Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.68 KB, 33 trang )

Đại học Thương mại
“Phát triển các dịch vụ thanh toán
điện tử qua điện thoại di động của
Công ty Cổ phần thanh toán điện tử
VNPT”
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
1
Đại học Thương mại
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong trường Đại học Thương mại, khoa
Thương mại điện tử trường Đại học Thương mại đã tận tình giảng dạy, trang bị
cho em những kiến thức quý báu đồng thời tạo điều kiện cho em được thực tập và
hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Trần Hưng – Giảng
viên khoa TMĐT trường Đại học Thương mại đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn anh Trần Bình Dương – Giám đốc Phát triển
kinh doanh, anh Hoàng Tuấn Phương – Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh và tất
cả các anh chị trong Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT đã tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài luận văn.
Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên em không tránh
khỏi được những sai sót trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các đề
xuất phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động của Công ty.
Vì thế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy cô, ban lãnh
đạo Công ty để bài luận văn có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Hà Nội, tháng 8 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Đỗ Đăng Huân
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
2
Đại học Thương mại


Chương 1: Tổng quan về thanh toán điện tử
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi Internet ngày càng không thể thiếu trong
đời sống con người, giá nhân công, thuê mặt bằng ngày càng đắt đỏ thì TMĐT
đang trở thành sự lựa chọn tối ưu của nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Song hành
với sự phát triển đó, các mạng điện thoại di động cũng không ngừng phát triển với
rất nhiều tính năng mới, mang lại sự tiện ích ngày càng cao cho khách hàng.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý I/2010, trong quý I/2010 cả
nước đã có thêm 7,2 triệu thuê bao, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó
thuê bao di động chiếm 6,55 triệu thuê bao. Cũng tính đến hết tháng 3/2010, số
thuê bao điện thoại cả nước ước đạt 137,6 triệu thuê bao (tăng 57,7% so với cùng
thời điểm năm trước), trong đó bao gồm 19,7 triệu thuê bao cố định và 117,9 triệu
thuê bao di động. Cùng đó, lĩnh vực Internet cũng đạt được mức tăng trưởng khả
quan: Đến cuối quý I/2010, số thuê bao Internet trên cả nước đạt trên 23,3 triệu
thuê bao, trong đó thuê bao băng rộng đạt gần 3,1 triệu (tăng 37,3% so với cùng
thời điểm năm ngoái)
1
Như vậy, so với hơn 23,3 triệu thuê bao người dùng
Internet, số người dùng điện thoại di động nói trên là một nhóm đối tượng có tiềm
năng rất lớn trong việc ứng dụng thương mại điện tử nói chung và các giải pháp di
động nói riêng trong tương lai.
Thị trường thanh toán điện tử Việt Nam đã có sự vận động rõ nét từ năm
2007
2
nhưng sự phát triển đó ngày càng mạnh mẽ trong hai năm gần đây. Do vậy,
việc xuất hiện cùng một lúc nhiều mô hình thanh toán với các dịch vụ khác nhau là
điều dễ hiểu. Hiện nay, tham gia vào lĩnh vực thanh toán điện tử có rất nhiều tên
tuổi nổi tiếng như OnePay, Paynet, VinaPay, Công ty Cổ phần thanh toán điện tử
VNPT,…và gần đây là sự có mặt của Cổng thanh toán điện tử Smartlink –
1

Báo Bưu điện Việt Nam số 40 ra ngày 2/4/2010.
2
Sự phát triển của thanh toán điện tử được bình chọn là sự kiện thương mại điện tử nổi bật nhất năm 2007.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
3
Đại học Thương mại
MasterCard và Công ty Cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú (MobiVi) đã
khiến cho thị trường thanh toán điện tử càng trở lên sôi động.
Tuy mới tham gia vào thị trường thanh toán điện tử nhưng Công ty Cổ phần
thanh toán điện tử VNPT đã thể hiện được bản lĩnh của một công ty chuyên
nghiệp, nhanh nhạy và khả năng chiếm lĩnh thị trường vượt trội. Với tầm nhìn
“Trở thành nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hàng đầu tại Việt Nam trên cơ sở xây
dựng mạng thanh toán quy mô quốc gia, cung cấp các dịch vụ và tiện ích trên hạ
tầng thanh toán điện tử nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng và cộng
đồng”, Công ty VNPTEPAY đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ của mình theo
cả chiều rộng và chiều sâu. Và thanh toán điện tử qua điện thoại di động – một
mục tiêu chiến lược của Công ty.
Theo đà phát triển của Internet ở Việt Nam, sẽ có rất nhiều công ty triển
khai dịch vụ thanh toán điện tử, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử qua điện
thoại di động đang “hot” như hiện nay. Yếu tố cạnh tranh chủ yếu giữa các công ty
này là thời gian, ai ra được sản phẩm trước người đó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối trên
thị trường. Do vậy, em mạnh dạn đề xuất đề tài “Phát triển các dịch vụ thanh toán
điện tử qua điện thoại di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT”. Đề
tài nghiên cứu nhằm giúp Công ty mở rộng, phát triển thêm các dịch vụ thanh
toán, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty so với đối thủ cạnh tranh
trong ngành.
1.2 Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu đề tài
Nếu vài năm trước, điện thoại di động là phương tiện liên lạc của các “đại
gia” thì hai năm trở lại đây, điện thoại di động trở thành phương tiện liên lạc
không thể thiếu của hầu hết mọi người. Có lẽ tính tiện lợi, dễ dùng của điện thoại

