Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.66 KB, 34 trang )

Phòng giáo duc-Đào tạo Mĩ Đức,thành phố Hà Nội .
Trường tiểu học Mĩ Thành.

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4:
Môn Tiếng Việt.
Đề tài: MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Họ và tên:Nguyễn Thị Thu Hiền.
Cơng việc được giao:Chủ tịch cơng đồn - Dạy lớp 4.
Trình độ chun mơn: Đại học

1


MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
2.Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2:NỘI DUNG

Chương I: Những vấn đề lí luận cơ sở cho vịêc dạy mở rộng vốn từ
1.1.cơ sở ngôn ngữ học và việc dạy tiếng việt ở trường tiêủ học
1.2.Từ vựng ngữ nghĩa học và ứng dụng vào daỵ mở rộng vốn từ ở tiểu học
1.3.Từ của tiếng việt và ứng dụng vào dạy mở rộng vốn từ ở tiểu học
1.4.Những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt
Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc dạy mở rông vốn từ qua phân môn
luyện từ và câu ở lớp 4
2.1 Mục tiêu của môn tiếng việt ở lớp 4


2.2 Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
2.3 Nội dung giảng dạy mở rộng vố từ cho học sinh lớp 4
2.4 Phương pháp dạy mở rông vốn từ cho học sinh tiểu học
2.5 Các phương pháp dạy học từ ngữ
2.6 Biện pháp quy trình dạy mở rộng vốn từ cho học sih lớp 4 trong phân
môn luyện từ và câu
2.7.Thực trạng dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 qua phân môn
luyện từ và câu
Chương III : Một số biện pháp dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4
Chương IV : Dạy thực nghiệm
1. Miêu tả thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm
Giáo án thực nghiệm
2. Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm
PHẦN 3: KẾT LUẬN

1.Nội dung chương trình dạy mở rộng vốn từ trong SGK tiếng việt 4 mới có
nhiều đổi mới.
2.Một số ý kiến đề xuất .

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong các môn học ở bậc tiểu học,Tiếng việt là môn học có vai trị hết sức
quan trọng .Các kiến thức kĩ năng của môn học tiếng việt được ứng dụng nhiều
trong đời sống.Với tư cách là môn học công cụ ,môn tiếng việt ở tiểu học bước
đầu dạy cho học sinh cách nhận biết được những tri thức sơ giản, cần thiết bao

gồm ngữ âm,chữ viết từ vựng,ngữ nghĩa,ngữ pháp ,chính tả.Trên cơ sở đó,rèn
luyện các kĩ năng ngơn ngữ :nghe,nói, đọc, viết nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng
việt có hiệu quả trong suy nghĩ và trong giao tiếp Tiếng Việt giúp học sinh có
năng lực sử dụng từ câu nói viết thành câu để nắm bắt ,tiếp nhận kho tàng văn hóa
tri thức của nhân loại,rèn luyện cho các em năng lực tư duy phương pháp suy
nghĩ giáo dục tư tưởng tình cảm trong sáng lành mạnh góp phần pháp triển trí
thơng minh,phát huy tính tích cực hoạt động,hình thành và pháp triển ở học sinh
những phẩm chất tốt đẹp.Nói cách khác,để học lên lớp trên và phát triển tồn
diện .
Trong hệ thống ngơn ngữ thì từ có vai trò đặc biệt quan trọng.Từ là đơn vị
trung tam của ngơn ngữ.Do đó ngồi việc giúp học sinh biết độc ,biết viết còn phải
cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ làm giầu vốn từ ngữ cho học sinh để học sinh có
vốn từ ngày càng phong phú ,do đó khả năng lựa chọn sử dụng tri thức của học
sinh ngày càng lớn,càng chính sác và đặc sắc .
Chính vì vậy mà việc dạy mở mang vốn từ cho học sinh ở tiểu học có vị trí,tầm
quan trọng rất lớn.Nó góp phần rèn luyện cho hoc sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ
đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học
tập các môn khác của môn tiếng việt,cung cấp cho các em một hệ thống các kiến
thức kĩ năng mở rộng vốn từ tạo điều kiện cho các em biết lựa chọn và sử dụng từ
một cách chính xác,hay để thể hiện các kiến thứic,rèn luyện các kĩ năng một cách
linh hoạt thực tế và có hệ thơng hơn .Chính những từ ngữ mà các em sử dụng
trong văn bản nói viết có được từ phân mơn tập làm văn,các báo cáo,thuyết
trình… đã thể hiện những hiểu biết thực tế,những kĩ năng sử dụng từ mà các em

3


đã được học ở việc dạy mở rông vốn từ trong phân môn luyện từ và câu và các
môn học khác.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng thưc tế hiện nay việc dạy các mơn học nói

chung và việc dạy mở rộng vốn từ nói riêng cịn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt
kết quả cao như mong muốn. Lí do của hiện tượng này là do đa số giáo viên chưa
định hình được phương pháp giảng dạy cũng như dạy thế nào cho phù hợp với
mục đích,nội dung của bài học đề ra. Mặt khác học sinh tiểu học là đối tượng mà
năng lực tư duy còn hạn chế,vốn từ của cá em cịn nghèo nàn,kĩ năng sử dụng
ngơn ngữ còn chưa cao .Đồng thời do việc thay đổi nội dung chương trình SGK
khiến cho giáo viên cịn lúng túng trong việc nắm bắt nội dung ,phương pháp dạy
của giáo viên theo SGK mới .Do đó phải tìm hiểu làm sao nâng cao được chất
luơng dạy học và mở rộng vốn từ cho học sinh ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói
riêng . Đây là vấn đề trăn trở của giáo viên dạy tiểu học .Chính bởi vì lí do tơi đã
mạnh dạn nghiên cứu đề tài để dạy mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 qua phân
mơn luyện từ và câu.
2. Mục đích ,nhiệm vụ nghiên cứu :
Tìm hiểu nội dung,phương pháp dạy mở rộng vốn từ lớp 4 .
Tìm hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tiếng việt và vận dụng để soạn giáo
án thực nghiệm .Qua đó ,nêu được phương pháp cần thiết cần lưu ý khi dạy mở
rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo nội dung chương trình SGK mới .
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu :
3.1 Sách giáo khoa và sách giáo viên 4.
3.2 Phân môn luyện từ và câu trong chương trình tiếng việt 4.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:Dạng bài mở rộngvốn từ giúp học sinh hiểu các từ thao
chủ điểm.Biết phân loại từ ngữ và luyện sử dụng từ ngữ.
4. Phương pháp nhiên cứu :
4.1 Tra cứu tài liệu .
Phương pháp dạy học Tiếng việt 1,tiếng việt 2,giáo trình Tiếng việt 1,sách
giáo khoa ,sách giáo viên lớp 4.
4.2 Phuơng pháp khảo sát thực tế:

