Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Một số biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Đồng Tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 26 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói:
“ Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ học hành là ngoan ”
Đúng vậy trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước, từ nhận thức sức
khỏe của trẻ hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. sức khỏe ảnh
hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ là yếu tố quyết định đến sự phát triển của
trẻ sau này. sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu của mỗi con người, mà mục
tiêu giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên
của con người, con người phát triển toàn diện về năm mặt: Nhận thức – Thể chất
– Ngôn ngữ –Tình cảm – Xã hội – Thẩm mỹ .
Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta phải cần kết hợp
hài hòa giữa nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe giáo dục đó là tất yếu: để trẻ
khỏe mạnh thông minh sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nuôi dạy trẻ là một yêu cầu
rất lớn trong xã hội hiện nay.
Nguy cơ dư cân béo phì không chỉ phổ biến ở những nước đang phát triển
mà còn tăng dần và đang báo động của những nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam của chúng ta. Béo phì thường đi kèm với tỷ lệ bệnh tật như bệnh tăng
huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp, trẻ chậm chạp kém thông minh …. Ảnh
hưởng đến sự linh hoạt sáng tạo của trẻ .
Chính vì tầm quan trọng của việc phòng chống béo phì như vậy. Trường
mầm non Đồng Tâm đã thực hiện chuyên đề phòng chống béo phì và suy dinh
dưỡng ngay từ đầu những năm học, nên trong nhiều năm qua đã đạt được kết
quả rất tốt, rất ít trẻ dư cân và béo phì.
Bản thân tôi là một cô nuôi trong trường tôi luôn trăn trở trước thực trạng
dư cân và béo phì hiện nay từ đó tìm mọi cách chăm sóc trẻ chế độ ăn uống trẻ
có một kết quả tốt nhất. Tôi luôn phối hợp các nhóm thực phẩm một cách hợp lý
với độ tuổi kết hợp tạo cho trẻ những bữa ăn ngon miệng đủ chất và lượng, có
như vậy trẻ mới phát triển toàn diện cân đối giữa chiều cao và cân nặng. Xuất


phát từ lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống béo
phì cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Đồng Tâm”.
2/ Mục đích của đề tài:
Đề tài nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra những tồn tại nguyên nhân, những
gì làm được và chưa làm được khi chăm sóc trẻ. Những biện pháp tối ưu nhất
trong chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ Mầm Non đang có nguy cơ dư cân
béo phì tại trường Mầm Non – Đồng Tâm. Nhằm góp phần đưa chất lượng bữa
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
1
Sáng kiến kinh nghiệm
ăn của trẻ hợp lý đủ cả về chất và lượng, mà trẻ vẫn được ăn no mà không tăng
cân.
3/ Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu : trẻ từ 4 -5 tuổi và 5 - 6 tuổi
- Phạm vi: Ở trường mầm non Đồng Tâm- huyện Mỹ Đức- TP Hà Nội
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 09/ 2013 đến tháng 4/2014

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I - CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, mỗi gia đình chúng ta ngày
nay đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Chính vì vậy, trẻ em được hưởng sự
chăm sóc đặc biệt từ gia đình và toàn xã hội , nhiều người cho rằng có điều kiện
cho con ăn nhiều là tốt: con mình càng mậm mạp, càng bụ bẫm thì càng tốt, nên
đến khi phát hiện con mình thừa cân nhiều thì đã quá muộn. Trong khi đó sự quan
tâm của xã hội đối với trẻ dư cân và béo phì hiện nay được ưu tiên hàng đầu .
Là một tổ trưởng tổ nuôi dưỡng tại trường mầm non Đồng Tâm tôi đã suy
nghĩ và có nhận thức như sau: Giáo dục mầm non là một bộ phận quan trọng
trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, là tiền đề cho sự phát triển toàn diện về đức,
trí, thể, mỹ của con người. Sự phát triển của con người ngay từ thời thơ ấu, đây

là một điểm nhấn góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Do vậy, bậc học mầm
non phải có nhiệm vụ phát triển toàn diện về mọi mặt đó là chăm sóc sức khỏe
cho trẻ là một điều kiện hết sức cần thiết, trẻ em lớn lên thông qua hai quá trình
“tăng trưởng và phát triển” hai quá trình này tuy khác nhau nhưng có mối quan
hệ phụ thuộc vào nhau. Một đứa trẻ sức khỏe tốt là cơ sở cho sự phát triển nhân
cách do đó nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non là phải kết hợp hài hòa giữa
giáo dục và sức khỏe với phát triển các mặt vận động tâm lý trẻ.
Chăm sóc sức khỏe trẻ đảm bảo các điều kiện về chế độ dinh dưỡng, chế
độ sinh hoạt hàng ngày như: ăn, ngủ, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường
thoáng mát, an toàn đối với trẻ, để phòng chống các loại vi khuẩn khám bệnh
đinh kỳ cho trẻ, gắn với giáo dục tâm lý tình cảm nhận biết về thế giới xung
quanh và vận động thể lực cho trẻ. Sức khỏe của trẻ em phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng phòng bệnh … trong đó chế độ dinh
dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ –
thiếu ăn, ăn không đủ chất, ăn không hợp lý dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng và
ngược lại trẻ ăn quá mức cần thiết ăn quá nhiều thức ăn tỷ lệ mỡ, thức ăn béo
trong khẩu phần ăn quá cao, chế độ ăn ít thay đổi hoạt động thể lực cũng ít dẫn
đến trẻ dư cân béo phì.
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
2
Sáng kiến kinh nghiệm
Từ nhận thức “sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước
ngày mai ” sức khỏe là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này.
Chính vì vậy việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn
Sự gia tăng tình trạng dư cân và béo phì ở trẻ em đòi hỏi chúng ta phải có
một sự quan tâm rất lớn và hành động kịp thời. Xác định được tầm quan trọng
đó và thực trạng cuộc sống hiện nay, song hành với trẻ suy dinh dưỡng thì nhà
trường Đồng Tâm chúng tôi đang quyết tâm thực hiện chế độ chăm sóc trẻ dư
cân và có nguy cơ béo phì .
Với đề tài “ Thực hiện một số biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ ” đã

