Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

báo cáo thực tập khảo sát điểm nóng về môi trường và tai biến của tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 16 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
Tuyến đi: Hà Nội – Hải Phòng – Huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh – Thị Trấn Cái Rồng,
tỉnh Quảng Ninh
Bản đồ tuyến hành trình
Thời gian thực tập: từ ngày 09/01/2009 đến ngày 11/01/2009
Số điểm khảo sát: 14 điểm
I. Khái quát về khu vực khảo sát
1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở phía đông bắc Bắc Bộ, phía bắc giáp với Trung Quốc,
phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương,
phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bắc Giang. Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106
o
26'
đến 108
o
31' kinh độ đông và từ 20
o
40' đến 21
o
40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây,
nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy
núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ
Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình
Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở
đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km với hơn 2000
đảo lớn nhỏ trong đó có 1030 đảo có tên. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là
8.239,243 km
2
(phần đã xác định). Trong đó diện tích đất liền là 5.938 km
2
; vùng đảo,


vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km
2
. Riêng các đảo có tổng diện tích là 619,913 km
2
.
Quảng Ninh có 2 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 10 huyện:
• Thành phố Hạ Long
• Thị xã Cẩm Phả
• Thành phố Móng Cái
• Thị xã Uông Bí
• Huyện Ba Chẽ
• Huyện Bình Liêu
• Huyện Cô Tô
• Huyện Đầm Hà
• Huyện Đông Triều
• Huyện Hải Hà
• Huyện Hoành Bồ
• Huyện Tiên Yên
• Huyện Vân Đồn
• Huyện Yên Hưng
2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn
mùa xuân, hạ, thu, đông. Đây là vùng nhiệt đới - gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều,
gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió là gió đông bắc.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên 21
0
C. Độ ẩm không khí trung bình năm là
84%. Từ đó lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 - 2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ
90-170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa
đông chỉ mưa khoảng 150 đến 400 mm.

Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và
lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá
nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m
3
/s,
mùa mưa lên tới 1500 m
3
/s, chênh nhau 1.000 lần. Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh
Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn
như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-
4m.
3. Đặc điểm địa chất, địa mạo
A. Địa Chất
Cấu tạo nền địa chất bao gồm các thành tạo có tuổi từ Ordovic đến Đệ tứ, trong đó
chủ yếu là các đá trầm tích và trầm tích phun trào. Nét nổi bật nhất là các trầm tích hạt
thô như cát kết, cuội kết chiếm tỷ trọng lớn trong các hệ tầng và các thành tạo phun trào ở
đây chủ yếu có thành phần axit. Đặc điểm đó tạo nên tính sắc sảo của địa hình các dãy
núi và khả năng tạo vỏ phong hoá sét bị hạn chế.
- Đá cổ nhất trong lưu vực thuộc hệ tầng Tấn Mài tuổi Ordovic thượng - Silur (O
3
-
S tm). Hệ tầng được phân chia thành 2 phân hệ tầng có đặc điểm thạch học khác nhau:
Phân hệ tầng dưới chủ yếu gồm các thành tạo hạt thô như cát kết thạch anh, cát kết
tuf, đá phiến thạch anh - sericit, sạn kết tuf; chiếm tỷ lệ nhỏ hơn là bột kết. Trầm tích có
tính phân nhịp rõ. Đầu mỗi nhịp là trầm tích hạt thô, cuối là hạt nhỏ, chiều dày mỗi nhịp từ
vài mét đến vài chục mét. Phân hệ tầng dày 900 - 1000 m.
Phân hệ tầng trên có quan hệ chuyển tiếp với phân hệ tầng dưới, gồm các tập đá
có độ hạt nhỏ hơn phân hệ tầng trên như bột kết phân dải, cát sét kết, xen kẽ dạng nhịp
với đá phiến sét, phylit, đá phiến silic, đá phiến sericit, cát kết tuf. Bề dày của phân hệ
tầng là 700 m.

