T Lí THUYT CH NGHA TH GII N TON CU HểA
CC QUAN H QUC T V QUAN IM CA CHNG TA
đến toàn cầu hóa các quan hệ quốc tế
và quan điểm của chúng ta
H M Hng
Trong bi cnh quc t sau chin tranh lnh, cng ng cỏc quc
gia - dõn tộc trờn th gii ang tn ti v vn ng trong nhng iu kin,
hon cnh lch s khỏ c bit. Cỏch mng khoa hc - cụng ngh tip tc
phỏt trin vt bc vi nhng thnh tu k diu, dn ti s bựng n thụng
tin, tri thc, cụng ngh. Ton cu húa tr thnh một xu th khỏch quan ca
i sng quan h quc t, lm gia tng rừ rt tớnh tựy thuc ln nhau gia
cỏc nc trong cng ng th gii. Cỏc t chc quc t m rng a bn v
lnh vc hot ng, c bit cỏc cụng ty xuyờn quc gia ngy cng gia tng
vai trũ v nh hng trờn trn quc t, nht l v mt kinh t. S kt thỳc
chin tranh lnh v trt t th gii hai cc i u tan ró cng gúp phn
nht nh trong vic lm cho xu hng hũa bỡnh, n nh, hp tỏc phỏt
trin tr thnh xu hng ln ca th gii ngy nay. Do vy, nhỡn chung cỏc
nc trờn th gii u mun m rng quan h i ngoi nhm ginh c hi
thun li phỏt trin t nc v xỏc lp ch ng m h cho l phi
xng ỏng vi v th ca mỡnh trong trt t th gii ang hỡnh thnh sau
chin tranh lnh.
Tuy nhiờn, tỡnh hỡnh th gii sau chin tranh lnh din bin phc
tp, h thng quan h quc t cú nhng o ln, bin i sõu sc. Mt hc
gi phng Tõy nhn xột: "iu hin nhiờn l chin tranh lnh ó kt thỳc,
song chúng ta ng trc khụng phi l mt trt t th gii mi, m l mt
hnh tinh y nhiu nhng v tan tỏc". Song iu ỏng núi hn l cỏc
nc t bn ch ngha phỏt trin, trc ht l M, khụng nhng ang ra sc
tn dng nhng bin i ca trt t th gii, nhng li th ca mỡnh xõy
1
dựng, củng cố vị thế quốc tế của mình trong tương quan lực lượng trên bàn
cờ chính trị - kinh tế thế giới, mà còn muốn áp đặt ý chí, luật lệ và giá trị
của mình lên các nước khác. Trong lĩnh vực nghiên cứu các lý thuyết quan
hệ quốc tế hiện đại cũng đang có những trường phái khác nhau, phản ánh
những trào lưu tư tưởng khác nhau, phục vụ những lợi Ých khác nhau.
Chuyên đề này đề cập đến một trong những lý thuyết quan hệ quốc tế hiện
đại đang nổi lên ở các nước phương Tây - lý thuyết chủ nghĩa thế giới và
mối quan hệ giữa lý thuyết này với chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh
của Mỹ, từ đó nêu lên quan điểm của chúng ta.
I. KHÁI NIỆM VỀ LÝ THUYẾT CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI TRONG HỆ
THỐNG CÁC LÝ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở PHƯƠNG TÂY
Khác với một số lý thuyết quan hệ quốc tế khác, lý thuyết chủ nghĩa
thế giới (Kosmopolitism) trong quan hệ quốc tế ra đời khá sớm, từ thế kỷ
XVIII. Đây là lý thuyết do các nhà triết học và các nhà chủ nghĩa xã hội
không tưởng thời kỳ cận đại khai sinh. Nền tảng tư tưởng cho lý thuyết chủ
nghĩa thế giới của họ dùa trên những quan niệm về "luật tự nhiên" xuất
phát từ ước muốn thay đổi chế độ phong kiến thối nát đương thời ở châu
Âu bằng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn. Như vậy là từ việc không chấp
nhận cái thể chế chính trị đang tồn tại lúc đó ở các quốc gia châu Âu,
những người theo chủ nghĩa thế giới cho là cần thiết phải xây dựng một
chính thể chung mang tính quốc tế, tôn vinh các "giá trị cơ bản" và sự bình
đẳng của các dân téc.
Trước hết xin nói về "Luật tự nhiên", là quan điểm của các nhà triết
học và các tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng thời cận đại về sự phát
triển của con người và xã hội loài người. Theo họ, con người từ thời
thượng cổ đã mang thuộc tính cố hữu là sống cộng đồng; họ có những
quyền tự nhiên về ăn, ở, mặc, đi lại, giao tiếp, sinh hoạt, v.v Do vậy, ngay
từ buổi sơ khai, loài người đã sống chung với nhau trong các "cộng đồng
nguyên thủy", "xã hội nguyên thủy", cùng nhau kiếm ăn và cùng nhau
2
hưởng thụ những thứ kiếm được, săn bắt được, hái lượm được một cách
bình đẳng. Các nhà triết học cận đại và các nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội
không tưởng cho rằng đây là bản chất tự nhiên, vốn có của con người. Chỉ
về sau, khi của cải kiếm được nhiều hơn, trở nên dư thừa, một số người do
bản tính tham lam mới mưu toán chiếm dụng làm của riêng, cũng từ đó con
người nảy sinh những thãi hư tật xấu. Con người bắt đầu tách khỏi xã hội
cộng đồng, hình thành nên các gia đình riêng, lãnh địa riêng, quốc gia - dân
téc riêng. Cũng từ đó, nạn bóc lột, chiến tranh, cướp phá xảy ra liên miên
giữa các cá nhân, các gia đình, các dòng họ, các dân téc, các tôn giáo, các
quốc gia Những người theo chủ nghĩa thế giới cho rằng tất cả những điều
nói trên trái với bản tính tự nhiên, vốn có của con người. Do vậy, sau nhiều
thế kỷ sống trong khổ đau, áp bức, chiến tranh tàn sát lẫn nhau, con người
mới lại ý thức được rằng bản chất tự nhiên của con người là sống hòa đồng
trong cộng đồng, nên họ tìm cách quay lại xã hội cộng đồng một cách có ý
thức. Theo quan điểm của các nhà triết học và chủ nghĩa xã hội không
tưởng thời cận đại là xã hội nằm dưới sự điều hành, quản lý chung từ một
trung tâm (một thể chế chính trị chung) và bằng luật pháp (tuân theo những
điều trong "Luật tự nhiên" mà các ông vạch ra). Xã hội cộng đồng tương lai
đề cao các giá trị cơ bản như quyền con người, quyền dân téc, quyền tự do,
nền hòa bình vĩnh cửu Vào thời cận đại, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII,
những tư tưởng này được giai cấp tư sản mới ra đời đón nhận nhiệt liệt, coi
đây là nền tảng tư tưởng của giai cấp mình về những vấn đề tự do, bình
đẳng, bác ái, và thuật ngữ "chủ nghĩa thế giới" bắt đầu được sử dụng phổ
biến.
Mét trong những đại biểu tư tưởng xuất sắc của giai cấp tư sản châu
Âu, người được coi là vị "thủy tổ" của lý thuyết "chủ nghĩa thế giới" là nhà
triết học người Đức Immanuel Kant (1724-1804). Ông là người đầu tiên hệ
thống hóa chủ nghĩa tự do (liberalism) - nền tảng tư tưởng của giai cấp tư
sản. Những tác phẩm của Kant nhằm xây dựng lý thuyết chính trị thế giới
là: "Những tư tưởng về lịch sử đại cương từ quan điểm chính trị thế giới";
3
"Về hòa bình vĩnh cửu"; "Những cơ sở duy lý của học thuyết về pháp luật".
