Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT qua bộ môn Lịch Sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.82 KB, 25 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô
dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Thật vậy ngoài việc học
tập, việc rèn luyện đạo đức của mỗi con người nói chung và học sinh nói riêng
là vô cùng quan trọng. Ngày nay nói đến “đức” người ta có thể dễ dàng hiểu đó
là những kỹ năng sống có ích cho gia đình và xã hội. Điều đáng chú ý là mục
tiêu giáo dục hiện nay ở nước ta cũng như các nước trên thế giới không chỉ
trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng đã có của nhân loại mà chú
trọng đến vận dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống đặc biệt quan tâm đến
phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh
nên việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là quan trọng và rất cần thiết.
Tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh, là vấn đề đang
được đặc biệt quan tâm hiện nay trong trường học nói chung và cấp Trung học
phổ thông nói riêng. Để tạo được hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học
sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường sử dụng hiệu quả
thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp với từng nội dụng bài học là một trong những
nhân tố đóng vai trò quan trọng, đã và đang được các thầy giáo, cô giáo trực
tiếp giảng dạy, các cấp quản lí đặc biệt quan tâm và tích cực thực hiện, trong đó
việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng sơ đồ và rèn luyện các kỹ năng
sống qua các phương pháp dạy học tích cực có vai trò quan trọng trong việc tạo
hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Môn Lịch sử trong trường Trung học phổ thông, ngoài việc trang bị cho
học sinh một khối lượng kiến thức hết sức đa dạng, phong phú về lịch sử quá
trình tiến hóa của loài người từ xưa đến nay, khơi dậy lòng tự hào về lịch sử
dân tộc về truyền thống cha ông, giúp học sinh biết được những bài học trong
quá khứ rút ra những kinh nghiệm để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn thì
còn rèn luyện cho học sinh có được những kĩ năng hết sức cần thiết và bổ ích
mà không phải môn học nào trong trường Trung học phổ thông cũng đề cập tới.
Từ vai trò trên cho thấy môn Lịch sử đã cùng với các môn học khác đã góp
1
phần quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng những công dân tương lai cho


đất nước có đủ “Tài” và “Đức” để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước.
Tuy nhiên ở các trường Trung học phổ thông hiện nay, môn Lịch sử cũng như
một số môn khoa học xã hội khác, học sinh chưa hứng thú học tập, kết quả học
tập đạt được chưa cao. Lí do vì sao? Có nhiều nguyên nhân: Do quan niệm của
học sinh và phụ huynh cho rằng đây là những môn học khó có cơ hội tìm việc
làm cho tương lai của học sinh. Do giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù
hợp với từng nội dung bài dạy và năng lực nhận thức của học sinh. Do giáo
viên chưa truyền được ngọn lửa yêu thích môn học cho học sinh. Do giáo viên
còn có những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, thiết
bị dạy học bộ môn, Trong các nguyên nhân trên, theo tôi nguyên nhân chính
dẫn đến học sinh chưa hứng thú học tập, kết quả học tập bộ môn chưa cao là do
giáo viên còn có những hạn chế về khách quan và chủ quan trong việc đổi mới
phương pháp dạy học nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh cũng như chưa
đưa ra phương pháp dạy học hợp lý để rèn luyện một số kỹ năng sống cho học
sinh.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận
1. Giả thuyết của đề tài:
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đặt ra các giả thuyết sau:
-Đề tài có rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 10THPT qua môn lịch sử
được hay không?
- Đề tài có tạo được hứng thú cho học sinh khi học tập môn Lịch sử không?
-Đề tài có nâng cao được kết quả học tập môn Lịch sử cho học sinh không?
-Đề tài sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực vào bộ môn Lịch
sử được hay không?
2.Mục tiêu của đề tài
Từ các giả thuyết nêu trên, mục tiêu phải đạt được là:
2
-Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Lịch sử

-Tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học tập môn Lịch sử
-Nâng cao kết quả học tập môn Lịch Sử
-Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Lịch sử.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế dạy học tôi đã:
-Tìm hiểu thực trạng lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua
môn Lịch sử.
-Tìm hiểu thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử
-Tìm hiểu thực trạng học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông
-Tổ chức thực hiện đề tài vào thực tế dạy học tại trường phổ thông
-Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp dụng.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học
tôi chọn 4 lớp của trường THPT Triệu Sơn 3 cụ thể là:
-Lớp đối chứng 10G2 (năm học 2011-2012)
-Lớp thực nghiệm 10G1 (năm học 2011-2012)
- Lớp đối chứng: 10H7 (năm học 2012 – 2013)
- Lớp thực nghiệm: 10H6 (năm học 2012 – 2013)
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ giới tính, kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10, ý thức học tập của
học sinh, đặc biệt là năng lực học tập và kết quả điểm kiểm tra môn Lịch sử
trước khi tác động.
II.THỰC TRẠNG
1.Thực trạng chung
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, học sinh hôm nay phát triển
sớm về tâm sinh lý cũng như các kỹ năng trong cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay
ở các nhà trường phổ thông đang xuất hiện thực trạng trẻ vị thành niên có xu
hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, những ứng xử không lành
3
mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình…Đồng thời kỹ

năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục
vụ bản thân… còn hạn chế. Đặc biệt hơn do thiếu kỹ năng sống nhiều em đã có
những quyết định sai lầm dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Hơn thế nữa
đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin, phải nắm bắt
kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khoẻ, sống lành
mạnh, giỏi lập trình, giỏi tiếng anh…
Tuy nhiên kỹ năng sống là một phạm trù rộng và được hình thành từ rất
sớm, có thể nói kỹ năng sống càng hình thành sớm bao nhiêu thì có tác động
tích cực tới chủ thể bấy nhiêu. Vậy kỹ năng sống là gì?
Hiện nay có rất nhiều quan niệm rộng, hẹp khác nhau về KNS
• Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp
các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc
sống hàng ngày
• Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF):
KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận
này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và phát triển
kỹ năng
Như vậy KNS bao gồm các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng
xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu
quả. Nói cách khác KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả
năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Vậy rèn kỹ năng sống là quá trình
đưa nhận thức (qua kiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
Qua nghiên cứu tìm hiểu tôi nhận thấy có một số KNS cần thiết cần có ở
HSTHPT là :
1. Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
4
2. Kỹ năng tự phục vụ bản thân,rèn luyện sức khoẻ

3. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
4. Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
5. Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
7. Kỹ năng hợp tác,chia sẻ
8. Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
9. Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
10.Kỹ năng đánh giá người khác
2.Thực trạng đối với giáo viên
Qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường cho thấy
các giáo viên đều ý thức được việc rèn luyện kỹ năng sống là yếu tố rất cần
thiết đối với học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng nhưng do một số
lý do mà nhiều giáo viên chưa tiến hành nhiều hoạt động trong các giờ học để
rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Nếu có chỉ là kỹ năng cơ bản dựa vào
những phương pháp học tập truyền thống, nên kết quả học tập chưa cao, nhiều
học sinh tốt nghiệp cấp 3 nhưng vẫn chưa dám trình bày một vấn đề nào đó
trước đám đông, khả năng tiếp thu bài học còn hạn chế, uể oải mệt mỏi trong
giờ học.
3.Thực trạng đối với học sinh
Thực tế hiện nay các em học sinh phát triển thể chất từ rất sớm nhưng thiếu kỹ
năng sống nên có những trường hợp dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc. Việc thiếu
kỹ năng sống ở học sinh do các nguyên nhân cơ bản sau:
Ở tuổi mới lớn các em thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, đôi khi không
phân biệt nó là tốt hay xấu. Các em chịu áp lực lớn trong thi cử, từ gia đình dẫn
đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần. Ở tuổi này
học sinh thích bộc lộ cái tôi, thích khẳng định mình trước mọi người đặc biệt là
bạn bè cùng trang lứa và phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến có hành vi không
5
đúng mực trong quan hệ khác giới. Hơn nữa các em cần lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp với năng lực của mình để đưa ra quyết định đúng đắn.

Với học sinh lớp 10 các em mới bước lên bậc THPT nên thay đổi môi
trường học tập, có thêm một số môn học mới và phương pháp dạy học mới,
đồng thời với những thay đổi tâm sinh lý của tuổi mới lớn nếu không có
phương pháp giáo dục đúng đắn sẽ dẫn đến những hành động sai lầm. Bên cạnh
đó một số gia đình có điều kiện nên các em được tiếp xúc với những thông tin
hiện đại rất sớm, các em đã sớm hình thành cái tôi của mình và có những cá
tính, sở thích riêng, hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia đình các em
thiên lệch về học kiến thức. Có những học sinh ham chơi chưa chăm lo tới học
tập vì vậy trong lớp đã có các hành vi như: đánh đề, chơi điện tử, bỏ nhà đi, vi
phạm nội quy trường hoc, thay vì đọc những tác phẩm văn học nổi tiếng thì học
sinh nữ đua nhau mua và đọc những tiểu thuyết tình yêu lãng mạn…tất cả
những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của các em.
Từ thực trạng trên cho thấy việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở tất
cả các bộ môn học là rất cần thiết, tuy nhiên với những điểm khác biệt của môn
Lịch sử tôi đưa ra những phương pháp nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh lớp 10THPT, giúp các em có thể rèn luyện được một số kỹ năng cơ bản để
thích nghi với môi trường mới.
III.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Rèn luyện kỹ năng sống thông qua việc lồng ghép vào nội dung dạy học
Lịch Sử là một môn khoa học tìm hiểu về quá khứ của loài người từ xưa tới
nay, bao gồm tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Nó là một
bức tranh hoàn chỉnh, đa màu sắc giúp học sinh có cài nhìn bao quát, toàn diện
nên học sinh muốn hiểu được nội dung bài học phải có cái nhìn nhận đánh giá
sự kiện lịch sử một cách khách quan trung thực, không được tô hồng cũng
không bôi đen lịch sử. Giúp các em có cái nhìn đúng đắn về quá khứ đưa ra
những nhận định đúng đắn về các sự kiện lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương
6
đất nước, tự hào về truyền thống của cha ông, đồng thời định hướng được sự
phát triển của bản thân trong tương lai…
Hơn nữa một đặc trưng mà môn khoa học xã hội khác biệt với khoa học tự