thực hiện ở những năm học trước tôi thấy có môt số kết quả rất khả quan, trước
thực trạng hiện nay qua khảo sát đầu năm học 2012- 2013 cũng vậy ở trường trẻ
có nguy cơ dư cân và béo phì và đã có trẻ béo phì tuy là số trẻ dư cân béo phì ở
trường mầm non Đồng Tâm là rất thấp, nhưng tôi thiết nghĩ nếu chúng ta không
quan tâm đến vấn đề nhạy cảm này, thì một tương lai không xa chúng ta sẽ phải
đối mặt với căn bệnh này nhất là các cháu nhỏ đang được sống trong môi trường
xã hội đang phát triển. Chính vì sự trăn trở đó, nên tôi rất tâm huyết chọn đề tài
“Các biện pháp phòng chống trẻ dư cân béo phì ở mẫu giáo .
Đề tài này chắc chắn không thiếu khỏi những thiếu sót, do vậy tôi rất
mong ban giám hiệu, cùng các chuyên viên ngành mầm non các bạn đồng
nghiệp góp ý kiến xây dựng cho sáng kiến này của tôi được hoàn chỉnh hơn nữa.
II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG
CHỐNG DƯ CÂN BÉO PHÌ Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM:
Trường mầm non Đồng Tâm là một trường bán trú có sỹ số trẻ ăn bán trú
tương đối đông giao động từ 430 cháu đến 470 cháu nên công tác chăm sóc –
giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Xác định được tầm quan
trọng đấy và thực trạng hiện nay ở trường trẻ có nguy cơ béo phì, bản thân
tôi là một cô giáo nuôi dưỡng trẻ tôi không thể nào không quan tâm đến vấn
đề này và luôn trăn trở và tìm hiểu biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn và làm sao
để trẻ không bị thừa cân béo phì, để trẻ phát triển một cách toàn diện cả về trí
lực và thể lực.
1.Thuận lợi:
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng nhà nước cũng
như của toàn xã hội đối với bậc học mầm non đã có bước chuyển mình đáng kể
về điều kiện vật chất cũng như trang thiết bị dạy và học.
- Nhà trường: Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao, luôn thăm lớp dự giờ đóng
góp những ý kiến bổ ích cho từng hoạt động trong ngày đặc biệt là giờ ăn của
các lớp, qua đó đã rút kinh nghiệm và khắc phục tồn tại ngay.
- Giáo viên: Đội ngũ giáo viên dạy nhiệt tình có kinh nghiệm lâu năm
chăm sóc trẻ nhỏ, có sự phối hợp nhịp nhàng nắm bắt được tâm lý trẻ và có

những biện pháp phối hợp với cô nuôi để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất .
- Cô nuôi: có đội ngũ phục vụ trẻ năng động nhiệt tình, các cô đa số là học
qua trung cấp nấu ăn trở lên, có những cô đã học cao đẳng nên đã có những ý
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
3
Sáng kiến kinh nghiệm
thức và trách nhiệm trong việc chế biến chăm sóc sức khỏe cho trẻ, vệ sinh an
toàn thực phẩm cho trẻ khoa học và tốt nhất.
- Học sinh ngoan có nề nếp đặc biệt là trong giờ ăn.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho trẻ trong tất cả các hoạt
động. Khu A đã có hệ thống bếp một chiều đáp ứng được công tác chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ.
- Phụ huynh: có ý thức trách nhiệm hơn trong công việc giáo dục trẻ tại gia
đình, biết lắng nghe phối hợp giữa gia đình nhà trường để chăm sóc trẻ tốt hơn.
2. Khó khăn:
- Đội ngũ các cô nuôi đa số vừa mới vào ngành nghề hiểu về trẻ còn chưa
nhiều chủ yếu thông qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn là chính nên việc tiếp
thu phổ biến kiến tập, tập huấn về chế độ dinh dưỡng còn hạn chế.
- Vì là trẻ nhỏ để tạo những thói quen tốt rất khó khăn, mất nhiều thời
gian.
- Chế độ ăn của trường không có chế độ riêng cho trẻ dư cân và béo phì.
- Quan niệm của phụ huynh còn khác nhau, một số phụ huynh thường hay
cưng chiều con quá mức trong việc ăn uống, cha mẹ hay dùng những thực phẩm
không thích hợp để làm yên việc khóc và đòi quà của trẻ.
- Trang thiết bị còn hạn chế, khu B chưa có bếp ăn cho trẻ vấn đề vận
chuyển thức ăn cho trẻ đến khu B vẫn là khắc phục.
- Quan điểm của phụ huynh chủ yếu làm nông nghiệp nên cũng chưa hiểu
biết nhiều, ý kiến còn sai lệch trái chiều.
- Từ những thực tế trên tôi đã rút ra được một số biện pháp để chăm sóc
trẻ dư cân có nguy cơ béo phì.

3. Khảo sát thực tế ( số liệu điều tra trước khi thực hiện):
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ số trẻ em
trong toàn trường ăn bán trú qua quan sát và chia sẻ với giáo viên, dự giờ ăn của
các cháu tôi thấy số liệu như sau :
BẢNG KHẢO SÁT TRẺ CÓ NGUY CƠ BÉO PHÌ VÀ BÉO PHÌ
2 NĂM LIỀN KỀ
(Năm học: 2012-2013 và 2013-2014 )
Năm học Độ tuổi Nguy cơ béo phì Béo phì
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
2012-2013
Trẻ 4 - 5 tuổi 5/135 3.7 0
Trẻ 5 – 6 tuổi 9/120 7.5 2/120 1.7
2013-2014
Trẻ 4 - 5 tuổi 8/153 5.2 1/153 0.65
Trẻ 5 – 6 tuổi 13/135 9.6 1/135 0.74
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
4
Sáng kiến kinh nghiệm
III - CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Tình trạng trẻ dư cân béo phì ngày càng gia tăng nhất là các cháu trong độ
tuổi mầm non và tiểu học. đa số phát hiện được là nhờ vào các cán bộ y tế sát
sao tận tình, có chương trình theo dõi sức khỏe kiểm tra biểu đồ tăng trưởng dựa
vào bảng đánh giá chiều cao cân nặng để đánh giá trẻ có suy dinh dưỡng và trẻ
có dư cân béo phì hay không ? qua số liệu ngay từ đầu năm học đã có khoảng
30-34 cháu có nguy cơ béo phì và 2 cháu béo phì và đến nay gần cuối năm học
2013 - 2014 số trẻ trên đã giảm gần như hết.
Qua chăm sóc trẻ hằng ngày một thực tế cho tôi thấy trẻ có cân nặng
nhiều hơn so với độ tuổi là những trẻ rất thích ăn, tích cực ăn dưới mọi hình
thức, điều kiện này không có nghĩa là ta phải đảm bảo nhu cầu ăn của trẻ, trái lại
những trẻ này tôi phải giup trẻ ăn uống điều độ hơn mà vẫn đảm bảo nhu cầu