Nguyên tắc làm hòn đá tảng cho các quan điểm xã hội của Kant là: mỗi cá
nhân có phẩm hạnh hoàn thiện, có giá trị tuyệt đối, là chủ thể có ý thức về
phẩm giá của mình; nhân cách không phải là công cụ thực hiện các kế
hoạch nào đó, thậm chí kể cả các kế hoạch cao thượng nhất về phóc lợi xã
hội. Thực chất của tự do là cái bên trong của nhân cách con người. Con
người có khả năng bẩm sinh ứng xử theo mục đích và theo những cách
thức phù hợp với mục đích đó. Song vấn đề là ở chỗ không phải ai cũng sử
dụng được tự do cá nhân một cách đúng mức và do đó dễ trở thành độc
đoán, chuyên quyền. Tổng thể các điều kiện hạn chế chuyên quyền của
người này đối với người khác bằng các đạo luật chung khách quan về tự do
sẽ loại trừ xung đột pháp lý trong quan hệ xã hội của con người. Kant gọi
đó là pháp luật và theo Kant, pháp luật chỉ liên quan đến đạo đức. Để pháp
luật có hiệu lực bắt buộc, phải tạo ra quyền lực xã hội, quyền lực đó là nhà
nước.
Nói về nhà nước, thì theo Kant, nhà nước là sự cần thiết tất yếu
trong việc điều hành các mối quan hệ cá nhân, xã hội và trong quan hệ
quốc tế. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ những đạo luật thực tế, đảm bảo
sự ngự trị của pháp luật và tự do. Nhà nước xuất hiện không phải do nhu
cầu thực tiễn mà do các nhu cầu tự cảm nhận của con người. Khẳng định
quan điểm duy tâm tư sản về bản chất và vai trò của nhà nước như vậy,
Kant được giai cấp tư sản thừa nhận là một trong những nhà lý luận đầu
tiên về "Nhà nước pháp quyền", tức là nhà nước dường như dùa trên độc
lập cá nhân và trong hoạt động của mình dường như tuân thủ tuyệt đối các
điều khoản của pháp luật. Kant không nói đến một nhà nước cụ thể nào, mà
nói về một nhà nước lý tưởng theo những nguyên tắc pháp lý thuần túy,
trong đó các cá nhân riêng rẽ tạo nên xã hội công dẫn sẽ từ bỏ tự do bên
ngoài của mình để rồi lại được tự do với tư cách thành viên của nhà nước.
Ở đây các cá nhân không hy sinh toàn bộ tự do của mình mà chỉ hy sinh
một phần và để sử dụng chắc chắn phần còn lại. Đơn giản là mọi người từ
4
bỏ tự do không kiềm chế và vô tổ chức để tìm cho mình tự do thật sự trong
tổng thể sự phụ thuộc công khai và trong môi trường pháp lý. Từ quan
điểm này của Kant, các học giả tư sản sau này đã phát triển thành quan
điểm về quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia khi tham gia vào quá trình
hội nhập quốc tế. Đó là các quốc gia - dân téc cần thiết phải hy sinh một
phần những lợi Ých của mình để tham gia hợp tác quốc tế nhằm kiếm được
những món lợi giả tưởng.
Với lập trường tiến bộ, tiên tiến trong một số vấn đề đương thời,
I.Kant phân tích các vấn đề cốt lõi của chính sách đối ngoại của các quốc
gia. Phản ánh nguyện vọng của giai cấp tư sản Đức lúc đó còn non trẻ và
của đông đảo các tầng líp nhân dân Đức bị chiến tranh làm đau khổ, Kant
lên án các cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc. Ông viết tác phẩm "Về
hòa bình vĩnh cửu", trong đó trình bày 6 điều khoản sơ bộ để thiết lập nền
hòa bình vĩnh cửu cho thế giới như sau:
1. Nếu không kết thúc một cuộc chiến tranh bằng đàm phán hòa
bình thì chắn chắn sẽ còn tồn tại những bất đồng của các bên tham chiến,
và điều này sẽ là một trong những nguyên nhân nảy sinh một cuộc chiến
tranh mới trong tương lai.
2. Một quốc gia hiện tại không độc lập trong nguyên nghĩa của nó,
vì dù muốn hay không nó luôn được mở rộng ra hay thu hẹp lại thông qua
các cuộc chuyển nhượng, trao đổi, mua bán hay tặng, v.v
3. Các cuộc chạy đua quân sự (vũ trang) dần dần sẽ được hủy bỏ
hoàn toàn.
4. Một quốc gia không có nợ nần sẽ không còn gì phải lo ngại trong
mối quan hệ với các quốc gia khác.
5. Không nước nào có thể can thiệp vào Hiến pháp và thể chế chính
trị của nước khác.
6. Không có nhà nước thì không thể có chiến tranh giữa các quốc
gia với nhau, và điều đó cũng không thể xảy ra khi không có ai đóng vai
5
thù địch để tác động lẫn nhau trong nền hòa bình tương lai (nền hòa bình
vĩnh cửu).
Tuy nhiên, Kant cũng nêu lên rằng cần phải tính đến các vấn đề
khác như nạn khủng bố; kẻ xấu vi phạm các Hiệp định; sự xúi giục làm
phản từ bên trong các quốc gia Ông cho rằng nền hòa bình vĩnh của có
thể đạt được trong tương lai rất xa, khi thành lập được liên bang các quốc
gia bình đẳng, độc lập theo hình thức cộng hòa. Theo Kant, sự thành lập
liên bang hùng mạnh và thống nhất kiểu đó cuối cùng sẽ đến, mà tiền đề
cho nó là việc khai sáng và giáo dục nhân dân, là lý trí và hảo tâm của các
nhà cầm quyền cũng như xuất phát từ nhu cầu kinh tế - thương mại của các
dân téc.
Các quan điểm nói trên của I. Kant có không Ýt biểu hiện của chủ
nghĩa xã hội không tưởng, nhìn chung được giai cấp tư sản tiếp nhận, coi
đó là những nguyên lý cơ bản chế định hành vi của các chủ thể trong quan
hệ quốc tế, còn Kant được coi là một trong những người sáng lập nên chủ
nghĩa thế giới.
Một đại biểu tiêu biểu nữa cho chủ nghĩa thế giới là Giêm Mađisơn
(Mỹ). Ông là vị tổng thống thứ tư của nước Mỹ với hai nhiệm kỳ tổng
thống (1809-1817). Trước khi lên làm tổng thống Mỹ, trong cuộc đời hoạt
động chính trị của mình, Giêm Mađisơn có những cống hiến khá nổi bật
trong việc thông qua các đạo luật của Nhà nước Hoa Kỳ, đặc biệt, ông
được phong danh hiệu "Người cha khai sáng ra Hiến pháp Hoa Kỳ" năm
1787 trong đó nhấn mạnh việc xây dựng một chính quyền Trung ương
vững mạnh và thể chế Liên bang (Federalism). Là người có tư tưởng cách
mạng và là người duy vật, Giêm Mađisơn có phương pháp tiếp cận và giải
quyết vấn đề khá biện chứng. Ông cho rằng nguyên nhân bên trong là cái
cơ bản, cái quyết định bản chất của vấn đề, vậy muốn làm thay đổi những
biểu hiện bên ngoài của sự vật phải bắt đầu giải quyết từ những mâu thuẫn
bên trong. Luận điểm cơ bản của Mađisơn trong giải quyết các mối quan hệ
quốc tế là thay vì phân tích các biểu hiện bên ngoài của chính sách đối
6
ngoại giữa các quốc gia, hãy xuất phát từ việc phân tích những vấn đề đang
diễn ra bên trong các quốc gia đó. Theo ông, việc phân tích định hướng
kinh tế - xã hội trong các quốc gia (chính sách đối nội) sẽ làm sáng tỏ hành
vi của các quốc gia đó trên trường quốc tế (chính sách đối ngoại). Từ thực
tiễn lịch sử nước Mỹ, Giêm Mađisơn đưa ra kết luận: nền dân chủ tự do là
mô hình phổ quát đối với tất cả các xã hội loài người. Nói một cách ngắn
gọn thì toàn bộ lịch sử nhân loại vận động theo hướng dân chủ tự do. Nhà
nước dân chủ tự do là nhà nước ra đời do sự bầu cử và tranh cử giữa các
đảng phái chính trị. Các cá nhân cũng có quyền tự do tranh cử và vận động
tranh cử, mà sẽ rất khác nhau giữa các cá nhân cũng như giữa các đảng
trong vấn đề tranh cử. Những chính phủ do dân bầu ra sẽ đại diện cho ý
nguyện của đại đa số nhân dân, mà nhân dân thì vốn yêu chuộng hòa bình,
do vậy nhà nước đó sẽ vượt qua được những bản năng hiếu chiến, sẽ xây
dựng được những chuẩn mực giá trị về dân chủ, nhân quyền và củng cố
quan hệ quốc tế hòa bình.
