Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

THỰC TRẠNG HỌC LỊCH SỬ TRONG TẦNG LỚP THANH THIẾU NIÊN HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.38 KB, 25 trang )

GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
TRƯỜNG ĐOÀN LÝ TỰ TRỌNG – TP. HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
THỰC TRẠNG HỌC LỊCH SỬ TRONG TẦNG LỚP
THANH THIẾU NIÊN HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP KHẮC
PHỤC
٭٭٭
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Chua
Học viên: Nguyễn Thị Thủy
Lớp: Bồi dưỡng cán bộ đoàn Tỉnh Bình Dươngnăm
2011
Tháng 05, năm 2011
1
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo thống kê điểm thi sau mỗi đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp hay thi tốt nghiệp phổ thông trung học, tỉ lệ điểm của môn
lịch sử vô cùng thấp. Không những thấp ở tỉ lệ điểm dưới trung bình mà tỉ lệ
điểm yếu kém chiếm rất cao. Điều đó được minh chứng cụ thể sau.
Điểm toàn quốc môn lịch sử khối C năm 2007 do cục Công nghệ thông
tin Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cho thấy, điểm từ 0 đến 4,5/10 có 150234
thí sinh, đặc biệt điểm 0/10 có 5908 thí sinh. Những con số mà theo giáo sư
Đinh Xuân Lâm – phó chủ tịch hội khoa học lịch sử nói là điều cực kỳ đáng
lo ngại cho xã hội.
Là người làm công tác giáo dục vừa là một cán bộ Đoàn tôi thiết nghĩ
cần phải có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình trên.
Ngày nay có rất nhiều môn học, nhiều hoạt động để cho tầng lớp thanh
thiếu niên học tập và tham gia nên nhiều khi đối với các em môn lịch sử được
xem là môn phụ. Ngay đến nhận thức của các bậc phụ huynh cũng lệch lạc
khi nhìn về môn học của con cái mình, các phụ huynh đều hướng con em


mình học những môn để thi vào các trường kinh tế bởi đó là các trường mà xã
hội cho là hot. Xã hội xem nhẹ những môn học thuộc lĩnh vực xã hội mà
trong đó có môn lịch sử. Bên cạnh đó vấn đề làm cho người học chán học
truyền thống lịch sử cũng bởi phương pháp truyền đạt môn học này còn thiếu
tính đồng bộ và hấp dẫn, dẫn đến không lôi kéo được người học.
Đất nước ta mặc dù không còn chiến tranh loạn lạc, không còn tiếng
súng, tiếng bom rơi trên chiến trường nhưng kẻ thù của chúng ta thì không
bao giờ hết âm mưu xâm lược và phá hoại. Điều đó đặt ra cho Đảng ta, Nhà
nước ta, nhân dân ta cuộc đấu tranh giai giẳng , đó là cuộc đấu tranh trên mặt
2
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
trận kinh tế và chính trị. Kẻ thù phá hoại chúng ta bằng nhiều mặt trong đó
gay gắt nhất, nguy hiểm nhất, giai giẳng nhất, khó đối phó nhất là mặt trận
chính trị. Nếu như ta xem nhẹ, sao nhãng công tác chính trị, công tác giáo
dục truyền thống chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng thì đó là cơ hội tốt
cho các thế lực thù địch tấn công chúng ta.
Các thế lực thù địch luôn nhắm vào các tầng lớp kế cận của Đảng, của
đất nước đó là tầng lớp thanh thiếu niên. Tầng lớp này mặc dù có trí tuệ, có
kiến thức nhưng rất dễ xao động, lý tưởng thiếu chín chắn, không kiên địch
vững vàng, dễ bị tác động, lôi kéo. Bởi vậy là người làm công tác giáo dục
cũng như làm cán bộ Đoàn tôi luôn muốn mỗi thanh niên Việt Nam vừa “ đẹp
như hoa hồng” những cũng phải “ cứng hơn sắt thép”. Phải bồi dưỡng truyền
thống lịch sử, phải nắm rõ truyền thống nước nhà, từ đó hun đúc trong lòng ý
chí công dân Việt Nam, luôn kiên định vững vàng lập trường Xã hội Chủ
nghĩa, Trung thành với Đảng với Nhà nước và nhân dân, sống có mục đích, lý
tưởng, sống có trách nhiệm hơn, tự hào về dân tộc hơn như lời Bác dặn “ Dân
ta phải biết sử ta, cho tường gốc gác nước nhà Việt Nam”.
Không có cái tháp cao nào mà không phải xây lên từ mặt đất, không có
dân tộc nào, quốc gia nào mà không có lịch sử kinh qua. Hiểu rõ lịch sử của
dân tộc để sống có trách nhiệm hơn, lý tưởng hơn. Nhưng đại bộ phận thanh