đã giúp công cụ này đi sâu và có sức ảnh hưởng ngày càng lớn tới cuộc sống của
chúng ta. Hiện nay, mạng điện thoại Mobifone và một số mạng di động khác đã hỗ
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
4
Đại học Thương mại
trợ công nghệ 3G với những tiện ích, tính năng vô cùng hấp dẫn, khách hàng có
thể lướt web và mua bán hàng hóa chỉ với chiếc điện thoại của mình. Điều đó
đồng nghĩa rằng “cánh cửa” thương mại điện tử ngày càng rộng mở, và thanh toán
điện tử theo đó cũng phát triển.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu các hoạt động thanh toán trực tuyến tại
Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT, em nhận thấy Công ty đã và đang triển
khai rất tốt các dịch vụ thanh toán điện tử như . Nhưng các hoạt động thanh toán
điện tử qua điện thoại di động còn chưa thực sự hiệu quả. Nhận thấy xu thế phát
triển của thanh toán điện tử qua điện thoại di động, đặc biệt là tin nhắn SMS, em
quyết định chọn đề tài: “Phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại
di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT” với mong muốn xây
dựng thêm các dịch vụ mới có tính cạnh tranh, giúp Công ty nắm bắt được cơ hội
phát triển trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn được thể hiện ở 3 nội dung sau:
 Tóm lược và hệ thống hóa vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán điện tử
và các dịch vụ thanh toán điện tử giúp độc giả có cái nhìn sâu và toàn
diện hơn về lĩnh vực khá mới này.
 Vận dụng tổng hợp cơ sở lý luận, kết hợp các phương pháp nghiên cứu,
điều tra, phỏng vấn, phân tích thực trạng dịch vụ thanh toán điện tử qua
điện thoại di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT.
 Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua tin nhắn
SMS của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT.

 Không gian nghiên cứu: Các dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại
di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
5
Đại học Thương mại
 Thời gian nghiên cứu: Đặc điểm thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ
đi sâu nghiên cứu một khía cạnh. Và để có một kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp chính xác nhất và nóng nhất, em tập trung xem xét,
nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm
gần đây: 2007, 2008 và 2009.
1.5 Kết cấu luận văn
Phần đầu của luận văn bao gồm các phần: lời cảm ơn, tóm lược, mục lục,
danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục các từ viết tắt, những mục
này nhằm giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu và tạo
sự thuận tiện cho việc theo dõi phần nội dụng của đề tài. Trên cơ sở nội dung trên
nhằm xây dựng một kết cấu hợp logic, luận văn nghiên cứu để phát triển các dịch
vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện
tử VNPT được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về thanh toán điện tử.
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về thanh toán điện tử qua điện thoại di
động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng dịch vụ thanh toán điện
tử qua điện thoại di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT.
Chương 4: Các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua điện
thoại di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT.

Chương 2: Một số lý luận cơ bản về thanh toán điện tử qua điện thoại di động
của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
6

Đại học Thương mại
2.1 Khái quát về thanh toán điện tử và thanh toán điện tử qua điện thoại di
động
2.1.1 Một số khái niệm và đặc điểm cơ bản về thanh toán điện tử
2.1.1.1 Khái niệm thanh toán điện tử
- Theo nghĩa rộng: Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là việc thanh toán
tiền qua thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt.
1
Theo cách hiểu như trên thanh toán điện tử (TTĐT) là hệ thống thanh toán
dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Việc thanh toán được thực hiện qua máy
tính và mạng máy tính, nối mạng với các đơn vị thành viên tham gia thanh toán.
Chuyển những chứng từ bằng giấy thành những “chứng từ điện tử” đã làm cho
khoảng cách giữa các đơn vị thành viên được thu hẹp lại như trong cùng một ngân
hàng, giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu chu
chuyển vốn của khách hàng và nền kinh tế.
- Theo nghĩa hẹp: Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử có thể hiểu là việc
trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên
Internet.
2.1.1.2 Đặc điểm của thanh toán điện tử
Hệ thống thanh toán điện tử được thực hiện trên cơ sở kỹ thuật số, chúng
được xây dựng và phát triển để thực hiện các thanh toán trên mạng Internet. Về
bản chất, các hệ thống thanh toán điện tử là phiên bản điện tử của các hệ thống
thanh toán truyền thống như tiền mặt, séc và các loại thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, so với thanh toán truyền thống, các hệ thống thanh toán điện tử
có hai điểm khác biệt:
Thứ nhất, các hệ thống thanh toán điện tử được thiết kế để có thể thực thi
việc mua - bán điện tử trên mạng Internet. Việc sử dụng công nghệ thông tin và
1
Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật TMĐT của Bộ thương mại.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng

7
Đại học Thương mại
các phương tiện điện tử với khai thác mạng cho phép quá trình giao dịch và công
cụ giao dịch được số hoá và được ảo hoá bằng những chuỗi bit.
Thứ hai, trong thanh toán truyền thống, chỉ ngân hàng mới có quyền phát
hành tiền và các giấy tờ có giá trị khác. Trong thanh toán điện tử, các công ty và
các tập đoàn tài chính cũng được phép phát triển các phần mềm đóng vai trò là các
công cụ thanh toán. Vì vậy, trong thanh toán điện tử, khách hàng có thể lựa chọn
một trong nhiều cách thức thanh toán khác nhau trên cơ sở phần mềm của các
công ty và các tập đoàn tài chính. Về hình thức, các cách thức thanh toán này cơ
bản giống nhau, chúng chỉ khác về mặt lôgíc, về quy trình thanh toán và một số
dịch vụ đi cùng.
2.1.2 Các hình thức thanh toán điện tử
2.1.2.1 Hình thức thanh toán qua ATM
Với các máy rút tiền tự động ATM, có thể được tìm thấy ở hầu hết các siêu
thị, cửa hàng, các trung tâm du lịch,…dịch vụ ATM đã cung cấp cho khách hàng
một cách thức nhanh, đơn giản và thuận tiện để có thể tiếp cận với tài khoản của
mình thay vì phải gặp trực tiếp nhân viên ngân hàng.
Thẻ ATM là một loại thẻ ISO 7810 dùng để rút tiền từ máy rút tiền tự động
(ATM) từ một tài khoản ngân hàng.
2.1.2.2 Hình thức dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Tel Banking)
Telephone banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó khách
hàng chỉ cần dùng hệ thống điện thoại thông thường. Đây là hệ thống trả lời tự
động, hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong một tuần, 365 ngày trong một
năm nên khách hàng hoàn toàn chủ động sử dụng khi cần thiết.
Khách hàng được cấp một mật khẩu và số PIN để có thể truy cập kiểm tra
tài khoản, xem báo cáo các khoản chi tiêu chỉ đơn giản thông qua các phím trên
điện thoại. Các chi phí cho dịch vụ này sẽ được gửi đến cho khách hàng thông qua
các hóa đơn điện thoại thông thường.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng

8
Đại học Thương mại
Khi sử dụng telephone banking, khách hàng có thể:
+ Kiểm tra các thông tin về tài khoản.
+ Chuyển tiền giữa các tài khoản.
+ Thanh toán các hóa đơn định kỳ.
+ Yêu cầu Thanh toán định kỳ.
+ …
2.1.2.3 Hình thức dịch vụ ngân hàng tại chỗ (PC/ Home banking)
Dịch vụ ngân hàng tại nhà là một loại dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép
khách hàng có thể chủ động kiểm soát hoạt động giao dịch ngân hàng từ văn
phòng của họ. Hệ thống này giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và
tiền bạc vì họ không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.
Thông thường, dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể cho phép thực hiện 3 chức
năng chính sau:
+ Chuyển tiền
+ Thư tín dụng
+ Xem số dư và các giao dịch trên tài khoản
2.1.2.4 Hình thức dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet banking)
Internet banking là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và còn khá
mới mẻ. Nó cho phép khách hàng có thể giao dịch ngân hàng thông qua mạng
Internet vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất.
Với internet banking khách hàng có thể:
+ Xem thông tin về các giao dịch đã thực hiện trên tài khoản
+ Kiểm tra số dư
+ Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng
+ …
2.1.2.5 Hình thức dịch vụ EFTPOS
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
9

Đại học Thương mại
EGTPOS (viết tắt của Electronic Funds Tranfer at Point of Sales): Là một
thiết bị được sử dụng mà thông qua đó, các giao dịch bán hàng có thể được ghi nợ
trực tiếp vào tài khoản của khách hàng ngay tại điểm bán thông qua việc sử dụng
một thẻ ghi nợ (đôi khi giống với thẻ được sử dụng với máy rút tiền tự động
ATM).
Một trong những thiết bị chủ yếu của dịch vụ này là máy cấp phép tự động
POS. Đây là một thiết bị đọc từ được liên kết nối với mạng ngân hàng chấp nhận
thẻ và các ngân hàng phát hành thẻ trên thế giới. Nó cho phép đọc và truyền các
thông tin của chủ sở hữu thẻ về tới các ngân hàng phát hành thẻ. Các giao dịch tài
chính nhờ vậy mà được thực hiện ghi lại trên tài khoản chủ sở hữu thẻ tại các ngân
hàng phát hành thẻ.
2.1.2.6 Một số hình thức thanh toán điện tử khác: Dịch vụ ngân hàng qua mạng
điện thoại di động (Mobile Banking), Interactive TV, Wireless banking,…
Cũng như quan niệm đối với mạng điện thoại gia đình, với số lượng người
sử dụng điện thoại di động năm 2007 vào khoảng 2.7 tỷ (Việt Nam khoảng 15.5
triệu)
1
thì thị trường điện thoại di động quả là một thị trường đầy tiềm năng cho
loại hình dịch vụ này. Đối với loại hình này, thẻ thông minh đóng vai trò hết sức
quan trọng, lưu trữ mọi thông tin liên quan đến người sử dụng và tình hình tài
chính của họ. Thẻ thông minh trong điện thoại di động thường được biết đến dưới
cái tên viết tắt SIM (Subscriber Identity Module). Hệ thống mạng điện thoại di
động sử dụng giao thức không dây (WAP – Wireless Applications Protocol) và
việc kiểm soát bảo mật thông tin sẽ tiến hành trên thẻ thông minh (số SIM).
2.1.3 Quy trình thanh toán điện tử qua tin nhắn SMS
2.1.3.1 Quy trình thanh toán điện tử qua tin nhắn SMS
Quy trình thanh toán điện tử qua tin nhắn SMS nói chung được thực hiện
thông qua các bước sau:
1

