Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tìm hiểu một số đặc điễm dịch tễ học của mẹ và con sinh tại các nhà hộ sinh khu vực i, II, III thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.91 KB, 41 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ tử vong sơ sinh sớm ở Việt Nam hiện nay chiếm 1/2 số chết của
trẻ em dưới 5 tuổi và chiếm 3/4 tổng số chết trẻ em dưới 1 tuổi. Hai phần ba
số tử vong sơ sinh xảy ra trong tuần đầu, hai phần ba số tử vong này chết
trong 24 giờ đầu sau đẻ.
Như vậy muốn đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử
vong trẻ dưới 1 tuổi đặt biệt tử vong sơ sinh ở nước ta phải dành ưu tiên lớn
nhất cho việc cứu sống sinh mạng trẻ trong giai đoạn sơ sinh sớm (0 - 6 ngày
tuổi). Chỉ thị 04 của bộ y tế có nêu rõ: sơ sinh tuần đầu thường chết vì 4
bệnh gồm: dị tật bẩm sinh, ngạt, nhiễm trùng, sinh non yếu nhẹ cân và các
bệnh tật xảy ra trong quá trình nuôi dưỡng [9],[[25].
Việc chăm sóc sơ sinh hiện nay trong các cơ sở sản khoa toàn quốc nói
chung và các nhà hộ sinh khu vực thành phố Huế nói riêng thường là những
chăm sóc thông thường của chuyên ngành sản khoa. Trẻ được chuyển viện
khi bệnh lý đã nặng vì bệnh không được phát hiện sớm tại tuyến cơ sở. Tuyến
trên thường không được cung cấp thông tin về quá trình chuyển dạ của mẹ và
tình trạng sau sinh của con. Nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ học của mẹ và
con trong các cơ sở sản khoa là một việc làm cần thiết. Việc làm này cho
phép phác thảo một bức tranh chung về những yếu tố của mẹ trong khi mang
thai và chuyển dạ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con khi sinh.
Nghiên cứu về vấn đề này sẽ rèn luyện người bác sĩ thực hành trong công tác
chăm sóc sơ sinh thói quen phỏng vấn tiền sử mang thai, chuyển dạ mẹ và
những đặc điểm dịch tễ học của con như cân nặng, tuổi thai…để có hướng tư
vấn cho cộng đồng về cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh hợp lý trong
tuần đầu sau đẻ. Thay đổi được hành vi thực hành sẽ nâng cao chất lượng
1
chăm sóc sơ sinh. Đó là chìa khóa then chốt để giảm tỷ lệ tử vong giai đoạn
sơ sinh sớm trong cộng đồng.
Hiện nay ít có tài liệu trong nước nghiên cứu về vấn đề này.
Vì vậy, đề tài “Tìm hiểu một số đặc điễm dịch tễ học của mẹ và con sinh tại
các nhà hộ sinh khu vực I, II, III Thành Phố Huế ” đã được thực hiện


nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ học của mẹ về trình độ văn hóa,
nghề nghiệp, tiền sử sản khoa, tiền sử bệnh lý trong quá trình mang thai lần
này của các bà mẹ mới sinh con tại các nhà hộ sinh khu vực thành phố Huế.
2. Ghi nhận một số đặc điểm dịch tễ học về tuổi thai, cân nặng lúc
sinh, giới tính và tình trạng sau sinh của các trẻ sơ sinh tại các nhà hộ sinh
khu vực thành phố Huế và một số yếu tố liên quan giữa mẹ và cân nặng con.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa dịch tễ học:
Dịch tễ học là một bộ phận của sinh thái học ở người, bởi vì nó quan
tâm tới sự tương tác giữa cơ thể con người và môi trường. Sự tương tác giữa
các yếu tố (khỏe mạnh) và có thể là thất bại (bệnh và chết). Dịch tễ học có
nhiệm vụ khảo sát, trình bày các hiện tượng đó cho nên có thể nhấn mạnh
rằng:
- Dịch tễ học không phải chỉ có liên quan tới truyền nhiễm.
- Không phải chỉ là khoa học của các vụ đại dịch.
- Không phải chỉ là vi sinh học hay thống kê ứng dụng.
- Và không phải chỉ là chính sách y tế hay chỉ quan tâm tới vấn đề tìm
nguyên nhân. Những ý nghĩ đó vẫn còn tồn tại trong không ít người.
Dịch tễ học có tầm nhìn tổng quát, quan tâm tới tất cả các yếu tố sinh
học, xã hội học liên quan tới con người. Cần cố gắng hiểu rõ nó để tìm ra sự
can thiệp tốt nhất có lợi cho cộng đồng [2].
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học mẹ:
Hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ tử vong liên quan
đến thai nghén và sinh đẻ. Tỷ lệ này cao nhất thuộc về các nước đang phát
triển, nơi mà điều kiện nghèo đói, trình độ văn hóa thấp, hệ thống chăm sóc
sức khỏe yếu kém là những yếu tố nguy cơ.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong phụ nữ do thai nghén ước tính khoảng 1,4‰

theo WHO. Nghiên cứu của viện bảo vệ bà mẹ - trẻ sơ sinh tại bệnh viện của
7 tỉnh đã nêu mỗi 1.000 trường hợp đẻ có 5,76 mẹ chết, ở một số tỉnh tỷ lệ
này lên đến (9‰), Tây nguyên (1,8‰), miền núi (1,5‰).