4



Dự giờ mở rộng vốn từ lớp 2, 3, 4 để tìm hiểu thực tế dạy mở rộng vốn từ ở
các khối lớp này.
4.3-Phương pháp phân tích :
Phân tích thực trạng dạ mở rộng vốn từ ở các khối lớp, Phân tích tìm hiểu nội
dung phương pháp dạy mở rộng vốn từ qua sách tiếng việt và sách giáo viên.
4.4-Phương pháp thực nghiệm :
Soạn giáo án và dạy thực nghiệm ở lớp 4A Trường tiểu học Mỹ Thành –
Mỹ Đức – Hà Nội.

B-PHẦN THỨ HAI
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC DẠY MỞ
RỘNG VỐN TỪ :

1.1-Cơ sở ngôn ngữ học và việc dạy Tiếng việt ở Trường Tiểu học:
Ngôn ngữ là hệ thống các đơn vị ( bao gồm các âm vị, hình vị, từ, câu) và
những quy tắc ngôn ngữ được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng
hoá khỏi bất kỳ một tư tưởng, một cảm xúc và ước muốn cụ thể nào, có thể dễ
dàng nhận thận thấy ngơn ngữ học hay nói cách khác ngơn ngữ học là một khoa
học về ngơn ngữ .
Ngơn ngữ có thể tồn tại ở hai trạng thái , trạng thái động và trạng thái tĩnh.
Trạng thái tĩnh là trạng thái tồn tại của ngôn ngữ trong tiềm năng ngôn ngữ của
mỗi người. Trạng thái động của ngơn ngữ chính là trạng thái khi ngơn ngữ được
sử dụng được hiện thực hố trong lời nói và lời nói chính là ngơn ngữ đang hành
chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người. Chính vì vai trị quan
trọng của ngơn ngữ nên ngơn ngữ học cũng chiếm một vị trí xứng đáng trong nhà
trường từ cấp Tiểu học đến cấp Đại học. Trong nhà trường của ta hiện nay những
kiến thức về ngôn ngữ được cung cấp trước hết thông qua môn Tiếng việt là môn
học tiếng mẹ đẻ và sau đó ở mơn học Tiếng nước ngồi.
Mơn Tiếng việt với tư cách là môn học về ngôn ngữ dân tộc hướng vào các

mục tiêu cơ bản sau.
Cung cấp cho hcọ sinh tri thức nôn ngữ học về Tiếng việt, những tri thức về hệ
thống, cấu trúc và những tri thức về hoạt động ngôn ngữ.
5


-Rèn luyện các kỹ năng sử dụng Tiếng việt bao hàm, các phương diện sản sinh
lời nói và lĩnh hội lời nói.
-Rèn luyện nâng cao năng lực tư duy và kảh năng thẩm mỹ cho học sinh.
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ bao hàm nhiều phương diện , phương diện sản sinh
lời nói ( hoặc bài viết).
Việc sản sinh lời nói lại có thể tiến hành dưới hai dạng nói hoặc viết cịn việc
lĩnh hội cũng có thể diễn ra ở hai dạng nghe và đọc, nói và viết cần đạt đến trình
độ thơng thạo, cịn nghe và đọc cần đạt trình độ thơng hiểu, cho nên mơn Tiếng
việt có mục tiêu rèn luyện và nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng việt cho học sinh cả
ở bốn phương diện : Nói, Viết, Nghe, Đọc. Chính mục tiêu này của môn Tiếng
Việt gắn môn học này với chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, chức năng
giao tiếp.
Dạy và học Tiếng việt là nhằm sử dụng dược ngày một tốt hơn tiếng mẹ đẻ của
chính mình vào những hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội, với ý nghĩa đó,
dạy tiếng theo quan điểm giao tiếp trở thành một nguyên tắc chủ đạo trong việc
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Dạy tiếng theo hướng giao tiếp đã kéo theo sự ra đời của lý thuyết hoạt động
lời nói ( phát triển ngơn ngữ như là hình thành, phát triển mọi hoạt động) quan
điểm hoạt động lời nói đưa hệ thống bài tập dạy tiếng lên hàng đầu.
Hệ thống bài tập phải phản ánh được một cách bao quát cơ chế lĩnh hội và sinh
sản lời nói tinh thần cơ bản của hệ thống bài tập dạy tiếng ở Tiểu học hiện nay là :
chuyển hoạt dộng lời nói của học sinh thành những thao tác vật chất ( dùng các kỹ
hiệu để vẽ, tô, nối, đánh dấu...) với sự hỗ trợ của kênh hình các bài tập được xây
dựng theo tinh thần trắc nghiệm như : điền, thêm, đối chiếu, cặp đối, lựa chọn kết

quả đúng.
Điều đó được thể hiểnõ nhất trong hệ thống các bài tập luyện từ và câu ở Tiểu
học. Đặc biệt được thể hiện rõ nét nội dung các bài dạy mở rộng vốn từ ở các lớp
Tiểu học.
Ví dụ :
*Kênh hình : Thường đưa ra các bức tranh minh hoạ, nội dung cần dạy với các
yêu cầu sau :
6


-Điền các trò chơi, đồ chơi được tả trong các bức tranh sau : ( sách Tiếng việt
lớp 4 tập 1 tranh tết).

*Dùng ký hiệu :
Bài : Mở rộng vốn từ : cái đẹp
(Lớp 4 – tuần 23)
Chọn nghĩa thích hợp với mỗi từ ngữ sau :
-Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài.

-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
-Cái nết đánh chết cái đẹp.