Báo cáo TMĐT năm 2007
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
10
Đại học Thương mại
Bước 1: Khách hàng gửi tin nhắn SMS yêu cầu thanh toán theo một cấu
trúc soạn sẵn tới tổng đài dịch vụ của Ngân hàng hoặc của bên thứ ba. Cấu trúc
soạn sẵn đó bao gồm:
+ Mã dịch vụ được quy định cho từng doanh nghiệp
+ Mã thanh toán được các doanh nghiệp quy định cho các sản phẩm dịch vụ
của mình.
+ Số tiền giao dịch được thực hiện.
Bước 2: Tổng đài dịch vụ nhận bản tin SMS của khách hàng và tiến hành
xử lý.
Bước 3: Máy chủ xử lý giao dịch tiến hành xử lý các thông số, kiểm tra tính
hợp lệ của thanh toán.
Bước 4: Thông báo:
+ Nếu tin nhắn không hợp lệ, Tổng đài dịch vụ sẽ gửi tin thông báo không
hợp lệ tới khách hàng.
+ Nếu mọi thông tin trong cấu trúc soạn sẵn đều thỏa mãn, Tổng đài sẽ gửi
cho khách hàng một bản tin để xác thực khách hàng với một cấu trúc soạn sẵn.
Khách hàng tiến hành xác thực theo yêu cầu.
Bước 5: Tổng đài tiến hành xác thực khách hàng.
+ Nếu xác thực không đúng thì hệ thống sẽ gửi lại bản tin cho khách hàng
để yêu cầu xác thực lại hoặc hủy bỏ giao dịch.
+ Nếu xác thực hợp lệ thì hệ thống sẽ tiến hành khấu trừ các tài khoản
tương ứng.
Bước 6: Hệ thống tổng đài sẽ gửi tin nhắn báo cáo kết quả giao dịch tới cho
khách hàng. Đồng thời cũng gửi kết quả giao dịch bằng email tới cho người bán và
khách hàng.
2.1.3.2 Quy trình thanh toán điện tử qua tin nhắn của Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
11
Đại học Thương mại
Quy trình thanh toán của Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt
Nam được thực hiện theo sơ đồ sau:
Quy trình thanh toán bằng F@STMOBIPAY có thể mô tả như sau:
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
12
Đại học Thương mại
• Bước 1: Khách hàng gửi tin nhắn SMS yêu cầu thanh toán với cấu
trúc:
TCBPAY MADICHVU MATHANHTOAN SOTIEN
Trong đó: MADICHVU được quy định riêng cho từng doanh nghiệp sử dụng
dịch vụ này của Techcombank.
MATHANHTOAN được doanh nghiệp (hoặc website giao dịch) cung
cấp cho khách hàng cho mỗi đơn hàng cần thanh toán của khách hàng.
SOTIEN là giá trị tiền tệ cần giao dịch (tính bằng VNĐ và không ghi kí
tự đặc biệt trong đó).
Chẳng hạn:
TCBPAY CDT GH1234 1200000
Bản tin SMS có thể gửi để thanh toán cho hóa đơn mã GH1234 trị giá 1,2 triệu
VNĐ tại Website Chodientu.vn.
Sau khi soạn xong tin nhắn SMS, khách hàng gửi đến tổng đài 19001590.
• Bước 2: Tổng đài 19001590 nhận bản tin SMS của khách hàng và
sẽ:
• Kiểm tra cấu trúc tin nhắn. Nếu tin nhắn không đúng theo cấu trúc ở
trên thì hệ thống sẽ gửi tin nhắn phản hồi yêu cầu gửi lại.
• Tách từng khối dữ liệu và chuyển đến máy chủ xử lý giao dịch để
kiểm tra các thông tin (bao gồm: Mã dịch vụ; mã thanh toán; số tiền)