- Các thành tạo carbonat của hệ tầng Bắc Sơn với độ tinh khiết cao và cấu tạo dạng
khối hoặc phân lớp dày tạo nên các khối núi đá vôi với sườn vách dốc đứng điển hình.
- Hệ tầng Bãi Cháy: Mặt cắt của hệ tầng được chia thành 2 phần: phần dưới gồm
dăm kết silic màu xám đen, giòn mịn, đôi chỗ xen lớp mỏng cát bột kết, dày 100 - 150m;
phần trên là đá silic màu xám đen xen các lớp mỏng đá vôi silic, dày 150m.
- Hệ tầng Bình Liêu (T
2
a bl) gồm các trầm tích - nguồn núi lửa phân bố thành các
dải kéo dài phương á vĩ tuyến nằm tiết giáp phía bắc và nam hệ tầng Tấn Mài. Mặt cắt
được chia làm 2 phân hệ tầng:
Phân hệ tầng dưới gồm các đá cát kết, cuội kết, cát kết tuf, chuyển lên các thành
tạo phun trào ryolit porphyr, đacit porphyr xen các thấu kính hay lớp mỏng cuội kết tuf,
cát kết tuf.
Phân hệ tầng trên: Mặt cắt đặc trưng cho hệ phân tầng có độ hạt nhỏ hơn phân hệ
tầng dưới như bột kết, đá phiến sét xám tím xen ít cát kết, cát kết tuf, phân lớp vừa đến
mỏng, dày 600 - 1000m. Do cấu tạo bởi các thành tạo hạt mịn, các đá của hệ tầng bị
phong hoá cho nhiều sét, địa hình thoải hơn và dễ bị phân cắt xâm thực hơn địa hình cấu
tạo bởi các đá cát sạn kết.
- Hệ tầng Hòn Gai (T
3
n - r hg) phân bố ở trên các dải núi thấp. Đây là hệ tầng có
tuổi Trias thượng, có chứa than cung cấp nhiên liệu quan trọng nhất của nước ta. Nhiều
mỏ than trong hệ tầng này đã được khai thác từ lâu đời và nhiều mỏ mới được khai thác
nằm ở ngay phía đông, đông nam vịnh Cửa Lục. Dựa theo độ chứa than, hệ tầng Hòn Gai
được chia thành hai phân hệ tầng có cấu tạo dạng phức nếp lõm dạng chậu mà phần nhân
chính:
Phân hệ tầng dưới gồm 15 tập chiếm khối lượng chủ yếu của phân vị với nhiều
vỉa than có giá trị công nghiệp. Có cấu tạo phân nhịp, mỗi nhịp gồm cuội kết, cát kết, bột
kết chuyển lên sét than, than đá. Bề dày của phân hệ tầng khoảng 1500 - 1700m.
Phân hệ tầng trên gồm chủ yếu là các thành tạo hạt thô như cuội kết thạch anh xen

