Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Tìm hiểu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi một số thực vật trồng làm cảnh thuộc họ Xương rồng (cactaceae) ở thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 63 trang )

1

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh vật nói chung và thực vật nói riêng đã hình thành và phát triển lâu
dài nên chúng rất đa dạng và phong phú. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất
từ Bắc cực lạnh giá đến sa mạc khơ nóng. Sống trong môi trường, trải qua một
thời gian lâu dài, thông qua chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên những đặc
điểm thích nghi tương ứng cho phép thực vật tồn tại, sinh trưởng và phát triển
tốt. Việc tìm ra mối quan hệ giữa các đặc điểm hình thái, giải phẫu của thực
vật với mơi trường sống của nó là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, giúp
chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc và cái nhìn tồn diện về thế giới thực vật.
Trong quá trình sống và tiếp xúc với mơi trường trong giới thực vật đã
hình thành nên các nhóm thích nghi với mơi trường khơ nóng mà cơ thể chúng
có những biến đổi về hình thái và cấu tạo. Điển hình cho hướng thích nghi này
là các loài trong họ Xương rồng (Cactaceae). Chúng gồm 120 chi với khoảng
2500 loài. Các loài trong họ Xương rồng thường có thân mọng nước, lá tiêu
giảm hoặc biến thành gai, rễ nhiều và lan rộng trong lịng đất, có thể sống ở
những vùng khơ nóng và nghèo dinh dưỡng. Hơn thế nữa chúng có sức sống
rất bền bỉ. Nhiều lồi có hoa đẹp được sử dụng làm cảnh. Việc nhân giống
cũng rất dễ dàng vì chúng có khả năng tái sinh tốt, ít tốn diện tích, có thể trồng
trong chậu nhỏ, chế độ nước và dinh dưỡng cũng không địi hỏi nghiêm ngặt.
Chính vì những ưu điểm trên mà xương rồng được trồng rất phổ biến. Thành
phố Huế là nơi có nhiều lồi xương rồng đẹp, thích nghi với điều kiện khí hậu
địa phương, được trồng rất phổ biến. Việc tìm hiểu các đặc điểm hình thái,
giải phẫu thích nghi của các loài xương rồng trồng làm cảnh ở thành phố Huế
là cần thiết để có những tác động đúng đắn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu về
cảnh quan của con người. Đó cũng là lí do chúng tơi chọn đề tài “Tìm hiểu
đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi một số thực vật trồng làm cảnh
thuộc họ Xương rồng (cactaceae) ở thành phố Huế”.



2

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo giải phẫu các cơ quan sinh dưỡng
của một số loài trong họ Xương rồng ở thành phố Huế nhằm rút ra những đặc
điểm thích nghi của chúng với môi trường sống.
3. Nội dung nghiên cứu
- Quan sát và mơ tả đặc điểm hình thái thích nghi của các lồi
nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm kiểu dạng thích nghi, phương thức dinh dưỡng
của các loài nghiên cứu.
- Nghiên cứu khả năng tái sinh của các loài nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thích nghi cơ quan sinh dưỡng của các
loài nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu
Xương rồng càng cua (Zygocactus truncatus (Haw.) K. Schum.)
Quỳnh (Epiphyllum oxypetalum (DC.) Haw.)
Xương rồng móc câu (Ferocatus peninsulae Britt. et Rose)
Xương rồng dưa gang (Chamaecereus silvestrii (Speg.) Britt. et Rose)
Xương rồng khế (Gymnocalycinum damsii Britt. et Rose)
Xương rồng thần tiên (Echinocatus grusonii Hildmann)
Xương rồng củ bạc (Mammillaria elongata DC.)
5. Địa điểm nghiên cứu
Thu mẫu tại thành phố Huế.
Giải phẫu hiển vi thực vật tại phịng thí nghiệm thực vật- Đại học sư
phạm Huế.
6. Thời gian nghiên cứu
Từ 10/2008 - 5/2009
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập một số tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để vận dụng
vào phân tích, biện luận các kết quả đạt được.


3

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
7.2.1. Quan sát, mô tả
- Quan sát, mô tả các cơ quan sinh dưỡng của những loài thực vật nghiên
cứu, đo đếm các bộ phận liên quan, ghi chép các điều kiện sinh thái ở các địa
điểm nghiên cứu.
- Chụp ảnh các đối tượng nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên.
7.2.2. Thu mẫu
Thân: Chọn thân có kích thước đồng đều. Do đặc trưng là ngay từ nhỏ
một số lồi xương rồng đã có kích thước lớn nên với những đối tượng này lấy
một phần thân có đầy đủ các bộ phận từ biểu bì đến ruột.
Rễ: Lấy rễ đồng đều về kích thước.
7.2.3. Giải phẫu mẫu trong phịng thí nghiệm
* Phương pháp cắt nhuộm mẫu
- Cắt trực tiếp bằng tay với lưỡi dao lam
- Cắt xong sử dụng phương pháp nhuộm kép gồm các bước sau:
+ Ngâm mẫu cắt vào dung dịch Javen trong 15 - 20 phút để tẩy sạch nội
chất của tế bào, rửa sạch bằng nước cất.
+ Ngâm mẫu vào axit axetic 1% khoảng 5 phút để mẫu dễ bắt màu
khi nhuộm.
+ Nhuộm xanh bằng dung dịch xanh mêtylen loãng trong khoảng 5 - 10
giây, rửa sạch bằng nước cất.
+ Nhuộm đỏ bằng dung dịch đỏ carmin trong 20 - 30 phút, rửa lại bằng
nước cất.

+ Lên kính bằng nước cất để quan sát, phân tích, đo đếm.
7.2.4. Phương pháp đo trên kính hiển vi [17]
Sử dụng phương pháp đo gián tiếp bằng cách so sánh kích thước của
vật cần đo với một thước đo thị kính và thước đo vật kính được lắp thêm vào
kính hiển vi.