• Bước 3: Máy chủ xử lý giao dịch sẽ:
• Kiểm tra mã dịch vụ:
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
13
Đại học Thương mại
• Kiểm tra mã thanh toán
• Kiểm tra số điện thoại thanh toán: quá trình này xác thực khách hàng
đã đăng kí dịch vụ F@stmobipay của TCB hay chưa?
• Kiểm tra số tiền giao dịch: quá trình này kiểm tra số tiền khách hàng
cần giao dịch có bằng số tiền trong hóa đơn hay không?
• Nếu có bất kì thông tin không chính xác nào trong các thông tin trên
thì hệ thống xử lý sẽ gửi yêu cầu cho hệ thống tổng đài để gửi tin
nhắn với nội dung yêu cầu khách hàng gửi lại bản tin hoặc hủy bỏ
giao dịch.
• Nếu mọi kiểm tra đều được thông qua thì Hệ thống sẽ gửi yêu cầu
cho hệ thống tổng đài gửi tin nhắn yêu cầu xác thực khách hàng.
• Bước 4: Hệ thống tổng đài 19001590 gửi cho khách hàng bản tin để
xác thực khách hàng với cấu trúc như sau:
TCBCFR xxx*xxx
Trong đó, đoạn kí tự sau dấu cách (space) là một chuỗi kí tự ngẫu nhiên có
chứa 1 kí tự sao (*) ở vị trí ngẫu nhiên.
Khách hàng sẽ xác nhận bằng cách chuyển tiếp bản tin này trở lại tổng đài,
trong đó, thay kí tự (*) bằng kí tự tương ứng trong mật khẩu truy nhập dịch vụ
SMS Banking của TCB.
Chẳng hạn, khách hàng nhận được tin nhắn xác nhận sau đây:
TCBCFR as23*yt0k
Khi đó, khách hàng sẽ xác thực bằng cách gửi lại tổng đài tin nhắn với nội
dung:
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
14

Đại học Thương mại
TCBCFR as239yt0k
(Giả sử: kí tự thứ 5 trong mật khẩu truy nhập SMS Banking của khách hàng là
số 9).
• Bước 5: Hệ thống tổng đài 19001590 kiểm tra cấu trúc bản tin:
• Nếu cấu trúc không đúng thì hệ thống sẽ gửi lại bản tin xác nhận cho
khách hàng để yêu cầu xác nhận lại.
• Nếu cấu trúc đúng thì Chuyển tiếp thông tin từ bản tin đến hệ thống
xử lý giao dịch để kiểm tra.
• Bước 6: Hệ thống xử giao dịch kiểm tra kí tự trong mật khẩu với kí
tự tương ứng trong mật khẩu truy nhập SMS Banking của khách hàng.
• Nếu không đúng thì sẽ gửi yêu cầu tới hệ thống tổng đài để gửi báo
cáo và gửi lại tin nhắn xác nhận để xác nhận lại hoặc hủy giao dịch.
• Nếu đúng hệ thống tiếp tục kiểm tra số dư trong tài khoản của khách
hàng.
• Nếu số dư trong tài khoản còn đủ thì hệ thống sẽ tiền hành bù
trừ từ tài khoản người mua tới tài khoản người bán. Sau đó,
gửi yêu cầu tới hệ thống tổng đài để gửi tin nhắn báo cáo giao
dịch đã thành công
• Nếu số dư không đủ thì sẽ gửi yêu cầu tới hệ thống tổng đài
để gửi tin nhắn báo cáo giao dịch không thành công.
• Bước 7: Hệ thống tổng đài 19001590 sẽ gửi tin nhắn báo cáo kết quả
giao dịch tới cho khách hàng. Đồng thời cũng gửi kết quả giao dịch bằng
email tới cho người bán và khách hàng.
Nếu giao dịch diễn ra thành công thì khách hàng sẽ nhận được bản tin với nội
dung như sau: “Xac nhan thanh toan cho ma thanh cong, xin cam on quy khach
hang da su dung dich vu cua Techcombank”.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
15
Đại học Thương mại

Lưu ý: Để thanh toán điện tử qua tin nhắn SMS tại Ngân hàng
Techcombank thì khách hàng phải có tài khoản tại Ngân hàng và ID thanh toán
qua mạng.
2.1.4 Thuận lợi, khó khăn của thanh toán điện tử so với thanh toán truyền
thống
2.1.4.1 Thuận lợi của thanh toán điện tử so với thanh toán truyền thống.
 Thanh toán điện tử không bị hạn chế về không gian và thời gian.
Dưới giác độ của thương mại điện tử, hoạt động thương mại không chỉ hạn
chế trong phạm vi một địa bàn, một quốc gia mà được thực hiện với hệ thống thị
trường hàng hóa – dịch vụ, thị trường tài chính – tiền tệ được kết nối trên phạm vi
toàn cầu, trong suốt 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày/ tuần. Nhu cầu thanh toán
cũng được đáp ứng liên tục 24/24 giờ trong ngày trên phạm vi toàn cầu.
 Thanh toán với thời gian thực
Thanh toán điện tử là hệ thống thanh toán thông qua mạng máy tính và viễn
thông đạt được tốc độ thanh toán với thời gian thực (real time), đặc biệt là hệ
thống thanh toán điện tử trực tuyến (online) diện rộng giữa các ngân hàng và
khách hàng.
Nhờ ưu thế tuyệt đối nêu trên, đặc biệt khi so sánh với thanh toán dùng tiền
mặt, thanh toán điện tử là xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia phát triển và kể cả
các quốc gia đang phát triển, nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế, kinh doanh trên
phạm vi toàn cầu.
2.1.4.2 Khó khăn của thanh toán điện tử so với thanh toán truyền thống
 Tính rủi ro cao (rủi ro trong việc sử dụng thẻ, rủi ro trong quá trình
thanh toán.)
+ Rủi ro đối với khách hàng
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
16
Đại học Thương mại
Do tính chất của thẻ tín dụng là không thể biết được người rút tiền có phải
là chủ thẻ hay không mà chủ yếu dựa vào việc kiểm tra số PIN ở trên thẻ nên các