3
Các nghiên cứu còn nêu rõ nguyên nhân chết mẹ:
- Nhiễm trùng 32%
- Thiếu máu nặng 21%
- Chảy máu do đẻ hay nạo 11%
- Suy thận vì ngộ độc thai nghén 7%
- Biến chứng khác 9%
Kết quả này chính là do chăm sóc khi có thai chưa tốt và việc dùng biện pháp
tránh thai chưa đạt yêu cầu [3].
1.3. Các yếu tố nguy cơ mẹ:
1.3.1. Yếu tố tuổi mẹ :
Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân tăng ở
những bà mẹ có tuổi nhỏ từ 15-19 tuổi và những bà mẹ lớn tuổi từ 35-40 tuổi.
Những bà mẹ nhỏ tuổi phần lớn là chăm sóc tiền sản không đầy đủ, cân nặng
lúc sinh thấp, trình độ văn hóa thấp. Các bà mẹ >35 tuổi có tỷ lệ biến chứng
lúc sinh cao. Theo Bộ môn Sản phụ Trường Đại học Y - Dược Huế, mang
thai ở vị thành niên <18 tuổi có nguy cơ tiền sản giật, thai chậm phát triển
trong tử cung, dọa sẩy thai và đẻ non, mẹ thiểu năng dinh dưỡng, lây lan các
bệnh viêm nhiễm theo đường tình dục. Mẹ >35 tuổi có nguy cơ cao huyết áp
do thai, tiền sản giật, nhau tiền đạo, bệnh béo phì, các bệnh nội khoa khác.
Những bất thường về nhiễm sắc thể có thể gặp ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ lớn
tuổi [1],[4].
- Theo nghiên cứu của Lý Mai Phương luận văn chuyên khoa I (2009),
các bà mẹ của những trường hợp sơ sinh nhẹ cân có ở tất cả các độ tuổi. Tỷ lệ
các bà mẹ tuổi trên 39 là rất thấp (4,7%) và các bà mẹ tuổi dưới 20 là
(10,6%), các bà mẹ tuổi từ 20-29 lại chiếm một tỷ lệ khá cao (60%). Một số

nghiên cứu trước đây đã cho thấy, mẹ lớn tuổi là một yếu tố quan trọng liên
quan chặt chẻ đến cân
4
nặng sơ sinh nhẹ cân, tuổi của các bà mẹ có con sơ sinh nhẹ cân (SSNC) tuổi
từ (20-29) có tỷ lệ đẻ con SSNC cao nhất [19].
- Sức khỏe sinh sản: đối với những bà mẹ mang thai tuổi từ 40 trở lên.
Nếu sinh con ở lứa tuổi này sẽ tăng tỷ lệ bất thường cho trẻ em, tăng nguy cơ
tử vong, bệnh lý cho cả mẹ và con. Người mẹ bị mất sức giảm khả năng lao
động, giảm tuổi thọ, giảm chất lượng sống. Nếu sinh >35 tuổi thì nguy cơ
phải can thiệp sản khoa cao, nhiều nguy cơ cho cả mẹ và con, tỷ lệ trẻ bất
thường cũng cao hơn, thai kém phát triển, nhẹ cân vì vậy nên kết thúc sinh
con <35 tuổi để có đủ sức khỏe chăm sóc con cái và có thời gian học tập,
công tác đảm bảo sức khỏe cho mẹ và hạnh phúc gia đình. Theo chương trình
kế hoạch hóa gia đình: tuổi sinh đẻ tốt nhất và hợp lý nhất là 22-35 tuổi, bởi
vì lứa tuổi này là người phụ nữ đã phát triển về thể chất đầy đủ đã ổn định
việc làm cũng như đã có những kiến thức về xã hội và trong cuộc sống gia
đình [11].
1.3.2. Cân nặng mẹ:
Mẹ nhẹ cân: cân nặng dưới 40kg khi có thai có thể do thiếu dinh
dưỡng, bệnh chán ăn. Nguy cơ thiếu cân trong thai kỳ là sinh ra một em bé
nhẹ cân hơn tuổi thai chậm phát triển trong tử cung, suy thai, ngạt thai sơ
sinh, hạ đường máu, giảm thân nhiệt, tỷ lệ tử vong và bệnh lý cao
Mẹ béo phì: là những bà mẹ có cân nặng trên 70kg. Các biến chứng
thường gặp ở mẹ béo phì là rối loạn tăng huyết áp có từ trước và trong khi có
thai, tần suất gặp từ (4-7%), biến chứng đái tháo đường cũng hay gặp. Ngoài
ra còn gặp các biến chứng khác như viêm đường tiết niệu, viêm tĩnh mạch,
mẹ béo phì thường sinh một em bé cân nặng lớn, ngôi thế không rõ ràng, tỷ lệ
mổ lấy thai cao và dễ nhiễm trùng sau mổ [12].
5
1.3.3. Điều kiện về kinh tế xã hội:

Mức sống vật chất thấp, lao động quá nặng nhọc hoặc làm nghề chăn
nuôi trồng trọt, sống ở nơi chật hẹp, thiếu vệ sinh, tinh thần căng thẳng
thường làm thai kém phát triển gây tỷ lệ đẻ non cao. Tình trạng nhà ở, tình
trạng giáo dục, thu nhập kinh tế và lối sống khác nhau về điều kiện kinh tế,
xã hội, góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến sự phân bố của bệnh. Sự đói
nghèo kéo theo tình trạng dinh dưỡng kém, điều kiện sống thấp, nhà ở chật
chội, chen chúc, vệ sinh không đảm bảo, không có khả năng sử dụng các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh. Đó là lý do giải thích mô hình bệnh
nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng ở các tầng lớp nghèo và các nước nghèo [4].
[5].
1.3.4. Nghề nghiệp:
Tiếp xúc nghề nghiệp có ảnh hưởng rất rõ đến sức khỏe, đến sự phân
bố khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong thông qua các yếu tố:
+ Điều kiện vật lý: nóng lạnh thay đổi áp suất không khí.
+ Hóa chất.
+ Tiếng ồn.
+ Sang chấn nghề nghiệp [5].
Bà mẹ thường gắn liền với mức độ lao động và thu nhập có ảnh hưởng
đến cân nặng sơ sinh. Theo nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hòa (2000) cho
thấy nhóm bà mẹ làm ruộng có tỷ lệ sơ sinh là (9,3%) so với nhóm bà mẹ là
công nhân và cán bộ thì tỷ lệ này lần lượt là (5,2% và 3,9%). Theo Lưu Tuyết
Minh (2001) các bà mẹ là cán bộ có con nhẹ cân thấp nhất là (20,5%) còn các
bà mẹ thuộc nhóm làm ruộng tỷ lệ đẻ con nhẹ cân cao nhất (70,5%). Nghiên
cứu Cù Thị Minh Hiền (2002) cho thấy bà mẹ làm ruộng có nguy cơ đẻ con
nhẹ cân cao gấp 3,7 lần các bà mẹ không làm ruộng [19].
6
Môi trường lao động: ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đối với
thai nghén đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Hóa chất bảo vệ thực vật không
những ảnh hưởng trực tiếp làm giảm sức khỏe của người mẹ mà còn làm tăng
nguy cơ sẩy thai, thai chậm phát triển và dị tật bẩm sinh. Mẹ phơi nhiễm với

các chất độc hóa học có trong môi trường lao động như hóa chất bảo vệ thực
vật, phân bón đều gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi [19].
1.3.5. Trình độ học vấn:
Một số nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa trình độ học vấn và
cân nặng lúc sinh của trẻ sơ sinh. Trình độ học vấn mẹ thấp có liên quan đến
việc sinh non và sinh con thấp cân [16].
Một số nghiên cứu tại Mỹ (2000) cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân ở
các bà mẹ có trình độ học vấn dưới trung học là (9%), ở các bà mẹ có trình độ
trung học là (7,9%). Còn các bà mẹ có trình độ từ cao đẳng trở lên là (6,5%)
Theo Cù Thị Minh Hiền các bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở
xuống có nguy cơ đẻ non nhẹ cân cao gấp 2,77 lần so với các bà mẹ có trình
độ từ trung học trở lên [19].
1.3.6. Mối liên quan giữa các yếu tố văn hóa - xã hội và sức khỏe bệnh tật:
- Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự bất bình đẳng trong xã hội về sức
khỏe. Những kết quả nghiên cứu về sinh sản đã chỉ ra rằng những phụ nữ
tầng lớp dưới thường bị sẩy thai tự nhiên nhiều hơn và con họ sinh ra có
trọng lượng thấp và có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao hơn [23].
- Trình độ văn hóa và sức khỏe mẹ: nguy cơ đối với sức khỏe của
người phụ nữ đều xuất phát từ mang thai như: sinh đẻ, sẩy thai, nhiễm trùng
hậu sản, và quan niệm phụ nữ chỉ nên quanh quẩn làm những việc trong nhà
là nguyên nhân của một số bệnh thường gặp khi mang thai [15].
7
1.3.7. Nội tiết học và thai nghén:
Trong thai kỳ có sự tác động tương hổ mạnh mẽ giữa các cơ quan của
người mẹ và của bào thai về mọi phương diện kể cả quá trình điều hòa nội
tiết. Một mặt có rất nhiều yếu tố về phía mẹ đi sang bào thai, là một yếu tố rất
cần thiết cho một cơ thể đang lớn lên. Mặt khác còn có một quá trình trao đổi
chất từ phía thai sang phía mẹ đó là sự vận chuyển chất cùng tham gia giữ vai
trò quyết định để đảm bảo cho thai kỳ tiến triển [20].
1.3.8. Vệ sinh thai nghén:

Mang thai là một hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ. Trong
giai đoạn có thai, cơ thể có nhiều thay đổi không tốt cho sức khỏe chung, đồng
thời người phụ nữ bị giảm sức đề kháng nên dễ bị bệnh hơn so với lúc không có
thai, vì vậy vệ sinh trong thời kỳ thai nghén rất quan trọng cho cả mẹ lẫn con [14].
1.4. Nguy cơ trong lúc mang thai:
1.4.1. Tăng huyết áp thai kỳ:
Tăng huyết áp do thai được xác định khi huyết áp > 140/90 mmHg sau
tuần thứ 20 của thai kỳ. Đo huyết áp ít nhất 2 lần, không tiểu đạm (protein
<300mg/dl trong 24 giờ) hoặc không có thay đổi huyết áp trước đây. Tăng
huyết áp kết hợp với tiểu đạm, phù hoặc cả hai là biểu hiện tiền sản giật.
Tăng huyết áp trong thai kỳ làm giảm dòng máu qua nhau thai và dẫn đến
tăng nguy cơ sinh non, sơ sinh nhẹ cân [19].
Phụ nữ mang thai sau tuổi 30: tăng huyết áp là chứng bệnh mạn tính
phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai lớn tuổi. Khoảng 10% phụ nữ trải qua tình
trạng này trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên những phụ nữ ở độ tuổi 30-50 có
nguy cơ mắc bệnh huyết áp tăng do mang thai cao hơn những phụ nữ trẻ tuổi
hơn. Phần lớn những phụ nữ bị tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai đều có
huyết áp ổn định khi không có thai, số còn lại bị tăng huyết áp trước khi
mang thai.Chứng tăng huyết áp tác động đến hai mẹ con: các mạch máu trong
8
tử cung, cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi. Huyết áp tăng làm hẹp các
mạch máu trong tử cung, làm chậm sự vận chuyển dưỡng chất và oxy từ
người mẹ đến thai nhi, điều này lại làm chậm sự phát triển của thai nhi.
Chứng tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bong nhau thai (nhau thai tách khỏi
thành tử cung trước khi sinh). Tình trạng này có thể gây chảy máu nhiều và
gây sốc, rất nguy hiểm cho cả mẹ và con [18].
Theo hội nghị khoa học bệnh viện phụ sản Hùng Vương 2004: Tăng
huyết áp (THA) và tiền sản giật (TSG) là tình trạng bệnh lý với nhiều nguy
cơ cho thai kỳ. Tại Hoa Kỳ, (THA) được chẩn đoán trong 12-22% thai kỳ và
là nguyên nhân tử vong trực tiếp trong 17,6% trường hợp tử vong mẹ. (THA)

trong thai kỳ làm gia tăng các nguy cơ cho thai phụ như: nhau bong non, suy
thận và các biến chứng tim mạch hay mạch máu não và thậm chí tử vong,
đồng thời làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, bao gồm gia tăng
bệnh tật và tử vong của thai nhi. Theo nghiên cứu Trần Duy Tài, thai phụ
tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình khoảng 30 với hơn 2/3 số bệnh
nhân trong lứa tuổi từ 20-34 tuổi khoảng 50% số bệnh nhân là con so với
nghề nghiệp đa số là nội trợ (41,81% so với 46,59%) tỷ lệ bệnh nhân có tiền
căn THA hoặc TSG trong 2 nhóm ngiên cứu lần lượt là (7,1% và 5,7%)[21].
1.4.2. Bệnh đái tháo đường do thai nghén gây nên:
Một số phụ nữ bị bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai, gọi là
bệnh đái tháo đường do mang thai. Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) xảy ra trong
thời kỳ mang thai có thể là vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ lớn tuổi.
Bệnh đái tháo đường do mang thai tác động đến khoảng 10% phụ nữ mang
thai. Sau khi sinh gần như mọi phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường do mang thai
sẽ trở lại bình thường và căn bệnh biến mất. Tuy nhiên có hơn một nữa số
phụ nữ trải qua bệnh đái tháo đường trong thời gian mang thai sẽ mắc bệnh
đái tháo đường khi về già. Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường do mang thai
9
trong một lần mang thai rất có khả năng mắc bệnh đó trong lần mang thai tiếp
theo. Trong thời gian mang thai bệnh (ĐTĐ) có thể gây ra một vài biến
chứng về thận, mắt, máu và huyết quản. Bất kỳ biến chứng nào cũng có thể
nguy hiểm cho cả mẹ và con. Mọi dinh dưỡng của thai nhi đến từ người mẹ.
Nếu người mẹ có mức đường huyết cao, sản lượng Insulin của thai nhi sẽ
tăng lên để cố điều hòa lượng đường dư thừa và tái thiết lập sự cân bằng. Tuy
nhiên Insulin của thai nhi không thể đi qua nhau thai vào máu của người mẹ,
lượng Insulin phụ trội nằm trong túi ối và thai nhi có thể tăng trưởng nhanh
trở nên quá lớn không thể được sinh an toàn qua âm đạo. Sau khi sinh, có thể
đứa bé vẫn có mức đường huyết rất thấp, gọi là giảm glucose huyết vì cơ thể
đứa bé giờ đây kiểm soát được mức đường huyết của riêng mình. Mọi trẻ sơ
sinh đều được kiểm tra mức đường huyết ngay sau khi sinh. Trẻ sơ sinh con