4

Trước hết phải xác định giá trị của mỗi vạch trên thước đo thị kính (tính
bằng µm) ở mỗi độ phóng to khác nhau của kính hiển vi. Muốn vậy ta đặt
thước đo vật kính lên bản kính rồi điều chỉnh để thấy rõ các vạch. Lắp thước
đo thị kính vào sao cho một vạch trên thước đo thị kính trùng với một vạch
trên thước đo vật kính. Ta tìm một vạch thứ hai nào cũng trùng như vậy. Ta có
trị số một vạch trên thước đo thị kính là:
10 × a
b

d=

Trong đó:

d : Trị số một vạch trên thước đo thị kính
a : Số vạch của thước đo vật kính
b : Số vạch của thước đo thị kính
10 : Trị số một vạch trên thước đo vật kính (µm)

Bằng cách này xác định được trị số mỗi vạch trên trắc vi thị kính
Ở vật kính 4:


Mỗi vạch dài 25 µm

Ở vật kính 10: Mỗi vạch dài 10 µm
Ở vật kính 40: Mỗi vạch dài 2,5 µm
Bỏ thước đo vật kính ra và thay vào đó tiêu bản của mẫu vật cần đo
Khi đo tiến hành với số lần n = 10 và tính giá trị trung bình ( X ), sai số
m. Số liệu được xử lí bằng phương pháp tốn thống kê:
n

Tính giá trị trung bình:
Với

X

X=

∑ Xi
i =1

n

: giá trị trung bình

n

∑ Xi
i =1

: tổng giá trị của X khi i=1n


Tính độ lệch chuẩn:

δ=

Tính sai số:

m=



n

i =1

( Xi − X ) 2
n −1

δ
n

7.2.5. Phương pháp chụp ảnh hiển vi
Sử dụng kính hiển vi nối với máy ảnh kỹ thuật số. Sau khi lên tiêu bản
bằng nước cất, đặt tiêu bản lên kính, điều chỉnh rồi chụp


5

Phần II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lược sử vấn đề nghiên cứu
Xã hội lồi người khi mới hình thành đã tiếp xúc với giới thực vật

phong phú ở xung quanh để phục vụ cho nhu cầu của mình. Do thực vật có
vai trị quan trọng đối với đời sống con người nên con người ngày càng muốn
nghiên cứu, khám phá thế giới các loài thực vật.
Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài từ những dạng đơn giản mà
cơ thể chỉ gồm một tế bào đến dạng cơ thể có cấu tạo phức tạp gồm nhiều tế
bào. Sống trong mơi trường khác nhau, các lồi thực vật hình thành những đặc
điểm thích nghi riêng, các đặc điểm thích nghi này có thể di truyền qua các
thế hệ.
Từ rất xa xưa con người đã biết mô tả hình thái của các lồi thực vật.
Cách đây khoảng trên dưới 3000 năm trong các sách cổ của Trung Quốc như
“Hạ tiểu chính” và “Kinh thi” đã mơ tả hình thái và giai đoạn sống của nhiều
loài cây. Hay một pho sách cổ Ấn Độ “su-scơ-ru-ta” viết vào thế kỷ XI trước
Cơng ngun đã mơ tả hình thái 700 lồi cây thuốc. Cách đây hơn 2300 năm,
Theophraste (371 - 286 trước CN) là người sáng lập môn thực vật học. Ông
nghiên cứu về hình thái, giải phẫu cơ thể thực vật và các dẫn liệu được trình
bày trong các tác phẩm “lịch sử thực vật”, “nghiên cứu về cây cỏ”. Ơng có đề
cập đến sự thích nghi của cây cỏ với môi trường sống, các đặc điểm khác nhau
của cơ thể thực vật khi sống ở môi trường khác biệt. Ví dụ cây trường sinh,
cây rụng lá, cây sống trong nước [20].
Vào thời kì Phục Hưng việc nghiên cứu về thực vật được phát triển.
Buphon (1707 - 1780) nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu và
thức ăn lâu dài đã ảnh hưởng đến những biến đổi của thực vật và sự thích nghi
là kết quả của quá trình tiến hố lâu dài.


6

Levacopxki (1833 - 1893) nghiên cứu mối quan hệ của hệ rễ của một số
cây dưới ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm. Ông nhận thấy ở rễ cũng có những
biến đổi về hình thái cấu tạo do tác động của các yếu tố môi trường này.

Năm 1884, Constange khi nghiên cứu những cây ở nước đã phát hiện ra
những sai khác của thực vật ở nước và ở cạn.
Maiacopxki nghiên cứu sự thay đổi về hình thái của thực vật khi thay
đổi môi trường sống từ cạn xuống nước.
Những nghiên cứu của Boni cho biết những cây sống ở đồng bằng có
hình thái bình thường cịn những cây sống ở miền núi thì có dạng thấp, đốt
ngắn, lá thường xếp theo hình hoa thị.
Đến thế kỷ XX, giải phẫu hình thái thích nghi thực vật được hình thành
do trường phái giải phẫu thực vật kết hợp với sinh thái và đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về hình thái giải phẫu thích nghi. Lúc bấy giờ sinh thái học
đã phát triển mạnh tạo điều kiện cho các nhà giải phẫu học thực vật đi sâu
nghiên cứu lĩnh vực giải phẫu sinh thái. Những năm 40 của thế kỷ XX, sinh
thái học đã hình thành hướng giải phẫu sinh thái do Keller lập ra. Từ đây, các
nhà thực vật học và sinh thái học có thể hiểu được bản chất và sự đa dạng của
q trình thích nghi ở thực vật [17].
Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng Tám, Lê Khả Kế với cuốn “thực vật
đại cương” là tác phẩm đầu tiên có đề cập đến giải phẫu thực vật. Về sau có
nhiều sách hoặc giáo trình hình thái, giải phẫu ra đời như Vũ Văn Chuyên
(1970) với giáo trình Giải phẫu thực vật. Nguyễn Bá (1974, 1975) với quyển
Giải phẫu học thực vật- Hình thái giải phẫu học thực vật. [20]. Nguyễn Như
Đối - Nguyễn Khoa Lân (1995) với giáo trình Giải phẫu thực vật, Hồng Thị
Sản - Nguyễn Thị Phương Nga (2003) với quyển Hình thái - giải phẫu học
thực vật. Nguyễn Khoa Lân (2006) với giáo trình Giải phẫu hình thái thích
nghi thực vật…
Bên cạnh đó cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu như Nguyễn Khoa Lân
(1990) nghiên cứu giải phẫu hình thái cây ngập mặn ở một số vùng ven biển