Giêm Mađisơn cũng chú ý tới quá trình hình thành, củng cố những
nguyên tắc pháp lý chung trong quan hệ giữa các nước lớn. Ông cho rằng
quá trình xác lập, phổ biến những nguyên tắc, đường lối tự do trong phạm
vi quốc tế sẽ tạo ra triển vọng tốt đẹp cho việc thiết lập một trật tự thế giới
hòa bình, vì một thế giới bao gồm các nền dân chủ tự do sẽ triệt tiêu nguy
cơ chiến tranh, tất cả các quốc gia đều mặc nhiên công nhận sự tồn tại hợp
pháp của nhau.
Như vậy, những quan điểm cơ bản của lý thuyết chủ nghĩa thế giới
đã được bộc lé thông qua các luận điểm của các nhân vật đại diện tiêu biểu
là Immanuel Kant và Giêm Mađisơn. Có thể khái quát những quan điểm đó
như sau:
Hòa bình là trạng thái bình thường của tự nhiên. Quy luật của tự
nhiên là duy trì sự hài hòa, sự hợp tác giữa con người với nhau. Vì lẽ đó,
chiến tranh vừa phi lý, vừa phản tự nhiên. Những người theo chủ nghĩa thế
giới tin vào sự tiến bộ cũng như khả năng có thể tự hoàn thiện của xã hội
7
loài người. Bằng việc tin tưởng vào sức mạnh, lý trí của con người, vào khả
năng có thể hiện thực hóa những tiềm năng nội tại của con người, họ cho
rằng chiến tranh sẽ được loại bỏ khỏi đời sống thực tế của loài người. Triển
vọng loại trừ xung đột vũ trang cũng luôn đi liền với việc đề cao dân chủ,
tự do thương mại và an ninh tập thể.
Quan điểm xuyên suốt hệ thống các lý thuyết chủ nghĩa thế giới là:
chiến tranh xuất phát từ hành vi hiếu chiến của những người cầm quyền;
các chính phủ quân phiệt, phi dân chủ đã gây ra chiến tranh vì những mục
tiêu và lợi Ých Ých kỷ của họ. Vì vậy, muốn loại bỏ chiến tranh thì trong
nước phải thiết lập chính phủ cộng hòa, xã hội công dân, thực hiện tự do
thương mại. Đối với quan hệ quốc tế, cần mở rộng hệ thống pháp lý ra toàn
thế giới, xây dựng nhà nước liên bang hòa bình và an ninh tập thể. Từ các
luận điểm của mình, Kant luôn muốn dẫn người đọc đến kết luận: Việc
thiết lập các chính phủ cộng hòa sẽ đưa đến một thế giới hòa bình, vì trong
các chính phủ này, những người cầm quyền luôn là những người có trách
nhiệm; khi quyền cá nhân được tôn trọng sẽ tạo ra một hệ thống quan hệ
quốc tế hòa bình, vì các công dân chính là những người quyết định nên hay
không nên tiến hành chiến tranh, v.v
II. SỰ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI CỦA CÁC HỌC GIẢ
PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI
Từ thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến
nay, ở phương Tây ngày càng xuất hiện nhiều thêm mãi các lý thuyết quan
hệ quốc tế khác nhau: lý thuyết chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ
nghĩa dân téc, chủ nghĩa biệt lập, chủ nghĩa lý tưởng, chủ nghĩa tân bảo thủ,
lý thuyết chính trị xanh, v.v Tuy vậy, lý thuyết chủ nghĩa thế giới vẫn
được một số học giả, một số chính trị gia phương Tây đề cao, nhất là ở Mỹ
từ sau khi Liên Xô tan rã đến nay. Cũng cần nói thêm rằng các lý thuyết
quan hệ quốc tế kể trên tuy khác nhau, nhưng không hoàn toàn đối lập với
nhau, phủ nhận lẫn nhau, nhiều khi mét lý thuyết mới xuất hiện bắt nguồn
8
từ một khía cạnh nào đó của một lý thuyết khác ra đời từ trước.
Nói về chủ nghĩa thế giới, thì Shumpeter, một đại biểu khác của lý
thuyết này cũng cho rằng chiến tranh là hậu quả của việc quyền lực nằm
trong tay thiểu số các nhà độc tài. Còn một nhà nước được xây dựng theo
nguyên tắc tôn trọng quyền tự do cá nhân và bình đẳng trước pháp luật sẽ
không bao giê muốn gây ra chiến tranh hoặc xung đột. Ông ta lập luận rằng
khi những người dân chính là những người hứng chịu hậu quả chiến tranh
lại cũng chính là những người tự bầu ra chính phủ của mình thì chiến tranh
sẽ không bao giê xảy ra. Có thể thấy cách lập luận này không khác mấy lập
luận của Immanuel Kant về nền hòa bình vĩnh cửu trong lý thuyết chủ
nghĩa thế giới của ông ta.
Một nhà nghiên cứu khác về lý thuyết chủ nghĩa thế giới là Doyle
cũng khẳng định lúc một luận điểm khác của I. Kant là nếu mở rộng được
số lượng các nhà nước có hiến pháp dân chủ trên thế giới thì sẽ tạo dựng
được một "Liên bang hòa bình". Doyle nhấn mạnh rằng chỉ có các nền dân
chủ tự do mới có khả năng và có nguyện vọng thiết lập quan hệ hòa bình,
hữu hảo với nhau. Quan hệ đối ngoại hòa bình giữa các nhà nước tự do
được xem như là sản phẩm trực tiếp, là con đẻ của việc các nhà nước đó
đều có chung một trật tự chính trị, pháp lý được xây dựng theo các nguyên
tắc dân chủ, thiết chế dân chủ. Doyle còn cho rằng giữa các quốc gia dân
chủ và các quốc gia không dân chủ có nhiều khả năng xảy ra xung đột. Do
vậy, để chấm dứt xung đột hoặc ngăn ngõa xung đột giữa các quốc gia này,
điều tốt nhất là mở rộng việc thiết lập các chính phủ dân chủ và tự do trên
phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, trong các đại biểu của chủ nghĩa thế giới hiện nay cũng
có những ý kiến khác, quan điểm khác. Chẳng hạn, ý tưởng về việc thành
lập một hệ thống luật pháp chung như một thứ quyền lực được giới hạn cho
các xã hội thay vì phổ biến các nền dân chủ tự do hiện hữu. Quyền lực đó
được thể hiện thông qua một tổ chức bao trùm lên các quốc gia mang tính
tự do dân chủ, nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với dân chủ tự do. Khái
9
niệm quyền lực được hạn chế và sự tôn trọng luật pháp chung được cụ thể
hóa qua ý tưởng xây dựng một tổ chức của các quốc gia độc lập, có chủ
quyền - tổ chức Liên hợp quốc.