các lớp mỏng cát kết thạch anh và bột kết, sét than, dày 600 - 700m.
– Dải than Hòn Gai có cấu tạo gần theo phương vĩ tuyến, kéo dài từ Móng
Cái qua Cẩm Phả và Hòn Gai. Chúng tạo nên bàng loạt mỏ quan trọng, trong đó đáng kể
là các mỏ Kế Bào, Mông Dương, Cọc Sáu, Bắc Quảng Lợi, Đèo Nai, Khe Chàng, Khe
Tam, Ngã hai Khe Hùm, Vàng Danh, Hà Tu, Hà Lầm, Đồng Cóc, Đồng Đăng, Yên Lập.
Thành phần của các trầm tích chứa than và số lượng các vỉa than rất hay thay đổi
trong không gian. Các trầm tích chứa than được Paplốt (1960) xếp vào điệp Hồng Gai
bao gồm ba phụ điệp. Phụ điệp chứa than căn bản có cuội kết hạt trung bình, sỏi kết và
cát kết hạt không đều, có ít thấu kính than đá mỏng. Phụ điệp chứa than và trên than căn
bản là cuội cát kết có lớp kẹp bột kết, bột kết than, sét kết và các vỉa than đá với chiều
dày mấy chục mét. Nghiên cứu một cách chi tiết ở Cẩm Phả, Phạm Thế Hiển và Vũ
Quang Bình chia trầm tích phụ điệp chứa than ra ba tập (tập trầm tích lục địa đới trầm
tích chuyển tiếp, tập trầm tích lục địa trên).
Cấu tạo của dải than là cấu tạo của một địa hào, được giới hạn bởi các đứt gãy gần
phương vĩ tuyến. Móng của các trầm tích chứa than chủ yếu là các trầm tích Cacbon -
Pecmi. Trầm tích chứa than tạo nên một hệ thống nếp uốn đều đặn, thường có dạng đẳng
thước hoặc hơi kéo dài chủ yếu có phương gần vĩ tuyến, một số cấu tạo nếp uốn có
phương kinh tuyến. Các cấu tạo uốn nếp bị làm phức tạp thêm bởi hệ thống đứt gãy theo
phương vĩ tuyến và kinh tuyến.
Từ mô tả trên cho thấy các vật liệu thải của các khu khai thác than trong hệ tầng
chủ yếu vẫn là vật liệu hạt thô, lượng bột sét chiếm tỷ lệ nhỏ. Sản phẩm vỏ phong hoá
thường là litoma hoặc saprolit với bề dày hạn chế.
- Hệ tầng Hà Cối (J
1-2
hc): Hệ tầng được chia thành 2 phân hệ tầng có thành phần
khác biệt nhau:
Phân hệ tầng dưới gồm chủ yếu các thành tạo hạt thô như cuội kết, sạn kết thạch
anh phân lớp dày xen các lớp mỏng cát kết, bột kết màu nâu đỏ, dày 200 - 300m.
Phân hệ tầng trên gồm chủ yếu các đá hạt mịn như cát kết hạt vừa, bột kết, sét kết
màu nâu đỏ, nâu tím, dày 300 - 350m.

Các đá của hệ tầng Hà Cối có độ bền vững cao, bị phong hoá yếu, tạo nên địa hình
sườn vách dốc đứng với quá trình động lực hiện đại chủ yếu là đổ lở. Khả năng cung cấp
vật liệu cho dòng chảy yếu.
– Các thành tạo Kainozoi gồm các trầm tích Miocen đến hiện đại.
- Các thành tạo Pleistocen với các thành tạo nguồn gốc sông - lũ gồm chủ yếu vật
liệu hạt thô như cuội, tảng và các thành tạo nguồn gốc biển với thành phần chủ yếu là cát
bột xám vàng.
- Các thành tạo Holocen: Trầm tích Holocen hạ - trung phân bố trên các thềm biển
cao 3 - 5m, mặt cắt gồm 2 tập, từ dưới lên như sau: Tập dưới là cát, cuội nhỏ, dày 0,3m;
tập trên gồm cát, sạn lẫn bột sét, vỏ sò biển, dày 1,1m.
- Các thành tạo tuổi Holocen muộn phân bố trong phần ngập nước của vịnh gồm
các trầm tích hạt thô như cát lẫn bột sét, cát sạn sỏi thạch anh phân bố ở phần các bãi
triều và bột sét, bùn phân bố ở các máng nước sâu của vịnh.
B. Địa Mạo
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn
đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Có thể thấy các vùng địa hình sau đây:
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà,
Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung
Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu
(1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình
Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi
miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống
ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên
thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông
Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực
tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là
vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần
Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều
thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng

Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và
bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và
giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn
đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn
250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo
chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô
Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình
karst bị nước bào mòn tạo nên những hang động kỳ thú.
Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát
trắng táp lên từ sóng biển. Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu
trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá
ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng.
II. Mô tả điểm khảo sát
1. Quảng Ninh 1: Đường đi Đầm Hà
Thời gian khảo sát: 1h30’ chiều 9/1/2009
Vị trí địa lý: X: 755669, Y: 2361858
Khảo sát bậc thềm tích tụ tuổi Q
2
3
Đặc điểm địa hình: Phía dưới bậc thềm là đá gốc Jura-Hà Cối có màu tím gan gà, phía
trên là bậc thềm tích tụ có màu vàng bề mặt thềm tích tụ dày 2,5-3 m.
Đặc điểm vật liệu: Thành phần cấu tạo vật liệu của bậc thềm có lẫn cả cuội sỏi granit,
thạch anh. Phần chân đế là đá trầm tích có thành phần vật liệu cát bột kết.
Nguồn gốc địa hình: Phần đế phía dưới là đá trầm tích Jura-Hà Cối thành tạo trong
môi trường lục địa khô bị oxy-hóa nên có màu tím, thành phần vật liệu cát bột kết.
Bậc thềm phủ lên trên thành phần vật liệu đa dạng được mang từ các khối núi ở Bình
Liêu trong quá trình tích tụ
Vết lộ đá gốc Jura-Hà Cối
2. Quảng Ninh 2: Sông Đầm Hà

Thời gian khảo sát: 2h chiều 9/1/2009
Vị trí địa lý: X: 760501, Y: 2361449
Khảo sát sông Đầm Hà
Đặc điểm địa hình: Tướng lòng sông có rất nhiều cuội sỏi, vật liệu bãi bồi cũng chỉ
toàn cát và sạn, trục động lực dòng chảy nhận rõ. Vết tích bị phá của cùng bờ lồi bên
kia sông. Quan sát mặt cắt sông có 3 bậc thềm, bị chia cắt do quá trình sử dụng. Bờ
cao ven lòng được đắp lên thành đường đi.
Đặc điểm vật liệu: Cuội granit phức hệ Bình Liêu kích thước to nhỏ khác nhau.
Nguồn gốc địa hình: Do địa hình trong vùng có độ chia cắt sâu lớn nên sông ngắn,
dốc. Sông từ thượng lưu xuống luôn hạ lưu mà không có đoạn trung lưu hoặc trung
lưu rất ngắn. Vì vậy mà bãi có nhiều cuội sỏi, vật liệu rất thô. Cũng do nguyên nhân
sông dốc ngắn mà khi lũ về, tốc độ dòng lớn vì vậy mà thường đục thủng các khúc
uốn tạo ra các đảo giữa sông
Hiện trạng: người dân đang khai thác cuội sỏi và cát để làm vật liệu xây dựng
Bờ sông Đầm Hà
3. Quảng Ninh 3: Đầm Buôn
Thời gian khảo sát: 4h30’ chiều 9/1/2009
Vị trí địa lý: X: 771348, Y: 2360636
Khảo sát bãi triều khu vực Đầm Buôn
Đặc điểm địa hình: Đây là khu vực bãi triều nằm trong vụng Hà Cối, có hướng TB-
ĐN, bên ngoài được bao quanh bởi dãy đảo ngoài khơi. Mực nước triều cao nhất đo
được là 4,8 m. Thời gian khảo sát trùng với khoảng thời gian triều kiệt nên nhìn rõ vật
liệu của bãi triều gồm nhiều cuội sỏi ở phía dưới, bùn cát nằm trên khá mỏng có rừng
ngập mặn phát triển ở phía trên.
Đặc điểm vật liệu: Cuội sỏi granit phức hệ Bình Liêu do sông Đầm Hà mang ra
Nguồn gốc địa hình: Khu vực này do có dãy đảo ngoài khơi chắn nên tác dụng của
sóng hầu như rất ít ảnh hưởng. Nhưng quá trình tích tụ vật liệu ở đây yếu là do chịu
ảnh hưởng có thủy triều. Do mực triều lên xuống ở đây rất cao nên khi rút một lượng
lớn vật liệu bùn cát bị cuốn ra ngoài khơi. Những nơi có vật liệu mịn thì thường do
rừng ngập mặn ở phía trên giữ lại.