7


Việt Nam; Nguyễn Khoa Lân (1995) với một số kết quả nghiên cứu về hình
thái, cấu tạo thích nghi của rễ các loài thân gỗ rừng ngập mặn ở Lâm trường
Cần Giờ; Nguyễn Khoa Lân (1996) nghiên cứu giải phẫu sinh thái của các loài
cây chủ yếu trong một số rừng ngập mặn Việt Nam; Nguyễn Văn Thắng (1999)
nghiên cứu đặc điểm thích nghi một số lồi thực vật thường gặp ở tỉnh Kontum
(Luận văn thạc sĩ Sinh học); Nguyễn Thị Diệu Hạnh (2005) nghiên cứu đặc
điểm hình thái giải phẫu thích nghi thực vật ở một số mơi trường sinh thái đặc
trưng tại Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ Sinh học); Lê Văn Đức (2007)
nghiên cứu các đặc điểm thích nghi của một số lồi thực vật điển hình của vùng
đất cát nội đồng huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế (Luận văn thạc sĩ Sinh
học); Nguyễn Thị Bé Nhanh (2007) nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số
lồi thực vật điển hình ở vườn quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp
(Luận văn thạc sĩ Sinh học)
2. Tổng quan về xương rồng
2.1. Vài nét về xương rồng
Xương rồng là một nhóm trong những cây mọng nước. Cây mọng nước
là cây sống được ở những vùng có thời tiết khắc nghiệt và đất đai cằn cỗi như
sa mạc, bán sa mạc, bờ biển và vùng núi nhiều sỏi đá v.v…Chúng là những
thực vật ưa khô hạn. Ở nước ta, vùng đất cát ven biển miền Trung có nhiều
cây mọng nước, trong đó có xương rồng.
Các lồi trong họ Xương rồng quang hợp theo kiểu CAM (Crassulacean
Acid Metabolism), có đặc điểm là hấp thu khí CO 2 cả ban ngày lẫn ban đêm,
khác với thực vật thuộc các họ khác, (những thực vật này hấp thu khí CO 2 vào
ban ngày và nhả khí CO2 vào ban đêm, cho nên chúng ta hạn chế trồng chúng ở
trong nhà và khơng nên trồng ở trong phịng ngủ). Do đó, chúng ta trồng xương
rồng ở đâu cũng được, kể cả ở trong phịng ngủ. Tuy nhiên, có một số lồi
xương rồng nguyên thủy có lá như những thực vật hai lá mầm khác, ví dụ như
lồi Pereskia aculeata (xương rồng Hoa hồng) và các loài xương rồng thuộc họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae) thì khơng nên trồng ở trong phịng ngủ vì vào ban



8

đêm chúng cũng nhả khí CO2 gây độc cho chúng ta nếu như chúng ta tưới nước
đầy đủ cho cây.
Cách đơn giản nhất để nhận biết một cây là xương rồng hoặc không
phải xương rồng là chúng ta xem xem cây có cấu trúc núm hay khơng có; chỉ
ở họ Xương rồng mới có núm.
Các cây thuộc họ Xương rồng và cả những thực vật mọng nước khác,
dự trữ được rất nhiều nước. Có người bảo thân cây xương rồng là một cái bình
chứa nước. Khi cây gặp khơ hạn, cây tạm thời thiếu nước, chúng lấy nước dự
trữ ra để sử dụng, không héo và không chết giống như những cây khác. Lượng
nước mà cây để mất đi cũng rất ít. Xương rồng là cây hoa kiểng cần ít nước
tưới, thích hợp cho người bận việc hoặc hay vắng nhà.
Điểm đáng nói là cây xương rồng có một hình dáng kì lạ. Có nhiều
người say mê cái vóc dáng kì dị nhưng rất đẹp, rất đa dạng của xương rồng
mà thiên nhiên đã trao cho chúng. Dáng cây hiện nay là kết quả của q trình
tiến hóa lâu đời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hình dạng kì lạ của
chúng là kết quả của sự thay đổi để thích nghi việc dự trữ nước: thân cây mập,
lá biến thành gai, nếu có lá thì lá nhỏ hoặc mau rụng, thân mọng nước. Thân
cây thường có lớp cu-tin dày hoặc có lớp áo sáp hoặc có nhiều lơng gai hoặc
có tất cả những thứ ấy để giảm thiểu sự mất nước. Lớp gai và lớp lơng bao
phủ có nhiệm vụ che bớt sức nóng thiêu đốt của mặt trời và lưu giữ nước lại
để cho cây hút.
Tóm lại, xương rồng là một nhóm thực vật đặc biệt, đẹp và có nhiều
đặc điểm vượt trội hơn nhiều thực vật khác, chúng ta cần phát triển thêm nữa
và cũng cần nghiên cứu ứng dụng nhiều hơn nữa. [11]
2.2. Nguồn gốc và sự phân bố xương rồng
* Nguồn gốc xương rồng
Theo nhiều nhà nghiên cứu, xương rồng xuất hiện vào cuối đại Trung

sinh và đầu kỷ Thứ ba (Nguyên đại Đệ tam), lúc mà thực vật có hoa phát triển
mạnh. Các xương rồng tổ tiên khơng khác những thực vật có lá ban đầu nhưng


9

dần dần chúng thay đổi các bộ phận của cây, đặc biệt là lá và thân để trở thành
cây mọng nước.
Cây xương rồng hiện nay hầu như khơng có lá, chỉ có gai và lơng.
Nhóm Opuntia có lá tạm thời. Chỉ có nhóm Pereskia là có lá. Nhóm Pereskia
được xem như là xương rồng nguyên thủy, tổ tiên của xương rồng, nhóm có
độ 20 lồi.
Xương rồng có nguồn gốc ở lục địa châu Mỹ, từ đây chúng phát tán ra
các nơi trên thế giới. Chỉ có chi Rhipsalis là cịn đang tranh luận về nguồn
gốc. Chúng có nguồn gốc ở Florida (Mỹ), Peru, miền Bắc Argentina,
Paragoay và Bolivia. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy những
loài thuộc chi Rhipsalis tìm thấy ở miền Nam châu Phi, Madagascar và
Ceylon là những lồi địa phương chứ khơng phải lồi du nhập. Có lẽ chúng có
nguồn gốc ở châu Mỹ, ở các địa phương khác có Rhipsalis là do chim chóc đã
mang hạt giống từ châu Mỹ về.
Từ châu Mỹ, xương rồng lan sang các nơi khác trên thế giới thông qua
bàn tay con người, qua động vật, qua gió bão… Chúng lan rộng sau khi
Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ năm 1942 [11].
* Sự phân bố xương rồng
Xương rồng được tìm thấy nhiều ở những vùng ấm áp và vùng khô hạn
ở Bắc và Nam Mỹ, nằm trong phạm vi từ 56 0 vĩ độ Bắc ở Canada cho đến 53 0
vĩ độ Nam thuộc vùng Patagonia ở tận miền Nam châu Mỹ. Khu vực rộng lớn
này có diện tích đến 2 triệu km2, chúng nằm từ dãy núi Rocky ở Canada xuyên
qua khắp lục địa Mỹ đến tận Patagonia gần eo biển Magellan. Từ 50 0 vĩ độ
Nam, xương rồng chỉ có lác đác mà thơi.

