Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến tại VNPT Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.72 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ DỮ LIỆU
TRÊN MẠNG HỮU TUYẾN TẠI VNPT HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2014
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN QUANG HÀ
TRẦN QUANG HÀ
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÁC DỊCH VỤ DỮ LIỆU
TRÊN MẠNG HỮU TUYẾN TẠI VNPT HÀ TĨNH
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ DỮ LIỆU
TRÊN MẠNG HỮU TUYẾN TẠI VNPT HÀ TĨNH
2
Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Phạm Thị Hồng Điệp
Hà Nội – Năm 2014
3
Mục lục
Lời nói đầu Tran
g


1. Tính cấp thiết của đề
tài………………………………………………
6
2. Tình hình nghiên
cứu…………………………………………………
7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ luận
văn……………………………………
9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu…………………………………….
9
5. Phương pháp nghiên
cứu……………………………………………
10
6. Kết cấu của luận
văn………………………………………………….
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ DỮ LIỆU TRÊN MẠNG HỮU
TUYẾN
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên
mạng hữu
tuyến…………………………………………………
1.1.1. Bản chất kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu
tuyến………………………………………………
.
1.1.2. Đặc điểm của các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu
tuyến…………………………………………………
12

12
12
12
1
1.1.3. Tổ chức kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu
tuyến…………………………………………………
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ dữ liệu
trên mạng hữu tuyến……………………………………
1.1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên
mạng hữu
tuyến……………………………………
1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng
hữu tuyến của một số doanh nghiệp và bài học cho VNPT Hà
Tĩnh…………………………… …………………………

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên
mạng hữu tuyến của VNPT Quảng
Bình…………………
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên
mạng hữu tuyến của FPT Chi nhánh Hà
Tĩnh……………
1.2.3. Bài học cho VNPT Hà
Tĩnh………………………………
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VỤ DỮ LIỆU TRÊN MẠNG HỮU TUYẾN CỦA VNPT HÀ TĨNH
2.1. Tổng quan về VNPT Hà Tĩnh …

2.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt
Nam………………………………………………………

.
12
12
12
12
13
13
14
14
14
14
14
14
14
2
2.1.2. Giới thiệu chung về VNPT Hà
Tĩnh……………………
2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến
của VNPT Hà Tĩnh …………….………………………
…………
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
dữ liệu trên mạng hữu tuyến của VNPT Hà Tĩnh
2.2.2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến
của VNPT Hà Tĩnh……………………………………
2.3. Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu
tuyến của VNPT Hà Tĩnh………… …………………….…
2.3.1. Các chỉ tiêu chủ yếu
2.3.2. Đánh giá chung
2.3.3. Các tồn tại cần khắc phục
2.3.4. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ DỮ LIỆU TRÊN MẠNG HỮU TUYẾN CỦA
VNPT HÀ TĨNH
3.1. Căn cứ đề xuất giải
pháp………………………………………
3.1.1. Định hướng đổi mới tổ chức quản lý và kinh doanh dịch
vụ viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam
3.1.2. Định hướng kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của
VNPT
3.1.3. Quan điểm định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ
14
15
15
15
15
15
16
16
16
16
16
16
16
17
3
viễn thông tại Hà Tĩnh
3.1.4. Cơ hội và thách thức trong việc kinh doanh dịch vụ dữ
liệu trên mạng hữu tuyến của VNPT Hà Tĩnh.
3.2. Mục tiêu và phương hướng thúc đẩy kinh doanh các dịch vụ dữ

liệu trên mạng hữu tuyến của VNPT Hà
Tĩnh……………………………………………………………
.
3.2.1. Mục tiêu phát triển kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng
hữu tuyến của VNPT Hà Tĩnh
3.2.2. Phương hướng thúc đẩy kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên
mạng hữu tuyến của VNPT Hà Tĩnh
3.3. Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến của VNPT Hà
Tĩnh……………………………………………………………
.
3.3.1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng mạng
lưới
3.3.2. Phát triển các loại dịch vụ mới
3.3.3. Phát triển hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng
3.3.4. Phát triển và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý SXKD
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực
KẾT LUẬN…………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
17
17
17
18
18
19
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line): Đường dây thuê bao số bất đối
xứng

