Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo Cáo Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng của ASEAN +3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.68 KB, 25 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết , em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thu
Mỹ, khoa Quan Hệ Quốc Tế, Trường Đại Học Dân Lập Đông Đô. Mặc
dù bận nnhiều công việc nhưng cô vẫn luôn cố gắng dành thời gian
nhiệt tình hưóng dẫn giúp đỡ em. Cô đã kiểm tra, xem xét tỉ mỉnhững
chi tiết trong báo cáo của em và giúp em hoàn thành báo cáo này.
Em xin cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Quan Hệ Quốc
Tế, cũng như các thầy cô giáo của truờng Đại Học Dân Lập Đông Đô.
Trong suốt bốn năm học, thầy cô đã cung cấp cho em rất nhiều kiến
thức qua các bài giảng tại truờng
Và cuối cùng em xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè
và ngưòi thân, bằng nhiều cách khác nhau đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành báo cáo này.
Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2012
Sinh viên

1
MỤC LỤC
2
LỜI NÓI ĐẦU
Ý tưởng về khu mậu dịch tự do ASEAN + 3 xuất phát từ gia tăng
liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế, đặc biệt là vai trò của ASEAN trong thương mại quốc tế với tư cách
là một khối liên kết ngày càng gia tăng đối với các đối tác thương mại
lớn trên thế giới.
Sự ra đời của ASEAN + 3 cũng là kết quả tất yếu của những cố
gắng nuôi dưỡng và phát triển chũ nghĩa khu vực ASEAN + 3 ( Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) được coi là hạt nhân của mô hình ASEAN
mở rộng. Hợp tác này đã tạo nên những bước tiến mới cho hợp tác liên
kết khu vực Đông Á.
Vậy tiến trình hợp tác ASEAN + 3 đã ra đời, phát triển như thế


nào ? Triển vọng trong tương lai của hợp tác ? Việt Nam trong tiến
trình này như thế nào ? bản báo cáo của em xin làm rõ những vấn đề
trên với mong muốn tiếp tục sưu tầm tài liệu, phân tích, đánh giá, để
góp phần xây dựng nội dung vấn đề giúp mọi nguời có thể tham khảo
khi cần thiết.
3
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
kí hiệu tiếng Anh Tiếng Việt
1. AIA
2. AMM + 3
3. AEM
4. APEC
5. ASEAN
6. ASEAN + 3
7. ASEAN + 1
8. ASEM
9. EAC
10. EAVG
11. EAS
12. EASG
13. EAFT
14. EU
15. FDI
4
CHƯƠNG I :
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỢP TÁC ASEAN + 3
1.Bối cảnh ra đời ý tưởng hợp tác khu vực Đông Á
Chiến tranh lạnh kết thúc đã đem tới cho các nước trong khu vực
những cơ hội phát triển mới. Phát triển kinh tế được coi là ưu tiên cao
nhất, ý thức hệ không còn là hang rào ngăn cản sự hợp tác gia, nhiều

cuộc xung đột được giải quyết thông qua phương pháp thương lượng.
Điều này đã ảnh hưởng tích cực tới Đông Nam Á và tạo cơ hội phát
triển trong hoà bình cho khu vực
Tuy nhiên, các nước ASEAN cũng phải đối mặt với những thách
thức không nhỏ.
Trên bình diện kinh tế, thách thức xuất phát từ việc xuất hiện
những nhóm kinh tế hung mạnh
Một khó khăn khác đặt ra là tình trạng khan hiếm FDI thế giới
Trên bình diện an ninh, những vấn đề do lịch sử để lại (lãnh thổ,
tô giáo, sắc tộc) có thể bùng nổ bất cứ lúc nào
Để tăng truởng kinh tế và duy trì môi trường hoà bình và an ninh
khu vực trong bối cảnh mới, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định
đưa hợp tác khu vực lên bình diệ mới với việc mở rộng hợp tác khu vực
sang lĩnh vực an ninh và mở rộng ASEAN, tăng cường hiựp tác quốc
tế, nhất là các nước Đông Á.
5
2. Quá trình thành lập tiến trình hợp tác ASEAN + 3
2.1. Những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của hợp
tác ASEAN + 3
Sáng kiến hợp tác liên khu vực khác đã được thủ tướng Singapo
Gochok Tong đề xuất tại hội nghị thượng đỉnh kinh tế EU và Đông Á
do diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại Singapo (2004)
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 họp tại Bangcok
(12/1995) thủ tướng Singapo Gochok Tong gợi ý rằng ASEAN nên
mời các nước Đông Bắc Á tham dự hội nghị không chính thức của
ASEAN
Việc thủ tướng Singapo Gochok Tong đưa ra gợi ý trên đã dẫn
tới những phản ứng khác nhau từ các nước thành viên ASEAN. Thái
Lan nước chủ nhà ASEM 1 đã ủng hộ gợi ý trên, còn Indonexia phản
đối.