thiếu niên ngày nay không nắm rõ lịch sử, chán học lịch sử, xem nhẹ những
bài tuyên truyền lịch sử. Bởi vậy tôi muốn thông qua tiểu luận của mình góp
một phần nhỏ giúp giáo viên và những cán bộ Đoàn làm công tác giáo dục,
tuyên truyền truyền thống lịch sử có thêm một kinh nghiệm nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục, tuyên truyền lịch sử đến cho tầng lớp thanh thiếu niên.
Vì làm công tác giáo dục và công tác Đoàn trong trường học nên đối
tượng tôi xem xét và muốn thay đổi là tầng lớp học sinh, sinh viên, đó vừa là
đối tượng nhạy cảm nhưng cũng là đối tượng hậu bị của nước nhà.
3
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Trong các môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại
hoc – cao đẳng, có lẽ môn lịch sử gây nên sự quan tâm chú ý nhất của dư luận
và lập được nhiều “kỷ lục” trong thi cử của nước ta: là môn thi có điểm bình
quân thấp nhất trong các môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nhiều năm
gần đây, là môn thi có điểm bình quân thấp nhất của khối C nói riêng và tất cả
các môn thi tuyển sinh đại học nói chung, là môn thi mà số học sinh đạt điểm
dưới trung bình nhiều nhất, bị điểm 0 và 0,5 với tỉ lệ cao nhất.
“Liên tiếp trong bốn năm vừa qua, từ năm 2004 - 2008, môn sử
được chọn là một trong sáu môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Dù rằng
môn sử luôn cầm đèn đỏ trong xếp hạng theo điểm bình quân các môn thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông, nhưng kết quả này hoàn toàn không có dấu hiệu
bi quan nào cả. Điểm bình quân cả nước của môn sử thi tốt nghiệp Trung học
phổ thông năm 2006 là 6,37, năm 2007 là 6,19. Các địa phương có điểm bình
quân môn sử thấp nhất vẫn còn trên trung bình, năm 2006 là Cà Mau (5,45
điểm), năm 2007 là Tuyên Quang (5,06 điểm).” ( Bài viết “Lật lại hồ sơ môn
lịch sử” đăng trên trang Hội khoa học lịch sử Bình Dương)
Tuy nhiên, thống kê điểm thi môn sử trong kỳ thi tuyển sinh đại
học thật sự làm các nhà giáo dục giật mình, lo lắng lẫn thất vọng. Chẳng
những điểm thi môn sử tiếp tục giữ vị trí đội sổ trong các môn thi tuyển sinh

đại học mà còn quá thấp trên cả sự lo ngại. “Điểm bình quân môn sử trong kỳ
thi đại học 2006 là 1,90, năm 2007 là 2,09, năm 2008 có khá hơn nhưng cũng
chỉ 2,39. Trong số 107.000 bài thi khối C trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2007
được thống kê, chỉ có 9,23% bài thi có điểm trên 5, trong khi có đến 21,3%
bài thi bị 0 điểm hoặc 0,5 điểm. Kết quả này chênh lệch rất lớn so với kỳ thi
tốt nghiệp Trung học phổ thông mới diễn ra một tháng trước đó.
4
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
Hơn thế nữa, dường như giữa hai kỳ thi này chẳng có mối quan hệ
nào cả: trong năm 2007 tỉnh Tuyên Quang có điểm bình quân môn sử thấp
nhất nước trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (5,06 điểm), nhưng thí
sinh Tuyên Quang lại đứng đầu cả nước về điểm môn sử trong kỳ thi đại học
dù rất thấp (2,72 điểm). Ngược lại, tỉnh Vĩnh Long dẫn đầu điểm thi môn sử
tốt nghiệp Trung học phổ thông (7,59 điểm) nhưng suýt đứng chót bảng về
điểm môn sử trong kỳ thi đại học (1,82 điểm). Xem ra vấn đề hình như không
phải hoàn toàn do chênh nhau về độ khó của đề thi tuyển sinh đại học và đề
thi tốt nghiệp Trung học phổ thông!
Nếu như trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, môn lịch sử
là môn bắt buộc cho gần 1 triệu học sinh, thì trong kỳ thi tuyển sinh đại học-
cao đẳng môn lịch sử chỉ là một môn thi trong khối C cho hơn 100.000 thí
sinh (trên nguyên tắc, việc chọn khối thi khi dự thi tuyển sinh đại học- cao
đẳng là hoàn toàn tự do, phụ thuộc nguyện vọng của thí sinh)., chính các số
liệu thống kê như trên cho thấy các ngành thi tuyển khối C thật sự là phao cứu
hộ cho nhiều thí sinh. Ngay tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia TP.HCM), các ngành tuyển sinh khối C thường có điểm
chuẩn trúng tuyển rất thấp, mà một trong các nguyên nhân là do điểm thi môn
lịch sử kéo xuống”. ( Lật lại hồ sơ môn lịch sử đăng trên báo điện tử Hội
khoa học lịch sử Bình Dương địa chỉ Website: WWW.sugia.vn).
Nhìn nhận về truyền thống lịch sử đúng đắn và thông qua đó hoàn thiện
nhân cách, và xác định lý tưởng. Ông MiHerrand cựu tổng thống Pháp đã nói

