Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý xuất nhập kho cho công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 49 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong những năm gần đây, ngành Công Nghệ Thông Tin phát triển một cách
nhanh chóng và ngày càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy
nền kinh tế phát triển cũng như trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Nói đến công nghệ thông tin là ta có thể thấy đó như là một người bạn hỗ trợ đắc lực
cho con người. Tin học đã đi sâu không chỉ vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà
còn cả trong các lĩnh vực khác như : văn hoá, giải trí vv Nó làm giảm nhẹ nhân lực,
tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong công tác quản lý so với việc làm thủ công
trên giấy tờ như trước đây, đồng thời còn cho độ chính xác cao, làm hẹp không gian
lưu trữ có thể tra cứu tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng.
Hiểu được tầm quan trọng của tin học trong sự nghệp phát triển đất nước và cùng
với sự chuyển đổi cơ chế quản lý mà các nhà lãnh đạo các cơ quan, xí nghiệp đã sử
dụng một cách triệt để, hợp lý, trong đợt thực tập lần này em cũng nghiên cứu phát
triển ứng dụng tin học trong công tác quản lý, nhằm góp phần thực hiện tốt các công
việc quản lý của các doanh nghiệp đã và đang làm.
Công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông là một công ty
có bề dày về kinh doanh thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe. Cũng như là một trong
những doanh nghiệp đang lớn mạnh ở Việt Nam, đi cùng với đó là sự ứng dụng của
khoa học công nghệ trong quản lý của mình. Trước yêu cầu như vậy đề tài e lựa chọn
đó là: “ Xây dựng phần mềm quản lý xuất nhập kho cho công ty TNHH thiết bị chăm
sóc y tế đại gia đình Phương Đông”
Do thời gian và khả năng có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp này sẽ không thể tránh
khỏi những thiếu sót cũng như những hạn chế, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo,
đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được
sự giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô và bạn bè.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Thương
Mại đã truyền cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà
trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo – Th.S Ngô Duy Thắng đã
hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em suốt quá trình làm khóa luận.


i
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty TNHH thiết bị chăm sóc y
tế Đại Gia Đình Phương Đông đã tạo điều kiện cho em thực tập, tìm hiểu ở công ty và
giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thu Huyền
ii
MỤC LỤC
iii
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
Bảng 1.1. Bảng so sánh đặc điểm phương pháp phân tích thiết kế hệ thống.
Bảng 1.2. Các phần tử trong biểu đồ Use case
Bảng 1.3. Các phần tử trong biểu đồ lớp
Bảng 1.4. Các phần tử của biểu đồ trạng thái
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TBCSYT đại gia đình Phương
Đông
Bảng 3.1 Xác định các Use Case và mô tả vắn tắt Use case
Hình 3.1.Biểu đồ Use Case của tác nhân Thủ Kho
Hình 3.1.Biểu đồ Use Case của tác nhân Thủ Kho
Hình 3.3 Biểu đồ Use Case của tác nhân Giám Đốc
Hình 3.4. Biểu đồ lớp
Hình 3.5. Biểu đồ tuần tự của form cập nhật thông tin hàng hóa
Hình 3.6. Biểu đồ tuần tự của from nhập phiếu nhập kho.
Hình 3.7. Biểu đồ tuần tự From Xuat Kho
Hình 3.8. Biểu đồ tuần tuần tự của Form báo cáo
Bảng 3.2: HangHoa
Bảng 3.3: Nhà cung cấp
Bảng 3.4: Khách Hàng
Bảng 3.5. Nhân Viên

Bảng 3.6. Chức Vụ
Bảng 3.7. Nhóm Hàng
Bảng 3.8 Phiếu xuất
Bảng 3.9. Phiếu Nhập
Hình 3.9 Thiết kế cơ sở dữ liệu
iv
Danh mục từ viết tắt:
CNTT : công nghệ thông tin
CSDL: Cơ sở dữ liệu
CTDL - chương trình dữ liệu
HQTCSDL: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
HTTT: hệ thống thông tin
MCX: Methode de Xavier Castellani
MERISE: Méthode Pour Rassembler les Idees Sans Effort
OOA – Object Oriented Analysis
PTTT: Phân tích thiết kế
SADT: Structured Analysis and Design Technique
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
UML: Unified Modelling Language
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng:
1.1 Bài giảng môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý - Bộ môn Công nghệ
thông tin - Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - Đại học Thương mại.
1.2 Bài giảng môn Hệ thống thông tin quản lý - Bộ môn Công nghệ thông tin - Khoa
Hệ thống thông tin kinh tế - Đại học Thương mại.
1.3 Bài giảng môn Phát triển hệ thống thông tin thị trường và thương mại của doanh
nghiệp - Bộ môn Công nghệ thông tin - Khoa Hệ thống thông tin kinh tế - Đại học Thương
mại.
1.4 Bài giảng môn Cơ sở dữ liệu - Bộ môn Tin học căn bản - Khoa Hệ thống thông tin