Ngoài luận điểm về "dân chủ", "hòa bình vĩnh cửu", luận điểm tự
do thương mại cũng được các nhà chủ nghĩa thế giới nêu ra và tôn sùng.
Theo quan điểm của họ, tự do thương mại là phương thức vừa hòa bình,
vừa có hiệu quả, đem lại nhiều của cải và sự phồn thịnh cho các quốc gia
tham gia tù do thương mại. Theo lý thuyết về lợi thế so sánh, nền kinh tế
mở có nhiều khả năng hơn nền kinh tế đóng kín, biệt lập, tự cung tự cấp.
Tự do thương mại phá vỡ những rào cản ngăn cách các quốc gia, liên kết
các nhà nước, các quốc gia riêng lẻ vào một tổ chức thống nhất. Tự do
thương mại cũng mở rộng phạm vi giao tiếp, cấp độ giao tiếp giữa người
với người trên thế giới, do đó mà nó sẽ củng cố mối quan hệ hữu nghị, hiểu
biết lẫn nhau giữa các quốc gia khác nhau, các dân téc khác nhau. Đó là vì
trong quá trình giao tiếp với nhau, mọi người nhận biết rõ hơn lợi Ých
chung của mình. Bằng việc tạo ra lợi Ých chung, tù do thương mại sẽ gắn
kết tất cả các quốc gia với nhau, tóm lại sẽ tạo ra một cộng đồng thống nhất
các dân téc trong một thế giới văn minh. Tù do thương mại sẽ tạo ra mối
quan hệ tùy thuộc lẫn nhau, do đó hạn chế được xung đột, chiến tranh, bởi
lợi Ých kinh tế tự nó đã là một nhân tố phòng ngõa chiến tranh rất có hiệu
quả. Tự do thương mại còn làm xói mòn các tham vọng mang tính dân téc
chủ nghĩa của các quốc gia - dân téc, vì tự do thương mại khuyến khích xu
hướng thế giới chủ nghĩa, tức là triệt tiêu các giới hạn, các hạn chế trong
phạm vi một quốc gia. Nó làm cho các quốc gia - dân téc trở nên tùy thuộc
nhau đến mức không thể chấp nhận tình trạng chiến tranh và việc duy trì
ngân sách quốc phòng ở mức cao.
Xây dùng một hệ thống an ninh tập thể trên cơ sở hệ thống pháp lý
quốc tế vững chắc, dưới dạng một tổ chức duy trì hòa bình và an ninh
chung cho thế giới cũng luôn là mục tiêu của những người đi theo chủ
nghĩa thế giới. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất với những hậu quả
10
khủng khiếp của nó đã làm cho tư tưởng của các học giả, các chính trị gia
của học thuyết thế giới được đề cao. Đó là vì việc thực thi lý thuyết cân
bằng quyền lực giữa các nước, trước hết là các nước lớn, đã không ngăn
chặn được chiến tranh, mà hơn nữa, các cường quốc còn tập hợp, còn liên
minh liên kết thành những khối đối địch nhau, gây chiến với nhau. Từ thực
tế đó, họ rót ra kết luận là sự xây dựng hệ thống an ninh tập thể là sự bảo
đảm hòa bình và an ninh trong tình huống xuất hiện một thế lực hiếu chiến
nào đó đe dọa đến an ninh thế giới. Hay nói cách khác, khi các nước đoàn
kết lại, liên kết với nhau để tổ chức ra một hệ thống thế giới chung, được
điều hành trên cơ sở pháp lý tương tự như các quá trình diễn ra trong nội bộ
một quốc gia thì có thể ngăn chặn được các thế lực âm mưu phá hoại nền
hòa bình thế giới. Đề nghị 14 điểm của tổng thống Mỹ W.Wilson lên Quốc
hội Mỹ ngày 8/1/1918 như là những điều kiện hòa bình, là cơ sở cho việc
ký kết các hiệp ước hòa bình để kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918), cũng chính là cố gắng phổ quát các nguyên tắc pháp lý của
Mỹ ra phạm vi toàn cầu. Từ điểm 14 của đề nghị 14 điểm này mà Hội quốc
liên đã được thành lập như một tổ chức có quyền lực bao trùm, có chức
năng điều tiết hành vi, thái độ của các nhà nước trong quan hệ với nhau.
Các nước thành viên có bổn phận đặt các tranh chấp dưới sự giám sát của
cơ quan trọng tài quốc tế. Trong trường hợp cần thiết phải giải quyết tranh
chấp thì chỉ được sử dụng các biện pháp hòa bình, thượng lượng hòa bình.
Theo điều 16 của Hội quốc liên, hành động gây chiến tranh chống lại bất cứ
một thành viên nào của Hội cũng có nghĩa là chống lại tất cả cộng đồng
quốc tế. Sự ra đời của tổ chức liên kết lớn nhất thế giới sau này là Liên hợp
quốc cũng dùa trên những ý tưởng và nguyên tắc cơ bản như vậy. Do đó
mà W.Wilson được coi là lãnh tụ tinh thần của những người theo chủ nghĩa
thế giới - chủ nghĩa tự do ở các nước phương Tây thế kỷ XX.
Sau một thời gian chìm lắng, lý thuyết chủ nghĩa thế giới được phục
sinh vào những năm 70, biểu hiện qua một số Ên phẩm được hai giáo sư
của Đại học Tổng hợp Havớt là Robert Keohane và Joseph Nye chủ biên:
11
cuốn "Chủ nghĩa xuyên quốc gia và nền chính trị thế giới". Trong Ên phẩm
này lần đầu tiên các tác giả đã phác họa những đường nét khái quát về
phương pháp phân tích sự tùy thuộc lẫn nhau của thế giới trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, xã hội, đưa ra luận điểm rằng các quốc gia không còn
là chủ thể duy nhất của các quan hệ quốc tế, mà chủ thể quan hệ quốc tế từ
nay là các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và cuối cùng
là các "công dân thế giới" có uy tín, có thế lực. Từ tiền đề đó, họ rót ra kết
luận rằng thay cho các quan hệ quốc tế (quan hệ giữa các quốc gia) là một
nền chính trị thế giới với tư cách là một cơ chế dân chủ hơn và sự tác động
lẫn nhau với tính chất thế giới (Kosmopolitis) của một cộng đồng thế giới
mới về chất. R.Keohane và J.Nye đã phát triển luận điểm này trong công
trình tiếp sau của họ là: "Quyền lực và sự tùy thuộc lẫn nhau (xuất bản năm
1989)". Họ đi tới chỗ khẳng định rằng vào cuối thế kỷ XX đã chín muồi
những điều kiện cho việc dần dần thực hiện ý tưởng của Kant về một bản
khế ước toàn cầu về sự tác động lẫn nhau một cách hòa bình. Các nhà lý
luận quan hệ quốc tế Mỹ này nêu về đặc điểm của sự tùy thuộc lẫn nhau
của những chủ thể tham gia quan hệ quốc tế như sau: "Sự tùy thuộc lẫn
nhau tạo ra những vấn đề điển hình đối với chiến lược chính trị, bởi vì nó
thừa nhận rằng hành động của các quốc gia và những người tham gia quan
hệ quốc tế "phi chính phủ" khác trở thành phí tổn đối với những thành viên
khác tham gia nền chính trị thế giới Từ góc độ chính đối ngoại của các
quốc gia riêng, trước mặt họ đặt ra vấn đề thu lợi từ trao đổi quốc tế, đồng
thời duy trì tối đa quyền tự trị. Từ góc độ hệ thống quan hệ quốc tế nói
chung, vấn đề dẫn đến chỗ soạn thảo và tuân thủ các hình thức hợp tác
cùng có lợi trước việc các chính phủ (và các thành viên tham gia quan hệ
quốc tế "phi chính phủ" cố sử dụng hệ thống này để thu lợi cho chính
mình".
