Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại trường Mầm Non Hưng Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.23 KB, 31 trang )

Báo cáo thực tập sư phạm
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do viết báo cáo thu hoạch.
2/ Nhiệm vụ và phạm vi báo cáo thu hoạh.
3/ Lịch trình thực tập sư phạm.
4/ Kế hoạch cho từng nội dung thực tập sư phạm.
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC
1/ Tìm hiểu thực tế chăm sóc sức khỏe giáo dục của trường thực tập và địa
phương nơi trường đóng.
2/ Thực tập về công tác chủ nhiệm.
3/ Thực tập giảng dạy.
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1/ Đánh giá chung.
2/ Chuyển biến về nhận thức cá nhân của bản thân.
3/ Bài học kinh nghiệm.
PHẦN IV: NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN VÀ CAC
BẠN TRONG NHÓM
1/ Nhận xét của bạn trong nhóm.
2/ Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.

GSTT: CAO THỊ HỒNG
1
Báo cáo thực tập sư phạm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Họ và tên:CAO THỊ HỒNG
Giới tính: Nữ
Năm sinh: 1991
Chuyên nghành đào tạo: Trung cấp Mầm Non.
Lớp: SPMN K 1A. Khoa: Sư Phạm.


Trường: Đại Học Thủ Dầu Một.
Hệ đào tạo: Trung cấp
Khóa đào tạo: 2008 - 2011
Thực tập tốt nghiệp tại trường Mầm Non Hưng Hòa

GSTT: CAO THỊ HỒNG
2
UBND tỉnh Bình Dương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Báo cáo thực tập sư phạm
Mở đầu bài báo cáo này cho em gởi đến các thầy cô lòng biết ơn, lòng biết ơn
sâu sắc đã tận tình giúp đỡ em, truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới
những bài học mới và những bài học hôm nay chúng em đã đúc kết suốt cuộc
đời “trồng người” nó là hành trang giúp chúng em vững bước trên tương lai
của sự nghiệp trồng người, đó là nghề cao quý trong xã hội, đúng như ông cha
ta đã nói:
“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Một chữ cũng thầy nữa chữ cũng thầy”.
Câu nói ấy đã khắc ghi sâu trong trí em không biết từ lúc nào, luôn nhắc
nhở em phải luôn biết ơn, tôn trọng những người đã dẫn dắt chỉ bảo cho mình.
Xin chân thành cảm ơn! Ban lãnh đạo nhà trường cùng quý thầy cô giáo
viên trường Đại Học Thủ Dầu Một, đã tận tình giảng dạy và đã tạo điều kiện
cho em trong những lúc học ở trường, đặc biệt là cô hướng dẫn đoàn Thực tập
cô Trần Thị Phương Anh , đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo
này.
Em xin chân thành cảm ơn! Ban giám hiệu trường Mầm Non Hưng Hòa
và các cô trong trường đặc biệt là các cô Trường MN Hưng Hòa đã tận tụy giúp
đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới giúp em hoàn
thành bài báo cáo thu hoạch này. Đại Học Thủ Dầu Một là nơi thứ hai sinh ra
em, còn trường Mầm Non Hưng Hòa là nơi chập chững bước vào nghề sư

phạm.
Chúng ta thường nghe câu nói: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Đúng là như vậy qua hai tháng đi thực tập tuy thời gian không dài nhưng em đã
học được rất nhiều kinh nghiệm từ các cô.

GSTT: CAO THỊ HỒNG
3
Báo cáo thực tập sư phạm
Nhìn cô quan tâm đến các cháu mà em cảm thấy lòng mình được ấm lại.
Nếu cho em một điều ước, em ước mình được nhỏ lại, rồi cũng được các cô
chăm sóc và vỗ về.
Từ suy nghĩ đó em đã quyết tâm thực hiện tốt đợt thực tập này, để cũng
được như các cô.
Cuối cùng cho em xin kính chúc tất cả các cô có thật nhiều sức khỏe, thật
nhiều hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống và trong sự nghiệp mình đã
chọn.
Em xin cảm ơn các cô rất nhiều!

GSTT: CAO THỊ HỒNG
4
Báo cáo thực tập sư phạm
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ LÝ DO VIẾT BÁO CÁO THU HOẠCH:
Trong thời gian thực tập tại trường Mầm Non Hưng Hòa. Baó cáo thu hoạch
có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả mọi người muốn khẳng định kết quả làm việc của
mình. Đặc biệt là đối với những sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp và muốn
người khác công nhận kết quả làm việc đó.
Chính vì vậy mà các nhà làm công tác giáo dục cần phải thấy rõ việc quan
trọng của việc viết báo cáo thu hoạch, vì nó giúp họ củng cố cũng như tạo điều

kiện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời phát huy tính sáng tạo rèn luyện
chuyên môn tích lũy kinh nghiệm kiến thức bổ sung và các nhóm kinh nghiệm của
mình tạo sự hiểu biết rộng hơn.
Trong thời gian thực tập tại trường Mầm Non Hoa Hưng Hòa thời gian tuy
không dài, em cảm thấy mình học được rất nhiều từ các cô ở đó và sự nổ lực của
bản thân giúp em tự tin hơn khi trở thành một giáo viên trong tương lai cùng một
số phương pháp và kỹ năng sư phạm đã trang bị trước khi đi thực tập.
Qua hai tháng đi thực tập em nhận thấy rằng học sinh nhà trẻ mẫu giáo tuy
bướng bỉnh, khó hiểu về hành động suy nghĩ của trẻ khiến ta cảm thấy khó dạy
nhưng nếu chúng ta nắm vững đặc điểm cá nhân trong học tập, trong lao động vui
chơi cũng như nghỉ ngơi của trẻ, chúng đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn, dễ
thương. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ nhất ở học sinh lớp mình chủ nhiệm.
* Trong thời gian học tập và công tác chủ nhiệm em đã đạt được một số kết
quả đáng khích lệ như sau:

GSTT: CAO THỊ HỒNG
5
Báo cáo thực tập sư phạm
Hoàn thành tốt các tiết dạy của mình theo quy định.
Thực hiện tốt các quy định cả trường, của chuyên môn, của tác phong sư
phạm.
Giáo dục một số cháu chưa có ý thức học tập tốt.
Tạo mối quan hệ tốt giữa giáo sinh với giáo viên hướng dẫn, giáo sinh với
cô trong trường thực tập, giáo sinh và học sinh… làm cho các cháu học sinh học
sinh trong lớp gần gũi nhau hơn.
Với sự giúp đỡ của các cô ở trường Mầm Non Hưng Hòa
Cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường Hưng Hòa
2/ NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI BÁO CÁO
* Nhiệm vụ:
- Báo cáo là báo cáo những vấn đề hoạt động dạy và học tập trong thời gian

thực tập tại trường.
- Những công việc chính trong đợt thực tập:
- Tìm hiểu thực tế giáo dục
- Soạn giáo án
- Dự giờ mẫu
- Thực tập công tác chủ nhiệm
- Thi giảng
- Ngoài việc giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm em còn làm được một số
công việc sau:
- Tham gia với các giáo viên đón trẻ trả trẻ.
- Tham gia phụ cô giáo cho trẻ dùng bữa.
- Cùng với trẻ vui chơi, sinh hoạt, được gần gũi trẻ.
- Làm một số thao tác vệ sinh cho trẻ, phòng học cho trẻ.
- Biết làm một số hoạt động của nhà trẻ và mẫu giáo.

GSTT: CAO THỊ HỒNG
6
Báo cáo thực tập sư phạm
* Phạm vi viết báo cáo:
- Phạm vi viết báo cáo thu hoạch rất ngắn vì thời gian thực tập ở trường mầm
non Hưng Hòa chỉ có 8 tuần(07/ 03 - 29/ 04/ 2011) với quy mô chỉ trong 8 tuần em
trực tiếp dạy 4 tiết mẫu giáo, 4 tiết nhà trẻ cùng với việc làm công tác chủ nhiệm.
- Thực tế thì em phải luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành được tốt nhiệm vụ
được giao trong đợt thực tập này, nhưng phạm vi báo cáo rất ngắn chỉ qua sự chỉ
dẫn của ban giám hiệu của trường Mầm Non Hưng Hòa cùng với giáo viên hướng
dẫn và bạn bè.
3/ LỊCH TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM
Tuần lễ Nội dung công việc Ghi chú
Từ ngày 07/ 03/ 2011
đến ngày 15/ 03/ 2011

Nghe báo cáo của nhà
trường và địa phương.
Dự giờ giảng mẫu nhà
trẻ, mẫu giáo.
Từ ngày 15/ 03/ 2011
đến ngày 11/ 04/ 2011
Học sinh hoàn thiện bài
giảng, đồ dùng dạy học,
tập giảng theo nhóm.
Từ ngày 11/ 04/ 2011
đến ngày 29/ 04/ 2011
Thực tập nhà trẻ, mẫu
giáo, hoàn thành bài
thu hoạch cá nhân, tổng
kết thực tập sư phạm.
4/ KẾ HOẠCH CHO NỘI DUNG THỰC TẬP GIẢNG DẠY:
- Tìm hiểu thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.
- Nghe baó cáo về hoạt tình hình hoạt động của trường, và địa phương nơi
trường đóng.
Tìm hiểu gia đình trẻ, biết thêm thói quen hoạt động của trẻ ở nhà để có sự
phối hợp gia đình và nhà trường.

GSTT: CAO THỊ HỒNG
7
Báo cáo thực tập sư phạm
* Kế hoạch tìm hiểu và thu thập thông tin:
Thu thập thông tin qua báo cáo về tình hình hoạt động của trường và công
tác chủ nhiệm lớp của các cô.
Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm lớp, nắm tình hình sinh hoạt, đặc điểm
của từng lớp đề ra kế hoạch phù hợp cụ thể.

* Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:
Những công việc hàng ngày.
Lên kế hoạch cụ thể cho từng phần.
Cô đến sớm mở phòng, làm vệ sinh lớp, vệ sinh đồ dùng, vệ sinh cá nhân
cho trẻ , chuẩn bị ca uống nước, khăn lau mặt.
Đón trẻ
Thể dục sáng
Trẻ ăn sáng
Thực tập giảng day
Vệ sinh
Ăn trưa
Trẻ ngủ trưa
Hoạt động chiều
Ăn chiều
Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ
Dọn dẹp kiểm tra phòng khi ra về

GSTT: CAO THỊ HỒNG
8
Báo cáo thực tập sư phạm
KẾ HOẠCH CHO TỪNG NỘI DUNG DỰ GIỜ GIẢNG MẪU
CỦA TRƯỜNG MẦM NON HƯNG HỊA
III/ LỊCH TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM .
Thời gian Nội dung
2/3/2009 - Nghe báo cáo của cô hiệu trưởng về tình hình
trường mầm non Hoa Cúc I và nghe báo cáo về
công tác chủ nhiệm lớp của cô Nguyễn Thò
Hồng – Giáo viên chủ nhiệm nhóm IC.
3/3/2009 - Dự giờ giảng mẫu lớp lá 3

4/3/2009 - Dự giờ giảng mẫu nhà trẻ nhóm IC
5/3/2009 - Dự giờ giảng mẫu lớp lá 3
6/3/2009 - Dự giờ giảng mẫu nhà trẻ nhóm IC
9/3/2009 - Dự giờ giảng mẫu lớp lá 3
10/3/2009 - Dự giờ giảng mẫu nhà trẻ nhóm IC
11/3/2009 - Dự giờ giảng mẫu lớp lá 3
13/3/2009 - Dự giờ giảng mẫu lớp lá 3
16/3->
27/3/2009
- Soạn giáo án làm đồ dùng, tiếp xúc làm
quen trẻ, tập giảng, tiếp xúc trao đổi với phụ
huynh trong giờ đón trẻ và trả trẻ.
- Tìm hiểu đòa phương, thu thập thông tin viết
báo cáo.
30/3/ ->
6/4/2009
- Thực hiện tiết dạy ở lớp lá 3, làm công tác
chủ nhiệm
- Dư tiết dạy của bạn trong nhóm.
7/4/ ->
14/4/2009
- Thực hiện tiết dạy ở nhà trẻ nhóm IC, làm
công tác chủ nhiệm.
- Dự tiết dạy của bạn trong nhóm.
15/4-
>24/4/2009
- Viết báo cáo thu hoạch.
- Tổng kết thực tập.



GSTT: CAO THỊ HỒNG
9
Báo cáo thực tập sư phạm
PHẦN II
A/ NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
* Ý THỨC:
Trong công việc thì luôn làm hết mình, và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
và luôn chịu trách nhiệm với công việc của mình. Không nên tự cao với những
việc mà mình đã đạt được.
Luôn đặt ra yêu cầu đối với bản thân mình là phải làm sao cho trẻ phát triển
mọi mặt:
Nhà trẻ phát triển bốn mặt: Nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, thể lực.
Mẫu giáo phát triển năm mặt: Nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, thể lực, thẩm
mỹ.
* TINH THẦN:
Luôn có tinh thần nhiệt tình, không ngại vất vả với công việc, luôn hòa đồng
với mọi người, hòa nhã, thân thiện với đồng nghiệp, phụ huynh, yêu thương trẻ
như con.
* TÌM HIỂU THÁI ĐỘ THỰC TIỄN:
Trong cuộc sống cũng như công việc mình phải luôn tìm hiểu thực tiễn. Đối với
giáo viên mầm non thì phải tìm hiểu tâm sinh lý đặc điểm của từng trẻ. Vì mỗi trẻ
có một môi trường sống khác nhau. Cô nắm rõ những trẻ nào quậy, biếng ăn…
NHỮNG KẾT QUẢ CỤ THỂ:
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG:
1,Vị trí địa lý:
Xã Hưng Hòa là xã nông nghiệp nằm về hướng đông bắc của huyện Bến Cát
cách trung tâm huyện 28km .Toàn xã có 6 ấp vớ tổng diện tích tự nhiên là 2337ha.
+Phía đông giáp xã phước hòa,Phú Giáo
+Phía Tây giáp xã Lai Hưng,Lai Uyên ,Bến Cát


GSTT: CAO THỊ HỒNG
10
Báo cáo thực tập sư phạm
+Phía nam giáp xã Tân Bình ,Tân Uyên ,Chánh Phú Hòa ,Bến Cát
+Phía bắc giáp xã Lai Uyên ,Bến Cát ,Tân Long ,Phú Giáo
Dân số toàn xã có 1.113,hộ dân :5.343 khẩu.Trong đó :Trên 80% hộ dân là công
nhân Nông trường cao su Hưng Hòa
2,Đặc điểm tình hình của đơn vị
*Thuận lợi:
-Đươc sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương và ngành
-Đội ngũ ham nhiệt tình ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn
-Phụ huynh học sinh nhiệt tình đóng góp đầy đủ theo quy định
*Khó khăn:
-Máy vi tính cũ chất lượng kém (3 máy của lớp MG đang sử dụng)
-Điều kiện CSVC như phòng học ,sân chơi … chưa đủ ,chưa đạt theo yêu cầu
của ngành học
-Kinh phí trang bị thiết bị điện tử sử dụng chuyên môn chưa được thống nhất
giữa ngành giáo dục và tài chính như (Ti Vi .Đấu máy)
a,Phát triển quy mô ,mạng lưới trường lớp
-Tổng số lớp nhóm :12,gồm 4 nhóm nhà trẻ và 8 lớp MG (Tăng 1 lớp MG so
với năm trước )
-Tỷ lệ học sinh ra lớp:371 cháu ,đạt 71,76% so với trẻ trong địa bàn (chì tiêu
giao 70%).So với những kỳ năm trước tăng 45 cháu
+Nhà trẻ :77 cháu ,vận động ra lớp đạt 37%
+Mẫu giáo :294 cháu ,vận động ra lớp đạt 94
*Biện pháp:
-Kết hợp với đoàn thể ,chính quyền địa phương ,vận động phụ huynh đem con
đến trường ngay từ đầu năm học
-Tuyên truyền tác động tốt đến PHHS đã chuyền biến nhận thức ,xem việc đưa
trẻ đi học MG là nhu cầu thực sự cần thiết