kinh tế - Đại học Thương mại.
1.5 Bài giảng môn Tổ chức hệ thống thông tin thị trường và thương mại vĩ mô - Đại
học Thương mại.
1.6 Bài giảng môn Quản trị HTTT doanh nghiệp – Bộ môn Công nghệ thông tin –
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế – Trường Đại học Thương mại.
2. Sách:
2.1 Nguyễn Văn Ba (2005), Phát triển hệ thống hướng đối tượng với UML 2.0 và C+
+, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội
2.2 Lê Tiến Vương (2000), Nhập môn Cơ sở dữ liệu quan hệ, Nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội.
vi
PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài.
Trong mỗi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh về cung cấp thiết bị y
tế chăm sóc sức khỏe như công ty Phương Đông thì kho hàng là một phần rất quan
trọng của công ty. Việc quản lý tốt kho hàng sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh
của doanh nghiệp. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn, các
doanh nghiệp cũng đã xây dựng hệ thống thông tin vào quá trình quản lý và kinh
doanh của doanh nghiệp như HTTT quản lý bán hàng, xuất nhập kho, quản lý nhân
sự… Nhiều doanh nghiệp đã ý thức được rằng công tác quản lý kho bến bãi có ảnh
hưởng rất lớn đến bản than doanh nghiệp và các quyết định kinh doanh của mình. Tuy
nhiên nếu không ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý xuất nhập kho thì
doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý hàng hóa và tình
hình xuất nhập kho của mình. Nếu có phần mềm quản lý kho sẽ giúp nâng cao hiệu
quả công việc ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phần
mềm quản lý kho là công cụ ứng dụng CNTT vào công tác quản lý giúp ban lãnh đạo
kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình kho hàng của công ty. Vì vậy việc xây dựng phần
mềm quản lý xuất nhập kho là yêu cầu cấp thiết của các công ty để gia tăng hiệu quả
công việc đồng nghĩa với gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương đông là công ty phân
phối các thiết bị ý tế, thiết bị chăm sóc sức khỏe, mặc dù đã tiến hành tin học hóa hầu
hết hoạt động kinh doanh của mình nhưng công tác quản lý kho hàng của công tu lại
có nhiều khó khăn, bất cập. Chính vì vậy để khắc phục những khó khăn hiện tại và
nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập kho, Phương Đông cần xây dụng HTTT quản lý
xuất nhập kho một cách toàn diện xuất phát từ việc xây dựng phần mềm, phần cứng,
dữ liệu, mạng đến thay đổi tư duy con người.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiến và tầm quan trọng nêu trên , em đã lựa chọn đề tài:
“xây dựng phần mềm quản lý xuất nhập kho cho công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế
đại gia đình Phương Đông” làm khóa luận tốt nghiệp.
1
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện với một số mục tiêu như sau:
Thứ nhất: làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng phần mềm quản lý xuất nhập
kho của công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông.
Thứ hai: đưa ra cách xây dựng phần mềm quản lý xuất nhập kho một cách hoàn
diện cả về phầm mềm, phần cứng, dữ liệu, mạng và con người cho công ty Phương
Đông.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cưu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: phần mềm quản lý xuất nhập kho của công ty TNHH thiết
bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện và ứng dụng cho bộ phận quản lý
kho của công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông. Tuy nhiên do
tính chất hoạt động dây truyền trong hoạt động quản lý mà một số cơ sở dữ liệu có liên
quan có thế được lấy từ từ các phòng khác như kế toán, kinh doanh và các phòng ban
khác.
1.4. Phương pháp thực hiện đề tài.
Để thực hiện được đề tài phương pháp được sử dụng là thu thập nguồn thông tin
sơ cấp và thứ cấp:
Nguồn thông tin sơ cấp: là các dữ liệu do người nghiên cứu thu thập được thông

qua các phương pháp thu thập thông tin như phương pháp phỏng vấn, điều tra và tiến
hành tổng hợp phân tích thông tin.
Nguồn thông tin thứ cấp: là các thông tin được thu thập từ trước đã qua xử lý và
đã được ghi nhận. Thu thập thông tin thứ cấp thông qua các báo cáo, tài liệu thống kê.
Các công trình khoa học đã được thực hiện. Các thông tin này để phân tích nhằm xác
nhận chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý xuất nhập kho.
Sử dụng các phương pháp luận, tư duy biện chứng tiến hành phân tích và giải
quyết vấn đề cần nghiên cứu.
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ
QUẢN LÝ KHO.
1.1. Cở sở lý luận về phân tích và thiết kế hệ thống.
1.1.1. Khái niệm chung về hệ thống.
Thuật ngữ hệ thống không phải là mới. Từ lâu người ta đã nói đến hệ thống mặt
trời, hệ thống triết học, hệ thống luật pháp, hệ thống thủy lực, hệ thống cơ khí, hệ
thống tuần hoàn, hệ thống thông tin…
Hiểu một cách đơn giản và vẵn tắt nhất thì: Hệ thống là một tập hợp gồm nhiều
phần tử, có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục
đích chung.
Mục tiêu của hệ thống: là lý do tồn tại của một hệ thống
Cấu trúc: tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng hoạt động để hướng tới một mục
đích chung.
Thành phần: phẩn tử là thành phần quan trọng nhất của hệ thống.
1.1.2. Mô hình và các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống.
Mô hình là một dạng thức trừu tượng về một hệ thống. Được hình thành để hiểu
hệ thống trước khi xây dựng hoặc thay đổi hệ thống đó. Theo Efraim Turban, mô hình
là một dạng trình bày đơn giản hóa của thế giới thực. Mô hình cung cấp một phương
tiện để quan niệm hóa vẫn đề và giúp chúng ta có thể trao đổi các ý tưởng trong một
hình thức cụ thể, không mơ hồ.
•Các đặc điểm của mô hình:

- Diễn đạt một mức độ trừu tượng hóa (mức quan niệm, tổ chức, vật lý…)
- Tuân theo một quan điểm (của người mô hình hóa)
- Có một hình thức biểu diễn (văn bản, đồ họa, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị…)
•Mục đích của mô hình hóa:
Đứng trước sự gia tăng mức độ phức tạp của hệ thống, việc trực quan hóa, mô
hình hóa ngày càng trở nên chính yếu, việc dùng các kí hiệu để trình bày hoặc mô hình
hóa bài toàn nhằm các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ vấn đề: tìm ra lỗi, thiếu sót của hệ thống từ việc tiếp cận trực quan
đồ họa hơn các dạng trình bày khác (văn bản, mã ) giúp dễ dàng hiểu hệ thống
- Mô phỏng được hình ảnh tương tự của hệ thống: đưa ra hính thức giả lặp như
hoạt động thực sự của hệ thống thực tế.
3
- Gia tăng khả năng duy trì hệ thống: các ký hiệu trực quan có khả năng duy trì
hệ thống, sự thay đổi vị trí được xác định trực quan vì vậy ta có thể thay đổi nhanh hơn
và các lỗi được kiểm soát tốt hơn.
- Làm đơn giản hóa vấn đề: có thể biểu diễn ở nhiều mức từ tổng quát đến chi
tiết, do đó càng đơn giản hóa, dễ hiểu.
•Phương pháp mô hình hóa.
Phương pháp mô hình hóa hệ thống (phương pháp phân tích thiết kế) được định
nghĩa như là một tập hợp các khái niệm, quy tắc và thứ tự dùng để biểu diễn hệ thống
khi thực hiện chuyển đổi HTTT thành HTTT tự động.
Thành phần của một phương pháp bao gồm:
- Tập hợp các khái niệm và mô hình: mỗi phương pháp đều áp dụng một số mô
hình trong quá trình của phương pháp (phương pháp phân tích hướng cấu trúc chức
năng sử dụng các mô hình DPD, ERA , phương pháp hướng đối tượng sử dụng các
mô hình: class diagram, Object diagram, State transition diagram, Module diagram,
Process diagram…)
- Một quy trình triển khai: là một tiến trình phát triển bao gồm các bước, sản
phẩm, kết quả của từng bước (tài liệu, mô hình kết quả, …).
- Công cụ trợ giúp: các công cụ trợ giúp trong các bước của tiến trình, các tính

năng cần thiết của công cụ, thiết lập biểu đồ, kiểm tra cú pháp, phát sinh dữ liệu, hỗ trợ
biến đổi, điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá mô hình.
1.1.3. Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin.
Có rất nhiều phương pháp PTTK – HTTT như:
•Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technique): kỹ thuật
phân tích cấu trúc và thiết kế, phương pháp này xuất phát từ Mỹ.
- Ý tưởng cơ bản của nó là phân rã một hệ thống thành các phân hệ nho hơn và
đơn giản. SADT được xây dựng dựa trên các nguyên lý sau:
- Xuất phát từ một mô hình
- Phân tích đi xuống từ tổng thể đến chi tiết
- Dùng một mô hình chức năng và một mô hình quan niệm.
- Thể hiện tính đối ngẫu của hệ thống
- Sử dụng các biểu diễn dưới dạng đồ họa.
- Phối hợp hoạt động của nhóm.
- Ưu tiên tuyệt đối cho hồ sơ viết.
SADT sử dụng các kỹ thuật sau:
- Lưu đồ dòng dữ liệu.
4
- Từ điển dữ liệu.
- Ngôn ngữ giả (Anh ngữ có cấu trúc).
- Bảng quyết định.
- Cây quyết định.
Nhược điểm của phương pháp này là không bao gồm toàn bộ tiến trình phân tích
và nếu không thận trọng sử dụng SADT có thể dẫn đến tình trạng trùng lặp thông tin.
•Phương pháp MERISE (Méthode Pour Rassembler les Idees Sans Effort): các
Phương pháp tập hợp ý tưởng không cần cố gắng, ra đời tại pháp cuối thập niên 70.
- Ý tưởng cơ bản của phương pháp MERISE là sau giai đoạn tiếp cận, điều tra và
tổng hợp, phân tích và chia hệ thống thành hai thành phần: dữ liệu và xử lý, và chia
quá trình phát triển hệ thống thành ba mức tiếp cận: quan niệm, logic và vật lý. Với
mỗi thành phần và mỗi mức tiếp cận có một mô hình tương ứng, mỗi một mức tiếp cận

thường có một hoặc một số thành phần trong hệ thống đảm nhận.
- Ưu điểm của phương pháp: có cơ sở khoa học vững chắc.
- Nhược điểm: phương pháp này cồng kềnh, do đó nó không thích hợp trong việc
dung nó để giải quyết những đề án nhỏ.
•Phương pháp MCX (Methode de Xavier Castellani )
Phương pháp này do các giáo sư của học viên tin học xí nghiệp cú Pháp tạo ra.
Nó cho phép xây dựng một mô hình tổng quát cũng như phân hệ của HTTT, phân tích
các thành phần dữ liệu và lượng hóa các xử lý cũng như truyền thông các HTTT.
Phương pháp này phân hoạch quá trình phân tích thành các giai đoạn:
- Phân tích vĩ mô
- Phân tích sơ bộ
- Phân tích quan niệm
- Phân tích chức năng
- Phân tích cấu trúc
Phương pháp này khá hữu hiệu, thích hợp với việc thực hành.
Nhược điểm của nó là hơi rườm rà.
•Phương pháp phân tích hướng đối tượng (OOA – Object Oriented Analysis)
Phương pháp này hình thành giữa thập niên 80 dựa trên ý tưởng lập trình hướng
đối tượng. phương pháp này đã phát triển, hoàn thiện và hiện nay rất phổ dụng. Nó
dựa trên một số khái niệm cơ bản sau:
- Đối tượng (Object): gồm dữ liệu và thủ tục tác động lên dữ liệu này.
5
- Đóng gói (Encapsulation): không cho phép tác động trực tiếp lên dữ liệu của
đối tượng mà phải thông qua các phương pháp trung gian.
- Lớp (Class): tập hợp các đối tượng có chung một cấu trúc dữ liệu và cùng một
phương pháp.
- Kế thừa (Heritage): tính chất kế thừa là đặc tính cho phép định nghĩa một lớp
mới từ các lớp đã có bằng cách thêm vào đó những dữ liệu mới, các phương pháp mới
có thể kế thừa những đặc tính của lớp cũ.
Ưu điểm của phương pháp hướng đối tượng so với hướng cấu trúc