“ Thái độ của giới trẻ với lịch sử là thước đo tín nhiệm chính trị với chế độ”.
Bởi vậy giáo dục và tuyên truyền truyền thống lịch sử cần phải xác định đúng
đắn, khoa học và phải được sự đồng thuận của toàn xã hội nhằm làm thay đổi
tình trạng chất lượng dạy và học môn lịch sử trong các trường học hiện nay.
5
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
Trong các đợt thống kê sau những lần thi đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp hay thi tốt nghiệp phổ thông trung học có những bài viết của
thí sinh cười ra nước mắt đăng trên diễn đàn quản lý giáo dục info ngày
3/4/2008 đã đưa ra các thống kê sau:
Tại Nghệ An trong đợt thi tốt nghiệp môn lịch sử năm 2007 tỉ lệ bài
dưới trung bình khá phổ biến. Điển hình trong túi bài có mã số HBS 1701->
1724 có 24 bài thi thì tổng điểm chỉ đạt 40,5 trong đó duy nhất 01 bài đạt
điểm 5 còn lại dưới điểm trung bình. Cũng tại Nghệ An vào đợt thi tốt nghiệp
năm 2007 thí sinh có mã số phách HSS 6206 viết “ Đến ngày 30/4/1975 bộ
đội ta đã tiến thẳng và bao vây Điện Biên Phủ ( Diễn đàn quản lý giáo dục.
Website: www.quanlygiaoduc.info).
Trong kỳ thi tuyển sinh vào trường Đại học Thủ Dầu Một năm học
2010 – 2011 tỷ lệ điểm môn lịch sử vô cùng thấp biểu thị ở những bảng
thống kê sau:

6
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
( Có bảng phụ lục số liệu đính kèm trang cuối của cuốn tiểu luận )
Vậy điều gì đã ảnh hưởng đến chất lượng môn lịch sử thấp như vậy?
ngay đến cả những em thi vào ngành lịch sử thì điểm môn lịch sử cũng không
khả quan gì, trước tình hình này chúng ta phải làm gì?
Hãy nuôi tình yêu với lịch sử ngay trong tiềm thức của con trẻ. Học sử
không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện những
con số mà học sử để nắm bắt những gì đã qua, biết sống và rung động với

những sự kiện lịch sử. Học sử để rút ra những bài học nhân văn, về lòng yêu
nước, theo phương châm học để hiểu và hành. Xem thường việc nghiên cứu
và giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ chắc chắn là một sai lầm nghiêm trọng mà
tai họa của nó sẽ không sao lường hết được. Việc dạy và học sử ở nước ta
đang có những vấn đề rất nan giải và rất đáng báo động.
“Gần 30 nhà sử học và các nhà giáo lão thành cùng lãnh đạo các trường
đại học, cao đẳng và các thầy cô giáo dạy sử cấp phổ thông đã cùng ngồi lại
bàn bạc vấn đề này. Phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm
đối với môn lịch sử ở bậc phổ thông . Đó là quan niệm đúng về bộ môn lịch
sử từ các cấp quản lý giáo dục lẫn cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Không có
quan niệm đúng về môn lịch sử tất cả những đề xuất về đổi mới nội dung và
phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bô môn lịch sử đều không
7
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
thể thực hiện được.” ( Ba giải pháp “cứu” môn lịch sử đăng trên trang
Xaluan.com)
Trên thế giới, các nước đều coi môn lịch sử là một trong những môn
học cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường
công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn lịch sử trước hết là
môn quốc sử càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo
dục các giá trị lịch sử, giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con
người để thế hệ trẻ cùng với nền tảng giáo dục có thể bước vào đời, thực hiện
trách nhiệm công dân đối với xã hội. Nhưng sau bậc phổ thông, chỉ có một số
ít học sinh đi theo các ngành của khoa học lịch sử, còn đại bộ phận đi vào các
ngành khoa học khác mà không tiếp tục học môn lịch sử. Vì vậy đối với thế
hệ trẻ kiến thức lịch sử chỉ được trang bị chủ yếu qua môn sử cấp phổ thông
cộng với những hiểu biết được bổ sung qua đọc sách báo hoặc tự học, dẫn đến
tầng lớp thanh thiếu niên không quan tâm đến lịch sử. Điều này đực minh
chứng qua cuộc thi “ hào hùng Bình Dương” mà khoa Tiểu học Mầm non
trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua. Trong cuộc

thi, ban tổ chức cho chạy slides các nhân vật lịch sử trên màn hình theo từng ô
số. Mỗi đội chơi có hai thành viên đứng quay mặt lại với nhau. Một người
nhìn lên màn hình để gợi ý cho đồng đội của mình đoán nhân vật lịch sử được
đưa ra. Người còn lại căn cứ các giữ liệu gợi ý của đồng đội để đoán nhân vật
lịch sử kia là ai. Ấy vậy mà đa phần người chơi toàn gợi ý những từ, những
cụm từ không liên quan đến lịch sử, những gợi ý “ cười ra nước mắt”. Có cặp
thí sinh gợi ý nhân vật lịch sử này có 2 từ, từ thứ nhất là vật dụng dùng để cho
chỉ vào và may quần áo, từ thứ hai là nơi mà nông dân trồng lúa, bỏ từ “cánh”
đi, vậy mà đồng đội đoán được ra nhân vật lịch sử kia là Kim Đồng mới giỏi
chứ. Lại có những đội chơi sau nhìn hình theo thứ tự của các đội chơi trước
nhớ thuộc lòng tên nhân vật lịch sử, người gợi ý chỉ nói ô thứ mấy là người
đoán nói tên qua đó chứng tỏ kiến thức lịch sử của sinh viên rất hạn chế, thậm
chí nhớ lịch sử còn sai trầm trọng.
8
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
“Ngày 21 tháng 7 năm 2008 tại Hải Phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức tổng kết năm học 2007 – 2008 và bàn phương hướng công tác năm học
2008 – 2009. Phát biểu trước hội nghị phó chủ tịch nước Nguyễn Thị
Doan vui mừng nhận thấy những kết quả mà ngành Giáo dục Đào tạo đã đạt
được trong những năm qua nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều điều nhức nhối,
đáng quan tâm đó là việc dạy và học các môn xã hội hiện nay. Hội nghị nhìn
nhận nhiệm vụ trọng tâm là phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học sẽ
tập trung vào các môn, văn, sử, địa, những môn mà lâu nay xã hội coi là môn
phụ.” ( Cải tiến quyết liệt cách dạy văn, sử, địa trong nhà trường đăng trên
trang Tin 247.com).
Với thực trạng trong xã hội nói chung và tại trường Đại học Thủ Dầu
Một nói riêng thiết nghĩ cần có những giải pháp tối ưu để cải thiện tình hình
trên. Để góp một phần nhỏ trong công tác làm thay đổi chất lượng dạy và học
môn lịch sử cho thanh thiếu niên tôi xin trình bày một giải pháp, hy vọng nó
mang tính khả thi và được áp dụng rộng rãi và mang lại kết quả tốt.