GSTT: CAO THỊ HỒNG
11
Báo cáo thực tập sư phạm
-Tạo niềm tin cho phụ huynh khi gửi con đến trường thông qua việc đổi mới
quản lý bếp ăn ,quản lý đội ngũ thực hiễn quy chế chuyên môn
+Tổng số CB,GV,CNV:43 người .Trong đó:
Ban giám hiệu :2
Giáo viên dạy lớp1:27
Bào mẫu :3
Nhân viên :11(Cấp dưỡng :7,Kế toán:1,Văn thư:1.Bảo vệ:1,NVVP:1)
b,Chất lượng chăm sóc ,nuôi dưỡng ,giáo dục trẻ
-Trẻ phát triển hài hòa ,mạnh dạn tự tin .trẻ thừa cân có 3 cháu
-Trẻ SDD cân nặng :còn 25 cháu -6,44(giảm 35 cháu)
-Tiền ăn MG :14.000đ .nhà trẻ :12.000đ.Cao hơn năm trước :2.000đ
-Thành phần CAlo đạt từ 55-60% theo quy định
*Biện pháp :
-Tăng cường phối hợp đa dạng các loại lương thực thực phẩm (thịt
bò.gà,lợn,các loại nấm rơm,đẩu hũ…)thực đơn tuần đa dạng cách chế biến như:thịt
bò xào chua ngọt ,bò sốt đẫu hà lan …)
-Tăng cường chế biến món ăn phụ (yaourt,bánh khoai lang,sữa đẫu xanh…)
-Tăng cường cho trẻ toàn trường uống sữa bột 3 lần/tuần (Nutrifood,cô gái hà
lan)
-Tăng cường chăm sóc vệ sinh ,phối hợp với phụ huynh bồi dưỡng them cho trẻ
mới khôi phục sức khỏe
-Theo dõi nhắc nhở phụ huynh khám và điều trị kiệp thời đối với trẻ có biểu
hiện bệnh (viêm phế quản,đau mắt )
-Mỗi lớp có bảng phân công GV thực hie7n5 cụ thể từng nhiệm vụ chăm sóc
giờ ăn ,ngủ và thực hiện thao tác vệ sinh
-Có lập bảng phân công cụ thể từng công việc của cấp dưỡng treo trong bếp

phân công nhân viên phục vụ sử dụng máy giặt để giảm tải sức lao động cho GV

GSTT: CAO THỊ HỒNG
12
Báo cáo thực tập sư phạm
-Hiệu trưởng xây dựng bảng định lượng và nhu cầu lương thực ,thực phẩm cho
trẻ MN ,phổ biến chỉ đạo cho tất cả cấp dưỡng đều biết để thực hiện
-Hướng dẫn tập huấn cho cấp dưỡng cách pha sữa,cách chia khẩu phần ăncho
trẻ của từng loại thực phẩm đã thành phẩm
-Thủ quỹ có sổ theo dõi nhập ,hàng đúng quy trình tay 5(thủ kho,kế toán .tổ
nuôi.người nhận ,BGH)
-Công khai tiền ăn minh bạch rõ ràng trên bảng hang ngày .Những ngày cúp
điện trường vẫn đảm bảo chi đủ tiền ăn cho trẻ bằng cách cấp them cho mỗi trẻ 1
hộp sữa tươi 110ml vào buổi trưa sau khi trẻ ăn xong
*Chất lượng GD:
-Thực hiện trương trình GDMN mới :8 lớp MG và 2 nhóm I
-80% GV thực hiện khá tốt chương trình MN mới
-100%các lớp đều có lưu sàn phẩm và đánh giá trẻ cuối giai đoạn trong từng độ
tuồi
-100% lớp có tạo môi trường cho trẻ hoạt động
*Biện pháp :
-Bo6i82 dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ chức hoạt động cho trẻ qua thực tế
sau khi kiểm tra rút kinh nghiệm ,củng cố từng phần ví dụ:Hướng dẫn tồ chức góc
phân vai, xây dựng …trong HĐVC .Hướng dẫn GV cách tổ chức cho trẻ chơi trò
chơi dân gian ,vận động theo khồi,lớp
-GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy thành thạo hơn
-Tăng cường đồ dung đồ chơi theo thông tư 2 bộ của bộ GD và ĐT ban hành về
danh mục đồ dung đồ chơi tối thiểu cho lớp nhả trẻ ,MG
-Có trang bị them 2 máy vi tính và phần mềm trình Kidsmart cho trẻ lớp chồi và
mầm được chơi

-Xây mới nhà vệ sinh khép kín cho 2 lớp chồi sử dụng
C, Yếu tố điều kiện có tác động tích cực ,trực tiếp đến việc phát triển GD
MN tại địa phương đạt kết quả tốt