Những biến chuyển, đảo lộn sâu sắc của hệ thống các quan hệ quốc
tế sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, trật tự thế giới đối đầu
hai cực chấm dứt cộng với việc xuất hiện và gia tăng ảnh hưởng của những
12
nhân tố mới đến hoạt động của cộng đồng thế giới sau chiến tranh lạnh, đã
làm cho các nhà nghiên cứu, chính trị gia và quan chức ngoại giao chuyển
trọng tâm từ sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên tham gia quan hệ
quốc tế sang xu hướng toàn cầu hóa nền chính trị và kinh tế thế giới. Theo
họ, tổng hợp những nhân tố Êy đang quyết định xu hướng toàn cầu hóa các
quan hệ quốc tế, biến chúng thành một hệ thống toàn cầu thống nhất, phối
hợp chặt chẽ với nhau, không có ngoại vi trong ý nghĩa truyền thống của
khái niệm Êy. Theo ý kiến của cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Butros
Gali, những xu hướng tới toàn cầu hóa đang hình thành nên một thế giới
trong đó chúng ta cần hành động khi chuẩn bị cho thế kỷ XXI; đồng thời
chúng cũng thách thức óc sáng tạo và khả năng của Liên hợp quốc". Butros
Gali phân biệt hai nhóm xu hướng toàn cầu hóa tích cực và tiêu cực, song
cũng chỉ ra những hậu quả tổng hợp của các xu hướng Êy là làm yếu đi vai
trò của nhà nước trong việc điều tiết các mặt khác nhau của đời sống chính
trị, kinh tế và tinh thần của xã hội; làm giảm đi sự thống nhất của xã hội;
làm tăng bạo lực và tình huống xung đột với tính chất và phạm vi khác
nhau.
Nghiên cứu các tác phẩm lý luận của các nhà khoa học các nước
phương Tây cũng như các tài liệu gần đây của Liên hợp quốc và các tổ
chức quốc tế khác có thể thấy sự đánh giá của họ về xu hướng toàn cầu hóa
các quan hệ quốc tế đang diễn ra trên thế giới như sau:
- Toàn cầu hóa các quan hệ quốc tế với tính cách là sự phối hợp
rộng rãi nhất và chặt chẽ nhất của các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong
việc đánh giá thực trạng và tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề nóng bỏng,
đụng chạm đến lợi Ých không chỉ các quốc gia riêng lẻ mà toàn nhân loại,
tạo nên bản chất của nền an ninh toàn diện và bằng hình thức trực tiếp nhất
tác động khả năng sống của môi trường sinh thái - là xu hướng quan trọng
nhất, sẽ quyết định sự phát triển của cộng đồng thế giới trong tương lai gần.
- Toàn cầu hóa các quan hệ quốc tế là một quá trình phức tạp, bao
trùm tất cả các phương diện của sự phát triển xã hội, tiến bộ khoa học - kỹ
13
thuật, sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên, sự hợp lưu tiếp tục của
các nền văn hóa và các tôn giáo.
- Tất cả các xu hướng toàn cầu hóa, cả tích cực lẫn tiêu cực, đều đòi
hỏi các thành viên tham gia quan hệ quốc tế phải hành động phân phối chặt
chẽ hơn nhằm đạt được mục đích cuối cùng là sự sống còn và phồn vinh
của nền văn minh toàn vẹn của trái đất. Sự phối hợp có ý thức đó không thể
có trong hệ thống các quan hệ quốc tế hiện tồn, mà chỉ có thể trong một "xã
hội quốc tế" - mét xã hội do kết quả của toàn cầu hóa mà sẽ tìm được
những lợi Ých chung và những giá trị chung, sẽ tuân thủ những quy tắc
hành xử phổ quát cho tất cả các thành viên tham gia quan hệ quốc tế, sẽ
hoàn thiện hệ thống duy nhất các tổ chức quốc tế và xây dựng một nền văn
hóa và văn minh chung.
- Để quản lý có hiệu quả quá trình toàn cầu hóa các quan hệ quốc tế
- mét quá trình toàn diện và phức hợp, cần tới nỗ lực chung của tất cả các
chính phủ ở các quốc gia, các tổ chức quốc tế, nâng cao hơn nữa sự phối
hợp giữa khoa học và chính trị ở cấp quốc gia và quốc tế.
Từ sự đánh giá xu hướng toàn cầu hóa các quan hệ quốc tế như
trên, các nhà nghiên cứu, nhà chính trị và quan chức ngoại giao cũng đưa ra
những ý tưởng khác nhau xung quanh vấn đề trật tự thế giới sau chiến tranh
lạnh và các cách trả lời khác nhau cho câu hỏi: thay cho trật tự thế giới đối
đầu hai cực đã tan rã là trật tự thế giới nào? Có thể thấy rõ hai xu hướng
khác nhau xung quanh những vấn đề này là: quan điểm về trật tự thế giới
đa cực và quan điểm về trật tự thế giới đơn cực.
Xu hướng thứ nhất nghiêng về phía khẳng định, nhấn mạnh hoặc
ủng hé trật tự thế giới đa cực, tức là một hệ thống trong đó có một số cực -
mét số trung tâm sức mạnh hoạt động tương tác. Từ đó, những người ủng
hộ xu hướng này khẳng định sự cần thiết phải soạn thảo và tuân thủ những
quy tắc và chuẩn mực có tính chất cơ sở, tính chất nền tảng, bảo đảm không
những sự cân bằng có thể chấp nhận được các lợi Ých chính trị, kinh tế,
quân sự, nhân văn, sinh thái, thông tin và các lợi Ých quốc gia khác, mà
14
còn bảo đảm ở mức độ ngày càng cao những khả năng và điều kiện tiền đề
thuận lợi để duy trì những điều kiện tự nhiên cho những tiến bộ của nền
văn minh được tiếp tục phát triển. Những chuẩn mực và giá trị nền tảng về
nhiều điều không phải là truyền thống này tạo điều kiện làm cho các quan
hệ quốc tế đáp ứng ở mức độ lớn hơn lợi Ých của các thế lực hiện nay và
tương lai của toàn thể cộng đồng quốc tế, không phụ thuộc vào việc có bao
nhiêu cực, bao nhiêu trung tâm sức mạnh sẽ xuất hiện trong tương lai trên
trường quốc tế, v.v
Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia và quan chức ngoại giao
cho rằng bước chuyển sang thế giới đa cực khó xảy ra hoặc chỉ có thể trong
tương lai xa, trong nhiều công trình nghiên cứu lý luận của các trung tâm
nghiên cứu có uy tín và của các học giả nhiều nước khác nhau đã xuất hiện
nhiều phương án rất khác nhau về "cấu trúc hình học" của hệ thống các
quan hệ quốc tế trong tương lai gần lẫn tương lai xa. Xin nêu ra một số
trong số đó như sau:
Thế giới sáu cực là quan điểm của Kissingger H. (cựu Bộ trưởng
Ngoại giao và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ), được nêu trong cuốn "Nền
ngoại giao" xuất bản năm 1994. Ông ta viết: "Hệ thống các quan hệ quốc tế
thế kỷ XXI sẽ bao gồm nhiều nhất là 6 thành viên quan trọng nhất sau đây:
Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và có thể Ên Độ, trong đó cực
châu Âu bao gồm một số nước".
Thế giới của 7 nền văn minh xung đột với nhau là quan điểm của
Huntington S. trong cuốn "Sự xung đột của các nền văn minh" xuất bản
năm 1996. Bảy nền văn minh xung đột với nhau đó là: Trung Quốc, Nhật
Bản, Ên Độ, đạo Hồi, đạo chính thống, Mỹ Latinh và châu Phi. Huntingtơn
nhìn thấy ở đó nguồn gốc của các xung đột trong quan hệ quốc tế tương lai
và những tiền đề thực tế để hình thành các trung tâm sức mạnh và ảnh
hưởng mới trên trường quốc tế.