-Hình thức thường thống nhất với nội -Người thanh tiếng nói cũng thốt.
dung

-Chng kêu khẽ đánh bên thành cũng
kêu.
-Trơng lợn mà bắt hình dong.
Con lợn có béo cỗ lịng mới ngon.
Những đổi mới này đã góp phần khẳng định tư cách vị trí của mơn học


Tiếng việt trong nhà trường hiện nay.
Những hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ các nguyên tắc, nội dung và
phương pháp dạy học Tiếng việt.
Ví dụ : Từ bản chất tín hiệu của ngôn ngữ dạy tiếng phải làm cho học sinh
nắm được giá trị cua từng yếu tố của ngôn ngữ, tính hệ thống của ngơn ngữ là cơ
sở để xây dựng các bài tập yêu cầu học sinh tìm các yếu tố khi biết một yếu tố
khác và quan hệ hoặc tìm quan hệ khi biết các yếu tố. nỗ cũng là cơ sơ để cung
cấp từ theo chủ đề ở Tiểu học.
1.2-Từ vựng - ngữ nghĩa học và ứng dụng vào dạy mở rộng vốn từ ở
Tiểu học :
1.2.1-Từ trong ngôn ngữ :
Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của ngôn ngữ.
Đây là đặc trưng có tính chất bao chùm, đặc trưng nổi bật nhất của từ. Bởi
vì từ được sử dụng để tạo ra câu nói, câu được sử dụng trong giao tiếp, tư duy.
7


Như vậy : Nếu khơng có từ thì khơng có các loại ngôn ngữ, từ là đơn vị tồn
tại hiển nhiên và mang tính chất có sẵn. Điều này biểu hiện ở chỗ hầu như người
bản ngữ nào cũng cảm nhận được tự tồn tại của từ trong tiếng mẹ đẻ của mình.

1.2.2-Từ vựng – vai trị của từ vựng trong ngôn ngữ :
Tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ ta được từ vựng của một
ngôn ngữ. Đơn vị từ vựng gồm các từ như (nhà, cây, đi, chạy, tốt xấu, mặt trời, xe
đạp... của Tiếng việt) và các đơn vị tương đương từ còn gọi là các cụm từ cố định
như ( các thành ngữ, quán ngữ).
Ví dụ : Một số cụm từ cố định được giới thiệu trong sách giáo khoa Tiếng
việt Tiểu học.
Chơn rau cắt rốn, mưa thuận gió hồ, chân cứng đá mềm, chân lấm tay bùn,

đồng chua nước mặn,hai sương một nắng, lên thác xuống ghềnh, môi hở răng lạnh,
thẳng cánh cò bay...
Hệ thống từ vựng là sự tập hợp một cách có hệ thống các đơn vị từ vựng là
sự tập hợp một các có hệ thống các đơn vị từ vựng nói trên.
Hệ thống từ vựng cũng có tính cấp bậc, tầng bậc. Cụ thể, từ vựng của một
ngôn ngữ là một hệ thống lớn, bao hàm trong lịng nó những hệ thống nhỏ thuộc
các tầng, cấp bậc khác nhau.
Ví dụ : Trong sách giáo khoa Tiếng việt ở phân môn LTVC phần mở rộng
vốn từ, một trong những chủ đề từ ngữ được dạy cho học sinh là chủ đề “Du lịch,
thám hiểm” (Sách giáo khoa – Tiếng việt 4 – Tập 2).
Hệ thống từ ngữ này lại bao hàm những hệ thống nhỏ hơn như :
-Hệ thống nhỏ 1 : Các từ chỉ đồ dùng cần cho chuyến du lịch như va li, cần
câu, máy ảnh, lều trại, đèn pin...
-Hệ thống nhỏ 2 : các từ chỉ phương tiện giao thơng và những sự vật có liên
quan đến phương tiện giao thông như tàu thuỷ, bến tàu, máy bay, sân bay, ô tô, bãi
đỗ, xe, bên xe, tàu hoả, nhà ga.
-Hệ thống nhỏ 3 : Các từ chỉ tổ chức nhân viên phục vụ du lịch.

8


Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, người dân đường, công tu du lịch,
nhà hàng...
-Hệ thống nhỏ 4 : Các từ chỉ địa điểm du lịch phố cổ, bãi biển, bảo tàng,
cơng trình kiến trúc, chùa triền, di tích lịch sử, di tích văn hố, danh lam thắng
cảnh...
Như vậy vai trò quan trọng trước hết của từ vựng là phản ánh biểu thị hiện
thực khách quan giúp con người nhận thức, khám phá hiện thực khách quan một
cách gián tiếp thơng qua ngơn ngữ. Chính vì vai trị quan trọng đó của từ vựng mà
ở Tiểu học dạy mở rộng vốn từ cho học sinh nhằm cung cấp các từ cho các em để

các em biết sử dụng chúng trong học tập và giao tiếp.
1.3-Từ của Tiếng việt và ứng dụng vào dạy MRVT ở Tiểu học :
1.3.1-Từ của Tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định tất cả
ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất, trong Tiếng việt và nhỏ nhất để tạo
câu, mọi quan hệ và chức năng trong câu không thay đổi, bất biến đổi vị trí, từ ở
trong từ điển và từ ở trong câu nói .
Ví dụ :

+Trong từ điển :

Sách.

+Trong câu nói :

Sách này của tơi
Tơi đọc sách.
Khơng có sách thì khơng có trí thức.

1.3.2-Nghĩa của từ Tiếng việt là khái niệm về sự vật hiện tượng trong hiện
thực khách quan được phản ánh vào ngơn ngữ.
*Các hình thành phần ý nghĩa trong từ:
NGHĨA TỪ

Ý nghĩa từ vựng

ý nghĩa
biểu
niệm


ý nghĩa
biểu vật

Ý nghĩa ngữ pháp

ý nghĩa
biểu
cảm

9


-Ý nghĩa biểu niệmlà những hiểu biết mà từ gợi ra về sự vật hiện tượng hoạt
động, tính chất được gọi lên.
-Ý nghĩa biểu vật là những sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan mà
từ gọi lên.
-Ý nghĩa biểu cảm là thành phần ý nghĩa phản ánh tình cảm nhận thức, thái
độ của người sử dụng ngôn ngữ.