Xương rồng có mặt ở đồng bằng, ở vùng bán sa mạc, sa mạc và ven
biển nhưng cũng có ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là nhóm cây phụ sinh. Cây phụ
sinh là thực vật sống trên mặt đất, trên một thực vật khác hoặc trên những tảng
đá có rong rêu; chúng thường sống trên các mảnh vụn tụ tập trên các nhánh
cây hoặc trên các tảng đá ở trong rừng.


10

Một số ít xương rồng lại được tìm thấy ở bờ biển ẩm ướt. Một số khác
thì có ở vùng núi, nơi có độ cao có thể đến gần 5.000 m (núi Andes). Số khác
thì có mặt ở cao ngun, như nhiều cao nguyên ở Mexico.
Sự phân bố xương rồng khơng có giới hạn về độ cao so với mực nước
biển. Chúng được tìm thấy ở độ cao ngang với mực nước biển cũng như ở núi
cao, nơi có thể cao đến trên 4.800 m. Xương rồng tập trung nhiều nhất là ở
vùng dọc theo Hạ chí tuyến Bắc Mỹ và Đơng chí tuyến Nam Mỹ.
Tóm lại, sự phân bố tự nhiên của xương rồng trải rộng từ biên giới giữa
Mỹ và Canada xuyên qua Trung Mỹ, đến Nam Mỹ, đến tận biên giới phía
Nam giữa Brazil và Argentina. Hầu hết xương rồng được tìm thấy ở các quốc
gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Mexico, Cuba, The West Indies, Honduras, Chile,
Bolivia, Urugoay, Paragoay, Peru, Guatemala, Ecuador, Brazil và Argentina.
Một vài quốc gia như Mexico được xem như là cái nôi của xương rồng [11].
2.3. Sự tiến hóa của xương rồng
Cây xương rồng tổ tiên khơng khác thực vật có lá ban đầu nhiều.
Nhưng chúng dần dần thay đổi các bộ phận của cây để trở thành cây mọng
nước. Nhóm Pereskia (thân có lá, có gai), rất giống xương rồng tổ tiên cho
nên chúng ta xem đây là xương rồng tổ tiên.
Theo thời gian, xương rồng thích ứng với mơi trường bằng cách thay
đổi hình thái và gia tăng mức độ mọng nước của cây, ví dụ sự phát triển
của núm: Núm xem như là nhánh, nhánh mang gai, gai xem như là lá. Ví dụ

khác là thân cây thay đổi, thân dần dần ngắn hơn và tròn dần (cuối cùng có
hình cầu) để chứa nhiều nước hơn. Khi địa chất thay đổi, ví dụ thời kì núi
Andes xuất hiện, mơi trường khá ẩm, một số xương rồng do khơng thích
nghi được với điều kiện mới cho nên đã biến mất, số khác thay đổi hình
dạng để tồn tại: thân dẹp hình lá, ví dụ điển hình là các chi Schlumbergera,
Epiphyllum và Rhipsalis.
Do điều kiện môi trường khác nhau cho nên theo thời gian xương rồng
ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ đã tiến hóa theo những hướng khác nhau, cuối cùng


11

hình thành hai nhánh xương rồng khác nhau trong họ Xương rồng: Xương
rồng Bắc Mỹ và xương rồng Nam Mỹ [11].
2.4. Lịch sử khám phá xương rồng
Xương rồng có nguồn gốc ở châu Mỹ. Các nhà thực vật học bắt đầu
nghiên cứu về xương rồng từ sau khi Christopher Columbus khám phá ra châu
Mỹ năm 1492. Sau đây là các mốc thời gian tiêu biểu:
* 1552: Hai giống Cereus và Opuntia được Martin de la Cruz minh họa.
* 1576: Matthias de I’Obel mô tả và minh họa xương rồng Melocactus,
nhưng thời đó gọi là Echinomelocactus.
* 1597: John Gerald, một nhà thực vật học nổi tiếng, trong cuốn “The
Herball or Generall Historie of Plants” có minh họa hai lồi Cereus, một lồi
Melocactus và một lồi Opuntia.
* 1623: Gaspard Bauhin mơ tả loài Opuntia ficus-indica và loài Cereus
peruvianus spinosus fructu rubro.
* 1688: John Ray mơ tả lồi Echinomelocactuslanuginosumtubercolis
spinosis, lồi này thật ra là Mammillaria.
* 1696: Plunket mô tả và minh họa một Epiphyllum là Phyllanthos
americanna sinuosis folis longgis. Cũng thời gian này, Abraham Munting of

Groningen xuất bản cuốn “A precise Desciption of the World ’s Plants”, trong
đó có mơ tả lồi Opuntia major augustifolia.
* 1718: Richard Bradley xuất bản cuốn “History of Succulent Plants”
(Lịch sử cây mọng nước) và sau đó có bài viết về cách trồng cây mọng nước.
* 1731: Philip Miller’s xuất bản cuốn “Gardener’s Dictionary” trong đó
liệt kê 12 loài Cereus và 11 loài Opuntia.
* 1732: Johann Jakob Dillen xuất bản “Hortus Elthamensis”, trong đó
ơng minh họa các chi Epiphyllum, Pereskia, Opuntia và loài Nopalea
cochenillifera (Xương rồng Phẩm son)
* 1753: Linnaeus (1707-1778) xuất bản cuốn “Species Plantarum”, một
cơng trình đặt nền móng cho cách đặt tên thực vật, trong đó ơng xếp tất cả các