chung về dinh dưỡng năng lượng mà trẻ vẫn cảm thấy thích .
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ:
a. Ăn ít chất béo và chất bột :
Năng lượng calo đưa vào cơ thể qua thức ăn, thức uống được hấp thụ và ô
xy hóa để tạo thành nhiệt. Năng lương ăn quá nhu cầu sẽ được trữ dưới dạng
mỡ, chế độ ăn giàu chất béo hoặc đạm, nhiệt độ cao có liên quan chặt chẽ với
gia tăng tỷ lệ béo phì .
Qua khảo sát nhận thấy: Những trẻ thích ăn chất béo, chất bột luôn tăng
cân nhanh hơn so với trẻ khác từ 0,6 - 0,7kg trong một tháng nên quá trinh chăm
sóc trẻ thừa cân ta cũng chú ý tới điểm này . Nhà bếp lựa chọn thực phẩm không
có mỡ khi chế biến các món ăn cho trẻ phải dùng bằng dầu ăn thì lượng chất béo
trong thành phần sẽ được giảm đáng kể .
Chất bột ta cũng phải giảm cho trẻ trong quá trình chăm sóc – kết hợp
nhịp nhàng với giáo viên trong các bữa ăn .
Ví dụ : trong bữa ăn nên giảm cơm tẻ cho trẻ, hạn chế ăn nước thịt, khoai
tây … động viên và giới thiệu cho trẻ tăng cường ăn rau và chất sơ ….
Để biện pháp này có kết quả cao tôi thường kết hợp thêm với cha mẹ trẻ
đề cao vai trò của người mẹ đối với trẻ cũng như hướng dẫn các mẹ cho con ăn
điều độ, không cho trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn kẹo, ăn sáng nhiều hơn là ăn
buổi tối. Buổi tối cho con ăn thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều chất sơ và rau xanh, tránh
các món nhiều dầu mỡ, chiên xào …
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
5
Sáng kiến kinh nghiệm
Tháp dinh dưỡng
b. Ăn đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng :
Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả bản thân tôi đã kết hợp được với
y tế để lấy được những chuẩn mực rõ ràng về cách đánh giá trẻ dư cân và béo
phì dưới 6 tuổi. Theo y tế để có kết quả tốt người ta chủ yếu dựa vào cân nặng,
chiều cao và lớp mỡ dưới da vì ở nứa tuổi này lớp mỡ dưới da chưa ổn định. Do

đó WHO về mặt đánh giá cộng đồng trẻ thừa cân được xem là béo phì độ 1 từ
những kết luận này y tế đã cung cấp một số loại thuốc phù hợp với trẻ để từ đó
trẻ có thể bổ xung thêm vitamin, vi lượng tổng hợp mà cân không tăng nhiều sức
khỏe vẫn đảm bảo tốt
Vai trò của cán bộ y tế rất quan trọng nhưng không kém phần quan trọng đó
là vai trò của người mẹ, người cha, phải biết tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, có
như vậy việc thực hiện giúp trẻ hạn chế tăng cân cho trẻ mới đạt hiệu quả cao .
c.Tăng cường ăn rau và hoa quả :
Rau củ quả là một loại thức ăn vô cùng quan trọng nó góp phần tăng sức
đề kháng cho cơ thể , cung cấp một số vitamin cần thiết giúp cơ thể hấp thu
được nhiều loại thức ăn khác nhau
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
6
Sáng kiến kinh nghiệm
Tuy nhiên để rau củ quả thực sự có tác dụng ta cần phải chú ý đến cách
chế biến và thời gian ăn của các loại củ quả .
-Ví dụ 1 : khi ta chế biến món rau củ quả cần phải đủ lượng vitamin cần
thiết cho đến lúc trẻ ăn .
-Ví dụ 2 : chúng ta không xáo giá đỗ với gan lợn vì sẽ mất hết chất tươi
của giá và các chất bổ trong gan lợn
Khi chọn thực phẩm cung cấp vào bếp phải tươi ngon, thực phẩm an toàn sạch,
không có chất kích thích xúc tác, rau ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .
-Ví dụ 3 : hoa quả nên ăn trước bữa ăn thì hoa quả có tác dụng trực tiếp
trong quá trình tiêu hóa thức ăn sau này của cơ thể .
2. Bổ sung gia vị cho trẻ :
Gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người chúng
ta, để có được những bữa ăn ngon miệng ta biết kết hợp các loại gia vị vào thức
ăn cho phù hợp từ đó sẽ kích thích được các giác quan, khứu giác, vị giác, thính
giác … và bữa ăn của ta sẽ hấp dẫn hơn. Nhưng đối với trẻ dư cân và béo phì
việc sử dụng gia vị là cả vấn đề quan trọng đa số trẻ dư cân béo phì thường ăn

mặn hơn so với những trẻ khác nên khi chế biến thức ăn chỉ nên dừng lại ở 6g
muối, mì chính / ngày là đủ .
Nhưng ở trường mầm non Đồng Tâm chúng tôi toàn trường thực hiện
không cho trẻ ăn mì chính vì mì chính ăn đánh lừa cảm giác và không tốt cho
con người nhất là trẻ nhỏ. Trường chúng tôi 100% thực hiện cho trẻ ăn muối bột
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
7
Sáng kiến kinh nghiệm
canh hải châu và dầu đậu nành simly.

Muốn biện pháp này có kết quả tốt tôi phải kết hợp với nhiều công đoạn
với nhiều người, từ cô nhận thưc phẩm, đến cô sơ chế, đến cô nấu chính, trước
khi cho trẻ ăn tôi phải nêm nếm thử thức ăn xem có đủ đậm ngọt chưa thì
mới có thể điều chỉnh kịp thời lượng gia vị từ những bữa ăn sau.
Kết hợp với gia đình để phụ huynh hiểu sâu hơn về vấn đề này hết
giờ làm việc tôi thường xuyên tư vấn cho cha mẹ trẻ cách nấu ăn như thế
nào cho trẻ những bữa ăn ở nhà để trẻ ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo được
mục đích giảm cân cho trẻ cùng nhau chăm sóc sức khỏe cho trẻ toàn diện .
3. Tạo thói quen ăn uống đúng chế độ và hợp lý :
Để điều trị và dự phòng trẻ thừa cân béo phì một cách có hiệu quả
trước hết cần hiểu rõ do đâu mà trẻ bị mập phì. Hiện tượng thừa cân xảy ra
khi năng lượng hấp thu năng lượng tiêu hao, một chế độ ăn nhiều năng lượng
thường là nhiều chất béo, ít vận động sẽ dẫn đến thừa cân béo phì . Các yếu
tố về nội tiết chuyển hóa cũng liên quan đến vấn đề này của trẻ, để điều
chỉnh chế độ ăn uống bắt các con trẻ không phải là chuyện dễ dàng, đòi hỏi
cô giáo và cô nuôi cần phải kiên trì, nhẹ nhàng giảng giải cho trẻ mỗi khi đến
giờ ăn, ngoài ra tôi còn kết hợp với các thành phần khác để cùng nhau chăm
sóc trẻ điều đó được thể hiện rất rõ nét đối với công viêc của tôi mỗi ngày.
Khi chia ăn cho từng nhóm lớp song, tôi qua các lớp thăm quan giờ
ăn đặc biệt là những lớp có trẻ thừa cân béo phì nắm tình hình từ phía giáo