9
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Giải pháp mà tôi đưa ra là “ đưa yếu tố văn học vào trong các tiết dạy
và học lịch sử”. Tôi thiết nghĩ điều này hoàn toàn không khó đối với một giáo
viên hay một cán bộ Đoàn, những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục
truyền thống lịch sử.
I. Xác định được yếu tố văn học có liên quan đến lịch sử
Xác định yếu tố văn học liên quan đến lịch sử điều này không quá khó
bởi lẽ từ cổ chí kim ông cha ta đã nhận định “ văn sử bất phân”. Nghĩa là
trong văn có sử và trong sử có văn. Văn học phản ánh một lịch sử nhưng đó là
một lịch sử không giậm chân tại chỗ mà lịch sử đó là một lịch sử đang bước
đi. Lịch sử đó có thể là một phút, một giờ, một năm và cũng có thể là hàng
mấy thế kỷ. Nhiều giáo viên, cán bộ Đoàn khi giáo dục tuyên truyền lịch sử
quên đi chất văn trong đó và dĩ nhiên bài tuyên truyền giáo dục lịch sử đó sẽ
trở nên nhàm chán, khô khan, đơn điệu.
Trước khi chuẩn bị một tiết giáo dục hay tuyên truyền một bài học lịch
sử mỗi giáo viên, cán bộ Đoàn nên sưu tầm những tác phẩm văn học liên
quan đến nội dung mà mình sẽ truyền đạt, tôi lấy ví dụ như các tác phẩm sau:
… Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình…
(Theo chân Bác- Tố Hữu)
Hay
… Nhà Rồng ơi lòng in bóng
Sóng nước lung linh
Lững lờ như chiếc thuyền trôi
Bến sông xưa Sài Gòn vẫn khắc nghi từng giờ…
Và cũng có thể: … Anh ngã xuống đường băng tân Sơn Nhất
10
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy

Tên anh đã thành tên đất nước
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân…
(Dáng đứng Việt Nam- Lê Anh Xuân)
Sau khi đã xác đinh các yếu tố văn học có liên quan, khâu tiếp theo là
phải xử lý các yếu tố đó sao cho tinh túy nhất, chắt lọc nhất. Không phải ta
tìm được yếu tố nào cũng đều mang ra sử dụng triệt để. Không phải bê tràn
lan, cứ mang hết thảy các yếu tố văn học có liên quan mà ta vừa tìm được vào
bài giảng của mình. Như vậy chúng ta đã vô tình chuyển buổi học , buổi
tuyên truyền lịch sử sang buổi nghe giảng về văn học. Khi chắt lọc được
những yếu tố văn học đắt giá cho bài giảng của mình rồi, nhưng điều quan
trọng không kém là nên đặt chúng ở vị trí nào của bài giảng để nó phát huy
một cách hiệu quả nhất mà không gây phản cảm. Lúc này chúng ta phải biết
lựa chọn “giờ vàng” cho thích hợp tránh “đặt nhầm chỗ”.
Các bài học lịch sử, các buổi tuyên truyền lịch sử với thanh thiếu niên
- người học vô cùng khó tiếp thu và dễ gây nhàm chán. Người học không
thích học không phải bản chất họ ghét môn lịch sử hay ghét lịch sử đã qua
mà bởi phương pháp truyền đạt chưa thực sự phù hợp để gây hứng thú cho
người tiếp cận. Có lẽ cách thức truyền đạt không sinh động hấp dẫn, bài học
khô khan đơn điệu, khó nhập tâm, khó đi vào lòng người và đương nhiên khó
nhớ và dễ quên. Vậy với chúng ta, một nhà giáo dục, một cán bộ Đoàn chúng
ta cần nỗ lực khắc phục, làm sao để truyền lửa tới người học sau mỗi buổi
học, để họ không những nhớ bài học mà còn sống lại cảm xúc như đang sống
tại thời điểm xảy ra của lịch sử, để từ đó biết trân trọng, gìn giữ, kế thừa và
phát huy truyền thống lịch sử, biết sống có trách nhiệm hơn. Đó là kết quả mà
mỗi cán bộ Đoàn, mỗi người làm công tác tuyên truyền, giáo dục đều mong
muốn. Nhưng khi đã có nguồn rồi trích nguồn như thế nào cho phù hợp phần
II này tôi sẽ giới thiệu cụ thể.
11
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
II. Trích nguồn cho bài giảng lịch sử