ARPU (Average Revenue Per User): Doanh thu bình quân trên đầu thuê bao
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CNTT-TT: Công nghệ Thông tin – Truyền thông
Download/Upload: Truyền dữ liệu xuống/lên
DVD (Digital Video Disc): Đĩa nén phim ảnh, dữ liệu kỹ thuật số
E-Bank (Electronic Bank): Ngân hàng điện tử
E-Commerce (Electronic commerce): Thương mại điện tử
E-Government (Electronic Goverment): Chính phủ điện tử
FPT: Công ty cổ phần FPT
FPT Telecom: Công ty cổ phần Viễn thông FPT
FTTX (Fiber to the x): Cáp quang đến điểm x (nhà, máy tính, công sở…)
IPTV (Internet Protocol Television): Truyền hình giao thức Internet
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
KTXH: Kinh tế xã hội
Lan/Wan (Local Area Network/Wide Area Network): Mạng nội bộ/Mạng
diện rộng
Modem Wifi (Wireless Fidelity): Bộ tín hiệu Internet không dây sử dụng
sóng vô tuyến
PCI (Provincial Competitiveness Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
5
PSTN (Public Switch Telephone Network): Mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng
QoS (Quality of Service): Chất lượng dịch vụ
R&D (Research & Development): Nghiên cứu và Phát triển
SXKD: Sản xuất kinh doanh
Telemarketing: Marketing từ xa
VCD (Video Compact Disc): Đĩa nén phim ảnh
VIETTEL: Tập đoàn Viễn thông Quân đội
VNPT (Vietnam Posts and Telecommunications Group): Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn 2003-2008, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Viễn
thông Việt Nam là một trong những ngành có những bước tiến vượt bậc và
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Các doanh nghiệp kinh
doanh các dịch vụ Viễn thông có tốc độ thay đổi rất nhanh chóng và mức tăng
trưởng cao hàng đầu trong nền kinh tế. Trong giai đoạn này, hạ tầng mạng
Viễn thông bao gồm hệ thống tổng đài nội hạt, mạng lưới cáp đồng được đầu
tư trải rộng từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược, trở thành
một trong những hạ tầng quan trọng nhất đối với các hoạt động xã hội, văn
hoá và chính trị. Các dịch vụ điện thoại cố định và dịch vụ Internet tốc độ cao
đã đến được hầu hết với mọi vùng miền của đất nước, góp phần rất lớn vào sự
6
thay đổi chung của toàn xã hội.
Thực tế sản xuất kinh doanh các năm gần đây cho thấy, lợi nhuận của
các doanh nghiệp Viễn thông đang giảm, đặc biệt tại các doanh nghiệp cung
cấp các dịch vụ trên nền mạng hữu tuyến như các Viễn thông tỉnh, thành phố
thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các chi nhánh của Vietel
trên toàn quốc Tình trạng khách hàng rời xa các dịch vụ viễn thông truyền
thống như điện thoại cố định có xu hướng ngày càng tăng. Hệ thống tổng đài
nội hạt và mạng lưới cáp đồng với số vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng trước đây
trở nên là gánh nặng đối với các doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố
định trên các tài sản đó và chi phí duy tu, củng cố, bảo dưỡng mạng lưới
chiếm phần lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm của đơn vị.
Trong xu thế chung đó, việc đổi mới phương pháp quản lý, hoạch định,
thay đổi phương án kinh doanh, mở rộng kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên
mạng hữu tuyến để khai thác tối đa mạng lưới có sẵn, giảm gánh nặng đầu tư,
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp Viễn
thông nói chung và VNPT Hà Tĩnh nói riêng là một vấn đề quan trọng, cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế đã chứng minh, trong những năm vừa qua, các dịch vụ dữ liệu
có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, đã được
khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Các dịch vụ dữ liệu có vai trò quan
trọng giúp cho việc tiếp cận, chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng. Việc
nhận thức được bản chất và các quy luật vận động của nó và áp dụng chúng
trong việc hoạch định các giải pháp nhằm phát triển kinh doanh là hết sức cần
thiết và cấp bách.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến tại VNPT Hà Tĩnh ” làm đề tài
luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế.
7
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra của đề tài là thực trạng kinh doanh các dịch
vụ dữ liệu trên nền mạng hữu tuyến tại VNPT Hà Tĩnh như thế nào và làm
thế nào để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các dịch vụ nhằm mục đích thu
hút khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp?
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, các Tập đoàn viễn thông lớn tại Việt Nam như VNPT,
Viettel, FPT đều có các bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D). Các bộ phận
nghiên cứu này thường xuyên có các báo cáo nghiên cứu thị trường và đề xuất
tham mưu xây dựng chiến lược phát triển lên lãnh đạo cấp cao của doanh
nghiệp. Nhưng vấn đề chiến lược, sách lược phát triển kinh doanh thuộc về bí
mật của doanh nghiệp để đảm bảo cạnh tranh, do đó các kết quả nghiên cứu
này thường không được công bố rộng rãi. Bên cạnh đó, một số phương án
kinh doanh được đưa ra trên tầm cỡ quy mô cấp Tập đoàn thì lại không thể áp
dụng được chung với tất cả các địa phương do sự khác biệt về điều kiện địa
hình, địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội, thói quen tiêu dùng của người dân
Việc nghiên cứu phát triển kinh doanh các dịch vụ viễn thông tại các
địa bàn tỉnh, thành phố thường do các chi nhánh doanh nghiệp tại tỉnh thành
thực hiện, nhưng chưa được tổ chức bài bản, do đó kết quả nghiên cứu chưa
nhiều, chưa nêu được các giải pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình điều kiện