viên tôi được biết một số cháu năm học 2013-2014 còn quen với nề nếp,
sinh hoạt thực đơn đã ăn nên việc tiếp tục cho trẻ ăn theo chế độ ăn riêng
không có gì khó khăn trong giờ ăn, vì thế tôi kết hợp bàn bạc trao đổi với
giáo viên phải hết sức quan tâm động viên trẻ, khuyến khích trẻ ăn theo chế
độ mới, tạo sự quan tâm niềm vui cho bữa ăn, giới thiêụ món ăn tạo cảm
giác cho trẻ ngon miệng. Các cô khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa
quả ít ngọt vì nhóm thức ăn này ngoài cung cấp vitamin và muối khoáng
còn có tác dụng điều hòa sự bài tiết của cơ thể, chống táo bón phòng ngừa
xơ vữa đông mạch .
Một điểm đáng lưu ý trong bữa ăn của trẻ xếp riêng những cháu đang
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
8
Sáng kiến kinh nghiệm
có nguy cơ dư cân béo phì ra một bàn ăn để dễ dàng thực hiện chế độ ăn
hợp lý cho các cháu. Cho trẻ ăn đúng thời gian quy định, tạo thói quen cho
trẻ ăn uống điều độ theo đúng quy chế và chế độ ăn của trẻ, không quá no
không được bỏ bữa, không được để trẻ đói.
4. Xây dựng thực đơn theo mùa
Để thực hiện được điều này đầu năm học là điều rất khó nhưng tôi thiết
nghĩ : khó đến mấy cũng phải bắt tay để giúp trẻ vì chúng đều là con của
chúng ta, tôi cũng được sự quan tậm của ban giám hiệu nhà trường tôi đã kết
hợp với kế toán, luôn thay đổi thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn tuần lẻ … có
như thế mỗi bữa ăn của trẻ được thay đổi liên tục không bị trùng lập nhau trẻ
ăn hết xuất hết phần ăn đặc biệt vẫn đủ năng lượng cho trẻ mỗi ngày đến
trường.
Sau đây là một số thực đơn tôi đã áp dụng trong thời gian qua:
Thực đơn mùa hè
Độ tuổi ăn Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Tuần
1+3

Nhà
trẻ
Bữa
chính
10h10’
Tôm+ thịt
lợn sốt cà
chua, canh
rau mùng
tơi nấu
tôm
Thịt bò,
thịt lợn
hầm khoai
tây, cà rốt,
canh bí đỏ
nấu đậu
xanh
Thịt lợn sốt
cà chua, canh
rau thập cẩm
nấu cua
Thịt gà om
mộc nhĩ
nấm hương,
canh bí
xanh nấu
xương
Thịt lợn,
trứng cút,

kho tàu,
canh rau
ngót nấu
cá rô
Bữa phụ
13h50
Cháo tôm
“chuối
tiêu”
Mỳ nấu
thịt
Chuối tiêu
Cháo thịt
băm
Sữa
nguyên
kem
Bữa chính chiều
15h
Mỳ nấu
thịt
Chè đỗ
đen
Sữa nguyên
kem, bánh
bao
Sữa đậu
nành, bánh
mỳ
Cháo thịt

băm
Độ tuổi ăn Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Tuần
2+4
Nhà
trẻ
Bữa
chính
10h10’
Thịt lợn,
trứng cút
kho tàu,
canh rau
mùng tơi,
rau nền
nấu cua
Tôm + thịt
lợn sốt cà
chua, canh
bí xanh
nấu tôm
Thịt bò thịt
lợn hầm
khoai tây, cà
rốt, canh rau
thập cẩm nấu
thịt (rau rền,
mùng tơi,
ngót )
Thịt lợn sốt

cà chua,
canh rau
ngót nấu cá

Thịt gà om
mộc nhĩ
nấm
hương,
canh bí đỏ
nấu xương
Bữa phụ
13h50
Cháo thịt Cháo thịt Mỳ nấu thịt Chuối tiêu
Sữa
nguyên
kem
Bữa chính chiều
15h
Chuối tiêu,
bánh mỳ
Sữa đậu
nành bánh
mỳ
Chè đỗ đen
Sữa nguyên
kem + bánh
bao
Cháo gà
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
9

Sáng kiến kinh nghiệm
Thực đơn mùa đông
Độ tuổi ăn Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Tuần
1+3
Mẫu
giáo
Bữa
chính
Thịt bò,
thịt lợn
hầm khoai
tây, cà rốt,
canh cải
nấu cá rô
Tôm, thịt
lợn sốt cà
chua.
Canh bí
xanh nấu
tôm
Thịt gà xào
mộc nhĩ nấm
hương, canh
su hào khoai
tây ninh
xương
Thịt lợn,
trứng cút
kho tàu,

rau cải xào
thịt nấm
Thịt bò,
thịt lợn
xào su su,
cà rốt canh
bí đỏ nấu
đậu xanh
Bữa phụ
Cháo thịt
lợn, cà rốt
Chuối tiêu,
bánh mỳ
Xôi ruốc
Sữa
nguyên
kem, bánh
bao
Sữa đậu
nành +
bánh mỳ
Bữa chiều Chuối tiêu Cháo tôm
Sữa nguyên
kem
Cháo thịt
Mỳ nấu
thịt
Độ tuổi ăn Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Tuần
2+4

Mẫu
giáo
Bữa
chính
Trứng đúc
thịt, canh
súp lơ, cà
rốt nấu
nấm
Thịt bò,
thịt lợn
xào su su
cà rốt
khoai tây
canh rau
cải ngọt
nấu thịt
Tôm thịt lợn
sốt cà chua
canh bí xanh
cà rốt nấu
tôm
Thịt bò,
lợn hầm
khoai tây,
cà rốt,
canh rau
cải nấu thịt
nạc
Thịt lợn,

trứng cút
kho tàu
canh rau
ngót nấu
cá rô đồng
Bữa phụ
Sữa
nguyên
kem –
bánh bao
Cháo thịt
lợn cà rốt
Xôi vừng lạc
Sữa đậu
nành +
bánh gạo
Mỳ nấu
thịt
Bữa chiều nhà
trẻ
Cháo gà Chuối tiêu Cháo tôm
Mỳ nấu
thịt
Sữa
nguyên
kem
Thực đơn này xây dựng cho cả mẫu giáo và nhà trẻ, với định mức ăn
10.000đ/trẻ/ngày.
Các cô giáo thực hiện tốt vẫn chưa đủ, bản thân tôi là một tổ trưởng tổ
nuôi tôi phải kết hợp chặt chẽ với các thành viên trong tổ của tôi đoàn kết phối

