Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thiết bị Y tế của Công ty cổ phần IDICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.73 KB, 52 trang )

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn
Phạm Thu Hương trong suốt quá trình làm khóa luận vừa qua đã tận tình giành thời
gian và công sức giúp đỡ em và các bạn cùng nhóm hoàn thành tốt bài khóa luận
của mình.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến anh Trần Trọng Toản – Chủ tịch Hội
đồng quản trị, chị Nguyễn Thị Như Hường – Giám đốc Điều hành Công ty IDICS
cùng các anh chị nhân viên đang làm việc tại phòng Xuất nhập khẩu đã quan tâm,
chỉ bảo tận tình giúp em trải nghiệm và trưởng thành hơn qua những nghiệp vụ thực
tế được phân công trong khoảng thời gian em thực tập tại Công ty.
Trong quá trình thực tập, do vẫn còn những hạn chế nhất định trong nhận thức
và kiến thức nên bài khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp và bổ sung của thầy cô giáo và anh chị
nhân viên tại Công ty IDICS để em có thể nâng cao hơn nữa kiến thức và kỹ năng
nghiệp vụ qua đợt làm khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Trần Công Hòa
Trần Công Hòa – K44E3 - 1 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
MỤC LỤC
Bảng 3.1: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh chính giai đoạn 2009 – 2011 23
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011 25
Bảng 3.3: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần 26
Bảng 3.4: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân 27
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn bình quân của IDICS giai đoạn 2009 – 2011 28
Bảng 3.5: Số vòng quay của vốn lưu động 28
Bảng 3.6: Tỷ trọng Hàng tồn kho và Khoản phải thu KH trong cơ cấu VLĐ 29
Bảng 3.7: Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân 30
Bảng 3.8: Mức sinh lời bình quân của một lao động 31


Bảng 3.9: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 31
Bảng 3.10: Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần 32
Biểu đồ 4.1: Kế hoạch Doanh thu/ Lợi nhuận giai đoạn 2012 – 2015 40
Bảng 4.1: Số vốn dự kiến giai đoạn 2012 - 2015 42
Bảng 4.2: Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013 43
Bảng 4.3: Bảng giải trình giá bán hàng tồn kho 46
Bảng 4.4: Kế hoạch cắt giảm chi phí Giá vốn hàng bán giai đoạn 2012 - 2015 48
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh chính giai đoạn 2009 – 2011 23
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011 25
Bảng 3.3: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần 26
Bảng 3.4: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân 27
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn bình quân của IDICS giai đoạn 2009 – 2011 28
Bảng 3.5: Số vòng quay của vốn lưu động 28
Bảng 3.6: Tỷ trọng Hàng tồn kho và Khoản phải thu KH trong cơ cấu VLĐ 29
Bảng 3.7: Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân 30
Bảng 3.8: Mức sinh lời bình quân của một lao động 31
Bảng 3.9: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 31
Bảng 3.10: Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần 32
Biểu đồ 4.1: Kế hoạch Doanh thu/ Lợi nhuận giai đoạn 2012 – 2015 40
Bảng 4.1: Số vốn dự kiến giai đoạn 2012 - 2015 42
Bảng 4.2: Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013 43
Bảng 4.3: Bảng giải trình giá bán hàng tồn kho 46
Bảng 4.4: Kế hoạch cắt giảm chi phí Giá vốn hàng bán giai đoạn 2012 - 2015 48
Trần Công Hòa – K44E3 - 2 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT Từ viết tắt Tiếng Việt Nghĩa đầy đủ
1 DTT Doanh thu thuần
2 HĐQT Hội đồng quản trị

3 IDICS Công ty Cổ phần IDICS
4 GĐ Giám đốc
5 GVHB Giá vốn hàng bán
6 KHKT Khoa học kỹ thuật
7 LNST Lợi nhuận sau thuế
8 NSNN Ngân sách Nhà nước
9 QLDN Quản lý doanh nghiệp
10 SX-KD Sản xuất – Kinh doanh
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12 VLĐ Vốn lưu động
13 XNK Xuất nhập khẩu
Trần Công Hòa – K44E3 - 3 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
1 ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
2 B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển
3 CIF
Cost, Insurance and
Freight (Incoterm)
Tiền hàng, bảo hiểm và
cước phí
4 CFR
Cost and Freight
(Incoterm)
Tiền hàng và cước phí