II.1 Giáo dục truyền thống lịch sử.
Với giáo dục truyền thống tôi không đi sâu nhiều nội dung tronh bài
viết này mà chỉ khai thác ở một góc nhỏ trong truyền thống của người Việt
Nam đó là đoàn kết, tương thân tương ái.
Khi giáo dục, tuyên truyền về nội dung này chúng ta nên cắt ngĩa từ “
đồng bào”. Tại sao Bác Hồ nói “ Cả đời tôi tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”
Vậy hai tiếng “đồng bào” xuất phát từ đâu? Lúc này người giáo viên hay cán
bộ đoàn làm công tác giảng dạy và tuyên truyền kể tóm tắt câu chuyên Lạc
long Quân và Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, đó là nguồn gốc con Rồng
cháu Tiên của nhân dân ta. Đồng bào nghĩa là cùng chung một bào thai, một
bọc trứng. Chi tiết Lạc Long Quân và Âu Cơ khi chia tay nhau cùng các con
kẻ lên rừng, người xuống biển không quên dặn dò nhau “ ta là anh em một
nhà, khi nào gặp khó khăn hãy tìm đến nhau, đừng quên lời hẹn”. Đó chính là
nguồn gốc của tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam, hai tiếng “đồng
bào” xuất phát từ đó. Từ đó hun đúc ở mỗi người dân Việt tinh thần đoàn kết
tương thân tương ái.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hay
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
12
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
Nếu không có đoàn kết làm sao ta có một “ Điện Biên” chấn động địa
cầu, một cuộc chiến tranh dân tộc nhân dân khiến bè lũ thực dân phát xít
khiếp sợ và thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ. Thật tự hào cho dân tộc Việt
Nam. Hãy ngẩng cao đầu, hít thở cho căng tràn lồng ngực khi ai hỏi bạn “ bạn
đến từ đâu và bạn thuộc dân tộc nào?”. Với bài học như vậy tin chắc rằng sau

buổi học người học sẽ ý thức cao về tinh thần công dân, tinh thần đoàn kết
tương thân tương ái và sống vì cộng đồng hơn.
Trong bài giảng, bài tuyên truyền lịch sử với chủ đề về những anh hùng
nhỏ tuổi của Việt Nam. Nếu chúng ta chỉ giảng mang tính chất lịch sử như
giới thiệu tên, quê quán, chiến công lập được. Với những con người cụ thể,
những chiến công cụ thể thì cũng chưa chắc đã làm cho người học nhớ lâu và
có cảm xúc. Chẳng hạn khi giảng bài nói về người anh hùng Trần Quốc Toản
cần nói được vua Trần đã ban cho Trần Quốc Toản một quả cam tại hội nghị
Diên Hồng của các bô lão ở bến Bình Than để bàn kế nên đánh giặc hay hàng
giặc. Sở dĩ vua ban cho Trần Quốc Toản trái cam là vì vua thấy Toản còn là
trẻ con muốn cho cháu ra chỗ khác chơi để người lớn bàn chuyên đại sự quốc
gia và cũng vì Toản nhỏ tuổi mà có khí phách xin đánh giặc chứ không nên
hàng. Khi ra khỏi hội nghị Toản bị đám lính trêu chọc và cậu tức giận bóp nát
quả cam trên tay lúc nào không biết. Về sau tự Trần Quốc Toản chiêu mộ
binh sĩ, luyện tập thao trường để cùng nhân dân đánh giặc Mông Nguyên với
là cờ “ phá cường địch báo hoàng ân (tức phá giặc mạnh đền ơn vua)” là như
vậy.
Tiếp đến khi ta tuyên truyền giảng dạy về Kim Đồng nếu chỉ dừng lại ở
chỗ giới thiệu về những chiến công của anh thì chưa làm toát lên con người
và tâm hồn chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi này. Bởi vậy người giảng dạy, tuyên
truyền có thể trích dẫn bài hát “ Kim Đồng” sẽ làm sinh động thêm cho nội
dung và làm cho không khí lớp học, buổi tuyên truyền bớt không khí căng
13
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
thẳng. Hoặc cũng có thể trích dẫn bài thơ Lượm mà các em đã được học trong
sách ngữ văn lớp 6 tập hai. Với những câu thơ ngắn, dễ thuộc như:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lịch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng….
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
(Lượm - Tố Hữu)
Với những câu thơ ấy người tiếp thu sẽ thấy được và đồng cảm với tâm
hồn trong trẻo của Kim Đồng cùng với lòng quả cảm, sự hi sinh anh dũng của
Kim Đồng cho quê hương, đất nước, của tình yêu đồng quê và ước mơ hòa
bình với hình ảnh nắm chặt lúa trong tay như ôm quê hương vào lòng, đấu
tranh cho sự bình yên của làng xóm.
Khi giảng về Võ Thị Sáu để làm nổi bật hình ảnh người con gái trẻ tuổi
Việt Nam sống hiên ngang bất khuất không hề run sợ trước nòng súng của kẻ
thù, xem cái chết nhẹ tựa hồng mao. Cái chết của chị là cái chết cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc. Chúng ta có thể cho người học nghe bài hát
14
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
“Biết ơn chị Võ Thị Sáu” hoặc cuối bài giảng có thể đọc cho các em
nghe bài thơ viết về chị như sau:
Võ Thị Sáu
Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đóa hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất

Trong giây phút hi sinh
Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát.
II.2 .Giáo dục lịch sử gắn liền với các mốc lịch sử
Đối với mỗi giai đoạn lịch sử đều gắn liền với một mốc lịch sử cụ thể
nhưng những người học lịch sử thường rất hay quên các mốc lịch sử. Đó cũng
là lý do khiến người học nhất là tầng lớp thanh thiếu niên không chịu động
não để lưu giữ thông tin này. Có lẽ một phần là do bài học với nội dung khô
khan, phương pháp truyền đạt chưa thực sự thu hút người học dẫn đến người
học “không nhập tâm”, một phần các mốc lịch sử với những con số vô cùng
khó nhớ, người học cũng thuộc nhưng để đối phó còn nhớ lâu và có xúc cảm
với những chiến tích lịch sử gắn liền với các mốc lịch sử đó thì ít người học
nào có được. Bởi vậy làm công tác tuyên truyền, công tác giáo dục truyền
thống lịch sử rất cần biện pháp để người học nhớ các mốc lịch sử đồng thời có
trách nhiệm trong cuộc sống, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
15
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
Khi giáo dục tinh thần yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm giới
thiệu cho người học thấy được tinh thần đó không chỉ có ở tầng lớp nam nhân
mà phụ nữ cũng không hề thiếu “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” mà tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nếu tuyên truyền giáo dục đơn thuần về con người Hai Bà Trưng hay
nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa theo tiến trình lịch sử thì không dễ gì người
học cảm nhận và nhớ hết. Theo tôi cuối bài học này người làm công tác giáo
dục, tuyên truyền nên đọc cho các em nghe bài thơ “ Khởi nghĩa Hai Bà
Trưng” và cũng có thể cho các em chép lại:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận Người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thùy
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta…
(Việt Nam sử diễn ca)
Cũng có thể đọc cho học sinh nghe bài thơ và cho các em chép bài thơ sau
trong giờ ra chơi hoặc có thể photo cho các em để làm tư liệu.
…Thời kỳ Bắc thuộc long đong
Thù chồng, khởi nghĩa, Châu Phong lập thề.
16
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
Người Giao Chỉ lại cùng về
Ba năm dựng nước theo cờ Nhị Vương.
Tô Định bạo ngược khôn lường
Giết người Giao Chỉ không tường thị phi.
Bắt Thi Sách đem giết đi
Hai Trưng Trắc, Nhị tức thì khởi binh.
Con dòng Lạc tướng Mê Linh
Đuổi quân Tô Định mà bình đất Nam.
Cửu Chân, Hợp Phố, Nhật Nam
Chẳng bao lâu hạ sáu lăm thành trì.
Xưng vua, lừng lẫy ai bì
Mê Linh đóng phủ, uy nghi một miền.
Tân Sửu, Quang Vũ lệnh truyền
Phục Ba Mã Viện, binh liền thẳng dong.
Đoàn Chí cùng với Lưu Long
Phó và thuyền tướng tháp tòng xuất chinh.
Hai bên giáp chiến tử sinh

Hát Môn đẫm máu giấu hình Nữ Vương.
Trung lưu nữ kiệt can trường
Thua cơ Mã Viện, cùng đường nhảy sông.
Sông xanh nước chảy mênh mông
Ghi trang quốc sử muôn dòng tiếc thương.
Hồn thiêng phảng phất trong sương
Hát Giang sông sáng soi gương Hai Bà!
Ba năm một cõi sơn hà
Nghìn năm Bắc thuộc sao mà sánh qua!
Anh thư, lịch sử nước ta
Nữ vương chỉ có Hai Bà, chẳng ai!
17
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
Qúy Mão mồng sáu tháng hai
Hương hoa khói tỏa tạc đài ngợi ca!
( Việt Nam sử ca)
Sau khi thuộc những bài thơ này người học sẽ đơn giản hơn khi nhớ
các mốc lịch sử và qua đó cũng thấy được sự căm thù quân giặc của hai thủ
lĩnh, thấy được lòng yêu nước của hai bà vừa trả thù nhà vừa đền nơn nước.
Hay sự kiện Bác Hồ của chúng ta rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường
cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911, hơn 30 năm bôn ba nước ngoài Người trở
về trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta đánh Pháp. Toàn thể dân tộc Việt Nam chờ
Người như nắng hạn chờ mưa, người trở về như vầng hào quang soi đường
trong đêm tối. Thời khắc lịch sử đó nếu nói với giọng tuyên truyền, một bài
giảng lịch sử đơn thuần thì không thấy hết tầm quan trọng của Bác như thế
nào trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta và trong cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, đồng thời cũng không thấy hết được sự chờ mong Bác như
thế nào của cả một dân tộc, đang rên xiết dưới sự đàn áp của kẻ thù. Nhưng
trong quá trình giảng dạy, tuyên truyền các bạn đưu yếu tố văn học vào bài
giảng của mình, buổi học sẽ sôi động hẳn lên và đương nhiên kết quả tiếp thu