hợp nhịp nhàng và đặc biệt trong tổ có nề nếp nhất trí phối hợp cao nên đã đảm
bảo chung yêu cầu của cô giáo cũng như yêu cầu của nhà trường vì mục tiêu
chính là cùng nhau chăm sóc trẻ sức khỏe cho trẻ phát trẻ phát triển toàn diện .
5. Giáo viên tăng cường cho trẻ hoạt động thể dục thể thao :
Đối với tất cả trẻ mầm non ở mọi nứa tuổi, đặc biệt là đối với trẻ đang
chuẩn bị dư cân béo phì thì điều quan trọng là vận động thể dục để tiêu hao năng
lượng chứ không phải nhịn ăn, nhịn đói để giảm béo bằng cách khuyến khích
trẻ tham gia các môn thể dục thể thao do giáo viên tổ chức trong các giờ chơi .
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ như : chạy, nhảy dây, đá bóng, đi bộ, các trò chơi dân gian ( bip mắt
bắt dê, cướp cờ, mèo đuổi chuột, chốn tìm ).
Hạn chế xem ti vi, vi deo, chú ý sinh hoạt vui chơi đều đặn, thể dục thể
thao lao động có giới hạn không quá sức của trẻ. khuyến khích trẻ tham gia lao
động tự phục vụ, tự rửa mặt, tự rửa tay … không nên bắt trẻ ngồi học quá nhiều,
đồng thời phải thương yêu trẻ nhẹ nhàng giải thích cho trẻ trong lớp hiểu để
giúp đỡ, động viên trẻ béo phì, tránh chọc ghẹo chê bai các bạn vì nếu ở lớp như
A1 và A2 các cháu lớn sẽ hiểu biết hơn dẫn đến tình trạng các cháu xấu hổ …
Chính vì lẽ đó ban giám hiệu nhà trường xác định được tầm quan trọng của việc
nuôi dạy các cháu vừa khỏe vừa ngoan đưa tiêu chí sức khỏe của trẻ lên hàng
đầu , nên công tác phối kết hợp giữa cô nuôi và cô dạy rất tốt tạo được sân chơi
bổ ích cho trẻ .
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
11
Sáng kiến kinh nghiệm
Hình ảnh các cháu đang tập thể dục
6. Đối với cấp dưỡng ( cô nuôi ):
Được sự chỉ đạo quan tâm sát sao của nhà trường, tổ nuôi dưỡng chúng
tôi cũng đã hiểu rằng nhiệm vụ nuôi dưỡng là rất quan trọng, sự học hỏi phấn

đấu sáng tạo của tổ nuôi dưỡng chúng tôi là không ngừng (hiểu rõ con trẻ, lắng
nghe thấu hiểu). Đối với giáo viên tiêu chí dạy trẻ là số một, thì đối với cô nuôi
chúng tôi chế độ chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu
của tổ nuôi dưỡng chúng tôi. Tôi luôn trăn trở cùng với tổ và xác định được
rằng: Là một cô giáo trong nghề nuôi dạy trẻ phải có một cái tâm, một trái tim
yêu thương trẻ vô bờ bến thì công việc mới gắn liền lương tâm và trách nhiệm
được, mình có yêu trẻ như con ruột của mình thì mình mới yêu nghề được.
Chính vì hiểu được tầm quan trọng đó, trong tổ chúng tôi phối kết hợp nhịp
nhàng cùng với sự chỉ đạo nghiêm túc của nhà trường đã chỉnh sửa kịp thời cho
chúng tôi phát huy theo tuần, theo tháng.
Ví dụ:
+ Ký hợp đồng với nhà cung cấp thịt
Địa chỉ: Nguyễn Thị Nga, xóm 5, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức,
Hà Nội.
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
12
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Nhà cung cấp rau, củ
Địa chỉ: Đinh Thị Duy, xóm 4, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
+ Nhà cung cấp thực phẩm khô (bánh mỳ, bánh gạo, đường, dầu ăn, mắm
muối )
Địa chỉ: Lê Thị Thúy, xóm 4, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Đều là những nhà cung cấp có địa chỉ và nguồn gốc rõ ràng, ưu điểm là
các nhà cung cấp thực phẩm đều gần trường mầm non Đồng Tâm nên rất thuận
tiện cho gọi thực phẩm và trao đổi qua lại nếu như chất lượng không đạt.
Điều đầu tiên là nấu ăn cho trẻ phải chọn lọc những thực phẩm sạch, tươi
ngon, có nguồn gốc rõ ràng, hàng ngày chúng tôi luôn làm tốt khâu giao nhận
thực phẩm, đảm bảo đủ các yếu tố về chất lượng, số lượng và qua 5 bước giao
nhận thực phẩm (ban giám hiệu, tổ cô nuôi, giáo viên, kế toán, nhà cung cấp
thực phẩm) nhận và ký nhận xong thì mới được sơ chế, chế biến .

Khu sơ chế cũng như chế biến luôn đảm bảo sạch sẽ, thực hiện 10
mười nguyên tắc vàng trong quá trình chế biến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vệ sinh dụng cụ ( dao, thớt, đũa , thìa) tiếp xúc với thực phẩm sống, chín.
Vệ sinh dụng cụ ăn của trẻ ( bát, thìa, cốc) được rửa sạch tráng nước đun
sôi hàng bữa cho trẻ .
Thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Ngoài ra khi sơ chế chế biến xong chúng tôi chia thức ăn đã được nấu
chín cho trẻ theo từng lớp, từng nhóm độ tuổi đúng giờ ăn và ăn đúng thực đơn
đã lên theo tháng và theo số lượng
Quá trình chế biến chín cô nấu chính/ tuần đó phải có trách nhiệm, nấu
chín nấu sôi, ninh nhừ …quy định của nhà trường đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng
hợp vệ sinh .
Trước giờ chia ăn phải lưu mẫu thức ăn đã được nấu chín 24h trong tủ
lạnh .
Nguồn thực phẩm là không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng ngày
của mỗi chúng ta một bữa ăn ngon là ta biết kết hợp giữa thực phẩm và các loại
gia vị vào thức ăn cách chế biến hình thức trình bày ngon đẹp taọ sự hấp dẫn
được bữa ăn ngon miệng cho trẻ, nhất là đối với trẻ có nguy cơ dư cân béo phì
vấn đề chế độ ăn của các cháu tổ chúng tôi đặc biệt qua n tâm .
Thường xuyên khi chia ăn xong thăm dự giờ ăn của các lớp để hiểu và
xem các cháu thích ăn món gì và màu sắc chế biến có được trẻ đón nhận
không, để từ đó chúng tôi rút ra những kinh nghiệm để những bữa ăn sau
hiểu được trẻ và tổ chức bố trí những bữa ăn cho trẻ tốt hơn đầy đủ chất và
lượng kết hợp hài hòa giữa các món ăn đủ chất dinh dưỡng.
L – P – G: (14 - 15): (20-25): (60-66) và vitamin B1, can xi, sắt, muối
khoáng …). Việc làm thường xuyên của nuôi dưỡng là đưa nhiệm vụ chăm
sóc trẻ lên hàng đầu vì sức khỏe của trẻ hôm nay là những mầm xanh của
đất nước ngày mai, với tâm nguyện của những người làm mẹ, làm nuôi
dưỡng trẻ sẽ hết lòng chăm sóc con trẻ của mình ngày một khỏe mạnh
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình

13
Sáng kiến kinh nghiệm
thông minh.
Hình ảnh chia thức ăn chín cho các nhóm lớp
7. Đối với giáo viên:
Giáo viên thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của nhà trường cũng như Hiệu
phó bán trú đã triển khai ngay từ đầu năm học đi kèm đó là kết hợp với tổ cô nuôi:
Vì theo tôi được biết trẻ có nguy cơ dư cân béo phì thường hay có những
mặc cảm sau.
Ví dụ: Lớp A3 có bạn Hồng bị béo phì, trẻ thường chọc ghẹo bạn Hồng, gọi
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
14
Sáng kiến kinh nghiệm
bạn là Hồng béo như con lợn ỉ hoặc là Hồng béo … đối với lớp trẻ nhỏ như D1, D2
thì không có suy nghĩ gì các cháu chưa hiểu biết với cách gọi tên của mình nhưng
đối với lớp lớn như A1, A2, A3 là các cháu biết xấu hổ khi bị các bạn chêu trọc
với những tên gọi gán ghép như vậy, trẻ sẽ phản ứng nếu không thưa cô thì xảy ra
đánh nhau …rồi có những biểu hiện không muốn ăn, không muốn đi học và nhịn
đói không ăn vì sợ mập sợ các bạn cùng lớp không chơi. Chính vì lẽ đó giáo viên
phải làm tốt công tác phối hợp trao đổi với phụ huynh về vấn đề này để có những
biện pháp thực hiện, sau đó cô giáo phải giải thích cho các bạn hiểu được khuyên
các bạn không được trọc gẹo bạn và gán ghép với cái tên như thế làm được điều đó
các bạn dư cân béo phì không cảm thấy mình là mập hay xấu .
Giáo viên không được bắt trẻ nhịn ăn, hoặc ăn quá ít vì thế sẽ làm cho trẻ
mệt mỏi, luôn buồn ngủ, học hành kém, sức đề kháng của cơ thể giảm sút sẽ dẫn
đến bệnh tật. Như vậy cho trẻ ăn uống vừa đủ, cho nên nguyên tắc điều trị béo phì
ở trẻ mầm non là điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với các hoạt động thể
lực. Khẩu phần ăn của trẻ này tôi đã giảm bớt dầu mỡ, cơm, bằng cách thêm rau
củ quả, ít ngọt đảm bảo các cháu ăn no mà không thừa năng lượng, thường xuyên
thay đổi thực phẩm kết hợp nhiều loại thực phẩm món ăn hỗn hợp để trẻ ăn nhiều

rau xanh. Nhưng tôi phải chú ý đến 10 cặp thực phẩm xung khắc thường xuyên
thay đổi cho trẻ thực đơn cách chế biến món ăn để cho trẻ tránh béo phì. Bản thân
tôi là một tổ trưởng tổ nuôi dưỡng thường xuyên thăm giờ ăn của trẻ để kịp thời
trao đổi với giáo viên để cùng nhau giúp trẻ ăn ngon miệng.
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
15
Sáng kiến kinh nghiệm
8. Tạo môi trường lớp học phong phú – giờ ăn phong phú:
Hình ảnh bữa ăn của trẻ
Các cô giáo quan tâm đến không khí bữa ăn của trẻ, tạo môi trường lớp
học phong phú đặc biệt những bức tranh về ăn uống do đó giáo dục trẻ liên hệ
thực tế bữa ăn của mình .
Ví dụ: Chủ điểm gia đình các cô trang trí những bức tranh ngộ nghĩnh bé
đang ngồi ăn rất ngoan, hoặc chủ điểm thực vật trang trí góc lớp bằng những
bức tranh có hình rau, củ quả đẹp có màu sắc cơ bản hấp dẫn trẻ, chính vì việc
đó đã góp phần giáo dục trẻ rất tốt trong mỗi bữa ăn .
Đúng vậy trẻ nhỏ cũng như người lớn việc tạo cảm giác trước giờ ăn là
điều vô cùng quan trọng không thể thiếu được, nếu trước giờ ăn mà buồn chán
thì suốt bữa ăn đó trẻ không được vui vẻ mà còn có trạng thái sợ ăn, uể oải
không tập chung. Do vậy giờ ăn đọc những câu thơ, ca dao liên quan đến ăn
uống mang tính giáo dục cao trẻ ăn nghe được như vậy không khí bữa ăn đầm
ấm vui vẻ. Không những thế tôi cùng giáo viên trong lớp luôn dùng lời lẽ nhẹ
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
16
Sáng kiến kinh nghiệm
nhàng động viên khen ngợi kịp thời mỗi khi trẻ ăn ngoan nghe lời cô giáo, nhất
là đối với trẻ có nguy cơ béo phì vẫn ăn cùng bàn, cùng các bạn trong lớp,
nhưng tôi tiếp cận khéo léo tạo cho những trẻ này ăn ngoan và tăng cường ăn
rau, củ quả chất xơ, giảm phần tinh bột và nước thịt cho cháu, trẻ vẫn được ăn
no mà không cần phải nhịn ăn.

