Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho học sinh dân tộc nội trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.94 KB, 12 trang )

Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu
cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập
hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh
được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của
giáo viên chủ nhiệm gần như trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. Người làm
vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt
giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm
niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội, để
xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn
Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý
vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
I. Lý do chọn đề tài:
Từ ngày vào ngành làm công việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn
có quan điểm và đề cao “Công tác chủ nhiệm lớp” luôn gắn liền với hoạt động
dạy và học. Bởi vì mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo các em trở thành con người
phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam đang
ngày càng phát triển, việc đào tạo con người có đức, có tài là mục tiêu quan trọng
để tạo ra những nhân tài cho thế hệ sau. Đạo đức là cái gốc của mỗi con người. Vì
vậy, giáo dục đạo đức là việc là quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân
cách toàn diện. Bác Hồ đã nói:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”.
Thật vậy, việc đào tạo ra những con người có tài là một công việc vô cùng
quan trọng, nhưng nó lại càng quan trọng hơn khi đào tạo ra những con người đủ
đức và tài.
Thực tế trong những năm gần đây, hiện tượng học sinh bỏ học, đi học không
chuyên cần, đến lớp không vì động cơ đúng đắn, mà chỉ đến lớp một cách miễn


cưỡng, đến để ngồi chơi, nghịch ngợm, lấy cớ… Vì vậy việc quản lý học tập, rèn
luyện học sinh của giáo viên đối với các em gặp không ít khó khăn.
Địa bàn trường Tiểu học Bế Văn Đàn nói chung, lớp 5B tôi đang chủ nhiệm
nói riêng, số học sinh bỏ học còn nhiều, buổi đi, buổi không, do vậy cần phải huy
động ra lớp 100%. Một công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không đơn
giản chút nào. Vì thực tế học sinh ở trường chúng tôi 100% học sinh là người dân
tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa; hoàn cảnh gia đình các em còn gặp rất nhiều khó
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
1
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
khăn, phụ huynh học sinh lo làm kinh tế để kiếm sống qua ngày. Do đó việc học
của các em không được cha mẹ quan tâm, kèm cặp, buông lỏng, thoái thác hết cho
giáo viên… dẫn đến các em không chăm học.
Mặt khác, các em chưa hiểu: Học cho ai, học để làm gì? Chính vì vậy, giáo
viên cần phải giảng giải: để đạt kết quả học tập tốt, trước hết cần xác định động cơ
học tập đúng đắn, vì động cơ học tập là sự định hướng thực hiện mục đích: Học
cho ai, học để làm gì? Chỉ có thể đạt kết quả học tập tốt khi có mục đích học tập rõ
ràng, đúng đắn và hiểu được hoc tập là nhu cầu, là điều kiện vươn tới làm chủ cuộc
sống và hạnh phúc của chính bản thân mình, của gia đình mình và vươn tới một xã
hội tốt đẹp. Học tập là sự tự thân vận động suốt đời: “ Đi một ngày đàng học một
sàng khôn” ( Tục ngữ)
Vậy làm thế nào để “Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm”. Một
gánh nặng đặt lên vai tôi ngay từ đầu năm học. Chính vì lẽ đó mà tôi quyết định
chọn sáng kiến này với mong muốn một phần nào đó giúp học sinh là người dân
tộc thiểu số có thói quen, nề nếp đến trường học tập.
II. Mục đích nghiên cứu:
Xác định một số nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến tình trạng học sinh là
người đồng bào dân tộc thiểu số hay bỏ học giữa chừng, đi học không chuyên cần,
đến lớp không vì động cơ đúng đắn, trên cơ sở phát hiện đó tìm ra những biện
pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng này.