Như vậy là cho tới khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra
(7/1997), ý tưởng tổ chức một hội nghị cấp cao giữa các nhà lãnh đoạ
ASEAN với các nhà lãnh đạo Đông Bắc Á đã nhiêu flần được đưa vào
chương trình nghị sự của ASEAN. Chính điều này đã góp phần tạo
thuận lợi cho sự ra đời của hợp tác ASEAN + 3
2.1.1. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tê Châu Á(1997–
1998)Nhân tố quyết định sự ra đời của tiến trình hợp tác ASEAN + 3
Trong khi những mầm mống cho sự ra đòi của một cơ chế hợp
tác ở Đông Á xuất hiện thì một cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ nổ
6
ra ở Thái Lan rồi lan sang Hàn Quốc, Malaixia, singapo và Indonexia.
Cuộc khủng hoảng không chỉ phá hoại thành quả kinh tế xã hội của các
nước ASEAN, không chỉ gây nên sụ bất ổn về chính trị của các nước
đó mà còn tác động tiêu cực tới các nền kinh tế Đông Bắc Á
Để khắc phục khủng hoảng , ngoài nhũng nỗ lực của bản thân,
các nước ASEAN đã kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc
tế và các đối tác đối thoại của hiệp hội.
Nhật Bản và Trung Quốc là những nứơc đầu tiên đáp lại lời kêu gọi
Trong khi đó, những đối tác đối thoại khác của ASEAN, đặc biệt
là Hoa kỳ đã không có sự giúp đỡ nào còn cùng IMF (một tổ chức tài
chính do Mỹ khống chế) chống lại snag kiến thành lập Quỹ Tiền Tệ
Châu Á do thứ trưởng tài chính Nhật Sakakibara đề xuất. Do sự phản
đối của Mỹ nên AMF đã không được thực hiện hoá.
Thái độ đó của Mỹ đã kiến các nhà lãnh đoạ ASEAN vô cùng
thất vọng đối với Mỹ, và càng đánh giá cao sự giúp đỡ của Trung Quốc
và Nhật Bản
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á là một thảm hoạ
khu vực trong thế kỉ XX. Tuy nhiên nhìn từ góc độ hợp tác Đông Á thì
cuộc khủng hoảng đã tác động trực tiếp tới sự ra đời của ASEAN + 3.
Bởi nó đã dẫn tới sự thay đổi trong tư tưởng của giới lãnh đạo ở Đông

Bắc Á
2.1.2. Sự phát triển của chủ nghĩa khu vực ở những khu vực khác
Sau cuộ khủng hoảng tài chính- tiền tệ thì tư tưởng của các nhà
lãnh đạo của ASEAN trở nên cứng rắn hơn
Khi thấy Mỹ cùng Canada và Mexico ký hiệp định về Khu Vực
Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (1992) Mỹ Muốn mở rrông khu vực mậu
7
dịch tự do bao gồm 34 quốc gia ở Bắc, Trung, Nam Mỹ và Caribe vào
năm 2005.
Còn Liên Minh Châu Âu cũng quyết định đưa khu vực lên tầm cao mới
với quyết định đưa đồng EU vào sử dụng 1/1/1999
Những phát triển đó ở Châu Mỹ và Châu Âu khiến các nước
Đông Á nhận thấy sự cần thiết phải gắn kết và thống nhất với nhau
trong một tổ chức hợp tác khu vực. “tại sao Châu Á, một trong ba cực
của kinh tế toàn cầu, lại không thể có nhóm riêng của mình”
2.1.3. Sự thất vọng của các nước thành viên APEC ở Đông Á
Ngoài những nguyên nhân chính trên, sự ra đời của hợp tác
ASEAN + 3 còn được thúc đẩy bởi sự thất vọng của đa số nước thành
viên APEC ở Đông Á.
Chủ nghĩa khu vực mở , một trong hai nguyên tắc quan trọng
nhất của APEC cũng khiến cho các nước thành viên không tìm thấy
nhiều lợi ích trong qua trình thực hiện tự do hoá thương mại.
Vào Vào những năm 1990 thế kỉ XX, trong APEC đã bắt đầu nảy
sinh sự bất đồng giữa các nền kinh tế phát triển cao và các nền kinh tế
phát triển thấp hơn. Để khắc phục tình trạng trên, việc thành lập một tổ
chức hợp tác Đông Á bao gồm các nước thành viên có trình độ phát
triển tương ứng và có sự tương đồng về lịch sử, địa lý, văn hoá, được
xem là một sự lựa chọn hấp dẫn
2.2. hội nghị thượng đỉnh không chính thức ASEAN lần thứ
II và sự ra đời của tiến trình ASEAN + 3 (12/1997)