thực tế và xu thế phát triển của thị trường.
Đề tài luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh dịch vụ của Công ty Viễn thông liên tỉnh” của tác giả Trần Xuân Thắng
– Khoa Kinh tế Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2009 cũng
đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh dịch vụ của Công ty Viễn thông liên tỉnh, đơn vị thành viên của Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đây là đơn vị cũng chủ yếu cung cấp
kết nối cho các dịch vụ dữ liệu trên toàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
8
Nam. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nghiên cứu về tình hình kinh doanh các dịch
vụ đặc thù của Công ty Viễn thông liên tỉnh trong giai đoạn 2007-2008, chưa
đưa ra được các giải pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng
trong công tác kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên nền tảng mạng cáp đồng.
Đề tài luận văn thạc sỹ “Giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm
dịch vụ viễn thông tại Viễn thông Cần Thơ – Hậu Giang” của tác giả Nguyễn
Thị Linh Phượng – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2009 đã
đưa ra các nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa toàn bộ các dịch vụ viễn thông
trên địa bàn tỉnh Cần Thơ-Hậu Giang giai đoạn 2002-2007. Đề tài đã đưa ra
các giải pháp về tài chính trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ viễn
thông, trong đó có các dịch vụ dữ liệu, nhưng vẫn chưa giải quyết được các
tồn tại cơ bản trong việc sử dụng hệ thống hạ tầng để khai thác cung cấp dịch
vụ.
Ngoài ra, hàng năm, các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam hoặc
các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước đều tiến hành nghiên cứu về thị
trường viễn thông, tuy nhiên những nghiên cứu này, cũng như các nghiên cứu
của bộ phận R&D cấp Tập đoàn đều xem xét ở phạm vi rộng, kết quả thường
khái quát những định hướng lớn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
- Mục tiêu: đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến tại VNPT Hà Tĩnh.

- Các nhiệm vụ cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh doanh dịch vụ dữ liệu
trên mạng hữu tuyến trong điều kiện hiện nay;
Đánh giá hiện trạng kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến
của VNPT Hà Tĩnh.
Đề xuất giải pháp đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
9
dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến tại VNPT Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến tại
VNPT Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.
Về nội dung: các dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL), dịch vụ thuê
kênh riêng, dịch vụ Internet quang (FTTx), đây là một số nhóm dịch vụ dữ
liệu chủ yếu cung cấp trên mạng hữu tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do
VNPT Hà Tĩnh cung cấp.
Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu đến nhu cầu của các đối tượng khách
hàng, một số giải pháp được sử dụng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ dữ
liệu của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các
phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
gồm:
- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệunhằm hệ thống và khái quát
hóa lý luận về kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến và hiệu quả
của nó; Thu thập các tài liệu tổng quan về ngành Viễn thông, hiện trạng và xu
hướng phát triển của công nghệ và thị trường Viễn thông trong nước và trên
thế giới. Thu thập các tài liệu về quản lý nhà nước đối với ngành Viễn thông,

đối với hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ Viễn thông.
- Phương pháp hệ thống hóa và khái quát hóa nhằm tổng hợp, sắp xếp và đánh
giá khách quan về hoạt động kinh doanh các dịch vụ Viễn thông.
- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp nhằm có được cái nhìn toàn
10
diện hơn về hiệu quả kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến của Hà
Tĩnh.
- Phương pháp thống kê, mô tả nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu về kết
quả sản xuất kinh doanh của Viễn thông Hà Tĩnh. Thu thập số liệu kết quả sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Viễn thông khác và thông tin về tình
hình cạnh tranh trên địa bàn Hà Tĩnh.
- Nguồn tư liệu, số liệu: Các tạp chí khoa học, các báo cáo nghiên cứu đã
đăng, các luận án tiến sỹ, các luận văn thạc sỹ; Internet; Bộ phận kế hoạch của
VNPT Hà Tĩnh trong giai đoạn 2009-2013. Ngoài ra, số liệu còn được lấy từ
VNPT Quảng Bình, Sở TT-TT Hà Tĩnh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh doanh các dịch
vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên
mạng hữu tuyến của VNPT Hà Tĩnh.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ dữ liệu
trên mạng hữu tuyến của VNPT Hà Tĩnh.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
11
DOANH DỊCH VỤ DỮ LIỆU TRÊN MẠNG HỮU TUYẾN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DỮ
LIỆU TRÊN MẠNG HỮU TUYẾN
1.1.1. Bản chất kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến

1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến
- Theo Thông tư 05/2012/TT-BTTTT ngày 18/5/2012 của Bộ Thông tin
Truyền thông, dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến hay còn gọi là các dịch vụ
Internet băng rộng (công nghệ ADSL và FTTx) được khai thác trên mạng cáp
đồng, cáp quang. [19]
- Đặc điểm nổi bật của dịch vụ Internet băng rộng là tốc độ truyền dữ
liệu cao gấp vài chục đến cả trăm lần so với dịch vụ Internet quay số truyền
thống, chất lượng đường truyền tốt, nội dung phong phú đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
- Vai trò của dịch vụ Internet băng rộng:
Cho tới nay Internet băng rộng đã hiện diện và là công cụ hỗ trợ đắc
lực trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Ở các nước phát triển,
Internet đã trở thành một trong những phương tiện cung cấp thông tin lớn
nhất, vượt qua các phương tiện thông tin truyền thống như Tivi, đài phát
thanh, báo chí, v.v
Trong thời đại hiện nay, Internet đã và đang trở thành một trong số
những phương tiện trao đổi thông tin chính cho tất cả các ngành, lĩnh vực của
các quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Các hệ thống Thương mại
điện tử (E-Commerce), Ngân hàng điện tử (E-Bank), Chính phủ điện tử (E-
Government), v.v hiện đang được nghiên cứu áp dụng và triển khai tại các
quốc gia và trong một tương lai không xa sẽ trở thành phổ biến trên phạm vi
12
toàn thế giới.
1.1.1.2 Kinh doanh các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến
- Khái niệm: Kinh doanh các dịch vụ Internet băng rộng trên mạng hữu
tuyến là hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, theo đó một bên (gọi
là bên cung ứng dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ
cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách
hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ
theo thoả thuận.

- Các loại dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến:
a. Dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL
Dịch vụ Internet tốc độ cao là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng dựa
trên công nghệ ADSL. Dịch vụ này được cung cấp trên đường cáp điện thoại
và cho phép người sử dụng truy nhập Internet 24/24 với tốc độ cao mà không
ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại và fax. Lợi ích dịch vụ Internet ADSL:
 Tốc độ cao – Tiết kiệm thời gian: nhanh hơn nhiều lần so với truy
nhập Internet bằng cách quay số qua mạng PSTN.
 Tối ưu hóa cho truy nhập Internet: tốc độ chiều xuống (download)
cao hơn nhiều lần so với tốc độ chiều lên (upload).
 Khách hàng vừa truy nhập Internet, vừa sử dụng điện thoại/fax trên
cùng một đường dây thuê bao.
 Sử dụng 24/24h (online), không phải quay số truy nhập nên khách
hàng không phải trả cước điện thoại nội hạt.
 Tính cước theo lưu lượng dữ liệu gửi/nhận với giá cước thấp, chỉ tính
cước khi truy nhập Internet.
13
 Phương thức tính cước đa dạng, giá cước rẻ, dùng tới đâu trả tiền tới
đó. [30]
b. Dịch vụ kênh thuê riêng
Dịch vụ kênh thuê riêng là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý
đường riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng
nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai diểm khác nhau.
Đây là dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng: thoại, hình ảnh, truyền số liệu…
dành cho các khách hàng là những công ty lớn, có phạm vi hoạt động rộng có
nhu cầu thuê đường truyền riêng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lợi ích của việc sử dụng kênh thuê riêng:
 Chi phí thuê sử dụng dịch vụ cố định hành tháng.
 Toàn quyền sử dụng kênh liên lạc liên tục 24giờ/ngày và 7ngày/tuần.
 Khả năng bảo mật, tính sẵn sàng cao (do không phải chia sẻ đường