5 C/O Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa
6 C/Q Certificate of Quality
Giấy chứng chỉ chất
lượng hàng hóa
7 CV Curriculum Vitae Bản sơ yếu lý lịch
8 EU European Union Liên minh Châu Âu
9 FOB
Free On Board
(Incoterm)
Giao hàng lên boong
tàu
10 FTA Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại
tự do
11 GDP
Gross Domestic
Product
Tổng sản phẩm quốc
nội
12 IMF
International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
Trần Công Hòa – K44E3 - 4 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
13 L/C Letter of Credit Thư tín dụng
14 R&D
Research and

Development
Nghiên cứu và Phát
triển
15 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức Thương mại
Thế giới
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Doanh nghiệp có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận
chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong một quốc gia. Doanh nghiệp phát triển là nhân
tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Nền kinh tế của một đất nước
sẽ thực sự vững mạnh khi được sự đóng góp của các doanh nghiệp, các doanh
nghiệp kinh doanh càng có hiệu quả thì sự đóng góp đó càng lớn. Như vậy, đó là
mối quan hệ hai chiều. Mối quan hệ hữu cơ này càng chặt chẽ thì kinh tế đất nước
càng phát triển nhanh và tăng trưởng bền vững.
Hiện tại, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chậm
chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Bên cạnh đó là sự mất cân đối lớn giữa xuất
khẩu và nhập khẩu hàng hóa trên hầu hết các thị trường. Đặc biệt, tình trạng xuất
siêu lớn đối với các thị trường phát triển Hoa Kỳ, EU và nhập siêu khổng lồ tại các
thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và một số thị trường ASEAN dẫn đến tình trạng
thâm hụt cán cân thương mại ngày càng lớn, đáng chú ý là trong nhập khẩu công
nghệ và thiết bị trong ngành Y tế. Tình trạng này đã và đang đặt ra những vấn đề
nghiêm trọng đối với tình hình kinh tế vĩ mô, tình trạng công nghệ và theo đó là tính
hiệu quả và bền vững của nền kinh tế. Mỗi năm Việt Nam đang phải chi hàng trăm
tỷ đồng để nhập khẩu các trang thiết bị Y tế, chủ yếu từ thị trường Singapor, Trung

Trần Công Hòa – K44E3 - 5 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Quốc, Nhật Bản và xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp diễn trong các năm tiếp theo. Điều
này có thể lý giải do sản xuất trang thiết bị Y tế thuộc lĩnh vực chuyên dụng và rất
đắt tiền, đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe về việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật
phức tạp; tính chính xác, an toàn và độ ổn định cao mà hiện nay các cơ sở sản xuất
trong nước chưa thế đáp ứng. Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị Y tế của Việt Nam
hiện nay vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực.
Nhiều bệnh viện luôn trong tình trạng thiếu các thiết bị Y tế chuyên dụng, gây rất
nhiều khó khăn cho cả bác sỹ và bệnh nhân. Trong điều kiện như vậy, nhu cầu nhập
khẩu công nghệ, trang thiết bị Y tế kỹ thuật cao là tất yếu nhằm nâng cao chất lượng
hạ tầng trang thiết bị Y tế cho Bệnh viện, trạm Y tế, phòng khám ở các tuyến cũng
như chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Bên cạnh đó, yêu cầu phát triển xuất nhập khẩu phục vụ phát triển bền vững
được đặt ra hết sức cấp bách đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-
2020. Yêu cầu đó càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh đất nước ta hội nhập
ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt hiện nay Việt Nam là
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang thực hiện
các cam kết FTA ở mức độ rộng hơn và cao hơn. Nhận thức được những vấn đề
trên, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã xác định mục tiêu phát triển
Kinh tế - Xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 trong lĩnh vực thương mại nói
chung và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng là phát triển nhanh phải đi đôi với
phát triển bền vững, tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, sớm đưa Việt Nam trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Do đó, có thể thấy rằng việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực mà cụ thể là
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại hoạt động trong
ngành Thiết bị và dịch vụ Y tế là một trong những yêu cầu có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình thực hiện mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước giai đoạn
2011 – 2020.