GSTT: CAO THỊ HỒNG
13
Báo cáo thực tập sư phạm
-Các ban ngành luôn có sự quan tâm ,hỗ trợ nhà trường trong công tác quản lý
-Có đề án xin công ty cổ phần cao su hỗ trợ 2 hecta đất để phát triển thêm
1trường Mn
2,Phương pháp ,biện pháp giải quyết những hạn chế và khó khăn trong
thực tiễn đơn vị
-Xin cấp mới 3 máy vi tính
-Tiếp tục đầu tư bồi dưỡng chuyên môn giáo viên ,cấp dưỡng
3.ý kiến đề suấ với bộ sở
-Điều chình một số haạng mục đồ dùng trong danh mục theo thông tư 2 dùng
cho GDMN phù hợp tại địa phương hơn

GSTT: CAO THỊ HỒNG
14
Báo cáo thực tập sư phạm
B/ THỰC TẬP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
NHÓM :1B
GSTT :CAO THỊ HỒNG
GVHD :TRẦN THỊ XUYẾN
I/ Đặc điểm tình hình :
Sỉ số cháu hiện nay: 26trẻ
Nam: 11 trẻ
Nữ: 20trẻ

SỨC KHỎE:
-Kênh A:26 trẻ (12 nam,18 nữ)
-Kênh B:1 trẻ
-Suy dinh dưỡng :1tre3
-Thành phần GĐ
+Con công nhân :16
+Con dân:10
-Học tập vui chơi và các hoạt động khác
Ưu điểm:
-Là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia nên trang thiết bị được bổ sung theo yêu
cầu chăm sóc GD trẻ
-GV nhiệt tình trong công tác .Nắm được phương pháp giảng dạy theo hướng
đổi mới ,dạy trẻ theo phương pháp tích hợp
-Trẻ có ý thức trong việc vệ sinh ,ăn uống ,học tập
-Một số trẻ khả năng tiếp thu nhanh như:Cẩm Loan.Kiều Vi…
-Đa số trẻ chú ý tập trung vào các hoạt động và lắng nghe cô nói
-Vì chăm sóc sức khỏe tốt nên đa số trẻ nằm trên kênh A :96,15%

GSTT: CAO THỊ HỒNG
15
Báo cáo thực tập sư phạm
Tồn tại:
-Cháu còn nhỏ nên nghỉ bệnh nhiều ,tỷ lệ chuyên cần thấp
-Trong lớp còn 1 số trẻ ăn chậm ,biếng ăn như :Đức Huy…
-Trẻ ở trên kênh B còn 1 trẻ chiếm 3.85%
-Cháu còn đi học trễ
II,Nhiệm vụ công tác chủ nhiệm trong thời gian thực tập
-Công tác xây dựng tập thể học sinh :
+Tìm hiểu hồ sơ ,sồ sách cùa GVCN ,cách ghi chép ,soạn các biểu bảng
+Nắm sĩ số trẻ ,làm quen với trẻ về:tên ,sở thích ,các đặc diểm cà nhân khác .

+Trò chuyện với trẻ ,giúp đỡ trẻ chậm phát triển ,sức khỏe yếu ,trẻ cá biệt
+Tiếp xúc với phụ huynh trong giờ đón ,trả trẻ
+Lên lớp và làm công tác chủ nhiệm nhóm 1B ngày 14-4-2011 ,với tất cả các
hoạt động
III/ Nội dung và biện pháp thực hiện:
STT NỘI
DUNG
BIỆN PHÁP THỜI
GIAN
GHI
CHÚ
1 Vệ sinh
lớp –
đón trẻ –
điểm
danh
Cô vệ sinh trong và ngoài lớp sắp xếp lại
phòng học.
Trong khi đón trẻ cô phải có thái độ, cử chỉ
nhẹ nhàng, ân cần, niềm nở. Luôn quan tâm,
động viên nhắc nhở trẻ đi học đều, cần phát
hiện những điểm khác lạ của trẻ.
5h30-7h
7h-7h30
2 Thể dục
sáng
Cô nắm đúng số lượng của trẻ và hướng dẫn
cho trẻ xuống sân tập thể dục sáng. Nhắc
nhỡ trẻ giữ nề nếp và tập động tác theo
nhạc.

3 Ăn sáng cô chuẩn bị bàn ghế, khăn, dĩa, chén muỗng
( thừa vài cái). Cô rửa tay trước khi chia
thức ăn cho trẻ ( cô đeo khẩu trang )
Cô đeo yếm cho trẻ