truyền).
 Truyền dẫn theo thời gian thực, không bị trễ.
 Cung cấp các kết nối theo tiêu chuẩn: điểm-điểm, điểm-đa điểm theo
yêu cầu của khách hàng.
 Cung cấp khả năng kết nối giữa các mạng Lan-Wan.
 Tốc độ đa dạng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. [30]
c. Dịch vụ Internet cáp quang FTTx
Dịch vụ Internet cáp quang FTTx là dịch vụ truy cập Internet tốc độ rất
cao, sử dụng công nghệ truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp
dịch vụ đến tận nhà khách hàng nên tốc độ truy cập có thể nhanh gấp 100 lần
so với cáp đồng truyền thống. Ngoài ra khi sử dụng dịch vụ khách hàng không
phải lo nghẽn băng thông vì dịch vụ FTTx có tốc độ download ngang bằng
14
với tốc độ upload, không bị suy giảm tín hiệu do chiều dài cáp. Hiện nay dịch
vụ này được ứng dụng rộng rãi trong truyền hình vệ tinh, truyền hình HD, hội
nghị trực tuyến, truyền hình theo yêu cầu MyTV, camera quan sát qua mạng,
game online…Ưu điểm vượt trội của FTTx:
 Khoảng cách truyền lớn: Thích hợp cho việc phát triển thuê bao viễn
thông.
 Băng thông lớn: Có thể chạy tốt mọi yêu cầu và ứng dụng hiện đại.
 Chất lượng truyền dẫn tín hiệu: Bền bỉ ổn định không bị suy hao tín
hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp.
 Độ bảo mật rất cao: Với FTTx thì hầu như không thể bị đánh cắp tín
hiệu trên đường dây.
 Ứng dụng hiệu quả với các dịch vụ đòi hỏi băng thông truyền tải dữ
liệu cao, an toàn dữ liệu, độ ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu
điện, từ trường…[30]
d. Dịch vụ IPTV
Dịch vụ IPTV (Internet Protocol TV) là dịch vụ truyền hình kết hợp
chặt chẽ với mạng viễn thông. Nói rộng hơn IPTV là dịch vụ giá trị gia tăng

sử dụng mạng băng rộng IP phục vụ cho nhiều người dùng. Người dùng có
thể thông qua máy vi tính hoặc máy thu hình phổ thông cộng với hộp phối
ghép set topbox để sử dụng dịch vụ IPTV. Ưu điểm của dịch vụ IPTV:
 Dịch vụ IPTV có thể đề cao chất lượng phục vụ có tính tương tác và
tính tức thời. Người sử dụng có thể tự do lựa chọn chương trình TV của mạng
15
băng rộng, với ý nghĩa đúng của phương tiện truyền thông giữa hệ thống dịch
vụ và người dùng.
 Sử dụng dễ dàng, hiển thị trên tivi hiệu quả cao hơn màn máy vi tính,
thao tác trên hộp ghép nối và bàn phím đơn giản.
 Dễ quản lý, dễ khống chế, sử dụng hộp kết nối làm đầu cuối nhà
cung cấp dịch vụ để tiến hành định chế đối với hộp kết nối không cần đến
nghiệp vụ an toàn và kiểm tra chất lượng.
 IPTV có thể thực hiện các dịch vụ multimedia. Căn cứ vào sự lựa
chọn của người dùng, IPTV cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ. Người dùng
ngồi trước máy ấn phím điều khiển có thể xem các tiết mục video đang hoạt
động, thực hiện đàm thoại IP có hình, nghe âm nhạc, tra tìm tin tức du lịch
trên mạng, gửi và nhận e-mail, thực hiện mua sắm gia đình, giao dịch trái
phiếu Nhờ IPTV chất lượng sinh hoạt gia đình được cải thiện rất nhiều. [30]
e. Dịch vụ truyền hình hội nghị
Dịch vụ truyền hình hội nghị là dịch vụ truyền dẫn tín hiệu hình ảnh và
âm thanh giữa hai hoặc nhiều điểm khác nhau. Dịch vụ cho phép nhiều người
tham dự tại các địa điểm có thể trao đổi trực tiếp bằng âm thanh, hình ảnh qua
màn hình và loa. Hệ thống truyền hình hội nghị còn cung cấp nhiều tiện ích
khác cho người sử dụng như: kết nối với máy tính để trình chiếu văn bản, kết
nối với hệ thống âm thanh ngoài, các thiết bị lưu trữ (đầu ghi băng từ, đĩa
quang VCD, DVD hoặc ổ cứng) để lưu những phiên hội thảo quan trọng. Ưu
điểm của dịch vụ:
 Với việc sử dụng tiết kiệm băng thông, truyền hình hội nghị mang lại
cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ đa dạng với chi phí thấp.

