lãi nào, các
công ty có thể sử dụng vào các khoản đầu tư qua đêm cuối mỗi ngày làm việc.”
Ngoài ra, các ngân hàng còn cho phép các công ty sử dụng tài khoản không số dư, nghĩa
là công ty vẫn có thể phát hành séc hoặc rút tiền ngay cả khi không còn số dư trong tài
khoản của công ty mà không phải chịu bất kỳ hình phạt nào. Ở nhiều nước,các ngân hàng
thường thu nhiều phí hơn đối với các tài khoản tiền gửi rút tuỳ ý (demand deposit
accounts -DDAs) khi tài khoản này bị rút quá số dư tiền gửi vì tài khoản loại này có thể
được rút mà không cần phải thông báo trước cho ngân hàng.
Biện pháp 4: Thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lý tiền mặt.
Việc kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý tiền mặt cho phép công ty tìm ra
những phương thức, biện pháp cải thiện hệ thống, đồng thời đưa ra được sự đảm bảo về
tính tin cậy của dữ liệu tài chính của công ty mà không cần thực hiện việc kiểm toán hàng
ngày.
Việc kiểm tra thường xuyên này còn giúp công ty có được sự đánh giá hoạt động của các
ngân hàng đang giúp mình thực hiện quản lý tiền mặt về kết quả hoạt động cũng như chi

phí và lợi nhuận đầu tư. Đồng thời qua đó công ty có thể nhận ra được các nhân tố rủi ro
ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tề thông qua hệ thống thanh toán, bao gồm: gian lận
Nguyễn Thị Huế- K45D6
24
Trường Đại Học Thương Mại Khoa: Kế Toá- Kiểm Toán
thương mại, rủi ro phát mãi tài sản và tình trạng xói mòn của lưu chuyển tiền mặt hàng
ngày.
Để thu thập được thông tin nhằm mục đích kiểm tra thường xuyên hệ thống quản lý tiền
mặt, cũng như để thực hiện công việc kiểm toán, công ty có thể sử dụng bảng câu hỏi chi
tiết hoặc trực tiếp đến xem xét tình hình tại các ngân hàng đối tác. Bảng câu hỏi, thường
được sử dụng trước khi trực tiếp đến ngân hàng, sẽ cho phép doanh nghiệp có được sự
phân tích sâu hơn trong khi biện pháp trực tiếp kiểm tra tại các ngân hàng đối tác sẽ vạch
ra được những vấn đề khó khăn mà công tác quản lý tiền mặt của công ty đang gặp phải.
Biện pháp 5: Xây dựng cơ sở hạ tầng chuyên về quản lý tiền mặt phục vụ nhu cầu quản
lý tiền mặt trên phạm vi toàn cầu.
Việc quản lý tiền mặt là công việc rất khó khăn đối đặc biệt đối với những công ty
hoạt động ở nhiều quốc gia. Quản lý tiền mặt mang tính chất toàn cầu thường xảy ra ở hai
cấp độ: cấp độ một là hệ thống quản lý tiền mặt ở từng quốc gia thực hiện chức năng thu
nợ trong biên giới quốc gia của mỗi nước, cấp độ hai là một mạng lưới kết nối với hệ
thống trong nội bộ từng nước và quản lý nhiều đồng tiền khác nhau, đồng thời thực hiện
các chức năng như: mua hàng, bán hàng và kế toán.
Biện pháp 6: Quản lý vốn bằng tiền nội tại doanh nghiệp.
+ Xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu, chi , đặc biệt là các khoản thu
chi bằng tiền mặt để tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp cho mưu lợi cá
nhân.
+ Tất cả các khoản thu chi bằng tiền mặt phải thông qua quỹ, không được chi tiêu ngoài
quỹ.
+ Phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa nhân viên kế toán tiền mặt và
thủ quỹ. Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu
thu chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp. Cuối ngày, thủ quỹ phải kiểm quỹ, đối chiếu tồn

quỹ với số liệu của sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch thủ quỹ và kế toán phải kiểm
tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý kịp thời.
+ Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt. Xác định rõ đối tượng tạm ứng, các
trường hợp tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời hạn được tạm ứng.
+ Thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho doanh nghiệp.
3.2.2 Đề xuất một số biện pháp nâng cao quản lý vốn bằng tiền tại công ty cổ phần
Xa Lộ 4.
Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn bằng tiền nói riêng và hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty nói chung có thể thấy bên cạnh những kết quả to lớn mà công ty đã
đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu và
Nguyễn Thị Huế- K45D6
25

×