chủ thẻ dễ bị lừa ăn cắp thẻ cùng với số PIN. Việc để lộ số PIN có thể là do chủ
thẻ vô tình để lộ hoặc bị ăn cắp một cách tinh vi. Bên cạnh đó chủ thẻ còn gặp
phải tình trạng làm giả thẻ tín dụng ngày càng tinh vi.
+ Rủi ro đối với đơn vị chấp nhận thanh toán
Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thanh toán chủ yếu là bị từ chối thanh toán
cho số hàng hóa cung ứng ra vì các lý do liên quan đến thẻ. Đó là việc thẻ bị hết
hiệu lực nhưng các đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra mặc dù đã được thông
báo. Tự ý sửa đổi các hóa đơn (vô tình hoặc cố ý) và bị các ngân hàng phát hiện
ra thì cũng sẽ không được thanh toán.
 Vấn đề bảo mật thông tin
Việc đảm bảo an toàn thông tin tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng là
nghĩa vụ của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, với
trình độ khoa học rất phát triển, số lượng các vụ xâm nhập trái phép vào hệ thống
ngân hàng qua mạng Internet ngày càng phát triển và tinh vi thì việc lưu chuyển
thông tin của khách hàng qua mạng Internet không còn thực sự an toàn.
Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng phổ biến không an
toàn đối với các giao dịch qua mạng:
- Thông tin bị truy cập trái phép trên đường truyền Internet.
- Bất cẩn của các nhân viên ngân hàng khi thực hiện các yêu cầu bảo mật.
- Bất cẩn từ chính khách hàng để lộ thông tin trong các giao dịch ngân
hàng.
- Hệ thống máy tính của ngân hàng hoạt động kém hiệu quả hoặc lỗi từ các
phần mềm.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
17
Đại học Thương mại
2.1.5 Một số yếu tố tác động tới thành công của thanh toán điện tử
Để có thể thành công trong thanh toán điện tử, các doanh nghiệp kinh
doanh thương mại điện tử phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
 Khả năng có thể chấp nhận được

Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của việc thanh toán phải được công
nhận rộng hơn, môi trường pháp lý đầy đủ, bảo đảm quyền lợi cho cả khách hàng
và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng đồng bộ ở các ngân hàng cũng như tại các tổ
chức thanh toán.
 An toàn và bảo mật
An toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính qua mạng như Internet vì
đây sẽ là mục tiêu cho các tội phạm, các kẻ sử dụng thẻ tín dụng trái phép, các
hacker…do các dịch vụ trên Internet hiện nay được cung cấp toàn cầu với mọi tiện
ích phục vụ cho mọi khách hàng, mọi thành phần trong xã hội. Chính vì vậy phải
đảm bảo khả dụng nhưng chống lại được sự tấn công để tìm kiếm thông tin mật,
thông tin cá nhân hoặc điều chỉnh thông tin, thông điệp được truyền gửi.
 Giấu tên (nặc danh)
Nếu như được khách hàng yêu cầu thì đặc điểm nhận dạng của họ phải
được giữ kín dù khách hàng đã cung cấp đầy đủ các thông tin để người bán được
thanh toán. Phải đảm bảo không làm lộ các thông tin cá nhân của khách hàng.
 Khả năng có thể hoán đổi
Tiền số có thể chuyển thành các kiểu loại quỹ khác. Có thể dễ dàng chuyển
từ tiền điện tử sang tiền mặt hay chuyển từ quỹ tiền điện tử về tài khoản của cá
nhân. Từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện tử, séc thật. Tiền số bằng ngoại tệ
này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ giá tốt nhất.
 Hiệu quả
Chi phí cho mỗi giao dịch nên chỉ là một con số rất nhỏ (gần bằng 0), đặc
biệt với những giao dịch giá trị thấp.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
18
Đại học Thương mại
 Tính linh hoạt
Nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán, tiện lợi cho mọi đối tượng.
 Tính hợp nhất
Để hộ trợ cho sự tồn tại của các ứng dụng này thì giao diện nên được tạo ra