của người học sẽ rất tốt, gieo mầm cảm xúc vào được tâm hồn họ. Cũng sự
kiện đó chất lượng bài học sẽ lên cao nếu trong quá trình giảng dạy, tuyên
truyền biết lựa chon thời gian thích hợp để đưa yếu tố văn học vào. Tôi lấy ví
dụ như nói thời điểm Hồ Chí Minh sau 30 năm tìm đường cứu nước người
giảng nên đưa đoạn thơ sau:
…Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về yên lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ…
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
18
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
Với đoạn thơ trên sẽ làm cho bài học thêm sáng về ý tưởng và tạo điểm
nhấn khiến người tiếp thu dễ nhớ, khó quên bởi cảm xúc đã thấm đượm vào
lòng của người học. Người tiếp nhận không những nhớ mốc lịch sử
năm 1941 mà còn thấy được cả cảm xúc của dân tộc Việt Nam, vui mừng như
thế nào khi thấy Bác về, niềm vui đó như lay động, lan tỏa đến cả cảnh vật,
muôn loài.
Ngày nay chúng ta hưởng một nền hòa bình, đất nước đã sạch bóng
xâm lăng, bom đạn đã ngừng rơi trên chiến trường. Mốc quan trọng đánh dấu
sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh dấu thành quả cách
mạng vẻ vang của dân tộc ta sau gần một nghìn năm bị đô hộ. Sự mong chờ
độc lập cho dân tộc của bao thế hệ người dân Việt Nam cũng đã đến, một
ngày không thể quên đối với bất cứ một con người Việt Nam nào, đó là ngày
2/9/1945. Ấy vậy mà có những học sinh lại không thể nhớ được ngày quốc
khách của nước mình nếu ngày đó Nhà nước ta không cho người lao động
nghỉ làm được quy định trong luật lao động. Để hạn chế những điều đáng tiếc
đó, giúp người học dễ nhớ và sống lại với cảm xúc vừa vui sướng, vừa mong
chờ, vừa hạnh phúc, vừa tự hào của ngày thành lập nước năm 1945. Khi giảng
đến đoạn Hồ Chí Minh lên đài cao nói “ tôi nói đồng bào nghe rõ không”.

Giáo viên, tuyên truyền viên nên ngưng bài giảng vài phút và giành thời gian
đó giới thiệu về Tố Hữu đã ghi lại không khí của ngày quốc khánh đó như
thế nào thông qua đoạn thơ sau:
… Hôm nay sáng mùng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh
Người đứng trên đài lặng phút giây
19
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây…
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Với cảm xúc của đoạn thơ trên người học sẽ khắc nghi được thời điểm
lịch sử quan trọng đó cùng địa danh gắn liền với sự kiện. Bên cạnh đó thấy
được cảm xúc của toàn dân tộc đối với Bác và của Bác đối với toàn thể dân
tộc Viêt Nam. Không khí vừa trang nghiêm, vừa vui mừng, vừa gần gụi, thân
tình trong ngày quốc khánh lúc Bác bước lên lễ đài cao dưới sự mong chờ của
hàng triệu con tim Việt Nam. Niêm vui lan tỏa bao trùm lên cả cảnh vật, nắng
vàng hơn, hoa khoe sắc hơn, chim chóc cũng lặng im thôi hót dường như để
đón đợi thời điểm quan trọng này.
Dành được độc lập đã khó, giữ được độc lập càng khó hơn nhiều. Thực
dân Pháp đâu dễ đầu hàng và bỏ mộng xâm lược nước ta. Và sau ngày quốc
khánh không bao lâu dân tộc ta lại bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến để
rồi “ chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”, làm
chấn động địa cầu với trận Điện Biên Phủ hào hùng.
Để giúp người học khắc nghi mốc lịch sử oai hùng này người làm công tác
giáo dục, tuyên truyền có thể trích dẫn bài thơ sau:

Đêm gió nam lồng lộng
Ngồi trên chỗng tre êm
Bố kể chuyên Điện Biên
Bộ đọi mình chiến thắng
Lũ Tây bị bắt sống
Tướng Dơ-cart xin hàng
20
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
Bốt đồn đều san phẳng
Cờ quyết chiến quyết thắng
Tung bay giữa nóc hầm
Chiều mùng bảy tháng năm
Một chiều hè lịch sử.
Như vậy không phải đơn phương một phía người học chán học lịch sử
mà chúng ta cần xem xét ở phương thức truyền đạt đã phù hợp hay chưa?, đã
thu hút đối tượng tiếp nhận hay chưa? Qua đó cho thấy người học không phải
họ không thích học môn lịch sử mà chẳng qua những buổi học lịch sử nhàm
chán, không truyền lửa được cho họ. Những bài giảng lịch sử mang nặng tính
chính trị, nên bản chất rất khô khan vì thế yêu cầu người truyền đạt phải có
phương pháp để người học, người được tuyên truyền truyền thống lịch sử
ham thích tìm hiểu, nhớ lâu và hơn hết phải có cảm xúc, thông qua bài học
làm cho người học luôn có ý thức cao về tinh thần dân tộc, tự hào về truyền
thống dân tộc, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống lịch sử quý báu.
Biết sống có lý tưởng hơn, trách niệm hơn.
21
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ
Bất kỳ một ai quan tâm đến giáo dục cũng thưc sự lo lắng trước một tỉ
lệ quá lớn số người đi học không đam mê môn lịch sử dẫn đến kết quả thi cử
của môn học này được liệt vào danh sách “nhất bảng”. Cần xác định “học sử