Ngày 14/12/1997, Thủ tướng Trung Quốc, Thủ thướng Nhật Bản
và Thủ tướng Hàn Quốc đã được mời tới dự hội nghị thượng đỉnh phi
chính thức lần thứ II của ASEAN tổ chức tại Cuala Lumpua.
8
Sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN, các nhà lãnh đạo
ba nước Đông Bắc Á trên đã cùng họp với các nhà lãnh đạo ASEAN.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bang giao giữa Đông Bắc Á và Đông
Nam Á, một hội nghị giữa 13 nhà lãnh đạo của Đông Á được tổ chức.
Sau hội nghị trên, ba hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo
ASEAN với từng nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốcđã
được tổ chức ngày 16/12/1997
Sang kiến họp hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo
ASEAN với từng nhà lãnh đạo ba nước Đông Bắc Á khởi nguồn từ bài
diễn văn của thủ tướng Nhật Bản Hashimoto “một sự trao đổi rộng rãi
và sâu sắc hơn giữa Nhật Bản và ASEAN ở cấp cao và tất cả các cấp ”
Kết quả của các hội nghị thượng đỉnh song phương giữa ASEAN
và ba nước Đông Bắc Á phản ánh trong tuyên bố chung đưa ra sau mỗi
hội nghị.
Như vậy, với hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ ASEAN
và ba nhà lãnh đạo Đông Bắc Á, tiến trình hợp tác ASEAN + 3 đã
chính thức được thành lập
Sự ra đời của ASEAN + 3 là kết quả của những nỗ lực không
ngừng của các nước Đông Á nhất là ASEAN. Lần đầu tiên trong lịch sử
của Đông Á các quốc gia trong khu vực này đã có một tổ chức riêng
của mình, cho mình, vì mình. Hợp tác ASEAN + 3 sẽ là nền tảng vững
chắc cho sự phát triển của chũ nghĩa khu vực Đông Á trong những năm
sau này
9
CHƯƠNG II :
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC ASEAN + 3

Tìm hiểu lịch sử phát triển của hợp tác ASEAN + 3 kể từ khi
đựoc thnàh lập đến nay, có thể thấy tiến trình này đã phát triển qua 2
giai đoạn sau
Giai đoạn 1 : 1997 – 2005
Giai đoạn 2 : 2005 – 2009
Tiêu chí để phân chia giai đoạn phát triển của ASEAN + 3 là vai
trò của tiến trình này trong Hợp tác Đông Á.
Ở giai đoạn đầu, các hoạt động của Hợp tác ASEAN + 3 cũng
chính là các hoạt động của Hợp tác Đông Á. Nhưng ở giai đoạn sau từ
năm 2005 tới nay, ASEAN + 3 chỉ còn là một trong những cơ chế,
thông qua đó hợp tác Đông Á được triển khai. Hợp tác ASEAN + 3
được tiến hành theo cách tiếp cận lịch sử, tập chung chủ yếu vào các
diễn biến của các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 từ năm 1997 tới
nay. ASEAN + 3 chủ yếu vẫn là tiến trình ngoại giao thượng đỉnh.
Tiêu điểm là các hội nghị thượng đỉnh lần thứ III (1999), lần thứ
V (2001), lần thứ VI (2002), lần thứ VIII (2005), lần thứ XI (2007), lần
thứ XIV (2010).
1. Qúa trình phát triển của Hợp tác ASEAN + 3 từ 1997 đến 2005
1.1. . Qúa trình phát triển của Hợp tác ASEAN + 3 từ 1997
đến 2002
Trong giai đoạn này có hai hoạt động chính.
- Xác định mục đích và mục tiêu hợp tác và đề xuất các biện pháp
nhằm đạt tới các mục tiêu của Hợp tác Đông Á.
- Triển khai một số hợp tác cụ thể
10
1.1.1. Xác định mục đích và mục tiêu hợp tác và đề xuất các
biện pháp nhằm đạt tới các mục tiêu của Hợp tác Đông Á.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN +3 đầu tiên, các nhà lãnh đão
13 nước Đông Á vẫn chua quyết định xem họ sẽ gặp nhau tại Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN năm tới nữa không.

