Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chuyên đề GDCD GIÚP HỌC SINH TÌM HIỂU MỘT SỐ PHÁP LUẬT QUA MÔN GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.29 KB, 4 trang )

TÂN LONG, NGÀY 20/03/2014
```
PHÒNG GD-ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS TÂN LONG
Chuyên đề môn GDCD:
GIÚP HỌC SINH TÌM HIỂU MỘT SỐ PHÁP
LUẬT QUA MÔN GDCD Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học: 2013 – 2014
GIÚP HỌC SINH TÌM HIỂU MỘT SỐ PHÁP
LUẬT QUA MÔN GDCD Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ
*
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện về
kinh tế, xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền với mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh”. Công cuộc đổi mới đòi hỏi đồng thời phải thực hiện nhiều khâu quan trọng.
Trong đó, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thì vấn đề giáo dục nhận thức pháp luật cho
nhân dân, thanh niên là một quan tâm hàng đầu của quốc gia dân tộc.
Con người ngày nay yêu cầu phải có sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần và
đạo đức. Đó là một quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội và sự tu dưỡng rèn luyện
của bản thân, trong đó giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Song trong thực tế, vấn đề này
chưa được quan tâm đúng mức. Cho nên, đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tình
trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội và điều đáng lưu tâm là tình trạng tệ nạn học đường có xu
hướng ngày càng tăng lên và đang là vấn đề bức xúc, lo âu của toàn xã hội mà các cấp, các Ngành
từ Trung ương đến địa phương phải đặc biệt quan tâm giải quyết.
Nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước Pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật
thì việc thi hành hoàn thiện hệ thống pháp luật là làm sao cho mọi người hiểu biết pháp luật, sống
và làm việc theo pháp luật. Tức là phải tổ chức cho nhân dân tìm hiểu pháp luật nói chung và đặc
biệt là cho thế hệ thanh niên, thiếu niên và học sinh. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà các cơ
quan Đảng, nhà nước và các tổ chức đoàn thể phải chăm lo. Trong đó nhiệm vụ giáo dục và đào tạo


của trường phổ thông THCS về giáo dục pháp luật cho học sinh có ý nghĩa rất lớn và thiết thực góp
phần tạo dựng sự chuyển tiếp cơ bản, toàn diện trong giáo dục đào tạo. Từ những nhận thức trên,
trường chúng tôi quyết định chọn chuyên đề: “Giúp học sinh tìm hiểu một số pháp luật cho học
sinh trong trường THCS” làm chuyên đề giảng dạy .
II. NỘI DUNG:
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền tìm hiểu pháp luật trong trường đã có những
chuyển biến tích cực bằng nhiều hình thức: Tuyên truyền phong phú qua báo, đài, míttinh… đã góp
phần làm giảm vi phạm pháp luật, kéo giảm tai nạn giao thông, tệ nạn, ma túy, an ninh, trật tự. Bên
cạnh đó, còn kết hợp thêm việc tổ chức các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu kiến
thức pháp luật trong trường học nhằm giúp các em hiểu biết về pháp luật, giáo dục các em sống và
làm việc theo pháp luật.
Nhìn chung, việc dạy và học pháp luật vẫn còn những hạn chế và khó khăn. Sự phối hợp
giữa các Ngành chức năng chưa thường xuyên, kịp thời. Vai trò của các đoàn thể đối với việc tham
gia tuyên truyền pháp luật chưa cao, một số giáo viên chưa qua đào tạo chuyên sâu về pháp luật
nhưng vẫn được phân công giảng dạy nên chất lượng tiết học không cao. Mặt khác, học sinh ở
vùng nông thôn không có điều kiện để tiếp thu những kiến thức pháp luật qua sách, báo pháp luật
nên việc hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế.
III. GIẢI PHÁP:
Để thực hiện tốt công tác tìm hiểu pháp luật trong trường THCS cần:
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong giờ giáo dục công dân.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp các hình ảnh, sự việc, con người
thật liên quan đến bài dạy.
- Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật với các nội dung phù hợp, lồng ghép phổ biến pháp
luật thông qua các tiết chào cờ đầu tuần, các giờ sinh hoạt chủ nhiệm.
- Giới thiệu cho các em một số sách, báo pháp luật, một số chương trình pháp luật trên các
kênh truyền hình như: ký sự pháp đình, cán cân công lý… do đài truyền hình Vĩnh Long thực hiện.
- Dạy giáo dục công dân ngoài việc truyền thụ tri thức còn hình thành cho các em tình
cảm, đạo đức, niềm tin vào pháp luật. Nhất là hình thành hành vi, thói quen đạo đức pháp luật ở
mỗi học sinh. Do đó, đòi hỏi người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần tổ chức hoạt động đa
dạng, kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin như: phương

pháp vấn đáp, câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, sắm vai, giải quyết vấn đề, tổ chức trò chơi Tùy
theo đặc điểm tình hình của từng nội dung bài học mà giáo viên chọn phương pháp thích hợp mà
vận dụng, kết hợp với hình ảnh, sự kiện, các văn kiện pháp luật được đăng tải, trình chiếu.
Từ đó phát huy tính tích cực học tập của các em, làm cho tiết học thêm đa dạng, sinh động
và phong phú.
* Giải pháp cho 2 tiết dạy:
- Khai thác truyện đọc, thông tin và sự kiện.
- Sử dụng tranh ảnh minh họa.
- Khai thác tư liệu tham khảo sách giáo khoa.
- Hình thành kiến thức.
- Bài tập tình huống, tiểu phẩm.
IV. KẾT QUẢ:
Sau khi áp dụng chuyên đề này qua một số tiết dạy, chúng tôi nhận thấy đã có một số chuyển biến
khá rõ rệch trong nhận thức về pháp luật của học sinh như:
- Tình trạng bạo lực học đường trong giới học sinh đã giảm đi rất nhiều. Không có trường
hợp học sinh đánh nhau.
- Học sinh không vi phạm pháp luật.
- Không có tình trạng mê tín dị đoan trong học đường.
V. KIẾN NGHỊ:
- Đầu tư thêm các phương tiện, thiết bị cho bộ môn giáo dục công dân.
- Trang bị nhiều loại sách giáo dục pháp luật để cung cấp cho giáo viên và học sinh tham
khảo.
Trên đây là một số nội dung mà tổ Văn-Giáo dục công dân của trường chúng tôi đã rút ra được
trong quá trình áp dụng giảng dạy. Tin chắc rằng còn nhiều thiếu sót, mong quí đồng nghiệp đóng
góp, bổ sung thêm để cho tiết dạy đạt yêu cầu hơn.
Trân trọng kính chào.

Tân Long, ngày 10 tháng 03 năm 2014
DUYỆT CỦA TỔ THỰC HIỆN
TT.XH

Nguyễn Thái Bình Tổ văn-Giáo dục công dân.
Duyệt của BGH
P. HT
PHẠM PHÚ QUỐC
*Tiết dạy minh họa:
Tiết 1: Cô: Cao Thị Mỹ Phương dạy Giáo dục công dân 6, tiết 29, bài 16: “ Quyền được
pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”
Tiết 2: Cô: Nguyễn Kim Phương dạy Giáo dục công dân 7, tiết 28, bài 16: “ Quyền tự do tín
ngưỡng và tôn giáo”.

×