1.3.3-ứng dụng của từ Tiếng việt nào dạy mở rộng vốn từ ở Tiểu học :
Đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ là cơ sở để xây dựng các bài tập
từ ngữ làm giầu vốn từ cho học sinh. Sự hiểu biết về nghĩa từ, đặc điểm của từ sẽ
giúp cho người giáo viên xác lập được mục đích, nội dung cũng như kỹ thuật xây
dựng từng bài tập từ ngữ cụ thể. Sách giáo khoa Tiếng việt ở Tiểu học rất trú trọng
việc dạy cho học sinh tính đa nghĩa của từ trong việc dạy mở rộng vốn từ cho học
sinh Tiểu học thông qua các dạng bài tập sau :
*Phân loại nghĩa của từ :
Ví dụ : Bài mở rộng vốn từ: Trung thực, tự trọng (SGK Tiếng việt 4 – Tập
1) có bài tập Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của
tiếng “Trung” (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung

hậu, trung kiên, trung tâm).
a-Trung có nghĩa là “ở giữa”

M : Trung thu.

b-Trung có nghĩa là “Một lịng một dạ”

M: trung thành - điền từ.

Ví dụ : Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào ô trồng trong
đoạn văn .
1.3.4-Cụm từ cố định ( còn được gọi là ngữ cố định, nhóm từ cố định, từ tố
cố định) là những đơn vị có sẵn trong ngơn ngữ, được hình thành trong q trình
phát triển của lịch sử xã hội.
Có nhiều cách phân loại cụm từ cố định, dựa trên những tiêu chí khác nhau,
cách phân loại được người nhắc tới là phân loại căn cứ vào đặc điểm về cấu tạo
về ngữ nghĩa và về sự vận dụng từ đó cụm từ cố định được chia thành quán ngữ và
thành ngữ.
10


-Quán ngữ là những cụm từ cố định có những đặc trưng rất gần với cụm từ
tự do. Đó là những cách nói, cách diễn đạt nhằm mục đích đưa đẩy, để mở đề hoặc
gây chú ý tạo tình huống giao tiếp, khơng khó giao tiếp.
-Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ bền vững và có ý
nghĩa ổn định, hồn chỉnh cụm từ cố định là một mảng không thể thiếu được trong
từ vựng của một ngơn ngữ , nó góp phần đáng kể trong việc mang lại tính phong
phú , sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ, sự giàu có của từ vựng nói riêng. Ngơn
ngữ nói chung nó góp phần tạo ra sức sống luôn luôn xanh tươi cho ngôn ngữ.
1.4-Những vấn đề đổi mớiphương pháp dạy học Tiếng việt :

Tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Tiếng việt, đổi mới
phương pháp dạy học của các môn học nói chung và ở mơn Tiếng việt nói riêng
thực chất là tìm cách chyển hố những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật
và khoa học giáo dục vào trong thực tiễn dạy học . Vì vậy địi hỏi sự đổi mới
đồng bộ từ nội dung phương pháp dạy học đến phương tiện, hình thức tổ chức dạy
học.
Trong dạy mở rộng vốn từ cho hcọ sinh giáo viên không chỉ quan tâm đến
cung cấp, mở rộng thêm vốn từ cho học sinh mà còn phải quan tâm đến quá trình
học sinh sử dụng từ ngữ đã học trong nói, viết, trong cuộc sống hàng ngày.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY MỞ RỘNG VỐN TỪ
QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở TIỂU HỌC

2.1-Mục tiêu của môn học Tiếng việt ở Tiểu học là :
-Hình hành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng việt
(nghe,nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của
lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học , góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
-Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giảng về Tiếng việt và những
hiểu biết sơ giảng về xã hội tự nhiên và con người , về văn hố, văn học của
Việt Nam và nước ngồi.

11


-Bồi dưỡng tình u Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành nhên cách con người Việt Nam.
2.2-u cầu về kiến thức và kỹ năng của việc dạy mở rộng vốn từ ở lớp 4 :
*Về từ vựng :
-Có vốn từ thơng dụng về thiên nhiên, xã hội và con người ( bao gồm một

số thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt).
-Học thêm khoảng 700 từ, thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm, nắm được ngữ
nghĩa của một số yếu tố Hán Việt, một số thành ngữ, tục ngữ thơng dụng, nắm
được nghĩa bóng của một số từ trong tác phẩm văn học.
-Nắm được cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và cấu tạo của từ ( từ
đơn, từ phức, từ ghép và từ láy).
-Bước đầu biết vận dụng các kiến thức đã học về từ và câu vào hoạt động
nói, viết.
-Học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức sử
dụng Tiếng việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá.
2.3-Nội dung dạy mở rộng vốn từ cho học sinh ở lớp 4 :
Phần luyện từ và câu ở lớp 4 có (62 tiết , trong đó học kỳ I : 32 và tiết học
kỳ II ; 30 tiết ).
Trong đó dạy mở rộng vốn từ gồm 19 tiết, các từ ngữ được mở rộng và hệ
thống hoá theo các chủ điểm.
-Học kỳ I : 9 tiết được bố trí như sau.
-Học kỳ II : 10 tiết.
Học kỳ

Tuần học
Tuần 2 và 2.
Tuần 5 và 6.

Kỳ II

Trung thực, tự trọng

Tuần 9.

Ước mơ.


Tuần 12 và 13.

Kỳ I

Chủ điểm
Nhân hậu - Đồn kết

Ý chí, nghị lực.

Tuần 15 và 16.
Tuần 19 và 20

Đồ chơi, trò chơi.
Tài năng, sức khoẻ

Tuần 22 và 23

Cái đẹp

Tuần 25 và 26

Dũng cảm

12


Tuần 29 và 30

Du lịch, thám hiểm


Tuần 33 và 34

Lạc quan, yêu đời

Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hố thơng qua các bài tập.
+Tìm từ ngữ theo chủ điểm.
-Tìm hiểu , nắm nghĩa của từ ngữ.
-Phân loại từ ngữ.
-Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm.
-Luyện sử dụng từ ngữ.
Như vậy dạy mở rộng vốn từ ở chương trình lớp 4, chính là cơng việc làm
giàu vốn từ cho học sinh. Nó bao gồm các việc có liên quan mật thiết với nhau.
-Dạy nghĩa từ là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn
từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em
hiểu được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ.
Ví dụ minh hoạ :
Trong hầu hết các bài dạy mở rộng vốn từ đều được thiết kế các bài tập thực
hành để thông qua các bài tập thực hành đó dạy nghĩa từ cho học sinh như bài :
Mở rộng vốn từ nhân hậu, đoàn kết (SGK Tiếng việt 4 tập 1) có hai bài tập sau thể
hiện điều đó.
Bài 1 : Tìm các từ ngữ.
a-Thể hiện lịng nhân hậu tình cảm u thương đồng loại.
M : Lòng thương người.
b-Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
M: Độc ác.
c-Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
M : Cưu mang.
d-Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ .
M : Ức hiếp.