III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho học sinh dân tộc
lớp 5B Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, năm học 2011-2012.
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp5B
trường TH Bế Văn Đàn.
- Học sinh người dân tộc thiểu số lớp 5A Trường Tiểu học Bế Văn Đàn-
thành phố Kon Tum.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu về công tác chủ nhiệm cho học sinh dân tộc thiểu số.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Khảo sát thực tế ở lớp.
- Tham khảo tài liệu.
- Điều tra.
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
2
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
- Quan sát.
- Đàm thoại.
- Phương pháp nêu gương.
- Phỏng vấn.
- Thực nghiệm giáo dục.
VII. Kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 9 năm 2013.
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
3
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận:

- Bỏ học là một vấn đề phức tạp hết sức khó khăn mà các cấp, các ngành đều
phải quan tâm, để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết phải duy trì sĩ số học sinh
đạt 100%.
- Trong quá trình giáo dục phải đảm bảo cho mọi học sinh được học trọn vẹn
ở các bậc học nhất định. Cụ thể là: Các em đã đến lớp thì phải được học từ đầu năm
đến cuối năm nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục.
- Trong thực tế, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được đối tượng học sinh bỏ học
giữa chừng không phải chỉ là lý do học sinh học kém mà còn nhiều nguyên nhân
khác như:
+ Đôi lúc giáo viên chủ nhịêm chưa quan tâm đúng mức đối với học sinh,
chưa thực sự gần gũi để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với các em hoặc chưa động viên
giúp đỡ kịp thời đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt.
+ Bỏ học do gia đình không quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc học tập của
con cái.
+ Bỏ học do kinh tế gia đình quá khó khăn.
+ Bỏ học do các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, có
những học sinh không có động cơ học tập đúng đắn…
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
1. Thực trạng:
Năm học 2013-2014 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ
nhiệm lớp 5B, một lớp học khá đặc biệt ở trong trường. Với 26 học sinh, gồm nhiều
đối tượng khác nhau phần lớn đều là những học sinh chưa ý thức được việc học còn
ham chơi, học sinh cá biệt và học sinh lưu ban nhiều năm. Cụ thể là:
TSHS HS đã ý thức
được về việc
học.
HS chưa ý thức
được về việc học
còn ham chơi.
HS cá biệt HS lưu ban nhiều

năm.
26
- Về học sinh: Mặc dù lớp học chỉ có 26 học sinh nhưng đa số không thuận
tiện trong việc đi lại. Vì có học sinh ở cách xa trường chính 2 ki-lô-mét, phải
vượt qua 1 con suối mới đến trường chính để học, mùa mưa đi lại rất khó khăn nên
phần nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nề nếp. Mặt khác, hoàn cảnh kinh tế
gia đình của các em còn gặp rất nhiều khó khăn nên đôi lúc các em phải nghỉ học
để phụ giúp gia đình kiếm sống.
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
4
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
- Về phụ huynh: Đa số phụ huynh chưa ý thức được việc cần thiết phải học
tập của con em.
- Về giáo viên: Một số giáo viên chưa thực sự có trách nhiệm đối với học
sinh của mình.
2. Nguyên nhân:
-Về học sinh:
+ Học sinh chưa có ý thức trong học tập, học tập theo sở thích, muốn đi học
thì đi, không đi cũng không sao vì cha mẹ không quan tâm, nhắc nhở.
+ Thường xuyên đi học muộn, trốn học đi chơi, khi về nhà bài học hôm đó
không ghi chép cũng không được bố mẹ kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn.
+ Một số em thường xuyên không thuộc bài, không làm bài tập về nhà dẫn
đến không hiểu bài từ đó các em bất mãn bỏ học.
+ Một số em phải giúp cha mẹ đi làm nương rẫy, chăn bò thuê để kiếm sống
qua ngày.
- Về phụ huynh:
+ Phụ huynh học sinh 100% đều là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đời
sống kinh tế còn nhiều khó khăn, việc chăm lo con cái còn hạn chế dẫn đến nhiều
em không đảm bảo cho việc học tập lâu dài.
+ Một số gia đình chưa có nhận thức đúng đắn về việc học tập của con em do