GSTT: CAO THỊ HỒNG
16
Báo cáo thực tập sư phạm
. Cô chia khẩu phần ăn co trẻ. Giới thiệu
món ăn, giáo dục dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn sang ,lau miệng ,uống nước .Sau
đó cô dọn dẹp
4 Hoạt
dộng có
chủ đích
Cô chuẩn bị đồ dùng đầy đủ
8h-8h20
5 Hoạt
dộng có
chủ
đích(kể
chuyện)
Cô chuẩn bị đồ dùng cho cô và cho trẻ ,cô
giới thiệu và hướng dẫn 8h20-8h40
6 Trẻ đi
uống
nước
Cô hướng dẫn và bao quát 8h40-8h55
7 Hoạt
động vui

chơi
Cô chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ. Cô tổ
chức cho trẻ chơi ở các góc. Cô bao quát
hướng dẫn trẻ chơi. Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ
chơi sau khi hết giờ.
8h55-9h25
8 Chơi tự
do
Trẻ chơi theo ý thích 9h25p-9h45
9 Vệ sinh
trước
giờ ăn
Cô cho trẻ đi vệ sinh ,rửa tay ,lau mặt đeo
yếm chuẩn bị cho trẻ ăn
Cô dọn bàn ghế ,khăn dĩa ,lọ hoa ,chén
muỗng
Cô rửa tay trước khi chia tay thức ăn cho trẻ
9h45-10h
10 Ăn trưa Cô chia và bưng thức ăn cho trẻ (cô đeo
khẩu trang)
Cô giới thiệu món ăn
GD DD ,sau khi ăn xong cho trẻ tráng
miệng ,cho trẻ lau miệng ,uống nước ,uống
sữa
10h-11h
11 Ngủ trưa Cô lau phòng học ,sắp xếp nệm cho trẻ
11h-14h
12 Ăn nhẹ Sauk hi ngủ dậy cho trẻ vận động nhẹ
Cho trẻ uống sữa hoặc ăn trái cây 14h-14h15
13 Vệ

sinh
,sinh
Cô cho trẻ ôn lại bài thơ,bài hát theo chủ
điểm
Cho trẻ tích cực vào các trò chơi
14h15-15

GSTT: CAO THỊ HỒNG
17
Báo cáo thực tập sư phạm
hoạt
14 Ăn xế Cô chuần bị bàn ghế ,đeo yếm
Cô chia khẩu phần ăn cho trẻ ,cô động viên
trẻ ăn hết suất .Đút cho tre ăn chậm
Sauk hi ăn cô lau miệng cho trẻ uống nước .
Thay quần áo ,đầu tóc trẻ gọn gàng
15h-16h
15 Trà trẻ Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức
khỏe của trẻ trong ngày
GD trẻ thích đến lớp ,biết chào ba mẹ,chào
cô khi ra về
16h-16h30
IV/ Biện pháp cụ thể:
Đầu năm dựa vào kế hoạch của trường xây dựng kế hoạch cá nhân cụ thể, phù
hợp với tình hình lớp.
Hàng tháng theo dõi việc học tập, để đánh giá trẻ.
Đầu tư soạn giảng chất lượng, lồng ghép các chuyên đề trọng tâm vào các hoạt
động.
Theo dõi sức khỏe hàng quý, giáo án duyệt trước một tuần theo quy định.
Tạo môi trường thân thiện với trẻ trong các hoạt động.

Bản thân tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, làm đồ dùng, đồ
chơi theo dạng mở thực hiện kế hoạch hoạt động theo trường mầm non phát huy
tính tích cực của trẻ.
Phối hợp phụ huynh để giảng dạy chăm sóc tốt.
Khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
V/ Kinh nghiệm trong giảng dạy:
Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tnh thần nghiệp vụ trong công tác, linh
hoạt nhạy bén trong mọi tình huống.
Luôn thực hiện tốt trong quy chế chuyên môn.
Khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua bạn đồng nghiệp,
đầu tư viết sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào giảng dạy.
Tích cực tham gia tốt phong trào thi đạt kết quả cao.
Luôn quan tâm chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, chăm sóc
luôn tạo niềm tin được phụ huynh tin cậy.
Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
GVHD GSTT

GSTT: CAO THỊ HỒNG
18
Báo cáo thực tập sư phạm
TRẦN THỊ XUYẾN CAO THỊ HỒNG

GSTT: CAO THỊ HỒNG
19
Báo cáo thực tập sư phạm
C/ THỰC TÂP GIẢNG DẠY
Ngày: 14-4-2011
Nhóm:1B
Ngày Thời gian Hoạt Động Đề Tài GSTT

14-4-2011 8h-8h20 Âm nhạc Dạy hát:Chú mèo
Nghe hát:Con chim
hót trên cành cây
VĐTN:Kéo cưa lừa
xẻ
CAO THỊ HỒNG
14-4-2011 8h25-8h45 Kể chuyện Thỏ con không
vâng lời
9h-9h30p HĐVC Các con vật nuôi
trong gia đình
9h35-9h55 Thao vệ sinh Rửa tay
Ngày :19-4-2011
Lớp:Mầm 2
19-4-2011 8h-8h40 HĐNT QS con vật thuộc
nhóm gia cầm
CAO
THỊ
HỒNG
8h40-9h LQVH Thơ:Đàn gà con
9h-9h40 HĐVC Đề tài:các con vật
thộc nhóm gia
cầm
15h40-16h NGCN Nêu gương cuối
ngày