theo sự thống nhất của từng ứng dụng. Khi mua hàng trên bất cứ trang web nào
cũng cần có những giao diện với những bước giống nhau.
 Tính tin cậy
Hệ thống thanh toán phải luôn thích ứng, tránh những sai sót không đáng
có, tránh cho nó không phải là mục tiêu của sự phá hoại.
 Có tính co dãn
Cho phép khách hàng và những nhà kinh doanh có thể tham gia vào hệ
thống mà không làm hỏng cơ cấu hạ tầng, đảm bảo xử lý tốt dù khi nhu cầu thanh
toán trong Thương mại điện tử tăng.
 Tiện lợi, dễ sử dụng
Nên tạo sự thuận lợi cho việc thanh toán trên mạng như trong thực tế.
2.2 Một số lý thuyết về thanh toán điện tử qua điện thoại di động
E-commerce is characterized by e-marketplaces, online auction systems
that act as the intermediary between buyers and sellers. On the other hand, m-
commerce is more personalized and ideal for access to location based services.
Many new business models have been established around the use of mobile
devices. Mobile devices have the characteristics of portability, low cost, more
personalization, GPS (global positioning system), voice, and so forth. The new
business models include micropayment and mobile payment, content distribution
services, entertainment, community communication and business services. Figure
1 illustrates m-commerce applications. Because of their existing customer base,
technical expertise and familiarity with billing, mobile telephone operators are the
natural candidates for the provision of mobile and micro payment services.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
19
Đại học Thương mại
Micropayment involes small purchases such as vending and other items. In other
words, the mobile phone is used as an ATM card or debit card. Consumers can
pay for purchases at convenience stores or buy train tickets using their mobile
phones.

Content distribution services are concerned with real time information,
notification (e.g., bank overdraft), using positioning systems for intelligent
distribution of personalized information by location (e.g., selective advertising of
locally available services and entertainment). Real-time information such as news,
traffic reports, stock prices, and weather forecasts can be distributed to mobile
phones via the Internet. The information is personalized to the user’s interests. By
using a positioning system, users can retrieve local information such as
restaurants, traffic reports and shopping information. Content distribution services
with a greater degree of personalization and localization can be effectively
provided through a mobile portal. Localization means to supply information
relevant to the current location of the user. Users’ profile such as past behavior,
situation and location should be taken into account for personalization and
localized service provision. Notification can be sent to mobile devices too. Mobile
network operators (MNOs) have a number of advatages over the other portal
players (Tsalgatidou & Veijalainen, 2000). First, they have an existing customer
relationship and can identify the location of the subscriber. Second, they have a
billing relationship with the customers while the traditional portal does not. MNOs
can act as a trusted third party and play a dominant role in m-commerce
applications.
In addition, mobile phone has become a new personal entertainment medium. A
wide range of entertainment services are available, which consist of online game
playing, ring tones download, watching football video cliops, live TV
broadcasting, music download and so on. According to Screen Digest estimates,
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
20
Đại học Thương mại
Korea and Japan accounted for 80% of worldwide games download revenues of
Euro 380 million (Screen Digest, 2005). Unsurprisingly, adult mobile services and
mobile gambling services are among the fast growing services. According to
Juniper research, the total revenue from adult mobile services and mobile

gambling services could be worth US$ 15 billion respectively by 20008 (Kowk,
2004). Law regulators have to stay ahead of the fast growing development.
Community tools also generate a lot of revenue. It consists of SMS (Short
Message Service) and chat. SMS broadcasting is an ideal communication tool in
community. And chat allows a mobile user to keep contact with the others while
he or she on the move.
M-commerce also has a great impact on business applications, especially
for companies with remote staff. Extending the existing enterprise resource
planning (ERP) systems with mobile functionality will provide remote staff, such
as sales personnel, with real-time corporate and management data. Time and
location constraints are reduced and the capability of mobile employees is
enhanced. Also it makes paperless office a reality so that offsite engineers or
salesmen don’t need to carry with loads of paper such as delivery note to their
clients. The logistic relate busioness also benefits from the use of mobile inventory
management applications. One interesting application is “rolling inventory”
(Varshney & Vetter, 2002). In this case, multiple trucks carry a large amount of
inventory while on the move. Whenever a store needs certain items/ goods, a
nearby truck can be located and just-in-time delivery of goods can be performed.
M-commerce offers tremendous potential for businesses to respond quickly in
supply chains.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
21
Đại học Thương mại
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong vấn đề nghiên cứu này đã có một số giáo trình, đề tài luận văn, đề tài
nghiên cứu khoa học cũng đã nghiên cứu và đã đạt được những thành công nhất
định.
a. Giáo trình học phần “Thanh toán trong thương mại điện tử” – PGS TS
Nguyễn Văn Minh, 2009. Trong giáo trình, tác giả đã đề cập đến các vấn đề về
thanh toán điện tử, bao gồm: tổng quan về thương mại điện tử và thanh toán điện