Công ty Cổ phần IDICS là Công ty chuyên về kinh doanh nhập khẩu và phân
phối các sản phẩm, thiết bị Y tế của các hãng sản xuất có uy tín trên thế giới dưới
hình thức đại lý thương mại; bán buôn, bán lẻ cho các khách hàng trong nước (chủ
Trần Công Hòa – K44E3 - 6 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
yếu là các Bệnh viện, trung tâm Y tế; các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm
trong ngành Y tế). Hoạt động kinh doanh của Công ty chịu sự điều chỉnh trực tiếp
từ các văn bản pháp luật liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị Y tế do Bộ
Y tế ban hành và các văn bản pháp luật quy định về việc nhập khẩu và phân phối
thiết bị Y tế của Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương. Trong thời gian qua, hoạt
động nhập khẩu các thiết bị Y tế kỹ thuật cao, giá trị lớn của IDICS cũng gặp không
ít khó khăn do chịu tác động tiêu cực từ những biến động của nền kinh tế vĩ mô, làm
giảm đáng kể tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Vì vậy, có thể thấy rằng việc phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của
IDICS từ đó đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty là vấn đề đáng quan tâm và có ý nghĩa thiết thực đối với
IDICS cũng như đối với một bộ phận các doanh nghiệp có cùng hoạt động kinh
doanh nhập khẩu thiết bị Y tế khác tại Việt Nam. Chính vì lý do đó, em đã chọn đề
tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thiết
bị Y tế của Công ty cổ phần IDICS” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Theo nghiên cứu những luận văn đã thực hiện về Công ty IDICS
Trong quá trình thực tập tại Công ty, em đã tìm hiểu các luận văn, chuyên đề của
sinh viên các trường về đối tượng nghiên cứu là Công ty IDICS. Tuy nhiên, đến thời
điểm hiện tại em chưa thấy có luận văn, chuyên đề nào làm về đề tài: “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thiết bị Y tế của Công
ty cổ phần IDICS”.
1.2.2 Theo nghiên cứu các luận văn về đề tài liên quan tại trường Đại học
Thương Mại
Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu này, em đã tìm hiểu luận văn của các sinh viên

khóa trước và nhận thấy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp như:
Trần Công Hòa – K44E3 - 7 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
(1) “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hóa chất và vật tư Y tế từ
thị trường Trung Quốc tại Công ty TNHH SX-KD hóa chất và vật tư KHKT”
của sinh viên Phạm Thị Mai – K43E3.
(2) “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng sách và ấn phẩm văn hóa từ thị
trường Nhật Bản của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sách Hà Nội”
của sinh viên Trần Ánh Ngọc – K43E5.
Tuy nhiên, so với các đề tài thực hiện trước, đề tài của em thực hiện có một số
khác biệt sau:
- Khác biệt về phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt không gian: Thiết bị Y tế nhập khẩu từ thị trường các quốc gia khác
nhau.
+ Về mặt thời gian: Giai đoạn nghiên cứu từ năm 2009 – 2011.
- Khác biệt về đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị Y tế của Công ty Cổ phần
IDICS.
1.3 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập
khẩu thiết bị Y tế của Công ty IDICS giai đoạn từ năm 2009 – 2011.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhập khẩu thiết bị Y tế của Công ty IDICS.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập
khẩu thiết bị Y tế của Công ty IDICS.
1.5 Phạm vi nghiên cứu

Trần Công Hòa – K44E3 - 8 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
1.5.1 Phạm vi về mặt thời gian
Nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị Y tế của Công ty IDICS
trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011.
1.5.2 Phạm vi về mặt không gian
Nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị Y tế của Công ty IDICS
từ các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty (Đức, Singapor, Đài Loan, Hàn
Quốc).
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp dựa trên các cơ sở dữ
liệu thứ cấp được thu thập từ:
- Nguồn dữ liệu nội bộ Công ty IDICS
Các báo cáo của Ban giám đốc, báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên của Công ty IDICS trong giai đoạn từ 2009 – 2011.
- Nguồn dữ liệu bên ngoài
Các luận văn, chuyên đề, nghiên cứu khoa học về đề tài liên quan của sinh
viên trường Đại học Thương mại từ khóa 43 trở về trước.
Thông tin, tài liệu, sách báo trên thư viện và các Website của các Bộ, Ngành
liên quan.
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
1.6.2.1 Phương pháp thống kê:
Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập, phân loại thông tin và số liệu
nhằm mục đích đánh giá tổng quát về một mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp trên được sử dụng để đánh giá về thực
trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị Y tế của Công ty IDICS thông qua các
dữ liệu được thu thập từ tài liệu nội bộ của Công ty giai đoạn 2009 – 2011.
Trần Công Hòa – K44E3 - 9 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế

1.6.2.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư duy lôgíc để nghiên
cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài
liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của Công ty trong kỳ phân tích nhằm đánh giá
tính hợp lý hoặc không hợp lý của các dữ liệu này.
1.6.2.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Tiêu chuẩn so sánh trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp này là các chỉ tiêu về
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả quản lý chi
phí; chỉ tiêu kế hoạch của từng kỳ kinh doanh và kết quả đạt được của mỗi kỳ kinh
doanh đã qua trong giai đoạn 2009 – 2011 của Công ty IDICS. Hình thức so sánh
được sử dụng trong phương pháp này gồm 2 hình thức là so sánh tuyệt đối và so
sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu
kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu
kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành cũng như tốc độ
tăng trưởng của Công ty IDICS trong kỳ phân tích. Việc kết hợp hai hình thức trên
trong quá trình phân tích giúp đánh giá được một cách toàn diện khối lượng, giá trị
hoạt động cũng như tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích.
1.6.2.4 Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét và đánh
giá về thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị Y tế của Công
ty IDICS, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh nhập khẩu thiết bị Y tế của Công ty.
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, từ viết tắt và các tài liệu
tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Trần Công Hòa – K44E3 - 10 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế

Chương 2: Một số lý thuyết về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị Y tế
của Công ty Cổ phần IDICS.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhập khẩu thiết bị Y tế của Công ty Cổ phần IDICS.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm nhập khẩu
Theo Điều 28, Mục 2, Chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005, “Nhập
khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài
hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật”.
Trong lý luận Thương mại Quốc tế, khái niệm nhập khẩu là việc quốc gia này
mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản
xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy
nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa
vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi
thương mại.
Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu
Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi,
nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng
lượng (cái, tấn, v.v ).
Trần Công Hòa – K44E3 - 11 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
2.1.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Theo giáo trình Quản trị kinh doanh của tác giả Trương Hòa Bình và Đỗ Thị

Tuyết thì “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật
lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”.
Hay “Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác
định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, có thể hiểu: “Hiệu
quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực sẵn có (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) của
doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp
nhất”.
2.1.3 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, do đó quan điểm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp cũng
dựa trên quan điểm hiệu quả kinh doanh nói chung. Cụ thể, “Hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng hiệu quả kinh tế tính riêng cho
hoạt động kinh doanh nhập khẩu hay nói cách khác nó phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực sẵn có (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) của
doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp
nhất”.
2.2 Một số lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
doanh nghiệp
2.2.1 Quan điểm đánh giá hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời
gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội).
Về thời gian, hiệu quả kinh doanh đạt được trong từng giai đoạn, từng thời
kỳ không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp
Trần Công Hòa – K44E3 - 12 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
theo, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Về không gian, hiệu quả

kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của
các bộ phận, các đơn vị mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung.
Về định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan
giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa
các chi phí kinh doanh để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
Về góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị, các bộ
phận cũng như toàn bộ các doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả toàn
xã hội. Đạt được hiệu quả cao cho các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp chưa đủ,
nó còn đòi hỏi phải mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, cả kinh tế và xã hội.
Hiệu quả kinh doanh được đánh giá bằng chỉ tiêu lợi nhuận, đây là chỉ tiêu số
một và nó chi phối toàn bộ quá trình đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là
đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận và chung cho toàn doanh
nghiệp; đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có; đánh giá hiệu quả cuối
cùng của hoạt động kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận để trên cơ sở đó có các
chiến lược phù hợp nhằm phát huy hết tiềm năng và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
2.2.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhập khẩu nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt
động kinh doanh nhập khẩu là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh nhập khẩu của doanh nghiệp, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có
(lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục
tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp – mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động
kinh doanh nhập khẩu, cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết
quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Có thể hiểu kết quả hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá
Trần Công Hòa – K44E3 - 13 - Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
trình kinh doanh nhập khẩu nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của
doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp có thể là
những giá trị mang tính chất định lượng như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh
thu, lợi nhuận, thị phần,… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất
lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, chất lượng
hàng nhập khẩu… Như vậy, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ khái niệm về hiệu quả kinh tế đã trình bày ở mục 2.1.2 trên, có thể biểu
diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế bằng công thức sau:
H =
C
K

Trong đó, H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó.
K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó.
C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó.
Công thức trên đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các
nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả K mà chủ
thể kinh doanh nhập khẩu nhận được theo hướng mục tiêu trong kinh doanh càng
lớn hơn chi phí C bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi. Quan điểm này đã đánh giá được
tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh
tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong
sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc
vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
Trong lý thuyết và và thực tế quản trị kinh doanh, cả hai chỉ tiêu kết quả và
chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên
sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ gặp phải khó khăn giữa
“đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường, còn việc sử dụng đơn vị
giá trị luôn luôn đưa ra các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền
tệ. Vấn đề được đặt ra là: Hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt

động kinh doanh nhập khẩu nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh?
Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt
Trần Công Hòa – K44E3 - 14 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận
biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
doanh nghiệp
Đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đòi hỏi bức thiết đối với
mỗi doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tăng cường tích
luỹ để đầu tư tái kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để phân tích, đánh giá một cách
chính xác và có cơ sở khoa học hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
doanh nghiệp, người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
2.2.3.1 Chỉ tiêu tổng hợp
a) Hiệu quả tổng hợp tuyệt đối
Hiệu quả tổng hợp tuyệt đối = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
Hiệu quả tổng hợp tuyệt đối là hiệu số giữa kết quả đầu ra thu nhận được
(doanh thu, lợi nhuận ròng) với toàn bộ chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập
khẩu (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn kinh doanh gồm vốn cố
định và vốn lưu động). Cách tính chỉ tiêu này đơn giản, thuận tiện, nhưng không
phản ánh hết chất lượng kinh doanh cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo cách tính này thì không thể so sánh hiệu
quả kinh doanh giữa các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp với nhau, cũng không
thấy được sự tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội.
b) Hiệu quả tổng hợp tương đối
Hiệu quả tổng hợp tương đối = Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Trần Công Hòa – K44E3 - 15 - Khóa Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Hiệu quả tổng hợp tương đối là tỷ số giữa kết quả đầu ra thu nhận được
(doanh thu, lợi nhuận ròng) với toàn bộ chi phí đầu vào (lao động, tư liệu lao động,
đối tượng lao động và vốn kinh doanh gồm vốn cố định và vốn lưu động). Cách tính
này đã khắc phục được những tồn tại khi tính theo chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp và tạo
điều kiện nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách
toàn diện hơn.
2.2.3.1 Chỉ tiêu chi tiết
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu có mối quan hệ với tất cả các yếu tố của quá
trình kinh doanh (lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động). Vì vậy, hoạt
động kinh doanh nhập khẩu chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ
bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy khi phân tích đánh giá hiệu
quả kinh doanh, ngoài chỉ tiêu tổng hợp còn phải sử dụng hệ thống chỉ tiêu chi tiết.
a) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp
(1) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, nó biểu hiện cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được có bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng cao thể hiện hiệu quả kinh doanh chung
của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.
b) Chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của các yếu tố cơ bản
Tức là một lao động (1 đồng chi phí tiền lương), 1 đồng nguyên giá bình quân
tài sản cố định, 1 đồng vốn, 1 đồng chi phí làm ra bao nhiêu đơn vị kết quả đầu ra
(doanh thu, lợi nhuận).
Tỷ suất sinh lời của
các yếu tố cơ bản
= Lợi nhuận thuần
Các yếu tố cơ bản

*) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu
Trần Công Hòa – K44E3 - 16 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất thương mại nói chung và doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhằm mục đích
đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng quá trình kinh doanh nhập
khẩu, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh và
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như vậy việc nghiên cứu các chỉ tiêu về
hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa là tiền đề lý luận cho các nghiên cứu hiệu quả về
sau. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
(2) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn bình quân
= Lợi nhuận thuần
Vốn bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ kinh doanh nhất định doanh
nghiệp bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ
số này càng cao chứng tỏ mỗi đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh đều
mang lại hiệu quả tức là khả năng sinh lời cao và ngược lại.
(3) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn cố định
= Lợi nhuận thuần
Vốn cố định bình quân
Ý nghĩa: Trong một kỳ kinh doanh nhất định doanh nghiệp bỏ ra một đồng
vốn cố định thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận hoặc doanh thu. Chỉ tiêu này
phản ánh chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn vì đối với hoạt động kinh doanh, chi
phí khấu hao tài sản cố định là những hao phí thực tế tạo ra kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.