- So sánh đặc điểm của hai phương pháp
Bảng 1.1. Bảng so sánh đặc điểm phương pháp phân tích thiết kế hệ thống.
Phương pháp hướng cấu trúc Phương pháp hướng đối tượng
Tập trung vào công việc cần
thực hiện.
Đặt trọng tâm vào đối tượng, tập trung vào
dữ liệu thay vì hàm.
Chương trình lớn được chia
thành các hàm nhỏ hơn.
Chương trình được chia thành các đối tượng.
Các hàm truyền thông tin cho
nhau thông qua cơ chế truyền
tham số.
Các đối tượng tác động và trao đổi thông tin
qua các hàm với cơ chế thông báo.
Đóng gói chức năng (sử dụng
hàm mà không cần biết nội
dung cụ thể).
Đóng gói chức năng và dữ liệu (không thể
truy cập trực tiếp thành phần dữ liệu của đối
tượng mà phải thông qua các phương thức).
Dữ liệu trong hệ thống được
chuyển động từ hàm này sang
hàm khác.
Các CTDL được thiết kế để đặc tả được các
đối tượng. Các hàm xác định trên các vùng
dữ liệu của đối tượng được gắn với nhau
trên CTDL đó.
Thiết kế chương trình theo
cách tiếp cận từ trên xuống.

Chương trình được thiết kế theo cách tiếp
cận từ dưới lên.
- Ưu điểm của phương pháp hướng đối tượng so với hướng cấu trúc:
+ Dữ liệu và các hàm mới có thể dễ dàng bổ sung vào đối tượng nào đó khi cần
thiết à dễ nâng cấp thành hệ thống lớn hơn.
+ Dữ liệu được bao bọc, che dấu và không cho phép các hàm ngoại lai truy cập
tự do mà dữ liệu của một đối tượng chỉ có thể được truy cập bởi chính các hàm xác
định trong đối tượng đó à chương trình an toàn.
+ Mô hình được xây dựng gần với hệ thống thực tế.
6
+ Thông qua nguyên lý kế thừa à loại bỏ đoạn chương trình lặp lại khi khai
báo lớp và mở rộng khả năng sử dụng lớp à ngắn gọn, tiết kiệm thời gian.
+ Thiết kế đặt trọng tâm vào dữ liệuàxây dựng mô hình chi tiết, dễ cài đặt.
1.1.4. UML và công cụ phát triển hệ thống
Đối với phân tích thiết kế hướng đối tượng: sử dụng ngôn ngữ mô hình hóa
hướng đối tượng UML (Unified Modelling Language). UML đc phát triển năm 1994
bởi Grady Booch và Jim Rumbaugh tại hãng Rational Software Corporation. UML là
ngôn ngữ mô hình hoá tổng quát được xây dựng để đặc tả, phát triển và viết tài liệu
cho các khía cạnh trong phát triển hệ thống hướng đối tượng. UML giúp người phát
triển hiểu rõ và ra quyết định liên quan đến hệ thống cần xây dựng. UML bao gồm một
tập các khái niệm, các ký hiệu, các biểu đồ và hướng dẫn.
Các bước phân tích, thiết kế dựa trên ngôn ngữ mô hình hóa hướng đối tượng
UML:
Pha phân tích
Xây dựng Biểu đồ use case: Dựa trên tập yêu cầu ban đầu, người phân tích tiến
hành xác định các tác nhân, use case và các quan hệ giữa các use case để mô tả lại các
chức năng của hệ thống. Một thành phần quan trọng trong biểu đồ use case là các kịch
bản mô tả hoạt động của hệ thống trong mỗi use case cụ thể.
Bảng 1.2. Các phần tử trong biểu đồ Use case
Các phần tử Mô tả Ký hiệu

Actor (tác nhân) Actor là người dùng của hệ
thống có vai trò thực hiện
các Use Case
Use Case Use Case thể hiện một
chức năng xác định của hệ
thống
Mối quan hệ giữa các Use
Case
Biểu diễn mối quan hệ
giữa các Use Case độc lập
và có liên quan đến nhau
Mối quan hệ giữa các Use
Case
Use Case này sử dụng các
chức năng của Use Case
7
kia
Mối quan hệ giữa các Use
Case
Use Case này mở rộng từ
Use Case kia bằng cách
thêm vào một chức năng
cụ thể
Xây dựng Biểu đồ lớp: Xác định tên các lớp, các thuộc tính của lớp, một số
phương thức và mối quan hệ cơ bản trong sơ đồ lớp.
Bảng 1.3. Các phần tử trong biểu đồ lớp
Các phần tử Mô tả Ký hiệu
Lớp (class)
Lớp là một nhóm đối
tượng có chung một số