vậy thiếu quan tâm đầu tư về việc học tập của con mình, mùa làm nương rẫy các
em phải nghỉ học để giúp bố mẹ đi làm.
+ Nhiều học sinh thường xuyên nghỉ học vì cha mẹ đi làm xa không có thời
gian quan tâm, gần gũi con cái, phó thác cho nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm.
Từ đó các em tự xa lánh bạn bè, không thích đi học, mặc cho giáo viên đến nhà
động viên nhắc nhở.
- Về giáo viên: Trường học xa nhà không thuận tiện trong việc liên lạc với
phụ huynh học sinh.
III. Các biện pháp nghiên cứu:
Thông qua việc khảo sát thực tế ở lớp nắm tình hình đầu năm của 26 học sinh
trong lớp, tôi nhận thấy: để làm tốt công tác chủ nhiệm tôi đã thật sự yêu thương,
gần gũi các em, coi học sinh như con em của mình. Vì vậy, bắt tay vào công tác
chủ nhiệm ngay từ buổi đầu tiên các em đến lớp tôi đã:
- Nắm bắt tình hình: điều tra, quan sát thực tế ở thôn làng nơi ăn ở sinh hoạt
của học sinh để nắm rõ hoàn cảnh gia đình từng học sinh.
- Kết hợp quan sát với phỏng vấn về ý thức việc học của học sinh tôi đã kịp
thời phân loại đối tượng học sinh theo các nhóm: học sinh đã ý thức được việc học,
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
5
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
học sinh chưa ý thức được việc học còn ham chơi, học sinh cá biệt và học sinh lưu
ban nhiều năm.
- Trò chuyện với học sinh trong các giờ ra chơi, buổi ngoại khóa để tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng của từng em.
- Quan sát, theo dõi hành vi, hoạt động của từng học sinh trong các giờ học,
giờ chơi để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
- Quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo như: quyên góp ủng hộ quần áo cũ,
- Quan tâm đến học sinh cá biệt: tôi thường xuyên đến gia đình phụ huynh
thăm hỏi, trò chuyện. Qua trò chuyện, trao đổi với cha mẹ học sinh, bạn bè của các
em, trực tiếp với các em để biết được ý thức, thái độ, động cơ, hành vi, thói quen

của học sinh không chỉ ở trường, ở nhà mà cả ngoài xã hội.
- Quan tâm đến học sinh yếu kém: tôi thường xuyên kiểm tra bài, chấm chữa
bài cụ thể cho các em, kịp thời tuyên dương và nêu gương khi thấy học sinh có biểu
hiện tiến bộ trong học tập.
- Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội.
- Phân công, nhắc nhở học sinh gọi nhau đi học đầy đủ trong từng buổi học;
kịp thời nêu gương, khen thưởng, động viên những tổ (nhóm) có tỉ lệ học sinh đi
học chuyên cần cao.
- Khen thưởng, nêu gương kịp thời đối với những cá nhân tiêu biểu trong
việc đi học chuyên cần để học sinh hiểu được tấm gương đó là tốt và vì sao là tốt.
Trên cơ sở đó, các em sẽ rút ra kết luận phù hợp cần bắt chước tấm gương vừa nêu.
Điều đặc biệt quan trọng ở đây là, việc nêu gương phải gây được ở các em ấn
tượng, cảm xúc làm cho các em ghi nhớ tấm gương lâu hơn và điều đó luôn nhắc
nhở các em ý thức trong việc thực hiện.
- Đặc biệt tôi thường xuyên gần gũi, ân cần động viên học sinh. Khi thấy các
em có biểu hiện khác thường tôi đã dùng mọi lời lẽ để thuyết phục, cảm hoá và
giáo dục học sinh bằng tất cả tình thương yêu và trách nhiệm của mình. Giúp học
sinh hiểu rõ và thấy được ở trường cô giáo như người mẹ hiền thứ hai của em.
- Kết hợp lồng ghép giáo dục học sinh thông qua các bài học, các câu
chuyện, các trò chơi học tập, nhằm tạo ấn tượng tốt nhất đối với các em.
- Xây dựng ban cán sự lớp thật sự nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm cao, biết
theo dõi, nắm bắt tình hình và kịp thời chấn chỉnh, điều hành các hoạt động của
lớp.
- Tạo cơ hội để học sinh giao lưu, hợp tác, tự khẳng định và tích luỹ kinh
nghiệm, làm phong phú vốn sống. Qua đó tự điều chỉnh hành vi ứng xử.
- Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ
lẫn nhau.
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
6
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn

- Tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện và học tập lẫn nhau.
- Giáo dục kĩ năng, thói quen hành vi: hình thành cho học sinh hệ thống kĩ
năng và thói quen cùng học, cùng chơi với bạn; nhường nhịn, giúp đỡ bạn; nói
năng lịch sự với bạn; không gây gỗ đánh nhau với bạn; nhằm giúp học sinh có
thói quen đi học.
- Tạo bầu không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi. Tổ chức tất cả các tiết dạy trên
lớp một các nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép nhồi nhét học sinh.
Để công tác chủ nhiệm thực sự đem lại hiệu quả cao tôi đã chú ý đến một số
công tác sau:
Công tác duy trì sĩ số học sinh:
+ Điểm danh hàng ngày vào đầu giờ, tìm hiểu ngay nguyên nhân vắng học
của từng học sinh. Cuối tuần họp lớp lập danh sách học sinh vắng học trong tuần
gửi về các thôn.
+ Hằng tuần vào sáng thứ hai đầu tuần tôi trực tiếp vào dự chào cờ ở thôn để
cùng với thôn trưởng, bí thư chi bộ thôn kịp thời nhắc nhở những phụ huynh có học
sinh đi học chưa chuyên cần, tuyên dương những học sinh đi học chuyên cần làm
gương tốt cho học sinh noi theo.
+ Thăm hỏi kịp thời học sinh đau ốm dài ngày.
+ Động viên học sinh đi học chuyên cần và đến lớp đúng giờ.
+ Chia nhóm học tập ở nhà và gọi nhau đi học đều.
Công tác giáo dục đạo đức:
+ Giáo dục học sinh học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của học sinh.
+ Giáo dục học sinh thực hiện tốt nội qui trường, lớp.
+ Giáo dục học sinh biết cách xưng hô lễ phép với mọi người, nói lời hay
làm việc tốt.
+ Giáo dục học sinh biết cách ăn mặc hợp vệ sinh.
+ Giáo dục đạo đực cho học sinh phải thông qua tất cả các môn học.
+ Giáo viên thường xuyên nêu gương những bạn có hành vi đạo đức tốt để
các em noi theo.

Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
7
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
Phong trào học tập:
+ Bố trí chỗ ngồi hợp lý: học sinh yếu ngồi cạnh học sinh khá giỏi nhằm giúp
học sinh có thói quen giúp đỡ bạn trong học tập, thực hiện tốt phong trào đôi bạn
cùng tiến.
+ Xây dựng cho các em ý thức tự giác trong học tập.
+ Hướng dẫn học sinh cách tự học, tự làm bài, không trông chờ ỷ lại vào
người khác.
+ Thường xuyên nhắc nhở và phụ đạo thêm cho học sinh yếu.
+ Thường xuyên chấm chữa bài, kiểm tra uốn nắn những sai sót của học sinh
trong bài làm.
+ Tổ chức cho học sinh tự kiểm tra sách vở của mình, của bạn vào các giờ
sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
+ Định kỳ hàng tuần vào các buổi sinh hoạt chủ nhiệm tôi giành ít thời gian
để cho học sinh tự đánh giá bản thân. Qua đó các em có ý thức phát huy tốt hơn
những ưu điểm đã đạt được và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những mặt còn hạn
chế.
Công tác khác:
+ Giáo dục ý thức lao động tự phục vụ cho bản thân như: tắm gội, cắt tóc, cắt
móng tay móng chân, vệ sinh răng miệng.
+ Hình thành cho học sinh thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp,
vệ sinh môi trường.
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ của công, tích cực tham gia các hoạt động
nhân đạo, từ thiện.
+ Giáo dục học sinh biết phòng chống các tệ nạn xã hội và tuyên truyền mọi
người cùng thực hiện.
+ Tham gia tốt các phong trào của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, việc giáo dục các em không phải gò ép theo một khuôn mẫu nhất