(4) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn lưu động
= Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Trần Công Hòa – K44E3 - 17 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Ý nghĩa: Doanh nghiệp sử dụng một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ
thì có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả.
Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn có thể sử dụng các
chỉ tiêu sau:
(4.1) Số vòng quay của vốn lưu động
Số vòng quay của vốn
lưu động
= Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ vào kinh doanh
có khả năng mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện khả năng số vòng
quay của vốn lưu động. Số vòng quay càng tăng chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển
trong kỳ càng nhanh hay việc sử dụng vốn ở doanh nghiệp càng có hiệu quả và
ngược lại.
(4.2) Thời gian một vòng quay của vốn lưu động
Thời gian 1 vòng quay
của vốn lưu động
= Thời gian kỳ kinh doanh
Vốn lưu động bình quân
Hai chỉ tiêu trên không trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh doanh của việc sử
dụng vốn lưu động trên phương diện lý luận nhưng từ thực tế cho ta thấy: Số vòng
quay vốn lưu động tăng, số ngày chu chuyển giảm thì chứng tỏ tốc độ chu chuyển

nhanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.
*) Nhóm các ch ỉ tiêu ph ả n ánh khả năng sinh lời
Lợi nhuận thực hiện được sau một quá trình kinh doanh là một trong những hệ
thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Lợi nhuận tuyệt đối có
thể không phản ánh đúng mức độ hiệu quả kinh doanh, bởi vì chỉ tiêu này không chỉ
chịu sự tác động của bản thân chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp mà còn chịu
ảnh hưởng của quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, để đánh giá đúng
Trần Công Hòa – K44E3 - 18 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận trong mối quan hệ với lượng vốn, chi phí, tài sản mà doanh nghiệp sử dụng
trong quá trình kinh doanh.
(5) Tỷ suất lợi nhuận trên giá trị tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên
giá trị tài sản bình quân
= Lợi nhuận sau thuế
Giá trị tài sản bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng
tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.
(6) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
= Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào
hoạt động kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu trên
càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và ngược lại.
*) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
(7) Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động
bình quân
= Doanh thu thuần
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu thuần trong kỳ phân tích.
(8) Mức sinh lời bình quân của một lao động
Mức sinh lời bình quân
của một lao động
= Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào hoạt động kinh
doanh nhập khẩu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích.
Trần Công Hòa – K44E3 - 19 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Các chỉ tiêu trên càng lớn phản ánh doanh nghiệp sử dụng lao động càng có
hiệu quả và ngược lại.
c) Chỉ tiêu về tỷ suất hao phí các yếu tố cơ bản
Để làm ra một đơn vị kết quả đầu ra cần bao nhiêu đơn vị các yếu tố cơ bản
của quá trình kinh doanh. Chỉ tiêu này là nghịch đảo của tỷ suất sinh lời của các yếu
tố cơ bản. Tỷ suất hao phí các yếu tố cơ bản càng giảm thì hoạt động kinh doanh
nhập khẩu càng có hiệu quả.
Tỷ suất hao phí các
yếu tố cơ bản
=
Các yếu tố cơ bản
Kết quả đầu ra
*) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý chi phí kinh doanh nhập khẩu
(9) Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Tỷ lệ giá vốn hàng bán

trên doanh thu thuần
= Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thu được, giá vốn hàng
bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán.
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn
hàng bán càng tốt và ngược lại.
(10) Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Tỷ lệ chi phí bán hàng
trên doanh thu thuần
= Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh
nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ
công tác bán hàng càng có hiệu quả và ngược lại.
(11) Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
Tỷ lệ chi phí QLDN trên
doanh thu thuần
= Chi phí QLDN
Trần Công Hòa – K44E3 - 20 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Doanh thu thuần
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi một đồng doanh thu thuần thu được, doanh
nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí quản lý. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên
doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại.
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài
Nội dung đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
Công ty IDICS trong đề tài không dựa trên chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối để đánh giá
do chỉ tiêu này không phản ánh hết chất lượng kinh doanh cũng như tiềm năng nâng

cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối
cũng không thể so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các bộ phận, đơn vị trong doanh
nghiệp với nhau, cũng không thấy được sự tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội.
Cụ thể, chỉ tiêu về lợi nhuận tuyệt đối không chỉ chịu sự tác động của bản thân
chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng bởi quy
mô hoạt động cũng như số vốn đầu tư của doanh nghiệp. Chính vì thế, để đánh giá
đúng đắn hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp cần phải sử
dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, không phải là tổng lợi nhuận bằng số tuyệt đối mà là
tỷ suất lợi nhuận tính theo tỷ lệ %.
Căn cứ vào đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu hiện tại
của Công ty IDICS, phạm vi nội dung đánh giá trong khóa luận này chỉ xét đến chỉ
tiêu hiệu quả tương đối hay là các nhóm chỉ tiêu chi tiết mà cụ thể là các chỉ tiêu sau
đây:
Chỉ tiêu 1 – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu 2 – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân
Chỉ tiêu 3 – Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu 4 – Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân
Trần Công Hòa – K44E3 - 21 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Chỉ tiêu 5 – Mức sinh lời bình quân của một lao động
Chỉ tiêu 6 – Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu 7 – Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IDICS
3.1 Giới thiệu chung về Công ty IDICS
Được thành lập từ năm 2002 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Đầu tư và
Phát triển thiết bị công nghiệp, hoạt động kinh doanh của Công ty chỉ tập trung chủ
yếu trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị công nghiệp như thiết bị gia công cơ khí
(máy khoan, cắt…), con lăn công nghiệp, thiết bị đo cơ khí…