Hiện trạng: người dân hút cát ở ngoài xa mang về làm vật liệu xây dựng, và ngăn đập
làm đầm nuôi tôm.
Bãi triều
Vật liệu bãi triều
4. Quảng Ninh 4: Cầu Đồng Lốc
Thời gian khảo sát: 4h45’ chiều 9/1/2009
Vị trí địa lý: X: 764527, Y: 2362743
Khảo sát đoạn sạt lở do lũ
Đặc điểm địa hình: Lòng sông có những tảng cuội rất lớn xen lẫn với cuội nhỏ, con
đường vắt qua sông bị phá hỏng do lũ. Hai bên bờ bị sạt lở mạnh, cây cối đổ rạp về
hướng hạ lưu. Một đoạn khúc uốn bị đục thủng
Hiện trạng: người dân chọn cuội làm vật liệu xây dựng ở hai bên bờ sông, nhà dân
xây dựng trên bãi bồi rất nguy hiểm
Lòng sông và con đường sau khi bị lũ tàn phá
5. Quảng Ninh 5: Đường đi Cái Bầu
Thời gian khảo sát: 8h sáng 10/1/2009
Vị trí địa lý: X: 763032, Y: 2362647
Khảo sát địa hình đồi thấp
Dãy đồi núi thấp chạy theo phía Bắc có độ chênh cao tương đối trung bình từ 10-25 m
Địa hình đồi núi thấp
6. Quảng Ninh 6: Cầu Tiên Yên
Thời gian khảo sát:
Vị trí địa lý: X: 750267, X: 2360311
Khảo sát dấu vết do lũ lụt gây ra
Đặc điểm địa hình: Từ cầu có thể nhìn thấy vết tích của trận lũ lớn năm 2008 như rác
vẫn còn thấy trên ngọn cây, cây nghiêng ngả về phía hạ lưu, các dòng cạn là kết quả
của dòng lũ đục qua
Hiện trạng: Nhà dân xây sát khu vực bãi bồi cao sẽ nguy hiểm khi có lũ lớn xuất hiện
như đợt lũ năm 2008
7. Quảng Ninh 7: Cầu Khe Tiên

Quan sát khu vực bị nước lũ chọc thủng qua. Điều đáng nói là khu vực bị cắt qua là
khu vực nhân sinh nên gây ra nhiều thiệt hại.
Đặc điểm địa hình: Trước đây có thể đây đã từng là lòng sông cổ, nhưng do quá trình
uốn khúc của dòng sông mà lòng sông hiện nay cách xa đây. Khi nước lũ quá mạnh sẽ
đục thủng phía cổ khúc uốn, hình thành dòng mới.
8. Quảng Ninh 8: Cảng Mũi Chùa
Thời gian khảo sát:
Vị trí địa lý: X: 754883, Y: 2355463
Đặc điểm địa hình: Thuộc vùng biển Tiên Yên, lượng trầm tích mỏng, những nơi có
sú vẹt thì nền phía dưới là đá gốc hệ tầng Jura-Hà Cối khác với biển Đầm Hà là cuội
sỏi từ núi thuộc phức hệ Bình Liêu.
Đặc điểm trầm tích: Đá gốc thuộc hệ tầng Jura-Hà Cối phủ trên là lớp trầm tích đất
màu vàng
Nguồn gốc địa hình: Tuy sông Tiên Yên hình thành trên một đứt gãy kéo dài từ Cao
Bằng, Lạng Sơn nhưng diện tích lưu vực sông nhỏ hẹp và kết hợp với dòng thủy triều
lên cao nên lượng trầm tích bị lôi ra ngoài xa
9. Quảng Ninh 9: Đường đi ra khỏi Cảng Mũi Chùa
Thời gian khảo sát:
Vị trí địa lý: X: 749671, Y: 2359103 H: 32m
Khảo sát một khối trượt
Đặc điểm địa hình: Là một khối trượt nằm bên đường giao thông. Lớp vỏ phong hóa
dày, mặt trượt dốc.
Nguồn gốc địa hình: do quá trình làm đường đã cắt sâu vào phần chân núi làm mất
cân bằng trọng lực. Kết quả khi có mưa lớn, nước thấm qua tầng phong hóa ngấm
xuống mặt trượt, lớp đá gốc không thấm nước vì vậy ma sát giữa lớp vỏ phong hóa
phía trên với đá gốc giảm gây ra trượt lở
Hiện trạng: khối trượt vẫn còn khả năng tiếp tục gây nguy hiểm cho giao thông đi lại
qua tuyến đường, đặc biệt là khi có mưa.
Khối trượt nằm bênh cạnh đường giao thông
10. Quảng Ninh 10: Khe Rè

