Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM L-N CHO HỌC SINH LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.31 KB, 24 trang )

Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
PHẦN I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
A - CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Dân tộc Việt Nam trải qua lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước. Trong suốt hành trình ấy, đã có biết bao thăng trầm, bao biến cố, nhưng
con người Việt Nam vẫn kiên gan để khẳng định tiếng nói riêng của dân tộc
mình . Đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong “Tiếng nói” rất riêng
kia, không thể không kể đến việc cha ông đã tìm ra tiếng Việt.
Tiếng Việt là biểu hiện cụ thể của tính dân tộc, sự hình thành và phát
triển lâu dài trong tiến trình lịch sử của nước nhà. Từ xa xưa, bằng thực tiễn
sử dụng ngôn ngữ, cha ông ta đã bày tỏ ý thức bảo vệ và quý trọng tiếng nói
dân tộc. Một kho tàng văn học dân gian phong phú chính là nơi tiếng Việt
được rèn luyện giữ gìn và phát huy. Một thời kỳ rất dài, con người Việt Nam
dùng chữ Hán. Nhưng liệu ai có thể nói rằng cha ông không từng quằn quại
đau đớn để tìm ra ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình. Thế kỷ thứ 13, chính là
mốc son đáng nhớ của sự ra đời chữ Nôm. Các nhà thơ, nhà văn Việt Nam có
cơ hội để biểu hiện lòng yêu quý của mình với bản sắc ngôn ngữ dân tộc, với
những tác phẩm chữ Nôm đậm chất Việt Nam. Không dừng lại ở thành quả
đó, chữ Nôm mới chỉ là giai đoạn khởi đầu của Tiếng Việt…ông cha ta lại
tiếp tục học hỏi sáng tạo để rồi cuối cùng một sản phẩm vĩ đại được hình
thành: Chữ Quốc ngữ (Tiếng Việt).
Cũng từ xa xưa, việc giữ gìn tiếng Việt đã trở thành một quan điểm
chính thống, Sử sách đã từng ghi, năm 1374 vua Trần Duệ Tông xuống chiếu
cho quân dân “Không được bắt chước tiếng nói nước Chiêm, nước Lào”.
Nguyễn Trãi trong cuốn Dư Địa Chí (1435) cũng chủ trương: “Người nước ta
không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào,
Xiêm làm loạn ngôn ngữ và y phục nước nhà”.
Kế thừa và phát triển tư tưởng có tính truyền thống của cha ông, hơn
nữa ngày nay Đảng và Nhà nước, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự
Trang1


Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
quan tâm thường xuyên, đúng mực đối với vấn đề ngôn ngữ dân tộc. Hơn bao
giờ hết yêu cầu “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Đối với mọi người
dân Việt Nam được đặt ra bởi: Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô
cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta là thế hệ hậu sinh phải có trách nhiệm
yêu quý, nâng niu và giữ gìn tài sản mà cha ông đã dày công tìm được, phải
làm cho nó phổ biến và ngày càng rộng khắp nơi.
Trong thời đại ngày nay, Tiếng Việt đang phát triển rất mạnh, chức
năng và địa vị của nó ngày càng rộng và được khẳng định rõ rệt. Mỗi con
người Việt Nam là một thành viên của cộng đồng, cần có ý thức sâu sắc đối
với việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Chính vì nhiệm vụ cao cả đó
nên việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường cho học sinh ở mọi lứa tuổi luôn là
điều quan trọng: đặc biệt hơn cả là việc dạy cho học sinh cấp tiểu học. Bởi
đây chính là lứa tuổi khởi đầu, với các em “ngôn ngữ” cũng là một môn học
đầy khó khăn và thú vị.
Việc dạy Tiếng Việt của giáo viên phải nhằm vào cả hai chức năng cơ
bản: Công cụ tư duy và công cụ giao tiếp. Phải chú trọng vào cả 4 kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết. Phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp giao
tiếp. Phải biến ý thức bảo vệ Tiếng Việt thành những hành động cụ thể của
việc phát ngôn chuẩn hoá.
B- CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Con người, dù ở bất cứ nơi nào trên trái đất, đều phải dùng ngôn ngữ để
nói chuyện với nhau. Quả vậy, “ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng
nhất của con người”. Song sử dụng ngôn ngữ nào hiệu quả nhất không thể
không kể đến: Ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tiếng nói mẹ đẻ có vai trò tối quan trọng trong đời sống cộng đồng xã
hội và đời sống cá nhân mỗi con người. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người có
khả năng thiết lập quan hệ xã hội diễn đạt trọn vẹn và sáng tỏ các sự kiện
cũng như tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng của mình, làm cho người khác