nhiên là: không phải cái sau bao giờ cũng tiến bộ hơn cái trước, triều đại sau
tiến bộ hơn triều đại trước.Vì vậy thông qua nội dung bài học giáo viên giúp
học sinh rèn luyện kỹ năng đánh giá sự kiện lịch sử thông qua đó giáo dục cho
học sinh kỹ năng bao quát đánh giá sự vật, sự việc không đưa ra những nhận
định phiến diện về bất cứ một sự việc nào trong cuộc sống.
Ví dụ khi tìm hiểu bài 25: “Tình hình chính trị kinh tế văn hóa dưới triều
Nguyễn” và bài 26: “Tình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu
tranh của nhân dân”, giáo viên giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về “công”
và “tội” của nhà Nguyễn. Xét trong bối cảnh những năm cuối thế kỷ XIX Nhà
Nguyễn phải chịu một phần trách nhiệm về việc để mất nước ta vào tay của
thực dân Pháp, nhưng nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc thống nhất đất
nước hoàn chỉnh như ngày hôm nay, đồng thời cuộc cải cách hành chính năm
1832 của Minh Mạng được xem là cuộc cải cách hành chính lớn nhất trong lịch
sử phong kiến, đặt cơ sở cho việc phân chia đơn vị hành chính nước ta ngày
nay. Ngoài ra nhà Nguyễn còn có những đóng góp về mặt văn hóa như các
công trình kiến trúc về kinh thành Huế, các lăng tẩm, chùa chiền…nó trở thành
những nhân chứng sống cho văn hóa Việt Nam hôm nay. Từ đó học sinh liên
hệ với thực tế cuộc sống để rèn luyện kỹ năng đánh giá, bao quát sự vật hiện
tượng xung quanh mình nhằm đưa ra những đánh giá chính xác và hợp lý nhất
tránh những hành động đánh tiếc xảy ra.
Qua nội dung của các bài học lịch sử giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ
năng xác lập mục tiêu cuộc đời
VD khi học bài 27: “quá trình dựng nước và giữa nước”, bài 28: “Truyền
thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến”, giáo viên cần giúp học
sinh thấy được lòng yêu nước của người Việt Nam được hình thành từ rất sớm
và được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn lòng
7
yêu nước biểu hiện khác nhau, giáo viên lấy dẫn chứng ở thời Bắc thuộc, thời
kỳ độc lập, thời kỳ đất nước bị chia cắt, thời kỳ chống ngoại xâm, giáo viên
liên hệ với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ kể cho học sinh nghe về

lòng yêu nước của liệt sỹ Đặng Thùy Trầm, qua cuốn sách Mãi Mãi Tuổi Hai
Mươi. Ngày nay lòng yêu nước được biểu hiện trong việc đóng góp công sức
trong các lĩnh vực để xây dựng đất nước với nhân vật tiêu biểu như giáo sư:
Ngô Bảo Châu. Từ đó giáo viên liên hệ để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng xác
lập mục tiêu cuộc đời, các em sẽ làm gì để nuôi sống bản thân mình và giúp ích
cho xã hội, qua đó có thể định hướng nghề nghiệp để học sinh chọn nghề chọn
trường cho hợp lý trong tương lai.
2. Rèn luyện kỹ năng sống qua một số phương pháp, kỹ thuật dạy và học
tích cực
Dạy và học tích cực được dùng để chỉ phương pháp dạy học giúp học sinh
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả
năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống
trong học tập trong thực tiễn, từ đó tạo niềm vui và hứng thú trong học tập.
Phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo điều kiện cho HS được thực hành, trải
nghiệm một số kỹ năng sống, làm cho giờ học nhẹ nhàng, thiết thực và bổ ích
2.1 Kĩ thuật đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng đối với mỗi giáo viên, là một trong
những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thay cho
việc thuyết trình, đọc chép kỹ thuật đặt câu hỏi giúp học sinh rèn luyện các kỹ
năng như: kỹ năng tư duy, kỹ năng lắng nghe tích cực giúp học sinh quan tâm
lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi
mà không vội đánh giá, có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp. Đồng thời
người học phát hiện lại những tri thức mà loài người đã khám phá bằng nghiên
cứu khoa học giúp phát triển rèn luyện kỹ năng tự học. Học sinh hiểu sâu, nhớ
lâu, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, tạo hứng thú trong
học tập.
8
VD Khi dạy bài 30: Cách mạng tư sản Pháp tôi đã sử dụng phương pháp dạy
học nêu vấn đề qua hệ thống câu hỏi như: Hoàn cảnh nước Pháp trước cách
mạng?Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng ở thế kỷ XVIII ảnh hưởng đến

cách mạng tư sản Pháp như thế nào?
Qua nội dung câu hỏi đó giúp kích thích tư duy của học sinh, hướng các em tập
trung vào bài học, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và tự kiểm tra
kiến thức của mình qua câu hỏi giáo viên. Qua đó rèn luyện một số kỹ năng cho
học sinh như:
- HS đã chủ động lĩnh hội được kiến thức, đồng thời phát huy cao tính chủ
động sáng tạo.
- Qua hoạt động khám phá của HS sẽ có sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn
thành nhiệm vụ học tập để rèn luyện kỹ năng xây dựng phương pháp học tập,
tự học.
- Qua hoạt động vấn đáp ở lớp sẽ rèn luyện được kỹ năng giao tiếp thầy-
trò; trò- trò.
Để đạt hiệu quả cao người giáo viên phải đóng vai trò chủ đạo trong việc
thiết kế hoạt động khám phá (qua hệ thống câu hỏi…)
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần chú ý:
Khi đặt câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học. Câu hỏi
ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với trình độ học sinh,
kích thích suy nghĩ của học sinh, phù hợp với thời gian thực tế, sắp xếp theo
trình tự từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp, không ghép nhiều câu hỏi
thành một câu hỏi móc xính, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
2.2 Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là
một phương tiện ghi chép đầy đủ sáng tạo và rất hiệu quả. Sơ đồ tư duy là hình
thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng đào sâu các ý
tưởng. Sử dụng trong dạy học giúp học sinh phát triển tư duy logic, kỹ năng
9
phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài nhớ lâu thay cho việc ghi nhớ dưới dạng
thuộc lòng, đọc vẹt hơn nữa nó phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. Trong sơ
đồ tư duy học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và