Tạo sự hấp dẫn trẻ, đi vào tâm lý của trẻ, trẻ đón nhận rất vui vẻ điều đó
đã tạo nên sự gần gũi giữa tôi và trẻ rất thân thiện .
Sắp xếp bàn ăn cho trẻ ngồi bàn ghế vừa tầm cho trẻ tự xúc, nhắc nhở trẻ
ăn chậm nhai kỹ, tạo món ăn ngon đẹp mắt, tạo sức hấp dẫn trẻ ăn như bên cạnh
những bông xúp lơ trắng là những cánh hoa màu cà rốt cam, bên cạnh những
khúc đậu đũa xanh thì có cà chua đỏ và những món canh thập cẩm như khoai
tây, cà rốt, su hào, cà chua … hấp dẫn bé ăn ngon miệng mà lại giàu vitamin.
Chính vì lẽ đó tôi thiết nghĩ và thực hiện “Tạo môi trường lớp học phong phú,
giờ ăn phong phú” là một sự sáng tạo mà trẻ đón nhận rất thân thiện nhất là đối
với trẻ dư cân béo phì .
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
17
Sáng kiến kinh nghiệm
Góc bé tập làm nội trợ
9. Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh kết hợp giữa gia đình và nhà
trường.
Đây là một việc làm mà nhà trường mầm non Đông Tâm chúng tôi xác định
có tầm quan trọng rất lớn để đem đến hiệu quả cho công việc chăm sóc phòng ngừa
trẻ béo phì cho hôm nay và cả tương lai của con em chúng ta mai sau.
Do vậy bản thân tôi và cùng chị em trong tổ nuôi, giáo viên thường xuyên
trao đổi tình hình trẻ ở tại trường trong giờ đón trả trẻ, kết hợp tuyên truyền giáo
dục dinh dưỡng cho những gia đình có trẻ đang có hiện tượng dư cân và béo phì,
để phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường thực hiện tốt cho trẻ .
Cho phụ huynh biết béo phì là gì ?
Tác hại và nguy cơ gây béo phì ?
Nguyên nhân gây béo phì do đâu ?
Cách phòng ngừa và điều trị ?
Khuyến cáo phụ huynh hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, đường, mật,
kem, sữa đặc có đường, sữa béo, (vì những loại này cung cấp rất nhiều năng
lượng ). Thay vào đó ta cho trẻ uống sữa bột tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua.

Ăn nhiều rau xanh, củ quả, để tăng cường vitamin .
Về bản thân tôi cũng như giáo viên thường xuyên trao đổi gặp gỡ phụ
huynh về vấn đề sức khỏe của trẻ sau mỗi lần y tế cân khám sức khỏe trẻ theo
từng tháng và định kỳ .
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
18
Sáng kiến kinh nghiệm
Trao đổi với phụ huynh không nên cho trẻ mang theo quà vặt đến lớp.
Phụ huynh hiểu và lắng nghe chế độ ăn như giáo viên và cô nuôi hướng
dẫn.
Tôi thường xuyên cải tiến thực đơn linh hoạt các món ăn ngon phù hợp
khẩu vị trẻ.
Xây dựng thực đơn chế độ ăn cho nhiều lứa tuổi.
Về nhà nhất là buổi tối cho các con ăn thức ăn dễ tiêu hóa vì buổi tối các
con ít vận động hơn. Cần nhất là cha mẹ phải coi lại chế độ ăn uống của con em
mình hạn chế tối đa những dầu mỡ chiên xào, cho các con vận động thể dục nhẹ
nhàng trước khi đi ngủ .
Kết hơp với gia đình phụ huynh hiểu sâu hơn về vấn đề này tôi thường tư
vấn cho cha mẹ trẻ cách nấu ăn như thế nào cho trẻ đang có hiện tượng dư cân
béo phì với những bữa ăn ở nhà để trẻ ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo được
mục đích giảm cân cho trẻ .
(mỗi hình ảnh này đều có nội dung tuyên truyền kèm theo phụ huynh xem )
Thức ăn nhanh một trong những thủ phạm gây dư cân béo phì .


Hình ảnh minh họa
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
19
Sáng kiến kinh nghiệm
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :

Với những biện pháp như trên, kết quả theo dõi cân hàng tháng và
đến cuối năm những cháu có nguy cơ béo phì và bị béo phì cũng giảm tốc
độ tăng cân đáng kể, nhất là những cháu có nguy cơ bị béo phì thì không
bị béo phì .
Nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu trường mầm non Đồng
Tâm các giáo viên , các tổ trưởng chuyên môn, cùng với tập thể tổ nuôi
dưỡng, nên đã giáo dục trẻ hiểu được và không chọc ghẹo trẻ dư cân béo
phì, nhờ đó trẻ cũng quen với chế độ ăn hằng ngày nhưng vẫn đảm bảo
được sức khỏe cho trẻ .
Qua đó giáo viên nắm vững thêm kiến thức phòng ngừa và chăm sóc trẻ
có nguy cơ dư cân chuẩn bị béo phì. Giáo viên cấp dưỡng rất nhiệt tình trong
việc chăm sóc trẻ .
Phụ huynh ngày càng được hiểu thêm những kiến thức để phòng
chống cho con em mình vì biết rằng trẻ có nguy cơ béo phì có tỷ lệ bệnh
rất cao và người lớn cũng vậy. phụ huynh phối kết hợp rất tốt với nhà
trường cũng như ở nhà, chính vì lẽ đó cũng giảm đáng kể những trẻ có xu
hướng tăng cân nhanh.
BẢNG KẾT QUẢ TRẺ CÓ NGUY CƠ BÉO PHÌ VÀ BÉO PHÌ
2 NĂM LIỀN KỀ
(Năm học: 2012-2013 và 2013-2014 )
Năm học Độ tuổi
Nguy cơ béo phì Béo phì
Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm
SL
Tỉ
lệ
%
SL
Tỉ lệ
%

SL
Tỉ lệ
%
SL
Tỉ lệ
%
2012-2013 Trẻ 4 - 5 tuổi 5/135 3.7 1/135 0.74 0 0 0 0
Trẻ 5 – 6 tuổi 9/120 7.5 2/120 1.7 2/120 1.7 0 0
2013-2014 Trẻ 4 - 5 tuổi 8/153 5.2 0/153 0 1/153 0.65 0 0
Trẻ 5 – 6 tuổi 13/135 9.6 0/135 0 1/135 0.74 1/135 0.74
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
20
Sáng kiến kinh nghiệm
SƠ ĐỒ 1: MINH HỌA TRẺ CÓ NGUY CƠ BÉO PHÌ 2 NĂM LIỀN KỀ
(Năm học: 2012-2013 và 2013-2014)
SƠ ĐỒ 2: MINH HỌA TRẺ BÉO PHÌ 2 NĂM LIỀN KỀ
(Năm học: 2012-2013 và 2013-2014)
Đây là những biện pháp và kết quả tuy không phải là cao nhưng cũng là
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
21
Sáng kiến kinh nghiệm
thành tích đáng mừng của nhà trường niềm vui của phụ huynh học sinh có con
em xu hướng tăng cân và nguy cơ béo phì.
Cũng từ đó những cái tên gán ghép đã đi vào quên lãng không trẻ nào nhớ
tới và các cháu trước kia béo phì đến nay khỏe mạnh bình thường như các bạn
khác. Còn những trẻ béo phì đã giảm nhanh chóng tuy chưa phải là hết. Nhưng
vấn đề đặt ra ở đây là nếu như chúng ta không quan tâm kịp thời thì tuy rằng số
trẻ dư cân béo phì là rất ít, nhưng khi nó tăng lên diện rộng thì khó nói trước
được điều gì .
Chính vì thế, nhờ sự chỉ đạo quan tâm sâu sát của trường mầm non Đồng