Thế giới của các vòng tròn đồng tâm là quan điểm của các nhà khoa
học thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Mỹ. Theo họ, các quan hệ
15
quốc tế trong tương lai sẽ được xây dựng xung quanh "các quốc gia nòng
cốt" do Mỹ lãnh đạo, những quốc gia đại diện cho "các xã hội dân chủ phát
triển", "các nền dân chủ thịnh vượng". Đó là các nước EU và Nhật Bản,
những nước chỉ chiếm 1/5 dân số thế giới, nhưng chiếm tới 4/5 tiềm lực
kinh tế của nhân loại, là những nước có thể chia sẻ với Mỹ gánh nặng của
việc bảo vệ và mở rộng "khu vực nòng cốt".
Vòng tròn đồng tâm thứ hai tiếp giáp với "cộng đồng các nền dân
chủ có trọng trách" do Mỹ làm hạt nhân là các nước được gọi là "các quốc
gia chuyển đổi": các nước Đông Âu, Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Tuy
nhiên, các tác giả của khái niệm trên cũng cho rằng không được đồng nhất
quá trình chuyển đổi ở các nước này với quá trình tương tự đang diễn ra ở
Trung Quốc, Nga và Ên Độ.
Vòng tròn đồng tâm thứ ba tiếp giáp với "các quốc gia chuyển đổi"
là các nước gọi là "các quốc gia nổi loạn", "những nước đóng vai trò chủ
đạo trong việc phủ nhận các nước nòng cốt và sẵn sàng, khi có phương tiện
và khả năng, là xâm hại lợi Ých của Mỹ và các quốc gia nòng cốt". Các tác
giả của kiến trúc quan hệ quốc tế nêu trên xếp các nước sau vào số "các
quốc gia nổi loạn": Iran, Irắc, Bắc Triều Tiên, Li Bi, Xéc Bi, Cu Ba và có
thể cả một số nước khác, những nước trong những tình huống nhất định có
thể công khai tấn công, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực chống lại các giá
trị và lợi Ých chính trị của các "quốc gia nòng cốt".
Vòng tròn đồng tâm xa nhất của mô hình trên được gọi là "các nước
thất bại", những nước không biết thiết lập trong lãnh thổ của mình dù chỉ
một cái gì đó na ná như trật tự xã hội cũng như bảo đảm những nhu cầu sơ
đẳng nhất cho công dân của mình. Các nhà nghiên cứu Mỹ liệt những nước
Xômali, Ruoanđa, Libêria, Xiera-Leon, Daia và một loạt các nước khác
không chỉ ở vùng Trung Phi vào danh sách "các nước thất bại" đó.
III. TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU SAU
CHIẾN TRANH LẠNH CỦA MỸ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
16
VIỆT NAM
Không khó khăn lắm mới nhận ra rằng phương án toàn cầu hóa các
quan hệ quốc tế tương lai của nhóm các tác giả Mỹ "Thế giới các vòng
trong đồng tâm" nêu trên thực chất là mô hình trật tự thế giới đơn cực, hay
nói chính xác hơn là mưu toan bá chủ thế giới, thống trị thế giới thế kỷ XXI
mà giới cầm quyền Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh, từ Bush (cha), đến
Clintơn và Bush (con) gắng sức thực hiện. Đó chính là xu hướng vận động
thứ hai của quan hệ quốc tế hiện đại. Mặc dù đa số các lược đồ và mô hình
quan hệ quốc tế tương lai kể trên, ở hình thức này hay hình thức khác thực
tế xuất phát từ việc thừa nhận ở mức cao khả năng xuất hiện các cực hay
các trung tâm sức mạnh, trung tâm ảnh hưởng trên trường quốc tế, những
cực có khả năng thực hiện chính sách không phụ thuộc vào Mỹ và các đồng
minh thuộc "nền văn minh phương Tây" của Mỹ, các chính quyền Mỹ thời
kỳ sau chiến tranh lạnh và các trung tâm nghiên cứu đồng quan điểm vẫn ra
sức khuếch trương vai trò lãnh đạo của Mỹ trong quan hệ quốc tế sau chiến
tranh lạnh. Họ khẳng định rằng thế giới hiện nay đang vận hành, dù ai đó
có thích hay không thích, muốn hay không muốn, trong mô hình đơn cực,
do siêu cường thế giới duy nhất là Mỹ khống chế. Ảo tưởng về sự đơn cực
Mỹ đã đạt tới đỉnh cao đặc biệt sau tuyên bố của tổng thống Mỹ G.Bush
(cha) về sự hình thành "trật tự thế giới mới" chẳng bao lâu sau khi "trừng
phạt kẻ phá hoại" trật tự đó - Sađam Hutsen - trong chiến dịch "Bão táp sa
mạc" năm 1991. Còn tổng thống B.Clintơn cũng tuyên bố: "Chúng ta bắt
đầu thực hiện một nhiệm vụ lịch sử đang đặt trên vai thế hệ chúng ta là xây
dựng một nước Mỹ mạnh hơn ở thế kỷ XXI, một nước Mỹ sống trong
những điều kiện của một thế giới tự do hơn, bình yên hơn". Từ cách diễn
đạt này của tổng thống Mỹ có thể rót ra kết luận rõ ràng rằng trong "thế
giới tự do hơn và bình yên hơn" đó, vai trò lãnh đạo sẽ thuộc về Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ!
Tuy nhiên, những tài liệu đáng chú ý nhất, thể hiện rõ ràng nhất
quan điểm về vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ là các bản "Chiến lược an
17
ninh quốc gia" được tổng thống Mỹ công bố hàng năm, điều chỉnh hàng
năm, từ "Vượt trên ngăn chặn" (Beyond Containment), đến "Chiến lược an
ninh quốc gia cam kết và mở rộng" (A National Security Strategy of
Engagement and Enlargement), rồi "Chiến lược an ninh quốc gia cho thế
kỷ mới" (A National Security Strategy for a New Century). Mục tiêu xuyên
suốt, không thay đổi trong tất cả các chiến lược đó là duy trì, củng cố vị thế
siêu cường thế giới duy nhất và vai trò lãnh đạo (thực chất là thống trị của
Mỹ đối với đời sống xã hội loài người. Điều đáng nói là ở chỗ, không chỉ là
ý tưởng, ý đồ, tham vọng, giới cầm quyền Mỹ và các học giả đồng quan
điểm khẳng định rằng Mỹ có quyền và có khả năng thực hiện vai trò lãnh
đạo thế giới, do họ căn cứ vào các nhân tố vật chất và tinh thần sau:
1. Sức mạnh quốc gia tổng hợp và từng mặt của Mỹ
Đó là tổng thể các sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học - công
nghệ, ảnh hưởng chính trị, văn hóa, thông tin Tổng thống Mỹ Clintơn
khẳng định: "Vai trò lãnh đạo thế giới của chúng ta bắt nguồn từ sức mạnh
của tấm gương chúng ta tại tại đây, ở trong nước, bắt nguồn từ khả năng
của chúng ta vẫn tiếp tục hùng mạnh ở cương vị một nước Mỹ"; "Sức mạnh
của các tư tưởng và giá trị tự do là cơ sở cho địa vị lãnh đạo thế giới của
Mỹ".
2. Chiến thắng mà Mỹ giành được trong chiến tranh lạnh
Giới cầm quyền Mỹ cho rằng không những Mỹ đã giành được phần
thắng trong cuộc đối đầu lịch sử thời kỳ chiến tranh lạnh, mà điều quan
trọng hơn là tạo được nhiều cơ hội, nhiều điều kiện thuận lợi để dùa vào ưu
thế siêu cường thế giới duy nhất mà thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới
thời kỳ sau chiến tranh lạnh. "Từ cách đây 50 năm, Mỹ đã tạo được các thể
chế đảm bảo thắng lợi trong cuộc chiến tranh lạnh. Kết quả là ngày nay
càng có nhiều nước đi theo các ý tưởng của chúng ta, cùng chia sẻ các mối
quan tâm của chúng ta (Mỹ) " (Thông điệp Liên bang năm 1997 của
B.Clintơn).