Trang2
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
thấu hiểu tất cả những gì hàm chứa trong sự diễn đạt ấy. Bằng ngôn ngữ, con
người thế hệ trước có thể lưu truyền vốn tri thức và kinh nghiệm quý báu của
mình cho con cháu, con người thế hệ sau có thể hiểu được cha ông. Như vậy,
là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, ngôn ngữ phát huy vai trò đoàn kết, tập
hợp con người trong sinh hoạt cộng đồng, trong lao động sản xuất, trong đấu
tranh phát triển xã hội, duy trì tính liên tục lịch sử của dân tộc, của xã hội.
Là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người; tiếng nói (ngôn
ngữ) gắn bó chặt chẽ với tư duy, cùng với tư duy hợp thành một thể thống
nhất.
Như vậy tiếng nói không chỉ là âm lượng phát ra bên ngoài mà còn là
“Tiếng nói bên trong” của mỗi cá nhân.
Tiếng Việt - ngôn ngữ mẹ đẻ rất phong phú, phức tạp; việc tiếp xúc và
học Tiếng Việt để sử dụng Tiếng Việt không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt
với học sinh tiểu học. Người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng để
hướng dẫn các em học tiếng mẹ đẻ sao cho khoa học và hữu ích nhất; sao cho
ngôn ngữ mẹ đẻ trở thành công cụ đắc lực trong những năm tháng các em học
tập ở nhà trường, cũng như suốt cuộc đời.
Học Tiếng Việt, học phát âm theo đúng chuẩn hóa là để tiến tới yếu tố
thành công đầu tiên của bất kì cuộc giao tiếp nào: Bên trong hay bên ngoài.
Học Tiếng Việt chính là ta đã góp phần vào công cuộc bảo vệ và giữ gìn sự
trọng sáng của ngôn ngữ dân tộc.
Trang3
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
PHẦN II– THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
I- THUẬN LỢI :
- Mỗi chúng ta đều đã hiểu giao tiếp là hoạt động quan trọng để phát

triển xã hội loài người. Có nhiều phương tiện giao tiếp trong đó ngôn ngữ là
phương tiện quan trọng nhất, cơ bản nhất. Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa
các thành viên trong xã hội với nhau. Dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng tình
cảm, trao đổi ý kiến, kiến thức, nhận xét về xã hội, con người và thiên nhiên.
Mỗi cuộc giao tiếp tối thiểu phải có 2 người và phải dùng cùng một ngôn ngữ
nhất định.
- Tiếng Việt được kế thừa một số từ tiếng Hán, lai căng một số tiếng
nước ngoài, do vậy mà Tiếng Việt rất phong phú. Dân gian thường nói:
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.”
Chính vì nó phức tạp như vậy nên người Việt sử dụng ngôn ngữ Tiếng
Việt rất phong phú, đa dạng khi nói và viết.
* Thực tế: Tiếng Việt nói chung là thống nhất. Nó tồn tại trong ý thức
của mỗi người bản ngữ khi học viết đúng chính tả. Song thực tế Tiếng Việt
được người Việt phát âm theo 3 vùng rõ rệt: Bắc, Trung, Nam.
+ Miền Bắc tiếng nói chuẩn tiêu biểu là người thủ đô Hà Nội.
Còn lại một số địa phương phát âm lệch chuẩn ở các phụ âm đầu: s/x; tr/ch;
r/d/gi; l/n.
+ Miền Nam tiếng nói chuẩn hướng đến cách phát âm của tiếng
của người Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Miền Trung hướng đến cách phát âm của hệ thống ngữ âm phù
hợp với chữ viết. Song một số vùng miền Trung, Nam Bộ còn phát âm chưa
rõ và lẫn một số vần: uôi/uôn; in/inh; en/eng và thanh ?/~.
II- KHÓ KHĂN:
Trong Tiếng Việt, ở cùng một âm vị nhưng có nhiều cách viết khác
nhau và cách phát âm cũng khác nhau.
Ví dụ: r/d/gi; s/x; l/n.
Trang4
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
Hai dạng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cần sử dụng triệt để bốn kỹ

năng: nghe, nói, đọc, viết. Khi sử dụng 4 kỹ năng này thì hai kỹ năng: nghe,
viết được giáo viên thực hiện tương đối tốt trong giao tiếp cũng như trong quá
trình giảng dạy. Song hai kỹ năng còn lại là kỹ năng đọc và kỹ năng nói còn
gặp nhiều khó khăn và bất cập.
Do những nét dị biệt về phương ngữ, thổ ngữ có từ lâu đời nên một số
người khi viết một âm vị biết cách phân biệt chữ viết và tuân theo đúng quy ước
về chính tả với nhiều cách viết khác nhau. Song khi phát âm đọc và nói còn chưa
phân biệt rõ các phụ âm của tiếng. Sự phát âm giống nhau l/n, biến vần rất phổ
biến ở một số địa phương trong đó có khu vực huyện Mỹ Đức, nói riêng.
Ví dụ: Khi nói: Bạn Long thành bạn Nong
Lý ơi ! thành Ní ơi !
Cái chổi thành cái chủi
Với kiểu phát âm như vậy khiến cho một số giáo viên cảm thấy mình
không tự nhiên, mất tự tin, xấu hổ khi giao tiếp với người có giọng chuẩn
mực.
Trong giao tiếp kỹ năng đọc, nói cần phân biệt rõ l/n thì người nghe
(ngôi thứ 2) mới tiếp nhận được thông tin một cách chính xác và hiểu được
nội dung của người nói cần truyền đạt thông tin, tránh được tình trạng nhầm
lẫn và hiểu sai vấn đề nghĩa của từ.
Ví dụ: Khi phát âm vị sai dẫn đến hiểu nghĩa từ bị sai.
N trong tiếng nắng chỉ ánh nắng hiểu thành tiếng lắng chỉ lắng nghe.
N trong tiếng no chỉ no ấm thành tiếng lo chỉ lo âu.
N trong tiếng nắm chỉ nắm tay thành tiếng lắm chỉ nhiều lắm hoặc ngược lại.
Học sinh trường tôi nhiều em còn ngọng ở các dạng trên.
Qua khảo sát học sinh đầu năm, lớp do tôi chủ nhiệm đạt được kết quả như
sau:
Chất lượng khảo sát đầu năm học 2009-2010 điểm đọc lớp 3D (30 em) đạt như
sau:
XẾP LOẠI ĐIỂM SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
Trang5

Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
Loại giỏi 9 - 10 6 em 20
Loại khá 7 - 8 9 em 30
Loại trung bình 5 - 6 10 em 33,3
Loại yếu 3 - 4 5 em 16,7

Với kết quả trên, tôi thâý điểm đọc của các em còn thấp do các em còn
đọc ngọng l/n nhiều. Chính vì vậy nên tôi quan tâm và tìm hiểu biện pháp rèn
luyện phát âm l/n cho bản thân và học sinh.
Trang6
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
PHẦN III - NỘI DUNG ĐỀ TÀI
* BIỆN PHÁP RÈN PHÁT ÂM ĐÚNG L/N:
Do tiếng và tập tục địa phương từ nhiều năm phát âm lệch chuẩn, nhầm
lẫn l/n và không có ý thức sửa chữa, tự sửa chữa. Cũng có thể do chúng ta
một phần cũng chưa nắm chắc quy ước chung của Tiếng Việt và còn nhiều
nguyên nhân khác nữa. Do vậy dẫn đến khi phát âm, khi viết còn nhầm lẫn
nhiều ở một số người.
Nguyên nhân do đâu mà nhiều nơi lại có nhiều người phát âm lệch chuẩn
như vậy?
Có người cho rằng tiếng nói ngọng do nguồn nước. Có người lại nói do
thói quen người lớn dạy truyền miệng bi bô cho trẻ nhỏ không chú ý tới cách
phát âm các chữ cái liên quan tới độ rộng, hẹp của miệng,… không rèn cho
học sinh đọc đúng chính âm.
- Tại địa bàn tôi sinh sống và giảng dạy, tôi tạm chia thành bốn đối tượng:
+ Một số người có tiếng nói chuẩn do họ không phải người địa
phương tôi.
+ Một số người đi công tác nơi xa trong thời gian dài, họ đã tự

sửa cách phát âm không còn bị ngọng nữa.
+ Một số người ở địa phương họ đã có ý thức sửa ngọng.
+ Còn lại là những người phát âm ngọng (phần đông là học sinh
mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở.)
a) Đối với giáo viên:
Làm “mẫu” là một trong những biện pháp dạy học có tác dụng tốt ở
Tiểu học nói chung. Trong việc rèn luyện đọc đúng l/n cho học sinh, việc đọc
mẫu của giáo viên có một vai trò rất quan trọng. Khi đọc mẫu các bài và giảng
bài cho học sinh, giáo viên phát âm đúng sẽ ảnh hưởng tốt tới cách đọc của
học sinh rất nhiều. Bởi học sinh Tiểu học rất hay bắt chước giọng đọc, lời nói
Trang7
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
của thầy cô giáo. Hơn nữa giọng đọc, ngôn ngữ, lời nói, của thầy cô là trực
quan sinh động, cụ thể trong các giờ học.
Việc đọc mẫu, lời nói, ngôn ngữ của giáo viên có tầm quan trọng như
vậy nên khi đọc, nói, phát âm l/n tôi nghĩ giáo viên cần phải chú trọng và
không phát âm sai l/n. Nhưng để có được giọng đọc chuẩn, phát âm đúng l/n
là một quá trình giáo viên phải tự rèn luyện. Tự bản thân rèn luyện chưa đủ,
tôi thường đưa vấn đề này ra đề nghị trong tổ sinh hoạt chuyên môn. Tổ
chúng tôi gồm có 12 người. Trong đó có tới 3 người ( kể cả tôi ) còn ngọng
l/n. Chúng tôi đã tổ chức thảo luận về phân biệt l/n; tr/ch; s/x;…và tìm cách
khắc phục việc luyện phát âm l/n của bản thân và sửa lỗi chính tả cho học
sinh. Những góp ý, ý kiến của đồng nghiệp đưa ra, chúng tôi đã tiếp thu, rèn
luyện.
Về phía nhà trường rất quan tâm tới vấn đề này. Dưới sự chỉ đạo của
BGH, nhà trường đã đưa ra tiêu chí cần cho học sinh thi đọc với yêu cầu: Đọc
đúng, đọc nhanh, đọc hiểu cho từng lớp. Từ đó, mỗi giáo viên tự rút kinh nghiệm
cho mình và có ý thức tự giác trong việc rèn đọc, sửa ngọng bằng cách:
+ Luyện đọc hàng ngày ở hai dạng: Đọc thành tiếng và đọc thầm ở các