GSTT: CAO THỊ HỒNG
20
Báo cáo thực tập sư phạm
PHẦN III

ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC CHUNG
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
1/ ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.1/ Đánh giá về ý thức tổ chức kỷ luật:
Chấp hành nội quy, quy chế thực tập sư phạm.
Thực hiện nội quy, quy chế nghiêm chỉnh chấp hành thời khoa biểu của đoàn
thực tập và sự phân công của giáo viên.
Thực hiện theo hướng dẫn đều hành quản lý, của ban điều quản lý, của ban
điều hành của giáo viên hướng dẫn và trường thực tập sư phạm, luôn hoàn thành
tốt kế hoạch được giao.
1.2/ Về thực hiện các nhiệm vụ:
* Nhận thức cá nhân:
- Trong quá trình thực tập em luôn:
+ Chấp hành nội quy, quy chế thực tập sư phạm, đảm bảo nội quy chất lượng
công tác và quyền lợi của chung đoàn cũng như của trường thực tập.
+ Thực hiện nội quy thực tập nghiêm chỉnh chấp hành thời khoa biểu của
đoàn thực tập và sự phân công của các thầy cô làm hướng dẫn.
Tuân thủ theo sự hướng dẫn điều hành quản lý của ban điều hành các cấp
của giáo viên hướng dẫn đoàn thực tập và trường thực tập sư phạm luôn hoàn
thành tốt các kế hoạch được giao.
1.3/ Việc thực hiện các nhiệm vụ như của một giáo viên của trường thực
tập:
- Nhận thức được nhiệm vụ được giao: Em nhận thấy rằng hơn ai hết, bản thân
em xem đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và phải phấn đấu nhiều hơn nữa để
hoàn thành tốt nhiệm vụ.

GSTT: CAO THỊ HỒNG
21
Báo cáo thực tập sư phạm
- Thực hiện tốt các quy định về sinh hoạt chuyên môn dưới sự quản lý của cô

hướng dẫn.
- Thực hiện tính gương mẫu đối với các cháu, luôn giữ ngôn ngữ mẫu mực,
hành động đúng đắn trang phục, đầu tóc gọn gàng, giản dị phù hợp với hoạt động
sư phạm có tính giáo dục.
- Đối với giáo viên trong trường luôn kính trọng, lễ phép và gần gũi.
1.4/ Đánh giá chung về việc xử lý các quan hệ với các thành viên trrong
đoàn với cán bộ giáo viên và nhân dân địa phương:
Với nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp sau này nên tự bản thân đã tự cố gắng
khắc phục những khuyết điểm hạn chế có một mối quan hệ tốt với các bạn trong
đoàn với cán bộ giáo viên, tạo không khí hòa đồng cho các em cảm thấy tự tin hơn
với nhân dân địa phương: Có những cử chỉ tôn trọng để tạo thiện cảm.
2/ NHỮNG CHUYỂN BIẾN, KỸ NĂNG SƯ PHẠM CỦA BẢN THÂN:
Qua đợt thực tập nàycũng như em mới thấy công lao vất vả của các cô cũng
như những khó khăn trong công tác giảng dạy và trong cuộc sống nhưng vẫn một
lòng vì nghề nghiệp “Trồng người”. từ đó làm cho em thấy quý trọng và yêu mến
cái nghiệp giáo dục hơn.
Trong quá trình lớp thực tập dạy, cũng đã đúc kếy cho mình một số kinh
nghiệm quý giá không nhiều nhưng rất cần thiết, từ phong cách lên lớp đến tri thức
chuyên môn, làm thế nào để tổ chức một lớp học sinh động, biết cách xử lý các
tình huống sư phạm khác nhau một cách tế nhị và có hiệu quả. Tuy nhiên vẫ còn
mắc một số sai sót cần phải khắc phục nhiều để hoàn thiện bản thân. Mong
quý thầy cô và các bạn bỏ qua cho em.
Nâng cao nhận thức giáo dục và nghề dạy học trong giai đoạn mới.
Qua thực tập sư phạm đã rút ra được nhiều phương pháp học và cách tích
lũy kiến thức bổ sung cho việc giảng dạy sau này. Qua việc khảo sát với thực tế, cụ

GSTT: CAO THỊ HỒNG
22
Báo cáo thực tập sư phạm
thể là qua đợt thực tập sư phạm. đây là đợt thực tập quyết định cho em có được thi

tốt nghiệp hay không, cho tôi biết được khả năng học hai năm ở trường sư phạm
của em như thế nào. Nhờ có đợt thực tập này tôi đã tiếp thu được rất nhiều bổ ích,
từ lĩnh vực kiến thức, phương pháp đến những tình huống sử lý sư phạm.
3/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC, KỸ NĂNG GIÁO
DỤC VÀ DẠY HỌC:
Áp dụng được những kiến thức đã học ở trường Đại Học Thủ Dầu Một trong
đợt thực tập sư phạm. Tuy kỹ năng giáo dục của bản thân chưa đạt hiệu quả cao
nhất nhưng cũng được hình thành những nét cơ bản.
Qua từng tiết dạy, khả năng áp dụng kiến thức đã học và kỹ năng giáo dục
càng được nâng cao và hoàn thiện hơn.