Đến cuối năm 2005, nhận thấy nhu cầu cần phải thay đổi mô hình tổ chức để
linh hoạt hơn trong khả năng huy động vốn hỗ trợ cho việc mở rộng lĩnh vực hoạt
động kinh doanh, Ban điều hành gồm Ông Trần Trọng Toản – Giám đốc và Bà
Nguyễn Thị Như Hường – Phó Giám đốc Công ty đã quyết định chuyển đổi Công
ty sang hình thức Công ty Cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần IDICS.
Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh chính là nhập khẩu và phân phối các sản
phẩm, thiết bị Y tế – công nghiệp – viễn thông của các hãng sản xuất có uy tín trên
thế giới dưới hình thức đại lý thương mại; bán buôn, bán lẻ cho các khách hàng
trong nước (chủ yếu là các trung tâm Y tế, Bệnh viện tại các tỉnh, thành phố lớn).
Ngoài ra Công ty cũng triển khai hoạt động đầu tư Bệnh viện, cho thuê, đầu tư thiết
bị Y tế liên doanh liên kết tại các Bệnh viện. Hoạt động liên kết được thực hiện qua
hình thức Công ty đầu tư thiết bị, máy móc còn các Bệnh viện đầu tư địa điểm, hạ
tầng giường bệnh.
Trần Công Hòa – K44E3 - 22 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Từ năm 2005 đến nay, sau khi thực hiện thành công một số hợp đồng có giá trị
lớn với một số Bệnh viện lớn tại miền Bắc, uy tín và hình ảnh của Công ty đã được
nhiều khách hàng, nhà cung cấp biết đến, tìm hiểu rồi đi đến ký kết hợp đồng lâu
dài. Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc và còn
nhiều khó khăn nên IDICS ưu tiên chú trọng vào hoạt động mang lại nhiều lợi
nhuận nhất cho Công ty là lĩnh vực kinh doanh thiết bị Y tế nhằm củng cố và cải
thiện lợi thế cạnh tranh; đồng thời rà soát lại bộ máy hoạt động, giảm các chi phí
hoạt động, giảm các dự án đầu tư không hiệu quả nhằm tối ưu hóa năng suất lao
động, gia tăng giá trị thặng dư cho sản phẩm của Công ty.
3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 – 2011
Lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm kinh doanh thiết bị Y tế, vật tư tiêu
hao cho các thiết bị Y tế và các thiết bị khác (điện, đo lường, tự động hóa, viễn
thông) trong đó kinh doanh thiết bị Y tế là mảng hoạt động chính của Công ty.
Bảng 3.1: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh chính giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng

Danh mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Kinh doanh thiết bị Y tế 2.948 59 23.276 49 16.697 69
Kinh doanh vật tư tiêu hao 1.299 26 15.201 32 4.348 18
Kinh doanh thiết bị khác
(điện, viễn thông…)
749 15 9.026 19 2.679 11
Tổng giá trị 4.996 100 47.503 100 23.724 100
(Nguồn: Công ty Cổ phần IDICS)
IDICS chuyên cung cấp các dòng sản phẩm thiết bị Y tế chuyên dùng hiện
đại, công nghệ tiên tiến như Hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính (CT – Scanner
System), máy cộng hưởng từ (MRI) và máy X-quang (X – ray System), máy siêu
âm (Ultrasound – Scanner System), thiết bị thăm dò chức năng (Functional Probes)
… được nhập từ các nước có nền Y tế và khoa học công nghệ phát triển như Đức,
Hàn quốc, Singapor, Đài Loan.
Trần Công Hòa – K44E3 - 23 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Các sản phẩm của IDICS được tiêu thụ qua kênh bán hàng trực tiếp thông qua
đội ngũ kinh doanh dưới sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo Công ty. Đội ngũ kinh doanh
của IDICS thực hiện các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng (Ban giám
đốc các Bệnh viện; các Trưởng, Phó khoa Bệnh viện; Giám đốc, Phó giám đốc Sở
Y tế các huyện, tỉnh, thành phố…) để tìm hiểu nhu cầu, các kế hoạch chi tiêu mua