thể loại: Văn, thơ, truyện, tục ngữ và một số những câu thơ tự ghép dễ lẫn.
Ví dụ:
- Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng…
- Lên lớp là lúc lớn lên
Lẽ nào lầm lẫn, luôn luôn lơ là…
- Lấp lánh lửa chài - Sao hiện ra
Mây bay lóng lánh cánh buồm xa.
+ Luyện đọc ở mọi lúc, mọi nơi: Luyện cách nói đúng để ứng xử trong
các tình huống khác nhau, có nhấn giọng ở ngữ điệu, điệu bộ. Có thể luyện nói
trong các cuộc đàm thoại, chào hỏi, gọi điện, phát biểu, giảng giải, phỏng vấn,
Trang8
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
chủ trì nghi lễ, hát, gieo vần, ngâm thơ…chú ý cách nói thích hợp, lịch sự dùng
ngôn ngữ phổ thông.
Bây giờ, việc phát âm chuẩn l/n không còn là vấn đề nan giải, chúng tôi
đã sửa ngọng được trong một thời gian nhất định
b) Đối với học sinh:
b1 – Ngay từ khi học sinh bước vào lớp 1, buổi đầu các em được làm
quen bằng bảng chữ cái: a, ă, â, b, c, d, đ…Giáo viên cần chú ý dạy học sinh
cách phát âm chuẩn mực. Cụ thể khi phát âm chú ý đến độ mở cửa miệng
không quá rộng, đọc tròn tiếng: a, ă, â, bờ, cờ…chứ không được mở miệng
quá rộng.
Ví dụ : b ( bờ - ờ ); l ( lờ - ờ )…
Cách đọc này đến khi nghe ghép vần tạo tiếng sẽ làm cho giọng
của học sinh kéo dài, méo tiếng và ngọng nghịu, tiếng nói sẽ rất nặng.
b2 – Sửa lỗi phát âm cho học sinh bằng biện pháp luyện theo mẫu.
Giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn từ cần luyện để học sinh
phát âm theo.

b3 – Khi luyện l/n giáo viên giúp học sinh phân biệt:
Phụ âm 1
+ Đặc điểm và cách đọc:
Phụ âm “l” là một phụ âm biên, vì khi
phát âm hơi thoát ra hai bên nhiều
hơn. Muốn phát âm đúng cần phải
uốn lưỡi và đặt đầu lưỡi vào bên
trong của lợi thuộc hàm trên.
Khi phát âm hơi cũng bị đẩy rất
nhanh qua đầu lưỡi và thoát ra khỏi
miệng.
Ví dụ: Đi lên
Tiến lên
Phụ âm n
+ Đặc điểm và cách đọc:
Phụ âm “n” là một phụ âm tắc ở
đầu lưỡi. Khi phát âm hơi bật qua
cả mũi và miệng. Muốn phát âm
đúng cần phải đặt đầu lưỡi và lợi
thuộc hàm trên cho sát chân răng
rồi mới phát âm.
Chú ý khi phát âm không uốn lưỡi.
Ví dụ: Trở nên
Nước Việt Nam
Ăn no
Trang9
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
Lo lắng
Long lanh…

Nu na nu nống…
b4 – Chúng ta phải trực quan hoá sự mô tả âm vị và hướng dẫn học
sinh quan sát, tự ý kiểm tra xem mình đang phát âm nào? /n/ là một âm mũi,
khi phát âm sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung. Còn khi phát âm /l/ bằng cách
bịt chặt mũi và đọc: la, lo, lô, lu…Khi bịt chặt mũi, học sinh không thể phát
âm các tiếng: na, nô, nu… Khi cần luyện các âm cuối n/ l, giáo viên đọc tiếng
“lan, hát” thì cần hướng dẫn học sinh quan sát vị trí của lưỡi khi đọc. Học
sinh hay đọc nhầm thành tiếng lang, bác. Âm “Ng, c” lưỡi vẫn sát vào phần
hàm dưới. Còn âm “n/ l” là những âm đầu lưỡi, chân răng. Khi đọc đúng tiếng
“lan, hát” lưỡi phải đưa lên chạm vào hàm răng trên.
b5 - Cần hướng dẫn học sinh vận dụng triệt để 4 đúng trong các giờ
tập đọc:
- Phát âm đúng.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Đọc đúng từ.
- Đọc đúng thanh điệu.
Bất kỳ bài tập đọc, học thuộc lòng nào giáo viên cũng cần yêu cầu học
sinh tìm ra những tiếng khó đọc, những tiếng, từ có chứa phụ âm l/n, những
câu dài cần đọc đúng ngữ điệu… Giáo viên ghi phần tiếng, từ, câu khó cần
luyện lên bảng (hoặc bảng phụ). Sau đó giáo viên đọc mẫu và yêu cầu học
sinh đọc lại dưới các hình thức: cá nhân, nhóm (tổ) và cả lớp.
* Các ví dụ khi học bài tập đọc thể loại văn xuôi:
- Khi dạy bài tập đọc: “Cô giáo tí hon” trang 17 T.V3 tập 1. Tôi cho học
sinh phát âm các từ : nón, ngọng líu, núng nính. Nhiều học sinh phần đọc vỡ
còn ngọng l/n, thậm chí rất khó khăn khi đọc “ngọng líu”.
Trang10
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
- Bài tập đọc: “Người mẹ” trang 29 T.V3 tập 1. Các từ học sinh được
luyện phát âm là: lối nào, nảy lộc, lạnh lẽo. Từ có l/n đứng cạnh nhau như: lối