thiết kế mô hình để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ đó cùng với việc hình
thành kiến thức các kỹ năng tư duy đặc biệt kỹ năng tư duy bậc cao của học
sinh cũng được phát triển, đồng thời học sinh học được một quá trình tổ chức
thông tin, tổ chức ý tưởng.
Ví dụ: Khi tìm hiểu bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước
phong kiến (từ thế kỷ X-XV) giáo viên rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua việc
hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy. Với việc sử dụng sơ đồ tư duy
giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy logic, khả năng suy luận về quá trình
hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước phong kiến thế kỷ X-XV
Sơ đồ tư duy bài 17:
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến
(từ thế kỷ X-XV)
Bước đầu xây dựng nhà nước
độc lập thế kỷ X
Phát triển và hoàn chỉnh nhà
nước phong kiến trong các
thế kỷ X-XV
10
Tổ
chức
bộ
máy
nhà
nước
Luật
pháp

quân
đội
Hoạt

động
đối
nội và
đối
ngoại
2.3 Dạy học hợp tác
Là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học
tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương
trình. Dạy học hợp tác còn được gọi là dạy học theo nhóm, trong đó HS của
một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn,
mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp
tác làm việc
- Khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm cần chú ý:
+ Kỹ năng làm việc nhóm
+ Xây dựng, phát triển tinh thần nhóm
+ Lãnh đạo nhóm
+ Các xung đột nhóm.
Hoạt động nhóm là hoạt động giúp cho từng thành viên được bộc lộ ý kiến, suy
nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình qua đó được tập thể uốn nắn, phát triển tình
bạn, ý thức cộng đồng, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ,
hợp tác…Thông qua hoạt động nhóm xây dựng mô hình hợp tác trong xã hội
để học sinh quen dần với sự phân công, hợp tác lao động xã hội. Thông qua
hoạt động hợp tác học sinh được rèn luyện những kỹ năng như kỹ năng xã hội:
lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục ra
quyết định…, kỹ năng đánh giá: cả nhóm học sinh thường xuyên rà soát công
việc đang làm, kết quả ra sao, học sinh có thể đưa ra ý kiến nhận định đúng
hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hoàn thiện các nhiệm vụ được giao và
kết quả của nhóm
11

Với hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập hoặc trả lời các câu hỏi
của giáo viên… đều góp phần rèn luyện cho HS các kỹ năng sống.
VD: Là giáo viên dạy môn Lịch sử ở lớp 10 H6 tôi đã tổ chức cho các em hoạt
động nhóm như khi học bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu tôi chia lớp
thành 5 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu về những ưu điểm và hạn chế của phát minh năm 1764
Nhóm 2: Tìm hiểu về những ưu điểm và hạn chế của phát minh năm 1769
Nhóm 3: Tìm hiểu về những ưu điểm và hạn chế của phát minh năm 1779
Nhóm 4: Tìm hiểu về những ưu điểm và hạn chế của phát minh năm 1785
Nhóm 5: Tìm hiểu về những ưu điểm và hạn chế của phát minh năm 1784
Do có sự hợp tác cùng làm việc và thảo luận nên nhóm học sinh có thể giải
quyết được nhiệm vụ học tập đề bài được giao. Thông qua hoạt động nhóm
học sinh có sự phân công lao động như nhóm trưởng, thư ký hình thành năng
lực lãnh đạo quản lý. Các kỹ năng xã hội của học sinh được hình thành rõ rệt,
kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực được rèn luyện, kỹ năng tự học và
thuyết trình trước đám đông được phát huy tối đa.
3.Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua tổ chức các trò chơi lịch sử
Tổ chức trò chơi lịch sử cho học sinh là phương pháp giúp học sinh tìm hiểu
một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, thái độ, việc làm thông qua một
trò chơi nào đó
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này trong phần củng cố bài, hoặc
trong bài ôn tập, tổng kết chương. Sử dụng trò chơi giúp kích thích hứng thú
học tập của học sinh, đồng thời với việc tổ chức trò chơi sẽ thay đổi không khí
học tập tạo sự sôi nổi mà vẫn đạt được mục tiêu bài học cho học sinh,đồng thời
rèn luyện kỹ năng như: kỹ năng phân chia thời gian hợp lý, kỹ năng hợp
tác,chia sẻ, kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông, kỹ năng điều chỉnh và
quản lý cảm xúc. Tuy nhiên việc tổ chức trò chơi lịch sử đòi hỏi sự chuẩn bị
công phu của giáo viên và cần nhiều thời gian nên giáo viên cần chuẩn bị chu
đáo, phân chia thời gian hợp lý.
12

