Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN HPG OFFICIAL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 28 trang )

-1-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
-2-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
CHƯƠNG 1:
THÔNG TIN CHUNG CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
CHƯƠNG 1:
THÔNG TIN CHUNG CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
-3-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
Mã CP HPG
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 4.191
CP đang lưu hành (triệu) 477.044
Vốn hóa (tỷ đồng)
27950.67
Beta
1.19
Sở hữu nước ngoài 49.5%
Ngày niêm yết đầu tiên
15/11/2007
Mã CP HPG
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 4.191
CP đang lưu hành (triệu) 477.044
Vốn hóa (tỷ đồng)
27950.67
Beta
1.19
Sở hữu nước ngoài 49.5%
Ngày niêm yết đầu tiên
15/11/2007
Trần Đình Long 24.12%


Vũ Thị Hiền 7.39%
Deutsche Bank AG & 6.42%
Deutsche Asset
Management (Asia) Ltd
Trần Đình Long 24.12%
Vũ Thị Hiền 7.39%
Deutsche Bank AG & 6.42%
Deutsche Asset
Management (Asia) Ltd
Tên giao dịch: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
Giấy CN ĐKKD số: 0900189284
Địa chỉ trụ sở: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Văn phòng Hà Nội: 39 Nguyễn Đình Chiểu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
Chi nhánh Đà Nẵng: 171 Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Chi nhánh TPHCM: 129 Nguyễn Hữu Cảnh,p12, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Tên giao dịch: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
Giấy CN ĐKKD số: 0900189284
Địa chỉ trụ sở: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Văn phòng Hà Nội: 39 Nguyễn Đình Chiểu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
Chi nhánh Đà Nẵng: 171 Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Chi nhánh TPHCM: 129 Nguyễn Hữu Cảnh,p12, quận Bình Thạnh, TPHCM.
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
SƠ LƯỢC CÔNG TY
Vũ Thị Hiền
7.39%
Deutsche Bank AG &
6.42%

Deutsche Asset
Management (Asia) Ltd
SƠ LƯỢC CÔNG TY
Vũ Thị Hiền
7.39%
Deutsche Bank AG &
6.42%
Deutsche Asset
Management (Asia) Ltd
CỔ ĐÔNG LỚN
CỔ ĐÔNG LỚN
Tập đoàn Hòa Phát là 1 trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp tư
nhân hàng đầu Việt Nam.Hoạt động kinh doanh chính là sản xuất thép và
các sản phẩm liên quan như than Coke, quặng sắt…chiếm tỷ trọng 80%
doanh thu hàng năm.Nội thất Hòa Phát cũng là một thương hiệu uy tín
chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Việt nam.
 Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ
tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất
(1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản
(2001).
 Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các
Công ty thành viên và Công ty liên kết.
 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam với mã “HPG”.
-4-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
LỊCH SỬ CÔNG TY
-5-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY

-6-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
I. Phân tích vĩ mô trong nước 9 tháng đầu năm 2014
Kinh tế- xã hội nước ta 9 tháng năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi
phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu.Ngoài ra, tình hình
chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu cũng dẫn đến việc kinh doanh
giữa các nước bị ảnh hưởng.
Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tổng cầu của nền
kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tồn
kho hàng hóa vẫn ở mức cao.Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.Tình hình biển Đông
có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng phần nào đến động thái phát triển kinh tế - xã hội và
đời sống dân cư cả nước.
i. GDP
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2014 ước tính tăng 5,62% so với cùng
kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,42%; quý III tăng 6,19%. Đây là mức
tăng cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh
tế. Trong đó phải kể đến khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,42%, cao hơn mức 5,20%
của 9 tháng năm 2013, đóng góp 2,46 điểm phần trăm vào tổng GDP.
Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, chính sách của Nhà nước về
hỗ trợ ngành bất động sản đã và đang phát huy tác dụng cùng với những điều iện cho vay mua
nhà được nới lỏng.
ii. Thu chi ngân sách nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2014 ước tính đạt 597,6
nghìn tỷ đồng,tổng chi ước tính đạt 722 nghìn tỷ đồng.
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH VĨ MÔ VÀ NGÀNH KINH TẾ
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH VĨ MÔ VÀ NGÀNH KINH TẾ
-7-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY

iii. Cán cân thanh toán
Kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hàng hóa của Việt Nam tháng 9 đạt 25,4 tỷ USD
nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước lên 216,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK đạt
109,6 tỷ USD và kim ngạch NK đạt 107,2 tỷ USD.
Như vậy, 9 tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam vẫn xuất siêu khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó
khu vực FDI xuất siêu 12,7 tỷ USD, còn các DN trong nước nhập siêu 10,2 tỷ USD.
Một số mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh là hàng dệt may tăng 18,9% (tương đương
2,5 tỷ USD); giầy dép tăng 25,3% (1,5 tỷ USD)…
iv. CPI và lạm phát
Theo Tổng cục thống kê, tháng 9/2014, CPI cả nước tăng 0,4% so với tháng trước và
tăng 3,62% so với tháng 9/2013,đây là mức CPI kỷ lục của cả nước tính đến thời điểm hiện
tại. Đóng góp vào mức tăng này là sự gia tăng đột biến của nhóm giáo dục (tăng 6,38%) so
với tháng trước do hầu hết các loại hình giáo dục trên cả nước đều tăng học phí theo Nghị
định số 49.Ngoài giáo dục, các nhóm hàng hóa khác có tốc độ tăng nhẹ và ổn định, chỉ có
2/11 nhóm hàng có chỉ số giá tiêu dùng giảm so với tháng 8 là nhóm giao thông và nhóm nhà
ở, vật liệu xây dựng.
v. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Giá vàng tháng 9/2014 giảm 1,66% so với tháng trước; giảm 6,51% so với cùng kỳ năm
trước; tăng 0,61% so với tháng 12/2013. Giá vàng bình quân 9 tháng năm 2014 giảm 13,34%
so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2014 giảm 0,15% so với tháng trước; tăng 0,27% so với
tháng 12/2013 và tăng 0,04% so với cùng kỳ năm trước. Giá đô la Mỹ bình quân 9 tháng năm
2014 tăng 0,51% so với cùng kỳ năm trước.
vi. Lãi suất
Thực tế, hiện nay mặt bằng lãi suất huy động được của các ngân hàng điều chỉnh xuống
mức khá thấp so với trần.Thậm chí, có những ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank,
-8-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
BIDV, Sacombank, ACB… lãi suất huy động dưới 1 năm chưa cao bằng trần lãi suất huy
động dưới 6 tháng là 6% hiện nay.

/>suat/126/14896741.epi
vii. Việc làm
Lực lượng lao động cả nước ước tính đến thời điểm 01/10/2014 là 54,4 triệu, trong đó
lao động nam chiếm 51,6%, lao động nữ chiếm 48,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 9 tháng năm nay là 2,12, trong đó tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị là 3,51%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn là 1,56%. Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên từ 15 - 24 tuổi trong 9 tháng năm 2014 là 6,31%, trong đó khu vực
thành thị là 11,71%; khu vực nông thôn là 4,51%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở
lên trong 9 tháng là 1,11%, trong đó khu vực thành thị là 2,10%; khu vực nông thôn là 0,67%.
Tỷ lệ thiếu việc làm 9 tháng năm nay là 2,38%, trong đó khu vực thành thị là 1,20%;
khu vực nông thôn là 2,90%.
viii. PMI
PMI tháng 8 giảm 4 tháng liên tục xuống còn 50,3 điểm từ 51,7 điểm tháng trước
đó.Đây là tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số này giảm và là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2013.Đà
tăng trưởng của khu vực sản xuất chậm lại,số lượng đơn hàng mới giảm nhẹ trong tháng 8.Chi
phí đầu vào tiếp tục tăng .
ix. Chỉ số hàng tồn kho
Chỉ số tồn kho tăng 13,4%:Theo Tổng cục Thống kê ,chỉ số sản xuất toàn ngành công
nghiệp tháng 8 ước tính tăng 6,7% so với cùng kì năm trước .Trong mức tăng chung tháng 8
của toàn ngành công nghiệp,ngành chế biến,chế tạo tăng 8,1% đóng góp 5,6 điểm phần
trăm;ngành cung cấp nước,xử lý nước thải,rác thải tăng 6.2% ,đóng góp 0.1 điểm phần
trăm;riêng ngành khai thác tiếp tục giảm ở mức 0.8% ,làm giảm 0.2 điểm phần trăm ở mức
tăng chung.Trong các sản phẩm sản xuất ,một số sản phẩm đạt mức tăng 8 tháng cao so với
-9-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
cùng kì năm 2013.:điện thoại di động tăng 40,4%,ôtô tăng 27,9%, thép cán tăng 22,8%,ti vi
tăng 20,1% Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tháng 7 năm nay tăng
2,7% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kì năm trước.Tính chung 7 tháng ,chỉ số
tiêu thụ ngành này tăng 8,9% so với cùng kì năm 2013.
I. Tổng quan ngành thép Việt Nam