16
 Dịch vụ có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các cuộc
hội thảo giữa các chi nhánh, văn phòng tại các tỉnh, thành phố khác nhau
thông qua màn hình Tivi, giảm chi phí tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội
nghị.
 Dịch vụ truyền hình hội nghị là công cụ hiệu quả, hữu ích trong công
tác đào tạo, giảng dạy hoặc trợ giúp y tế từ xa. [30]
1.1.2. Đặc điểm của các dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến
Dịch vụ Internet băng rộng là một trong những sản phẩm của dịch vụ
viễn thông nên có có đầy đủ các đặc tính của sản phẩm dịch vụ viễn thông
như sau:
Tính vô hình của sản phẩm : Sản phẩm dịch vụ viễn thông là hiệu quả
của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận. Do vậy nó
không phải là một vật phẩm cụ thể. Khách hàng không nhìn thấy, không nghe
thấy, không sờ thấy, không ngửi thấy. Có nghĩa là sản phẩm dịch vụ viễn
thông không hấp dẫn trực tiếp đến các giác quan của khách hàng.
Đây chính là một nhược điểm lớn của sản phẩm dịch vụ viễn thông, vì
khách hàng khó nhận thức được về chất lượng, công dụng, lợi ích và khách
hàng khó bị hấp dẫn. Do vậy bán các dịch vụ dịch vụ viễn thông khó hơn, đòi
hỏi nghệ thuật bán hàng cao hơn.
Quá trình tiêu dùng và cung cấp dịch vụ xảy ra đồng thời, với sự
tham gia của cả khách hàng và giao dịch viên: Khi khách hàng đến quầy
giao dịch thì quá trình mua bán và tiêu dùng bắt đầu xảy ra đồng thời. Do vậy
người giao dịch viên đóng hai vai: Khai thác viên và người bán hàng. Muốn
vậy họ phải được đào tạo cả hai lĩnh vực là nghiệp vụ khai thác và tâm lý giao
tiếp, kỹ thuật bán hàng.
Mối quan hệ giao tiếp giữa khách hàng và giao dịch viên có ảnh hưởng
lớn đến tâm lý, sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
17
Dịch vụ phải trải qua nhiều công đoạn ở các đơn vị khác nhau, địa

phương khác nhau: Dịch vụ dữ liệu gồm các công đoạn đi, đến, quá giang.
Như vậy, một nơi làm mất khách hàng thì các nơi khác cũng mất theo.
Cho nên mọi đơn vị trong hệ thống đều phải nỗ lực làm cho khách hàng hài
lòng, bất kể đôí với người nhận hay người gửi, là đối tượng phục vụ hay kinh
doanh. Phải thay mặt cho các đơn vị khác trong hệ thống để giúp đỡ hay nhận
lỗi với khách hàng. Phải tuân thủ chính xác các thể lệ quy trình khai thác
thống nhất trên cả nước.
Đối với mạng lưới Internet băng rộng quốc tế, để có thể đáp ứng nhu
cầu của khách hàng quốc tế, thì mạng lưới cũng phải đồng bộ, vì nếu chỉ có
một vài quốc gia có mạng lưới hiện đại thì cũng không đáp ứng nhu cầu cuả
khách hàng quốc tế trong trào lưu hội nhập. Do vậy đã xuất hiện các liên
doanh liên kết giữa các nhà khai thác viễn thông để tạo ra một mạng lưới
thống nhất toàn cầu.
Các dịch vụ viễn thông là không thể dự trữ được: Dịch vụ thì không
thể sản xuất hàng loạt trước để dự trữ khi có nhu cầu cao thì mang ra bán,
hoặc chuyển từ nơi có nhu cầu thấp sang bán nơi có nhu cầu cao để bán.
Trong khi đó thì nhu cầu của khách hàng lại không đồng đều giữa các giờ
trong ngày, giữa các ngày trong tuần và giữa các địa phương khác nhau .
Mạng lưới, dung lượng các thiết bị truyền dẫn, chuyển mạch nếu để dư
thừa thì vẫn phải tính khấu hao theo thời gian.
Giá trị mỗi lần giao dịch nhỏ: Mỗi lần bán một dịch vụ viễn thông
chẳng thu được là bao. Do vậy người bán hàng phải kiên trì, năng nhặt chặt
bị. Hơn nữa, cần phải có nhiều khách hàng quen gắn bó, trung thành thì mới
mong có doanh thu cao.
Không phải tất cả các dịch vụ đều cần thiết cấp bách đối với tất cả
các khách hàng: Nhu cầu cấp bách là nhu cầu cần được đáp ứng ngay. Do
18
vậy khách hàng có thể vượt qua các cản trở để mua.
Nhu cầu chưa cấp bách là nhu cầu có thể hoãn lại tiêu dùng sau, nếu rẻ,
tiện lợi, vui vẻ thì mua, không thì thôi. Dịch vụ Internet băng rộng có thể là