12

xương rồng mà ông biết vào một chi gọi là Cactus; thời đó ơng biết độ 21 lồi
xương rồng. Về sau, trong cuốn Gardener’s Dictionary in lần thứ hai, Miller
công bố thêm 3 chi nữa là Opuntia, Cereus và Pereskia.
* 1812: Andrian H.Haworth thành lập thêm chi Mammillaria. Vào thời
gian này, từ Cactus được xem là từ chỉ chung các thực vật thuộc họ Cactaceae
(họ Xương rồng)
* Trong suốt thế kỷ IXX, có nhiều cuộc thám hiểm để nghiên cứu và
khám phá thế giới thực vật. Kết quả là xương rồng đã được phân loại.
* Đến cuối thế kỷ IXX, Salmus Kyck và Schumann phân loại xương
rồng ra làm 21 chi. Những nhà thực vật học người Mỹ L.N. Britton và
J.N.Rose trong chuyên khảo về xương rồng từ 1919-1923, phân loại xương
rồng thành 124 chi, trên chi là tộc phụ và trên tộc phụ là tộc. Sau đó,
Buxbaum (1956) cũng công bố về phân loại xương rồng. Tiếp đến Curt
Backeberg (1966), Ritter (1972), và Gotz (1984) cũng phân loại xương rồng.
Họ Cactaceae của C. Backeberg có 120 giống; Ơng chia họ Xương rồng ra

nhiều họ phụ, tộc, phụ tộc, nhóm và nhóm phụ; việc phân loại này có ưu điểm
là dựa vào nhiều phương pháp khác nhau để phân loại. Tuy nhiên, đến nay có
nhiều chi và lồi theo phân loại của C. Backeberg không được chấp nhận nữa.
Ngày nay, chúng ta xem xương rồng có độ trên 120 giống và khoảng
2500 loài [11].
2.5. Đặt tên cho xương rồng
Năm 1753, C. Linnaeus (1707-1788) đề xuất cách đặt tên cây, trong
đó có xương rồng, bằng hai từ La-tinh ghép lại; cách này được sử dụng cho
đến ngày nay. Từ đầu là danh từ, chỉ tên chi hay giống luôn luôn viết hoa, từ
sau là một tính từ chỉ lồi khơng viết hoa. Tính từ biểu thị tính chất của cây,
nơi xuất xứ, công dụng, tên người. Tên khoa học này thường được viết chữ
xiên. Sau tên lồi, thường có tên tác giả (thường là viết tắt) đã cơng bố tên
lồi đầu tiên [11].


13

2.6. Xương rồng là cây hoa cảnh thích hợp hiện nay
Các loài xương rồng trồng được ở trong nhà cũng như ở ngoài trời;
trồng chúng ở trong nhà, chúng ta sẽ khơng sợ độc hại như những lồi cây
khác. Ban đêm hay ban ngày, cây xương rồng cũng đều hút khí CO 2 cả, cho
nên rất tốt cho chúng ta. Đây là lí do mà ngày càng có nhiều người trồng
xương rồng ở trong nhà, nhất là người thành phố.
Ở thành phố, đất chật người đông, người ta trồng xương rồng là hợp lí
bởi vì xương rồng chiếm ít diện tích. Người thành phố lại bận rộn với cơng
việc, thời gian dành cho cây cối, vườn tược rất ít, cho nên chỉ trồng được
xương rồng hoặc một số ít cây hoa cảnh thơng thường, vì xương rồng địi hỏi
rất ít cơng chăm sóc.
Xương rồng là cây hoa cảnh kì lạ. Chúng có sức quyến rũ lạ lùng.
Những cây khác như cây lan, cây hồng…thì chúng chỉ đẹp khi có hoa; cịn với

xương rồng, chúng đẹp khơng những vì có hoa mà cả vì hình dáng của chúng.
Đơi khi chúng ta còn học được ở xương rồng một vài điều bổ ích, đó là tính
tiết kiệm nước, tính thích nghi với môi trường sống.
Ở ngoại ô thành phố và nông thôn, số người trồng xương rồng cũng
ngày một nhiều; Người ta trồng xương rồng để tạo cảnh đẹp hoặc hút bớt
khí CO2.
Ngày nay, trái đất đang ngày càng nóng lên. Điều kiện này cây xương
rồng có lẽ thích hợp hơn các thực vật khác. Ở nhiều nơi, trước đây xương rồng
không sống được vì lạnh quá, nay do nhiệt độ tăng lên, chúng có thể sống
được. Ngồi ra, lượng khí CO2 thải ra trong khơng khí cũng ngày một nhiều
hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Như vậy trồng xương rồng là
thích hợp vì các lồi xương rồng thu nhận khí CO 2 cả ngày lẫn đêm [11].
2.7. Phân loại xương rồng
2.7.1. Phân loại dựa vào sự phân bố tự nhiên
Căn cứ vào sự phân bố tự nhiên của xương rồng, chúng ta có thể phân
biệt 4 nhóm xương rồng chính sau đây [11].


14

* Xương rồng sa mạc hoặc xương rồng bán sa mạc
Xương rồng thuộc nhóm này mọc ở vùng ấm áp, chúng sống ở trên mặt
đất. Ví dụ các loại xương rồng mọc tự nhiên ở Arizona (USA) trong đó lồi
chính là Carnegiea gigantea (Xương rồng khổng lồ), ở ven sa mạc của Chile
có xương rồng Neochilenia napina.
Xương rồng sa mạc bao gồm rất nhiều chi, lồi và thân cây có nhiều
dạng khác nhau. Thân cây có thể hình cầu, hình trụ, hình trụ khế, dạng vợt…
* Xương rồng mọc ở rừng nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới
Nhóm xương rồng này ưa ẩm, chúng thường bò hoặc leo và thường là
những thực vật phụ sinh. Ví dụ các chi Schlumbergera, Rhipsalis và Epiphyllum.

* Xương rồng mọc ở miền núi
Miền núi của nhiều quốc gia ở châu Mỹ là quê hương của nhiều lồi
xương rồng. Ví dụ miền núi ở Brazil, Paraguay và Uruguay có các giống
Cereus, Chamaecereus và Gymnocalycium.
* Xương rồng mọc ở đồng cỏ và thảo nguyên
Những loài xương rồng thuộc nhóm này ưa ánh sáng, ví dụ một số loài
thuộc chi Echinocereus
Cách phân loại dựa vào quê hương, xuất xứ của xương rồng này giúp
cho người trồng biết cách chăm sóc chúng.
Tuy nhiên phân loại xương rồng theo phương pháp trên khơng ln
ln đúng trong thực tế. Ví dụ như trường hợp của chi Opuntia. Phạm vi phân
bố của chi này rất rộng, chúng có thể có ở đồng bằng, ở ven biển hay miền
núi, ở miền Bắc, miền Trung cũng như ở miền Nam của châu Mỹ.
2.7.2. Phân loại theo thổ nhưỡng
Trong lĩnh vực đất trồng, chúng ta thấy có mấy nhóm xương rồng chính
sau đây [11]:
* Nhóm ưa đất nhiều mùn
Đa số những xương rồng mọc trong rừng thuộc nhóm này. Những
xương rồng này thích hợp với độ ẩm cao và ánh sáng khuếch tán. Điển hình là
các xương rồng thuộc nhóm thực vật phụ sinh như cây quỳnh trắng.