những bà mẹ đái tháo đường có nguy cơ hạ đường máu tức thì sau sinh [18].
- Đường là năng lượng chính cung cấp cho thai nhi, phần lớn được tế
bào não sử dụng. Đường vận chuyển qua thai nhi nhờ cơ chế nồng độ thẩm
thấu. Những sản phụ tăng đường huyết tăng nguy cơ sơ sinh to gấp hai lần.
Mặt khác, sự dao động đường huyết lúc cao lúc thấp cũng làm tăng nguy cơ
thai chậm phát triển trong tử cung, ngoài ra sản phụ tiểu đường cũng tăng
nguy cơ sinh non và những biến chứng khác [19].
1.4.3. Bệnh lý thận và thai nghén:
-Theo sách sản phụ khoa viêm thận, viêm mủ bể thận, cao huyết áp,
các bệnh này sẽ nặng lên lúc mang thai gây nhiều biến chứng như: rau bong
non, sản giật do co thắt tiểu động mạch, lượng máu nhau thai ít, làm nhau
thai bị xơ hóa, bánh rau nhỏ, thai kém phát triển, chết lưu. Tăng tỷ lệ tử vong
chu sinh, cần điều trị tích cực và có hệ thống hoặc phải đình chỉ thai nghén để
cứu mẹ. Nguy cơ cho mẹ Tăng huyết áp gia tăng mức độ thương tổn thận [4].
10
- Bệnh lý thận mãn cũng như các bênh hệ thống ở phụ nữ có tổn
thương mạch máu gây ra giảm tưới máu ở tử cung nhau. Trong các bệnh thận
tiến triển có liên quan chặt chẻ với chậm phát triển thai nhi trong tử cung
như: viêm đài bể thận, xơ hóa cầu thận, bệnh lý cầu thận mạn, sự chậm phát
triển của thai nhi liên quan đến sự mất đạm [19].
1.4.4. Các bệnh tim mạch:
- Chủ yếu là bệnh tim mắc phải thường nặng lên, cơ thể của thai nhi
luôn trong tình trạng thiếu oxy làm thai kém phát triển. Thiếu oxy cơ tử cung,
gây đẻ non, sẩy thai, tử vong và bệnh lý thai tăng gấp 2 lần ở bệnh nhân có
loạn nhịp hoàn toàn và gấp 5 lần ở tim mất bù. Khi đẻ nếu có can thiệp bằng
forceps thì dễ gây sang chấn cho thai hoặc đôi lúc phải đình chỉ thai nghén vì
bệnh lý của mẹ quá nặng. Nguy cơ trẻ bị tim bẩm sinh từ (10-24%), nếu mẹ
hoặc bố cũng bị tim bẩm sinh. Nguy cơ cho mẹ: suy tim, phù phổi cấp, tử
vong mẹ tăng [4].
- Ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim: khi có thai, nhu cầu nuôi