thuộc tính và phương thức
Quan hệ kiểu kết hợp Là sự nối kết giữa các đối
tượng của các lớp với
nhau
Quan hệ khái quát hóa
(kế thừa)
Là sự kế thừa của một lớp
từ một lớp khác
Quan hệ gộp Biểu diễn mối quan hệ
giữa một lớp tổng thể với
một lớp bộ phận
Quan hệ phụ thuộc Là biểu diễn mối quan hệ
giữa một lớp độc lập với
một lớp phụ thuộc vào lớp
đó.
Xây dựng biểu đồ trạng thái: Mô tả các trạng thái và chuyển tiếp trạng thái trong
hoạt động của một đối tượng thuộc một lớp nào đó.
Trong Pha thiết kế
8
Xây dựng các biểu đồ tương tác (gồm biểu đồ cộng tác và biểu đồ tuần tự): mô tả
chi tiết hoạt động của các use case dựa trên các scenario đã có và các lớp đã xác định
trong pha phân tích.
Biểu đồ trình tự có hai thành phần cơ bản là đối tượng và các message.
Các message được biểu diễn bằng các mũi tên hướng từ đối tượng gửi sang đối tượng
nhận và được mô tả như sau:
Bảng 1.4. Các phần tử của biểu đồ trạng thái
Các phần tử Mô tả Ký hiệu
Call (gọi)
Mô tả một lời gọi từ đối
tượng này tới đối tượng

kia
Trả về (return) Trả về giá trị ứng với lời
gọi
Gửi (send) Gửi một tín hiệu tới một
đối tượng
Tạo (create) Tạo một đối tượng
Hủy (destroy) Hủy một đối tượng
Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết: tiếp tục hoàn thiện biểu đồ lớp bao gồm bổ sung
các lớp còn thiếu, dựa trên biểu đồ trạng thái để bổ sung các thuộc tính, dựa trên biểu
đồ tương tác để xác định các phương thức và mối quan hệ giữa các lớp.
Xây dựng biểu đồ hoạt động: mô tả hoạt động của các phương thức phức tạp
trong mỗi lớp hoặc các hoạt động hệ thống có sự liên quan của nhiều lớp. Biểu đồ hoạt
động là cơ sở để cài đặt các phương thức trong các lớp.
Xây dựng biểu đồ thành phần: xác định các gói, các thành phần và tổ chức phần
mềm theo các thành phần đó.
Xây dựng biểu đồ triển khai hệ thống: xác định các thành phần và các thiết bị cần
thiết để triển khai hệ thống, các giao thức và dịch vụ hỗ trợ.
- Các công cụ mô hình hóa dữ liệu
Mô hình thực thể - liên kết:
9
Là mô hình nhằm thành lập một biểu đồ cấu trúc dữ liệu bao gồm dữ liệu cần xử
lý và cấu trúc nội tại của nó.
Mô hình thực thể liên kết còn gọi là mô hình dữ liệu logic hoặc sơ đồ tiêu chuẩn.
Nó được xây dựng dùng bốn kiểu khối xây dựng: thực thể, kiểu thực thể, thuộc tính,
liên kết.
Thực thể: là một chủ điểm, một nhiệm vụ, một đối tượng, hay một sự kiện đáng
quan tâm đối với tổ chức, kể cả những thông tin mà nó giữ.
Kiểu thực thể: là việc nhóm tự nhiên một số thực thể lại, mô tả cho một loại
thông tin chứ không phải là bản thân thông tin. Kiểu thực thể thường là tập hợp các
thực thể có cùng bản chất. Tên kiểu thực thể: là một danh từ.

Liên kết: (còn gọi là quan hệ) là sự kết hợp giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh
sự ràng buộc trong quản lý. Có ba kiểu liên kết chính được sử dụng: một - một,
một - nhiều, nhiều – nhiều.
Thuộc tính là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một liên
kết. Mỗi thuộc tính có một tập giá trị gọi là miền giá trị của thuộc tính đó. Ký hiệu
miền giá trị của thuộc tính A là D(A).
Mô hình quan hệ:
Biểu diễn mọi dữ liệu dưới dạng các bảng, bảng được định dạng gồm các hàng và
cột. Các thành phần trong mô hình quan hệ gồm: các quan hệ - các bộ - các thuộc tính.
Mỗi hàng (bản ghi) biểu diễn một bộ giá trị của quan hệ.
Mỗi cột (trường) biểu diễn một thuộc tính/ thành phần của các bộ giá trị.
Phân tích và thiết kế chức năng hệ thống
Phân tích các yêu cầu về chức năng của hệ thống.
Mô hình hóa chức năng hệ thống thông qua các biểu đồ.
Phân tích và thiết kế dữ liệu
- Phân tích – bước này độc lập với các hệ quản trị CSDL.
Xác định các yêu cầu về dữ liệu: Phân tích các yêu cầu dữ liệu của hệ thống để
xác định các yêu cầu về dữ liệu.
Mô hình hoá dữ liệu: Xây dựng mô hình thực thể liên kết biểu diễn các yêu cầu
về dữ liệu.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ
Thiết kế logic CSDL: độc lập với một hệ quản trị CSDL.
10
Xác định các quan hệ: Chuyển từ mô hình thực thể liên kết sang mô hình quan
hệ.
Chuẩn hoá các quan hệ: chuẩn hoá các quan hệ về dạng chẩn ít nhất là chuẩn 3
(3NF)
Thiết kế vật lý CSDL: dựa trên một hệ quản trị CSDL cụ thể.
Xây dựng các bảng trong CSDL quan hệ: quyết định cấu trúc thực tế của các
bảng lưu trữ trong mô hình quan hệ.