Bài 2 : Cho các từ sau : Nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại,
nhân đức, nhân từ, nhân tài.
Hãy cho biết :
13


a-Trong những từ nào tiếng “Nhẫn” có nghĩa là “Người.
b-Trong những từ nào tiếng “Nhẫn” có nghĩa là “Thương người”.
Như vậy :
Bài 1 : là cung cấp vốn từ cho học sinh thêm vào vốn từ của học sinh
những từ mới.
Bài 2 : Là cung cấp cho học sinh những nghĩa mới của từ làm cho các em
hiểu được tính nhiều nghĩa của từ “ Nhân” và sự chuyên nghĩa của từ “Nhân”. Từ
đó ta có thể gọi nhiệm vụ đầu tiên này của việc dạy từ là nhiệm vụ chính xác hố
vốn từ.
Hệ thống hố hay trật tự hố vốn từ nghĩa là dạy học sinh biết cách sắp xếp
các từ một cách có hệ thống trong trí nhớ của mình để tích luỹ từ được nhanh
chóng và tạo ra tính thường tình của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vào hoạt động
lời nói được thuận lợi.
-Tích cực hoá vốn từ nghĩa là dạy học sinh sửdụng từ phát triển kỹ năng sử
dụng từ trong khi nói viết đưa vào trong vốn từ tích cực, được học sinh dùng
thường xuyên, thông qua các bài tập đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các từ
vừa học.
-Văn hố vốn từ nghĩa là đưa ra khỏi vốn từ tích cực của học sinh những từ
ngữ khơng văn hố, dạy học sinh biết cách dùng từ đúng phong cách làm trong
sáng, làm đẹp vốn từ của học sinh.
2.4-Phương pháp dạy mở rộng vốn từ cho học sinh trong phân môn
Luyện từ và câu :
2.4.1-Bản chất của phương pháp dạy học mới :
a-Nội dung và phương pháp dạy học mới :

Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau, mỗi nội
dung địi hỏi một phương pháp thích hợp các kỹ năng giao tiếp khơng thể được
hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển
những kỹ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp
dưới sự hướng dẫn của thầy, cô các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hố, tự
nhiên và xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ
được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có
14


ý thức của mình. Cũng như vậy những tư tưởng, tình cảm, nhân cách tốt đẹp chỉ
có thể được hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế. Đó là
những lý do cắt nghĩa sự ra đời của phương pháp dạy học mới, phương pháo tích
cực hố hoạt động của người học.
Tích cực hố hoạt động của người học được hiểu là phương pháp dạy học
lấy người học làm trung tâm. Trong đó thầy, cơ đóng vai trò người tổ chức hoạt
động , mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
b-Hoạt động của học sinh trong giờ học theo phương pháp dạy học mới :
Trong môn Tiếng việt, hoạt động của học sinh có thể là :
-Hoạt động gián tiếp ( đặc thù của mơn Tiếng việt).
-Hoạt động phân tích, tổng hợp,thực hành lý thuyết( như ở các môn
học khác).
Cả 2 loại hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác
nhau.
-Làm việc độc lập.
-Làm việc theo nhóm.
-Làm việc theo lớp.
Trong trường hợp câu hỏi bài tập đề ra đẫ rất cụ thể, học sinh được tổ chức
làm việc độc lập trong trường hợp câu hỏi và bài tập tương đối trừu tượng hoặc
đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong trường hợp nên làm việc chung theo

đơn vị lớp sẽ có ít học sinh được hoạt động thì làm việc theo nhóm là giải pháp tốt
nhất.
c-Hoạt động của giáo viên trong giờ học theo phương pháp dạy học mới :
*Các hoạt động chủ yếu là :
-Giáo viên cho học sinh thơng qua các hình thức ;
+Cho học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập.
+Cho học sinh làm mẫu một phần.
+Tóm tắt nhiệm vụ, dặn dị học sinh.
-Kiểm tra học sinh :
+Xem học sinh có làm việc khơng ?
+Xem học sinh có hiểu việc phải làm không ?
15


+Trả lời thắc mắc của học sinh.
-Tổ chức báo cáo kết quả làm việc thơng qua các hình thức và biện pháp
báo cáo.
+Báo cáo trước lớp:
+Biện pháp báo cáo (bằng miệng, bảng con, phiếu học tập) thi đua giữa các
nhóm, trình bày cá nhân.
-Tổ chức đánh giá:
+Các hình thức đánh giá: Tự đánh giá, đánh giá trong nhóm,trước lớp.
+Các biện pháp đánh giá: khen, chê (định tính) cho điểm (định lượng).
2.4.2-Các phương pháp dạy học chủ yếu:
Để phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh người
giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để giờ học diễn ra nhịp
nhàng và hiệu quả.
Đặc biệt trong tiết dạy mở rộng vốn từ (theo chương trình mới) khơng có
bảng từ đưa ra sẵn (như chương trình năm 2000) mà bao gồm các dạng bài tập
thực hành về từ nên việc lựa chọn các phương pháp dạy học, tổ chức dạy học của

giáo viên càng trở nên quan trọng.
Các phương pháp dạy học chủ yếu thường sử dụng khi dạy mở rộng vốn
từ là:
-Phương pháp quan sát
-Phương pháp vấn đáp gợi mở
-Phương pháp luyện tập, thực hành
2.5-Các nguyên tắc dạy học từ ngữ ở Tiểu học:
Để dạy từ một cách có mục đích, có kế hoạch, cần tuân thủ một số nguyên
tắc sau:
+Nguyên tắc đồng bộ.
+Nguyên tắc thực hành.
+Nguyên tắc trực quan.
+Nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ.
2.6-Biện pháp quy trình dạy mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 trong
phân môn LTVC :
16