cấp thiết đối với nhóm khách hàng này, nhưng lại không cấp bách đối với
nhóm khách hàng kia.
Chi phí cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ khác nhau tại các địa
phương khác nhau: Tương quan cung cầu dịch vụ cũng khác nhau tại các địa
phương khác nhau. Tuy nhiên, không thể đem dịch vụ được sản xuất ở nơi có
chi phí thấp sang bán nơi có chi phí cao.
Chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí: Do vậy khi quy
mô sản xuất tăng thì giá thành dịch vụ giảm, tức là sản xuất dịch vụ viễn
thông tuân theo quy luật hiệu quả theo quy mô.
Tuy nhiên, dịch vụ Internet băng rộng là dịch vụ luôn đòi hỏi chất
lượng cao và mang tính liên tục, đối tượng khách hàng phải sử dụng thành
thạo máy vi tính và có trình độ học vấn cũng như trình độ ngoại ngữ khá cao
so với khách hàng của các dịch vụ viễn thông khác. Đồng thời các khách hàng
này thường yêu cầu cao và đòi hỏi khắt khe đối với chất lượng dịch vụ.
1.1.3. Tổ chức kinh doanh dịch vụ dữ liệu trên mạng hữu tuyến
1.1.3.1 Nghiên cứu và phân tích thị trường
Trước hết, Internet băng rộng được đặc trưng bởi nhiều lợi thế về
công nghệ cũng như các đặc tính mở rộng (tính không biên giới, khả năng tích
hợp các công nghệ khác, được cả thế giới sử dụng, ). Việc xác định những
tiện ích mà Internet băng rộng có khả năng đem lại cho người tiêu dùng phù
hợp với điều kiện của họ cũng chính là việc xác định nhu cầu thị trường đối
với dịch vụ này.
Không có một doanh nghiệp nào đảm bảo rằng họ có thể cung cấp tất
cả các dịch vụ mà Internet có khả năng đáp ứng, do vậy việc xác định nhu cầu
19
thị trường (nó mang tính đặc trưng cho từng thị trường, từng nhóm khách
hàng và cho từng giai đoạn lịch sử) được coi như là điều kiện tiên quyết để
xác định rõ đối tượng kinh doanh cũng như cung cấp các cơ sở cần thiết để
xác định các biện pháp sản xuất kinh doanh, quản trị các nguồn lực.
1.1.3.2 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Cùng với sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực công nghệ cao này,
kinh doanh Internet băng rộng trở thành ngành công nghiệp có tốc độ tăng
trưởng nhanh. Và kèm theo đó là môi trường kinh doanh đầy biến động với
những cơ hội rất hấp dẫn và những rủi ro khó lường trước được. Các nhà quản
trị ngày càng ý thức về tầm quan trọng của việc đưa mô hình quản lý chiến
lược và quản lý kế hoạch kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh .
Về bản chất, mô hình quản lý này dựa trên việc dự báo những biến
động của môi trường kinh doanh để tổ chức các bước đi của mình sao cho
hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mô hình quản lý theo kiểu này không phải tất cả các
doanh nghiệp đều có thể thực hiện được với kết quả tốt. Đặc biệt trong lĩnh
vực kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng, khi mà các yếu tố ảnh hưởng quá
nhiều cùng với những biến động thường xuyên của môi trường kinh doanh
càng đòi hỏi những chi phí lớn cũng như việc tổ chức thực hiện quản lý chiến
lược trở nên phức tạp hơn.
Như vậy, việc áp dụng mô hình quản lý chiến lược trong kinh doanh
dịch vụ Internet băng rộng là rất cần thiết và sự thành công của nó chủ yếu
phụ thuộc vào: Hệ thống thu thập và xử lý thông tin của doanh nghiệp, sức
mạnh về tài chính, sức mạnh về nhân lực của doanh nghiệp.
1.1.3.3 Huy động các nguồn lực cho kinh doanh
Mục đích của quản trị là việc tối ưu hoá các nguồn lực để đạt được mục
đích của tổ chức. Việc tối ưu hoá các nguồn lực xét về bản chất chính là việc
sử dụng hợp lý các nguồn lực nhắm vào các mục tiêu theo những kế hoạch,
20
chiến lược của tổ chức. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực được xem
xét như một nghệ thuật của nhà quản trị.
Do mức độ tác động của Internet băng rộng đối với xã hội là rất lớn,
các nhà quản trị kinh doanh Internet ngoài việc cân đối các nguồn nội lực, họ
thường phải rất chú trọng đến các nguồn lực bên ngoài. Việc vận động Chính
phủ và các đối tượng hữu quan khác ủng hộ các chính sách phát triển Internet,
đặc biệt là Internet băng rộng của mình là một công việc hết sức quan trọng