GSTT: CAO THỊ HỒNG
23
Báo cáo thực tập sư phạm
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
TỪ ĐỢT THỰC TẬP
Quá trình đi thực tập ở trường Mầm Non Hưng Hòa, tuy khoảng thời
gian thực tập không nhiều nhưng đã giúp em học hỏi thông suốt rất nhiều điều mà
khi học ở trường Đại Học Thủ Dầu Một, em chỉ được học trên lý thuyết rất mơ hồ,
chưa hình dung ra buổi sinh hoạt học tập, một buổi đứng lớp như thế nào. Nay em
đã được xuống trường tận mắt nhìn thấy sinh hoạt công việc của cô và của trẻ
trong trường mầm non. Cũng nhờ đợt thực tập này em đã được đứng lớp dạy nhà
trẻ và mẫu giáo, và cũng đã làm công tác chủ nhiệm, em mới cảm thấy rằng một
giáo viên mầm non không đơn giản như mình tưởng tượng.
Chắc ai đã từng đi học mẫu giáo thì ai cũng thuộc bài hát “cô và mẹ’ lời
bài hát mới thật ấm áp làm sao. Trên đời này không ai thương con bằng mẹ, không
ai thương mẹ bằng con. Vậy mà cô giáo mầm non được ví như người mẹ.
Tuy vẫn biết mỗi nghề mỗi vất vả, khó khăn khác nhau, nhưng cái nghề
đi sớm về muộn này quả thật rất khó khăn, vất vả, gian giao, thức khuya dậy sớm.
không phải ai cũng cảm nhận được nổi vất vả ấy , chỉ có những người trong nghề

mới thấu hiều và thông cảm cho nhau được các cô tận tình chu đáo chăm sóc trẻ
như con. Cũng như tình thương ấy mà các cô không hề ngại khó khăn gian khổ khi
chăm sóc các cháu từ những bữa ăn giấc ngủ.
Bởi lẽ phải mọi trẻ điều ngoan, đều chịu ăn, chịu chơi, chịu ngủ mà có
những trẻ quậy, là những đứa trẻ được cưng chiều, những đứa trẻ bệnhn tật liên
miên, ngay từ những ngày đầu mới thật vất vả. Đặc biệt là hững đứa trẻ hay la
khóc, không chịu rời người thân khi vào lớp lúc đó cô phải ôm ấp dỗ dành với tất
cả tình thương mến cùng sự nhẹ nhàng và khéo léo khi tổ chức các hoạt động sau
khoảng thời gian mới tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tình thương yêu, cùng sự vui vẻ
rồi trẻ hòa nhập với trường lớp , cùng tham gia với các bạn. Để giúp trẻ có hứng
thú chơi, cùng hóa nhập với mọi người quả thật là rất khó nhưng giáo viên mầm

GSTT: CAO THỊ HỒNG
24
Báo cáo thực tập sư phạm
non đã làm được điều đó với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của mình ở lớp nhà trẻ có
tiến bộ hơn là trẻ đến lớp ít khóc hơn.
Những giờ ăn của nhóm 1B và mầm 2 mà em đã chứng kiến hầu như trẻ đã
biết xúc thức ăn nhưng bên cạnh đó còn một số trẻ phải đút và ăn chậm, trong giờ
ăn còn một số trẻ hay nghịch phá, cứ ngậm hoài không chịu nuốt còn có những
cháu khi ăn vào lại ói ra cô cứ quay vòng tròn như vậy quả là rất mệt, nhưng cô
vẫn nhẹ nhàn dỗ trẻ ăn. Trong ngày cô làm bao nhiêu là việc ( đón trẻ, thể dục
sáng, cho trẻ ăn sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động chung, hoạt động vui chơi,
ăn trưa, ngủ trưa, vệ sinh cho trẻ…). Giờ học cô phải chuẩn bị đồ dung dạy học,
giọng cô phải nhẹ nhàng để cuốn hút cháu, giờ ngủ cô phải ở trong phòng không
gây ồn, những cháu khóc cô phải dỗ dành, tìm hiểu nguyên nhân vì sao cháu khóc
để có biện pháp xử lý tạo cảm giác an toàn cho trẻ từ khi đi vào giấc ngủ để không
ảnh hưởng đến các cháu khác.
Ở nhà trẻ nhóm 1B một việc chăm sóc nặng hơn phần giáo dục nên các cô
thật vất vả nhưng bên lớp thì không kém phần giáo dục lại đè nặng hơn. Mỗi buồi

lên lớp cô phải dạy cháu học, vệ sinh cho cháu, cho cháu ăn, ngủ, dạy cháu biết cái
gì nên làm, cái gì không nên làm. Cô giáo mầm non mỗi cô luôn có sự khéo léo
linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Ở lứa tuổi này trẻ rất nghịch,
hay tò mò, thích khám phá tìm tòi những vật hiện tượng xung quanh, nó muốn biết
cái này để làm gì, cái kia dùng như thế nào, đòi hỏi các cô phải đáp ứng kịp thời.
Thông qua các tiết dạy của cô mà em được dự giờ em thấy được để tiết dạy thành
công, trẻ nắm kiến thức hay không tất cả phải phụ thuộc vào cô. Bởi vậy trước khi
lên tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng mà tiết dạy đó cần. Cô dạy phải làm sao lôi
cuốn thu hút được trẻ, trẻ có cảm giác học mà chơi. Cái cảm giác này các cô giáo
viên mầm non đã được tất cả đều được sự khéo léo tận tình của cô. Nhưng người ta
từng nói “giáo viên mầm non đa tài” quả thật là đa tài, cái gì cũng biết tuy mỗi mặt
không biết nhiều như: Vừa là mẹ, là cô, là bác sĩ, thậm chí cũng là người nghệ sĩ.
Thông qua những tiết dự giờ và đứng lớp em mới biết được nỗi vất vả ấy để trở

GSTT: CAO THỊ HỒNG
25

×