dưỡng thai và oxy tăng lên vì vậy có các biến đổi sau ảnh hưởng lên hệ tuần
hoàn tim-mạch, lưu lượng tim tăng. Bình thường lưu lượng tim từ 3-5lít/phút
và tăng dần lên, đạt tối đa vào tháng thứ 7. Tỷ lệ tăng lên có thể từ (40-50%)
sau đó giảm dần vào các tháng cuối và trở lại bình thường sau đẻ. Lưu lượng
tim tăng: Phần nhiều do nhịp tim tăng và khả năng co bóp tim tăng. Tốc độ
tuần hoàn tăng bình thường 7 giây đối với tiểu tuần hoàn và 14 giây đối với đại
tuần hoàn, tăng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 và giảm dần vào những tuần
cuối. Tốc độ tuần hoàn tăng nhưng áp lực ngoại biên hạ nên huyết áp động
mạch không tăng. Thay đổi lượng máu: Tăng nhanh vào tháng 4, 5, 6 và tăng
song song với cung lượng tim, lượng máu tăng trung bình là (34%) chủ yếu là
tăng huyết tương vì vậy Hematocrit hạ (còn 25-30%). Ngoài ra tư thế tim thay
đổi do tử cung chèn vào.
11
- Ảnh hưởng của bệnh tim lên thai nghén: hậu quả của thiếu oxy và dinh
dưỡng nên thai có thể bị sẩy thai, chết lưu, kém phát triển trong tử cung, suy
thai mạn tính và có thể suy thai cấp trong chuyển dạ, có thể có dị tật [6].
1.4.5. Các bệnh phụ khoa:
- Thiểu năng nội tiết (Estrogen, Progesteron) gây sẩy thai. Viêm nhiễm
đường sinh dục gây viêm màng thai, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn thai. Các
dị dạng tử cung, u xơ, hở eo, gây sẩy thai hay đẻ non [13].
1.4.6. Các bệnh nghề nghiệp:
- Như nhiễm độc chì, thủy ngân, các chất hóa học, phóng xạ, nghiện
rượu, thường gây ra dị dạng, sẩy thai, thai lưu hoặc đẻ non [4].
1.4.7. Các bệnh nhiễm trùng và thai nghén:
- Các bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở nước ta. Thai nghén ít nhiều
làm giảm sức đề kháng của người mẹ, nên bệnh thường nặng. Ngược lại bệnh
nhiễm trùng cũng gây nên nhiều nguy cơ cho thai nhi. Song ảnh hưởng của
người mẹ đối với thai nhi có liên quan chặt chẽ đến giai đoạn phát triển của
thai nghén. Mẹ nhiễm virút Rubeole, Dengue hoặc vi trùng như Listeriose,
giang mai, một số ký sinh trùng như Toxoplasma … có thể gây nên dị tật

bẩm sinh cho thai nhi như não úng thủy, quái thai, bụng cóc, sứt môi, hở hàm
ếch cho thai [16].
- Trong giai đoan ổn định và hoàn chỉnh tổ chức: lớp nội bào của gai
rau càng ngày càng mỏng, màng ngăn rau thai dễ thẩm thấu, các vi trùng,
virus, ký sinh trùng, độc tố, kháng thể rất dễ dàng qua thai nhi. Trong giai
đoạn này thai nhi không biến dạng nữa. Thai nhi có thể bị nhiễm trùng nên
khi đẻ ra ta thấy trẻ bị viêm gan, viêm não, giang mai, viêm phúc mạc…mà ta
thường gọi là bẩm sinh. Như vậy thai nhi có thể bị bệnh nhiễm trùng, suy
thai, suy dinh dưỡng và có khi chết đột ngột. Trong tình hình của ta dịch
cúm, sốt xuất huyết, Rubéole v.v…các bệnh viêm phổi, lao, giang mai,
thương hàn, sốt rét, gây quá nhiều tác hại cho thai nhi [14].
12
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu đã đươc thực hiện trên 179 bà mẹ và 179 trẻ sơ sinh, con
những bà mẹ này sinh tại các nhà hộ sinh khu vực của Thành phố Huế. Các
bà mẹ và con của họ được đưa vào nghiên cứu đã được thỏa mãn các tiêu
chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu như sau:
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn về mẹ:
- Mẹ sinh con đang trong giai đoạn sơ sinh sớm còn lưu tại nhà hộ sinh
- Mẹ không bị tâm thần
- Mẹ hiểu và trả lời có ý thức các câu hỏi của phiếu điều tra
- Mẹ đồng ý hợp tác
2.1.1.2. Tiêu chuẩn chọn về con:
- Con sinh ra sống trong 7 ngày đầu sau đẻ
- Giới tính nam hay nữ
- Sinh ra bình thường hay bệnh lý
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

2.1.2.1. Tiêu chuẩn loại trừ về mẹ:
- Mẹ bị rối loạn tâm thần không trả lời được các câu hỏi của phiếu điều
tra
- Mẹ bị tật câm và / hoặc điếc
- Mẹ không hợp tác
2.1.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ về con:
- Con sinh ra chết trong chyển dạ
13
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu:
- Nhà hộ sinh khu vực I
- Nhà hộ sinh khu vực II
- Nhà hộ sinh khu vực III
2.1.4. Thời gian nghiên cứu:
Từ 01/09/2009 đến 01/03/2010
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu quan sát mô tả
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Bước 1: lập phiếu nghiên cứu gồm 2 phần:
+ Nghiên cứu về mẹ
+ Nghiên cứu về con
- Bước 2:
+ Phỏng vấn các bà mẹ theo phiếu nghiên cứu
+ Điều tra các đặc điểm của con theo phiếu nghiên cứu
- Bước 3:
+ Tập hợp số liệu
+ Viết luận văn
2.2.3. Các biến số nghiên cứu:
2.2.3.1. Các biến số nghiên cứu về mẹ:
- Tuổi mẹ