2.6.1-Biện pháp dạy học chủ yếu:
Giáo viên thường cho học sinh nêu lại một số kiến thức có liên quan đến bài
học, rồi tổ chức cho học sinh làm bài tập.
Chú ý:
+Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ yêu cầu của bài tập.
+Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc một bài.
+Hướng dẫn học sinh làm vào vở (hoặc bảng con hoặc vở bài tập).
+Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra kết quả luyện tập.
Ví dụ: Khi dạy mở rộng vốn từ dũng cảm (tiết 2).
(SGK tiếng Việt 4 – Tập 2)
Bài 1: Yêu cầu tìm những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ “dũng cảm”.
Giáo viên thường tiến hành như sau:

+ Cho học sinh đọc yêu cầu của đề tài.
+Hỏi đề bài yêu cầu gì?.
Hai câu hỏi trên nhằm mục đích hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ yêu cầu bài
tập.
Sau đó, giáo viên gọi học sinh khá giỏi làm mẫu rồi cho học sinh nhận xét
và cuối cùng là giáo viên chốt lại kết quả đúng (bước này mục đích chữa mẫu cho
học sinh một phần của bài).
Tiếp theo giáo viên cho học sinh thảo luận trong nhóm thực hiện yêu cầu
của đề tài.
Bước tiếp theo giáo viên cho học sinh trình bày ý kiến đã thảo luận trong
nhóm. Các bạn khác nhận xét bổ sung.
Thực hiện điều đó chính là giáo viên đã hướng dẫn học sinh thực hành
luyện tập và tự kiểm tra kết quả luyện tập.
2.6.2-Quy trình giảng dạy.
a-Kiểm tra bài cũ:
Có thể thực hiện một hoặc hai câu hỏi (tuỳ thời gian).
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi hoặc cho ví dụ mình hoạ hoặc
chữa bài tập về nhà chữa nhận xét cho điểm.
Giáo viên kiểm tra chấm điểm bài làm ở nhà của một số học sinh.
17


b-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài.
2-Hướng dẫn thực hành.
Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
Giáo viên (có thể cùng học sinh) làm mẫu một phần hoặc một bài.
Giáo viên tổ chức cách hình thức khác nhau cho học sinh làm bài tập.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét kết quả giải bài tập.
3-Giáo viên cho học sinh rút ra những điều cần ghi nhớ.

4-Giáo viên tiếp tục cho học sinh luyện tập (có thể kết hợp chấm chữa một
số bài làm của học sinh để rút kinh nghiệm).
5-Củng cố – dặn dò:
Giáo viên nhận xét triết học, nhấn mạnh những điều cần nhớ về nội dung
kiến thức.
Giáo viên nêu yêu cầu chuẩn bị cho tiết học sau.
2.7-Thực trạng dạy MRVT cho học sinh lớp 4 qua phân môn LTVC:
2.7.1-Khảo sát thực tế khi dạy MRVT cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học
Mỹ Thành – Thành phố Hà Nội.
Qua thực tế dự giờ thăm lớp của các bạn đồng nghiệp và các buổi hội thảo
tôi nêu ra một số câu hỏi và thu được kết quả như sau:
Hỏi: Dạy MRVT cho hóc inh lớp 4 khó hay dễ.
Trả lời: Dạy MRVT cho học sinh lớp 4 khó nhưng tìm hiểu kĩ chủ đề và có
phương pháp dạy phù hợp thì lên lớp rất nhiều thuận lợi.
Hỏi: Đồng chí có thích dạy mơn này khơng? vì sao?
Trả lời: Khi dạy phân mơn này, học sinh được tích cực học tập, được sử
dụng thêm từ vào vốn từ đã có của các em. Các em học rất sơi nổi nên tơi rất thích
dạy mơn này.
Hỏi : ở lớp 4 , các từ ngữ được cung cấp cho học sinh chú ý thuộc các chủ
điểm nói về tính cách, năng lực sở thích. Theo bạn với nội dung dạy học như vậy
thì dạy MRVT có cần đồ dùng dạy học hay không ?

18


Trả lời : Giờ dạy sẽ phong phú nếu có tranh minh hoạ, phiếu học tập sẽ giúp
học sinh tiếp thu nhanh hơn. Tuy nhiên tuỳ từng bài mà có sự lựa chọn hình thức
sử dụng đồ dùng dạy học hay không.
Hỏi : Khi dạy MRVT cho học sinh lớp 4 đồng chí có điều chỉnh nội dung
bài học khơng ?

Trả lời : Không chỉ làm đúng các bài tập trong sách.
Hỏi : Giờ học như hiện nay có phát huy được tính tích cực của học sinh ?
Trả lời : Đã phát huy được tính tích cực của học sinh nhưng đơi khi giáo
viên vẫn cịn lúng túng khi xử lý các tình huống.
Cuộc trao đổi trên phàn nào đã giúp chúng ta hiểu được thực trạng dạy
MRVT cho học sinh lớp 4 hiện nay. Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến
việc hình thành khái niệm từ vựng cho học sinh, có những giáo viên cịn gặp khó
khăn khi lựa chọn phương pháp dạy học.
2.7.2-Khảo sát hứng thú học MRVT của học sinh :
Để tìm hiểu trong thực tế tiết dạy MRVT có được các em đón nhận với tâm
trạng hào hứng thoải mãi hay khơng và đã giúp các em RMVT cho bản thân như
thế nào ? Tôi đã tiến hành khảo sát 23 học sinh lớp 4A trường tiểu học Mỹ Thành
– Mỹ Đức – TP. Hà Nội bằng nhiều thí nghiệm sau :

Đánh dấu X vào trước ý kiến em cho là đúng.
1-Em có thích học mở rộng vốn từ khơng ? vì sao?

Vì :

Khơng

-Tìm các từ trong một chủ đề rất khó
-RMVT giúp em học tốt các môn khác
-MPVT là môn học thú vị bổ ích
-Các từ được học cần thiết trong cuộc sống hàng ngày

2-Theo em mở rộng vốn từ là gì ?
-Là khắc sâu kiến thức về từ ngữ
-Là hình thành kỹ năng sử dụng tiếng việt
-Là cung cấp thêm từ cho học sinh

19


-Là mở rộng sự hiểu biết
3-Em thích các bài tập mở rộng vốn từ theo cách nào ?
-Làm bài tập theo nhóm
-Tự bản thân mình làm bài tập
-Làm bài tập bằng cách chơi trò chơi
*Kết quả điều tra cho thấy :
-90% học sinh thích học MRVT với lý do rất thú vị, bổ ích.
-4% thích học với lý do khác.
-6% khơng thích học vì lý do tìm các từ trong chủ đề rất khó và lý do khác.
-77% học sinh trả lời đúng định nghĩa, các em đều cho rằng : MRVT là
khắc sâu kiến thứct về từ ngữ hình thành kỹ năng sử dụng tiếng việt, cung cấp
thêm từ cho học sinh làm cho mỗi người mở rộng hiểu biết.
-33% học sinh trả lời thiếu.
2.7.3-Kết luận :
Phân tích các kết quả thu được qua việc dự giờ thăm lớp, trao đổi với lãnh
đạo giáo viên và khảo sát kết quả học tập của học sinh lớp 4 Trường Tiểu học
Mỹ Thành – Mỹ Đức – TP. Hà Nội. Về cơ bản đã đáp ứng được so với yêu cầu
dạy học hiện nay, song cũng cịn có những nhược điểm cần có biện pháp khắc
phục.