sắm của khách hàng; đồng thời tư vấn tại chỗ, giới thiệu năng lực của Công ty cũng
như các sản phẩm mà Công ty có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do trang
thiết bị Y tế Công ty cung cấp thường có giá trị lớn, IDICS thường tiến hành chào
bán sản phẩm của mình thông qua các hình thức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh.
IDICS xác định giá bán dựa trên giá nhập khẩu cộng thêm chi phí phát sinh và
lợi nhuận dự kiến. Phương thức thanh toán được Công ty áp dụng phổ biến là
phương thức chuyển tiền.
3.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thiết
bị Y tế của Công ty IDICS giai đoạn 2009 – 2011
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
Năm 2009, kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới và do những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Tốc độ
tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 5,32%, thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm
2008. Trong môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn như vậy, giá ngoại tệ, giá xăng dầu và
giá các mặt hàng thiết bị Y tế Công ty nhập khẩu về liên tục tăng khiến chi phí đầu
vào của Công ty tăng lên đáng kể và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh
doanh của IDICS. Do khách hàng thắt chặt hạn mục chi tiêu, những hợp đồng Công
ty ký kết được trong năm có giá trị tương đối nhỏ, chỉ khoảng từ 1 đến 2 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2009 lợi nhuận sau thuế của IDICS chỉ đạt 349,221 triệu đồng.
Bước sang năm 2010, kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
đã được cải thiện rất nhiều với tỷ lệ tăng trưởng đạt 202,55% do IDICS ký được
nhiều hợp đồng cung cấp, lắp đặt trang thiết bị Y tế với giá trị mỗi hợp đồng lên
đến hơn chục tỷ đồng với các khách hàng lớn (Công ty Cổ phần XNK tạp phẩm Hà
Nội – Toconap, Công ty XNK thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật – Technoimport…). Bên
cạnh đó, thiết bị Y tế do Công ty cung cấp đều là những sản phẩm có hàm lượng kỹ
Trần Công Hòa – K44E3 - 24 - Khóa Luận Tốt Nghiệp
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
thuật cao giá trị lớn, trong nước hầu như chưa có doanh nghiệp sản xuất nào đáp
ứng được và rất thiết yếu trong hoạt động chẩn đoán, khám chữa bệnh, nên việc tiêu
thụ các mặt hàng này ít có sự co giãn theo giá. Ngoài ra, kết quả kinh doanh các

mảng vật tư tiêu hao và các thiết bị điện, viễn thông trong năm 2010 của Công ty
cũng đạt được doanh số khá cao, chiếm tỷ trọng 32% tổng doanh thu. Mặc dù vậy,
sang năm 2011, thay vì tập trung mở rộng quy mô hoạt động trong bối cảnh nền
kinh tế trong nước còn nhiều bất ổn với tỷ lệ lạm phát và lãi suất tăng cao, Công ty
chỉ tập trung vào mảng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất là kinh doanh
thiết bị Y tế, duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống, đầu tư vào nguồn lực
con người và cắt giảm chi phí ở những mảng kinh doanh không hiệu quả.
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu chính
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.996 47.503 23.724
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4.996 47.398 23.704
Giá vốn hàng bán 3.813 39.469 19.104
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
1.183 7.929 4.599
Doanh thu hoạt động tài chính 20,773 99,669 60,027
Chi phí tài chính 106,967 648,669 446,061
Chi phí quản lý kinh doanh 660,28 6.060 3.304
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 436,526 1.320 908,966
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 349,221 1.056 727,173
(Nguồn: Công ty Cổ phần IDICS)

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Công ty IDICS:
- Giai đoạn 2009 – 2010: 202,55 %
- Giai đoạn 2010 – 2011: - 31,17 %
Có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của IDICS phản ánh khá khách quan với
chu kỳ của nền kinh tế hay nói cách khác, Công ty có một sự nhạy bén nhất định
với chu kỳ của nền kinh tế thị trường. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn hậu
khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng phục hồi, đời sống nhân dân được cải thiện thì nhu
Trần Công Hòa – K44E3 - 25 - Khóa Luận Tốt Nghiệp

×