Năm 2013 – Khó khăn với ngành thép: Năm 2013 tiếp tục là một năm không thuận lợi
đối với ngành thép trong nước khi nền kinh tế vĩ mô rơi vào giai đoạn suy thoái, bất động sản
đóng băng cùng với việc các ngành công nghiệp sử dụng thép như cơ khí, đóng tàu, sản xuất ô
tô hoạt động trì trệ và sự cạnh tranh đến từ thép nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên nhờ
việc xuất khẩu thép trong năm tăng
khoảng 30% so với năm 2012, ngành
thép 2013 vẫn đạt được mức tăng
trưởng 3%, bằng với mục tiêu đã đặt
ra.
Theo báo cáo từ Bộ Công
Thương, sản lượng thép các loại của
Việt Nam trong năm 2013 đạt 10,81 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2013; trong đó sản lượng
của Tổng công ty thép (VSA) đạt 1,29 triệu tấn, giảm 2,9%. Tính bình quân giai đoạn 2011-
2013, sản lượng sản xuất thép các loại của cả nước giảm 1,5%, còn sản lượng của VSA giảm
4,1%.
Về tình hình nhập khẩu thép, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 201 3, Việt Nam
đã nhập khẩu 9 triệu tấn thép các loại trị giá 6,5 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 14 % về trị
giá so với năm trước.Trong khi đó, xuất khẩu thép cả nước đạt 2 tỷ USD. Thị trường năm
2013 vừa qua đã nhập siêu 4,5 tỷ đến 5 tỷ USD, tương đương với năm 2012.
Tín hiệu khả quan trong năm 2014: Trải qua 6 tháng đầu năm 2014, nền kinh tế
Việt Nam đã có những dấu hiệu hồi phục tích cực. Thị trường bất động sản đã chính thức phá
băng, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng tăng, lấi suất giảm, chỉ số sản xuất công nghiệp liên tục
tăng trưởng là những yếu tố tạo điều kiện cho ngành thép cơ hội phát triển tốt hơn. Tuy nhiên
Nguồn:maritime bank securities
-10-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
tốc độ hồi phục của nền kinh tế vẫn còn chậm khi tăng trưởng GDP trong năm 2014 được dự
báo chỉ ở mức 5,8%, sức cầu ở mức yếu, vấn đề nợ công chưa được giải quyết và tình hình
căng thẳng tại Biển Đông là những yếu tố cản trở đáng kể với sự phát triển của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thép.

Theo dự báo của Bộ Công
Thương, sản lượng thép năm 2014 tăng
khoảng 3-5%, đáp ứng đủ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. Với mức tăng dự
kiến như vậy, tiêu thụ thép dự kiến năm
2014 đạt 12,4 – 12,6 triệu tấn. Còn
theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) dự
kiến doanh thu của ngành thép trong
năm 2014 sẽ tăng 2-3% so với năm
2013.Khả năng tiêu thụ thép sẽ không nhiều đột biến, có thể mức tăng cũng sẽ nằm trong
khoảng từ 2-3% so với năm 2013.
Vấn đề cung cầu: Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính tới cuối năm
2013, năng lực sản xuất các sản phẩm thuộc công nghiệp thép của Việt Nam đạt được: Sản
xuất than cốc luyện kim: 1.200.000 tấn/năm; gang từ lò cao : 3.829.000 tấn/năm; phôi thép
cho các nhà máy cán: 11.790.000 tấn/năm; sản phẩm thép cán xây dựng: 11.380.000 tấn/năm;
thép cán nguộ i dải rộng: 3.870.000 tấn/năm; thép cán nguội dải hẹp <1.500mm: 745.000
tấn/năm… Các số liệu thống kê cho thấy năng lực sản xuất các sản phẩm thép trong nước từ
thiếu hụt nay đã vượt xa nhu cầu.Như vậy trừ một số công ty lớn, công ty liên doanh có thị
trường xuất khẩu, các doanh nghiệp khác đều vận hành dưới công suất thiết kế dẫn đến hiệu
quả kinh tế đạt được thấp.
Nguyên nhân ảnh hưởng chính tới khả năng tiêu thụ thép và các sản liên quan đến từ
hai yếu tố chính: Thứ nhất, nền kinh tế
phục hồi với tốc độ chậm, nợ công tăng
lên ngưỡng báo động, các ngành công
-11-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
nghiệp sử dụng lượng thép lớn như xây dựng, đóng tàu, cơ khí vẫn gặ p nhiều khó
khắn; Thứ hai là sự cạnh tranh đến từ Trung Quốc khi mặt hàng thép nhập khẩu chỉ
chịu thuế 0%.
Thúc đẩy xuất khẩu – giải quyết vấn đề tiêu thụ: Với việc dự báo tiêu thụ trong