15

* Nhóm ưa đất có nhiều sỏi đá
Những xương rồng thuộc nhóm này khơng chịu được đất ẩm, chúng ưa
đất có độ pH cao và đất có đá-cát-sỏi. Ví dụ lồi Cephalocereus sennilis và
lồi Astrophytum capricorne
* Nhóm ưa đất giàu cát
Đây là những xương rồng mọc ở bờ biển, cồn cát ven biển. Ví dụ chi

Opuntia, các lồi trụ khế Cereus. Ở Việt Nam, đất cát ven biển miền trung
(Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Ninh Thuận và Bình Thuận) có nhiều
lồi xương rồng thuộc 2 chi này
* Nhóm ưa đất axit hoặc đất kiềm
Những xương rồng thuộc nhóm này hơi kén đất trồng
Đất hơi axit: Ví dụ lồi Echinocereus knippelianus.
Đất hơi kiềm: Ví dụ lồi Astrophytum capricorne
Một khi đã phân loại xương rồng ra như trên, chúng ta trồng chúng rất
dễ vì biết được yêu cầu về đất của chúng cũng như cách chăm sóc hợp lý.
Cách phân loại này rất thiết thực.
2.7.3. Phân loại dựa vào ánh sáng
Ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển
của cây xương rồng. Nói chung các loài xương rồng sinh trưởng và phát triển
tốt trong điều kiện ngày dài. Trong phạm vi cường độ ánh sáng mặt trời,
chúng ta chia xương rồng ra làm 2 nhóm chính [11]:
* Nhóm ưa ánh sáng mạnh
Đó là những xương rồng ưa ánh sáng trực tiếp, cả ngày và ngày dài. Ví
dụ như các lồi ở sa mạc, lồi Hylocereus undatus
* Nhóm ưa ánh sáng che khuất
Xương rồng thuộc nhóm này thích hợp với ánh sáng yếu, ánh sáng
khuếch tán; đó là những xương rồng mọc trong rừng nhiệt đới hoặc á nhiệt
đới. Chẳng hạn như chi Epiphyllum và chi Rhipsalis.
Thường thường chúng ta trồng xương rồng ở trong nhà, nhà có mái che.
Che ở đây là che mưa chứ không phải che nắng.


16

2.7.4. Phân loại dựa vào yếu tố nhiệt độ
Về mặt nhiệt độ, chúng ta có thể chia xương rồng ra làm 2 nhóm [11]:

* Nhóm ưa nắng nóng
Phần nhiều xương rồng ưa nắng nóng, trời nắng cả ngày. Ở nhiệt độ
trên 400C và trong điều kiện có gió hoặc thơng thoáng, cây xương rồng vẫn
sinh trưởng và phát triển tốt. Các loài xương rồng ở sa mạc và bán sa mạc nằm
trong nhóm này.
* Nhóm ưa mát mẻ
Có một số lồi xương rồng khơng chịu được ánh nắng gay gắt và nhiệt
độ quá cao. Nếu phải sống trong điều kiện này thì cây xương rồng bị nám
hoặc cằn cỗi. Ví dụ loài càng cua và loài quỳnh trắng cũ.
Các loài xương rồng phụ sinh nằm trong nhóm này.
2.7.5. Phân loại dựa vào hình dáng thân cây
Căn cứ vào hình dạng của thân xương rồng chúng ta chia ra các nhóm
sau đây [11]:
* Nhóm xương rồng hình cầu
Nhóm có thân hình cầu, đôi khi hơi dẹt hoặc hơi cong lên. Thân nhỏ
như ở chi Rebutia và Lobivia, thân lớn như ở Echinocatus grusonii; loài
Rebutia pulvinosa chỉ lớn 3 cm, loài Lobivia backebergii lớn độ 5 cm trong
khi loài Echinocatus grusonii lớn đến 100 cm. Đây là một nhóm rất lớn, bao
gồm nhiều lồi xương rồng.
Một số xương rồng lúc nhỏ có thân hình cầu, nhưng càng lớn cây càng
dài ra, bấy giờ cây có hình trứng, ví dụ như cây Ferocatus peninsulae
* Nhóm xương rồng hình trụ
Thân cây có hình trụ, cao thấp hoặc lớn nhỏ tuỳ theo loài; thân đơn độc
hoặc phân nhánh cũng tuỳ theo lồi. Thân có thể trịn, đa giác hoặc hình trái
khế, đơi khi cây mọc thành một bụi. Ví dụ:
- Austrocephalocereus dybowskii: thân cao, trịn và lớn độ 8-10 cm,
mọc nhánh ở gốc.


17


- Carnegiea gigantea: có thân to, cao, tương đối trịn, mọc ra nhiều
nhánh ở bên hông.
- Carnegiea polylopha: thân to lớn, cao, trịn và độc trụ.
- Cephalocereus palmeri: thân hình trụ khế, cao và có nhiều nhánh
Những lồi kể trên có thân đứng, một số khác có thân nằm, thân mọc
thành cụm hoặc thân bị v.v…
Nhóm xương rồng hình trụ cũng rất lớn, bao gồm nhiều loài xương
rồng thuộc nhiều tộc khác nhau với nhiều chi, nhiều lồi.
* Nhóm xương rồng có đốt
Thân cây chia ra nhiều đốt, thân trịn hoặc dẹp. Hầu hết chúng thuộc chi
Opuntia, ví dụ 3 lồi phổ biến sau:
- Opuntia rufrida: thân có dạng vợt
- Opuntia molesta: thân trịn
- Opuntia dillenii: có thân dẹp và nhiều đốt
* Xương rồng có thân dẹp như lá cây
Thân dẹp như chiếc lá. Ví dụ Epiphyllum oxypetalum và Zygocactus
truncatus
* Nhóm xương rồng có thân 3 cạnh
Thân cây thường có 3 cạnh, ví dụ các lồi Thanh long, tuy nhiên một số
lồi Thanh long có thân 4 cạnh, thậm chí có lồi có đến 5 cạnh
* Nhóm có thân trịn, mảnh
Như loài Wilcoxia viperina và loài Aporocatus flagelliformis
2.7.6. Phân loại dựa vào thời điểm nở hoa
Căn cứ vào thời điểm hoa nở, chúng ta chia xương rồng ra làm 2 nhóm:
xương rồng nở hoa vào ban ngày và xương rồng nở hoa vào ban đêm [11].
* Xương rồng nở hoa vào ban ngày
Hoa có thể nở vào buổi sáng như Ferocatus peninsulae hoặc buổi chiều
như Melocatus concinnus. Có rất nhiều loài xương rồng nở hoa vào ban ngày.
Hoa xương rồng nở vào ban ngày có màu sắc sặc sỡ để thu hút bướm và các