Ví dụ: bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ
thế kỷ X đến thế kỷ XV) giáo viên có thể sử dụng trò chơi trong phần củng cố
bài như:
Trò chơi ô chữ:
1.Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp tan bao nhiêu sứ quân?
2.Quân đội thời phong kiến được tổ chức theo chính sách nào?
3. Vị vua đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam?
4.Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta?
5. Chức quan đứng đầu các bộ trong chính quyền nước ta thời Lê sơ là gì?
6. Bộ luật được ban hành dưới thời Trần có tên là gì?
7.Kinh đô nước ta đầu thời Đinh, Tiền Lê?
M Ư Ơ I H A I
N B Ư N
N G Ô Q U Y Ê N
H Ô N G Đ Ư C
H I N H T H Ư
H I N H L U Â T
H O A L Ư
Trò chơi đi tìm ẩn số
Giáo viên chọn một bức tranh để làm ẩn số, bức tranh được che bởi 4
mảnh ghép mỗi mảnh ghép tương ứng với mỗi câu hỏi khác nhau, nếu trả lời
được các câu hỏi thì 4 mảnh ghép được lật mở và bí ẩn bức tranh sẽ được giải
thích.
13

Câu hỏi 2
Câu hỏi 1 Câu hỏi 3
Câu hỏi 4
Với phương pháp này đòi hỏi học sinh phải nhanh nhẹn, phản ứng nhanh
với những câu hỏi được đưa ra nhưng để làm được điều đó yêu cầu học sinh

phải tự tin về kiến thức của mình, có khả năng nói trước đám đông, tôn trọng ý
kiến của người khác, kiềm chế cảm xúc để không vi phạm luật chơi. Đó chính
là những kỹ năng mà học sinh đã thực hành được.
Ví dụ khi học bài 20: xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế
kỷ X-XV
Hình ảnh được che lấp là hình 38: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu (Hà Nội)
Để giải đáp ẩn số này, giáo viên đưa ra những câu hỏi có liên quan đến hình 38,
nếu học sinh giải đáp được câu hỏi nào thì mảnh ghép đó được lật mở và bí ẩn
bức tranh dần xuất hiện.
Câu hỏi 1: Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua nào?
Câu hỏi 2: Văn Miếu được xây dựng vào thời gian nào?
Câu hỏi 3: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu được xây dựng vào thời gian nào?
Câu hỏi 4: Nêu những nét đặc trưng nhất của giáo dục nước ta từ thế kỷ X-XV?
Ngoài các phương pháp trên còn có nhiều phương pháp khác để rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh. Mỗi phương pháp có những tác động tích cực khác
nhau nhưng đều nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng sống giúp các em hoàn thiện
về thể chất và tinh thần, rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản để hòa nhập cùng
sự phát triển của xã hội. Với đặc thù môn Lịch sử tôi đưa ra những phương
pháp trên để giáo viên áp dụng vào bài dạy sẽ giúp học sinh rèn luyện một số kỹ
năng cần thiết cho cuộc sống.
14
IV.KIỂM NGHIỆM
1. Cơ sở kiểm nghiệm
Sử dụng kết quả các bài kiểm tra trước và sau khi tác động, cụ thể như sau:
1.1. Trước tác động
Tôi lấy kết quả điểm kiểm tra viết (15 phút) lần 1 học kỳ II do nhóm chuyên
môn ra đề, được tổ chức kiểm tra tập trung cho toàn khối, nhóm chuyên môn
chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
1.2. Sau tác động
Là kết quả bài kiểm tra viết (15 phút)lần 2 kỳ II, đề và đáp án do tôi thiết kế

được nhóm chuyên môn kiểm tra, thẩm định. Nhóm chuyên môn tổ coi và
chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
Lưu ý: Đề kiểm tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
2. Kết quả kiểm nghiệm
Sau khi tổng hợp thông tin từ học sinh, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh
và đối chiếu kết quả điểm kiểm tra của học sinh, cho thấy:
2.1. Về lí luận
- Đã rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Lịch sử
-Đã tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học tập môn Lịch sử
-Đã nâng cao kết quả học tập môn Lịch Sử-Đã sử dụng đa dạng các phương
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học bộ môn Lịch sử.
2.2. Về thực tiễn
- Một số kỹ năng sống của học sinh đã được rèn luyện qua bộ môn Lịch sử
- Tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú và chủ động khai thác kiến thức.
- 100% học sinh trong lớp đã thực hiện các nội dung theo yêu cầu câu hỏi.
- Kết quả đa số học sinh đã hoàn thành kiến thức chính xác, rõ trọng tâm.
2.3Kết quả cụ thể
quả Năm học 2011-2012
Bảng 1: Lớp thực nghiệm 10G1.
15
Số bài
Điểm
0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
động
44
sl 0 1 8 16 17 2 0 0 0
% 0,0 2,7 18,
1

36,
4
35,
3
4,5 0,0 0,0 0,0
Sau tác
động
44
sl 0 0 0 8 12 10 12 2 0
% 0,0 0,0 0,0 18,
1
27,
3
22,
7
27,
3
4,6 0,0
Bảng 2: Lớp đối chứng 10G2.
Số bài
Điểm
0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
động
46
sl 0 2 8 18 16 2 0 0 0
% 0 4,3 17,
4
39,
1