nước sẽ chỉ có khả năng gia tăng với mức độ nhỏ khi nền kinh tế vẫn tồn tại nhiều khó khăn
chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn; những ngành công nghiệp sử dụng lượng thép lớn
như xây dựng, cơ khí, đóng tàu hồi phục chậm; các doanh nghiệp trong nước đang dần hướng
tới thị trường xuất khẩu. Khi hiệp định hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (TPP) được ký
kết, cơ hội xuất khẩu của ngành thép sẽ thuận lợi hơn nhờ thuế suất ưu đãi với một thị trường
mở rộng lớn.
Áp lực hội nhập từ AFTA và WTO: Trong thời gian tới đây, khi Việt Nam tiến
hành hội nhập sâu đối với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và WTO, hàng rào thuế quan sẽ
phải giảm dần theo các cam kết, thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á
với lợi thế giá thành rẻ hoặc chất lượng cao sẽ tạo ra sự cạnh trạnh lớn đối với các sản phẩm
thép trong nước.Việc này tạo áp lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam buộc
phải thực hiện nghiên cứu , đổi mới nâng cao công nghệ sản xuất, tích cực tìm kiếm các thị
trường tiềm năng trong khu vực.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành thép cũng đang có xu
Nguồn:Maritime bank securities
-12-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
hướng xây dựng dây chuyền sản xuất bắt nguồn từ quặng sắt, phôi thép nhằm giảm sự phụ
thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
-13-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP TỪ QUÝ 2 2013 ĐẾN QUÝ 2 2014
Q2 2014 Q1 2014 Q4 2013 Q3 2013 Q2 2013
TÀI SẢN 20,349,748 21,669,753 22,961,194 22,528,534 21,152,503
Tài sản ngắn hạn 10,185,268 11,110,330 12,287,302 11,805,583 10,883,282
Tiền và các khoản tương
đương tiền 1,429,108 2,195,020 2,267,622 2,014,263 1,385,641
Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 365,935 404,611 245,494 120,434 167,414
Các khoản phải thu ngắn

hạn 1,128,668 1,514,200 1,630,723 1,430,329 1,525,711
Hàng tồn kho 7,061,231 6,771,401 7,913,085 7,940,584 7,495,545
Tài sản ngắn hạn khác 200,325 225,097 230,378 299,974 308,971
Tài sản dài hạn 10,164,480 10,559,423 10,673,892 10,722,951 10,269,221
Các khoản phải thu dài hạn 750 449,544 449,759 449,372 449,338
Tài sản cố định 9,058,200 9,154,049 9,187,131 9,051,051 8,583,949
(Gía trị hao mòn lũy kế) -3,436,744 -3,174,434 -2,910,270 -2,667,275 -2,508,255
Bất động sản đầu tư 205,890 60,885 62,002 63,120 64,238
Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 21,123 21,255 21,285 25,385 25,385
Tổng tài sản dài hạn khác 382,325 373,205 380,858 381,169 361,798
Lợi thế thương mại N/A 496,192 500,485 572,857 752,855
TỔNG NGUỒN VỐN 20,349,748 21,669,753 22,961,194 22,528,534 21,152,503
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn 8,123,653 9,163,716 11,012,051 10,345,317 9,013,228
Nợ dài hạn 1,484,952 2,093,026 2,364,747 2,530,216 2,575,851
Nguồn vốn
Vốn CSH 10,618,288 10,309,475 9,497,763 9,105,589 9,028,296
Lợi ích cổ đông thiểu số 122,855 103,536 86,633 547,413 535,129
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KINH DOANH TỪ QUÝ 2 1013 ĐẾN QUÝ 2 NĂM 2014
Q2 2014 Q1 2014 Q4 2013 Q3 2013 Q2 2013
Doanh thu thuần 6,681,268 6,515,499 6,460,281 4,194,847 4,344,895
Gía vốn hàng bán 5,248,527 5,125,829 5,368,957 3,537,874 3,509,118
Lợi nhuận gộp 1,432,740 1,389,670 1,091,323 656,973 835,776
-14-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
Chi phí tài chính 168,414 138,196 147,051 105,360 170,070
Trong đó:chi phí lãi vay 81,356 120,827 124,373 79,448 77,683
Chi phí bán hàng 73,658 80,734 106,975 52,430 28,177
Chi phí quản lí doanh nghiệp 142,131 139,981 289,765 -67,150 101,209

Tổng chi phí hoạt động 384,203 358,911 543,791 90,640 299,456
Tổng doanh thu hoạt động tài
chính 32,839 37,122 37,681 34,766 65,861
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 1,081,377
1,067,88
0 585,214 601,100 602,183
Lợi nhuận khác 5,343 2,963 39,886 -3,121 -2,820
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 1,086,587
1,070,84
3 624,907 597,978 599,329
Chi phí thuế TNDN hiện hành 129,425 160,244 136,124 94,930 65,865
Chi phí thuế TNDN hoãn lại -6,900 388 -1,245 -4,727 1,316
Lợi ích cổ đông thiểu số 20,667 39,855 428 11,688 20,552
Tổng chi phí lợi nhuận 143,192 200,487 135,307 101,891 87,733
Lợi nhuận sau thuế TNDN 943,394 870,356 489,600 496,088 511,596
Từ 2 bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh ta tính toán được
bảng sau:
-15-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
-16-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
HỆ THỐNG TIÊU CHÍ VỀ SỨC KHỎE DOANH NGHIỆP
x. Cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu Đvt Q2 2014 Q1 2014 Q4 2013 Q3 2013 Q2 2013
Chỉ tiêu tuyệt đối
Tổng tài sản trđ 20,349,748 21,669,753 22,961,194 22,528,534 21,152,503
Doanh thu thuần trđ 6,681,268 6,515,499 6,460,281 4,194,847 4,344,895
Lợi nhuận sau thuế trđ 943,394 870,356 489,600 496,088 511,596