Sau những cân nhắc thận trọng, các nhà lãnh đão 13 nước Đông
Á đã quyết định họp Thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ II, ngay sau Hội
nghị thượng đỉnh chính thức ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội (12/1998).
Tiêu điểm thảo luận tại hội ngghị là cuộc khủng hoảng tài chính
đang tiếp diễn ở Đông Nam Á, nhưng hiệu quả của nó đối với hoà bình
và phát triển của khu vực cũng như nỗ lực nhằm ủng hộ tiến trình hội
nhập kinh tế khu vực của ASEAN.
Một chủ đề quan trọng khác của hội nghị là thảo luận về tương
lai của tiến trình Hợp tác ASEAN + 3. Các cuộc thảo luận đã đi tới nhất
chí rằng các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 sẽ họp thường liên, sau
cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh chính thức và phi chính thức của
ASEAN.
Quyết định của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần II, tiến
trình hợp tác này đã chính thức được thành lập.Tổng thống Hàn Quốc
đã đề xuất ý tưởng thành lập Nhóm Tầm Nhìn Đông Á ( EAVG).
Cũng như Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần I, lần này không
đưa ra bất kỳ tuyên bố chung nào.
Hợp tác ASEAN + 3 đã có bước tiến dài tại Hội nghị thượng đỉnh
11
ASEAN +3 tại Manila (29/11/1999), đã đưa ra một bản tuyên bố quan
trọng: Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á. Đây là tuyên bố chung đầu
tiên giữa các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á.
Các nhà lãnh đạo ASEAN +3 đã làm rõ mục đích hợp tác của họ
là: thúc đẩy đối thoại củng cố, nâng cao quan hệ láng giềng và thế giới.
Trong tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á, các nhà lãnh đạo
ASEAN + 3 đã xác định rõ 2 lĩnh vực hợp tác lớn trong khuôn khổ Hợp
tác Đông Á.Đó là: hợp tác trong lĩnh vực kinh tế xã hội; hợp tác chính
trị và an ninh.
Trong tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á, là đã xác định thể chế
hợp tác.Việc triển khai Hợp tác Đông Á trong các lĩnh vực khác nhau

được giao cho các Bộ trưởng liên quan và thông qua nhưng cơ cấu có
sẵn, đặc biệt là Hội nghị các quan chức cấp cao.
Ngoài ra Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần này đã thành lập
Nhóm Tầm Nhìn Đông Á(gồm 26 thành viên của 13 nước Đông Á).
Mục đích thành lập EAVG là tập hợp các chuyên gia của Kênh 2 để
thảo luận về tương lai của Hợp tác Đông Á.
Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á, Hợp tác ASEAN + 3 đã có
được cơ sở pháp lý và một khuôn khổ thể chế, thông qua đó các kế
hoach, các dự án hợp tác sẽ được triển khai.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 tại Singapo(24/11/2000).
Hội nghị này đã quyết định thành lập Nhóm Nghiên Cứu Đông
Á(EASG).
12
Các nhà lãnh đão ASEAN + 3 đã cam kết ủng hộ sáng kiến Hội
Nhập Khu Vực của ASEAN(AIA) và nhất chí hoạt động để hướng tới
Vành Đai Công Nghệ Thông Tin Châu Á.
Hợp tác ASEAN + 3 lần V tại Brunây(11/2001) đã có bước phát
triển mới. EAVG đã đề xuất việc thành lập Cộng Đồng Đông Á(EAC)
hoà bình, thịnh vượng, tiến bộ như là mục tiêu cuối cùng của Hợp tác
Đông Á. EAC sẽ toạ điều kiện để khắc phục các vấn đề đang cẳn chở
hợp tác và kìm hãm sư phát triển của các quốc gia trong vùng. Để khai
thác những lợi thế của EAC một cách hiệu quả nhất, cần phải thể chế
hoá nó.
EAVG đề xuật 22 khuyến nghị chủ chốt bao gồm 57 khuyền nghị
nhỏ về các biện pháp cụ thể trong các lĩnh vực: Kinh tế - Tài chính,
Chính trị - An ninh, Môi trường – Năng lượng, Xã hội, Giáo dục – Văn
hoá và hợp thể chế để thực hiện hoá tầm nhìn về một cộng đồng Đông Á.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần VI tổ chức ở Prompenh
(11/2002). ÉASG đã đưa lựa chọn 26 trong 57 biện pháp do EAVG đề
xuất. Trong 26 biện pháp có 17 biện pháp có thể thực hiện ngay, với ưu