34,
9
4,3 0,0 0,0 0,0
Sau tác
động
46
sl 0 0 5 15 11 10 5 0 0
% 0,0 0,0 11,
9
32,
6
23,
9
21,
7
11,
9
0,0 0,0
Năm học 2012 – 2013
Bảng 3: Lớp thực nghiệm 10H6.
Số bài
Điểm
0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
động
47
sl 0 3 9 11 15 8 1 0 0
% 0,0 6,3 19,
1
23,

4
31,
9
17,
2
2,1 0,0 0,0
Sau tác 47 sl 0 0 0 4 14 12 15 2 0
16
động % 0,0 0,0 0,0 8,5 29,
8
25,
5
31,
9
4,3 0,0
Bảng 4: Lớp đối chứng 10H7.
Số bài
Điểm
0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trước tác
động
46
sl 0 2 6 15 21 2 0 0 0
% 0 4,3 13,
0
36,
2
45,
7
0,8 0,0 0,0 0,0

Sau tác
động
46
sl 0 0 2 12 15 16 2 0 0
% 0,0 0,0 4,3 26,
1
30,
5
34,
8
4,3 0,0 0,0
2.4. So sánh kết quả
2.4.1. Năm học 201 1 – 201 2
Bảng 5: Trước tác động
Lớp đối chứng (10G2) Lớp thực nghiệm
(10G1)
Điểm trung bình
=Average(number1…number)
5,17 5,25
Chênh lệch điểm trung bình 0,08
Bảng 6: Sau tác động
Lớp đối chứng
(10G2)
Lớp thực nghiệm
(10G1)
Điểm trung bình
=Average(number1…number)
6,3 6,72
Độ lệch chuẩn
=stdev((number1…number)

1,0 1,18
Chênh lệch giá trị trung bình 0,82
17
chuẩn (SMD)
2.4.1. Năm học 201 2 – 201 3
Bảng 7: Trước tác động
Lớp đối chứng (10H7) Lớp thực nghiệm (10H6)
Điểm trung bình 5,3 5,38
Chênh lệch điểm trung bình 0,08
Bảng 8: Sau tác động
Lớp đối chứng
(10H7)
Lớp thực nghiệm
(10H6)
Điểm trung bình
=Average(number1…number)
6,21 6,93
Độ lệch chuẩn
=stdev((number1…number)
0,9 1,07
Chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn (SMD)
0,8
Như thông tin trong các bảng 5 và bảng 7 đã chứng minh rằng, sự chênh lệch
điểm trung bình của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng trước tác động ở
năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 – 2013 đều là 0,08> 0,05 là không có ý
nghĩa, hai lớp được coi là tương đương và không cần thực hiện phép kiểm chứng
T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của các nhóm
trước khi tác động.
Từ bảng 6 và bảng 8 cho thấy, sau tác động sự chêch lệch giữa điểm trung

bình của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh
lệch kết quả điểm trung bình của các lớp thực nghiệm đều cao hơn điểm trung
18
bình của các lớp đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác
động.
Theo bảng tiêu chí Cohen về tính chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD).
Giá trị Trung bình
thực nghiệm
- Giá trị Trung bình
đối chứng
SMD =
Độ lệch chuẩn
đối chứng

Từ công thức trên ta có: Năm học 2011 – 2012 SMD = 0,82 và năm học 2012 –
2013 SMD = 0,8. Kết quả về SMD của hai năm học đều nằm trong khoảng từ
0,80 đến 1,00 cho thấy mức độ ảnh hưởng của một số phương pháp rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh lớp 10 THPT qua bộ môn lịch sử là lớn.
Giả thuyết của đề tài: một số phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh lớp 10 THPT qua bộ môn lịch sử đã được kiểm chứng.
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm 10G1 là điểm trung
bình = 6,72 và kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng 10G2 là điểm trung bình
= 5,8. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp là 0,9 (năm học 2011 – 2012). Lớp
thực nghiệm 10H6 là điểm trung bình = 6,93 và kết quả bài kiểm tra của lớp đối
chứng 10H7 là điểm trung bình = 6,21. Điều đó cho thấy điểm trung bình của
các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, các lớp được
tác động có điểm trung bình cao hơn các lớp đối chứng. Như vậy việc sử dụng
một số phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 10THPT qua bộ
môn Lịch Sử là một giải pháp tốt nhưng để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi sự đầu
tư tìm tòi của giáo viên về phương pháp dạy học và kỹ năng sử dụng công nghệ

thông tin.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Rèn luyện kỹ năng sống là một quá trình dài từ khi con người sinh ra tới khi
mất đi nhưng ở lứa tuổi THPT là lúc nhân cách của các em được hoàn thiện nhất
vì vậy GV cần quan tâm hơn tới vấn đề này giúp học sinh đưa nhận thức thành
19
hành động (hành vi), phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
bằng những phương pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
Đề xuất
- Rèn luyện kỹ năng sống cho HS là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường
và toàn xã hội do đó:
+ Với PHHS: Là cái nôi để hình thành nhân cách cho trẻ, cha mẹ cần quan tâm
nhiều hơn tới con mình, làm bạn cùng con để hiểu con và rèn con.
+ Với GV: Luôn tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và trao dồi kỹ năng chuyên môn, áp
dụng phương pháp dạy học tích cực và công nghệ thông tin trong bài dạy.
+ Với HS: Phải ý thức được cách tự rèn luyện bản thân, ép mình vào kỷ luật để
hòa nhập vào nội quy trường lớp, nội quy xã hội…
+ Với xã hội và nhà trường: luôn phấn đấu tạo nên môi trường lành mạnh, tạo
sân chơi bổ ích thường xuyên cho HS
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa ngày 9 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác

PHỤ LỤC
BẢNG ĐIỂM
1.Năm học 2011-2012
1.1 Lớp thực nghiệm (10G1)
STT Họ và tên

Điểm
KT
Trước

Điểm
KT
sau

STT Họ và tên
Điểm
KT
Trước

Điểm
KT
sau

1 Hà Thị Hoàng Anh
7 9
23 Lê Thanh Lâm
5 6
2 Hà Huy Nhật Anh
5 6
24 Bùi Thuỳ Linh
5 7
20
3 Hà Thị Vân Anh
4 5
25 Lê Thị Linh
6 7

4 NguyễnPhương Anh
5 6
26 Nguyễn Văn Long
6 8
5 Hoàng Minh Chiến
6 7
27 Đỗ Văn Mạnh
5 6
6 Hà Văn Chương
3 5
28 Trần Thị Mận
6 8
7 Hoàng Thị Cúc
5 7
29 Trịnh Thị Trà My
4 5
8 Nguyễn Trung Cường
6 7
30 Hà Thị Nương
5 8
9 Bùi Khương Duy
4 5
31 Hà Thị Oanh
5 5
10 Bùi Thị Dung
5 7
32 Lê Văn Phong
6 7
11 Hà Đình Đức
6 8

33 Lê Thị Quyên
6 7
12 Ngân Thị Hà
6 6
34 Lê Thị Quỳnh
4 5
13 Nguyễn Thị Hà
6 8
35 Trịnh Thị Quỳnh
5 5
14 Lê Danh Hải
4 5
36 Lê Như Thanh
5 8
15 Nguyễn Thị Hiền
6 8
37 Trần Thị Thoa
5 8
16 Nguyễn Thị Huyền
5 6
38 Lê Hữu Tiến
6 7
17 Hà Thị Hoa
5 6
39 Đoàn Thị Trang
6 8
18 Lê Thị Hoa
6 6
40 Hà Thị Trang
6 8

19 Hà Thị Hương
6 7
41 Lê Thị Trang
4 6
20 Lương Công Khương
4 8
42 Lê Thị Trang
4 6
21 Trịnh Thị Lài
5 6
43 Hoàng Thị Vân
5 6
22 Lê Thị Lan
6 8
44 Lê Thị Vân
7 9
1.2 Lớp đối chứng (10G2)
TT Họ và tên
Điểm
KT
trước

Điểm
KT
sau

TT Họ và tên
Điểm
KT
trước


Điểm
KT
sau

1 Lê Thị Phương Anh 3 5 25 Phan Thùy Linh 4 6
2 Lê Việt Anh 5 5 26 Nguyễn Thị Nga 5 8
3 Phạm Quỳnh Anh 5 7 27 Bùi Thị Ngọc 6 8
4 Lê Chung Anh 7 7 28 Bùi Thị Nguyên 5 7
5 Nguyễn Ngọc Ánh 5 8 29 Nguyễn Đình Nguyên 6 6
6 Nguyễn Thị Bình 4 6 30 Lê thị Nhung 6 6
7 Lương Tuấn Bình 7 7 31 Trịnh Thị Oanh 5 8
8 Quách Văn Chương 6 4 32 Vi Thị Oanh 5 4
9 Hoàng Thị Dịu 4 5 33 Bùi Bích Phương 6 6
10 Hà Thị Dung 5 7 34 Trần Thị phương 6 6
11 Bùi Khương Duy 5 5 35 Nguyễn Thị Quyên 4 5
12 Trần Thị Duyên 6 7 36 Bùi Trịnh Thảo 5 8
13 Hà Đình Điệp 4 5 37 Hà Thị Thảo 4 5
14 Hà Phương Giang 6 8 38 Lê thị Thảo 6 4
15 Lê Thị Hà Giang 6 7 39 Lê Thị Thủy 5 8
16 Hoàng Trung Hiệp 3 5 40 Nguyễn Văn Tình 5 5
17 Hoàng Thị Hoa 6 5 41 Đỗ Huyền Trang 6 6
18 Nguyễn Thị Hoa 5 5 42 Trần Kiều Trang 5 6
19 Bùi Thị Huê 5 5 43 Nguyễn Thị Trinh 6 4
20 Trịnh Thị Hương 5 6 44 Lê Xuân Tú 6 7
21 Ngô Thanh Lâm 5 6 45 Trịnh Thị Vân 6 6
21
22 Lê Thị Lệ 6 8 46 Lê Văn Việt 4 5
23 Nguyễn Thị lệ 6 6 47 Lê Thị Yến 6 7
24 Hoàng thị Linh 6 8

2.Năm học 2012-2013
2.1 Lớp thực nghiệm 10H6
TT Họ và tên
Điểm
KT
trước

Điểm
KT
sau

TT Họ và tên
Điểm
KT
trước

Điểm
KT sau

1 Lâm Việt An
6 7
25 Trần Văn Long
3 5
2 Bùi Thị Trâm Anh
5 7
26 Vũ Văn Lượng
6 8
3 Lã Thị Trâm Anh
4 5
27 Nguyễn Ngọc Nam