Gía trị sổ sách ngđ/CP 22.00 24.60 22.70 21.70 21.50
Phân tích thu nhập
Tăng trưởng doanh thu % -4 2 9 7 0
Tăng trưởng lợi nhuận sau
thuế % 84 70 -4 -3 0
Tăng trưởng HĐKD trước chi
phí TC % 65 58 13 -29 0
Tỷ trọng LN HĐKD trước chi
phí TC % 118 115 140 92 130
Tỷ suất LN gộp/Doanh thu % 21 21 17 16 19
Tỷ suất LNST/Doanh thu % 14 13 8 12 12
Phân tích khả năng thanh
toán
Khả năng thanh toán hiện
hành lần 1.25 1.21 1.12 1.14 1.21
Khả năng thanh toán nhanh lần 0.38 0.47 0.04 0.37 0.38
EBIT/Chi phí lãi vay lần 14.36 9.86 6.02 8.53 8.72
Cấu trúc vốn
Tỷ số Nợ/Tổng NV % 47 52 58 57 55
Tỷ số Nợ ngắn hạn/Tổng NV % 40 42 48 46 43
Tỷ số tự tài trợ % 53 48 42 43 45
Hiệu quả sinh lợi
ROA % 4 4 2 2 3
ROE % 9 9 5 5 6
EPS cơ bản đ/CP 6,588 5,650 4,663 4,080 3,744
Khả năng quản lý vốn lưu
động
Vòng quay khoản phải thu vòng 5.06 4.14 4.22 2.84 2.64
Số ngày thu nợ bình quân ngày 72.13 88.16 86.49 128.52 138.26
Vòng quay hàng tồn kho vòng 0.76 0.70 0.68 0.46 0.50

Số ngày tồn kho bình quân ngày 480.26 521.43 536.76 793.48 730.00
Vòng quay khoản phải trả vòng 0.77 0.65 0.60 0.43 0.57
Thời gian thanh toán b.quân ngày 474.03 561.54 608.33 848.84 640.35
Vòng quay tiền mặt vòng 5.05 4.19 4.30 2.87 2.57
Hiệu quả sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng TS lần 0.32 0.29 0.28 0.19 0.22
Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 0.73 0.71 0.71 0.48 0.53
Hiệu suất sử dụng vốn CSH lần 0.64 0.66 0.69 0.46 0.50
thông tin cổ phiếu dự tính
Giá ( ngàn đồng) đồng/cp 54,000 44,800 34,800 29,700 23,100
Vốn hóa thị trường ( tỷ đồng) tỷ đồng 26,023 18,774 14,583 12,446 9,680
giá trị sổ sách (BV) đồng/cp 22,000 24,600 22,700 21,700 21,500
P/BV (f) lần 2.45 1.82 1.53 1.37 1.07
P/E lần 8.20 7.93 7.46 7.28 6.17
-17-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
Trong cơ cấu tài sản HPG,tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng rất ổn định, khoảng
38-42% tổng tài sản.HPG duy trì khoản tiền và các khoản tương đương tiền ở mức khá cao
trong tổng tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho tập đoàn.
.CƠ CẤU TÀI SẢN TỪ QUÝ 2/2013 ĐẾN QUÝ 2/2014
Kể từ năm 2015,
khi HPG hạch toán xong
phần lớn khu phức hợp
Mandarin Garden, tỷ
trọng hàng tồn kho của
HPG sẽ giảm về mức
khoảng 25%.
-18-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
xi. Cơ cấu nguồn vốn