Hỗ trợ các cài đặt vật lý trong CSDL: cài đặt chi tiết trong HQTCSDL lựa chọn.
Thiết kế giao diện và thiết kế chương trình
- Thiết kế giao diện
Thiết kế về các thủ tục người dùng và các giao diện
+Thiết kế thủ tục người dùng/chức năng thủ công
+Thiết kế việc thu thập dữ liệu thông qua các biểu mẫu (tờ khai, các phiếu điều tra…)
+Thiết kế các tài liệu xuất
+Thiết kế các màn hình và đơn chọn: giao diện đối thoại giữa người dùng và máy tính.
- Thiết kế chương trình:
Xác định cấu trúc tổng quát, phân định các module chương trình và xác định mối
liên quan giữa các module đó thông qua lời gọi và các thông tin trao đổi. Sau đó đặc tả
các module và gộp lại thành chương trình.
+ Module Hàng Hóa:
Chức năng của module này là cập nhật thông tin về hàng hóa. Cho phép xem danh
sách các mặt hàng, thông tin các mặt hàng, thêm một mặt hàng, cập nhật hoặc xóa
đi một mặt hàng đã có trong danh sách.
+ Module Nhà Cung Cấp:
Chức năng của module này gồm cập nhật thông tin về nhà cung cấp. Cho phép
người sử dụng xem danh sách các nhà cung cấp hoặc thông tin chi tiết về một nhà
cung cấp nào đó. Ngoài ra người sử dụng có thể thêm nhà cung cấp mới hoặc xóa
đi trong danh sách một nhà cung cấp đã có.
+ Module Phiếu Nhập Kho:
Chức năng của module này là cập nhập thông ti về phiếu nhập kho. Thêm phiếu nhập
kho mới, xóa phiếu nhập kho, và hiển thị thông tin đầy đủ của một phiếu nhập kho.
+ Module Phiếu Xuất Kho.
Chức năng của module này là cung cấp cho người sử dụng thông tin về danh sách
các phiếu xuất kho. Thông tin chi tiết về phiếu xuất.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý kho
Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho hàng hóa
1.2.1. Theo dõi tình hình xuất nhập hàng hóa:

Hoá đơn xuất, nhập phải được thu thập và phải được lưu trữ thường xuyên mới
11
đủ thông tin cần thiết về đối tượng quản lý. Có như vậy mới có thể giúp lãnh đạo có
quyết định đúng trong lĩnh vực kinh doanh, cụ thể : Đánh giá lượng hàng hoá bán ra
của Công ty là bao nhiêu so với lượng nhập về để có kế hoạch nhập hàng hóa cho thời
gian tiếp theo.
12
1.2.2. Theo dõi hàng hóa tồn kho:
a. Theo dõi định kỳ
Theo dõi bằng phương pháp định kỳ, hàng hoá tồn kho chỉ cập nhật một lần vào
trong mỗi kỳ đó là vào cuối kỳ. Lượng hàng tồn trong kho phản ánh số dư hiện hành
của hàng tồn kho cho đến khi nghiệp vụ xuất, nhập đầu tiên được thực hiện trong kỳ
tiếp theo. Từ đó về sau lượng hàng tồn kho không còn phản ánh số dư hiện hành nữa.
Ngoài ra việc bảo quản hàng hóa trong kho là nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật nhằm giữ gìn
số lượng chất lượng, số lượng hàng hoá trong kho, tạo điều kiện tiến hành các nghiệp
vụ kho góp phần kinh doanh có hiệu quả ở kho.
b. Theo dõi thường kỳ
Phương pháp kiểm kê thường kỳ cập nhật hàng hoá tồn kho sau mỗi lần nghiệp
vụ xuất hoặc nhập xảy ra. Ngay sau khi số liệu đưa vào là đã cho biết số lượng hiện
hành của hàng tồn kho. Phương pháp này được gọi là phương pháp thường xuyên
do hàng tồn kho được cập nhật thường xuyên, khi hàng tồn kho được cập nhật
thường xuyên thì phương pháp trên được sử dụng. Nhà quản lý có khả năng giám
sát hàng hoá tồn kho một cách liên tục. Điều này giúp cho nhà quản lý có kế hoạch
thu mua hàng hoá trong tương lai.
c. Yêu cầu của việc quản lý
Thông tin phải được lưu trữ an toàn và khai thác nhanh, chính xác vì nó là cơ sở
khoa học để xây dựng mọi kế hoạch. Hiệu quả của công tác quản lý liên quan chặt chẽ
tới số lượng và chất lượng thông tin mà người quản lý nhận được. Do đó, người quản
lý phải đưa ra những quyết định đúng đắn và có hiệu quả ở mức tác nghiệp, sách lược
và chiến lược.

Ở nước ta, công cuộc tin học hoá trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội đang
phát triển với tốc độ khá nhanh, tuy vậy sự phát triển còn mang tính tự phát và chưa
đồng đều trên các lĩnh vực và trong từng cơ sở. Tin học đặc biệt phát triển trong lĩnh
vực quản lý các ngành mũi nhọn như Bưu Điện, Ngân Hàng, Hàng Không….
Tại công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông do tính chất
công việc, khả năng đầu tư trang thiết bị và con người cũng mới phát triển trong những
năm gần đây và phần lớn dừng lại ở mức độ quản lý công tác kế toán. Hàng hóa trong
13
Công ty có rất nhiều chủng loại, vậy phải có một biện pháp tối ưu nhằm quản lý chặt
chẽ công tác lưu trữ và phân phối hàng hóa.
Đề tài này nhằm mục tiêu xây dựng một chương trình quản lý tình hình xuất
nhập tồn kho với mục đích:
- Giúp người làm kế hoạch có thể tổng hợp nhanh chóng tình hình thực hiện trên
cơ sở đó xây dựng kế hoạch kỳ tiếp theo sát thực đơn.
- Cung cấp kịp thời các thông tin theo yêu cầu, tổng hợp thông tin cho lãnh đạo
chỉ huy đơn vị.
- Đáp ứng yêu cầu về tổng hợp số liệ báo cáo xuất, nhập, tồn kho hàng hóa tại
đơn vị.
1.2.3. Cách quản lý xuất, nhập, tồn kho hàng hóa
Quản lý hàng hóa trong Công ty là một công việc khá quan trọng đối với người
làm công tác quản lý. Nó đòi hỏi người quản lý phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và kinh nghiệm nhất định để có thể giải quyết những công việc như: kiểm tra hàng
hóa, tính lượng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho, tạo mẫu báo cáo cuối kỳ để báo cáo lãnh
đạo. Từ trước tới nay cách quản lý thủ công như sau:
Khi Công ty có nhu cầu xuất hoặc nhập hàng hóa dựa vào khả năng tiêu thụ hàng
hoá trên thị trường, và nhu cầu thực tế về hàng hoá của Công ty để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Khi thao tác xuất hoặc nhập hàng hóa diễn ra đều phải thực hiện bằng
hoá đơn, khi Công ty có kế hoạch nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp thì thực hiện viết
hoá đơn nhập thông qua phiếu nhập hàng hóa và ngược lại khi Công ty xuất bán hàng
hóa cho khách hàng thì thực hiện viết hoá đơn xuất cho khách hàng thông qua phiếu