giữ gốc”. Có học sinh cuối năm lớp 12 không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp
trung học phổ thông chỉ vì môn lịch sử điểm trung bình chưa đến 2.0 và cũng
không ít học sinh rớt tốt nghiệp chỉ vì điểm lịch sử từ 0 đến dưới 2 điểm.
Lịch sử vốn khô khan nên cần được truyền thụ một cách mềm dẻo, lôi
cuốn bằng những hình thức hấp dẫn, mới lạ, phong phú mới mong thu hút
được các bạn trẻ đến với lịch sử. Giờ học lịch sử trong nhà trường chắc chắn
khó có thời gian và kinh phí để tạo các sân chơi ngoại khóa hay cho các em
du khảo về nguồn thương xuyên được. Bởi vậy cần có những phương pháp
vừa tiết kiệm thời gian, kinh phí mà lại mang lại hiệu quả, đó là điều cần phải
tìm tòi. Trong suốt quá trình giảng dạy và hoạt động bên Đoàn cùng với việc
nghiên cứu thực trạng học môn lịch sử của giới trẻ hiện nay tôi đưa ra giải
pháp “ đưa yếu tố văn học vào các tiết dạy lịch sử” hi vọng với phương pháp
này sẽ tạo điểm nhấn, tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng người tiếp
cận đồng thời gieo niềm đam mê bộ môn lịch sử và từ đó tạo nguồn cảm hứng
học tập và ý thức cộng đồng sẽ được nâng lên.
Điều mà chúng ta cần là nên dạy nội dung gì thiết thực nhất, ngắn gọn
nhất, dễ nhớ nhất cho người học đó là phục vụ cho việc vun bồi tình yêu
nước, lòng tự hào dân tộc. Nhưng làm được điều này quả thật không dễ dàng
gì. Điều đó chắc ai làm công tác giáo dục hay làm công tác tuyên truyền đều
biết, bởi lẽ khi giảng bài chúng ta bị lệ thuộc vào các bước lên lớp do Bộ giáo
dục và Đào tạo quy định, lệ thuộc vào nội dung phải đạt được trong các bước
lên lớp đó, lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên. Vì vậy khi tôi đưa
22
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
ra giải pháp này điều tôi muốn kiến nghị là trong mỗi chúng ta người làm
công tác giáo dục, công tác tuyên truyền lịch sử không nên gò mình theo
khuôn sáo cũ, bởi nếu ai đó theo lối mòn xưa khi dự giờ bài giảng về lịch sử
mà người giảng sử dụng yếu tố văn học để giúp bài giảng sinh động và người
học dễ nhớ sẽ cho là giáo viên xa rời giáo trình, giảng lan man và nặng về tiết
dạy văn học. Phải thay đổi cách nhận thức trong việc tiến hành dạy một giờ

học lịch sử, để giờ học lịch sử đối với người học là một giờ tìm hiểu, cảm thụ
và sau cùng là xúc cảm.
Dạy lịch sử có một ý nghĩa vô cùng to lớn là đang truyền thụ truyền
thống bốn ngàn năm đầy tự hào cho thế hệ trẻ, đang dạy cho những công dân
trẻ biết gốc và giữ gốc bền vững. Từ cái gốc của lòng yêu nước, tự hào dân
tộc thì mỗi công dân trẻ mới có tâm thế, tư thế vững vàng khi bước vào sân
chơi hội nhập. Một khi gốc vững thì mới mong vững bền bởi như một danh
nhân đã nói “ chỉ có tình yêu quê hương mới làm cho quê hương trương tồn”
hay nhà văn Ra –giun-gan-da-top nói “ Người ta có thể tách con người ra
khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”. Dạy và
học lịch sử như thế nào, làm sao cho người học vui học, ham học mới thành
công. Bằng cách truyền đạt đơn giản nhưng sinh động và quan trọng nhất là
phải dạy người học hiểu rằng học lịch sử để yêu nước chứ không phải để đối
phó với những kỳ thi, để người học hiểu rằng “ chim có tổ, người có tông”.
23
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập thơ “ Theo chân Bác” Tác giả Tố Hữu. NXB Hà Nội 1997
2. Tiến trình lịch sử Việt Nam. Nguyễn Quang Ngọc, NXB Giáo dục
6/2003.
3. Việt Nam sử diễn ca (Ngọc Diện Hoa chuyển thể thơ dựa theo Việt
Nam sử lược của Trần Trọng Kim)
4. Ba giải pháp cứu môn lịch sử, ( đăng trên trang xaluan.com )
5. http.sugia.com
6. Cải tiến quyết liệt cách dạy văn, sử, địa trong nhà trường ( đăng
trên trang Tin 247.com )
7. Www.quanlygiaoduc.info
24
GVHD: TS.Nguyễn Chua HV: Nguyễn Thị Thủy
PHỤ LỤC

STT NỘI DUNG TRANG
1 Chương I : Giới thiệu chung về đề tài 1
2 Chương II: Thực trạng của lĩnh vực nghiên cứu 3
3 Chương III: Đề xuất các giải pháp 9
4 Chương IV: Kết luận và kiến nghị 21
5 Danh mục các tài liệu tham khảo 23
25

×