Trong 5 quý gần nhất,cơ cấu nguồn vốn của HPG rất ổn định với nợ chiếm tỷ trọng
54% trong tổng nguồn vốn.HPG có tỷ trọng nợ ở mức thấp nhất trong các công ty ngành thép.
Nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng khoảng 40 – 48% trong tổng nguồn vốn của
HPG.Nợ dài hạn tăng trong 5 quý gần đây đã bắt đầu ổn định sau dự án triển khai Khu liên
hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương.
xii. Doanh thu và lợi nhuận
Nhìn chung doanh thu thuần từ quý 2 2013 đến quý 2 2014 tăng 1 cách đều đặn. So với
cùng kì năm trước,doanh thu thuần quý 2/2014 đạt 6.681.268 triệu đồng, tăng 53.77%, nhưng
tốc độ tăng bình quân liên hoàn so với các quý trước lại có xu hướng chững lại. Cụ thể:
Q2 2014 Q1 2014 Q4 2013 Q3 2013 Q2 2013
Doanh thu thuần 6681268 6515499 6460281 4194847 4344895
Tăng trưởng doanh thu
kỳ gốc
53.77% 49.96% 48.69% -3.45% 0.00%
Tăng trưởng doanh thu
BQ liên hoàn
2.54% 0.85% 54.01% -3.45% 0.00%
-19-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
Tính đến thời điểm tháng 8/2014, HPG đã hoàn thành 82,4% kế hoạch lợi nhuận cả
năm. Tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng và ống thép của HPG tăng lần lượt là 38% và 30% so
với cùng kỳ.Công ty đã vươn lên dẫn đầu thị phần thép xây dựng từ đầu năm và tiếp tục giữ
vững vị thế này trong 6 tháng qua.Đầu tháng 4/2014, nhà máy ống thép tại Đà Nẵng đi vào
hoạt động cũng góp phần vào mức tăng trưởng của sản phẩm ống thép. Đối với hoạt động
xuất khẩu, HPG xuất khẩu đều đặn phôi thép sang các nước trong khu vực ASEAN (Philipine
và Thái Lan). Bên cạnh đó, công ty cũng đang tìm cách xuất khẩu sản phẩm thép xây dựng
sang Lào, Campuchia và Úc. Điển hình là một lô sản phẩm mẫu thép tròn cuộn đã được xuất
khẩu sang Úc vào tháng 6/2014 nhằm khảo sát nhu cầu của thị trường này đối với sản phẩm
thép Hòa Phát. Ngoài ra, việc hạch toán lợi nhuận từ dự án Mandarin Garden tiếp tục đóng
góp thêm 15% vào doanh thu và 18% vào lợi nhuận của công ty.Nhờ vậy tốc độ tăng lợi

nhuận đã vượt mặt tốc độ tăng doanh thu ở 1 khoảng cách khá xa.
TĂNG TRƯỞNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TỪ Q3 2013 ĐẾN Q2 2014
Sự tăng trưởng
toàn diện và hiệu quả kinh doanh vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành của HPG xuất
phát từ quyết định đầu tư vào khu liên hợp với mô hình khép kín từ khai thác quặng, sản xuất
than coke, phôi thép đến thành phẩm.Việc đầu tư này khiến cho HPG có thể tiết giảm được
một phần chi phí hoặc tạo được giá trị gia tăng. Cụ thể:
Thứ nhất, HPG hiện đang có khả năng tự cung ứng 40% nguyên liệu quặng sắt từ các
mỏ quặng của công ty với trữ lượng khai thác khoảng 50 triệu tấn quặng trong vòng 20 năm
theo giá thấp hơn từ 10-15% so với giá thu mua trên thị trường.
-20-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
Thứ hai, nhờ công ty sở hữu nhà máy than coke nên công ty có thể tự cung ứng 700.000
tấn/năm, đây cũng là nhà máy có quy mô lớn nhất cả nước nếu so với các công ty cùng sử
dụng công nghệ BOF như TISCO, Việt Trung.Đồng thời, công ty cũng tận dụng nguồn nhiệt
dư thừa trong quá trình luyện coke để sản xuất điện.Lượng điện cung ứng đáp ứng được 50%
nhu cầu của nhà máy thép với giá thành chỉ bằng 1/2 giá bán điện bình quân cho doanh
nghiệp thép trên thị trường.
Thứ ba, sau khi KLH 2 đi vào hoạt động, HPG bắt đầu xuất khẩu phôi sang các nước
ASEAN do nhu cầu thép xây dựng trong nước còn hạn chế. Tình hình bán phôi của công ty
khá khả quan trong nửa đầu năm 2014, vừa giúp doanh nghiệp giảm lượng hàng lưu kho, vừa
thu được ngoại tệ hỗ trợ một phần cho nhập khẩu nguyên liệu.
Thứ tư, lợi thế khác của HPG là tiết giảm được chi phí vận chuyển so với các doanh
nghiệp khác nhờ có thể chuyên chở qua đường thủy thông qua cảng nội bộ có công suất
100.000 tấn/năm, vị trí địa lý của công ty cũng thuận lợi cho xuất khẩu khi chỉ cách cảng Hải
Phòng (cảng lớn nhất miền Bắc) ~35 km.
Với những lợi thế trên, HPG đã tính toán để xây dựng KLH giai đoạn III (công suất
750.000 tấn/năm), dự kiến thi công vào tháng 9/2014 với tổng vốn đầu tư ~3.000 tỷ đồng, thời
gian đầu tư gần 18 tháng.Công ty cho biết vốn đầu tư cho KLH III sẽ chủ yếu là từ vốn tự
có.Việc đầu tư mới dựa trên vốn của doanh nghiệp sẽ tiếp tục tạo ra một lợi thế về chi phí tài