nào, nảy lộc học sinh phần lớn đọc theo n hoặc l cả hai tiếng .Ví dụ như lối
lào,nối nào.
- Bài tập đọc: “Ở lại với chiến khu” trang 13 T.V3 tập 2. Học sinh được
luyện đọc đúng, phát âm các từ : lúc lâu, lúc này, van lơn, lạnh tối.
- Học sinh khi phát âm Tiếng Việt gặp l/n đã khó, còn ngọng khi đọc,
phát âm tiếng phiên âm nước ngoài có l/n còn khó hơn.
- Bài đọc thêm: “Người trí thức yêu nước” trang 28 T.V3 tập 2 có từ: Pê-
ni-xi-lin.
- Bài tập đọc: “Tiếng đàn” trang 54 T.V3 tập 2 có từ vi-ô-lông.
* Các ví dụ khi học bài tập đọc thể loại thơ:
- Đọc các bài thơ, khi đọc cần ngắt nhịp thơ sao cho đúng đã là khó. Vậy
khi gặp l/n càng phải chú trọng phát âm chuẩn nếu không sẽ không diễn đạt
được nội dung của bài thơ. Đọc từ ngọng dẫn đến nghĩa sai, nội dung sai.
- Bài tập đọc: “ Bận” trang 59 T.V3 tập 1. Các từ học sinh luyện phát
âm: làm lửa, cấy lúa, thổi nấu.
Làm lửa: lửa có nghĩa là lửa cháy.
Đọc ngọng lửa thành nửa: một nửa, làm một nửa có nghĩa là chưa xong.
- Bài tập đọc: “Cái cầu” trang 34 T.V3 tập 2. Học sinh cần đọc chuẩn, phát
âm đúng l/n kết hợp ngắt đúng nhịp thơ. Các từ có l/n cần phát âm là: chum
nước, lá tre, lối.
Câu thơ có từ “chum nước”:
Nhện qua chum nước/ bắc cầu tơ nhỏ/.
Ngắt nhịp như trên là đúng song cũng có trường hợp học sinh đã đọc
ngọng: nước thành lước lại còn ngắt nhịp sai như : Nhện qua chum/ lước bắc
cầu tơ nhỏ/.
Trang11
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
Như vậy việc đọc đúng l/n còn phải chú trong đến các nhịp thơ sẽ đảm
bảo được nội dung bài. Hay cũng trong bài thơ trên trong câu thơ :

Yêu cái cầu tre lối sang bà ngoại.
Nếu đọc “lối” thành “nối” thì nghĩa câu thơ sẽ thay đổi. Bởi “lối” có
nghĩa là lối đi, đường đi sang bà ngoại. Còn “nối” có nghĩa là cái này nối cái
kia (không chỉ đường đi).
Qua thực tế giảng dạy tập đọc, khi dạy học sinh cần phát âm chuẩn l/n
là cần thiết và rất quan trọng để đảm bảo được nội dung bài học.
Luyện đọc thành tiếng không chỉ dừng lại ở việc luyện chính âm mà
cần phải luyện đọc đúng ngữ điệu. Để tạo ra ngữ điệu cho học sinh phải làm
chủ các thông số âm thanh của giọng. Tạo ra cường độ bằng cách điều khiển
độ nhanh, chậm và chỗ ngắt nghỉ của lời. Tạo ra cao độ bằng cách kéo dài
giọng hay không kéo dài. Đọc đúng từ phải trung thành với các từ ngữ của
văn bản. Không đọc xuyên tạc, không đọc sai lệch từ ngữ . Có như vậy người
nghe mới cảm thụ được nội dung nghệ thuật của tác giả gửi gắm. Học sinh
đọc diễn cảm, đọc hay ngoài việc diễn đạt chuẩn nội dung nghệ thuật còn phải
phát âm đúng, đặc biệt là n/l.
b6 – Dạy học sinh hiểu nghĩa của từ vựng trong các giờ học chính tả.
Luyện từ và câu giúp học sinh phân biệt rõ nghĩa và cách viết của một số cặp
từ dễ lẫn trong khi nói và viết. Sau đây là một số ví dụ về những cặp từ :
* Cặp từ: Lên – nên
Lên
Động từ hay từ chỉ hoạt động là
kết quả của hành động chuyển động
theo chiều hướng đi lên.
VD : + Nói lên : Truyện Kiều nói lên
nỗi khổ của người phụ nữ.
+ Trở lên : Từ trung bình trở
Nên
- Có khi thuộc loại động từ hoặc từ
chỉ hoạt động là kết quả của quá
trình hoạt động.

VD : Anh ta đã nên người.
+ Thường là từ quan hệ
Vì thế…nên…
Trang12
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
lên.
+ Đi lên : Bạn An đi lên bảng.
* Cặp : Lộ - Nộ
Lộ
+ Từ Hán Việt lộ là con đường
VD : Lộ trình, lộ phí, xa lộ.
+ Lộ còn có nghĩa là bày ra ngoài.
VD : Lộ diện.
• Cặp : Lội - Nội
Lội
+ Là từ chỉ hoạtđộng.
VD : Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ
non.
( Tố Hữu )
• Cặp: Lắng - Nắng
Lắng
+ Là từ chỉ trạng thái ( hoạt động )
VD: Em ơi, hãy lắng nghe
• Cặp : Lặng - Nặng
Lặng
+ Từ chỉ trạng thái.
VD : Lặng nghe mẹ kể ngày xưa…
( Tố Hữu )
• Cặp : Lắp - Nắp

Lắp
+ Từ chỉ trạng thái hoạt động
VD : nói lắp, lắp máy….
Sỡ dĩ…nên…
+ Hoặc là yếu tố tạo thành ngữ :
Gây nên, nên chăng, nên viết.