Thời gian khảo sát: 11h45’ ngày 10/1/2009
Vị trí địa lý: X: 744976, X: 2327697
Khảo sát bãi thải của khu vực khai thác than Cọc Sáu
Đặc điểm địa hình: Vật liệu thải của các bãi khai thác được đổ tập trung tạo thành một
dạng địa hình giống ngọn núi ở phía trên. Trên sườn xuất hiện nhiều vết rạn dài là kết
quả của quá trình trượt. Phía dưới xây dựng đập ngăn vật liệu.
Hiện trạng: do các vật liệu tạo núi nhân tạo là vật liệu bở rời nên dễ gây trượt lở tạo ra
lũ bùn gây nguy hiểm cho các hộ dân sống ở phía dưới.
Vật liệu thải chất thành núi Vật liệu thải rời rạc, không gắn kết
11. Quảng Ninh 11: Cầu Cửa Ông
Thời gian khảo sát:
Vị trí địa lý: X: 747017, Y: 2327697
Khảo sát đứt gãy kiến tạo phay thuận trên đường đi
Đứt gãy kiến tạo phay thuận
12. Quảng Ninh 12: Bãi Triều Vân Đồn
Thời gian khảo sát: 2h chiều ngày 10/1/2009
Vị trí địa lý: X: 743740, Y: 2328383
Khảo sát bãi triều
Hình thành do di chuyển bồi tích dọc TB-ĐN, chịu tác động đồng thời của sông. Bờ
biển bị xói lở, lộ đá
Đoạn bờ xói lở
Bãi triều Vân Đồn
13. Quảng Ninh 13: Suối Lộ Phong
Thời gian khảo sát:
Vị trí địa lý: X: 725954, Y: 2317317
Vật liệu thải khai thác than chảy ra từ bãi thải
Tuy có lưới chắn nhưng vật liệu vẫn đổ ra rất nhiều. Lưới chắn này về mùa lũ sẽ là
nơi tích lũy năng lượng của dòng do vật liệu thải ở lưới cản dòng chảy. Nếu dòng quá
lớn thì đến lúc nào đó lưới sẽ bị phá vỡ, vật liệu tích tụ từ trước cùng dòng tạo thành
lũ bùn, rất nguy hiểm cho khu vực phía dưới