chính cho HPG so với các công ty trong ngành. Trong bối cảnh ngành thép vẫn chưa hết khó
khăn, các chuyên gia cho rằng hai yếu tố lợi thế về giá thành và năng lực tài chính sẽ quyết
định sự thành công của doanh nghiệp trong ngành, hiện tại, HPG đang hội tụ cả hai yếu tố
trên.
Tăng độ phủ của sản phẩm trên toàn quốc
Những năm gần đây,nhu cầu thép xây dựng suy yếu cùng với sự sụt giảm của tăng
trưởng kinh tế khiến cho sự cạnh tranh trong ngành thép trở nên gay gắt. Thị phần của các
doanh nghiệp vì thế có sự thay đổi đáng kể, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn
dần bị đào thải, trong khi doanh nghiệp nhà nước (VNSteel và liên doanh VNSteel) dần mất
thị phần vào các doanh nghiệp tư nhân.
-21-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
Hiện tại, lượng tiêu thụ thép của HPG ở miền Nam và miền Trung vẫn còn rất ít so với
các đối thủ (bình quân khoảng 7.500 tấn/tháng), tuy nhiên, công ty hoàn toàn có cơ sở để mở
rộng thị phần xuống phía Nam nhờ lợi thế về giá thành; chi phí vận chuyển đường thủy từ
cảng của nhà máy KLH vào TP.HCM chỉ khoảng 500.000 đồng/tấn, thấp hơn so với cước vận
chuyển đường bộ; công ty đang lên kế hoạch xây dựng thêm tổng kho tại Bình Dương để hỗ
trợ cho việc phân phối sản phẩm thép.
Năm 2014, HPG đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng tiêu thụ tại miền Nam và gấp ba
tại miền Trung.Trong nửa đầu năm, sản lượng tiêu thụ hai miền đạt xấp xỉ 45.000 tấn, tăng
lần lượt 77% và 84% so với cùng kỳ.Nhìn vào tiến độ bán hàng của công ty tại hai khu vực
này, chắc chắn công ty sẽ đạt được mục tiêu tại khu vực miền Nam song sẽ khó khăn hơn đối
với mục tiêu tại khu vực miền Trung.
Khả năng cạnh tranh với thép Trung Quốc
Tình trạng dư cung của ngành thép Trung Quốc là nỗi lo đối với các doanh nghiệp thép
trong nước từ năm 2010 đến nay.Cuối năm 2013, Liên Bộ Công thương – Bộ KHCN đã ban
hành thông tư liên tịch 44 quy định về quản lý chất lượng thép trong nước và thép nhập khẩu,
có hiệu lực từ tháng 6/2014.Đây là thông tư quan trọng có thể hạn chế việc nhập khẩu thép
Trung Quốc giá rẻ và hỗ trợcho những doanh nghiệp sản xuất thép nội địa, trong đó có HPG.
Xét ở tầm khu vực,có thể nhận thấy lợi thế về giá thành tiếp tục là một trong những yếu

tố đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm thép Hòa Phát. Theo thống kê của Bloomberg, giá
thành sản xuất thép bằng công nghệ lò cao của Trung Quốc hiện tại vào khoảng 10,1 triệu
đồng/tấn, trong khi đó, chúng tôi ước tính giá thành bình quân của sản phẩm thép Hòa Phát
chỉ cao hơn mức này khoảng 5%. Sản phẩm phôi thép của công ty hiện đang xuất khẩu với
giá khoảng 500 USD/tấn, cao hơn giá bán phôi của Trung Quốc khoảng 4,2%. Dựa trên các
yếu tố này, chúng ta có thể tin tưởng vào khả năng công ty có thể đối phó với rủi ro cạnh
tranh với thép giá rẻ từ Trung Quốc và vẫn đảm bảo tạo ra lợi nhuận.
Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường
Trong lĩnh vực thép xây dựng tính chung cho 6 tháng đầu năm, Hòa Phát đã vượt mặt
Pomina để vươn lên thứ hạng đầu bảng với 18% thị phần.
-22-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
6 tháng đầu năm 2014, nếu tính riêng về mảng sản xuất-kinh doanh thép, lĩnh vực này
mang về 9.600 tỷ đồng doanh thu và 1.250 tỷ đồng lợi nhuận.
Doanh thu thép của Hòa Phát hiện vẫn thấp hơn doanh thu của Tổng Công ty
Thép Việt Nam (VNSteel), đạt 11.750 tỷ đồng nhưng vẫn lớn nhiều so với các doanh
nghiệp lớn khác như Hoa
Sen Group (7.700 tỷ), Thép
Pomina (5.400 tỷ),
SMC(5.360 tỷ)…
Nguyên nhân đạt được kết
quả trên là do giai đoạn 2
của khu liên hợp gang thép
Hòa Phát tại Hải Dương đã
đi vào hoạt động cùng với
công tác quản trị sản xuất tốt góp phần làm tăng 50% lợi nhuận so với cùng kì (lợi
nhuận sau thuế:quý II 2014(964 tỷ đồng),quý II 2013 (532 tỷ đồng)).Bên cạnh đó dự án
Madarin Garden vẫn tiếp tục đóng góp doanh thu vào quý II, các mảng sản xuất khác
vẫn duy trì lợi nhuận ổn định.
xiii. Các chỉ số thanh toán