18

côn trùng trùng khác đến thụ phấn.
* Xương rồng nở hoa vào ban đêm
Ở nhóm này, hoa nở vào ban đêm, thường là vào đầu đêm. Ví dụ ở lồi
Epiphyllum oxypetalum.
Một loài xương rồng khác nở hoa vào ban đêm đó là Thanh Long.
Hoa xương rồng nở vào ban đêm thường có mùi vị, có mật để hấp dẫn
bướm đêm, các cơn trùng khác và dơi đến thụ phấn
Hai lồi xương rồng khác nở hoa vào ban đêm nữa là Selennicereus
grandiflorus và Selennicereus pteranthus. Loài Selennicereus grandiflorus
cho hoa rất to, rất đẹp, xứng đáng là hoàng hậu của các loài hoa nở về đêm
nên gọi là xương rồng Hoàng hậu. Lồi Selennicereus pteranthus có hoa cũng
rất lớn gọi là xương rồng Công chúa.
2.7.7. Phân loại dựa vào tuổi thọ của lồi
Xương rồng là một họ lớn, chúng có đến 2500 lồi; trong đó có lồi
sống chỉ một vài năm, có thân cây nhỏ bé, có lồi sống vài ba năm, có thân
cây cao và to hơn như các lồi thuộc chi Lobivia. Nhưng đa số xương rồng
sống nhiều năm, chúng có thân cây cao lớn. Đặc biệt có một số lồi có thể
sống đến trên 200 năm và cao đến trên 18 m. Ví dụ như cây Carnegiea
gigantea; cây Carnegiea polylopha cũng to, cao và rất thọ
Phân loại xương rồng ra thành từng nhóm như trên sẽ giúp cho chúng ta
xây dựng được kế hoạch trồng cụ thể và sử dụng chúng một cách hợp lý.
2.7.8. Phân loại học thực vật
Cách phân loại này dựa vào tính chất của các lồi xương rồng
* Vị trí của họ Xương rồng trong giới thực vật
Họ Xương rồng (Cactaceace) thuộc bộ Cẩm chướng (Caryophyllales), phân
lớp Cẩm chướng (Caryophyllidea), lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneaea), ngành Hạt kín

(Angiospermatophyta), nhóm thực vật bậc cao trong giới thực vật (Plan kingdom).
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ lại cho rằng họ Xương rồng thuộc bộ Xương
rồng (Cacteales) trong nhóm trung phôi (centrospermales) thuộc lớp song tử


19

diệp (lớp hai lá mầm). Bộ Cacteales chỉ có một họ duy nhất là Cactaceae.
* Đặc điểm họ Xương rồng:
Họ Xương rồng có đến trên 120 giống với độ 2500 loài, cho nên xương
rồng rất đa dạng và phong phú. Đặc điểm chính của họ Xương rồng:
Xương rồng là những thực vật ưa khơ hạn, có thân đa dạng (dẹp, hình
cầu hay hình trụ v.v...). Cây rất mọng nước, rất ít khi có lá thật, lá chỉ thơ sơ
và đa số biến thành gai. Tại nách lá có núm, núm có mầm nhánh, có lơng, có
gai, và có lơng len. Hoa lưỡng tính, khá lớn, trục hoa phát triển, hoa có đối
xứng qua trục hoặc đối xứng hai bên, bao hoa kép, cánh hoa rời nhau, ít khi
dính lại, ống hoa phát triển; cánh hoa có nhiều màu sắc và có nhiều dạng: hình
bầu dục, hình lưỡi mác, hình lồi, nhọn mũi v.v...; hoa có nhiều nhị đực và chỉ
nhị dài. Hạt phấn có 3 rãnh hoặc có từ 6-12 lỗ, hạt phấn có 3 nhân; màng
ngồi của hạt phấn có cấu tạo kết mạng. Nhụy dài hơn nhị, nuốm nhụy hình
sao, có nhiều gai thịt mọc sát nhau và thường có màu sặc sỡ. Bầu nỗn của
xương rồng là bầu nỗn hạ, rất ít khi bán hạ, thường có hình cầu hay bầu dục.
Phơi ngắn, thẳng hoặc cong, ít khi lộn ngược. Quả thịt hoặc quả khơ, khi chín
mở ra hoặc khơng mở, có nhiều hạt. Số nhiễm sắc thể: 2n=22
* Phân loại xương rồng
Mỗi nhà thực vật có một cách phân loại xương rồng. Nhìn chung các
nhà thực vật chia xương rồng ra làm 4 loại [11]:
- Xương rồng có lá
- Xương rồng có lá tạm thời, lá rất mau rụng
- Xương rồng khơng có lá

- Xương rồng có thân tương tự như lá


20

Phần III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
A. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU THÍCH
NGHI
1. Cây càng cua
Tên khoa học: Zygocactus truncatus (Haw.) K. Schum.

Hình 1. Hình thái xương rồng càng cua
1.1. Đặc điểm hình thái và kiểu dạng thực vật
Cây biểu sinh thường mọc thành bụi nhỏ treo lủng lẳng trên các thân
cây to do đó thường để trồng ghép lên trên gốc các loài xương rồng mọc dại
(xương rồng 3-5 cạnh)
Thân phân nhiều cành, đều có đốt dẹt, mọc ngang hay bng thỏng
xuống, màu xanh bóng, đầu các đốt thường dẹt, phẳng, mỗi bên mép có 1-3
răng lớn, ngắn và nhọn. Các mép hình răng cưa ở đỉnh thường cứng như sừng,
cong về phía trong.
Rễ nhỏ và nhiều, mọc lan vào trong đất.
Hoa mọc lớn ở đỉnh cành non, dài 6-8 cm, đầu chúc xuống hay cong
ngang, cánh hoa khơng đều, x rộng, màu hồng tím nhạt dần từ đỉnh đến gốc.
Nhị trắng, bao phấn vàng, bầu có vịi nhuỵ màu đỏ son