định mà phải uốn nắn từng tí một, nên để các em phát huy hết khả năng của mình.
Giáo dục phải tiến hành sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Vì vậy, khi
nhận chủ nhiệm lớp 5B này tôi đã cố gắng tìm hiểu cá tính, lực học, hoàn cảnh gia
đình của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể:
* Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn: tôi kịp thời tìm hiểu hoàn cảnh
gia đình, xem các em có những khó khăn nào để cùng kết hợp với gia đình - nhà
trường - xã hội có biện pháp giúp đỡ các em ý thức được việc học tập của mình.
* Đối với học sinh lười học, hay nghỉ học, bỏ học giữa chừng:
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
8
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
+ Trước hết bằng mọi cách tôi khuyên nhủ, động viên các em đến lớp đầy đủ,
tạo mọi điều kiện để các em không bỏ học giữa chừng.
+ Cá biệt một số học sinh lười biếng đi học, trốn học đi chơi tôi đã thành lập
từng tổ nhóm giúp nhau học tập ở lớp cũng như ở nhà.
+ Lấy hạt nhân tiêu biểu trong số học sinh này để nêu gương nhằm động viên
học sinh có hướng phấn đấu, noi gương bạn.
+ Tranh thủ những thời gian rãnh rỗi tôi đến nhà động viên, hướng dẫn gia
đình có cách giáo dục con em. Thường xuyên tâm sự, động viên các em để các em
coi cô như người mẹ thứ hai, coi trường là ngôi nhà thứ hai, các em thích đến
trường đến lớp như được về nhà.
+ Thường xuyên gặp gỡ các em, tìm mọi cách phân tích cho các em hiểu rõ
nổi khó nhọc của bố mẹ phải lo lắng cho cuộc sống gia đình làm sao cho các em có
đủ cơm ăn áo mặc để được đến trường.
* Đối với học sinh yếu:
+ Tôi thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh, bằng mọi hình thức giúp
gia đình hiểu rõ tầm quan trọng của việc học.
+ Tạo cho các em cảm giác phấn chấn khi đến trường: đến trường để được
học, được vui chơi, được tiếp xúc với các thầy cô và các bạn.
+ Thông thường học sinh yếu hay mặc cảm tự ti, tôi tìm mọi cách chỉ ra

những điều tốt của các em, giúp các em có ý thức học tập vươn lên.
+ Đặc biệt tôi không bao giờ la mắng, trách phạt những học sinh này trước
lớp mà thường xuyên tế nhị gặp riêng các em để trao đổi, nhắc nhở.
+ Lấy hạt nhân tiêu biểu trong số học sinh này để nêu gương nhằm động viên
học sinh có hướng phấn đấu, noi gương bạn
IV. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn:
Từ thực tế nhận thức trên, với quan điểm đúng đắn và được sự quan tâm chỉ
đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường. Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong
công tác chủ nhiệm, đó là:
- Phải dựa vào các văn bản mà Nhà nước qui định về nhiệm vụ và quyền hạn
của giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học, đặc biệt là qui định về điều lệ trường
tiểu học. Trên cơ sở đó hiểu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với
đặc điểm của trường và địa phương.
- Phải làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các
đoàn thể trong việc vận động học sinh đi học chuyên cần, chống bỏ học giữa
chừng.
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
9
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra đôn đốc, động viên uốn nắn kịp thời đối với
những học sinh có biểu hiện lệch lạc trong học tập.
- Coi việc xây dựng nề nếp và thói quen học tập cho từng tổ là vấn đề then
chốt cần được quan tâm hàng đầu giúp học sinh học hỏi và đúc rút kinh nghiệm
giữa các tổ với nhau.
- Xác định rõ trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc huy động học
sinh trong độ tuổi ra lớp, duy trì sỹ số và nâng cao chất lượng dạy học của lớp mình
phụ trách. Định kỳ hàng tuần có lịch báo cáo kết quả và phương hướng cho tuần
tới.
- Biết phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục các
em một cách toàn diện.

- Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi người mọi tầng lớp
hiểu rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục hiện nay.
- Giáo dục học sinh không phải bằng sự nghiêm khắc trách phạt mà phải
bằng tình thương yêu và trách nhiệm, xem học sinh như là con của mình.
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thống nhất cao để bầu ra một ban cán sự lớp
thật sự nhiệt tình, trách nhiệm nhằm làm tốt công tác tự quản.
V. Kết quả nghiên cứu:
Với những biện pháp nêu trên, qua quá trình nghiên cứu vận dụng thực tiễn,
cuối học kỳ I vừa qua tôi đạt được kết quả cao về công tác chủ nhiệm. Cụ thể như
sau:
TSHS HS đã ý thức
được về việc
học.
HS chưa ý thức
được về việc học
còn ham chơi.
Duy trì sỹ số Học sinh đi
học chuyên
cần
26 HS( 89,5%) 2HS ( 10,5%) HS (100%) 98%
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
10
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Công tác chủ nhiệm lớp trong Trường Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng,
là nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên tiểu học, là cơ sở vững chắc để giáo viên
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở lớp mình và góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục nhân cách cho học sinh. Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra người
giáo viên cần phải áp dụng các biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh của mình.
Việc làm này vô cùng công phu và phức tạp, đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ

thuật và nghiên cứu lý luận thực tiễn để áp dụng một cách linh hoạt.
Việc dạy học ở bậc tiểu học rất khó nên vai trò của người giáo viên rất quan
trọng. Giáo viên phải khéo léo, nhẹ nhàng, vừa dạy vừa dỗ, đồng thời luôn là người
mẫu mực, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo viên cần phải
đưa ra nhiều biện pháp để cùng nhau thống nhất theo một quan điểm nhất định là:
“Chúng ta là giáo viên nhân dân, là những chiến sỹ trên mặt trận văn hoá” nên
phải chịu thiệt thòi, khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống “Tất cả vì học sinh
thân yêu”.
Muốn đạt được các điều trên thì bản thân giáo viên phải thực sự yêu nghề
mến trẻ, phải thật sự quan tâm chăm lo cho các em, tạo điều kiện cho các em gắn
bó với trường lớp, kính thầy yêu bạn.
Trên đây là một số biên pháp và kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút và
áp dụng có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, chỉ mới trong một
thời gian ngắn áp dụng nên sáng kiến này chưa thểhoàn thiện như mong muốn. Vì
vậy, kính mong được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt để sáng kiến kinh nghiệm
của tôi được hoàn thiện hơn.
Kon Tum, ngày tháng năm 2014
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
11
Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B trường TH Bế Văn Đàn
MỤC LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CHO
HỌC SINH DÂN TỘC LỚP 5B TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………Trang 1
II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….….Trang 2
III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu………………………………………Trang 2

IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu……… …………………… Trang 2
V. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………….….Trang 2
VI. Phương pháp nghiên cưu:………………………………………… Trang 2
VII. Kế hoạch nghiên cứu: …………………………………………….Trang 3
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận:…………………………………………… …….……Trang 4
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:……………………………… ……Trang 4
III. Các biện pháp nghiên cứu:…………………………………………Trang 5
IV. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn:……………………………Trang 9
V. Kết quả nghiên cứu:…………………………………… …………Trang 10
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Người hực hiện: Nguyễn Thị Kiều Oanh
12

×