Vật liệu từ bãi thải chảy qua cống
Lòng sông chứa đầy vật liệu từ bãi thải
14. Quảng Ninh 14: Cầu Bang
Thời gian khảo sát:
Vị trí địa lý: X: 428436, Y: 2193614
Vật liệu tích tụ tự nhiên rất ít, tốc độ bồi lấp mạnh do khai thác than và san lấp mặt
bằng.
Hiện trạng: thành phố đang xây dựng tuyến đường giao thông qua cầu Bang. Vật liệu
xây dựng ngổn ngang, bụi từ công trình đang thi công ảnh hưởng rất lớn đến người
dân đang sinh sống gần đó.
III. Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên
Trong cả tuyến hành trình đi qua các huyện của tỉnh Quảng Ninh, vấn đề môi trường nổi
lên rõ nhất là việc xử lý vật liệu thải từ các mỏ khai thác than. Ở Cẩm Phả vật liệu thải từ
2 mỏ than lớn gần đó là Cọc Sáu và Đèo Nai được đổ tập trung thành đống giống như các
dãy núi nhân tạo có chiều cao hàng trăm mét. Cách xử lý vật liệu như vậy gây nguy hiểm
cho những cư dân sống ở phía dưới chân những núi vật liệu thải này. Vì hầu hết vật liệu
tạo núi đều là vật liệu bở rời, không gắn kết với nhau, tất cả các sườn đều trơ vật liệu thải,
không hề có thực vật phát triển. Khi mùa mưa đến sẽ gây ra hiện tượng trượt lở nghiêm
trọng. Hiện nay từ khoảng cách xa cũng có thể nhìn thấy các vết nứt lớn kéo dài hàng
chục mét trên bề mặt sườn, đó chính là tiền đề để các khối trượt hình thành.
Ngoài cách đổ tập trung thành “núi”, vật liệu thải còn là nguồn nguyên liệu để lấn biển.
Nguy hiểm ở đây là người dân chỉ đổ vật liệu thải chứ không hề làm kè. Thiếu kè bên
ngoài sẽ gây ra 2 nguyên nhân: một là khu vực mới lấn ra sẽ không có kết cấu ổn định do
sóng biển bên ngoài sẽ xói các bờ vật liệu bở rời rất nhanh, thứ hai là chính các nguồn vật
liệu mà sóng mang ra lắng đọng bên ngoài gây ra hiện tượng sa bồi ở một số nơi và ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái biển bên ngoài.
Các lòng sông ở khu vực gần bãi thải bị ô nhiêm ngiêm trọng, dưới đáy là một tầng trầm
tích vật liệu thải rất dày do nước đưa từ phía thượng nguồn là các bãi thải xuống. Nước
có màu vàng đến đỏ do ô nhiễm sắt. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng đổ ra biển, hệ quả gây
ra nước biển cũng bị ô nhiễm. Vịnh Cửa Lục 15 năm trước đây là một đầm nuôi tôm

nhưng bây giờ đã không còn do tôm không sống được trong môi trường nước ở đây.
Trong 10 năm trở lại đây, Quảng Ninh phát triển về kinh tế rất mạnh từ những nguồn lợi
về khoáng sản, tự nhiên của tỉnh. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh nhưng thiếu sự quy
hoạch tổng thể nên đã gây lên sự lộn xộn. Cảnh quan tự nhiên dành cho du lịch đang mất
dần thay vào đó là những nhà máy xi măng và khu vực khai thác than.
Đề nhằm làm giảm tác động của vật liệu thải đến môi trường, người ta đã cho xây dựng
các đập chắn, ngăn cho vật liệu thải không chảy xuống các sông. Nhưng những con đập
này quá bé so với những núi vật liệu thải phía trên nên đã làm phản tác dụng ban đầu của
nó. Con đập giờ trở thành nơi tích lũy năng lượng và vật liệu của dòng lũ bùn phía trên.
Một khi con đập bị vỡ thì khả năng phá hủy của dòng lũ bùn phía trên là rất lớn
Kết luận
Tuyến hành trình của đợt thực tập đã đi qua những điểm nóng về môi trường và tai biến
của tỉnh Quảng Ninh, đã cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm quý báu trong việc
quan sát những điều kiện có thể gây ra các tai biến thiên nhiên, xác định những mối quan
hệ qua lại giữa các nhân tố tự nhiên và nhân tố nhân sinh. Giúp sinh viên nhớ lại các kiến
thức đã học và nắm được những cách sử dụng GPS và bản đồ. Sinh viên xin chân thành
cám ơn các thầy giáo đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên trong đợt thực tập.

×