xuất hàng hóa. Người thủ kho có trách nhiệm xuất hoặc nhập hàng hóa theo đơn, đồng
thời phải theo dõi lượng hàng hóa biến động trong kho để phục vụ cho việc theo dõi
lượng hàng hoá trong kho Công ty và có thể đưa ra những kế hoạch nhập xuất hàng
hóa. Người quản lý kho có trách nhiệm tiếp nhận hoặc xuất ra những báo cáo cho cấp
trên thông qua thẻ kho để thông báo tình hình thực tế tồn kho hàng hóa của đơn vị
mình phục vụ cho việc lập kế hoạch nhập xuất hàng hóa cụ thể.
Ngày nay, việc tin học hóa đến từng doanh nghiệp đã, đang và sẽ còn tiếp tục
phát triển mạnh mẽ. Đối với công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương
Đông điều đó cũng không là ngoại lệ. Được thành lập từ năm 1997, sau 15 năm xây
dựng và phát triển công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông đã
14
có được nhiều thành tựu. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công
ty đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát
triển của mình. Tại đây, do tính chất công việc, khả năng đầu tư trang thiết bị và con
người cũng mới phát triển trong những năm gần đây và phần lớn dừng lại ở mức độ
quản lý công tác kế toán. Cho nên, mặc dù hàng hóa trong công ty có rất nhiều chủng
loại nhưng việc quản lý công tác này vẫn là thủ công và chưa được tin học hoá. Vì
vậy, phải có một biện pháp tối ưu nhằm quản lý chặt chẽ công tác lưu trữ và phân phối
hàng hóa.
Quản lý hàng hóa trong Công ty là một công việc khá quan trọng đối với người
làm công tác quản lý. Nó đòi hỏi người quản lý phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và kinh nghiệm nhất định để có thể giải quyết những công việc như: kiểm tra hàng
hóa, tính lượng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho, tạo mẫu báo cáo cuối kỳ để báo cáo lãnh
đạo. Từ trước tới nay cách quản lý thủ công như sau:
Khi Công ty có nhu cầu xuất hoặc nhập hàng hóa dựa vào khả năng tiêu thụ hàng
hoá trên thị trường, và nhu cầu thực tế về hàng hoá của Công ty để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Khi thao tác xuất hoặc nhập hàng hóa diễn ra đều phải thực hiện bằng
hoá đơn, khi Công ty có kế hoạch nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp thì thực hiện viết
hoá đơn nhập thông qua phiếu nhập hàng hóa và ngược lại khi Công ty xuất bán hàng
hóa cho khách hàng thì thực hiện viết hoá đơn xuất cho khách hàng thông qua phiếu

xuất hàng hóa. Người thủ kho có trách nhiệm xuất hoặc nhập hàng hóa theo đơn, đồng
thời phải theo dõi lượng hàng hóa biến động trong kho để phục vụ cho việc theo dõi
lượng hàng hoá trong kho Công ty và có thể đưa ra những kế hoạch nhập xuất hàng
hóa. Người quản lý kho có trách nhiệm tiếp nhận hoặc xuất ra những báo cáo cho cấp
trên thông qua phi để thông báo tình hình thực tế tồn kho hàng hóa của đơn vị mình
phục vụ cho việc lập kế hoạch nhập xuất hàng hóa cụ thể.
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHO Ở CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ CHĂM SÓC Y TẾ ĐẠI GIA ĐÌNH PHƯƠNG ĐÔNG.
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình
Phương Đông.
2.2.1. Giới thiệu chung
Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, tập đoàn Y tế Phương Đông đã có những
bước chuyển mình đáng kể góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Thành công của tập đoàn chính là
sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh, ngay từ những ngày đầu mới thành lập công
ty đã là nhà phân phối trực tiếp sản phẩm dẫn đầu trong công nghệ của các hãng sản
xuất lớn trên thế giới.
Tập đoàn đã được lựa chọn bởi các đối tác chiến lược như Nihon Koden - Nhật
Bản, Gambro – Thụy Điển, Abbott - Mỹ, CaridianBCT - Mỹ, Analyticon - Đức, JMS –
Nhật, BD – Mỹ, GE – Mỹ; Family - Nhật Bản, Maxcare - Nhật Bản, Tanita - Nhật
Bản, Citizen - Nhật Bản, Mobicool – Thụy Điển, Nuby – Mỹ và rất nhiều các hãng
danh tiếng khác.
Chiến lược kinh doanh của tập đoàn trong thời gian tới là mở rộng thị trường và
phát triển hệ thống siêu thị thiết bị chăm sóc sức khoẻ tại khu vực Đông Nam Á mà
bước đầu đã thành công tại Lào và Campuchia. Tại thị trường trong nước, ngoài thế
mạnh là thiết bị y tế bệnh viện và thiết bị chăm sóc sức khoẻ, tập đoàn sẽ tiếp tục cho
ra mắt những sản phẩm và dịch vụ mới nhằm nâng cao hơn nữa việc chăm sóc sức
khoẻ toàn diện cho cộng đồng.
Khách hàng lớn của tập đoàn tại Việt Nam:

Các bệnh viện đầu ngành: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện
108, viện Huyết học & truyền máu Trung Ương, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Chợ
Rẫy, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện 115, bệnh viện Đà Nẵng, viện dinh dưỡng
Quốc gia…
16
Các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị lớn: Vincom, BigC, Pico Plaza,
Tràng Tiền Plaza, Coopmart, Fivimart, Intimex , Hapromart
* Tên công ty: Công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông
* Địa chỉ: 366 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
* Điện thoại: 04.35738311 – 35738312
* Fax 04.35738314
* Email:
* Hotline: 0989 255 355
* Website: />* Logo:
* Số tài khoản: 0011.0025.72882
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
* Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Năm 1997: Thành lập cửa hàng thiết bị y tế Phương Đông
Năm 2000: Thành lập công ty thiết bị y tế Phương Đông
Năm 2003: Thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2005: Thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng
Năm 2006: Thành lập cửa hàng thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà
Năm 2008: Thành lập công ty thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình Phương Đông
(thương hiệu Maxcare)
Khai trương hệ thống siêu thị thiết bị chăm sóc sức khỏe gia đình
Năm 2009: thành lập công ty Maxcare và hệ thống showroom Maxcare tại Lào
và Campuchia
Năm 2010: Phát triển hệ thống showroom Inada
2.2.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp
* Ghế massage

* Thiết bị massage thư giãn, thiết bị massage trị liệu, thiết bị massage thẩm mỹ
* Thiết bị chăm sóc răng miệng
* Cân điện tử và phân tích cơ thể
17
* Thiết bị chuẩn đoán và điều trị.
* Thiết bị điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.
* Đai quấn hỗ trợ chấn thương chỉnh hình
* Thiết bị chăm sóc trên xe ô tô
* Thiết bị y tế chuyên dụng
* Thiết bị chăm sóc khác
2.2.3. Cơ cấu bộ máy của công ty.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TBCSYT đại gia đình Phương Đông
(Nguồn: Phòng quản lý nhân sự công tyTNHH TBCSYT đại gia đình Phương Đông)
Công ty có trên 300 nhân viên có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết cao làm việc
ở các phòng ban khác nhau. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban như sau:
Ban điều hành: Đây là bộ phận có quyền hạn cao nhất trong việc đưa ra quyết
định của công ty. Ban điều hành có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược, quyết định kinh
doanh của Phương Đông.
18
Bộ phận kĩ thuật: Các kĩ sư của công ty có nhiệm vụ xem xét các vấn đề có liên
quan tới mặt hàng công ty phân phối. Ngoài ra nhân viên quản trị mạng có nhiệm vụ
nâng cao hiệu quả trang web, xử lý vấn đề về mạng và máy tính.
Bộ phận Marketing: Nhân viên phòng marketing có nhiệm vụ phân tích yếu tố thị
trường, đưa ra những sáng kiến quảng bá sản phẩm để Phương Đông trở thành nhà
phân phối có vị thế cao.
Bộ phận bán hàng: Đây là đội ngũ đông đảo nhất của công ty, góp phần không
nhỏ vào thành công của công ty.
Bộ phận tài chính kế toán: Thực hiện các công tác tài chính kế toán của công ty
và đảm nhiệm công việc thanh toán, quyết toán toàn bộ các giao dịch của công ty.
Đồng thời bộ phận kế toán phải lập báo cáo tài chính của công ty theo các kì báo cáo.

Bộ phận quản lý nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự trong công ty về tuyển
dụng, đào tạo nhân viên. Nhân viên trong phòng ban này đảm nhiệm công việc chấm
công, tính toán các khoản phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… của nhân viên.
2.2. Thực trạng công tác quản lý kho tai công ty TNHH thiết bị chăm sóc ý
tế đại gia đình Phương Đông.
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH thiết bị chăm sóc y tế đại gia đình
Phương Đông, em đã tiến hành phát 20 phiếu điều tra, mỗi phiếu 15 câu hỏi và thu về
20 phiếu điều tra hợp lệ nhằm thu thập thông tin về tình hình ứng dụng HTTTquản lý
xuất nhập kho của công ty Phương Đông. Kết hợp với tài liệu thu được, em đã thu
được kết quả như sau:
Công ty áp dung công nghệ thông tin vào trong kinh doanh từ năm 2010 nhưng
vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
Hiện nay, các nhân viên tại các phòng ban chưa được trang bị đầy đủ máy tính.
Công ty mới chỉ đầu tư hơn 20 dàn máy tình dùng cho công việc, còn lại nhân viên đi
làm phải tự mang máy tính cá nhân đi.
Do yêu cầu của công việc cao đòi hỏi việc truy xuất dữ liệu nhanh chóng, công ty
sử dụng mạng cáp quang của FPT. Do vậy rút ngắn được thời gian xử lý công việc và
các thao tác tìm kiếm khác.
Quản lý kho còn ở mức thủ công, chưa áp dụng hoàn toàn công nghệ thông tin.
Hiện nay công ty Phương Đông chưa xây dựng một HTTT quản lý xuất nhập kho
chuyên nghiệp nhưng công ty đã phần nào hướng tới việc áp dụng công nghệ thông tin
vào việc này. Hiện tại việc xuất nhập kho mới chỉ dựa trên word và excel gây mất rất
nhiều thời gian và công sức cho nhận viên và đòi hỏi nhân viên phải có nghiệp vụ cao.
Làm giảm hiệu quả của công việc ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Quy trình xuất nhập kho của công ty Phương Đông.
19

×