của nhà quản trị kinh doanh dịch vụ Internet trong việc huy động các nguồn
lực.
Để hoạch định chính xác mục tiêu kinh doanh, các tổ chức thường phải
xem xét đầy đủ các yếu tố của môi trường kinh doanh và cân đối với các
nguồn lực. Việc cân đối giữa các nguồn lực của tổ chức nhằm tối ưu hoá sự
kết hợp giữa chúng với nhau, bởi vì các nguồn lực là có hạn. Với các nguồn
lực có hạn, một tổ chức bất kỳ khi hoạch định các mục tiêu bao giờ cũng phải
cân nhắc đến rất nhiều yếu tố (thứ tự ưu tiên, độ rủi ro, ).
Tóm lại, hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng
cần được gắn chặt với thị trường, cân đối với các nguồn lực và được hoạch
định theo hướng sẵn sàng đón nhận các cơ hội và thách thức do phản ứng của
môi trường kinh doanh tạo ra. Công tác hoạch định ở đây để chuẩn bị tất cả
các điều kiện cần thiết (với nguồn lực hạn chế) nhằm chủ động thực hiện các
mục tiêu đã xác định khi mà sự biến động của môi trường kinh doanh không
vượt quá biên độ dự báo.
1.1.3.4 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến
a. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗ trợ
Chiến lược xúc tiến hỗ trợ là công cụ để doanh nghiệp thực hiện
chương trình truyền thông marketing. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗ trợ đòi
hỏi phải lựa chọn và phối hợp các kênh truyền thông khác nhau để đạt được
21
các mục tiêu xúc tiến trong marketing hỗn hợp.
Chiến lược xúc tiến hỗ trợ cần phải kết hợp các kênh truyền thông mà
doanh nghiệp dùng để thông tin với thị trường mục tiêu. Khách hàng có thể
nhận được nội dung các thông điệp truyền thông marketing từ hai nguồn
chính là các nguồn bên trong và các nguồn bên ngoài. Đối với lĩnh vực dịch
vụ Internet băng rộng, khách hàng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất,
chiến lược xúc tiến hỗn hợp có phạm vi hoạt động rộng hơn so với lĩnh vực
sản xuất. Các nhân viên khai thác ở tuyến đầu là những kênh truyền thông có
giá trị.

Một đặc trưng quan trọng khác nữa cần quan tâm là dịch vụ đang ở giai
đoạn nào cuả chu kỳ sống của nó. Ở giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sống, khi
mục tiêu chủ yếu là tăng sự nhận biết của khách hàng về dịch vụ mới thì
quảng cáo và quan hệ với công chúng là các kênh truyền thông quan trọng
nhất. Trong giai đoạn tăng trưởng của dịch vụ, việc sử dụng các kênh truyền
thông xuất phát từ nhà sản xuất thường giảm xuống. Lý do là các thông điệp
truyền miệng từ các khách hàng quen có vai trò truyền thông tích cực. Tuy
nhiên, cạnh tranh cũng bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này và tiếp tục gia
tăng ở các giai đoạn sau, do vậy cũng cần phải tăng cường các hoạt động
quảng cáo và khuyến mãi cùng với sự gia tăng của cạnh tranh. Cuối cùng, vào
giai đoạn suy thoái quảng cáo và khuyến mãi phải giảm xuống, mặc dầu các
hoạt động khuyến mãi vẫn có tác dụng.
b. Quảng cáo, khuyến mãi
Quảng cáo là phương thức truyền thông mà doanh nghiệp phải trả tiền để
chuyển tải các thông tin nhằm nhắc nhở, thuyết phục khách hàng về các dịch
vụ Internet băng rộng và chính nhà cung cấp dịch vụ đó.
Ngoài quảng cáo, bán hàng và quan hệ với công chúng, khuyến mãi
bao gồm các hoạt động kích thích khách hàng mua sản phẩm và các trung
22

×