Các chỉ tiêu tài chính của HPG ở mức khá tốt, hệ số thanh toán hiện hành được giữ
vững ở mức trên 1. Cụ thể vào quý 2/2014,cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được tài trợ bởi 1.25
đồng tài sản ngắn hạn.
Nguồn:Maritime bank securities
-23-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
Đặc thù của ngành thép là sử dụng nợ vay ngắn hạn cao để tài trợ vốn lưu động nên
nhiều doanh nghiệp trong ngành chỉ duy trì được hệ số thanh toán hiện hành trong khoảng
từ 0,86 đến 0,92 (NKG, VIS, HSG, HLA, ) do đó việc duy trì được hệ số thanh toán ở mức
1,2 được coi như là điểm mạnh của HPG so với các doanh nghiệp cùng ngành.
5/Hệ số biểu thị khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu sinh lời có tăng trưởng qua các năm do tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh
hơn tốc độ tăng quy mô của tài sản và nguồn vốn, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cao. So với
các doanh nghiệp trong ngành, hệ số nợ/tổng tài sản của HPG tương đối thấp và ổn định, duy
trì quanh mức 50%.
Một số chỉ tiêu của 1 số doanh nghiệp trong ngành thép cập nhật đến Q2.2014
Nguồn:Maritime bank securities
Ở tất cả các chỉ tiêu tài chính liệt kê ở trên, HPG có sự vượt trội so với mức trung bình
chung của các doanh nghiệp trong ngành thép.
-24-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
xiv. Khả năng quản lý vốn lưu động
Tính đến quý 2 2014 các chỉ số vòng quay hay số ngày của các khoản phải thu, phải trả,
tồn kho, tiền mặt đều tăng.Cụ thể vòng quay khoản phải thu tăng từ 2.64 (Q2 -2013) lên tới
5.06 (Q2 -2014), giảm số ngày thu nợ từ 138.26 (Q2-2013) xuống còn 72.13 ngày (Q2-
2014).Điều này chứng tỏ DN đang quản lý vốn lưu động của mình ngày càng tốt.
xv. Hiệu suất sử dụng vốn
Quan sát bảng tính toán, ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của DN đang được dần năng
cao.Từ Q2-2013 đến Q2-2014 : với một đồng TSCĐ bỏ ra thì mức sinh lợi khoảng 0.63
đồng , tương tự 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mức sinh lợi trung bình khoảng 0.59 đồng .

Tuy nhiên theo tiêu chuẩn của thị trường thì các chỉ số này nên lớn hơn hoặc bằng 1 mà các
chỉ số này của HPG lại thấp hơn1 (vì đang trong thời gian thực hiện các dự án lớn)
Nhận xét: mặt dù nhóm tỷ số này ở mức khá thấp nhưng triển vọng phát triển trong
tương lai lại rất khả quan vì lợi ích của các dự án lớn sẽ mang lại khi đi vào hoạt động ổn
định.
II. Định giá cổ phiếu
Theo mô hình CAPM
R
E
=R
F
+(R
M
-R
F
)*β=15,5%
R
F
=6,4% lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm gần nhất(Nguồn:
)
Rp = 7,9% phần bù rủi ro thị trường (Nguồn: Aswath Damoranda tính vào
T3.2014)
Beta = 1,14 (Nguồn: VCBS – hệ số beta daily trung bình 1 năm gần nhất – tính đến
ngày 26/08/2014)
WACC = Kd*Wd*(1-t) + Ke*We = 10,9%
Theo phương pháp này, giá của 1 cổ phiếu HPG là 72.928 đồng
V.Khuyến nghị
-25-
THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013 CỦA TỔNG CÔNG TY
Tập đoàn Hòa Phát hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quan

trọng đối với 1 quốc gia đang phát triển.Qua phân tích ta có thể thấy rằng
HPG đang tập trung vào các chiến lược phát triển bền vững với hoạt động
kinh doanh cốt lõi là sản xuất thép.Tập đoàn tiếp tục thực hiện các chính
sách quản trị thận trọng và linh hoạt :thúc đẩy bán hàng, giảm hàng tồn kho
và thành phẩm có giá cao và nguyên liệu , đánh giá thận trọng kế hoạch đầu
tư trung và dài hạn, linh hoạt và nhanh chóng thích ứng với biến động tỉ
giá ,duy trì dòng tiền ổn định và duy trì cấu trúc vốn an toàn.
Cùng với thế mạnh quản trị và lợi thế cạnh tranh đã nêu trong suốt bài phân
tích , chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư dài hạn nên tiếp tục nắm giữ.Hiện
tại,theo định giá,giá cổ phiếu HPG là 72.928 đồng lớn hơn mức giá đóng cửa
ngày 1/11/2014 là 55.000 đồng.Trong tương lai, chúng tôi chắc chắn rằng
giá cổ phiếu HPG sẽ tiếp tục tăng dần đến mức kì vọng

×