*Ưu điểm :
-Lãnh đạo Phịng giáo dục và Ban giám hiệu Nhà trường đã có sự chỉ đạo
chuyên môn rất sáo sao, tổ chứ các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học giúp
giáo viên thuận lợi trong việc học tậ, bồi dưỡng nâng cao năng lực chun mơn.
-Giáo viên tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên môn, đầu tư thời gian cho
việc soạn giảng nâng cao chất lượng giờ dạy, học sinh có đầy đủ đồ dùng tích cực
học tập.

*Nhược điểm :

20


Một số giáo viên chưa quan tâm tới việc hình thành khái niệm từ vựng cho
học sinh, chưa chú ý phát triển vốn từ cho học sinh, giờ học diễn ra theo lối mòn
chỉ cốt học sinh làm hết bài tập ở sách giáo khoa, khơng só sự điều chỉnh cho phù
hợp.
-Chưa chú ý hướng dẫn, gợi ý để học sinh hiểu mẫu trước khi làm bài tập.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC MỞ RỘNG VỐN TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MƠN LTVC

Sau khi tìm hiểu, đánh giá về thực trạng dạy MRVT ở lớp 4 dựa vào cơ sở
lý luận , cơ sở thực tiễn của dạy học MRVT ở Tiểu học, Tôi xin mạnh dạn đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy MRVT cho học sinh lớp 4 trong
phân mơn LTVC.
Vì nội dung dạy MRVT cho học sinh trong SGK tiếng việt 4 là các bài tập
thực hành về từ, các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hố thơng qua các dạng bài
tập nên tôi xin đề cập một số biện pháp dạy học cho các nội dung bài tập.
3.1-Tìm từ ngữ theo chủ điểm :
Ở Tiểu học biện pháp này được sử dụng phổ biến nhất để hệ thống hoá vốn
từ là mở rộng vốn từ theo chủ điểm, các chủ đề này có phạm vi rộng, hẹp khác
nhau vì thế các dạng bài tập rất đa dạng phong phú. Nhóm từ theo chủ điểm bao
gồm các từ thuộc nhiều nhóm từ khác nhau, các quy định là đề tài nên phạm vi
liên tưởng tuỳ thuộc vào cá nhân học sinh, giáo viên cần định hướng những từ
nhất định, thu hẹp phạm vi liên tưởng lại, cũng có thể liên tưởng theo một dấu hiệu
ngữ nghĩa nào đó. Để giúp học sinh làm những bài tập này, giáo viên cần cho học
sinh tìm trong vốn từ của mình.

Ví dụ : Trong chủ đề “ Trung thực – Tự trọng” (tuần 6) yêu cầu tìm những
từ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực. Với dạng bài tập này, giáo viên nên cho
học sinh thảo luận nhóm sau đó nhóm trình bày, có bổ sung nhận xét. Như vậy
chúng ta đã mở rộng cho học sinh được nhiêu từ cùng loại thuộc chủ đề đã cho,
cuối cùng tìm các từ cùng cấu tạo.
3.2-Tìm hiểu nắm nghĩa của từ ngữ:

21


Để tăng vốn từ cho học sinh phải cung cấp những từ mới do đó cơng việc
đầu tiên của dạy từ là làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ. Để dạy nghĩa của từ,
trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy
học, phù hợp với đối tượng học sinh.
3.2.1-Giải nghĩa từ bằng cách đặt từ trong văn cảnh:
Ví dụ: Giải nghĩa từ “lạc quan”.
Nối câu với nghĩa đúng của từ lạc quan:
Câu
-Tình hình đội tuyển rất lạc quan.

Nghĩa từ lạc quan
-Luôn tin tưởng ở tương lai rất đẹp.

-Chú ấy sống rất lạc quan

-Có triển vọng tốt đẹp.

-Lạc quan là liều thuốc bổ
Như vậy cùng một lúc học sinh sẽ hiểu được nhiều nét nghĩa của một từ
trong các ngữ cảnh khác nhau.

3.2.2-Giải nghĩa từ bằng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa:
Ví dụ: Tìm cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ “trung thực” các bài tập được
đưa ra dưới dạng để học sinh điền vào chỗ trống từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Ví dụ: Thất bại và thành cơng.
3.2.3-Giải quyết từ bằng cách phân tích từ thành các từ đó:
Ví dụ: Tổ quốc là từ ghép gốc hán.
Tổ
(Cha ông từ xa xưa)

quốc
(nước, đất nước)

Như vậy khi phân tích thành các tiếng và hiểu nghĩa các tiếng đó học sinh sẽ
hiểu nghĩa của từ.
3.2.4-Giải nghĩa từ bằng một định nghĩa:
Đây là biện pháp giải quyết từ phổ biến nhất.
Là biện pháp giải nghĩa làm cơ sở cho rất nhiều bài dạy nghĩa khác. Hình
thức giải nghĩa này có 3 dạng bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó.
Mức thấp nhất: Cho sẵn nội dung (nghĩa từ) và tên từ, chỉ yêu cầu học sinh
phát hiện ra sự tương ứng.
22


Ví dụ: Tìm từ (ở cột A) phù hợp với lời giải nghĩa (ở cột B):
A
Gan dạ
Gan góc
Gan lì

B

Chống trọi kiên cường không lùi bước
Gan đến mức trơ ra, không cịn biết sợ là gì.
Khơng sợ nguy hiểm