+ Từ Hán Việt : động từ, nghĩa là
giận.
VD : Nộ khí, phẫn nộ.
Nội
+ Từ Hán Việt
(1) Chỉ họ về đằng cha
VD: Quê nội, họ nội
(2) Có nghĩa trong : bề trong, bên
trong
VD: Nội thành Hà Nội.
Nắng
+ Là từ chỉ sự vật
VD: Nắng xuống, trời lên sâu chót
vót.
( Huy Cận )
Nặng
+ Từ chỉ mức độ.
VD: Nặng như chì
( thơ ca dân gian )
Nắp
+ Từ chỉ sự vật
Trang13
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3

Người viết: Nguyễn Thị Tươi
• Cặp : Lấy - nấy
Lấy
+ Từ chỉ hành động
VD : Con trai lấy vợ, con gái lấy
chồng.
• Cặp : Lạt - nạt
Lạt
+ Là từ chỉ sự vật
VD : Lạt mềm buộc chặt
( Thành ngữ )
• Cặp : Lắm - Nắm
Lắm
+ Là phụ từ chỉ mức độ
VD : Đẹp lắm
Nhiều lắm

VD: Nắp xoong, nắp chai…
Nấy
+ Là phụ từ sóng đôi
VD: Tôi bảo gì nó nghe nấy
Nạt
+ Từ chỉ hành động
VD: Nịnh trên nạt dưới là bản chất
của bọn địa chủ cường hào.
Nắm
(1) Là từ chỉ hoạt động
VD: Nắm tay lại…
(2) Là từ chỉ đơn vị
VD: Sương mai một nắm hao gầy.

( Tản Đà )
7 - Ở lớp 3, một tuần học sinh được học 1 tiết hoạt động tập thể theo
các chủ đề. Trong các tiết học này, học sinh được thể hiện năng khiếu như:
hát, ngâm thơ, đọc thơ, kể chuyện, vẽ tranh…theo chủ đề dưới sự hướng dẫn
của giáo viên chủ nhiệm. Đây là “sân chơi” tốt của học sinh để giáo viên có
thể luyện phát âm l/n.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
- Học chủ đề: “Thi đua viết, vẽ, văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam 20-11”. Câu hỏi học sinh được bốc thăm trả lời là:
Trang14
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
+ Em hãy tìm 3 từ chỉ sự chăm sóc, ân cần của giáo viên đối với học sinh
có tiếng mang âm l hoặc n rồi đọc 3 từ đó ? ( Từ : nâng niu, chăm lo, uốn nắn ).
+ Kể một câu chuyện về tình thương yêu học trò của thầy cô.
+ Hát một bài hát về thầy cô giáo.
+ Đọc một bài thơ về thầy cô.
…v…v…
Khi học sinh hát, kể chuyện, đọc thơ, ngâm thơ , giáo viên phát hiện được các
tiếng, các từ có l/n học sinh phát âm còn ngọng, kịp thời uốn nắn cho học sinh.
- Học chủ đề : “Biểu diễn văn nghệ, làm bưu thiếp mừng mẹ mừng cô nhân
ngày 8 -3”.
+ Hát một bài hát tặng mẹ tặng cô.
+ Hãy nói nội dung của bưu thiếp em vừa làm tặng mẹ tặng cô.
+ Thi hùng biện ( từ 5 -7 câu ) nói về mẹ.
Có thể nói dưới “sân chơi” này, học sinh tham gia hào hứng, tích cực.
Giáo viên càng có điều kiện tốt để sửa ngọng l/n và phát hiện ra những học sinh
có năng khiếu.
Hoạt động tập thể thật bổ ích, các em vừa được học vừa được chơi, bộc
lộ mặt mạnh. Đây cũng là một biện pháp để giáo viên giúp học sinh rèn luyện

đọc đúng l/n.
b8 - Hướng dẫn học sinh nhớ một số quy tắc sau khi viết chính tả :
- N không (hoặc ít) kết hợp với âm đệm (chỉ có thể là : noãn) nhưng L lại
kết hợp được (loè loẹt, lở loét, loà xoà, loang lổ, loắt choắt, luẩn quẩn, liên luỵ,
luyến tiếc )
- N xuất hiện trong các từ láy âm ( no nê, nóng nảy, nao núng, ). L
xuất hiện trong các từ láy vần (lệt bệt, lõm bõm, lộp bộp, lờ đờ, lai rai, lim
dim, lơ mơ, lanh chanh, lao xao, lạo xạo…)
b9 - Trong lớp học cần xây dựng đôi bạn cùng tiến vì “học thày không
tày học bạn” : Các em đọc chuẩn l/n giúp đỡ học sinh còn ngọng l/n. Các em
Trang15
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
sẽ giúp đỡ nhau trong giờ học tập đọc như đọc đồng thanh, đọc trong nhóm
(nhóm đôi). Các em luôn luôn ghi nhớ sửa cho bạn khi bạn đọc còn ngọng.
Nếu sửa chưa được, giờ ra chơi các em cùng ngồi đọc lại đến khi nào sửa
được mới thôi. Dần dần các em đọc ngọng có ý thức hơn khi đọc, nói, viết có
l/n.
Ví dụ: Lớp tôi có các đôi bạn cùng tiến như: Phương Mai - Văn Hiếu;
Ngân Hà - Thế Anh; Thu Phương - Quốc Thắng; …
b10 – Giáo viên giao phiếu bài tập gồm các tiếng, từ, các câu thơ, câu
văn có l/n cho học sinh đọc còn ngọng về nhà tập phát âm .
VD: - Nổi lên, lên lớp, năng nổ
- Trách lòng hờ hững với lòng
Lửa hương luống để lạnh lùng bấy lâu
(Truyện Kiều )
- Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa, vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi.
Giáo viên yêu cầu : Mỗi tối các em tập đọc 5 đến 10 lần dưới sự kiểm tra của phụ
huynh.
b11 – Giáo viên cần động viên kịp thời đối với các em tiến bộ bằng