- Nghề nghiệp mẹ
- Địa chỉ
- Trình độ văn hóa
14
- Tiền sử bệnh lý mẹ
+ Tiền sử bệnh lý trong quá trình thai nghén lần này:
Bệnh đái tháo đường
Bệnh Basedow
Bệnh cao huyết áp
Chuyển dạ kéo dài > 24 giờ ở người đẻ con rạ
Chuyển dạ kéo dài > 36 giờ ở người đẻ con so
Thời gian ối vỡ
Viêm thận – bể thận
Sỏi thận
Nhiễm trùng đường tiểu
Ngứa âm đạo – âm hộ
Viêm nhiễm âm đạo – âm hộ
Viêm cổ tử cung
Iả chảy
- Tiền sử sản khoa:
Con so – Con rạ
Số con
Sinh non
Sinh đủ tháng 38- 42 tuần
Sinh già tháng
Thai chết lưu
Sẩy thai
2.2.3.2. Các biến số nghiên cứu về con:
- Phân loai sơ sinh:
+ Cân nặng

+ Tuổi thai
- Giới tính
- Chỉ số Apgar
15
- Các dấu hiệu bệnh lý giai đoạn sơ sinh sớm:
+ Rối lọan thân nhiệt
+ Bú kém hoặc nôn mửa
+ Vàng da
+ Co giật
+ Khó thở : > 60 lần/ phút
+ Da tái hoặc kém hồng
+ Viêm rốn
+ Tần số tim ≥ 140 lần / phút
2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá các biến số:
- Tuổi thai:
Thời gian mang thai được tính theo tuần mất kinh (từ ngày đầu tiên của kỳ
kinh cuối cùng):
- Sơ sinh đủ tháng (SSĐT) : tuổi thai 38 - 42 tuần ( 259 - 293 ngày)
- Sơ sinh đẻ non (SSĐN) : < 37 tuần ( < 258 ngày )
- Sơ sinh già tháng (SSGT):
+ Hoặc tuổi thai ≥ 42 tuần ( ≥ 294 ngày ) có dấu hiệu bong da tự
nhiên hoặc khi miết
+ Hoặc tuổi thai < 42 tuần nhưng có dấu hiệu bong da tự nhiên
hoặc khi miết
- Tiêu chuẩn phân loại cân nặng lúc sinh :
Trong nghiên cứu cân nặng lúc sinh được phân các mức sau:
- < 2500 g
- 2500 g – 3500 g
- > 3500 g
- Các giai đoạn sơ sinh:

+ Giai đoạn sơ sinh sớm: từ khi sinh đến ngày thứ 7 sau sinh ( 7
ngày đầu sau đẻ)
+ Giai đoạn sơ sinh muộn: từ ngày thứ 8 đến 28 ngày sau đẻ
16
- Rối loạn thân nhiệt: gồm tăng thân nhiệt hoặc hạ thân nhiệt
+ Tăng thân nhiệt khi nhiệt độ hậu môn > 37 độ 8
+ Hạ thân nhiệt khi nhiệt độ hậu môn < 36 độ 5
- Khó thở: trẻ đuợc xem là khó thở khi tần số thở > 60 l/phút
- Thời gian chuyển dạ:
+ Chuyển dạ kéo dài ở người đẻ con so: > 36 giờ
+ Chuyển dạ kéo dài ở người đẻ con rạ: > 24 giờ
+ Chuyển dạ bình thường:
. < 24 giờ ở người đẻ con rạ
. < 36 giờ ở người đẻ con so
- Thời gian ối vỡ:
+ Ối vỡ sớm: thời gian vỡ ối > 6 giờ
+ Bình thường: thời gian vỡ ối < 6 giờ
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu:
17
Nhà hộ sinh
Mẹ
Con
Nghiên cứu mô tả:
- Tuổi mẹ
- Trình độ văn hóa
- Nghề nghiệp
- Tiền sử sản khoa
-
Tiền sử bệnh lý mẹ
trong quá trình thai

nghén lần này
Nghiên cứu mô tả:
- Tuổi thai
- Cân nặng lúc sinh
- Giới tính
- Apgar
- Tình trạng sau sinh
Xác định mối tương quan:
So sánh các tỷ lệ
2.2.6. Xử lý số liệu:
- Số liệu được xử lý theo chương trình Excell
- Tính tần suất các biến số, tỷ lệ %
- So sánh các tỷ lệ bằng test χ
2
, xác định p < 0.05: có ý nghĩa thống kê
18
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TẦN SUẤT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA MẸ
3.1.1. Tuổi mẹ
Bảng 3.1. Tuổi mẹ của mẫu nghiên cứu
Nhóm tuổi n %
<18 3 1,68
18-25 66 36,87
26-35 84 46,93
35-40 26
14,53
Tổng cộng 179
100
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi của bà mẹ