tử, các phương tiện thanh toán trong thương mại điện tử, hệ thống thanh toán điện
tử, an ninh trong thanh toán điện tử và lựa chọn giải pháp thanh toán trong thương
mại điện tử.
b. Đề tài luận văn “Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử Việt
Nam”của sinh viên Lê Duy Hưng – K48 KTĐT – Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia
Hà Nội. Đề tài đã giới thiệu Quy trình thanh toán trong Thương mại điện tử, các
vấn đề thanh toán điện tử tại Việt Nam, một số giải pháp phát triển thanh toán điện
tử tại Việt Nam.
c. Cuốn sách “Encyclopedia of E-commerce E-government and Mobile
Commerce” – Mehdi Khosrow Pour. Cuốn sách này đề cập tới mọi khía cạnh của
Thương mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng, giúp ta có được cái
nhìn tổng quát nhất về Thương mại điện tử.
2.4 Phân định nội dung.
Mục tiêu của đề tài là làm rõ được thế nào là thanh toán điện tử, thanh toán
điện tử qua điện thoại di động, những khó khăn của thanh toán điện tử so với
thanh toán truyền thống, những nhân tố ảnh hưởng tới thành công của thanh toán
điện tử, thực trạng thanh toán điện tử qua điện thoại di động ở Việt Nam nói chung
và Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT nói riêng.
Căn cứ vào tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, em xin phân định
nội dung vấn đề nghiên cứu như sau:
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
22
Đại học Thương mại
+ Khái quát hoá vấn đề lý luận về thanh toán điện tử, thanh toán điện tử qua
điện thoại di động.
+ Nghiên cứu các hình thức thanh toán điện tử qua điện thoại di động.
+ Nghiên cứu quy trình thanh toán điện tử qua tin nhắn SMS của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam.
+ Điều tra, thu thập dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp liên quan đến vấn đề
thanh toán điện tử tại Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT.

+ Phân tích xử lý các dữ liệu thu thập được, tổng hợp thành thông tin cần
thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
+ Nghiên cứu, phân tích thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam để nắm
bắt xu hướng phát triển của thanh toán điện tử. Đồng thời nghiên cứu tình hình
triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử tại Công ty Cổ phần thanh toán điện tử
VNPT để phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại chưa được giải quyết, chưa phát
triển để từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất các giải pháp, kiến nghị ở tầm vi mô và
vĩ mô.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
23
Đại học Thương mại
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng dịch vụ thanh toán điện tử
bằng điện thoại di động của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT
3.1 Hệ thống các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu thực trạng dịch
vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động của Công ty Cổ phần thanh toán
điện tử VNPT
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Dữ liệu sơ cấp: Thu thập qua các phiếu điều tra và phỏng vấn chuyên
sâu đối với một số cán bộ chủ chốt của Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT
(mẫu phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu được đính kèm phần phụ
lục).
+ Nội dung: Điều tra tình hình triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử nói
chung và thanh toán điện tử qua điện thoại di động nói riêng tại Công ty.
+ Cách thức tiến hành: Các phiếu điều tra (bao gồm 12 phiếu) được gửi đến
các trưởng bộ phận, người quản lý, các cấp lãnh đạo có liên quan trực tiếp đến
việc hoạch định chiến lược và thực thi các công việc liên quan tới hoạt động kinh
doanh của Công ty.
Đối với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Trước tiên cần xây dựng bảng
câu hỏi đơn giản, dễ hiểu xoay quanh tình hình triển khai dịch vụ thanh toán điện
tử của Công ty. Và tiến hành phỏng vấn một số người có chuyên môn cao trong

Công ty. Sau đó tổng hợp phân tích, chọn lọc phục vụ cho việc nghiên cứu và giải
quyết vấn đề.
+ Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, phản ánh đúng thực trạng
vấn đề cần nghiên cứu.
+ Nhược điểm: Các câu trả lời có thể chưa thực sự chính xác, hoặc đôi khi
bị bỏ qua.
 Dữ liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo và tài liệu tại Công ty Cổ phần
thanh toán điện tử VNPT và các thông tin về Công ty trên Internet.
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
24
Đại học Thương mại
3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập lại các phiếu điều tra, dữ liệu được tổng hợp và xử lý bằng
phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences – là phần mềm xử lý
thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội) để phục vụ cho việc phân tích.
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới
thực trạng dịch vụ thanh toán điện tử qua điện thoại di động của Công ty Cổ
phần thanh toán điện tử VNPT
3.2.1. Khái quát vài nét về công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT.
- Tên tiếng Anh: VNPT Electronic Payment Jsc
- Tên viết tắt: VNPT EPAY.
Trụ sở Hà Nội
Địa chỉ: 14 Trần Hưng Đạo, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +844 – 9335133 Fax: +844 9335166
Email:
Chi nhánh HCM
Địa chỉ: 291 Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TPHCM
Điện thoại: +84-8-3933.9777 Fax: +84-8-3933.9777
Email:

Công ty Cổ phần thanh toán điện tử VNPT là mạng thanh toán điện tử
hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ nhân viên giỏi, được đào tạo chuyên sâu và hệ
thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, VNPT EPAY đem đến tiện ích tối đa cho người
tiêu dùng Việt Nam, giảm thiểu nhiều nhất thời gian giao dịch của mọi người
trong việc thanh toán các dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng ngày như: Thanh toán
Sv: Đỗ Đăng Huân – K45i5 Gvhd: ThS. Nguyễn Trần Hưng
25

×