cách kiểm tra các em (dành một vài phút ở tiết HDH) có khen bằng lời để
động viên hoặc thưởng bằng phần thưởng nhỏ như bút chì, tẩy hoặc giấy màu,
giấy vẽ.
Ví dụ: Tháng 9, em Trung Anh được động viên nhận phần thưởng nhỏ.
Em Quốc Huy, Thu Hương có tiến bộ song chỉ ở mức độ khen bằng lời.
Tháng 10, 11, 12, các em được nhận thưởng là em Thanh Phong, Quốc
Thái và Minh Hiếu.
Tháng 3, 4 còn lại hai em là Văn Hiếu và Thu Hà vẫn còn nhầm lẫn khi
phát âm l/n . Tuy nhiên, các em đã có cố gắng nhiều so với đầu năm nên
thường nhận được lời động viên.
c) Đối với phụ huynh:
Trang16
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
Để học sinh tiến bộ tất cả mọi mặt, nhà trường cần kết hợp chặt chẽ
với gia đình. Việc rèn luyện phát âm l/n cũng như vậy. Giáo viên giao bài tập
cho học sinh đọc còn ngọng, luyện đọc ở nhà phải có sự giám sát của gia
đình. Các em học sinh được sự đôn đốc của phụ huynh sẽ tiến bộ rõ rệt. Phụ
huynh và giáo viên kết hợp chặt chẽ trao đổi, góp ý, tháo gỡ những vướng
mắc là biện pháp giúp học sinh đọc đúng l/n. Ngoài ra còn giúp học sinh học
tập tốt, rèn ý thức tốt.
VD: Em Nguyễn Thế Anh lớp tôi còn đọc ngọng l/n. Em thường đọc tất
cả các từ, tiếng, chữ có l/n thành “lờ”. Luyện đọc phát âm cho em gặp nhiều
khó khăn. Gặp gỡ phụ huynh, tôi được biết cả nhà em đều nói ngọng khi gặp
l/n. Do vậy khi tiếp xúc với người trong gia đình em cũng đọc và nói theo như
vậy. Hơn nữa, em chưa tự giác luyện đọc ở nhà. Việc kiểm tra em luyện phát
âm l/n ở nhà phụ huynh gặp nhiều khó khăn. Như vậy là mẹ và cô đều cố
gắng giúp Thế Anh vượt qua. Mẹ em Thế Anh tiên phong luyện đọc đúng l/n.
Tôi đã hướng dẫn mẹ em cách phát âm l/n, đọc đúng l/n. Sau một thời gian,
trên lớp có cô giáo và các bạn sửa, ở nhà có mẹ giúp đỡ, Thế Anh có tiến bộ

rõ rệt khi phát âm l/n. Cuối năm, bài kiểm tra đọc của Thế Anh đã đạt điểm
khá.
Vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường giữ một vai trò quan
trọng. Để học sinh tiến bộ, chúng ta cần phối hợp nhịp nhàng, ăn ý cùng nhau
góp ý, động viên kịp thời, chắc chắn các em sẽ đạt được những điều phụ
huynh và giáo viên mong muốn.
Trang17
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
PHẦN IV – KẾT QUẢ
Sau một thời gian chú ý luyện phát âm và sửa ngọng l/n tôi thấy bản
thân tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Do kết hợp nhiều biện pháp sửa giọng l/n cho học sinh nên các em học
sinh đã tiến bộ nhiều. Tôi thường xuyên rèn sửa giọng cho các em hằng ngày
trong các giờ tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, kể chuyện, luyện nói
trong giờ học tập làm văn và luyện đọc diễn cảm trong các giờ tự học. Tôi
thấy chất lượng đọc đúng, đọc hay, ít bị ngọng được nâng cao dần. Cụ thể :
Chất lượng giữa kì I (Năm học 2009-2010) điểm đọc lớp 3D (30 em )
đạt như sau:
XẾP LOẠI ĐIỂM SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
Loại giỏi 9 - 10 7 em 23,3
Loại khá 7 - 8 10 em 33,3
Loại trung bình 5 - 6 11 em 36,7
Loại yếu 3 - 4 2 em 6,7
Chất lượng cuối kỳ I đạt được :
XẾP LOẠI ĐIỂM SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
Loại giỏi 9 - 10 10 em 33,3
Loại khá 7 - 8 10 em 33,3
Loại trung bình 5 - 6 9 em 30
Loại yếu 3 - 4 1 em 3,4

Chất lượng phần đọc môn Tiếng Việt giữa kỳ II đạt :
Trang18
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
XẾP LOẠI ĐIỂM SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
Loại giỏi 9 - 10 15 em 50
Loại khá 7 - 8 11 em 36,7
Loại trung bình 5 - 6 4 em 13,3
Loại yếu 3 - 4 0 em 0
Chất lượng phần đọc môn Tiếng Việt cuối năm đạt :
XẾP LOẠI ĐIỂM SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
Loại giỏi 9 - 10 37 em 80.4
Loại khá 7 - 8 8 em 17.3
Loại trung bình 5 - 6 1 em 2.1
Loại yếu 3 - 4 0 em 0