18
3. Nghĩa vụ quốc tế của Mỹ trong việc làm cho thế giới ổn định,
an ninh và tự do hơn
Hầu như trong tất cả các văn bản, tài liệu có liên quan đến chiến
lược, chính sách đối ngoại của các chính quyền Mỹ đều có thể tìm thấy nội
dung này. Chẳng hạn, trong "Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới"
ghi: "Chóng ta thấy trong quá khứ rằng cộng đồng quốc tế thường không
sẵn sàng có những hành động cương quyết nếu Mỹ không đóng vai trò lãnh
đạo trong đó. Mỹ là đất nước duy nhất có khả năng nhận vai trò lãnh đạo và
tạo điều kiện cho cộng đồng quốc tế đáp lại những thách thức"; "Địa vị
lãnh đạo của Mỹ là nhân tố quyết định trong việc ký kết một loạt hiệp định
làm cho thế giới trở nên ổn định và an ninh hơn".
Như vậy, việc duy trì vai trò lãnh đạo và "kiến trúc sư" các quan hệ
quốc tế sau chiến tranh lạnh được xem là một trong những mục tiêu quan
trọng nhất của giới lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ. Tuy nhiên, khác với
thời kỳ "trật tự hai cực", Mỹ coi trọng, đề cao hơn quan điểm "cộng đồng
trách nhiệm", sao cho sù tham gia của các đồng minh Mỹ vào việc thực
hiện các hành động chính trị quan trọng nhất dưới sự lãnh đạo của Mỹ trên
trường quốc tế phải có quy mô hơn và hiệu quả hơn. Tóm lại, Mỹ muốn
không chỉ vai trò siêu cường, mà đồng thời còn vừa là vai trò người tham
gia chính, vừa là kiến trúc sư, lãnh tụ "trung tâm tập thể" của hệ thống các
quan hệ quốc tế. Song điều đáng nói hơn là trong mọi trường hợp, giới cầm
quyền Mỹ luôn coi lợi Ých của Mỹ là thước đo cho việc thông qua các
quyết định mang tính toàn cầu hay khu vực, luôn tuân thủ nguyên tắc căn
cứ vào lợi Ých của mình để có biện pháp, hành động đối ngoại tương xứng,
nghĩa là luôn gắn chặt với mục tiêu phục vụ tốt nhất lợi Ých các loại, các
cấp độ khác nhau của Mỹ. Bản "Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và
mở rộng" ghi: "Chóng ta sẵn sàng đơn phương hành động khi các lợi Ých
trực tiếp của đất nước bị đe dọa; hành động với đồng minh, bè bạn khi các
lợi Ých của chúng ta được họ cùng chia sẻ Trong tất cả các trường hợp,
bản chất đáp ứng của chúng ta phải tùy thuộc vào chỗ làm sao phục vô tốt
19
nhất các lợi Ých lâu dài của mình. Những lợi Ých đó được xác định đúng
theo các đòi hỏi an ninh của chúng ta". Để bảo vệ các lợi Ých đó, đặc biệt
là loại lợi Ých được xếp vào loại "lợi Ých quốc gia quan trọng sống còn",
giới cầm quyền cũng như nhiều học giả Mỹ đặt trọng tâm của chiến lược
đối ngoại vào việc củng cố quyền bá chủ thế giới duy nhất đi đôi với việc
củng cố tiềm lực quân sự và độ tin cậy của các cam kết quốc tế của Mỹ; tạo
khả năng đối phó và động viên càng nhiều càng tốt các liên minh, đồng
minh chia sẻ những mối đe dọa an ninh. M.Albright lúc còn là Bộ trưởng
Ngoại giao Mỹ, khi đề cập đến một mối quan hệ cụ thể là quan hệ với Nga,
cũng đã tuyên bố thẳng thừng: "Ưu tiên chủ yếu nhất trong quan hệ với
Nga là bảo đảm an ninh cho nhân dân Mỹ. Chúng ta sẽ luôn luôn quan tâm
đến điều Êy, không phụ thuộc vào việc ai bị thay hay ai lên nắm quyền ở
Cremli, hay vào việc nước Nga đi theo hướng nào Điều đó có nghĩa là
chúng ta, vẫn như trước đây, cần kiên quyết bảo vệ các nguyên tắc, lợi Ých
và mục tiêu của chúng ta!".
Chiến lược lãnh đạo thế giới của Mỹ với những nội dung và mục
tiêu cơ bản nêu trên gây nên những phản ứng khác nhau từ các nước khác
nhau, chẳng hạn, gây lo ngại cho những nước này song lại tạo ảo tưởng ở
những nước khác về vấn đề đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia và toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước mình. Tham vọng bá chủ thế giới thể hiện qua
các chiến lược an ninh quốc gia cũng như các văn bản, tài liệu liên quan
đến chiến lược, chính sách đối ngoại khác của Mỹ còn kích thích những
tham vọng tương tự ở những nước khác hoặc nhóm các nước khác. Do vậy,
chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh của Mỹ không làm cho thế giới trở
nên ổn định, an ninh và dân chủ hơn, mà làm cho tình hình quốc tế trở nên
phức tạp hơn. Phô trương tính không thể thay thế của Mỹ trong nền chính
trị thế giới, chính giới Mỹ cũng như các lý luận gia quan hệ quốc tế đồng
quan điểm hướng tới mục tiêu củng cố vị thế siêu cường thế giới của Mỹ,
đặc biệt là mục tiêu đáp ứng tối đa lợi Ých quốc gia của Mỹ. Cũng cần nói
thêm là những năm gần đây, giới cầm quyền cũng như giới nghiên cứu của
20
Mỹ không còn muốn phô trương sự quan tâm của họ đến việc xây dựng
"trật tự thế giới đơn cực", mà bàn luận nhiều hơn về "một trật tự thế giới
công bằng" trong tương lai, về bước chuyển của cộng đồng quốc tế sang
mô hình phát triển bền vững, về sự tôn trọng và tuân thủ quyền con người ở
khắp nơi trên trái đất này, v.v Vậy phải chăng chính giới Mỹ đã thay đổi
quan điểm, thật sự mong muốn cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật
tự thế giới công bằng, bình đẳng, hợp lý, tạo điều kiện và cơ hội cho mọi
người, mọi quốc gia - dân téc lớn nhỏ, mạnh yếu cùng phát triển, khác biệt
trong đa dạng bản sắc văn hóa dân téc và ngôn ngữ?