tiên cao, có 9 biện pháp trung và dài hạn cần phải nghiên cứu thêm.
Trong tổng số 17 biện pháp ngắn hạn có những biện pháp chính sau:
Về hợp tác kinh tế và khoa học công nghệ:
- Thành lập hội đồng kinh doanh Đông Á Thiết lập
- Hệ thống ưu đãi chung (GSP) và đối xử ưu đãi đối với các nước
kém phát triển.
13
- Nuôi dưỡng môi trường đầu tư để hấp dẫn FDI
- Thiết lập Mạng thông tin đầu tư Đông Á.
- Cung cấp viện trợ và hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên: hạ tầng
cơ sở, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực và hội nhập kinh
tế khu vực của ASEAN
Về chính trị - an ninh :
- Xây dựng mạng lưới tư tưởng Kho tư tưởng Đông Á
- Thiết lập diễn đàn Đông Á ( EAF)
- Tăng cường các cơ chế hợp tác về lĩnh vực an ninh phi truyền
thống.
Trong lĩnh vực hợp tác phát triển:
- Thực hiện chương trình hợp tác phát triển nguồn nhân lực toàn
diệncho Đông Á.
- Thiết lập các chương trình giảm nghèo khổ.
- Tiến hành các bước đi phối hợp để cung cấp sự tiếp cận chăm
sóc sức khẻo ban đầu cho nhân dân, đặc biệt là bệnh HIV/AID, ho lao
và sốt rét.
- Đặc biệt coi trọng việc xây dựng ý thức khu vực và bản sắc
Đông Á.
9 biện phát tầm trung và dài hạn thì xây dựng EAC là rất quan
14
trọng. Một trong những biện pháp như vậy là thnàh lập khu mậu dịch tự
do Đông Á (EAFTA). Việc thnàh lập EAFTA sẽ là một mục tiêu dài

hạn.
Trong lĩnh vực chính trị, biện pháp quan trọng được EASG
khuyến nghị là theo đuổi sự tiến triển của Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN + 3 thành Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Những khuyến nghị trên của EASG đã được Hội nghị thượng
đỉnh ASEAN + 3 lần thứ VI thông qua. Theo đnáh giá của các nhà lãnh
đạo của ASEAN + 3, các biện pháp do EASG đề xuất đã góp phần
“thúc đẩy Hợp tác Đông Á tiến lên phía trước một cách có ý nghĩa”
Như vậy, với 6 Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 họp hang năm
từ 1997 – 2002, các nhà lãnh đạo ASEAN + 3 đã hoạch định được Tầm
nhìn của hợp tác Đông Á.cùng với việc chỉ ra tương lai của hợp tác khu
vực, các nhà lãnh đạo ASEAN + 3 cũng đã xây dựng được cơ bản, các
thể chế hợp tác.
1.1.2. Triển khia một số hoạt động cụ thể.
1.1.2.1 – hợp tác tài chính – tiền tệ.
Hoạt động sớm nhất theo hướng này là Hội nghị các Bộ trưởng
Tài chính ASEAN + 3.
Hợp tác tài chính – tiền tệ khu vực sẽ giúp cho các nước thành
viên thúc đẩy kinh tế.
Hoạt động hợp tác đầu tiên trong lĩnh vực này là thiết lập Tiến
15
trình đánh giá kinh tế và đối thoại chính sách ASEAN + 3 (ERPD)
Hoạt động tài chính – tiền tệ thứ hai của ASEAN + 3 là Hội thảo
Giám sát sự di chuyển vốn tư nhân.
Và hoạt động hợp tác đáng chú ý nhất trong lĩnh vực tài chính –
tiền tệ giữa các nước ASEAN + 3 là sang kiến Chiang Mai (CMI).
Sau cuộc gặp cấp cao ASEAN + 3 tháng 11/2000, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản đã bắt đầu các cuộc đàm phán về Các thoả thuận
Hoán đổi song phương với các nước ASEAN + 3.
1.1.2.1. – hợp tác kinh tế ASEAN + 3.