Nhìn vào tỷ lệ qua các đợt khảo sát trên tôi thấy số lượng học sinh đọc đúng,
đọc hay thể hiện qua các điểm giỏi, khá tăng dần. Giảm tỷ lệ điểm 5 – 6 và điểm 3 –
4 không còn.
Nhìn chung các em đọc to, rõ, tròn tiếng, đúng tốc độ quy định ở lớp 3
là KT giữa kì I là 55 tiếng/phút, cuối học kì I là 60 tiếng/ phút. Giữa kì II là
65 tiếng/ phút, cuối kì 2 là 70 tiếng/phút. Một số em có giọng đọc hay truyền
cảm, hấp dẫn thu hút người nghe. Đặc biệt các em đọc rất chuẩn từ có l/n. Khi
gặp các tiếng khó, các em rất tự tin khi giao tiếp, nói chuyện, kể chuyện ngâm
thơ, đọc thơ… Khi tham gia thi kể chuyện về Bác Hồ do trường tổ chức Phạm
Ngọc Anh lớp tôi đã đạt giải nhì. Ngoài giọng kể ấm, cảm xúc em thể hiện giọng
của Bác Hồ tương đối thành công và phát âm chuẩn l/n. Một số em còn có
giọng đọc hay, rất truyền cảm, tự tin khi đọc bài.
PHẦN V – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất. Chính tả Tiếng Việt căn bản là thống nhất.

Tuy nhiên, Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ nên bên cạnh tính thống nhất là
Trang19
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
chủ đạo của nó còn có những nét dị biệt khá rõ trong cách phát âm của ba miền : Bắc
– Trung – Nam.
Mặc khác là do một đặc điểm “ rất đặc biệt” người dân sinh sống ở
Phùng Xá phát âm “l”, “n” còn bị ngọng nhiều. Theo tôi muốn thực hiện được
một cách có hiệu quả việc phát âm chuẩn l/n cần :
+ Một là : Đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, tỉ mỉ, không nôn nóng trong
rèn luyện và luyện tập phát âm.
+ Hai là : Phải chú ý rèn luyện để thực hiện 4 đúng : Phát âm đúng,
ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc đúng thanh điệu và đọc đúng từ.
+ Ba là : Phải luôn có ý thức rèn đọc, nói trong giao tiếp các tiếng chứa
phụ âm l/n.
+ Bốn là : Phải nhớ nghĩa của từ, “mẹo” ở mặt chữ viết để viết đúng
chính tả Tiếng Việt.
Có như vậy thì việc đọc của chúng ta mới thực sự chuẩn mực, đúng và có
sức hấp dẫn. Tạo tiền đề vững chắc cho học sinh học tốt môn ngoại ngữ và các môn
học khác.
PHẦN VI - ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Với đề tài trên, mỗi giáo viên chúng ta đều có thể áp dụng rộng rãi ở tất
cả các lớp. Đặc biệt là lớp đầu cấp lớp 1 cần được quan tâm tuyệt đối. Ngoài
ra, đề tài còn được áp dụng ngoài xã hội đối với tất cả mọi người không kể
Trang20
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
tuổi tác, giúp họ có thể phát âm đúng l/n trong giao tiếp, trong công việc… Sự
kiên trì, tỉ mỉ trong quá trình dạy học giáo viên sửa chữa, rèn luyện cho học
sinh dần dần trong các phân môn Tiếng Việt và môn Ngoại ngữ. Từ đó sẽ giúp

cho học sinh có ý thức rèn nói và tự sửa chữa giọng phát âm của mình mỗi ngày
thêm chuẩn hoá. Như vậy, chúng ta đã góp phần vào việc giữ gìn nền văn hoá
dân tộc, không để nó bị mai một theo thời gian.
PHẦN VII – KẾT LUẬN
Trên đây là một vài “ mẹo” phân biệt chính tả và cách phát âm phân
biệt l/n. Bước đầu cá nhân tôi đã tự sửa chữa và rèn luyện cho bản thân mình
và cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm. Tôi thấy mình đã thu được một số
kết quả nhất định, tôi mong muốn được bạn bè đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo
đóng góp ý kiến để giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc rèn luyện
Trang21
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
phát âm chuẩn các phụ âm dễ lẫn đặc biệt là phụ âm l/n. Có như vậy tiếng nói
của chúng ta mới chuẩn mực, góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của chúng ta.
Phùng Xá, ngày 5 tháng 5 năm 2010
Ý kiến đánh giá xếp loại của Người viết sáng kiến
Hội đồng khoa học cấp trường


Nguyễn Thị
Tươi
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên đóng dấu)
Ý kiến đánh giá xếp loại của
Hôi đồng khoa học cấp cơ sơ
Chủ tịch hội đồng
(Ký tên đóng dấu)
MỤC LỤC
Phần I: Lý do chọn đề tài……………… ……………………1

A.Cơ sở lý luận ………………… ……………… 1
B.Cơ sở thực tiễn …………………… …………… 2
Phần II: Thực trạng đề tài ……………………… …………4
Trang22
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
I-Thuận lợi ……………………………… ………4
II-Khó khăn …………………………… ………4
Phần III: Nội dung đề tài ………………… … …….7
* Biện pháp rèn phát âm đúng l/n … …………7
a)Đối với giáo viên 7
b) Đối với học sinh…………………… ………… ………… 8
c) Đối với phụ huynh……………………….………… …… 16
Phần IV : Kết quả ………………………………….……………18
Phần V: Bài học kinh nghiệm …….……….……………… 20
Phần VI: Điều kiện áp dụng đề tài ………… ……………… 21
Phần VII – Kết luận …………………………….…………… 22
Trang23
Một số biện pháp rèn luyện phát âm l/n cho học sinh lớp 3
Người viết: Nguyễn Thị Tươi
Trang24

×