5 6
4 Lê Thị Mai Anh
6 8
28 Nguyễn Thị Nga
4 6
5 Nguyễn Hải Anh
5 7
29 Nguyễn Thị Nhung
7 8
6 Hà Thị Ánh
6 8
30 Phạm Hồng Nhung
6 8
7 Nguyễn Thị Ánh
4 7
31 Hà Thọ Phú
3 6
8 Hoàng Thị Bưởi
6 7
32 Lê Thị Quyên
6 8
9 Nguyễn Văn Cường
7 8
33 Nguyễn Thị Quỳnh
5 6
10 Trịnh Văn Đại
6 7
34 Nguyễn Thị Quỳnh
6 8
11 Đỗ Viết Hải Đăng

7 8
35 Nguyễn Văn Quỳnh
5 7
12 Phạm Việt Đức
5 7
36 Nguyễn Tuấn Sang
6 6
13 Nguyễn Mạnh Đức
8 9
37 Hà Thị Thắm
5 6
14 Lê Thị Giang
4 5
38 Nguyễn Xuân Thắng
4 6
15 Bùi Thị Hà
7 8
39 Trần Văn Thắng
7 8
16 Nguyễn Trung Hiếu
6 7
40 Lê Thị Thảo
6 8
17 Vũ Lê Hoàng
4 5
41 Lê Trọng Thịnh
5 6
18 Lê Thị Hương
7 9
42 Đoàn Thị Trang

6 8
19 Vũ Trọng Khoa
5 7
43 Hà Thị Trang
4 6
20 Trần Văn Lâm
3 6
44 Nguyễn Thị Trang
6 7
21 Nguyễn Tùng Lâm
7 8
45 Hoàng Kiều Trinh
6 7
22 Nguyễn Đăng Lễ
7 8
46 Hà Sĩ Tùng
4 6
23 Nguyễn Thị Linh
5 6
47 Nguyễn Thị Tuyết
6 6
24 Lê Sỹ Linh
7 6
2.2 Lớp đối chứng 10H7
TT Họ và tên
Điểm
KT
trước

Điể

m
KT
sau

TT Họ và tên
Điểm
KT
trước

Điểm
KT sau

1 Lại Thị Ngọc Ánh
5 6
24 Hà Thị Hồng Mây
6 7
2 Đinh Kiều Chinh
4 5
25 Vũ Minh Ngọc
5 5
3 Lê Đình Công
5 6
26 Lê Thị Oanh
5 5
4 Lê Xuân Cường
7 8
27 Hoàng Bích Phương
5 5
5 Đỗ Đức Duẫn
6 6

28 Mai Văn Phương
6 7
22
6 Trần Đình Đức
3 4
29 Lương Thị Quỳnh
3 4
7 Lê Thị Thu Hà
6 7
30 Nguyễn Thị Quỳnh
6 7
8 Lê Trạc Hải
5 5
31 Lê Thị Sen
5 6
9 Hà Hữu Hạnh
6 6
32 Quách Văn Thái
6 7
10 Trịnh Quang Hiển
4 5
33 Hà Thị Niên Thảo
6 6
11 Phạm Văn Hiệp
6 7
34 Nguyễn Thị Thảo
6 6
12 Nguyễn Phương Hoa
5 6
35 Vũ Thị Thảo

5 6
13 Lê Trọng Hoà
6 7
36 Lê Thị Thuỳ
6 7
14 Bùi Đình Khuyến
4 5
37 Nguyễn Thị Thuỳ
4 5
15 Hoàng Thị Liêu
6 7
38 Hoàng Mỹ Thương
5 6
16 Hà Thị Linh
5 5
39 Đinh Thị Trang
5 6
17 Hoàng Mỹ Linh
6 7
40 Lê Thị Trang
6 7
18 Nguyễn Khánh Linh
6 6
41 Trịnh Thị Trang
6 7
19 Nguyễn Ngọc Linh
7 8
42 Nguyễn Tất Tú
5 6
20 Nguyễn Đình Lượng

6 7
43 Trịnh Công Tuân
4 5
21 Nguyễn Thị Ly
5 6
44 Trịnh Duy Văn
4 5
22 Lê Thị Ngọc Mai
6 7
45 Ngô Xuân Việt
6 6
23 Lê Đức Mạnh
6 7
46 Lê Thị Hải Yến
5 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử lớp 10
Nhà xuất bản ĐHSP năm 2010
2.Một số phương pháp và kỹ thuật dạy và học tích cực
Nhà xuất bản ĐHSP năm 2010
3.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
4.Dạy học kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Lịch sử
23
Bộ GD&ĐT năm 2010
5.Phương pháp dạy học Lịch Sử (tập 2)
Nhà xuất bản ĐHSP
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2
1. Giả thuyết của đề tài 2
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
4.Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
II THỰC TRẠNG 3
1. Thực trạng chung 4
24
2. Thực trạng đối với giáo viên 5
3. Thực trạng đối với học sinh 5
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Rèn luyện kỹ năng sống thông qua việc lồng ghép vào nội dung dạy học 6
2. Rèn luyện kỹ năng sống qua một số phương pháp kỹ thuật dạy và học 8
tích cực
3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua tổ chức các trò chơi lịch sử 12
IV.KIỂM NGHIỆM
1. Cơ sở kiểm nghiệm 15
2. Kết quả kiểm nghiệm 15
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20
25

×