Ngay từ năm 1999, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN + 3
(AEM+ 3) đã họp thường kỳ. AEM + 3 lần 2 tổ chức vào tháng 5/2000
tại Chiang Mai. Đây là Hội nghị rất quan trọng trong lịch sử hợp tác
kinh tế ASEAN + 3. Tại hội nghị này, việc thông qua sang kiến Chiang
Mai, các Bộ trưỏng kinh tế ASEAN + 3 đã đề ra phương hướng và các
nguyên tắc triển khai các dự án hợp tác kinh tế. Hợp tác kinh tế
ASEAN + 3 tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực sau:
- Đẩy mạnh buôn bán đầu tư và chuyển giao công nghệ.
- khuyến khích hợp tác kỹ thuật trên các phương diện kỹ thuật tin
học và thương mại điện tử.
- Tăng cường doanh nghiệp vừa và nhỏ và công nghiệp đồng bộ
Các bộ trưởng nhất trí thể chế hoá Hội nghị các quan chức cấp
16
cao của Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN + 3
Hội nghị Chiang Mai, AEM + 3 lần thứ 3 đã được tổ chức tạ
Xiêm Riệp trong 2 ngày 3-4/5/2001. Tại hội nghị, các Bộ trưởng và
Thứ trưởng kinh tế ASEAN + 3 đã tán thành 6 lĩnh vực hợp tác trong
tương lai. Tập trung vào phát triển kĩy năng công nghệ, doanh nghiệp
vừa và nhỏ, bảo vệ môi trường, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng
hoá và dịch vụ. Ngoài ra các Bộ trưởng cũng thoả thuận thúc đẩy
những nỗ lực mở rộng các mối liên kết mậu dịch tự do với 3 nước
Đông Bắc Á, Úc Và Newdilan
Không chỉ thảo luận về hợp tác Nội khối, AEM + 3 Xiêm Riệp
còn thảo luận các vấn đề quốc tế. Tuyên bố ủng hộ tiến hành vòng đàm
phán mới của WTO và việc tham gia của Lào, Việt Nam, Campuchia
vào tổ chức WTO.
1.2. Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối 2003 – 2005.
Nỗ lực của các nước ASEAN + 3 được tập trung vào “thực hiện
17 biện pháp ngắn hạn. ASEAN có thể đặt ra năm 2006 là khung thời
gian để hoàn thành những biện pháp trên. Còn 9 biện pháp trung và dài

hạn sẽ giúp ASEAN + 3 vận động theo giai đoan tiếp theo của hợp tác
đông Á”
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 7 tại Bali
7/10/2003, các nhà lãnh đạo đã tán thành thực hiện Chiến lược về các
biện pháp ngắn hạn của Báo cáo hoàn thiện của EASG.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần 8 tại Viêng Chăn ngày
17
29/11/2003 là một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Hợp tác
ASEAN + 3 bởi:
- Thượng đỉnh ASEAN + 3 đã trở thành một hội nghị riêng, độc
lập chứ không phải là một cuộc họp chung giữa các nhà lãnh đạo
ASEAN và 3 nước lãnh đạo đến từ Đông Á.
- Ngoài việc thảo luận các vấn đề khu vực và thế giới cùng quan
tâm, Hội nghị đã xem xét cách thức và cơ chế để tăng cường ASEAN +
3 và phương hướng tương lai của nó.
Để thức đẩy hơn nữa sự phát triển của Hợp tác ASEAN + 3,các
nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thành lập Tểu ban ASEAN + 3 trong
Ban Thư Ký ASEAN vào năm 2003.
Hội nghị còn thảo luận về việc triển khai EAFTA và triệu tập Hội
nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ I. Quyết định thành lập Nhóm chuyên
gia để tiến hành nghiên cứu khả thi về EAFTA.
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đầu tiên đã tổ chức thành công ở
Kula Lumpua(15/12/2005). Hội nghị đã khai sinh ra tiến trìng thưọng
đỉnh Đông Á. Vị trí của các cơ chế EAS, ASEAN + 3 và các tiến trình
các tiến trìng ASEAN + 1 đã được Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3
xác định trong Tuyên Bố của chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh ASEAN +
3 lần thứ 9 tại Kula Lumpua(12/12/2005).
ASEAN + 3 có vai trò hoạch định đường nối phát triển của cả
khối. tiến trình ASEAN + 1 là xây dựng các khu vực mậu dịch tự do
song phương giữa từng đối tác Đông Bắc Á với ASEAN

18
Cho tới năm 2005, các nước ASEAN + 3 đã hợp tác trong 15 lĩnh
vực trong đó có 13 lĩnh vực hợp tác ở Cấp bộ và quan chức cao cấp và
2 lĩnh vực ở Cấp quan chức cao cấp.
TT Lĩnh vực Năm
thiết lập
Cấp độ hợp tác
1 Chính trị và an ninh 2000 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
2 Kinh tế, mậu dịch và đầu