Tâm chúng tôi đã có những hướng đi ngay từ đầu năm học và hướng đi đó thưc
sự là hướng đi của tương lai vì “Trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước
ngày mai ”.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm :
Việc điều trị cho trẻ đang có nguy cơ dư cân béo phì ở trẻ cần đòi hỏi có
thời gian, kết hợp sự điều chỉnh chế độ ăn của trẻ và các hoạt động. Với trẻ dưới
6 tuổi biện pháp chủ yếu là giảm tốc độ tăng cân (không phải làm cho trẻ giảm
cân hoặc không tăng cân) bằng cách chọn và áp dụng những thực đơn đã đươc
tính toán phù hợp với trẻ
Ngoài ra cần khuyến khích trẻ hoat động các trò chơi, hoạt động: Như
chạy, nhảy, đi bộ hoặc thông qua các trò chơi vận động phù hợp hạn chế các trò
chơi ít vận động như xem ti vi .
Đối với các bậc cha mẹ trước tiên cần phải giáo dục làm thay đổi quan
niệm ( béo là khỏe mập mạp là thích). Giúp họ hiểu được những nguyên nhân
trẻ có nguy cơ dư cân béo phì, đặc biệt là cách phòng bệnh dư cân béo phì ở trẻ
em. Hướng dẫn cho các Mẹ biết cách theo dõi sự tăng cân của con mình điều
chỉnh cho con em mình ăn uống hợp lý một cách khoa học, hoạt động hợp lý
nhằm thực hiện được cả hai tiêu chí chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ ở
nứa tuổi mầm non .
Với lương tâm trách nhiệm của một nhà giáo tôi luôn tự nhủ mình rằng,
dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải đặt nhiệm vụ trọng tâm chăm sóc các
cháu lên hàng đầu, xem các cháu như con của chính mình, con khỏe thì mẹ vui,
con ốm đau bệnh tật thì người mẹ rất buồn và đau lòng nữa, các cháu là thế hệ
của tương lai đất nước là những búp măng non đang vươn chồi nảy lộc .
Tạo niềm tin ở phụ huynh, bên cạnh đó tôi cũng trao đổi với các cô giáo
Phụ huynh biết cách tổ chức bữa ăn cho trẻ phù hợp với sức khỏe của con
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
22
Sáng kiến kinh nghiệm

em mình và nhân rộng ra hơn với nhiều gia đình khác
Ban giám hiệu đặc biệt là hiệu phó nuôi dưỡng cũng như giáo viên, tổ
nuôi quan tâm đến khâu chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ. Chú ý đến trẻ suy dinh
dưỡng cũng như trẻ có nguy cơ dư cân béo phì thì mới đem lại tốt sức khỏe
cho trẻ. Đồng thời kiểm tra thường xuyên bộ phận cấp dưỡng về cách chế
biến món ăn đảm bảo đúng những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm,
thực hiện đúng bếp một chiều, thường xuyên kiểm tra giờ ăn của các nhóm
lớp để điều chỉnh kịp thời những thiếu sót, hàng tháng phải xây dựng kế
hoạch cũng như thực đơn chăm sóc trẻ có nguy cơ tăng cân béo phì chế độ ăn
và thực đơn riêng .
Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong cách dùng thực phẩm để chế biến
thức ăn cho trẻ tại gia đình, song song với đó là các biện pháp phong phú như:
sưu tầm tranh ảnh, phù hợp để tuyên truyền phổ biến kiến thức, để phòng ngừa
và điều trị cho trẻ béo phì. Những vấn đề trên, tất cả các giáo viên, tổ cô nuôi và
phụ huynh đều phải thực hiện một cách nghiêm túc và đứng đắn nhất đem lại
sức khỏe cho con em mình.
Điều đó chứng tỏ rằng chế độ ăn hợp lý để điều trị và phòng tránh béo phì
ở trẻ em nhất là lứa tuổi mầm non là điều vô cùng quan trọng, tuy nhiên để thực
hiện được như vậy, phải có một thời gian dài, dòi hỏi sự kiên nhẫn của cả nhà
trường và gia đình kết hợp. Với các cô giáo là cô nuôi có một trái tim yêu
thương trẻ, một sự quan tâm đúng đắn sẽ chắc chắn mang lại một kết quả tốt đẹp
không những cho hôm nay mà cho cả thế hệ tương lai mai sau, có như vậy mới
hạn chế được sự gia tăng của bệnh dư cân và béo phì ở trẻ.
2. Khuyến nghị :
Để làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ tại trường Mầm non
Đồng Tâm và nâng cao sức khỏe cả về chất và lượng của bữa ăn. Tôi kính mong
và đề nghị Phòng GD huyện Mỹ Đức và các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa
trong việc trang thiết bị cơ sở vật chất hơn nữa cho chúng tôi. Thường xuyên
cho chúng tôi đi tập huấn nhiều hơn nữa về vấn để vệ sinh an toàn thực phẩm,
chế độ chăm sóc khẩu phần ăn của trẻ, để từ đó chúng tôi hiểu thêm trau dồi

những kiến thức tiếp cận học hỏi các món ăn ngon hấp dẫn bổ ích để tạo nên bữa
ăn ngon miệng cho trẻ .
Song song với đó kính mong cấp trên xây dựng bếp ăn khu B cho chúng
tôi tiện phục vụ cho trẻ .Đồng thời quan tâm hơn nữa đến chế độ cho các cô nuôi
như chúng tôi, để chúng tôi yên tâm công tác phục vụ sức khỏe cho con em
mình .
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện với đề tài “Một
số biện pháp phòng chống trẻ dư cân béo phì ” . Tôi kính mong được sự quan
tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến xây dựng của các cấp lãnh đạo bạn bè đồng
nghiệp, để tôi ngày càng có thêm những kiến thức và nhiều phương pháp tốt hơn
nữa trong việc chăm sóc những bữa ăn cho trẻ, để phục vụ những thế hệ tương
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
23
Sáng kiến kinh nghiệm
lai của đất nước .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Mỹ Đức, ngày 28 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này là do tôi viết, không sao chép của ai
Người viết
Đặng Thị Bình

Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
24
Sáng kiến kinh nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách 555 món ăn Việt Nam kỹ thuật chế biến món ăn và giá
trị dinh dưỡng. Nxb từ điển Đại học Bách Khoa, chịu trách nhiệm xuất
bản: TS. Trịnh Tất Đạt.
2. Nghệ thuật nấu ăn truyền thống, nhà xuất bản phụ nữ, 39

Hàng Chuối, Hà Nội.
Trường mầm non Đồng Tâm Ðặng Thị Bình
25

×