21

Quả dạng quả lê, màu đỏ
Phân bố: Lồi có nguồn gốc từ Brazin, được nhập trồng rộng rãi ở khắp

nước ta từ thành thị đến nông thôn.
Sinh thái: Cây ưa khí hậu ẩm mát, mọc khoẻ trên các gốc ghép, trong
các chậu. Hoa nở rộ vào dịp đầu năm.
Công dụng: Cây trồng làm cảnh trong các chậu hoặc trên các lẳng treo,
thân cây được dùng ngoài làm thuốc chữa trị viêm tuyến mang tai và mụn
nhọt lỡ độc.
1.2. Phương thức dinh dưỡng
Cây càng cua dinh dưỡng theo kiểu lá tiêu giảm và thân làm nhiệm vụ
quang hợp. Đây là phương thức dinh dưỡng chung của các loài nghiên cứu.
Cây mọng nước, dạng cây bụi thân phân nhánh nhiều.
Như vậy những đặc điểm về hình thái, phương thức dinh dưỡng và kiểu
dạng thích nghi thể hiện cây càng cua là lồi thích nghi với điều kiện mơi
trường thiếu nước (sống biểu sinh ở trên thân cây to). Khi trồng trong chậu
cũng thể hiện đặc tính đó. Chính vì vậy mà thân cây mọng nước.
Cây dạng bụi, thân phân nhánh nhiều, thích hợp ở nhiệt độ 25 0C
Cây càng cua đòi hỏi thời gian chiếu sáng ngắn, sợ nóng của ánh sáng trực xạ.
Thân mọng nước, có màu xanh bóng vì càng cua khơng có lá và thân
đảm nhiệm chức năng quang hợp.
Rễ nhỏ và nhiều có tác dụng hút nước và khoáng cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây.
1.3. Cấu tạo giải phẫu
a. Cấu tạo giải phẫu rễ
Rễ nhỏ, kích thước trung bình bán kính rễ là 1361,00 ± 6,41 µm. Trên
lát cắt ngang ngồi cùng là biểu bì dày có từ 8-10 lớp tế bào có kích thước
151,00 ± 3,67 µm chiếm 11,09% bán kính rễ gồm các tế bào hình chữ nhật xếp
sít nhau. Phía trong biểu bì là lớp mơ mềm vỏ tương đối mỏng, kích thước
82,00 ± 2,04 µm chiếm 6,02% bán kính rễ. Xen giữa mơ mềm vỏ có các


22


khoảng trống gian bào. Hệ thống trụ dẫn khá phát triển có kích thước 1128,00
± 5,54 µm chiếm 82,88% bán kính rễ bao gồm libe ở ngồi và gỗ xếp phía

trong. Giữa gỗ và libe thì gỗ có kích thước lớn hơn. So với phần vỏ thì phần
trụ có kích thước lớn hơn rất nhiều.

Hình 2. Lát cắt ngang rễ xương rồng càng cua

Hình 3. Bó mạch ở rễ xương rồng càng cua
Bảng 1. Kích thước các phần cấu tạo chính của rễ
Biểu bì (µm)

KT vỏ (µm)

KT trụ (µm)

X ±m

% BK

X ±m

% BK

X ±m

% BK

151,00 ± 3,6

7

11,09

82,00 ± 2,04

6,02

1128,00 ± 5,54

82,88

Nhận xét:
Hệ rễ của xương rồng càng cua thích nghi với chức năng hấp thu và
bám giữ. Điều này thể hiện rõ trong cấu tạo giải phẫu của rễ: rễ nhỏ, nhiều,
lan rộng trong lòng đất. Yếu tố cơ học khá phát triển vừa níu giữ rễ vào đất


23

vừa giúp tăng cường hút nước và muối khoáng cho cây. Rễ có biểu bì dày,
nhiều lớp, có chức năng bảo vệ.
b. Cấu tạo giải phẫu thân
Trên lát cắt ngang của thân, biểu bì chỉ gồm 1 lớp tế bào có thành dày
với kích thước trung bình 25,25 ± 0,69 µ m chiếm 1,92% bán kính thân. Biểu
bì có chức năng bảo vệ các cấu trúc bên trong.
Lớp mô mềm vỏ dày 705,00 ± 5,00 µ m chiếm tỉ lệ 53,68% bán kính
thân gồm nhiều lớp tế bào có kích thước lớn là nơi dự trữ nước trong thân.
Các tế bào ở mơ mềm vỏ có hình trịn hoặc hình bầu dục.
Hệ thống dẫn bao gồm libe xếp phía ngồi, gỗ xếp phía trong có kích

thước trung bình 583,00 ± 3,69 µm chiếm 44,39% bán kính thân. Phía ngồi
libe cịn có mơ cứng có tác dụng tăng tính cơ học của thân. Xen giữa các bó
mạch là mơ mềm nối từ vỏ đến tủy. Số lượng bó mạch khơng nhiều, có
khoảng 7-9 bó. Số lượng mạch gỗ nhiều 11551,00 ± 5,20 mạch/mm2, đường
kính lịng mạch nhỏ trung bình 12,93 ± 1,77 µ m.

Hình 4. Lát cắt ngang thân xương rồng càng cua


24

Hình 5. Mơ mềm vỏ ở thân xương rồng càng cua

Hình 6. Bó mạch ở thân xương rồng càng cua
Bảng 2. Kích thước các phần cấu tạo chính của thân
Biểu bì (µm)

KT vỏ (µm)

KT trụ (µm)

X ±m

X ±m

X ±m

% BK

% BK


% BK

25,25±0,69 1,92 705,00±5,00 53,68 583,00±3,69 44,39

ĐK mạch
(µm)
X ±m

12,93±1,77

Nhận xét:
Thân càng cua có biểu bì mỏng, màu xanh có khả năng quang hợp. Yếu
tố dẫn khá phát triển vừa đảm bảo chức năng cơ học vừa đảm bảo chức năng
dẫn truyền. Phần mô mềm vỏ trong thân chiếm tỉ lệ lớn có tác dụng dự trữ
nước và các chất dinh dưỡng.
1.4. Khả năng tái sinh
Xương rồng càng cua có thể tái sinh bằng hạt và tái sinh chồi. Tuy


25

nhiên tái sinh bằng hạt đòi hỏi thời gian dài cịn tái sinh chồi thì cần thời gian
ngắn hơn.
Dựa vào khả năng tái sinh của xương rồng càng cua mà người ta có thể
nhân giống rộng rãi lồi cây này để trồng làm cảnh. Ngồi ra xương rồng càng
cua cịn có thể được trồng ghép lên lồi xương rồng khác để tận dụng sức
mạnh từ cây chủ. Trong thực tế người ta thường ghép xương rồng càng cua
lên cây Thanh Long đã bỏ phần thân phía trên.



×