Không khó khăn lắm mới tìm ra bằng chứng cho câu trả lời phủ
định đối với câu hỏi nêu trên. Trong hoạt động đối ngoại của chính quyền
Mỹ suốt những năm sau chiến tranh lạnh, có không Ýt những biểu hiện của
chính sách cường quyền, ngạo mạn, chính sách dùng vũ lực để thiết lập
"Pax Americana" (Hòa bình kiểu Mỹ), để áp đặt luật lệ, chuẩn tắc, thang
giá trị Mỹ lên các nước khác trong cộng đồng quốc tế. Thái độ ngạo mạn
của Mỹ thể hiện không chỉ trong quan hệ với những nhà nước mà họ cho là
"cứng đầu" như Irắc, Nam Tư, mà còn với cả các nước đồng minh như
Nhật Bản, các nước "đối tác chiến lược" như Trung Quốc, thậm chí với cả
các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Có thể nói,
suốt chiều dài lịch sử nước Mỹ, chưa bao giê vai trò "sen đầm quốc tế" của
Mỹ thể hiện rõ nét như thời kỳ từ sau khi Liên Xô tan rã đến nay. Các tổ
chức quốc tế có ảnh hưởng đứng đầu là Liên hợp quốc cũng như rất nhiều
chuẩn tắc, quy tắc, thể thức công bằng của luật pháp quốc tế ngày càng trở
thành vật cản lớn đối với Mỹ trên con đường thực hiện tham vọng bá chủ
thế giới của họ. Tuy nhiên, dường như các nhà tư tưởng, nhà chính trị thực
tiễn Mỹ chẳng mấy bận tâm đến phản ứng của cộng đồng quốc tế trước
nhiều hành động ngang ngược của Mỹ trên trường quốc tế. Họ vẫn muốn
dùng bạo lực làm biến dạng quan hệ quốc tế thế kỷ XXI phục vụ cho lợi
Ých của một số lượng nhỏ các quốc gia đang được hưởng những điều kiện
lịch sử thuận lợi nhất. Tuy không còn phô trương quan điểm về "trật tự thế
21
giới đơn cực" nữa, nhưng những mô hình trật tự thế giới mới do họ đưa ra,
từ trật tự đa cực, đa trung tâm mà Mỹ luôn luôn ở đỉnh tháp điều khiển, đến
trật tự thế giới những vòng tròn đồng tâm nêu ở trên, thực chất cũng chỉ là
trật tự đơn cực, trật tự bá quyền của Mỹ, duy chỉ được diễn đạt bằng ngôn
từ khác mà thôi. Quan niệm và nội dung bá quyền cũng được điều chỉnh
theo hướng thực dụng và tinh vi hơn. Bá quyền giê đây được hiểu là quyền
và khả năng chi phối đường lối chiến lược của các trung tâm quyền lực
quốc tế và toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế một cách có lợi nhất cho lợi
Ých của siêu cường bá quyền. Nội dung thống trị (Domination) thế giới
được điều chỉnh thông lãnh đạo (leadership) thế giới, nghĩa là Mỹ tạo ra
các tình huống buộc các nước lớn, các đồng minh phải chia sẻ trách nhiệm
cùng với Mỹ thực hiện các phương án chung khi giải quyết các vấn đề quốc
tế phức tạp. Thực chất của sự điều chỉnh này là quyền lãnh đạo vẫn do Mỹ
độc chiếm, song trách nhiệm và chi phí cho hoạt động "duy trì hòa bình, an
ninh " thì chia sẻ cho các nước khác cùng gánh vác!
Về phía Việt Nam, thì trên các diễn đàn quốc tế các cấp độ khác
nhau mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên như Đại hội đồng Liên
hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khối cộng đồng Pháp ngữ
chúng ta đã rất nhiều lần bày tỏ quan điểm rõ ràng đối với những vấn đề
quan trọng nhất của nền chính trị quốc tế, về trật tự thế giới, về đánh giá
những vấn đề quốc tế v.v Chẳng hạn, tại Diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp
quốc khóa 53 ngày 25 tháng 6 năm 1998, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu: "Một nền hòa bình
bền vững, lâu dài cho thế giới chỉ có thể có được nếu nó được xây dựng
trên căn bản triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, không áp đặt, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không
sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực cũng như các biện pháp trừng phạt
trong quan hệ quốc tế, cô lập về chính trị hay cấm vận về kinh tế Một nền
hòa bình như vậy chỉ có thể có được nếu như các cuộc xung đột, bất đồng
22
đều được giải quyết thông qua thương lượng, đối thoại bình đẳng, xây
dựng ". Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thông qua Tuyên ngôn Nhân
quyền quốc tế (11/12/1948), Đại sự Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng phát
biểu nhấn mạnh: "Việt Nam cho rằng sự hợp tác trên cơ sở tôn trọng chủ
quyền, đối thoại thiện chí và đàm phán hòa bình là cách tốt nhất để tăng
cường và bảo vệ nhân quyền, thay cho sự đối đầu, đặt điều kiện sử dụng vũ
lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các
quốc gia".
Song những tài liệu quan trọng nhất thể hiện quan điểm rõ ràng của
Việt Nam là các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng như các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị
các khóa của Đảng. Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã chủ
trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân
biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn
tại hòa bình. Tại Diễn đàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, những
người cộng sản Việt Nam đã mở ra trang sử mới cho nền ngoại giao và các
quan hệ quốc tế của Việt Nam bằng lời khẳng định: "Với chính sách đối
ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn là bạn với tất cả
các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát
triển". Tinh thần "muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới" tiếp tục được khẳng định và nhấn mạnh trong các văn kiện những
năm sau đó của Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định lại và
làm rõ thêm tinh thần đó như sau: "Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế, Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Đại hội
Đảng lần thứ IX cũng tuyên bố Việt Nam "chống chính sách cường quyền,
áp đặt, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; bảo vệ độc lập dân téc,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự lùa chọn con đường phát triển
của mỗi dân téc trên thế giới; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế
23
quốc tế dân chủ, công bằng, hợp lý và ổn định".
Mét trong những nội dung rất quan trọng trong tư duy quốc tế và
đối ngoại của Đảng ta nêu trong Văn kiện Đại hội IX là quan điểm về toàn
cầu hóa. Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng
về lịch sử, Đảng ta khẳng định toàn cầu hóa là xu thế vận động khách quan.
Không phải một giai cấp, một thế lực nào đó có thể tự mình sáng tạo ra
toàn cầu hóa theo ý muốn chủ quan của họ, mà chính những điều kiện kinh
tế - kỹ thuật cụ thể đã thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế tiến tới xu thế
toàn cầu hóa. Tuy nhiên, Đảng ta nhận định rằng toàn cầu hóa đang có
nguy cơ bị tư bản hóa, phương Tây hóa, Mỹ hóa dưới dạng thô bạo nhất.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX viết: "Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế
khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị
một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi
phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu
cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh". Chính vì nắm vững tính hai mặt của
toàn cầu hóa như đã nêu trên, nên Đảng ta đề ra phương châm "chủ động
hội nhập" theo nguyên tắc cơ bản và bao trùm là đảm bảo độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc thứ hai là đảm bảo bình đẳng,
cùng có lợi trong các quan hệ song phương và đa phương. Nguyên tắc thứ
ba là kết hợp vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá trình mở rộng quan hệ
đối ngoại.
Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo nêu trên được thể hiện rất cụ thể,
sinh động và nhất quán trong hoạt động đối ngoại suốt thập niên vừa qua
của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ quan hệ với Trung Quốc, các nước
láng giềng, các nước ASEAN, đến các nước lớn nhỏ trong cộng đồng thế
giới và các tổ chức quốc tế khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kulaghin V., Các lý thuyết quốc tế hiện đại, Tạp chí Đời sống quốc tế, số
24
1/1998, tr. 81-91 (tiếng Nga).
2. Kosolapov N., Các phương diện lý luận của quan hệ quốc tế, Tạp chí Kinh
tế thế giới và quan hệ quốc tế, số 1/1998, tr. 81-93 (tiếng Nga).
3. Kosolapov N., Các nghiên cứu lý luận về quan hệ quốc tế, Tạp chí Kinh tế
thế giới và quan hệ quốc tế, số 2/1998, tr. 67-76 (tiếng Nga).
4. Kosolapov N., Quan hệ quốc tế: các phương pháp nghiên cứu, Tạp chí
Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, số 3/1998, tr. 63-73 (tiếng Nga).
5. Khodin G.S., Toàn cầu hóa các quan hệ quốc tế: xu thế khách quan hay
chiến lược của Mỹ. Tạp chí Mỹ và Canada: Kinh tế, chính trị, văn hóa, số
1/2000, tr. 65-79 (tiếng Nga).
6. Sakleina T.A., Những cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại Mỹ. Tạp chí
Mỹ và Canada: Kinh tế, chính trị, văn hóa, số 12/1999, tr. 34-47 (tiếng
Nga).
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
lần thứ VII, lần thứ VIII, lần thứ IX.
25