Nhận xét:
- Mẹ ở độ tuổi 26-35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 46,93%
- Chỉ có ít bà mẹ ở độ tuổi < 18 với tỉ lệ 1,68% ( 3 người)
19
3.1.2. Trình độ học vấn
Bảng 3.2.Trình độ học vấn mẹ của mẫu nghiên cứu
Trình độ học vấn mẹ n %
Tiểu học 44 24,58
Trung học cơ sở 86 48,04
Trung học phổ thông 35 19,55
Đại học 14 7,82
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của mẹ
Nhận xét:
- Mẹ có trình độ đại học có tần suất thấp nhất 7,82%
- Mẹ có trình độ cấp hai (48,04%) chiếm tần suất cao nhất trong mẫu
nghiên cứu
20
3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.3. Nghề nghiệp mẹ của mẫu nghiên cứu
Nghề nghiệp mẹ Số bà mẹ %
Làm ruộng 54
30,17
Giáo viên 15
8,38
CNVC ngoài giáo viên 17
9,50
Buôn bán 79
44,13
Lao động chân tay 9
5,03

Khác 5
2,79
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Nhận xét:
Đa số các bà mẹ sinh ở các nhà hộ sinh khu vực thành phố Huế là buôn bán
( 44,13%) và làm ruộng (30,17%)
21
3.1.4. Tiền sử sản khoa:
Bảng 3.4. Tiền sử sản khoa
Tiền sử sản khoa n %
Đẻ lần này So 61 34,08
Rạ 118 65,92
Sinh non 1 0,56
Sinh đủ tháng 178 99,44
Sinh già tháng 0
0,00
Thai chết lưu 1
0,56
Sẩy thai 15
8,38
Bình thường 163
91,06
Nhận xét:
- Mẹ đẻ con rạ chiếm tỷ lệ cao nhất 65,92%.
- Tần suất mẹ sinh đủ tháng chiếm cao nhất .
- Phần lớn tiền sử sản khoa bình thường (91,06%).
3.1.5. Tiền sử bệnh lý mẹ trong quá trình thai nghén lần này
22
Bảng 3.5. Tiền sử bệnh lý mẹ trong quá trình thai nghén lần này
n %

Chuyển dạ bình thường 177 98, 9
Chuyển dạ kéo dài
≥ 24 g con so 1 0.56
≥ 36 g con rạ 1 0.56
Thời gian ối vỡ > 6 g 161 89,94
< 6g 18 10,05
Nhiễm trùng đường tiểu dưới 2 1,12
Viêm âm đạo – âm hộ - Cổ tử cung 1 0,56
Bình thường 176 98,32
Nhận xét:
- Phần lớn các bà mẹ đều có thời gian chuyển dạ bình thường, chỉ
1% chuyển dạ kéo dài
- Phần lớn các bà mẹ có thời gian vỡ ối > 6 giờ
- Phần lớn các bà mẹ không bị mắc bệnh trong quá trình mang thai.
Chỉ có 1,68% mẹ có nhiễm trùng đường tiểu và viêm nhiễm âm đạo- âm hộ
3.2. TẦN SUẤT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA CON VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN GIỮA MẸ VÀ CÂN NẶNG CON
3.2.1. Tuổi thai
Bảng 3.6. Sự phân bố tuổi thai của mẫu nghiên cứu
23
Con Số bà mẹ %
Tuổi thai
< 37 tuần 1 0,56
38 – 42 tuần
178 99,44
≥ 42 tuần
0 0,00
Tổng cộng
179 100
Nhận xét:

- Phần lớn tuổi thai đủ tháng là 38-42 tuần, chiếm tỉ lệ 99,44%.
- Chỉ có 0,56% sơ sinh đẻ non
- Không có trường hợp nào sơ sinh già tháng
3.2.2. Cân nặng con lúc sinh:
Bảng 3.7. Sự phân bố cân nặng con lúc sinh của mẫu nghiên cứu
Con Số bà mẹ %
< 2500g
9 5,03
2500 – 3500g 146 81,56
>3500 g
24 13,41
Tổng cộng
179 100
Nhận xét:
- Phần lớn con sinh ra có cân nặng > 2500g
-Chỉ 5,03% con sinh ra có cân nặng < 2500g
3.2.3. Giới tính
Bảng 3.8. Sự phân bố giới tính trẻ của mẫu nghiên cứu
Giới tính n %
Nam 85 47,5
Nữ 94 52,5
Tổng cộng 179 100
24
Biểu đồ 3.4. Giới tính trẻ
Nhận xét:
- Tỷ lệ nam nữ gần như nhau
3.2.4. Tình trạng lúc sinh
Bảng 3.9. Tình trạng lúc sinh
Chỉ số Apgar / phút thứ 1 n %
≥ 8 điểm 170 94,97

3-7 điểm 9 5,03
Tổng Cộng 179 100
Nhận xét:
- 94,97% trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar ở phút thứ 1 là ≥ 8, và không có
trẻ nào chỉ số Apgar lúc 1 phút < 3
25

×