Hoặc dạng bài tập trắc nghiệm.
Ví dụ: Theo em “thám hiểm” là gì? , chọn ý đúng để trả lời.
a-Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở.
b-Đi chơi xa để xem phong cảnh.
c-Thăm dị, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, nguy hiểm.
-Mức thứ hai: Cho sẵn nội dung từ yêu cầu tìm tên gọn.
Ví dụ: Điền tiếp vào chỗ trống cho rõ ý.
Người làm nghề cày ruộng, trồng trọt trên đồng ruộng gọi là (nông dân).
Người lao động trong hợp tác xã gọi là (xã viên).
-Mức cao nhất: Cho sẵn từ yêu cầu học sinh xác lập nội dung tương ứng.
Ví dụ: Tài năng là gì?
Tận tuỵ là gì?
Đây là dạng bài tập tương đối khó với học sinh khi thực hiện bài tập này
học sinh phải có kỹ năng định nghĩa. Hình thức định nghĩa vừa sức với học sinh
tiểu học, các câu hỏi này được đưa ra một cách tuần tự làm chỗ dựa cho việc mở ra
nghĩa của từ, nội dung câu hỏi đã gợi ý việc xác định các nét nghĩa là đã hàm chứa
một phần câu trả lời.
Ví dụ: Một người làm việc như thế nào là tận tuỵ ?.
Một người có khả năng như thế nào được gọi là tài năng? Trong thực tế có
những từ q khó đối với học sinh thì có thể hướng dẫn học sinh dùng từ.
3.4-Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ - tục ngữ theo chủ điểm:
Việc tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ là một dạng bài khó đối với học
sinh tiểu học. Trong chương trình lớp 4, việc tìm hiểu ý nghĩa của các thành ngữ,
tục ngữ được trình bày dưới dạng bài tập sau:
Câu thành ngữ, tục ngữ khuyên hay chê ta điều gì?.
Em hiểu các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào?.

23


Chọn các thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây (theo mẫu).
Trong thực tế giảng dạy có những câu thành ngữ học sinh khơng hiểu nghĩa
khi đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa đen sau đó mới suy ra
nghĩa bóng.
Ví dụ: Tìm hiểu nghĩa câu tục ngữ: “môi hở răng lạnh”.
Nghĩa đen: Môi và răng là hai bộ phận trên cơ thể, nếu mơi hở gió sẽ lùa
vào gây tổn thương cho răng mơi hở thì răng lạnh.
Nghĩa bóng: Câu thành ngữ khun những người ruột thịt trong gia đình
phải biết yêu thương gắn bó che chở nhau.
Hướng dẫn học sinh tìm thêm một số câu khác có nghĩa tương tự như:
“Thương người như thể thương thân”.
“Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Một con ngựa đau cả đàn bỏ cỏ”.
Tóm lại, muốn việc tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ trở nên dễ
dàng hơn đối với học sinh thì giáo viên phải hướng học sinh về chủ đề đang học,
hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa đen rồi dựa vào đó suy ra nghĩa bóng (nghĩa câu
thành ngữ, tục ngữ).
3.5-Luyện sử dụng từ (tích cực hố vốn từ):
Mục đích cuối cùng của dạy từ là để học sinh sử dụng được từ trong giao
tiếp. Vì vậy luyện sử dụng từ cho học sinh là rất quan trọng. Nhiệm vụ cơ bản của
dạy MRVT là chuyển vốn từ tích cực của học sinh thành vốn từ tích cực. Chính vì
thế các bài tập sử dụng từ làm tăng vốn từ cho học sinh bằng cách hình thành ở
các em kỹ năng sử dụng từ. Những bài tập được sử dụng trong phần MRVT là:

3.5.1-Bài tập điền từ là kiểu bài được sử dụng nhiều có 2 mức độ:
-Mức độ 1: Cho trước các từ, yêu cầu học sinh tìm trong số các từ đã cho

những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn bài, câu tục ngữ... cho sẵn.
-Mức độ 2: Không cho trước các từ để học sinh tự tìm từ trong vốn từ của
mình để điền vào.
24


3.5.2-Bài tập điền ngữ:
Nhằm luyện cho học sinh biết kết hợp các từ.
-Mức độ 1: Cho sẵn nghĩa của từ và từ ngữ yêu cầu học sinh chọn từng yếu
tố dãy này ghép với một hoặc một số yếu tố dãy kia cho thích hợp.
-Mức độ 2: Yêu cầu học sinh tìm thêm từ mới có khả năng kết hợp với cụm
từ đã cho.
3.5.3-Bài tập dùng từ đặt câu:
Với một hoặc một số từ cho trước yêu cầu học sinh tự đặt câu. Đây là bài
tập phổ biến trong MRVT học sinh sẽ tự thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa
của từ, cách thức kết hợp từ với nhau.
3.5.4-Bài tập viết đoạn văn:
Ngoài những yêu cầu như bài tập dùng từ, đặt câu thì bài tập viết đoạn văn
cịn u cầu học sinh viết các câu có liên kết với nhau để tạo thành đoạn văn.
3.5.5-Bài tập chữa lỗi dùng từ:
Là dạng bài tập đưa ra những câu điền từ sai, yêu cầu học sinh nhận ra và
sửa chữa khi dạy MRVT thì lượng bài tập này khơng nhiều nhưng trong thực tế
giảng dạy có thể sử dụng khi học sinh nói năng hoặc viết câu có mắc lỗi về
dùng từ.
Tóm lại: Khi hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập mở rộng vốn từ,
giáo viên cần nắm được :
1-Mục đích, ý nghĩa xây dựng nội dung bài tập.
2-Nắm được dạng bài tập thực hành.
3-Nắm vững kiến thức về từ vựng, từ tiếng Việt.
4-Có vốn từ ngữ phong phú.

5-Nắm vững nội dung, phương pháp, trình tự dạy MRVT.
6-Nắm vững nội dung, chương trình SGK để tìm ra những điểm chưa phù
hợp từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp với thực tế dạy học.
Ngoài ra để dạy tiết MRVT cho học sinh tiểu học giáo viên cần thực hiện
trình tự các cơng việc chuẩn bị và lên lớp theo tinh thần đổi mới.
Hoạt động dạy chủ yếu là hướng dẫn học sinh thực hành học sinh thông qua
thực hiện để vận dụng, những điều đã biết đã học vào việc thực hiện các bài tập và
25


×