2000 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
3 Tài chính và tiền tệ 2000 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
4 Nông nghiệp,đánh cá và
rừng
2001 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
5 Lao động 2001 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
6 Môi trường 2002 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
7 Du lịch 2002 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
8 Văn hoá và nghệ thuật 2003 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
9 Năng lượng 2004 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
10 Y tế 2004 Cấp bộ và quan

chức cao cấp
11 Công nghệ thông tin và
liên lạc
2004 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
12 Phúc lợi xã hội và phát
triển
2004 Cấp bộ và quan
chức cao cấp
13 Tội phạm xuyên quốc 2004 Cấp bộ và quan
19
gia và chống khủng bố chức cao cấp
14 Khoa học và công nghệ 2001 Cấp quan chức cao
cấp
15 Thanh niên 2004 Cấp quan chức cao
cấp
Bảng 1: phạm vi hợp tác ASEAN + 3
Cùng với việc mở rộng hợp tác, quá trình thể chế hoá Hợp tác
ASEAN + 3 vẫn được tiếp tục.
2. Sự phát triển của phát triển của Hợp tác ASEAN + 3 từ
năm 2006 đến nay.
Mặc dù vị thế của ASEAN + 3 trong Hợp tác Đông Á đã ít nhiều
bị giảm xuống với sự ra đợi của tiến trìng thượng đỉnh Đông Á EAS,
nhưng Hợp tác tiến trình Hợp tác ASEAN + 3 vẫn tiếp tục phát triển.
Tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN + 3 (AMM + 3) lần
7 tại Kula Lumpua(26/7/2006), các bộ trưởng đã thảo luận về một số
vấn đề khu vực và quốc tế đang nổi lên.
Sau khi điểm lại các kết quả tích cực của Hợp tác ASEAN + 3
trong 10 năm qua, Hội nghị đã đề xuất phương hướng, biện phápn
nhằm tăng cường hơn nữa khuôn khổ hợp tác: đẩy nhanh thực hiên các

khuyến nghị của EASG. Nhất trí lập Quỹ hợp tác ASEAN + 3 để hỗ trợ
mục tiêu lâu dài là xây dựng Cộng đồng Đông Á.
Những quan điểm trên của AMM + 3 lần 7 đã được Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN + 3 tại Cebu (14/1/2007) vừa qua chấp nhận. Hội
nghị thảo luận về việc triển khai xây dựng EAFTA.
Tại Hội nghị lần 11 của các Bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN + 3
tại Hà Nội (21/7/2010). Các Bộ trưởng đã nghi nhận sự tiến bộ trong
ASEAN + 3 hợp tác trong việc thực hiên Tuyên bố chung về Hợp tác
20
Đông Á và Công tác 3 kế hoạch (2007 – 2017).
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần 14 tại Hà Nội. Tại Hội
nghị đã quyết định thành lập Khu thương mại tự do ASEAN – Trung
Quốc và những nỗ lực khác để tự do hoá thương mại giữa các nước
ASEAN cộng với Ba quốc gia.
3. Một vài nhận xét về quá trình phát triển của Hợp tác
ASEAN + 3.
Hợp tác ASEAN + 3 có những đặc điểm riêng, phân biệt nó với
các tiến trình hợp tác khác trong khu vực:
- ASEAN + 3 tiếp tục là một trong các phương tiện chính hướng
tới mục tiêu lâu dài xây dựng Cộng đồng Đông Á với ASEAN là lực
lượng chính, các diễn đàn khu vực như ARF, APEC…sẽ thúc đẩy xây
dựng cộng đồng Đông Á.
- Mặc dù được xem là cơ chế hợp tác đa phương giữa các nước
ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á, nhưng hầu hết các hoạt động hợp tác
quan trọng nhất trong khuôn khổ Hợp tác ASEAN + 3 lại được triển
khai trong các tiến trình ASEAN + 1. Như vậy thực tế ASEAN + 3 chỉ
đóng vai trò như một khung hợp tác, còn các hoạt động hợp tác cụ thể,
thực chất lại diễn ra trong các cơ chế ASEAN + 1.
CHƯƠNG III:
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC ASEAN + 3

TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI
1. Các khả năng phát triển của hợp tác ASEAN + 3 trong những
21
năm sắp tới.
Hiện nay ASEAN + 3 đang đứng trước 3 khả năng phát triển:
- Hợp tác ASEAN + 3 phát triển hơn so với 10 năm qua.
- Hợp tác ASEAN + 3 tiếp tục tồn tại, nhưng suy yếu dần và biến mất.
- Hợp tác ASEAN + 3 chững lại, không thể phát triển hơn.
1.1. Khả năng Hợp tác ASEAN + 3 phát triển hơn so với 10 năm qua.
Theo em khả năng này ít có triển vọng bởi:
- Vấn đề môi trường an ninh và kinh tế khu vực đang thúc đẩy
Hợp tác ASEAN + 3, nhưng chính những nhân tố này cũng là lực đẩy
của EAS. Mà EAC là mục tiêu trực tiếp của EA
- Nhật Bản và Hàn Quốc đang dành những ưu tiên cho EAS và
giảm nhiệt tình cho cho Hợp tác ASEAN + 3.
- Trung Quốc ngày càng nhiệt tình với Hợp tác ASEAN + 3
nhưng không thể được chấp nhận để trở thành động lực duy nhất của
Hợp tác ASEAN + 3.
1.2. Hợp tác ASEAN + 3 Khả năng Hợp tác ASEAN + 3 biến mất.
Điều này không thể xảy ra. ASEAN + 3 chỉ biến mất khi xảy ra
những tình huống sau:
- ASEAN + 3 dần dần tiến triển thành Thượng đỉnh Đông Á.
22
Nhưng EAS đã trở thnàh một tiến trình song song với Thượng đỉnh
ASEAN + 3 , nên điều này bị loại bỏ.
- ASEAN + 3 hoà tan vào EAS. Điều này chắc chắn sẽ không thể
xảy ra trong tương lai gần đây được
- Xoá bỏ ASEAN + 3 là xoá bỏ lợi ích của Trung Quốc tại Đông
Á. Đây là điều không một đối tác nào của ASEAN + 3 không ai nghĩ
tới.

1.3. Khă năng Hợp tác ASEAN + 3 chững lại, không thể phát
triển hơn trước.
Theo em, khả năng này có thể là tương lại của Hợp tác ASEAN +
3. Vì:
- ASEAN và Trung Quốc ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn nữa để
thúc đẩy tiến trình này. Tuy nhiên những cố gắng của họ chỉ có khả
năng duy trì Hợp tác ASEAN + 3 như hiện nay mà thôi. Còn Nhật Bản
và Hàn Quốc mặc dù không nhiệt tình đối với tiến trình Hợp tác
ASEAN + 3 nhưng họ cũng không từ bỏ ASEAN + 3. Bởi nếu từ bỏ
ASEAN + 3, đối với Nhật bản chính là để cho Trung Quốc nắm quyền
lãnh đạo trong tiến trình hợp tác thật sự của Đông Á này. Còn về Hàn
Quốc thì có thể thông qua Hợp tác ASEAn + 3 để nâng cao vị thế của
mình trong quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản.
KIẾN NGHỊ
- Cần xác định lại các mục tiêu của Hợp tác ASEAN + 3, làm cho
các mục tiêu đó tương thích với tên gọi của nó.
23
- Cần sớm lập quỹ Hợp tác ASEAN + 3.
- ASEAN cần duy trì vai trò cầm lái trong Hợp tác ASEAN + 3.
- Cần lầm cho EAS hoạt động theo đúng chức năng đã được Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần 9 đề ra.
- Cần thể chế hoá hơn nữa Hợp tác ASEAN + 3.
- ASEAN + 3 nên cân bằng giữa ASEAN + 3 và EAS.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phùng Đăng Bách, Nguyễn Văn Huệ, Phan Xuân Hà, Vai trò
của Việt Nam trong ASEAN - nxb Thông Tấn /2007
2. Bùi Hữu Đạo, Nguyễn Khánh Quyền, Hợp tác kinh tế Việt Nam
với ASEAN và ASEAN mở rộng –nxb Công Thương/2010
3. Trần Văn Hoà, Nguyễn Văn Lịch, Nguyễn Thị Nhiễu, Hiệp định

thương mại tự do ASEAN + 3 và tác động tới kinh tế thương mại
Việt Nam –nxb Thế Giới /2006
4. Trần Thông Minh , ASEAN + 3 và vai trò thúc đẩy hợp tác tài
chính – thưong mại trong khu vực Đông Á –Tạp chí Tài Chính số 7/
2005
5. Nguyễn Thị Thu Mỹ , Nhìn lại tiến trình hợp tác ASEAN + 3 –
Tạp chí Đông Nam Á số 1-2/ 2006
6. Nguyễn Thị Thu Mỹ, Phạm Đức Thành, Trần Bách, Một số vấn
đề cơ bản về hợp tác ASEAN + 3 –nxb Khoa Học Xã Hội/ 2008
7. Nguyễn Thị Thu Mỹ, Quá trình hình thành và tiến triển của ý
tưởng hợp tác Đông Á –Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1/2007
25

×